Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học địa lí 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.3 KB, 14 trang )

TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ: VĂN, SỬ - ĐỊA,GDCD

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

*

CHUN ĐỀ :
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG TRONG DẠY
HỌC ĐỊA LÍ 7
A. Lý do chọn chun đề:
Mơi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan
tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ,
môi trường sống gắn liền với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại
và phát triển của xã hội loài người. Ngày nay, nhân loại đang phải đối mặt với
nhiều vấn đề môi trường rất bức xúc và nan giải như:
-Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất, rừng, khống sản, độngthực vật…
-Tình trạng ơ nhiễm mơi trường rất nghiêm trọng: ơ nhiễm nguồn nước,
khơng khí, tiếng ồn xảy ra nghiêm trọng, vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường hơn
bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Để khắc phục
những hậu quả trên cần một thời gian dài, liên tục, hành động ngay từ bây giờ,
tốn kém nhiều công sức và tiền của. Do đó bảo vệ mơi trường nên bắt đầu bằng
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là học sinh, sinh viên. Hiện nay
việc trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường trong nhà trường chưa được chú
trọng đúng mức, chưa được xem là một môn học ở các cấp học phổ thông. Giáo
dục môi trường chỉ được lồng ghép trong các môn học Sinh học, Cơng nghệ,
GDCD, Địa lí, Lịch sử và một số tiết học ngoại khóa. Một số cuộc thi bảo vệ
mơi trường đã được tổ chức trong trường học , song cịn nặng tính hình thức, vì


thế ý thức bảo vệ mơi trường chưa hình thành rõ nét trong học sinh.

1


Qua một thời gian công tác tại trường trung học cơ sở tôi đã nhận thấy ý
thức bảo vệ môi trường của đa số học sinh chưa cao. Bên cạnh đó cịn có tình
trạng học sinh cho rằng bảo vệ mơi trường là trách nhiệm của chính quyền hoặc
của người lớn.Vì vậy việc giáo dục mơi trường ở nhà trường phổ thông là rất
cần thiết giúp các em hiểu biết về thiên nhiên và mơi trường, từ đó giáo dục cho
các em ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường, dần dần hình thành ở các
em lịng u thích tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, phong cảnh
đẹp, các di tích văn hố lịch sử của đất nước.
Trong những năm gần đây khi dạy bộ môn Địa lí ở trường THCS, tơi dã
lồng ghép việc giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài dạy. Đặc biệt là mơn Địa
lí lớp 7. Qua việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, học sinh nhận
thức được vai trị của mơi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người
tới môi trường, chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với
mơi trường. Đó cũng chính là lý do tơi chọn đề tài này.
1. Thực trạng giáo dục môi trường(GDMT) ở nhà trường:
Ngay từ năm 1960 vấn đề bảo vệ môi trường đã được đặt ra nghiêm túc và
đã được nghiên cứu để tích hợp vào chương trình dạy học ở các trường THCS
nhưng với mức độ còn hạn chế. Đầu thập kỉ 80 nội dung GDMT đã được tích
hợp vào chương trình giảng dạy các mơn , trong đó mơn Địa Lí được coi là phù
hợp nhất. Tuy nhiên chương trình GDMT ở trường THCS nói riêng và các cấp,
bậc học khác nói chung chưa thống nhất. Các phương pháp GDMT còn nặng về
cung cấp kiến thức hơn là hình thành thái độ xúc cảm, hành vi quan tâm đến mơi
trường và vì mơi trường cho học sinh.
Thực trạng ý thức về môi trường của học sinh trường THCS:
Với đặc thù là một ngơi trường đóng chân trên địa bàn là một phường cịn

nhiều khó khăn, đời sống người dân cịn khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào
nơng, ngư nghiệp, phần đơng gia đình thuộc hồn cảnh kinh tế không ổn

định, phụ huynh chú tâm trong việc làm kinh tế nên ít quan tâm đến việc
giáo dục con em mình. Học sinh cũng khơng dành nhiều thời gian cho việc
2


học tập ở nhà, chưa thực sự được giáo dục triệt để về vấn đề bảo vệ môi
trường trong thời gian trước đây từ phía nhà trường và gia đình. Cũng như
chưa có mơn học riêng biệt, cụ thể nào giúp các em hiểu một cách tường
tận về môi trường và những tác động tiêu cực đến môi trường của con
người gây hậu quả to lớn như thế nào, do đó ý thức về mơi trường của các em
cịn ở mức độ mơ hồ. Hiện nay có nhiều học sinh chưa có ý thức về mơi trường,
ăn q vặt trong trường, thả rác lung tung, đi vệ sinh chưa đảm bảo, vặn vịi
nước sử dụng lãng phí tràn ra ngồi, vệ sinh phịng học, trang trí lớp học chưa
thực sự xanh –sạch –đẹp, chăm sóc bồn hoa cây cảnh theo phân công của trường
chưa tốt.
2.Giới hạn chuyên đề : Dành cho các tiết dạy Địa lí 7
B. Nội dung chuyên đề.
1. Những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh khi giáo dục môi trường
*Đối với giáo viên
- Giáo dục mơi trường trong mơn Địa lí là vấn đề rất quan trọng, nhưng không
phải bài nào cũng giáo dục được. Do đó để có một giờ dạy tốt, giáo viên phải
chuẩn bị chu đáo và lựa chọn những đơn vị kiến thức phù hợp cần chuyển tải
cho học sinh để làm sao phải vừa khắc sâu kiến thức vừa có tác dụng giáo dục
đạo đức cho học sinh. Vì mơi trường hiện nay đang có nguy cơ bị ơ nhiễm
nghiêm trọng, nhưng vẫn còn nhiều người chưa thực sự quan tâm, hay có người
chỉ vì lợi ích riêng mà quên đi trách nhiệm cuộc sống chung của bao người.Vì
vậy đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho các em những kiến thức về môi trường.

-Giới thiệu cho học sinh một số kinh nghiệm cơ bản về cách thu thập, xử lí
thơng tin phân tích tranh ảnh, số liệu.
-Trong q trình giảng dạy sử dụng các phương pháp đặc trưng phù hợp,
tăng cường bổ sung những kiến thức thực tế để kích thích hứng thú học tập của
học sinh, đồng thời thông qua việc chấm bài giáo viên sẽ phát hiện được mức độ
nhận thức và sự tiến bộ của học sinh nằm điều chỉnh cách dạy và cách học sao
cho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất.
3


-Biểu dương kịp thời những học sinh tích cực học bài, làm bài tập ở nhà,
biết tìm tịi, sáng tạo làm động lực cho quá trình học tập và nghiên cứu của học
sinh ở nhà.
*Đối với học sinh
-Ở lớp nghe giảng, học tập tích cực, tìm tịi, chủ động, sáng tạo …
-Học bài và làm bài tập trước khi đến lớp.
-Thu thập thông tin, tranh ảnh liên quan đến bài học, môn học, biết liên hệ
với thực tế ở địa phương … ghi vào sổ tay hoặc ở cuối vở học...
2. Những nguyên tắc cơ bản giáo dục môi trường qua mơn Địa lí 7:
2.1 Ngun tắc chung:
Chỉ giáo dục ở những bài, những phần có nội dung liên quan đến mơi
trường.
Đảm bảo tính khoa học, kiến thức trọng tâm của bộ môn, không biến giờ
học thành một giờ giáo dục bảo vệ môi trường.
Không lạm dụng quá nhiều kiến thức về môi trường dẫn đến quá tải.
2.2 Nguyên tắc cụ thể:
Tập trung vào những kiến thức trọng tâm của bài.
Hệ thống câu hỏi cho nội dung bài học phải khoa học, hợp lí.
Khai thác các vấn đề liên quan đến mơi trường nhằm hình thành ở các em ý
thức và hành vi bảo vệ môi trường.

2.3 Khâu chuẩn bị:
Tham khảo các tài liệu liên quan đến môi trường.
Hệ thống hóa kiến thức trong sách giáo khoa có thể giáo dục bảo vệ mơi
trường.
Thu thập các số liệu, hình ảnh minh họa, sơ đồ phù hợp với nội dung bài
học.

4


3. Các giải pháp thực hiện và một số ví dụ cụ thể giáo dục mơi trường
qua mơn Địa lí 7
3.1 Đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào những bài học cụ thể
Ví dụ 1: Bài 9 Hoạt động sản xuất nơng nghiệp ở đới nóng -Địa lí 7.
Khi dạy phần 1: Đặc điểm sản xuất nông nghiệp. Sau khi tôi cho học sinh
thấy được những thuận lợi và khó khăn của các mơi trường đối với sản xuất
nơng nghiệp ở đới nóng, tơi liên hệ ngay đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở
địa phương các em.
Đặt câu hỏi: Nơng nghiệp ở địa phương em có những điều kiện thuận lợi
nào để phát triển ?
-Em thấy việc trồng lúa, hoa màu ở địa phương em như thế nào ?
-Người dân có sử dụng nhiều phân hóa học để chăm sóc lúa và hoa màu hay
khơng ? Điều đó có ảnh hưởng đến mơi trường hay khơng ?
-Xung quanh ruộng lúa các em thấy người ta vứt những vật dụng gì ?....
-Rừng ở địa phương em cịn nhiều khơng ? nguyên nhân ?
-Đất sản xuất nông nghiệp như thế nào ?
-Lũ ở địa phương em gây thiệt hại đến tài sản và con người như thế nào ?
-Hiện nay em thấy khơng khí ở địa phương nơi em đang sống có trong lành
khơng?
-Em cần làm gì để mơi trường nơi đó được trong lành và khơng bị ơ nhiễm ?

Các em sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi một cách đơn giản bằng sự quan sát
thực tế.
Tôi thực hiện giải pháp này để các em thấy được nguyên nhân của sự ô
nhiễm môi trường ở địa phương các em đang sống, từ đó các em có ý thức gìn
giữ mơi trường và có nhiều biện pháp tham gia bảo vệ môi trường ở nơi các em
sống và học tập.
Ví dụ:
*Ở địa phương:
5


Hằng năm hưởng ứng ngày môi trường 5/6 các em đang nghỉ hè nên sẽ tham
gia với địa phương dọn rác, thu gom rác thải, chai lọ phân hóa học, thuốc bảo vệ
thực vật, đổ rác đúng nơi quy định, tham gia diệt chuột ...
*Ở trường học:
Các em tham gia dọn vệ sinh khu vực phân công, dọn lớp học, thu gom rác
thải đổ rác đúng nơi quy định, tham gia dọn lụt cùng với nhà trường với tinh
thần hăng say và tự giác rất lớn, và các hoạt động khác hưởng ứng ngày môi
trường.
Khi tôi lồng ghép như vậy, sẽ kích thích sự tị mị, tìm hiểu của các em về
những vấn đề môi trường xung quanh các em, mà lâu nay các em khơng thấy và
cho đó là trách nhiệm của người lớn.
Ví dụ 2: Bài 45 “ Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tt)– Địa lí 7, với phần Vấn
đề khai thác rừng Amadon "mục “Ảnh hưởng của việc khai thác rừng
Amadon”. Nếu có điều kiện nên cho học sinh xem phim tư liệu, băng hình với
các bước sau:
+ Định hướng cho học sinh nắm được: Mục đích yêu cầu của bài.
+ Bước sử dụng: Giáo viên nên chia làm nhiều đoạn phim, một đoạn tương
ứng với một ý ghi bảng.
+ Bước kết thúc: Giáo viên nêu lại nội dung và đặt câu hỏi kiểm tra trí nhớ

học sinh bằng câu hỏi suy luận. “ Hậu quả của việc hủy hoại rừng Amadon ?”
Hậu quả

Rừng bị tàn Đất
phá nặng nề

bị

xói Thiên

tai,khí Cả 3 hậu quả trên

mịn,thối hóa hậu toàn cầu
biến đổi

Phương án
lựa chọn
( Hãy chọn phương án đúng nhất).
Sau khi học sinh nhận thức được vai trò của rừng giáo viên liên hệ tình hình
khai thác rừng ở Việt Nam và ở địa phương nơi mà các em sinh sống đặt ra
những câu hỏi:
6


CH: Bằng hiểu biết, em hãy cho biết những nguyên nhân nào làm cho diện
tích rừng ở địa phương giảm sút nhanh chóng ?
CH: Khi mất rừng sẽ dẫn đến những hậu quả ?
CH: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng ở địa phương em? Là học sinh
đang ngồi trên ghế nhà trường em có suy nghĩ gì để góp phần nhỏ bé của mình
vào bảo vệ mơi trường?

Ngồi ra GV có thể sử dụng tranh ảnh, băng hình, đĩa CD làm phương tiện
trực quan để minh họa cho HS thấy được những hiện tượng tàn phá môi trường,
ô nhiễm môi trường như đốt phá rừng, nước thải, chất thải công nghiệp ở các
thành phố … hoặc hậu quả do tàn phá môi trường gây ra: lũ lụt, hạn hán, bệnh
tật…Tất cả những hình ảnh trực quan đều gây một ấn tượng sâu sắc đối với học
sinh ,giúp các em nhận thức dễ dàng hơn vấn đề, tạo nên độ tin cậy cao trong
giáo dục.
Trong phần vai trò rừng Amadon. Sau khi cho học sinh thấy được rừng có
vai trị to lớn như thế nào, như lá phổi xanh của thế giới, cung cấp oxy, điều hịa
khí hậu cân bằng sinh thái, rừng là nơi ở của động vật.
Trong nhà trường cây có tác dụng điều hồ và làm sạch khơng khí, cây làm
cảnh, cho ta bóng mát. Ngồi ra cây cối cịn làm giảm ơ nhiễm mơi trường:
giảm bụi, tiếng ồn, chất độc hại, giảm nhiệt độ ngày hè, cây cịn làm cho đất
khỏi trơi khi mùa mưa bão …
Tiếp theo tơi cho học sinh đóng kịch về các lồi cây đang nói chuyện với
nhau, chúng than thở với nhau vì hành động chặt phá, khai thác bừa bãi
của con người làm cho cây cối lụi tàn, nhất là những cây gỗ to, chúng đang
kêu cứu với con người. Từ đó học sinh sẽ nâng cao ý thức bảo vệ mơi
trường nơi mình sinh sống và học tập .
Kết quả của giải pháp này là sau ngay buổi học hơm đó, tơi thấy các em có ý
thức hơn, trong những buổi lao động ở trường tôi thấy các em đem theo rất
nhiều cây xanh , các loại hoa đến để trồng trên sân trường, trồng vào bồn hoa mà
các em được nhà trường phân cơng chăm sóc. Hằng ngày các em, từng buổi học
7


đều phân công tưới nước, dọn cỏ, rác trên sân trường, chăm sóc bồn hoa cẩn
thận, thấy các em như vậy quả thật tôi rất vui .
Các em cứ mỗi tuần đều đặn hai buổi phân công nhau dọn dẹp, trồng cây
xanh tạo bóng mát, cảnh quan rất đẹp .

Ví dụ 3: Bài 17 Ơ nhiễm mơi trường ở đới ơn hịa -Địa lí 7 Trong phần
này có hai phần Ơ nhiễm khơng khí và Ơ nhiễm nước rất thích hợp để tơi có thể
lồng ghép giáo dục mơi trường cho các em .
Thứ nhất sau khi cho học sinh thấy được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả
và biện pháp của ơ nhiễm khơng khí đới ơn hịa. Tơi liên hệ ngay địa phương mà
các em đang sinh sống và học tập, ở địa phương khơng có những nhà máy xí
nghiệp lớn thải ra khí thải để gây ơ nhiễm khơng khí nhiều nhưng cũng có
những ngun nhân gây ơ nhiễm khơng khí rất lớn như: Các phương tiện giao
thơng di chuyển ngày càng nhiều thải ra khói bụi, thuốc bảo vệ thực vật trên
đồng ruộng, sử dụng nhiều chất đốt trong sinh hoạt, trầm trọng hơn là hiện
tượng đốt rừng, cháy rừng ,chặt phá rừng bừa bãi của con người vv..
Tôi đặt câu hỏi: -Vậy các em cần làm gì để hạn chế sự ơ nhiễm khơng khí ở
địa phương em?
Các em đã đưa ra ý kiến, giải pháp của mình để giảm ơ nhiễm khơng khí
như: Khơng đi xe máy khi chưa đủ tuổi, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm tránh
tai nạn, khuyên người thân đi gần nên đi xe đạp, không đốt rừng, phá rừng bừa
bãi, cần có hệ thống xử lí rác thải, nước thải ...
Qua việc làm trên tôi thấy các em đã có ý thức và trách nhiệm hơn với bản
thân mình khi tham gia giao thông, tuyên truyền mọi người cùng làm theo như
mình.
Thứ hai sau khi cho học sinh thấy được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và
biện pháp của ô nhiễm nước đới ôn hòa.Tôi đặt câu hỏi cho học sinh:
-Q em có dịng sơng nào ? HS trả lời: Sơng Kiên
-Em thấy con sơng q em có bị ô nhiễm không ?
8


-Nguyên nhân sông ô nhiễm ?
-Hậu quả của sự ô nhiễm ?
Bằng thực tế học sinh đều trả lời được các câu hỏi đó

GV sau đó sẽ kết luận: Nước là nguồn tài nguyên quý giá của con người.
Hiện nay các nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải nhà máy ra sông, kênh rạch
không được xử lý, con người vứt rác bừa bãi… Biết bản chất của nước là không
màu, không mùi, không vị, nhưng khi bị ô nhiễm nước chuyển thành các màu
vàng, xanh hoặc đen, có mùi, có vị.
GV đưa ra các giải pháp cho học sinh thực hiện như :
+ Cần xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt hợp lý.
+ Học sinh biết tiết kiệm nước trong nhà trường và ở nhà, khơng mở vịi
nước chảy bừa bãi. Biết khóa vịi nước khi sử dụng xong.
Kết quả của những giải pháp: Tôi thấy các em có ý thức hơn trong bảo vệ
mơi trường nhất là bảo vệ bầu khơng khí và mơi trường nước.
+Nhiều em không đi xe máy, không đi hàng ngang, tham gia giao thông văn
minh hơn , dọn dẹp đường làng ngõ xóm, sân trường đều đặn hơn, khơng ăn quà
vặt trên sân trường, không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh dội nước, khóa nước tiết
kiệm nước trong nhà trường và nơi mình sinh sống .
+Trong các buổi chào cờ đầu tháng của trường tôi, tháng nào cũng lồng
ghép giáo dục kĩ năng sống cho các em, điều mà đầu tiên các em hăng say nghĩ
đến là vấn đề giáo dục môi trường, những tiểu phẩm các em đưa ra đóng rất hay,
sáng tạo và mang tính thời sự hiện nay .
Ví dụ 4: Bài 47 Châu Nam Cực- châu lục lạnh nhất thế giới -Địa lí 7
Trong phần 1 dạy về lồi cá voi xanh đang có nguy cơ tuyệt chủng ở vùng
biển Nam Cực đang cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Tôi liên hệ địa phương các
em đang sống để lồng ghép giáo dục môi trường
Đặt câu hỏi:+ Quê em việc săn bắt động vật trong rừng, dưới sơng như thế nào?
+ Em có tham gia săn bắt động vật không ?
9


+ Đánh bắt bằng những phương tiện nào ?
HS trả lời bằng quan sát thực tế

Sau đó tơi cho học sinh thấy những hậu quả do săn bắt động vật, những đoạn
video cảnh săn bắt cá voi xanh trên thế giới, cảnh đánh bắt cá bằng bom mìn,
chất nổ, xung điện, những tai nạn thương tâm, những cái chết bất ngờ do gài
bẫy, châm cá bằng điện, trèo cột điện bắt chim .
Kết quả của những giải phá: Học sinh thấy được sự tàn nhẫn của con người
khi săn bắt động vật, những hậu quả của nó, từ đó có trách nhiệm hơn trong việc
bảo vệ động vật. Các em đã biết yêu quý động vật nuôi trong nhà, không bắt cá,
bắt chim bừa bãi, rồi tham gia phóng sinh vào những ngày rằm dịp lễ.
Ngồi những giải pháp đó ra, bản thân tôi mặc dù rất mong muốn được tổ
chức cho các em những buổi hoạt động ngoại khóa để các em tham gia, hịa
mình vào thiên nhiên , cảm nhận, hiểu thiên nhiên nhiều hơn, mơi trường mình
đang sống từ đó giúp các em có động lực thêm u q hương, đất nước, gìn giữ
mơi trường sống của mình.
Câu 1: Em có những hiểu biết về các vấn đề môi trường ở nước ta ?(Đang
bị ô nhiễm nghiêm trọng). 100% học sinh trả lời đúng.
Câu 2: Môi trường nào đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất ?(Nước và
không khí ). Dựa vào đâu mà em biết ? (Thơng qua các thông tin đại chúng , bài
giảng thầy cô). 100%học sinh trả lời đúng
Câu 3 Môi trường tại địa phương em như thế nào?(Rừng bị triệt hạ, môi
trường cũng đang có biểu hiện bị ơ nhiễm). Em có biết nguyên nhân nào đã tác
động xấu đến các loại môi trường tại địa phương khi địa phương em thuộc loại
hình quần cư nông thôn ?(Nguyên nhân chủ yếu là do người dân thiếu ý thức:
đã đốt rừng để làm rẫy, lấy đất trồng cây công nghiệp; phá rừng để lấy gỗ củi
đốt than; các hộ gia đình cịn vứt rác nơi công cộng; đánh bắt cá không đúng
kĩ thuật; ). 100% học sinh trả lời đúng.
Câu 4: Trường em được xem là ngôi trường” xanh -sạch- đẹp”không ? Tại sao ?
10


+30% trả lời: Khơng vì: Nhiều lớp vẫn chưa chăm sóc tốt cây xanh, cịn

vứt rác bừa bãi vào bồn hoa, vệ sinh lớp chưa sạch, chưa đổ rác đúng nơi quy
định, nhiều bạn còn ăn quà vặt vứt rác trên sân trường, đi vệ sinh chưa đúng nơi
quy định, phá hoại cơ sở vật chất, vẽ bậy lên tường, mặt bàn, chưa giữ vệ sinh
chung.
+70% trả lời: có vì: Nhà trường rất quan tâm đến việc giữ vệ sinh trường
lớp, chăm sóc cây xanh, bồn hoa trên sân trường, tổ chức cho các lớp trực kiểm
tra chấm điểm vệ sinh các lớp, phân công trực trường, trực vệ sinh khu vực phân
cơng, phân cơng chăm sóc bồn hoa. GVCN thường xuyên nhắc nhở các em biết
giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, nên trường em xứng đáng là một ngơi
trường “xanh –sạch –đẹp”.
Câu 5 Em có suy nghĩ như thế nào khi nhà trường phát động phong trào
trồng cây xanh bóng mát và kí cam kết giữ gìn mơi trường “Xanh –sạch –đẹp”
Kết quả 100% học sinh thống nhất cao và hứa sẽ tham gia tích cực .
Câu 6: Em hãy nêu những việc làm của các bạn học sinh góp phần bảo vệ
mơi trường nơi các em đang sống và học tập – Các em đã tham gia tích cực các
buổi lao động như: lao động vệ sinh sân trường ,khu vực ,nhà bia tưởng niệm
,không vứt rác bừa bãi trên đường từ nhà đến trường, ..
3.2 Phối hợp với Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục bảo vệ môi
trường nhất là bảo vệ cảnh quan Xanh- Sạch -Đẹp của nhà trường
Thông qua những kiến thức đã học, Ban NGLL đề ra những quy định để xây
dựng cảnh quan trường xanh – sạch – đẹp như:
-Xây dựng, phân công trực vệ sinh khu vực của từng lớp hằng buổi, tuần,
tháng có nhận xét đánh giá cụ thể trong thi đua giữa các lớp.
-Phân cơng các lớp chăm sóc bồn hoa, trồng cây xanh sân trường tạo bóng
mát, có tính điểm thi đua hàng tuần .
-Tham gia trồng và chăm sóc vườn thuốc nam,trồng cây nhà bia tưởng niệm.

11



-Phối hợp Đoàn thanh niên thành lập đội thanh niên xung kích gồm đồn
viên của các lớp, hàng buổi trực và đánh giá vệ sinh của các lớp .
*Như vậy sau khi thực hiện những biện pháp giáo dục môi trường trong
mơn học Địa lí tơi nhận thấy:
-Bài giảng hay, có sức thuyết phục hơn.
-Bài soạn đảm bảo ba yêu cầu cần đạt: Kiến thức, kĩ năng, thái độ .
-Nâng cao ý thức học tập cho học sinh (chủ động, sáng tạo hơn )
-Có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường tại trường học và địa phương
-Học sinh thấy thích thú khi học bộ mơn, ham muốn thể hiện hiểu biết của
mình về những vấn đề giáo viên đưa ra ngồi nội dung SGK
-Dành thời gian tìm tịi tham khảo kiến thức thực tiễn thông qua thông tin
đại chúng nhiều hơn.
-Việc lồng ghép, tích hợp giáo dục mơi trường qua mơn Địa lí ngày càng dễ
dàng hơn
4. Kết quả thực hiện.
Giáo dục mơi trường qua mơn Địa lí là một điều kiện hết sức thuận lợi so
với phân môn khác.Với mơn Địa Lí lớp 7 tơi cũng đã áp dụng từ năm 2016 –
2017.Với năm học 2017– 2018 tôi cũng tiếp tục triển khai ở phạm vi rộng hơn.
Để thấy được hiệu quả ,mức độ nhận thức của học sinh tơi đã dùng bài kiểm
tra với hình thức khác nhau để đánh giá chất lượng học sinh khối lớp 7( 225
HS) trong năm học 2016- 2017.
Kết quả thu được như sau:

Giỏi: 40 đạt 17,7%;

Khá: 90( 40,0%);

Trung bình: 87( 38,7%);

Yếu: 8( 3,6%)


Như vậy: Kết quả của bài kiểm tra đã cho thấy được sự tiến bộ của học sinh
trong vấn đề nhận thức về môi trường. Những kết quả trên tuy chỉ mới bước đầu
trong quá trình thực hiện việc tích hợp Giáo dục mơi trường trong việc dạy và
học tập Địa lí cũng như trong q trình theo dõi thực nghiệm của bản thân tại địa
phương nhưng với tôi nhận thấy đây là một kết quả đáng mừng.
12


Nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời
kì cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nên vấn đề mơi trường là vấn đề vơ cùng cấp
thiết của tồn xã hội .
“Sống trong mơi trường trong sạch là quyền cơ bản của con người”
5. Kết luận.

Qua thời gian một năm thực hiện, bước đầu đã đem lại một kết quả
đáng kể, khả quan. Giáo dục được số lượng lớn học sinh biết ý thức hơn
trong việc bảo vệ môi trường và hiểu rõ bảo vệ mơi trường là bảo vệ chính
sự sống của chúng ta.
Nội dung quan trọng nhất ,thiết thực nhất là vấn đề “xanh hố nhà trường”và
hiểu đầy đủ đó là xanh –sạch -đẹp trong nhà trường. Vận động các em tham gia
xây dựng bảo vệ trường lớp, vườn trường, vườn hoa, cơng viên, cảnh quan nơi
các em ở. Có ý thức bảo vệ và vận động mọi người cùng bảo vệ mơi trường.
Đồng thời hình thành ở các em lịng u q hương, đất nước, u thích thiên
nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường và dần dần ý thức đó trở thành
phong cách và nề nếp sống của học sinh
Bản thân tôi, các đồng nghiệp sẽ luôn luôn giữ mãi ý thức bảo vệ môi trường
và sẽ truyền cho thế hệ học trị sau này ngọn lửa ln ý thức bảo vệ mơi trường
ở bất kì hồn cảnh nào, môi trường nào….
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tơi đã tìm tịi và đúc kết rút ra được

qua quá trình dạy học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, chắc chắn khơng
tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các đồng
nghiệp để chúng ta cùng nhau góp phần bảo vệ bầu khơng khí trong lành. Rất
chân thành cảm ơn, mong được sự đón nhận bổ sung góp ý của các bạn đồng
nghiệp .
Duyệt của tổ trưởng chuyên môn:

Người thực hiện chuyên đề:
GV: Lê Thị Huyền
GV: Nguyễn Thành Nhu
13


Duyệt của BGH:

14



×