Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.29 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT MÔN VĂN NĂM 2014 - PHẦN 14 - SỞ GIÁO


DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI



Câu 1: (2,0 điểm)


Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu
một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với cơng việc này. Nó lễ
phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải khơng ạ?”.


(Trích Bến quê, Ngữ văn 9, tập 2)


a, Hãy chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn trên.


b, Tìm lời dẫn trong đoạn văn trên và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
Câu 2: (3,0 điểm)


Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
đã viết: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng
nhất”.


Hãy viết một văn bản nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý
kiến trên.


Câu 3: (5,0 điểm)


Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,


Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa?
Buồn trơng ngọn nước mới sa,



Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,


Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh,


Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)


<b>--- Hết </b>


ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM 2014 MÔN VĂN (PHẦN 14)


-Sở GD&ĐT Hà Nội



Câu 1:(2,0 điểm)


a) Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn :
+ Phép lặp (cô bé - cô bé) ;


+ Phép thế (cô bé - Nó).


b) Lời dẫn trong đoạn văn : Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?”. (0,5
điểm)


Đây là lời dẫn trực tiếp.
Câu 2 : (3,0 điểm)


1. Về kĩ năng: Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí với bố cục ba phần, biết lập
luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.



2. Về kiến thức: Thể hiện nhận thức, suy nghĩ đúng về câu nói của Vũ Khoan. Cần trình bày
được các ý cơ bản sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Giải thích, đánh giá ý kiến: Ý kiến đó rất đúng đắn vì con người là động lực phát
triển của lịch sử, con người giữ vai trò nổi bật trong nền kinh tế tri thức đang phát triển
ngày càng mạnh, con người càng chuẩn bị tốt cho bản thân bao nhiêu thì càng phát huy
được vai trị bấy nhiêu...


- Người Việt phải chuẩn bị những gì cho bản thân khi bước vào thế kỉ mới? Đó là tri
thức khoa học - cơng nghệ, tư tưởng, lối sống,... Đó là biết phát huy những điểm mạnh
và hạn chế, loại bỏ những điểm yếu. (Dùng lí lẽ, dẫn chứng bàn luận để làm nổi rõ sự
cần thiết của việc chuẩn bị hành trang của con người Việt Nam).


- Bài học nhận thức, hành động rút ra từ câu nói của Vũ Khoan.
Câu 3: (5,0 điểm)


1. Về kĩ năng: Viết bài văn nghị luận về đoạn thơ với bố cục ba phần, không mắc lỗi kiểu bài,
diễn đạt.


2. Về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, yêu cầm cảm nhận và
làm rõ được các đặc sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Cần trình bày được
các ý cơ bản sau:


a) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm -> sơ bộ nêu những nhận xét, đánh giá của mình về
đoạn thơ và nhân vật.


b) Thân bài:


* Xác định vị trí của đoạn thơ trong đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích”: Nếu bốn dịng đầu
nói về hồn cảnh cơ đơn, tội nghiệp của Kiều; tám dịng tiếp diễn tả nỗi nhớ thương Kim


Trọng và cha mẹ của Kiều, thì ở 8 dịng cuối là bốn bức tranh “buồn trơng” thể hiện nỗi xót
đau về chính thân phận của nàng Kiều.


* Cảm nhận/ phân tích chi tiết:


Mỗi cảnh vật trước lầu Ngưng Bích gợi cho Kiều một nỗi buồn khác nhau. Từ cảnh


vật, Kiều nghĩ đến thân phận mình. Từ thân phận mình, Kiều thấy nỗi buồn trùm lên cảnh
vật.


- Không gian trống vắng mênh mông, làm nổi bật chiếc thuyền lẻ loi xa vắng, cánh buồm ẩn
hiện mơ hồ. Nỗi buồn tha hương, nhớ quê trào dâng, thấy ngày trở về vô vọng: Buồn trơng
cửa bể chiều hơm/ Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa.


- Hình ảnh bơng hoa mỏng manh rụng xuống dịng nước, bập bềnh trơi đi lặng lẽ, vơ định:
Buồn trông ngọn nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu. Buồn cho thân phận chìm
nổi, không biết tương lai rồi sẽ ra sao.


- Không gian đồng cỏ mênh mông hoang vắng, xanh xanh kéo dài vô tận như cái tương lai
mờ mịt. Nội cỏ được cảm nhận bằng tâm trạng rầu rĩ của con người trong cảnh ngộ héo hắt
vì bị giam lỏng. Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (0,5
điểm)


- Tiếng sóng biển từ xa vọng vào ầm ầm như vây quanh lầu Ngưng Bích: Buồn trơng gió
cuốn mặt duềnh/ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Đó là sự buồn lo, dự cảm buồn về
những bất trắc đang đến sẽ vùi dập, xô đẩy cuộc đời nàng.


- Nghệ thuật:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Cảnh có sự đan xen thực và ảo, cảnh được cảm nhận bằng tâm trạng Kiều nên người buồn


cảnh cũng buồn. Nguyễn Du tả cảnh để khắc họa tâm trạng nàng (tả cảnh ngụ tình).


+ Cảnh được tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động -> khắc
họa tâm trạng từ buồn nhớ mơ hồ đến lo âu kinh sợ của nàng Kiều.


c) Kết bài:


</div>

<!--links-->

×