Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chuyên đề tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học địa lí 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.83 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỔ VĂN-SỬ-ĐỊA-CD

CHUYÊN ĐỀ:
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN CHO HỌC SINH KHỐI 9
I. Lý do chọn đề tài
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động vô cùng thiết thực, bổ ích với học
sinh, nhất là với bộ môn giáo dục công dân lại càng quan trọng. Học tập dưới dạng
hoạt động trải nghiệm sáng tạo là phương pháp học đi đơi với hành, học từ chính hành
động của bản thân, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp,
trong trường. Đây được đánh giá là phương pháp ưu việt cho sự phát triển năng lực
sáng tạo giúp học sinh tự chiếm lính kiến thức, hình thành các khái niệm, giá trị và
phẩm chất của bản thân.
II. Thực trạng yêu cầu
1. Ưu điểm:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn,
sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó, tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh
động hơn. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học
sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự
hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục. Trong quá trình hoạt động học tập trải nghiệm,
người học không chỉ phát triển kiến thức của mình bằng cách áp dụng kiến thức vào
thực tiễn, mà còn phát triển sự nhận thức và phản ánh kép đó là nhận thức trong hành
động và nhận thức trên hành động mà mình thực hiện. Qua đó giúp phát triển tình cảm,
đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân học sinh.
2. Hạn chế:


- Học sinh có thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện
một cách máy móc rập khn những gì giáo viên đã giảng. Đa phần học sinh chưa có
thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học, lười suy nghĩ vì cho rằng môn giáo
dục công dân là môn phụ, đặc biệt là học sinh lớp 9.
- Một số giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh cũng
như chỉ ra cho học sinh hướng tích cực chủ động để thu nhận kiến thức. Hơn nữa,
trong các giờ dạy giáo viên chưa vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các phương pháp
dạy học làm cho những giờ dạy như một giờ diễn thuyết.
III. Nội dung của chuyên đề
A. Mục đích của chun đề:
- Giúp giáo viên có phương pháp đúng đắn, phù hợp làm cho học sinh có hứng
thú học tập, tìm tịi khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn.
Từ đó, vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
- Giúp học sinh trực tiếp thực hiện các hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo
viên, chính là học sinh sẽ tự học qua trải nghiệm để hình thành năng lực của mình.

1


B. Nội dung:
* Giải pháp 1: Hoạt động tiếp sức
Hoạt động này giúp học sinh sẽ tự tìm hiểu thêm về các biểu hiện của sự chuẩn
mực đạo đức, phân biệt từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa với các chuẩn mực đạo đức hay
hành vi thực hiện theo pháp luật. Đồng thời phát huy tinh thần trách nhiệm của học
sinh, tạo mối quan hệ gần gũi giữa học sinh với học sinh, phát huy tinh thần đoàn kết
tương trợ lẫn nhau.
Ví dụ: Sau khi học xong khái niệm về chí cơng vơ tư trong bài Chí cơng vơ tư,
giáo viên u cầu học sinh: Tìm những biểu hiện của chí cơng vơ tư hay trái với chí
cơng vơ tư?
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm (đặt tên là nhóm A và nhóm B), các nhóm

thảo luận tìm ra những biểu hiện hay các từ cần ghi. Giáo viên chia bảng thành hai
phần, ghi tên nhóm. Khi giáo viên đưa ra hiệu lệnh, hai nhóm thực hiện trị chơi, một
em lên ghi một biểu hiện, khi một em ghi xong chạy về chỗ thì em khác chạy lên ghi
tiếp, cứ thế cho đến hết giờ.
- Lưu ý: Mỗi em chỉ được ghi một lần, một biểu hiện.
- Hết thời gian chơi, nhóm nào được nhiều biểu hiện đúng, thời gian nhanh hơn
thì thắng.
- Giáo viên tuyên bố kết thúc cuộc chơi, hướng dẫn học sinh nhận xét, góp
ý. Giáo viên bổ sung thêm những biểu hiện mà học sinh chưa đề cập đến…
* Giải pháp 2: Hoạt động sắm vai
Trong hoạt động này, giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh thực hành làm thử một
số cách ứng xử, xử lý tình huống giả định. Từ đó, học sinh sẽ được rèn luyện khả năng
ra quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống.
Học sinh hình thành được năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh
giá hành vi. Khi học sinh tham gia nhiều sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập hợp
tác cho các em.
Cách tiến hành trị chơi: Giáo viên gợi ý tình huống cho học sinh thảo luận, xây
dựng kịch bản, lời thoại, cách giải quyết, phân cơng các bạn và hóa trang nhân vật
(nếu có) ở tiết trước trong phần dặn dị. Học sinh sau khi chuẩn bị xong gặp giáo viên
để được góp ý cho hồn chỉnh.
Ví dụ: Ở phần giới thiệu bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc giáo viên cho học sinh sắm vai tiểu phẩm: Có 3 học sinh trên đường đi học (Tuấn,
Trang, Lam)
- Tuấn:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
- Lam: Tuấn hôm nay cũng biết đọc thơ cơ à? Vậy bạn có biết câu ca dao đó có
ý nghĩa gì khơng?
- Tuấn: À…mình…
- Lam: Câu ca dao đó nói về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, đây là một

trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta đấy!
- Trang: Truyền thống! Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
=> Khi học sinh trình bày tiểu phẩm xong, giáo viên nói: “Để giải thích được
câu hỏi của bạn Trang, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hơm nay.”
* Giải pháp 3: Hoạt động thử làm phóng viên
Hoạt động này nhằm để củng cố thêm những kiến thức hay học sinh bày tỏ
những ước mơ, những tương lai nguyện vọng của các em….Qua đó giúp các em mạnh
dạn trước đám đơng và có cơ hội trải nghiệm một lĩnh vực, một ngành nghề trong xã
2


hội. Chính vì sự trải nghiệm này sẽ hình thành được ở các em kĩ năng tự tin, làm chủ
bản thân, chủ động khám phá tri thức. Ngồi ra cịn giúp giáo viên biết cách điều chỉnh
hành vi, suy nghĩ sai lệch, hướng các em đến những khát khao tích cực.
Ví dụ: Để củng cố cho học sinh sau khi học bài Hợp tác cùng phát triển, giáo
viên có thể tổ chức cho học sinh trị chơi thử làm phóng viên.
- Cách chơi: chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ cử một bạn đóng vai phóng
viên đài truyền hình, đài truyền thanh hoặc báo thiếu niên nhi đồng và phỏng vấn các
bạn theo các câu hỏi. (Câu hỏi có thể do các em tự nghĩ ra hoặc giáo viên gợi ý cho
các em trước)
+ Bạn hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển?
+ Bản thân bạn đã làm gì để hợp tác cùng phát triển?
+ Vì sao chúng ta phải hợp tác cùng phát triển?
+ Nêu những việc làm của em hoặc của các bạn trong trường thể hiện sự hợp
tác cùng phát triển?
- Kết thúc trò chơi, giáo viên kết luận toàn bài.
* Giải pháp 4: Hoạt động hái hoa dân chủ
Hoạt động này thường được tổ chức ở các tiết ơn tập, ngoại khóa, thực hành
nhằm kiểm tra vốn kiến thức mà các em đã học. Những hành vi thái độ, cách ứng xử
của các em được ghi trong các câu hỏi của những bông hoa nhằm thay đổi hình thức

ơn tập.
Giáo viên đưa ra một loạt câu hỏi có ghi sẵn ra giấy gắn vào hoa trang trí trên
cây hoa đẹp mắt. Giáo viên gọi bất kì từng học sinh lần lượt lên hái một bông hoa. Học
sinh đọc to câu hỏi cho cả lớp nghe và trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét, động viên
học sinh trả lời chưa chính xác và tuyên dương học sinh trả lời đúng. (có thể bằng một
tràng pháo tay hoặc ghi điểm)
Ví dụ: Trong tiết 16 “Ơn tập học kì 1”, (giáo viên đã chuẩn bị đồ dùng dạy học
và nội dung câu hỏi trước), giáo viên sẽ thực hiện hoạt động này để giờ ôn tập trở nên
sơi động, hứng thú và kích thích khả năng tư duy của học sinh.
* Giải pháp 5: Hoạt động văn nghệ
Hoạt động này giúp các em tìm hiểu thêm một số bài dân ca, bài hát về các chủ
đề liên quan đến bài học. Đồng thời học sinh được thể hiện mình trước đơng người,
qua đó các em tự tin hơn, khắc sâu thêm nội dung bài học.
Ví dụ: Khi dạy xong bài: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
giáo viên tổ chức cho HS thi hát các làn điệu dân ca của quê hương, các vùng miền.
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm - các nhóm bốc thăm, nhóm nào thi trước.
- Giáo viên quy định thời gian chơi.
- Các nhóm lần lượt trình bày.
- Hết thời gian, nhóm nào trình bày được nhiều hơn, hay hơn thì nhóm đó thắng
cuộc.
- Giáo viên tuyên dương học sinh bằng những tràng pháo tay của các em (hoặc
quà đã chuẩn bị)
=> Giáo viên kết luận bài học và nhắc nhở học sinh phải biết giữ gìn, kế thừa và
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt là các làn điệu dân ca đang ngày bị
mai một trong lớp trẻ.
* Giải pháp 6: Hoạt động vẽ tranh
Hoạt động này kết hợp rèn cho học sinh khả năng khai thác tranh, khai thác
thông tin và kĩ năng thẩm mỹ của mình nhằm hướng học sinh đến những hành động
tích cực, có ích trong cuộc sống.


3


Ví dụ: - Trước khi học bài Lí tưởng sống của thanh niên, giáo viên dặn dò học
sinh chuẩn bị trước những bức tranh trên giấy A4 hoặc A3 với chủ đề: Ước mơ của em.
- Trên lớp, sau khi học xong bài, giáo viên chỉ đinh bất kì một vài em
trình bày sản phẩm của mình, đồng thời yêu cầu các em thuyết trình nhanh về ước mơ
cũng như lí tưởng của mình trong tương lai.
* Giải pháp 7: Hoạt động giải ô chữ
Hoạt động này gồm các câu hỏi và câu trả lời ẩn sau ô chữ. Đây là hoạt động
giúp các em củng cố khắc sâu kiến thức bài học đồng thời phát huy khả năng tư duy
nhanh nhạy, sự phán đoán tức thời, liên kết, tạo hứng thú cho các em.
Ví dụ : Khi dạy bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, GV
có thể sử dụng ơ chữ sau để củng cố bài học. Giáo viên gợi ý học sinh giải ô chữ bằng
cách trả lời các câu hỏi: Trả lời các câu hỏi hàng ngang để tìm ra ơ chữ hàng dọc (11
chữ cái)
Lưu ý: Không nhất thiết phải giải xong ô chữ hàng ngang mới giải đến ô chữ
hàng dọc, học sinh có thể phát hiện ơ chữ hàng dọc khi nhận ra.
- HS lựa chọn ô chữ hàng ngang - câu hỏi:
Câu 1: Áo tứ thân là một …(9 chữ cái) truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay?
( 7 chữ cái).
Câu 3: Câu ca dao:
'' Một hòn chẳng đắp nên non
Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn”
Muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?(7 chữ cái)
Câu 4: Đây là một trong những truyên thống của dân tộc ta trong lĩnh vực giáo
dục?(7 chữ cái)
Câu 5: Chi tiết “niêu cơm thần” trong truyện “Thạch Sanh” thể hiện truyền
thống gì của dân tộc ta?(9 chữ cái).

T
T R A N G P H Ụ C
U
2 Y Ê U N Ư Ớ C

3 Đ O À N K Ế T
T
4 H I Ế U H Ọ C

5 N H Â N N G H Ĩ A
G
Sau khi giải xong các ô chữ hàng ngang, giáo viên u cầu học sinh đốn ơ chữ
hàng dọc. Kết thúc trò chơi, giáo viên tuyên dương, khen ngợi hoặc ghi điểm cho
những em trả lời tốt.
=> Giáo viên kết luận kết thúc bài học: Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu
đời, có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó là bài học, là kinh
nghiệm quý giá cho mọi thế hệ noi theo.
* Giải pháp 8: Hoạt động “Nhanh tay nhanh mắt”
Hoạt động này dùng cho học sinh thi đua nhau bằng cách nhanh tay, nhanh mắt
(nghe - nhìn) nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng xử lý thông tin nhanh nhất. Câu hỏi
1

4


đặt ra có hiệu lệnh là nhanh tay có tín hiệu trả lời. Hoạt động này có thể dùng thi đua
giữa các tổ nhóm, cá nhân nhằm khắc sâu nội dung bài học.
Ví dụ: Giáo viên lần lượt đưa từng câu hỏi, các nhóm nhanh tay có tín hiệu trả
lời. Nhóm nào có tín hiệu trước, nhóm đó được trả lời. Nếu trả lời không đúng sẽ mất
quyền trả lời và quyền ấy sẽ chuyển cho nhóm khác.

Sau khi học xong bài Chí cơng vơ tư, giáo viên sẽ đặt câu hỏi sau:
Câu 1: Thế nào là chí cơng vơ tư? Hãy nêu ví dụ về một việc làm thể hiện chí
cơng vơ tư.
Câu 2: Chí cơng vơ tư có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, cộng đồng,
xã hội?
Câu 3: Có ý kiến cho rằng chỉ người lớn, nhất là những người có chức có
quyền mới phải rèn luyện phẩm chất chí cơng vơ tư, học sinh cịn nhỏ khơng có điều
kiện để rèn luyện phẩm chất đó.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây có thể hiện “chí cơng vơ tư” hay khơng?
Hơm nay đến lớp thấy đã muộn mà chưa có ai làm vệ sinh lớp học, An tự quét
dọn
* Giải pháp 9: Hoạt động dùng hành động để diễn tả nội dung
Hoạt động này nhằm kích thích hứng thú, suy nghĩ nhạy bén và khả năng diễn
đạt bằng hành động trước tập thể của học sinh. Qua đó, làm cho lớp học sơi nổi, sinh
động và khắc sâu hơn kiến thức bài học.
Ví dụ: Cho một học sinh lên bảng xem một số hình ảnh về các hành vi vi phạm
pháp luật. Sau đó dùng hành động, cử chỉ (khơng được nói) để truyền đạt nội dung bức
tranh được xem. Các bạn ở dưới lớp xem hành động của bạn và xung phong trả lời đó
là hành vi vi phạm pháp luật nào.
- Tranh 1: Trộm cắp tài sản của công dân.
- Tranh 2: Sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra.
- Tranh 3: Học sinh đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu.
* Giải pháp 10: Hoạt động “Trò chuyện cuối tuần”
- Hoạt động này tập cho các em ln tự tin, rất thích mình được làm người lớn,
là những nhân vật thành đạt trong cuộc sống. Qua hoạt động, các em tự rút bài học
kinh nghiệm cho bản thân.
- Cách tiến hành hoạt động:
+ Chọn 1 học sinh dẫn chương trình.
+ Chọn các nhân vật chính để thực hiện trị chơi.
+ Kết thúc giáo viên tuyên dương các nhân vật thực hiện hoạt động và rút ra

bài học kinh nghiệm.
Ví dụ: Khi dạy bài 8 “Năng động, sáng tạo” (tiết 2), phần củng cố tồn bài
giáo viên tổ chức hoạt động “Trị chuyện cuối tuần”. Chọn 4 nhân vật chính để thực
hiện hoạt động:
1/ Dẫn chương trình.
2/ Nhà Bác học Ê - đi - xơn.
3/ Một nhà doanh nghiệp thành đạt.
4/ Lê Thái Hồng học sinh lớp 12A khối phổ thơng chun Tốn, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
Các học sinh còn lại vào vai khán giả có thể đặt những câu hỏi để hỏi những
vị khách mời bất cứ câu hỏi nào có nội dung xoay quanh bài học. Qua thực tế cho
thấy, những học sinh vào vai những vị khách mời rất thích mình được đóng vai những
nhân vật trên, cho nên các em luôn thể hiện rõ bản lĩnh, phong cách chững chạc, tự tin

5


của mình trước khán giả. Cịn khán giả thì rất thích để tìm ra những câu hỏi hóc búa,
hỏi những vị khách mời, xem có trả lời được khơng… Kết thúc giáo viên tuyên dương
và liên hệ thực tế giáo dục học sinh.
IV. Kết luận chung
- Khi soạn bài có lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp giáo viên
tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó, tổ chức hướng dẫn
học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn.
- Học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã
hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục. Trong quá trình hoạt động học tập
trải nghiệm, người học không chỉ phát triển kiến thức của mình bằng cách áp dụng
kiến thức vào thực tiễn, mà còn phát triển sự nhận thức và phản ánh kép đó là nhận
thức trong hành động và nhận thức trên hành động mà mình thực hiện. Qua đó giúp
phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân

học sinh.
Chuyên đề này giúp học sinh được rèn luyện khả năng ra quyết định lựa chọn
cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong cuộc sống. Hoạt động có nhiều học
sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng trong môi trường học tập cho các em.
Giải pháp này không chỉ áp dụng trong dạy học giáo dục công dân 9 mà còn áp
dụng trong dạy học giáo dục cơng dân các khối và thậm chí là ở các mơn học khác. Từ
đó, giải pháp này có thể áp dụng cho các trường THCS trong Thành phố Rạch Giá.

KÝ DUYỆT CỦA TỔ

Người thực hiện chuyên đề

Nguyễn Thị Mỹ Xuân
KÝ DUYỆT CỦA BGH

6



×