Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quản trị tri thức và khả năng áp dụng trong các trường đại học tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.47 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM</b>



<b>Lê Đình Bình</b>

<b>1</b>

<b>*</b>


<i><b>Tóm tắt: Quản trị tri thức đang là một xu hướng rất phổ biến </b></i>


<i>ở các nước phát triển trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội </i>
<i>như kinh tế, chính trị, giáo dục, quốc phịng…. Về lĩnh vực giáo </i>
<i>dục đại học, Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập lớn, chất lượng </i>
<i>giáo dục đại học đang ở mức thấp hơn so với yêu cầu phát triển </i>
<i>kinh tế và xã hội của đất nước. Việc nghiên cứu để ứng dụng các </i>
<i>mơ hình quản trị mới đáp ứng nhu cầu đổi mới hệ thống giáo </i>
<i>dục đại học đang ngày càng trở nên cấp thiết. Trong nghiên cứu </i>
<i>này, tác giả tập trung vào việc phân tích tổng quan về quản trị tri </i>
<i>thức trong trường đại học và đưa ra một số khuyến nghị cho các </i>
<i>trường đại học trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo </i>
<i>và nghiên cứu khoa học.</i>


<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>



Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra những dấu ấn quan trọng
trong lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội. Dưới sự tác động của khoa
học và công nghệ, lực lượng sản xuất xã hội đã có những bước phát
triển mạnh, tạo ra một xu hướng mới mà ở đó tri thức, đặc biệt là tri
thức khoa học và cơng nghệ ngày càng đóng vai trị quyết định đối với
nền sản xuất xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
thế giới: từ kinh tế công nghiệp truyền thống sang kinh tế tri thức, đây


*<sub> Nghiên cứu sinh, Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

được xem là một xu hướng phát triển chủ đạo của thế giới trong thế kỷ


XXI. Các tổ chức, doanh nghiệp (DN) chịu sức ép phải không ngừng
đổi mới, sáng tạo trong sản phẩm, dịch vụ và quy trình sản xuất kinh
doanh để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Các nhà quản trị
phải suy nghĩ cách thức quản lý mới bởi quản lý bằng mệnh lệnh và sự
kiểm soát chặt chẽ người lao động trong quy trình sản xuất đã khơng
phù hợp trong môi trường sáng tạo năng động. Khi tri thức trở nên
quan trọng hơn vốn, lao động và tài nguyên trong việc cấu thành giá
trị kinh tế, người ta nghĩ tới đối tượng trọng tâm mới của hoạt động
quản trị, đó là quản trị tri thức.


Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam nghiên cứu về quản
trị đại học như Phạm Thị Ly (2008); Nguyễn Đông Phong & Nguyễn
Hữu Huy Nhựt (2013),… Tuy nhiên, các nghiên cứu trên tập trung
nghiên cứu các nhân tố vĩ mơ như cơ chế chính sách. Có rất ít các
nghiên cứu tiếp cận theo hướng quản trị hoạt động, nghiên cứu chuyên
sâu vào từng quá trình hoạt động trong trường đại học.


Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về quản trị đại học theo
hướng tiếp cận nhìn nhận trường đại học như một doanh nghiệp.
Thơng qua góc nhìn về quản trị hoạt động, các phương pháp quản trị
khoa học của doanh nghiệp như quản trị tri thức, quản trị chất lượng
tổng thể, Balanced Scorecard, quản trị mục tiêu,... đã được nghiên cứu
áp dụng thành công tại các trường đại học trên thế giới. Quản trị tri
thức (sau đây gọi tắt là QTTT) đã và đang được nghiên cứu, áp dụng
thành công tại rất nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới, đặc
biệt là tại Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Các trường đại học trên đang
áp dụng thành công QTTT vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu
và chuyển giao tri thức nhằm tối ưu hóa các nguồn lực bao gồm con
người, tài chính và hệ thống cơ sở vật chất.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thực hiện tốt việc QTTT trong tổ chức sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn cho
tổ chức của mình. Tại các trường đại học tại Việt Nam, việc thực hiện
QTTT còn rất hạn chế, rất ít trường đại học quan tâm đến việc thực hiện
quản trị tri thức, điều đáng nói ở đây là các trường đại học chưa am
hiểu một cách rõ ràng và chưa có nhận thức đầy đủ về tác động của
hoạt động QTTT đến kết quả hoạt động của tổ chức, điều này đã ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động QTTT trong các trường
đại học. Trong bối cảnh này, việc nhận thức một cách đầy đủ về tầm
quan trọng cũng như thấy được những tác động tích cực của hoạt
động QTTT đối với kết quả hoạt động của trường đại học là điều tối
quan trọng.


Về thực tiễn, trong môi trường cạnh tranh giáo dục toàn cầu, các
trường đại học cần có động lực mạnh mẽ để trở thành các tổ chức học
hỏi năng động, tích cực và phát triển hoạt động học hỏi ở cấp độ tổ
chức để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Việt Nam đang
đổi mới giáo dục đại học theo định hướng tự chủ và trách nhiệm giải
trình để cải thiện chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội theo
hướng phát huy tốt mọi nguồn lực, trong đó đặc biệt quan trọng là
nguồn lực tri thức của nhà trường. Cụ thể, cần phát huy nguồn lực tri
thức của từng cá nhân (cán bộ quản lý, giảng viên..) để áp dụng vào
các hoạt động chun mơn, từ đó nâng cao tính thực tiễn trong hoạt
động đào tạo và nghiên cứu; cũng như hoạt động quản lý của nhà
trường theo định hướng quản trị trường đại học hiện đại thông qua
quá trình học hỏi của tổ chức. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này sẽ
có ý nghĩa thực tiễn khi dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết để đưa
ra các đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động QTTT của trường
đại học hướng tới nâng cao kết quả hoạt động của nhà trường.


<b>2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC</b>



<b>2.1. Khái niệm về quản trị tri thức</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

(1991, 1995). Sau gần hai thập kỷ, QTTT đã trở thành một lĩnh vực
trưởng thành ở cả khía cạnh nghiên cứu và thực tế. Về nghiên cứu,
cho đến nay đã có khoảng hơn 40 tạp chí khoa học quốc tế về quản trị
tri thức; bên cạnh đó là rất nhiều các hội nghị khoa học quốc tế được
tổ chức hàng năm và các sách, bài nghiên cứu được xuất bản. Hơn 60
trường đại học thuộc nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ và Anh, đã mở
thêm chuyên ngành QTTT bên cạnh các chuyên ngành quản trị kinh
doanh truyền thống để đào tạo lớp người quản lý mới, thích ứng với
môi trường mới. Trong thực tế quản lý DN, QTTT đã và đang được
ứng dụng một cách nghiêm túc, đặc biệt ở các nước phát triển như Mỹ,
Nhật Bản và nhiều nước châu Âu.


Theo Davenport (1998) thì QTTT là quá trình thu nhận, phát triển,
chia sẻ và sử dụng hữu hiệu tri thức của tổ chức.


“QTTT là một mơ hình quản lý đa ngành mới nổi”, ngụ ý tới tất cả các
khía cạnh của tri thức trong tổ chức, bao gồm sáng tạo, mã hóa, chia sẻ và
bí quyết làm cho những hoạt động này thúc đẩy quá trình học tập và cải tổ
của tổ chức" (Gotcha Project (SIMS), www.asis.org. trích trong Dalkir, 2005).


“QTTT là quá trình xác định, tổ chức, chuyển giao và sử dụng
thông tin và những kiến thức chuyên môn trong tổ chức" (American
Productivity & Quality Center, trích trong Dalkir, 2005).


Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa về QTTT theo nhiều góc độ khác
nhau. Nhưng có thể hiểu ngắn gọn QTTT liên quan đến tri thức bên
trong tổ chức và cách dùng tri thức này tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng
như phát triển bền vững cho doanh nghiệp bao gồm việc nắm bắt,


sáng tạo, chia sẻ, thu thập và áp dụng tri thức mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bảng 1. Lợi ích của việc áp dụng quản trị tri thức vào cơng việc


<b>Đối tượng</b> <b>Vai trị</b>


Đối với cá nhân


+ Giúp các cá nhân hồn thành tốt cơng việc và tiết kiệm thời gian thông
qua việc ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.


+ Tạo ý thức kết nối gắn bó cộng đồng trong tổ chức.


+ Giúp các cá nhân thường xuyên cập nhật bản tình hình trong tổ chức.
+ Tạo những thử thách và cơ hội để cá nhân đóng góp vào tổ chức.


Đối với nhóm


+ Phát triển kỹ năng chuyên môn


+ Xúc tiến việc tư vấn chia sẻ giữa những nhân viên có kinh nghiệm lành
nghề với người mới vào nghề.


+ Thúc đẩy hợp tác và kết nối hiệu quả hơn.


+ Phát triển những hệ thống kiến thức nghiệp vụ chung giữa các thành
viên tổ chức.


+ Xây dựng tiếng nói chung cho tập thể.



Đối với tổ chức


+ Giúp hoạch định chiến lược.
+ Giải quyết các vấn đề nhanh chóng.
+ Triển khai những quy tắc thực hành tốt nhất.


+ Cải thiện chất lượng của tri thức tiềm ẩn bên trong sản phẩm và dịch vụ.
+ Thúc đẩy trao đổi ý tưởng và tăng cơ hội cho  đổi mới.


+ Giúp tổ chức tăng năng lực cạnh tranh.
+ Tạo dựng được kho lưu trữ tri thức của tổ chức.


(<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp)</i>


Một trong những thách thức lớn nhất trong hoạt động QTTT là
việc tổ chức, doanh nghiệp phải quản lý công việc hiệu quả, không
ngừng thúc đẩy hoạt động hợp tác, giúp đỡ những nhân viên tri thức
kết nối và tìm ra những chuyên gia, giúp tổ chức học hỏi và đưa ra
những quyết định dựa trên những dữ liệu, thông tin, tri thức đầy đủ,
hợp pháp và được diễn giải tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

khởi đầu quá lớn, hoạt động quản trị tri thức có nguy cơ trở nên quá
chung chung, quá trừu tượng, quá quan cách và quá xa vời để những
cá nhân trong tổ chức, doanh nghiệp có thể lĩnh hội tinh thần của quản
trị tri thức. Tuy nhiên, nếu mục tiêu khởi đầu quá nhỏ, hoạt động quản
trị tri thức có thể khơng tạo ra sự tương tác giữa các cá nhân đủ để tạo
nên sức mạnh tổng hợp. Để khích lệ hoạt động quản trị tri thức trong
doanh nghiệp, cần phải có sự hỗ trợ tích cực từ hệ thống cơng nghệ
thông tin, cũng như hoạt động quản lý, nhằm tạo ra những phản hồi
và ưu đãi thích đáng cho các hoạt động quản trị tri thức. Cuối cùng, để


đạt hiệu quả tối ưu, những người tham gia vào hoạt động này cần phải
phát triển kỹ năng và có hiểu biết về quản lý tri thức. Những kỹ năng,
hiểu biết này vô cùng phong phú và đa dạng, xuất phát từ bản chất đa
ngành của quản trị tri thức. Quản trị tri thức được liên hệ với rất nhiều
ngành, lĩnh vực khác nhau, nhưng có một kết nối rất hay bị bỏ quên,
đó là mối liên hệ giữa những kỹ năng về quản trị tri thức và kỹ năng
của những chuyên gia quản lý thông tin (chuyên gia quản lý thông
tin lại là những người ghi lại, tổ chức, lưu trữ, khôi phục và phổ biến
những thông tin đã được đăng tải hoặc thông tin kỹ thuật số). Hoạt
động quản trị tri thức đã làm nảy sinh một số vai trò và trách nhiệm
mới của tổ chức, và rất nhiều trong số này đạt được từ một tổ chức lành
mạnh, không chỉ dựa trên hệ thống công nghệ thơng tin tiên tiến, mà
cịn dựa trên sự hiểu biết về cả ngành khoa học về thông tin.


<b>2.2. Chu trình quản trị tri thức</b>


Sau khi phân tích, tổng hợp những nghiên cứu và cách tiếp cận
chủ đạo đề cập tới chu trình quản trị tri thức, Dalkir (2005) đúc kết lại
thành 3 giai đoạn chính, bao gồm:


Nắm bắt hoặc/và sáng tạo tri thức;
Chia sẻ và phân phối tri thức;
Thu nhập và áp dụng tri thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

dụng được (áp dụng). Giai đoạn này sau đó được quay vòng ngược
lại giai đoạn đầu để cập nhật những nội dung tri thức mới. Chu trình
quản trị tri thức được thể hiện ở trong Hình 1.


Hình 1: Chu trình quản trị tri thức



(Nguồn: Dalkir (2005))
Nắm bắt tri thức ngụ ý tới việc nhận ra và sau đó có thể mã hóa
những tri thức nội bộ đang tồn tại nhưng chưa được chú ý tới của tổ
chức hoặc/và những tri thức mới, know-how, những cách tân mà trước
đó khơng tồn tại trong tổ chức. Khi tri thức được phát minh ra theo
cách này, bước quan trọng tiếp theo là đưa ra cách đánh giá theo tiêu
chí lựa chọn phù hợp với các mục tiêu của tổ chức.


Tiếp theo là khâu đánh giá giá trị, là khâu đưa tri thức mới vào một
bối cảnh cụ thể. Cần phải phân tích mối quan hệ giữa tri thức và những
nội dung liên quan đến nó: tác giả hay người khởi xướng ý tưởng và
các chuyên gia trong ngành, cũng như những người có kinh nghiệm
trong việc sử dụng hiệu quả nội dung này. Cuối cùng, bối cảnh hóa
được cho là diễn ra thành công khi một nội dung mới được vận dụng
vào chu trình kinh doanh của tổ chức một cách chắc chắn, liền mạch.
Chu trình tích hợp bao gồm hầu hết các bước được mô tả trong chu
trình quản trị tri thức được nói đến trong phần này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

trị sử dụng và họ sẽ báo khi nội dung đó hết hạn sử dụng hay khơng
cịn giá trị nữa. Người dùng sẽ giúp đánh giá phạm vi nội dung hoặc
làm thế nào để khái quát hóa tri thức cụ thể thành những bài học kinh
nghiệm thực tiễn có thể tham khảo được. Họ cũng thường xuyên cập
nhật bản thông tin mới, những thứ giúp họ có thể đóng góp vào những
chu trình lặp lại tiếp theo.


<b>2.3. Vai trị của quản trị tri thức</b>


Gold và ctg (2001) xây dựng một mô hình tổng thể về mối quan hệ
giữa năng lực QTTT (bao gồm các quy trình QTTT như thu nhận, chuyển
đổi, áp dụng tri thức) của tổ chức và kết quả hoạt động của tổ chức. Sử


dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, các tác giả này chứng minh rằng
năng lực QTTT có quan hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của tổ chức.


Donate và Guadamillas (2011) dựa trên dữ liệu khảo sát tại 111
cơng ty ở Tây Ban Nha chứng minh vai trị điều tiết của các yếu tố
văn hóa, lãnh đạo và chính sách nguồn nhân lực đối với mối quan hệ
giữa hai quy trình khai thác tri thức (exploitation) và phát triển tri thức
(exploration) và kết quả đổi mới sáng tạo.


Andreeva và Kianto (2011) thực hiện khảo sát định lượng với mẫu
nghiên cứu gồm 221 doanh nghiệp tại ba quốc gia khác nhau (Phần
Lan, Nga và Trung Quốc), hai tác giả này chỉ ra rằng các quy trình
QTTT là sáng tạo tri thức, lưu trữ tri thức, chia sẻ tri thức, và thu nhận
tri thức đều có tác động tích cực tới đổi mới sáng tạo, và quy trình sáng
tạo tri thức cịn đóng vai trị trung gian (mediate) trong mối quan hệ
giữa ba quy trình QTTT còn lại với đổi mới sáng tạo.


Fugate & ctg (2009) dựa trên kết quả phân tích SEM từ hơn 300 cán
bộ quản lý làm việc tại các công ty dịch vụ hậu cần, chứng minh rằng
các quy trình kiến tạo (generation), phổ biến (dissemination), chia sẻ
(sharing), phản hồi (responsiveness) tác động mạnh tới kết quả hoạt
động của tổ chức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

(contingency approach) để xem xét mối quan hệ này thay đổi thế nào
khi có sự xuất hiện của các yếu tố khác như văn hóa, tổ chức, lãnh đạo,
quản trị NNL (Donate và Guadamillas, 2011), mật độ tập trung tri thức
trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp (Andreeva và
Kianto, 2011) và vai trò của định hướng chiến lược (strategic orientation)
đối với mối quan hệ giữa QTTT và đổi mới sáng tạo.



Luận án của tác giả Phạm Anh Tuấn (2016) về “Tác động của quản
trị tri thức đối với đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp”: tác giả sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm xác
định việc chia sẻ tri thức trong tổ chức, tác động trực tiếp của các quy
trình QTTT tới đổi mới sáng tạo. Thơng qua việc tìm hiểu tác động trực
tiếp của quản trị tri thức bao gồm các quy trình và chiến lược quản trị
tri thức tới kết quả đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
để xác định các yếu tố thuộc về tổ chức giúp thúc đẩy QTTT trong các
doanh nghiệp Việt Nam như cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, chính
sách quản trị nguồn nhân lực và công nghệ.


<b>2.4. Quản trị tri thức trong trường đại học</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Các kết quả khảo sát cho thấy những trở ngại của việc ứng dụng
QTTT trong trường đại học gồm một số các yếu tố: công nghệ hỗ trợ,
yếu tố con người, văn hóa tại các phịng thí nghiệm, v.v... Kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng môi trường sáng tạo tri thức trong trường
đại học cần thiết phải xây dựng khung tư duy hệ thống QTTT trong các
phịng thí nghiệm bằng cách sử dụng các chiến lược cá nhân hóa, văn
hóa chia sẻ tri thức từ đó hình thành giao tiếp khoa học, tư duy phản
biện cũng như các nhóm làm việc.


Bên cạnh đó, sử dụng các chiến lược cơng nghệ thúc đẩy quá trình
luân chuyển, sáng tạo tri thức trong trường đại học. Tóm lại, nghiên
cứu đã góp phần chỉ ra các bước thực tế giúp các trường đại học cải
thiện năng lực QTTT, góp phần nâng cao kết quả hoạt động nghiên
cứu khoa học.


Nghiên cứu này thúc đẩy niềm tin rằng QTTT không những áp
dụng trong các doanh nghiệp, mà còn trong các trường đại học. Các


kết quả ở nghiên cứu này đã đưa ra một số yếu tố của QTTT cần thiết
để áp dụng trong QTTT của trường đại học. Tuy nhiên, nghiên cứu
chưa làm rõ mối quan hệ, tác động của QTTT tới kết quả hoạt động của
trường đại học, mà chỉ dừng lại ở việc chỉ ra vai trò của QTTT đối với
hoạt động đào tạo.


Nghiên cứu của Marco Romano Manlio và ctg (2014) về “Sáng tạo
và khai thác tri thức trong các trường đại học tại Italia: Vai trị của của
chính sách bên trong tổ chức đối với các hoạt động sáng chế” đã xác định
các yếu tố của QTTT có thể ảnh hưởng đến các hoạt động phát minh,
sáng chế trong trường đại học. Ba giả thuyết được kiểm định thơng qua
phân tích hồi quy, xem xét các biến số khác nhau.


Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng hoạt động phát minh, sáng
chế trong trường đại học là do tác động của việc áp dụng các chính
sách nội bộ liên quan đến quản trị tri thức. Việc áp dụng các chính sách
nội bộ sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động sáng chế và
hỗ trợ các nhà khoa học trong quá trình sáng tạo, chuyển giao tri thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

đại học, nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố học thuật có thể sáng tạo,
định giá và khai thác hoạt động khoa học cơng nghệ, từ đó có hướng
dẫn thực tế cho quản trị đại học.


Nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một quốc gia là Italia, chưa thể
phản ánh một số đặc thù của hệ thống giáo dục đại học tầm quốc gia.
Nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng nó đến các khu vực địa lý
khác nhau, trong đó các yếu tố thể chế và mơi trường khác nhau, hoặc,
duy trì vị trí địa lý, nghiên cứu tác động của các yếu tố QTTT đến hoạt
động phát minh, sáng chế của trường đại học.



Nghiên cứu của Renu Vashisth và ctg (2010) về “Rào cản và các
điều kiện cần thiết cho hoạt động quản lý tri thức: Minh chứng từ các
trường đại học tại Ấn Độ” đánh giá các rào cản và sự thuận lợi của
dòng chảy tri thức và sáng tạo tri thức trong hệ thống đại học của Ấn
Độ. Nghiên cứu này cho thấy các rào cản và điều kiện thuận lợi cho
việc áp dụng QTTT trong các khoa và trung tâm nghiên cứu tại các
trường đại học Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các thành tố cá
nhân và tổ chức xã hội quan trọng hơn là yếu tố công nghệ trong quản
trị tri thức. Giảng viên và sự tương tác của họ tạo ra tri thức và thúc
đẩy dòng chảy tri thức. Nghiên cứu dựa trên một dữ liệu tương đối
nhỏ. Trong nghiên cứu này, chưa có sự phân biệt giữa các nhà khoa học
thuần nghiên cứu và các nhà khoa học thực hiện song song việc giảng
dạy và nghiên cứu khoa học trong trường đại học tại Ấn Độ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

chức, cơ sở hạ tầng của tổ chức và văn hóa tổ chức. Trong đó đặc biệt
nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
các quá trình sáng tạo tri thức.


Nghiên cứu của tác giả Deborah Blackman và Monica Kennedy
(2009) về “QTTT và quản trị đại học hiệu quả” đã mô tả mối quan hệ
giữa quản trị và QTTT trong trường đại học tại Úc, chú ý đến các khái
niệm về tri thức, cấu trúc, vai trò của hội đồng quản trị nhà trường
có thể tác động đến thành công trong tương lai của trường đại học.
Các khái niệm, phân loại tri thức được mở rộng và được sử dụng làm
khung phân tích cho một trường hợp nghiên cứu định tính dựa trên
các quan sát và dữ liệu phỏng vấn thu được từ các hội đồng quản trị
nhà trường.


Nghiên cứu chỉ ra rằng để đạt được hiệu quả quản trị và thành
công chiến lược phụ thuộc vào các hoạt động vận dụng tri thức phù


hợp với tổ chức. Một sự thay đổi quan trọng trong việc cải thiện hiệu
quả quản trị trong tổ chức sẽ liên quan đến việc đánh giá lại vai trò của
QTTT trong trường đại học. Tuy nhiên, đây là một trường hợp nghiên
cứu duy nhất và cần nghiên cứu thêm để xác nhận kết quả nghiên cứu.


Nghiên cứu của Aurilla Aurelie và ctg (2009) nghiên cứu về “Góc
nhìn về thực hành QTTT tại Đại học Bangkok ”. Nghiên cứu đã chỉ ra
cách mà Trường Đại học Bangkok, Thái Lan bắt đầu hành trình quản
lý tri thức của mình bằng cách kiểm tra các quy trình quản lý tri thức
có thể góp phần cải thiện môi trường giáo dục, bằng cách cung cấp các
phong cách giảng dạy mới và tăng cường mối quan hệ giữa giảng viên,
sinh viên và nhân viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Nghiên cứu của Jennifer Rowley (2000) với chủ đề “Giáo dục đại
học đã sẵn sàng cho quản trị tri thức” coi các tổ chức giáo dục đại học
với vai trò là tổ chức kinh doanh các sản phẩm là tri thức. Mục đích
nghiên cứu là để đánh giá khả năng ứng dụng các khái niệm QTTT vào
các tổ chức giáo dục đại học ở Vương quốc Anh. Nghiên cứu làm rõ các
thách thức liên quan đến việc tạo ra một môi trường tri thức trong giáo
dục đại học và để đạt được hiệu quả QTTT cần xem xét đến các yếu tố
về văn hóa, giá trị, cấu trúc tổ chức và hệ thống khen thưởng, đãi ngộ.


Nghiên cứu của Roger Fullwood và ctg (2013) về “Chia sẻ kiến thức
trong các trường đại học tại Vương quốc Anh” đã giúp bổ sung cho các
hạn chế trong nghiên cứu trước đây về chia sẻ tri thức trong các trường
đại học, bằng cách mô tả thái độ và ý định đối với việc chia sẻ kiến thức
của các trường đại học tại Vương quốc Anh và tổng hợp quan điểm về
một số yếu tố tác động đến các hoạt động chia sẻ tri thức. Nghiên cứu
thông qua việc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi đã được sử dụng để thu
thập dữ liệu về thái độ và ý định của các nhà khoa học trong trường đại


học tại Vương Quốc Anh đối với việc chia sẻ kiến thức và các yếu tố liên
quan, bao gồm các chế độ đãi ngộ và tổ chức học tập, niềm tin vào lãnh
đạo, cơ cấu tổ chức, tự chủ, kỷ luật, và nền tảng công nghệ. Kết quả được
thu nhận từ phản hồi của 230 nhà khoa học ở 11 trường đại học. Các nhà
khoa học tham gia khảo sát có thái độ tích cực đối với việc chia sẻ kiến
thức và đánh giá cao việc chia sẻ tri thức. Điều này có thể liên quan đến
niềm tin của họ rằng chia sẻ tri thức sẽ giúp cải thiện và mở rộng mối
quan hệ của họ với các đồng nghiệp, và cung cấp cơ hội để thăng tiến.
Đồng thời, họ tương đối trung lập về các yếu tố lãnh đạo, cơ cấu tổ chức
và công nghệ thông tin trong chia sẻ kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

của nhân viên, động lực để chia sẻ và cơ hội để chia sẻ tri thức. Một
mơ hình được phát triển cho nghiên cứu và các giả thuyết được đưa
ra. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các giảng viên từ
các trường đại học công lập và tư thục ở Malaysia. Kết quả nghiên cứu
cung cấp những hiểu biết hữu ích cho quản trị của các tổ chức giáo dục
đại học trong việc cung cấp các cách thức để tăng cường chia sẻ kiến
thức giữa các giảng viên.


Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cho thấy một số
kết quả tương phản. Đối với mẫu được rút ra từ đội ngũ giảng viên
thuộc các trường đại học cơng lập, có một mối quan hệ đáng kể giữa
chia sẻ kiến thức và các yếu tố độc lập được đề cập trước đó. Kết quả
mẫu từ giảng viên nhân viên trong các trường đại học tư không cho
thấy mối quan hệ như vậy.


Ở Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thắng (2014) về
"Lý thuyết sáng tạo tri thức của Nonaka và các ứng dụng trong các tổ
chức công cộng ở Việt Nam" đã chỉ ra rằng: Việc chia sẻ kiến thức có tác
động trực tiếp đến kết quả công việc của nhân viên trong các tổ chức


cơng lập tại Việt Nam. Ngồi ra, tác giả Nguyễn Văn Thắng cho rằng
việc hội nhập, đào tạo nhân viên mới sẽ giúp gia tăng chia sẻ kiến thức
trong tổ chức, từ đó nâng cao năng suất làm việc của đội ngũ nhân
viên. Những kết luận này là cơ sở với kỳ vọng rằng, việc tìm ra những
tác động cụ thể của quản trị tri thức tới kết quả hoạt động của trường
đai học sẽ giúp đề xuất những giải pháp để thúc đẩy quản trị tri thức
và nâng cao chất lượng trường đại học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

và các hỗ trợ công nghệ đối với hành vi chia sẻ tri thức của các cá nhân
trong các trường đại học.


Nghiên cứu của tác giả Trần Quang Huy (2016) về “Mối quan hệ
giữa học hỏi của tổ chức và kết quả hoạt động trong các trường đại
học công lập tại Việt Nam” đã cho thấy, trong bối cảnh đổi mới giáo
dục đại học ở Việt Nam theo định hướng tự chủ, việc sử dụng hiệu
quả nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu
là rất cần thiết. Nghiên cứu đã khẳng định học hỏi của tổ chức là một
trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy kết quả hoạt động vượt trội.


Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Bích Ngọc (2016) về “Học tập tổ
chức ở các tổ chức giáo dục: nghiên cứu trường hợp đại học công lập
tại Việt Nam” chỉ ra tác động của sự tham gia của nhân viên đến quá
trình học tập của trường đại học.


<b>3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC</b>



Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức
thì quản trị tri thức là vấn đề của các tổ chức và trở thành mối quan
tâm hàng đầu của bất kỳ một tổ chức nào. Tuy nhiên ở nước ta, trong
lĩnh vực giáo dục đại học, quản trị tri thức còn khá mới mẻ đối với các


trường đại học, nơi thực hiện vai trò hàng đầu trong nghiên cứu, kiến
tạo và truyền bá tri thức. Cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các công
nghệ mới do cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các trường đại học của
Việt Nam hơn lúc nào hết đang đứng trước cơ hội vươn tới các hoạt
động quản trị tri thức hiệu quả. Theo Kimiz Dalkir (2005), ứng dụng
quản trị tri thức để mở rộng hoạt động của mình đang là xu thế ở nhiều
nước trên thế giới, trong tất cả các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong
các trường đại học.


Trong hệ thống giáo dục ở nước ta hiện nay, trường đại học có
nhiều khả năng và thuận lợi trong ứng dụng quản trị tri thức:


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

quản lý nguồn tri thức được tạo ra từ hoạt động đào tạo và nghiên cứu
của nhà trường. Đó là các cơng trình nghiên cứu khoa học của giảng
viên, sinh viên, các luận văn, luận án của học viên cao học, nghiên cứu
sinh. Theo Leda Bultrini & ctg (2016), nhiều kết quả khảo sát đã khẳng
định rằng tri thức được sản sinh ra thông qua các hoạt động nghiên
cứu ở các trường đại học chiếm một phần lớn trong cơ sở tri thức của
mỗi quốc gia. Có thể nói, trường đại học là một nơi sở hữu nguồn tài
nguyên tri thức rất có giá trị. Do đó, quản trị và sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên này đang là vấn đề trực tiếp đặt ra đối với các trường
đại học.


Hai là, trường đại học không chỉ là nơi cung cấp và phổ biến thơng
tin/ tri thức mà cịn là nơi gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ thông tin/ tri thức
giữa các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, các giảng viên, nghiên
cứu sinh, sinh viên.


Ba là, trường đại học có nguồn nhân lực chất lượng cao với các nhà
khoa học trình độ cao là đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên. Người


làm việc tại trường đại học là những người được đào tạo, có trình độ
chun mơn và kỹ năng tốt, có điều kiện tiếp xúc với tri thức mới và
công nghệ mới. Quản trị tri thức trong trường đại học lấy yếu tố nhà
khoa học (giảng viên, nghiên cứu viên) làm trung tâm, do vậy đây là cơ
sở thuận lợi để trường đại học tiếp cận các công cụ của quản trị tri thức
và ứng dụng quản trị tri thức.


Bốn là, trường đại học thường được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, bao gồm
cả các thiết bị phần cứng và các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công
tác nghiên cứu và đào tạo. Đây là thuận lợi rất quan trọng vì sự vận
hành của các chu trình quản trị tri thức chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ bởi
các công cụ của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là các
phần mềm ứng dụng trong sáng tạo, quản lý và phổ biến tri thức.

<b>4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

thức. Các trường đại học cần ứng dụng quản trị tri thức để tăng tính hiệu
quả hoạt động, tạo lợi thế trong bối cảnh cạnh tranh giữa các đại học. Ở
Việt Nam, khái niệm quản trị dựa vào tri thức còn tương đối mới mẻ và
chưa được trường đại học và xã hội nhận thức đầy đủ. Vì vậy, để có thể
áp dụng quản trị tri thức cho các trường đại học, các nhà lãnh đạo/ quản
lý của các trường đại học cần phải nhận thức và xác định:


(1) Yếu tố con người đóng vai trị quan trọng và tiên quyết trong
quá trình sáng tạo tri thức.


(2) Các tri thức mới thường được phát sinh trong quá trình làm việc.
(3) Triết lý, tầm nhìn và sự ủng hộ của lãnh đạo đóng vai trị quyết
định đối với việc tạo ra tri thức mới trong các trường đại học. Những
nhận thức này sau đó cần được lãnh đạo nhà trường chuyển hóa thành


các hành động cụ thể sau:


- Hình thành và bổ sung chiến lược phát triển trường đại học dựa
trên tri thức, từ đó xây dựng văn hóa trường đại học định hướng quản
trị dựa vào tri thức nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên, nghiên
cứu viên, hành chính phục vụ tham gia vào mơi trường sáng tạo và
chia sẻ tri thức.


- Xây dựng hệ thống và quy trình chia sẻ thơng tin, tri thức trong
các trường đại học, tăng cường các kỹ năng chia sẻ thông tin, tri thức
cho cán bộ, chuyên viên, giảng viên và sinh viên/học viên. Tạo điều
kiện cho sinh viên/học viên có thể tiếp cận thơng tin một cách nhanh
chóng, đồng thời hợp tác, hỗ trợ người học trong việc chia sẻ kiến thức
nhằm thúc đẩy quá trình hình thành quản trị tri thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn thường
xuyên cho giảng viên, đặc biệt là đào tạo nội bộ, người có kinh nghiệm
đào tạo, hướng dẫn cho người mới; chú trọng việc đào tạo các kỹ năng
cho giảng viên trong bối cảnh đổi mới hoạt động giảng dạy.


- Tăng cường nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, công nghệ và đổi mới
hoạt động giảng dạy, phục vụ người học. Khuyến khích và tăng tính tự
chủ trong các hoạt động sáng tạo tri thức bên trong các trường đại học.


- Đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu liên ngành để tăng cường chia
sẻ và sáng tạo tri thức.


- Thành lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ để tăng cường
thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học. Có thể thành lập
các cơng ty khởi nghiệp do chính nhà khoa học đồng sở hữu với cơ


quan nghiên cứu theo mơ hình cơng ty spin-off (university spin-off
company hoặc technology spin-off company).


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


<b>Tiếng Việt</b>


<i>1. Đặng Thị Việt Đức & Nguyễn Thu Hương (2016), Quản trị tri thức trong </i>
<i>doanh nghiệp, NXB Thông tin và truyền thông.</i>


2. Trần Quang Huy và Phạm Thị Bích Ngọc (2016), “Mối quan hệ giữa học
hỏi của tổ chức và kết quả hoạt động của trường đại học cơng lập tại
<i>Việt Nam”, Tạp chí Khoa học thương mại, Trường Đại học Thương mại, </i>
Số tháng 7/2016, tr. 65-69.


3. Phạm Thị Ly (2008), “Xây dựng một hệ thống quản trị đại học hiệu quả -
Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và khả năng vận dụng tại Việt Nam”, Báo cáo
tại Hội thảo Giáo dục Quốc tế và so sánh Lần thứ 53 tại Carolina, Hoa Kỳ.
4. Nguyễn Đông Phong & Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013), “Quản trị đại
học và mơ hình cho trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí
<i>Phát triển và Hội nhập.</i>


<i>5. Ngơ Kim Thanh (2013), “Quản trị tri thức”, Chương 21, Giáo trình Quản trị </i>
<i>Kinh doanh Tập II, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, tr. 641-681.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i>7. Nguyễn Văn Thắng (2014), Lý thuyết sáng tạo tri thức của Nonaka và các ứng dụng </i>
<i>trong các tổ chức công cộng ở Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.</i>
<b>Tiếng Anh</b>


8. Andreeva, Aino Kianto (2011), “Knowledge processes,
<i>knowledge-inten-sity and innovation: a moderated mediation analysis”, Journal of </i>


<i>Knowl-edge Management, Vol. 15 Issue: 6, pp.1016-1034.</i>


9. Anh Tuan PHAM, Ngoc Thang NGUYEN, Dang Minh NGUYEN (2015),
“Influence of Organisational and Technological aspects on the
Knowl-edge Sharing Behavior in the Vietnam’s University Context”, Asian
Social Science, Vol. 11, No. 10, pp 139-152.


<i>10. Argote, L. and Ella Miron-Spektor (2011), Organizational learning: From </i>
<i>ex-perience to knowledge, Organization Science 22.5, pp.1123-1137.</i>


11. Aurilla Aurelie Bechina Arntzen, Lugkana Worasinchai and Vincent M.
Ribie`re, (2009), “An insight into knowledge management practices at
<i>Bang-kok University”, Journal of Knowledge Management, Vol. 13 Iss 2 pp. 127-14.</i>
<i>12. Dalkir, K. (2005), Knowledge Management in Theory and Practice. McGill </i>


Uni-versity, Montrea.


<i>13. Davenport, T. & Prusak, L. (1998), Working knowledge: How organizations </i>
<i>manage what they know? Harvard Business School Press.</i>


14. Deborah Blackman and Monica Kennedy (2009), ”Knowledge
manage-ment and effective university governance”, Journal of Knowledge
Man-agement, Vol. 13 Iss 6 pp. 547 - 563.


15. Gold, Arvind Malhotra and Albert H Segars (2001), Journal of
Manage-ment Information Systems; Summer, No 18, pp. 185.


16. Leda Bultrini, Sally McCallum, Wilda Newman and Julien
Sem-péré. Knowledge man- agement in Libraries and Organizations // IFLA
Publications. - 2016. - Volume, p.173.



17. Jennifer Rowley (2000), “Is higher education ready for knowledge
<i>manage-ment, The International Journal of Educational Managemanage-ment, 14/7, pp.325 - 333.</i>
18. Jing Tian, Yoshiteru Nakamori and Andrzej P. Wierzbicki,
(2009),”Knowl-edge management and knowl(2009),”Knowl-edge creation in academia: a study based
<i>on surveys in a Japanese research university”, Journal of Knowledge </i>
<i>Man-agement, Vol. 13 Iss 2, pp. 76-92. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

20. Pham Thi Bich Ngoc & Tran Quang Huy (2016), "Organizational
Learn-ing in higher education institutions: a casestudy of a public university
<i>in Viet Nam", Journal of Economics and Development, National Economics </i>
University, Vol. 18, No.2, August 2016, pp. 88-104.


21. Roger Fullwood, Jennifer Rowley and Rachel Delbridge,
<i>(2013),”Knowl-edge sharing amongst academics in UK universities”, Journal of Knowl(2013),”Knowl-edge </i>
<i>Management, Vol. 17 Iss 1 pp. 123 - 136.</i>


<b>Webiste</b>


</div>

<!--links-->

×