Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu hệ thống tin địa lý phục vụ quản lý đất đai đơn vị hành chính cấp quận ( Lấy ví dụ quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.5 MB, 138 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI </b>
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN</b>


<b>TÊN ĐỂ TÀI:</b>


<b>XÂY DỤNG MƠ HÌNH c ơ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC </b>
<b>VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÂP QUẬN </b>


<b>(LẤY VÍ DỤ QUẬN TÂY Hồ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)</b>


<b>MÃ SỐ: QT- 02-21</b>


<b>CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI: TS. NHỮ THỊ XUÂN </b>


<b>CÁN B ộ PHỐI HỢP: GVC. Nguyễn Đức Khả</b>
<b>TS. Trần Quốc Bình </b>
<b>CN. Đỉnh Ngọc Đạt </b>
<b>ThS. Đinh Bảo Hoa </b>
<b>CN. Bùi Quang Thành</b>


<i>ũT / A O Ơ</i>


<i>■■I I</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>BÁO CÁO TÓM TẮT</b>



<b>1. TÊN ĐỂ TÀI: XÂY DỤNG MƠ HÌNH c ơ SỎ DỬ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ </b>
<b>PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÂP QUẬN </b>
<b>(LẤY VÍ DỤ QUẬN TÂY HỔ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI).</b>


<b>MẢ SỐ: QT- 02 - 21</b>



<b>4. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u</b>


<b>4.1. Mục tiêu</b>


Nghiên cứu xây dựng mơ hình cơ sở dữ liệu Hệ thông tin địa lý nhằm nâng
cao hiệu quá của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội. Từ đó đưa ra mơ hình cơ sở dữ liệu (CSDL) chuẩn cho đơn vị hành chính
cấp Quận (Huyện) trong quản lý đất đai.


<b>4.2. Nội dung</b>


- Nghiên cứu tổng quan ứng dụng công nghệ Hệ thông tin địa lý (HTTĐL)
phục vụ quản lý đất đai trên thế giới;


- Nghiên cứu đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ HTTĐL trong quán lý
đất đai ớ Việt Nam thời gian qua;


- Nghiên cứu quá trình đỏ thị hoá, hiện trạng và biến động sử dụng đát
quận Tây Hổ, thành phố Hà Nội;


- Nghiên cứu và đề xuất mỏ hình cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ
quán lv đất đai quận Tây Hồ;


<b>2. CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI:</b>
<b>3. CÁN B ộ PHỐI HỢP:</b>


<b>TS. NHỮ THỊ XUÂN </b>


<b>GVC. Nguyễn Đức Khả</b>


<b>TS. Trần Quốc Bình </b>
<b>CN. Đinh Ngọc Đạt </b>
<b>ThS. Đinh Bảo Hoa</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- <b>Kiến nghị về tổ chức và vận hành hộ thông tin địa lý phục vụ quản lý nhà </b>
nước về đất đai ở quận Tay Hồ.


<b>5. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC</b>


+ Phát triển lý luận xây dựng mơ hình cơ sở dữ liệu GIS trong quản lý đất đai
cấp quận, huyện;


+ Thành lập một số các bản đồ phục vụ quản lý đất đai;


+ Xây dựng mơ hình cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ quản lý đất đai
cấp quận, huyện;


+ Đưa ra giải pháp quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu, tổ chức và vận hành hệ
thông tin địa lý phục vụ quản lý đất đai


+ Hỗ trợ 2 sinh viên thực tập và làm khoá luận tốt nghiệp với đề tài quản lý
đất đai khu vực nghiên cứu


+ Góp phần nâng cao trình độ lý luận và kiến thức thực tế về xây dựng mơ
hình cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ quản lý đất đai.


+ Các tư liệu mô hình cơ sở dữ liệu hệ thơng tin địa lý là nguồn tài liệu tham
khao phục vụ giảng dạy các chun đề có liên quan.


+ Cơng bố 3 bài báo



<b>6. TÌNH HÌNH KINH PHÍ CỦA ĐỂ TÀI</b>


Tổng kinh phí: 20 000 000 đ. Thực hiện trong 1 năm. Đã quyết toán xong
với tài vụ.


<b>XÁC NHẬN CỦA BCN KHOA </b> <b>CHÚ TRÌ ĐỂ TÀI</b>


<b>c</b>


^ C-''L


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>REPORT SUMMARY</b>


<b>1. PROJECT TITLE: ESTABLISHMENT OF THE GIS DATABASE MODEL </b>
<b>FOR LAND MANAGEMENT ON DISTRICT LEVEL (CASE STUDY IN </b>
<b>TAYHO DISTRICT, HANOI)</b>


<b>Code number: Q T - 0 2 - 2 1</b>
<b>2. PROJECT HEAD:</b>


<b>3. CO - OPERATIVE OFFICIALS:</b>


<b>4. OBJECTIVES AND CONTENTS</b>
<b>4.1 Objectives</b>


4- Establishment of the GIS database model for effectively land
management in district of Tayho, Hanoi. Thence , proposing standard
database model for land management on district level.



<b>4.2 Contents</b>


+ Overall analyses of GIS applications for land management in the world.
+ Analyses and evaluations of the GIS apllications for land management in
Vietnam


+ Analyses of the urbanisations, landuse, and landuse change in district of
Tayho, Hanoi


+ Analyses and proposals of GIS database model for land management in
district of Tayho, Hanoi


+ Proposals for GIS management for land management on district level
Dr Nhu Thi Xuan


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>5. ACHIVEMENTS</b>


+ Contributed to the theoratical establishment of GIS database model on
district level.


+ Made several maps for land management


+ Established the GIS database model for land management


+ Carried out several proposals on database managements and GIS
utilisations for land management


+ Assisted 2 students whose theses involving in land management in the
<b>stud y </b>area



+ Improved theoratical and practical knowledge on establishing GIS
database model for land management


+ Being reference documents for teaching
+ 3 articles publiced


<b>6. E X PE N SE</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>MỤC LỤC</b>


Trang


<b>CHUƠNG I. TỔNG QUAN VỂ ÚNG </b> <b>DỤNG HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ</b>


<b>(HTTĐL) TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI KHU v ự c ĐƠ THỊ </b> <b>8</b>


1.1. Vai trị của hệ thông tin địa lý trong quản lý đất đô thị 8
1.2. Tổng quan về ứng dụng hệ thông tin địa lý trong quản lý đất


đai khu vực đố thị trên thế giới 10


1.3. Tinh hlnh ứng dụng công nghệ HTTĐL trong quản lý đất đô


thị ớ Việt Nam 1 1


<b>CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ, HIỆN TRẠNG s ử </b>
<b>DỤNG ĐẤT VÀ KHẢ NĂNG ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ </b>


<b>HTTĐL TRONG QUẢN LÝ ĐẤT đ a i</b> <b>q u ậ n</b> <b>t â y H ồ </b> <b>1 3</b>



2.1. Quá trình đơ thị hố khu vực quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội J 3
2.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất đai của quận Tây Hổ giai


đoạn 1992-2001 14


2.3. Nhu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý đất


đai quận Tây Hổ 22


<b>CHƯƠNG 3. XÂY DỤNG MƠ HÌNH c ơ SỞ DỬ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA</b>


<b>LÝ PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI QUẬN TÂY H ồ </b> <b>2 6</b>


3.1. Phương pháp luận xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý


phục vụ quan lý đất đai cấp Quận 26


3.2. Cơ sớ dữ liệu không gian 38


3.3. Cơ sớ dữ liệu thuộc tính 46


3.4. Giai pháp quán lý cơ sở dữ liệu


<b>CHƯƠNG 4. YÊU C Ầ U c ơ SỚ HẠ TANG </b> <b>k ĩ</b> <b>t h u ậ t</b> <b>c h o</b> <b>h ệ</b> <b>t h ố n g</b>
<b>THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC v ụ Q U Ả N LÝ ĐẤT ĐAI QUẬN </b>


<b>TÂ Y HỒ </b> <b>61</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>quan lý đất dai </b> <b>62</b>
<b>CHUƠNG 5. XÂY DỤNG THỬ NGHIỆM PHAN m ề m</b> <b>q u ả n</b> <b>l ý</b> <b>c ơ</b> <b>s ở</b> <b>d ữ</b>



<b>LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC v ụ CÔNG TÁC QUẢN </b>


<b>LÝ ĐẤT ĐAI Ở QUẬN TÂY H ồ </b> <b>68</b>


5.1. Thiết kế menu chương trình 68


5.2. Thiết kế các giao diện chương trình 70


<b>KẾT LUẬN </b> <b>72</b>


<b>TÀI LIỆU THAM KHÁO </b> <b>74</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>CHƯƠNG 1</b>


<b>TỔNG QUAN VỂ ỨNG DỤNG HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG </b>


<b>QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI KHU v ự c ĐÔ THỊ</b>



<b>1.1. VAI TRỊ CÚA HỆ THƠNG TIN ĐỊA LÝ TRONG QUẢN LÝ ĐÂT ĐỒ THỊ</b>


Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi
nơng nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng
hợp, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền
lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một khu vực trong tỉnh, trong huyện {1].


Đô thị hố là q trình chuyển dịch từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên những khoảng khơng
gian thích hợp, là quá trình biến đổi toàn diện về kinh tế - xã hội - nhân vãn và
không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó diễn ra sự hình


thành các nghề mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự thay đổi lối sống, văn
hoá và sự tổ chức lại bộ máy quản lý và hành chính [3].


Trong những năm gần đây, ỡ Việt Nam nói chung, ở các thành phố nói
riêng, khi có điều kiện thuận lợi như chính sách “Đổi mới” trong phát triển kinh
tế - xã hội, thì tốc độ đơ thị hố diễn ra một cách nhanh chóng và thiếu quy
hoạch, đã tác động trực tiếp và gián tiếp tới sự biến động sử dụng đất, dẫn đến
việc quản lý đất đai đô thị gặp nhiều khó khãn.


Đề' cơng tác điều hành, quản lý đất đai một cách tốt nhất ở đồ thị nói riêng,
của cá nước nói chung, cần phải được cung cấp thông tin kịp thời, có độ chính
xác và tin cậy cao. Các yêu cầu đó hiện nay chỉ có thể đáp ứng được bằng Hệ
thông tin địa lý (HTTĐL).


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Các chức năng cơ bản của HTTĐL bao gồm: nhập dữ liệu, quản trị cơ sớ
dữ liệu, phân tích xử lý dữ liệu và xuất dữ liệu. Cơ sở dữ liệu HTTĐL là hệ thống
các dữ liệu địa lý được tổ chức, lưu trữ, khai thác và sử dụng theo một mục đích
cụ thể trong HTTĐL, đặc thù của nó là: các thông tin đã được sấp xếp, gắn với
một lãnh thổ địa lý và được quản lý cả hai dạng thông tin: khơng gian (vị trí địa
lý, hình dạng, kích thước của đối tượng) và phi không gian (bản chất của đối
tượng); Các thông tin được tổ chức theo kiểu quan hẹ, trong đó mỗi đối tượng đồ
hoạ hay thông tin khơng gian có khả năng gắn kết với một hay nhiều số liệu, giá
trị thuộc tính khác nhau. Khả nâng và sức mạnh của HTTĐL là ở chỗ nó có thể
xử lý các đối tượng không gian theo giá trị định lượng hay định tính của các
thuộc tính đi kèm.


Quy trình chung xây dựng CSDL HTTĐL gồm các bước: Xác định mục
đích, nội dung của CSDL; Tập hợp thông tin, thu thập tài liệu, bản đồ và xác định
mơ hình cho từng loại dữ liệu; Nhập và tổ chức CSDL; Biên tập, hiệu đính CSDL;
Kiểm tra, lưu trữ và khai thác CSDL.



Hệ Ihỏng tin địa lý cho phép tổ chức, sắp xếp, hệ thống hoá các thông tin
thành một cơ sở dữ liệu hồn chỉnh, thích hợp cho việc xử lý tự động bằng cơng
nghệ thơng tin. Nó cho phép nhập, lưu trữ, cập nhật, xử lý và phân tích một khối
lượng thông tin lớn, đa dạng theo một chuẩn thống nhất nhàm giải quyết các vấn
đề cụ thê về sử dụng hợp lý tài nguyên đất. HTTĐL có khủ năng phối hợp xử lý
giữa thông tin không gian và phi không gian để giải quyết các vấn đề theo yêu


<b>cầu của người dùng, chính VI vậy nó được ứng dụng trong quản lý, quy hoạch và </b>


sử dụng đất đai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Trong công tác quy hoạch và quản lý đơ thị, cóng nghệ HTTĐL đã trò
thành một công cụ rất hiệu quả áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như: Quan
lý thông tin đất đai, quản lý cơ sở hạ tầng, quản lý môi trường, quy hoạch đô thị,
giao thơng cơng chính, phân tích thị trường.


Nhu cầu áp dụng HTTĐL đối với quản lý đô thị: cần phải quản lý thông tin
địa lý một cách khoa học và hệ thống với các lý do: - Tốc độ phát triển chung của
nền kinh tế và xã hội nên nhu cầu thiết lập các hệ thống CSDL dùng chung hoặc
của riêng từng ngành là rất lớn, nhu cầu nâng cao nãng lực quản lý đô thị, nhu
cầu cái cách và hoàn thiện hệ thống hành chính; Cơng nghệ thông tin phát triển
rất nhanh; Các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu bán đồ ngày càng trở nên
hoàn thiện với các thiết bị hiện đại và đồng bộ, làm cho chi phí gia cồng dữ liệu
giam nhanh; Công nghệ về thiết lập, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin địa
lý đang dần dần được xây dựng thành các tiêu chuẩn phổ biến đối với các nước
trên thế giới; Cơ sở pháp lý và tổ chức đã từng bước được hoàn thiện, tạo điều
kiện cho sự phát triển các ứng dụng trong quản lý cũng như chia sẻ các dữ liệu
của từng ngành. Với những nhu cầu trên, việc xây dựng CSDL HTTĐL phục vụ
quan lý đất dô thị là rất cần thiết.



<b>1.2. TỔNG QUAN VỂ ỨNG DỤNG HỆ THÒNG TIN ĐỊA LÝ TRONCỈ QUẢN LÝ ĐẤT </b>
<b>ĐAI KHU V ự c ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI</b>


Trên thế giới, lịch sử phát triển và ứng dụng của HTTĐL đã có khởi đầu từ
những năm 50 của thế kỷ 20. Khi đó, các nhà bản đồ và tin học trên thế giới đã
kết hợp nghiên cứu về một hệ thống máy móc và thiết bị vẽ bản đồ tự động.
Những ứng dụng sớm nhất và hình thành nền tảng về HTTĐL là ở Canada, nơi
mà những nghiên cứu về kỹ thuật sử dụng máy tính để lưu trữ và xử lý số liệu,
lập ban đồ và xử lý các thông tin không gian lần đầu tiên được thực hiện. Những
phiên ban đáu tiên cua các HTTĐL là những phần mềm nhập dữ liệu và vẽ bán
đổ đơn gián; việc xử lý các thông tin đồ hoạ còn rất hạn chế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

hội. Những phần mềm HTTĐL chạy trên máy tính ngày càng phát triển đã làm
cho công nghệ HTTĐL lan truyền nhanh chóng đến các nước đang phát triển ớ
Châu Á và ngày càng thâm nhập sâu vào lĩnh vực hoạt động của con người.


Trong quán lý đất đai, những vấn đề cơ bản của việc ứng dụng Hệ thông tin
địa lý đã được nhiều tác giả đề cập đến [20, 21, 22, 26, 30]. Hiện nay ở nhiều
nước trên thế giới đã xây dựng được hoặc đang triển khai các hệ thông tin địa lý
phục vụ quán lý đất đai. Ví dụ như hệ thống WALIS (Western Australian Land
Information System) của ú c [28], hệ thống NaLIS (National Land Information
System) của Malayxia [23], hệ thống LIS của Ân Độ [27], hệ thống LIS của
Belarus [25], ...


Hiện nay đa số các thành phố trên thế giới đã và đang ứng dụng công nghệ
HTTĐL ctể quản lý đơ thị.


<b>1.3. TÌNH HÌNH ínVG DỤNG CÔNG NGHỆ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG QUẢN </b>
<b>LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM</b>



Ở Việt Nam, trong những năm của thập kỷ 80, bắt đầu với những hiểu biết sơ
bộ và tiếp xúc với HTTĐL qua các cán bộ được đào tạo ở nước ngoài và một số
chuyên gia có dịp tham gia các hội thảo quốc tế về công nghệ thông tin và
HTTĐL.


Đến đầu những năm 1990, ở Việt Nam, những tìm tịi và ứng dụng đầu tiên
VC HTTĐL bất đầu được thực hiện ở một số chuyên ngành và một số cơ quan.
Những kết quả nghiên cứu ứng dụng cơ bản thuộc các lĩnh vực như điều tra quy
hoạch quán lý các tiểu khu, các loại rừng, thống kê diện tích rừng, xây dựng các
bán đổ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, quản lý các thơng tin khống sản, ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

cúa bộ máy Nhà nước ĩừ trung ương đến các tỉnh, thành phố, trong các ngành như
quán lý địa chính và bản đồ - hệ thống các bản đồ địa chính tại các sở Địa chính
và Bộ Tài nguyên và mồi trường, quản lý xây dựng và quy hoạch đô thị, nông
thôn, quy hoạch đất nông nghiệp, quy hoạch quản lý rừng, quản lý môi trường,
địa chất, khoáng sản và dầu khí, an ninh quốc phịng, khí tượng thuỷ văn, đu
lịch..., dặc biệt được áp dụng một cách tuyệt đối và hiệu quá trong địa lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>CHƯƠNG 2</b>


<b>PHÂN TÍCH Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ, HIỆN TRẠNG s ử DỤNG ĐÂT </b>
<b>VÀ KHẢ NẢNG ÚNG DỤNG CÔNG NGHỆ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ </b>


<b>TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI QUẬN TÂY H ổ</b>


<b>2.1. QUÁ TRÌNH ĐỔ THỊ HOÁ KHU v ự c QUẬN TÂY H ổ , THÀNH PHỐ HÀ NỘI</b>
Trước thời Pháp thuộc, khu vực Tây Hổ chủ yếu chỉ có nền sản xuất tiểu
nông, lự cung, tự cấp với các nghề trồng trọt, đánh cá, chăn tằm..., tuy có sự hình
thành nghề nghiệp mới (do có sự cung cấp hàng hố cho kinh thành), một số lao


động nóng nghiệp đã tách thành lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ ngay trong các thôn, phường nông nghiệp, như phường Bưởi với nghề giấy
giỏ, phường Yên Thái với nghề giấy và đột lĩnh, nhiễu, phường Trích Sài với
nghề dệt gấm, làng Trúc Bạch với nghề dệt lụ a ,...


Trong thời Pháp thuộc, Tây Hổ chỉ là vùng ven đồ, q trình độ thị hố ớ Tây
Hổ dicn ra với tốc độ rất chậm chạp. Người Pháp chú ý đơ thị hố ở khu vực phía
nam và đông nam của Hồ Tây, làm cho diện tích đất canh tác ở khu vực Thuỵ
Khuê, Yên Phụ dần chuyển sang đất sản xuất cõng nghiệp và chuyên dùng. Một
số xí nghiệp, nhà máy, cơng trình với quy mô vừa và nhỏ như xưởng đóng tàu
điện Thuỵ Khuê, tuyến đường tàu điện Yên Phụ - Kim Liên, Bờ Hồ - Bưởi, Nhà
máy điện Yen Phụ, trường học Chu Văn An do người Pháp xây dựng xuất hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>.... Còn ở các xã ngoại thành, do chính sách hợp tác xã hố sản xuất nông nghiệp </b>


nên các nghề thủ công nghiệp cá thể, các hoạt động thương nghiệp, dịch vụ bị
hạn chế và thoái hoá dần, nổi lên mơ hình các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
theo hướng xă hội chủ nghĩa có hệ thống hạ tầng cơ sở thống nhất, với chiến lược
hạn chế lấy đất canh tác nông nghiệp vào phát triển đô thị, do vậy mức độ đơ thị
hố ở những xã ngoại thành trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa rất chậm, gần như
chững lại. Tuy nhiên, tại khu vực nghiên cứu một số diện tích đất nông nghiệp
được chuy.ển sang đất chuyên dùng cần thiết như xây dựng hệ thống đê, giao
thông, một số khách sạn, nhà nghỉ quốc doanh, một số đất canh tác: rau, hoa,
màu được chuyển sang đất thổ cư [7],


Giai đoạn từ nãm 1989 đến nay: giai đoạn cơ chế thị trường, dân số bùng nổ,
nhu cầu về sử dụng đất quá lớn. Luật đất đai (nãm 1988) tuy có, song cịn nhiều
điểm hạn chế, nên ở một khu vực ven đơ có nhiều lợi thế về tự nhiên, kinh tế, xã
hội như Tây Hồ, q trình đơ thị hố diễn ra với tốc độ nhanh và không theo quy
hoạch. Nhiều diện tích đất nơng nghiệp, đặc biệt đất trồng trọt (rau, hoa, cây


cánh), đất hồ, ao, đầm đã bị chuyển đổi thành đất ở, đất xây dựng khách sạn, nhà
hàng, dịch vụ du lịch ... làm cho diện tích đất canh tác giảm nhanh chóng.


Nãm 1995, quận Tây Hồ được thành lập dựa trên cơ sở tách ra và tổ chức lại
3 phường của quận Ba Đình và 5 xã của huyện Từ Liêm theo nghị định 69/CP
của Chính phủ ban hành ngày 28/10/1995. Cùng với việc thành lập một số quận,
trong dó có quận Tây Hồ, Nhà nước đã có quy hoạch tổng thể cho thủ đô Hà Nội
tới năm 2010, pháp luật cũng được bổ sung (năm 1993), do vậy, quá trình đồ thị
hố vùng ven đơ Hà Nội nói chung, Tây Hồ nói riêng diễn ra tuy vẫn mạnh,
nhưng dã được định hướng bởi quy hoạch và pháp luật tương đối chặt chẽ hơn.
<b>2.2. HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG s ứ DỤNG ĐẤT ĐAI CÚA QUẬN TÂY H ổ GIAI </b>
<b>ĐOẠN 1992-2001</b>


<i>/. Đặc điểm các nhản tô ảnh hưởng đến sử đụng đất quận Tây H ồ trong ìg </i>


<i>giai đoạn 1992-2001</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

hệ thống các biệt thự, khách sạn, nhà nghỉ, nhà ở mọc lên, dân cư từ các nơi khác
chuyển đến. Viêc xây dựng một cách ồ ạt, tùy tiện, khơng theo quy hoạch đã gây
khó khăn cho viêc quản lý đất đai, làm mất cảnh quan đô thị, không đáp ứng
được các tiêu chuẩn của một đô thị hiện đại mà Nhà nước ta đang đặt ra quy
hoạch đối với các vùng ven đô Hà Nội, đặc biệt là quận Tây Hồ.


<i>2. Các nhản tố ảnh hưởng tới tình hình sử dụng và quản lý đất đai ỏ quận 77</i>
<i>Tày Hồ</i>


<i>a. </i> <i>Các điểu kiện tự nhiên hình thành đặc điểm sử dụng đất kh u vực nghiên 77 </i>
<i>cứu:</i>


<i>Vị trí íĩịíi lý: Tây Hồ là một quận nằm ở phía Bắc - Tây Bắc của thủ đơ Hà </i>



Nội, có diện tích tự nhiên là 2400,81 ha, Phía Bắc và Đông quận Tây Hồ là sông
Hổng nằm dọc theo ranh giới giữa quận Tây Hồ với huyện Gia Lầm và huyện
Đỏng Anh. Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy - một
quận mới thành lập, tốc độ đỏ thị hóa cao, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế
của Tây Hổ. Phía Đơng Nam và Nam giáp quận Ba Đình - một trung tâm hành
chính, chính trị của thành phố và cả nước. Với vị trí này, tương lai quận Tây Hổ
sẽ là trung tâm của thành phố Hà Nội trong quá trình phát triển về phía bắc. Tây
HỒ có nhiều tiềm nãng phát triển, diện tích đất trống cịn nhiều, có cảnh quan
thicn nhiên lý tưởng là Hồ Tây, nên có sức hấp dẫn cao về nhập cư, xây dựng,
đặc biệt là các cơng trình khách sạn, biệt thự, nhà nghỉ. Với lợi thế về vị trí nói
trên sè tạo ra những tiềm nãng về kinh tế cho Tây Hồ phát triển.


<i>Địa chất, địa hình: Địa hình quận Tây Hồ tương đối bằng phẳng, có chiều </i>


hướng cao dần từ Nam lên Bắc, có sông Hồng chay từ tây bắc xuống đông nam.
Num iiiáp với sông Hồng, nên quận Tây Hồ có tuyến đê dài chạy từ chân cầu
Thăng Long (tính từ phường Phú Thượng) đến bãi An Dương (tính đến hết
phường Yên Phụ) làm cho địa hình, đất đai quận được chia thành hai vùng rõ rệt,
dỏ là khu vực trong đê và khu vực ngoài đê,


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Khu vực trong đê: Đất xây dựng có độ cao thay đổi từ 6m đến 12m, đất nồng
nghiệp có độ cao từ 4m đến 9m; một số nơi có ao hồ trũng nên độ cao thấp từ 2m
đến 7m. Đây là khu vực có địa tầng lớp trên cùng là á sét với chiều dày từ 3m đến
10m, lớp tiếp theo là cát, có nền địa chất ổn định thuận lợi cho xây dựng nhà cao
tầng.


<i>Klií hậu: Quận Tây Hổ có chung điều kiện khí hậu của thủ đơ Hà Nội là nhiệt </i>


đới gió mùa. Một nãm có 2 mùa rõ rệt: Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước


đến tháng 3 năm sau, gió Đông Bắc là chủ đạo. Nhiệt độ trung bình thấp nhất từ
8"C đến 10‘’C. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, gió Đơng Nam là chủ
đạo, nhiệt độ trung bình cao nhất là 38°c. Mùa mưa bão rơi vào mùa nóng, từ
tháng 7 đến tháng 9. Độ ẩm trung bình trong năm 84,5%, tháng 1 và 2 là những
thúng có độ ẩm cao nhất có thể đạt tới 100%. Với đặc điểm khí hậu này Tây Hồ
thuận lợi cho việc trổng các loại cây nông nghiệp, đặc biệt là trồng các loại hoa,
cáy cảnh.


<i>Thủy Villi: Điểm nổi bật nhất của Quận Tây Hổ là có diện tích mặt nước khá </i>


lớn, Hổ Tây là hồ lớn nhất với diện tích khoảng 530,65 ha, phía Bắc quận có sơng
Hổng chay qua với chiều dài khoảng 8 km, có diện tích khoảng 510,54 ha thuộc
4 phường Nhật Tân, Phú Thượng, Tứ Liên, Yên Phụ, sơng có chiều rộng từ 800m
đến I200m vào mùa cạn, và từ 2000m đến 2500m vào mùa lũ. Sông Hồng và Hồ
Tây đã túc dộng trực tiếp đến điều kiện tiểu khí hậu ở một khu vực rộng trên diện
tích tồn quận. Vào mùa hè khơng khí ở các khu vực quanh hồ và ven sông
thường mát mẻ hơn các khu khác, khí hậu được điều hồ. Ngồi ra, quận cịn có
nhiều ao, hổ khác ở khu vực ngoài đê và ở các khu vực khác trong đê như Phú
Thượng, Xuân La. Các hồ này đang bị lấp dần để xây dựng nhà ở và cửa hàng.
Hàng năm do dịng chảy sơng Hồng thay đổi nên vùng đất giáp sông thường bị lở
hoặc không ổn định. Vào mùa lũ (tháng 7 - 8 ) mực nước sông Hồng thường dâng
cao từ + 10,Om đến +12,Om (cao hơn độ cao nền của quận) và khi đó khu vực đất
bãi ngồi đê sơng Hồng phần lớn bị ngập nước. Quá trinh bồi tụ, xói lở và ngập
lụt ớ khu vực ngồi đê có ảnh hưởng lớn tới việc sử dụng đất ở khu vực này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

du lịch, làm thay đổi các loại hình sử dụng đất theo hướng phục vụ du lịch là
chính.


<i>Tliố nhưỡng: Quận Tây Hồ bao gồm đất phù sa không được bồi trong đê và </i>



đất phù sa được bồi ngoài đê. Đất phù sa không được bồi trong đê có diện tích
lớn, phần lớn là trầm tích hiện đại, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, đây là
diện tích đất phù xa màu mỡ có tiềm năng trồng nhiều loại cây như lúa nước, các
loại rau, màu. cây ăn quả và các loại cây cảnh, hoa. Đất phù sa được bồi ngồi đê
có Ihành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, đất giàu mùn, lân, kali dễ tiêu nước, có tính
thấm nước cao, nên vào mùa khô thường bị hạn, chúng dược dùng ngoài làm đất
ở, còn dược sử dụng để trồng các loại cây ngắn ngày như ngô, đậu, lạc, khoai ...


<i>Sinh vật: Quặn Tây Hồ có diện tích đất nông nghiệp khá lớn (1 149,94ha), có </i>


nhiều làng nghề truyền thống trồng hoa, cây cảnh như ớ Nghi Tàm, Quảng Bú,
Nhật Tân, những địa danh này đã trở thành nơi tham quan du lịch hiện nay của
Hà Nội. Ngoài ra cịn có các cây lương thực thực phẩm như lúa, ngô, hoa màu
các loại.


<i>Ctỉii/i quan: Tây Hồ có cảnh quan nổi bật nhất là Hồ Tây với hình dáng vai </i>


cày, cùng với nó cịn có một số hồ nhỏ khác như hồ Quang Bá, hồ Tứ Liên tạo
thành một quần thể thiên nhiên tạo hố tơn thêm vẻ đẹp và sự hấp dẫn của Hồ
Tây, kết hợp với các cảnh quan khác như cảnh quan hoa cây cảnh, cảnh quan biệi
thự kiến trúc đơ thị, làng văn hố Việt Nhật, công viên nước Hồ Tây... tạo ra một
khơng gian thống đãng, mát mẻ, làm cho con người khi tới nơi đây có cảm giác
thối mái, tiện nghi, thư giãn, nghỉ ngơi khi ngắm nhìn phong cánh đó. Ngồi ra,
trên địa bàn quận cịn có 64 kiến trúc di tích lịch sử vãn hoá mang đậm bàn sác
văn hoá dàn tộc, cũng là những địa điểm thu hút khách. Tất cả các cảnh quan này
được dan xen kết hợp với nhau tạo ra cảnh quan đặc thù rất đặc trưng, độc đáo có
một không hai trên thế giới của quận Tây Hồ tại thủ đô Hà Nội, làm cho giá trị
đất đai của quận Tây Hồ tăng cao, và đó cũng là nguyên nhân gây biến đổi lớn về
sử dụng đất của quận trong cơ chế thị trường hiện nay.



Với vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên nói trên, ảnh hưởng trực tiếp và
gián tiếp đến việc hình thành và quyết định hướng sử dụng đất của quận Tây Hổ.
Chúng đóng vai trị như những yếu tố nền hình thành đặc điểm sử dụng đất đai.


<i>b. Các điều kiện kỉnh t ế xã hội - những yếu tố chủ yếu tác động m ạnh </i>
<i>đến đặc điểm sứ dụng đất quận Tây Hồ.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i>Dân a t vù lao độniỊ: Quận Tây Hổ bao gồm 8 phường với tổng số dân là </i>


92736 người (2000) và mật độ dân số trung bình 3862 người/km2. So với các
quận nội thành khác, mật độ dân số của quận Tây Hồ có phần thấp hơn, do diện
tích mặt nước và diện tích đất nống nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn. Dân cư trong
quận phân bố không đều, các phường nội thành cũ, mật độ dân số khá cao như
phường Yên Phụ, Bưởi trung bình 12000 người/km2, trong khi đó mật độ dân số ở
phường Phú Thượng, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An chỉ khoảng trên 2000
người/km2.


Do anh hưởng của q trình đơ thị hóa trong thời gian qua, dân số quận
<i>Tây Hổ hàng năm (từ năm 1995 đến nay) luôn tãng từ 5% đến 8%, trong đó tăng </i>
tự nhicn khoáng 1,5%, tãng cơ học từ 4% đến 7%. Đây là vấn đề gây nên những
bức xúc về kinh tế xã hội cho quản lý và cũng là một trong những nguyên nhân
chính gây biến động sử dụng đất trong thời gian qua. Song song với quá trình
lãng cơ học vé dân số, cơ cấu lao động trong quận cũng có những thay đổi theo
chiều hướng lao động nông nghiệp giảm dần và chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số
người trong ctộ tuổi lao động (tỷ lệ khoảng 10% trong tổng số lao động). Các
phường Yên Phụ, Thụy Khuê, Bưởi không cịn lao động nơng nghiệp, số người
lao động nông nghiệp phân bố rải rác trên các phường còn lại, nhiều nhất là ớ
phườniĩ Phú Thượng.


<i>Đặc (liếm các ngành kinh tế trong quận:</i>



<i>Thươtiịị nghiệp du lịch và dịch vụ: Quận Tây Hồ khơng những có ưu Ihế về </i>


Hồ Tây - một điểm du lịch lý tưởng, mà cịn có một hệ thống trên 60 di tích lịch
sử văn hố imhệ thuật có giá trị, góp phần làm phong phú các hoạt động đu lịch ớ
đây. Đc đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tãng trong nền kinh tế thị trường, cúc
khách sạn, nhà hàng trong quận mọc lên nhanh chóng, đặc biệt trên các trục
dường chính của quận như đường Thanh Niên, Nghi Tàm, Yên Phụ, Lạc Long
Quân, Thụy Khuê và đặc biệt là khu bán đáo Tây Hồ. Việc xây dựng tùy tiện như
vậy đã gây ra nhiều biến động vể sử dụng đất trong quận, gây khó khăn cho việc
quan lý đất dai.


<i>Ngành nỏ/ìịi nghiệp: Táy Hồ trước đây là một huyện ngoại thành Hà Nội, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

đỏ, rau ... các hồ ao trũng thường nuôi cá, trồng sen. Đặc biệt ở các phường Nhật
Tàn, Phú Thượng, Xuân La có nghề trồng hoa, cây cảnh như đào, quất nổi tiếng,
là nơi cung cấp cây cảnh cho Hà Nội vào những dịp lễ tết, đây là loại hình canh
tác đất nóng nghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn trổng các loại cây lương thực,
thực phẩm. Do vậy, diện tích trồng cầy lương thực, thực phẩm ngày càng giám,
thay vào đó là diện tích trồng hoa cây cảnh ngày càng tăng, đây là nét độc đáo về
nông nghiệp của một quận phái triển du lịch.


Vùng đất giáp sơng Hổng phía ngồi đê là vùng đất bổi không ổn định có
diện tích urơng đối lớn (khoảng 171,56ha), thay đổi hàng năm do dịng cháy sơng
Hổng và thường bị ngập lụt khi mùa nước lên, dân cư địa phương vẫn trổng hoa
màu như ngơ, k h o ai,...


<i>CơiìỊi nghiệp và tiểu tlìii CƠỈÌỊỊ nghiệp: Ngành công nghiệp của quận Tây </i>


Hổ không được phát triển như các khu vực ven đô khác của Hà Nội, ở đây chí có


một sỏ' cư sớ san xuất với quy mô nhỏ như chế biến thực phẩm, đổ uống,... Trong
quận chỉ phái triển một số ngành nghề thủ công truyền thống như làm giấy ở Hồ
Khẩu, Yên Thái, Đông Xa, dệt ở Bưởi, Nghi Tàm, trồng hoa, ươm cây giống,
nuôi cá cánh và cây cảnh ở Nghi Tàm, Yên Phụ, Nhật Tân, Quảng Bá.


<i>Anh Ịutâng của các văn bản pháp luật về đất đai tới việc sử dụng vâ quán </i>


<i>/ý (Íấí thù của quận Tây Hổ: Để quán lý đất đai, Nhà nước ta đã ban hành các </i>
Luật đất đai (J988, 1993), cùng với các thông tư, chỉ thị của UBND thành phố,
quận, đặc biệt năm 1998, chính phủ đã ra quyết định về quy hoạch tổng thể đến
nãm 2010 cho thành phố Hà Nội nói chung, quận Tây Hồ nói riêng đã tạo cơ sở
pháp lý cho việc quản lý đất đai có hiệu quả hơn và cũng nhờ đó phần nào làm
giam bớt tình trạng xây dựng tuỳ tiện trong thời gian qua trên địa bàn quận.


Như vậy, cùng với sự ưu ái của điều kiện tự nhiên, sự phát triển dân số,
kinh tế xã hội trong quận, sự ra đời của các chính sách đã thúc đẩy nhanh quá
trình dỏ thị hoá, làm biến đổi các loại hình sử dụng đất, chuyển đất nông nghiệp,
hồ, ao thành đất ở và đất xây dựng các cơ sở phục vụ dịch vụ du lịch, làm ánh
hướng lớn tới quán lý đất đai của quận.


<i>3. Dặc điểm sử dụng đất quận Tây Hồ năm 2001</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Xuân La, Phú Thượng, Nhật Tân có diện tích đất nồng nghiệp nhiều nhất trong
các phường của quận. Đất nông nghiệp bao gồm: đất trổng lúa, đất trổng hoa cây
canh, đất trồng màu và nuôi thủy sản. Đất trồng cây lương thực chiếm 62%, thực
phẩm 4% cịn lại là diện tích đất trồng hoa và cây cảnh 34%. Trong đó, loại đất
trổng hoa và cây cảnh ngày càng tăng, do được chuyển từ loại đất trồng lúa màu
sang.


Đất ở: Do đặc điểm tự nhiên của quận, đất ỡ được phân bố cả ở phần đất


nằm trong đc lẩn phẩn đất nằm ngồi đê sơng Hồng, chia làm hai loại: đất ớ làng
xóm có diện tích chiếm khoảng 11% tổng diện tích tồn quận, tập trung xung
quanh Hổ Tày ihuộc phường Bưởi, Tứ Liên, Xuân La, Nhật Tân, Phú Thượng.
Khu vực này có mật độ xây dựng còn thấp, bao gồm đất thổ cư, thổ canh, ao
trũng, đường làng ngõ xóm. Đất ở đỏ thị chiếm khoảng 13% tổng diện tích tồn
quận, tập trung ở các phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ và rải rác ớ một số khu
vực khác, nhưng đa số nằm dọc theo các đường phố như đường Hoàng Hoa
Thám, Thụy Khuê, Lạc Long Quân, Yên Phụ.


Đất chuyên dùng bao gồm đất cơ quan, trường đào tạo, cơng trình công
cộng, trường học, nhà ĩrẻ, di tích, cơng nghiệp kho tàng, an ninh quốc phịng, cây
xanh cồng viên, đất làm nguyên vật liệu xây dựng, khai thác cát, đất nghĩa địa ...
chiếm sần 14% tổng diện tích đất tồn quận. Đất cơ quan, trường học được xây
dựng rái rác trẽn các phường. Thời gian qua, do cơng tác quản lý cịn lỏng leo
nên một số cơ quan đơn vị đã tự động chuyển một phần đất trong khuôn viên
thành nhà ở. Đất trường học, nhà trẻ được phán bố đều trong quận, một phần đáp
ỨI1ÌĨ nhu cầu của các phường hiện nay. Tuy nhiên, với số dân ngày càng tăng, nhu


cầu này sẽ đòi hỏi tăng lên.


Đất chưa sử dụng chiếm không nhiều (1,1%) bao gồm các bãi đất trống
hoặc đất đang tranh chấp chưa được giải quyết, các bãi cát ven sông. Loại đất này
đang dần được đưa vào sử dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>Bang 1: Biến dộng sử dụng đất của quận Tây Hồ từ năm 1992 đến nâm 2001</b>


<b>S'IT</b> <b><sub>Loại hình sử dụng đất</sub></b> <b><sub>Diện tích đất </sub></b>
<b>năm 1992</b>


<b>Diện tích đất </b>


<b>năm 2001</b>


<b>Biến dổi </b>
<b>diện tích</b>


ha <i>%</i> ha % ha


<b>1</b> Đất trổng trọt <b>566,40</b> <b>23,6</b> <b>542,22</b> 21,8 <b>-23,78</b>


<b>2</b> <b>Đất ao - hổ - đầm</b> <b>673,30</b> <b>28,0</b> 627,61 25,3 <b>-45,69</b>


<b>3</b> <b>Đất ớ</b> 524,65 21,9 577,91 24,8 <b>+ 53,06</b>


<b>4</b> <b>Đất chuyên dùng</b> 309,45 12,9 327,94 <b>14,6</b> + 18,49


5 Đất chưa sử dụng 30,10 1,2 27,42 1,1 -2,68


Sô' liệu về biến động sử dụng đất từ năm 1992 đến năm 2001 trong báng
trên đã cho ihấy việc sử dụng đất ở quận Tây Hồ có sự chuyển biến mạnh theo xu
hướng ctơ thị hố (đất nơng nghiệp và đất ao hồ giảm, đất ở và đất chuyên dùng
tăng).


Qua phàn tích nêu trên, các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sử
dụng và quan lý đất đai quận Tây Hổ ngoài các điều kiện tự nhiên - những nhân
tỏ' nền hình ihành đặc điểm sử dụng đất mà còn bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu
tố kinh tế - xã hội, đặc biệt bởi sự thay đổi về cơ chế quản lý của Nhà nước. Các
nhân tố trên đã anh hưởng lớn tới việc sử dụng và quản lý đất đai ớ quận Tây Hổ.


Sự biến động mạnh về diện tích của các loại hình sử dụng đất thể hiện mỏ
hình dơ thị hố theo chiều hướng chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, đất xây


dựng và chuyển đất nông nghiệp từ chức năng cung cấp sản phẩm nông nghiệp
sang chức nàng cung cấp các sản phẩm phục vụ du lịch. Quận đã tận dụng tối đa


<b>đâì chưa sử dụng để </b>đưa <b>vào sản </b>xuất.


Để việc sử dụng đất tiến hành theo quy hoạch và quản lý đất đai hiệu quả,
Nhà nước ncn sớm có quy hoạch chi tiết cho từng khu vực và nên công khai sớm
tới quẩn chúng xã hội, để công chúng biết và thực hiện theo quy hoạch, tránh cho
sự khó khăn, tốn kém trong giải quyết hậu quả sau này. Bên cạnh đó, Nhà nước
cấn phái quán lý chặt chẽ, nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm, v ẻ đẹp
cánh quan thiên nhiên của Tây Hồ cần được bảo tồn và quy hoạch để phát tricn,


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

xứng đáng lù một đô thị hiện đại mang sắc thái du lịch văn hố của thủ đơ Hà
Nội.


<b>2.3. NHU CẨU ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ </b>
<b>TRO Ntì QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI QUẬN TÂY H ố</b>


<b>1. Nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai (QLĐĐ) cấp quận (huyện)</b>


1). Đicu tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá phân loại đất và lập bản đồ địa
chính trong phạm vi quản lý. Đây là nhiệm vụ đầu tiên và cũng là nhiệm vụ quan
trọng nhất để tiến hành quản lý đất đai. Mục đích của nhiệm vụ là để nắm chắc
số lượng, chất lượng đất đai thông qua việc đánh giá sử dụng đất, khả nàng sinh
lợi của mỗi Ihửa đất và tổng tài nguyên đất đai.


2). Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất trong phạm vi quan lý
nhằm các mục đích: - quan lý đất đai một cách chặt chẽ hơn; - điều tiết các quan
hệ đất đai như giao đất, thu hồi đất, chuyển nhượng đất; - tiến hành quy hoạch,
phân bố đất dai vào mục đích sử đụng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển


kinh tế, xã hội trong địa phương nói riêng và thành phố, cả nước nói chung; - kế
hoạch sử dụng đất thể hiện quy hoạch sử dụng đất hàng năm.


3). Xây dựng các văn bản hướng dần quản lý đất đai cho cấp phường khi
cần thiếi.


4). Giao đất, cho thuê đất và thu hổi đất trong phạm vi quản lý: lập hổ sơ
địa chính, tham định hồ sơ sau khi ban hành. Giao quyền sử dụng đất. Cho Ihuê
đất theo pháp luật quy định. Thu hồi đất khi: - các tổ chức giải thể hoặc phá sán;
- các tổ chức giám nhu cầu sử dụng đất; - các cá nhân, gia đình khơng có người
thừa kế; - nu ười sử đụng đất tự nguyện trá lại đất; - đất không được sử dụng quá
12 tháng mà không được phép của các cấp thẩm quyền; - người sử dụng đất cố ý
không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; - giao đất không đúng thẩm
quvền; - đo nhu cầu của nhà nước. Thu tiền đối tượng được giao quyền sử dụng
đất và đền bù khi thu hồi đất của các đối tượng đang sử dụng đất một cách hợp
pháp.


5). Đãng ký đất đai, lập và quán lý hồ sơ địa chính. Đây là nhiệm vụ quan
trọng nhằm xác định quyền sử dụng đất. Quản lý biến động sử dụng đất đai tạo
cư sớ pháp lý clế nhà nước và người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ
cúu mình. Là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ cấp


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp. Xác lập mối quan hệ pháp lý
giữa nhà nước và chủ sở hữu để nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai và báo vệ
<b>q u y ền lợi hợp pháp củ a ngư ời sử dụng.</b>


Hệ thống Hồ sơ địa chính (theo thông tư 1990/2001/TC-TCĐC) bao gồm:
sổ địa chính; sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ theo dõi biến động
dâì đai; báng liệt kê đất; danh sách cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất và
thực hiện nghĩa vụ tài chính; trích lục bản đồ địa chính.



Thống kê và kiểm kê đất trong phạm vi quản lý: Thống kê mỗi năm 1 lần
và kết Ihúc irước ngày 15/12 của năm; kiểm kê 5 năm 1 lần và kết thúc trước
ngày 31/5 của năm.


6). Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý đất đai của các
cán bộ địa chính phuờng.


7). Giai quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, các vi phạm trong quán lý
của các cán hộ địa chính phường và sử dụng đất của các đối tượng sử dụng đất.


<b>2. Hiện trạng của công tác quản lý đất đai cấp quận (huyện)</b>


Mục đích của khảo sát hiện trạng là tiếp cận với tình hình thực tế của cơng
tác địa chính cấp quận, nắm bắt đặc điểm các nhiệm vụ của phịng địa chính và
hệ thống thông tin đất đai cấp quận hiện hành để từ đó đưa ra những giải pháp
hữu hiệu.


Hiện nay, trong quản lý đất đai, các cán bộ Phịng Địa chính khi xét dơn
cấp giấy chứng nhận, chỉnh lý sổ địa chính, đăng ký biến động, quản lý việc thực
hiện nghĩa vụ tài chính của các chủ sử dụng, thống kê và kiểm kê đ ấ t ... đều thực
hiện thủ cỏim, do vậy gặp nhiều khó khăn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

ứng nhu cầu cả về chất lượng tốt lẫn thông tin nhanh, đặc biệt trong giai đoạn
cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay.


Hiện lại đội ngũ cán bộ ở Phịng Địa chính các quận cịn rất trẻ, họ ln
học hỏi các công nghệ mới để ứng dụng vào quản lý. Chính vì vậy, tiến hành tin
học hoú là hồn tồn phù hợp với tình hình hiện tại.



<b>3. </b> <b>Thực trạng công tác ứng dụng hệ thông tin địa lý trong quản lý đất </b> <b>tât </b>
<b>dai ở quận Tây Hổ</b>


Công tác ứng dụng HTTĐL ở quận Tây Hồ có những đặc điểm sau:


- Chưa có CSDL về HTTĐL hoàn chỉnh để phục vụ cho công tác quản lý
chuyên môn của đơn vị mình.


- Cơ sở hạ tầng về cơng nghệ thơng tin cịn yếu kém.


Do vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại quận Tây Hồ nói riêng,
các quận, huyện khác của Hà Nội nói chung, địi hỏi phải có một hệ thống các cơ
sớ dữ liệu được thiết kế và tổ chức khai thác theo các chuẩn mực nhất định.


<b>4. Nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp quận</b>


Tất cá các đối tượng nầm trong hệ thống hiện tại đều mong muốn hệ thống
được tiến hành tin học hoá.


Khi tiến hành tin hố các cơng việc cập nhật dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu,
thống kẽ, kiếm kê sẽ được thực hiện ngay lập tức mà không cần phải mất thời
gian xuống các phường kiểm tra, thu thập số liệu.


Việc tin học hoá sẽ giúp các cấp lãnh đạo có các thơng tin chính xác và
nhanh chóng qua đó có thể đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời với tình hình
thực tế.


Cịng việc tin học hố hệ thống thơng tin đất đai cấp quận là một công việc
cần thiết, phù hợp với xu thế chung và theo quy luật thời đại. Hiện nay, Đảng VÌ1



Nhà nước dà có những chí thị tãng quyền quản lý cho các cấp cơ sở trong khi đó
quán lý đất đai là công việc vô cùng quan trọng trong quản lý nhà nước từ trước
tới nay. Địa chính cấp quận hiện nay đã được trao thêm một số quyền hạn và
nhiệm vụ mới (theo thông tư 1990/2001/TC-TCĐC). Khi đó các cơng tác quan [ý
đất đai cấp quận sẽ có một khối krợng cổng việc rất lớn và vấn đề chất lượng
thõng lin lại càng cần phải được quan tâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

v ể mặt kỹ thuật, hiện nay Phòng Địa chính quận Tay Hồ được Irang bị
một số máy tính có cấu hình cao được nối với một máy chủ (cung cấp các thôn
tin về lùi nguyên dùng chung cho các thành phần trên mạng) thành một mạn
phân cấp đặt trong phòng là cơ sở thuận lợi cho việc xây dựng các phần mềm
quán lý đâì dai.


(7Q


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>CHƯƠNG 3</b>


<b>XÂY DỰNG MƠ HÌNH c ơ s ở DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC </b>
<b>VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI QUẬN TÂY H ổ</b>


<b>3.1. PHƯƠNt; PHÁP LUẬN XÂY DỰNG c ơ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ </b>
<b>PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CẤP QUẬN</b>


<b>1. Nội dung thông tin của cơ sở dữ liệu đất đai quận Tây Hồ</b>


Việc thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng đất đòi hỏi sự tổng hợp của
nhiều nguồn thông tin liên quan đến đất đai. Xuất phát từ các điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội và từ thực trạng quản lý đất đai của quận Tây Hồ, các thông tin
này có thể chia thành các nhóm sau:



<i>- Thông tin nền: bao gồm thồng tin về các yếu tố địa hình, địa giới, vị trí của </i>
các địa vật quan trọng, phân bố của hệ thống giao thơng và thủy văn. Trong
nhóm này cịn có thơng tin về cơ sở trắc địa nhằm đảm bảo tính thống nhất của
đữ liệu khơng gian trong tồn bộ hệ thống.


<i>- Thơng tin địa chính: là nhóm thơng tin vi mơ về từng thửa đất có liên quan </i>
trực tiếp tới quản lý Nhà nước về đất đai ở cấp quận. Nhóm thơng tin này bao
gồm:


+ Các thông tin về khổng gian cho phép xác định vị trí, hình thể, diện tích,
topology của từng thửa đất. Các thông tin này được cập nhật từ bản đồ địa' chính.


+ Các thơng tin về xã hội, pháp lý của thửa đất như chủ sử dụng, thời hạn sử
dụng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các thông tin này có thể được cập
nhật từ hệ thống hồ sơ địa chính đang được quản lý tại Quận.


+ Thông tin về yếu tố kinh tế của thửa đất: loại đất, mục đích sử dụng, giá
đất, thuế đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i>- Thông tin về sử dụng đất: là cơ sở để đưa ra định hướng và biện pháp sử </i>
dụng quỹ đất hợp lý nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Quận.
Nhóm này bao gồm:


+ Các thông tin đánh giá, phân hạng đất cho phép đánh giá mức độ thích
nghi của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất hiện có và tiềm năng đất đai.
Kết quá đánh giá và phân hạng đất cung cấp thông tin cho công tác quy hoạch sử
dụng đất và xác định mức thuế sử dụng đất.


+ Các thông tin về hiện trạng và biến động sử dụng đất là cơ sở để đưa ra
đánh giá về hiện trạng sử dụng và phân bố các loại hình sử dụng đất cả về diện


tích, cơ cấu và xu hướng biến động mục đích sử dụng đất nhằm làm cơ sở cho
công tác quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai của Quận.


+ Các thông tin quy hoạch sử dụng đất bao gồm các thông tin về khoanh
định, phân bố các loại hình sử dụng đất với những chỉ tiêu cụ thể về diện tích, cơ
cấu cho các mục đích sử dụng phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã
hội của Quận. Những thổng tin này cũng là một trong những căn cứ pháp lý quan
trọng cho việc giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất (được thực hiện
bởi các cấp cao hơn).


<i>- Tlú)MỊ rin vé môi trường, dân cư và cơ sở hạ tầng: là cơ sớ để đánh giá </i>
thực trạng và khả năng phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Nhóm thơng tin này
bao gồm:


+ Thông tin về ô nhiễm môi trường bao gồm các chỉ số về ô nhiễm đất, ỏ
nhiễm nước và ơ nhiễm khơng khí.


+ Thơng tin về dân cư gồm mật độ, tuổi tác, trình độ, thành phần, nghề
nghiệp của nhân dân trong quận.


+ Thôns tin về cơ sở hạ tầng bao gồm các dữ liệu về hệ thống cấp, thoát
nước, lưới điện, mạng điện thoại, các phương tiện và cơng trình giao thông công
cộng... Cần chú ý ràng thông tin về hệ thống đường phố đo tính chất sử dụng
thường xuyên của nó đã được đưa vào nhóm thơng tin nền ở trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

hiệu quả, CSDL cũng cần sự hỗ trợ của các ngành nói trên trong khâu cập nhật
thông tin.


<b>2. Thiết kế hệ thống cài đặt</b>



Mơ hình thiết kế hệ thống cài đặt (system scraft) là một sự kết hợp giữa
<b>cúc phẩn tử chủ yếu của phân tích hệ thống có cấu trúc để cung cấp một phương </b>
pháp phát triển hộ thống. Nó bao gồm các công cụ và kĩ thuật mơ hình hố tích
hợp cần cho việc phân tích nghiệp vụ và thiết kế đồng thời cách tiếp cận bản mẫu
theo kiểu tiến hoá sẽ tự động đưa vào trong các hoạt động xây dựng và cài đặt.


Điểm quan trọng trong phương pháp này là hai giai đoạn phân tích và thiết
kế sẽ dược vận hành đổng thời khơng cần hồn tất tồn bộ việc phân tích mới đi
vào thiết kế, như vậy việc làm bản mẫu (thường được xem như một phần của q
trình thiết kế) có thể thực hiện ở giai đoạn tương đối sớm.


Mơ hình vận hành được mơ tả theo sơ đồ hình 2.


<i><b>Tinh khcỉ thi</b></i>


Hình 2. Mỏ hình thiết kế cài đạt


<i>I ). Giai đoạn phân tích nghiệp vụ:</i>


<i>- M ục đích: đưa ra phân tích logic về hệ thống hiện thời đê chỉ ra các yêu </i>
cầu chưa rõ ràng của nghiệp vụ. Ngồi ra nó cịn đưa vào các tiện ích khác chưa
có trong hệ thống mà người sử dụng mong muốn.


<i>- Các k ĩ thuật lập mơ hình có cấu trúc được sử dụng trong giai đoạn này:</i>
+ Sơ dồ phân cấp chức năng


+ Sơ đổ dòng dữ liệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

+ Xác định đúng yêu cầu iogic đằng sau hiện thực vật lý của hệ thống hiện
thời. Viộc thực hiện bằng cách sử dụng sơ đồ chức năng nghiệp vụ của hệ thống


đò phân rõ có thứ bậc các chức năng nghiệp vụ bên trong lĩnh vực xem xét.


+ Việc dùng sơ đồ chức nâng nghiệp vụ làm công cụ mơ hình đầu tiên có
ý nghĩa quan trọng khác là nhờ đó các nhà phân tích có thể xác định tồn bộ các
chức năng tích hợp, rồi tiến hành khảo sát, phân tích và thiết kế từng chức nũng
tách biệt nhau. Như vậy nhà phân tích có thể đưa ra một bộ phận đã phân tích
trong khi cúc bộ phận khác vẫn tiếp tục được thiết kế.


<i>- Phân tích các u cầu thơng rin nghiệp vụ:</i>


<i>+ Sử dụng mơ hình dữ liệu và mơ hình quan hệ để chi tiết hoá các yêu cầu </i>


thông tin của hộ thống.


+ Mơ hình dữ liệu thực hiện thơng qua cách tiếp cận từ trên xuống, cịn mơ
hình quan hệ được xủy dựng từ những thuộc tính được xác định trong mơ hình dữ
liệu để chuyển qua q trình chuẩn hố. Hai mơ hình này vừa kiểm tra chéo lẫn
nhau, vừa tích hợp với các mơ hình chức năng mà trong đó các kiểu thực thể của
mơ hình dữ liệu trở thành kho dữ liệu của mồ hình quan hệ.


<i>2). Giai đoạn thiết k ế hệ thống:</i>


<i>- M ục đích: Xem xét các khá năng cài đặt các yêu cầu nghiệp' vụ bằng </i>


máy tính. Việc thiết kế một số phần nghiệp vụ càng sớm càng tốt.


<i>- Quá trình thiết k ể dùng tất cá các đặc tá vêu cầu dược xây dựng íroiìiỊ </i>


<i>q trình phân tích làm đẩu vào bao gồm:</i>



+ Sơ đổ chức năng nghiệp vụ.
+ Sơ đồ dòng dữ liệu.


+ Mơ hình thực thể.
+ Mị hình quan hệ.


+ Các tài liệu mô tả tiến trình, biểu đồ yêu cầu vật lý, từ điển dữ liệu.


Ngồi ra, trong q trình thiết kế cịn phải trao đổi thường xuyên với người
phụ irách quán lý và các chủ sử dụng thông qua các cuộc phỏng vấn và tìm hiếu
sự kiện, các cuộc họp trình diễn và xét duyệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Từng nhà thiết kế có thể làm việc trên các chức năng khác nhau của sơ đồ
dòng dữ liệu nghiộp vụ. Họ sẽ xác định một hay nhiều cách dùng máy tính đế hỗ
trợ thực hiện các tiến trình trên sơ đổ dịng dữ liệu. Các cách chọn này sẽ được
mổ hình hố bằng cách sử dụng cơng cụ sơ đồ dịng dữ liệu hệ thống. Từ đó tháo
luận với các cán bộ quản lý và các chủ sử dụng để chọn phương án thích hợp.


<i>4). Xác định các đổi tượng vào ra:</i>


Khi người sử dụng đã đồng ý với cách dùng máy tính cho một phần của hệ
thống thì nhà thiết kế có thể tiến hành xây dựng các bản mẫu nhỏ các phần khác
nhau của hệ thống. Những bản mẫu này dùng các chi tiết lấy từ các đặc ta yêu
cầu, từ các tài liệu hệ thống cũ và từ các trao đổi với người sử dụng. Sơ đồ dòng
dữ liệu hộ thống sẽ chí ra kho dữ liệu logic nào được sử dụng bới tiến trình đang
được làm bán mẫu. Ta có thể tạo các tập dữ liệu giả để mô phỏng việc thâm nhập
này. Ban mầu sẽ được chính lý theo các tham khảo với người sử dụng đến khi nào
dạt dược ycu cầu từ các phía,


<i>5). Phân tích việc sử dụng ciữ liệu:</i>



Chí ra cách thức thâm nhập dữ liệu trong các tiến trình hệ thống đà được
lùm rõ tronu từng bản mẫu tương ứng với mố hình dữ liệu logic được xây dựng
trong giai đoạn phân tích. Các tiến trình thâm nhập dữ liệu được ánh xạ lên mơ
hình dữ liệu, chỉ ra các mẫu sử dụng dữ liệu chi tiết và cung cấp tài liệu gốc cho
việc thiết kế vật lý ĩập cơ sở dữ liệu.


<i>ố). Pliát triển thiết k ế hệ thống máy tính:</i>


<i>- Xác nhận chi tiết tiến trình máy tính: bàng cách kiểm tra từng kiểu thực </i>


the từ mơ hình dữ liệu và tạo ra một danh sách liên tiếp các sự kiện mà hoạt động
của chúng ta sẽ có ảnh hưởng tới nó. Mỗi thuộc tính trong thực thể có thể biến
đổi giá trị bới một hay nhiều hành động. Tất cả các hành động hướng tới sự kiện
có ánh hướng tới từng kiểu thực thể riêng biệt sẽ được kiểm tra lại đối với các
tiến trình trên sơ đổ dòng dữ liệu. Nếu chúng không thuộc một quá trình sơ dồ
dịng dữ liệu nào thì cần xem xét lại. Ta biết thứ tự của sự kiện có liên quan đến
một thực thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>áp d ụ n g. N h ữ n g đ iều cần lưu ý là dữ liệ u đưa ra tác nhân bên n g o à i và dữ liệu </b>
quan trọng lưu trữ bên trong hộ thống.


<i>- Tập iụrp cấc thành phấn của hệ thống máy tính bao gồm phối hợp các </i>
máy tính thành hệ thống con, các bộ phận chương trình, các modul và các
chương trình con. Ta sử dụng sơ đồ dịng dữ liệu máy tính để thực hiện việc này,
nó tương đương với mơ hình có xử lý trực tuyến và theo lô.


<i>7). Thiết k ế cơ sỏ dữ liệu vật lý:</i>


Mô lả các tiến trình mà các nhà thiết kế cơ sơ dữ liệu tạo lạp các định


nghĩa dữ liệu cho hộ thống dự kiến và xây dựng các kiến trúc tập chủ sẵn sàng
cho cài đặt. Các thông tin cần thiết bao gồm các hạn chế cua người sử dụng về
phần cứng, phần mềm, thời gian sử dụng..., các chi tiết phân tích sử dụng dữ
liệu, các chi tiết phân tích sử dụng dữ liệu trước đó như các mơ hình dữ liệu quan


<i>(S). Hoàn thiện thiết k ế chương trình: Tiến trình này phụ thuộc vào cách </i>


tiếp cận phân tích và thiết kế được tiến trình trong giai đoạn trước, cũng như phần
mềm dược dùng. Trong giai đoạn này các bản cuối cùng của bản mẫu hệ thống sẽ
được đưa ra và việc cải tiến có thể lập lại nhiều lần cho đến khi được các chủ sử
dựng chấp thuận hồn tồn. Khi đó nó trở thành hệ thống được bản giao.


<b>3. Xây dựng sơ đồ phân cấp chức năng (Bussiness Function Diagram: </b>


BFD)


<i>+ S ơ đồ phân cấp chức năng (BFD) là phán rã có thứ bậc chức năng của </i>
hộ thống. Mỏi chức năng có thể gồm nhiều chức năng con và thể hiện trong một
khung cua sơ đổ.


Mỗi sơ đồ đều có mục tiêu là:


- Xác định phạm vi hệ thống cần phân tích


- Là cách tiếp cận Logic với hộ thống mà trong đó các chức năng được làm
sáng tỏ để sử dụng cho các mơ hình sau này.


- Làm sáng tỏ công việc và trách nhiệm của từng bộ phận trong hệ thống,
qua dỏ có the lọc bỏ những tiến trình trùng lặp.



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32></div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>* Diễn tả chức năng:</b>


<i>- Tlĩeo đối tượng: Chức nãng nhập thông tin ban đầu theo từng đối tượng </i>
(thửa đất, nhà, chủ sử dụng)


<b>- </b><i>Đơn:</i><b> ch ứ c năng tiến hành khai và in đơn xin đ ăn g k í q u y ền sử d ụ n g đất </b>
hoặc dơn xin đãng kí biến động đất đai


<i>- Bán í1ổ: Chức nãng hiển thị nội dung bản đồ địa chính</i>


<i>- S ổ địa chính: chức năng hiển thị nội dung sổ địa chính theo đơn vị cấp cơ</i>


<i>- Danli sách phân loại: chức năng liệt kê các bảng phân loại các đối tượng </i>
theo chuẩn quy định của ngành.


<i>- Đănx kí sửclụnq: chức năng tiến hành đãng kí sử dụng đất yà các tài san </i>
trôn đất ban đầu


<i>-'Sốcấp giấy chứng nhận (GCN): chức năng tiến hành in nội dung sổ GCN </i>


theo đơn vị cấp cơ sở.


<i>- Danh sách cấp GCN quyển sử dụng đất: chức năng tiến hành in danh</i>
sách cấp GCN quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).


<i>- Danh sách GCNQSDĐ và thực hiện nghĩa vụ tài chínli: chức năng tiến </i>
hành in danh sách cấp GCNQSDĐ và có thực hiện nghĩa vụ tài chính


<i>- GCN: chức năng tiến hành in giấy chứng nhận QSDĐ và các tài sản gắn </i>
liền với đất hoặc in GCN quyền sở hữu nhà.



<i>- Đủ nạ kỷ biến đông: chức năng tiến hành đăng ký biến động khi xẩy ra </i>
biến động nhằm cập nhật những thông tin về đất đai để hồ sơ địa chính ln phản
ánh đúng hiện trạng sử dụng đất.


<i>- T/ìóiìíị tin lịch sử: chức năng tiến hành nhập thông tin trước và sau biến </i>


động để tiện tra cứu về sau.


<i>- Đũiịị> kí sử dụng: chức năng tiến hành chuyển nhượng QSDĐ và các tài </i>


sán gắn liền với đất hoặc chuyển nhượng quyền sớ hữu nhà.


<i>- Thực liiện nghĩa vụ tài chính: chức năng tiến hành cập nhật thông tin về </i>
vicc thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ sử đụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<i>- s ổ theo dõi biến động đất đai: chức nãng tiến hành in sổ liệt kê các biến </i>
động đã diễn ra trong quá trình quản lỷ một đơn vị hành chính cấp cơ sỏ.


<i>- Thơn ạ báo về việc chỉnh lý biêh động-, chức năng tiến hành in thông báo </i>
về việc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính.


<i>- Tìm kiếm đối tượng: chức nãng tiến hành tìm kiếm thông tin về một đối</i>
tượng.


<i>- Tìm kiếm theo đăng kí: chức năng tiến hành tìm kiếm đăng kí sử dụng </i>
liên quan đến thơng tin nhập vào.


<i>- Tìm kiếm thông tin lịch sử: chức năng tiến hành tìm kiếm các thông tin </i>
trong lịch sử liên quan đến thông tin nhập vào.



<i>- TlỉôniỊ kẽ, kiểm kê: chức năng tiến hành thống kê theo các biểu mẫu TK~ </i>
01, TK- 02, TK- 03, TK- 05.


4. <b>Xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu (Data Flow Diagram - DFD)</b>


<i>+ DòiiiỊ clữ liệu là các thơng tin có thứ tự chuyển từ một chức năng hoặc từ </i>
<b>tiến trình này sang m ột ch ứ c năng hoặc tiến trình khác. T uy n h iên n ó k h ô n g xác </b>
định thứ tự thực hiện các chức năng cũng như thời gian hao tốn cho việc truy xuất
dữ liệu.


<i>Mục cííc/i của dịng dữ liệu là để hỗ trợ các hoạt động như: xác định yêu </i>


cầu của người sử dụng, lập kế hoạch và minh hoạ các phương án cho các nhà
phân tích và sử dụng xem xét. Trao đổi giữa nhà phân tích và người sử dụng do
tính tường minh của DFD. Làm tài liệu đặc tả yêu cầu hình thức và đặc tả thiết kế
hệ thống.


<i>Các thành phần trong DFD:</i>


<i>• Tiến trình hoặc chức năng: được biểu diễn trong hình trịn Ellip</i>


• Luồng dữ liệu:
• Kho dữ liệu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>• Tác nhân ngồi:</b>


<b>Tên tác nhân ngồi</b>


• Tác nhân trong



<b>Tên tác nhân trong</b>
<i>Chức năng hoặc tiến trình:</i>


<i>- Có tác dụng thay đổi thông tin đầu vào để tạo ra thông tin đầu ra</i>


- Chí được coi là tiến trình trong DFD nếu chúng nhân thông tin đầu vào và có
thơng tin đầu ra.


- Tên tiến trình trong DFD cần đặt trùng tên với tên chức năng.


<i>DịntỊ (lữ ỉìệit:</i>


- Thê hiện đường đi của thơng tin vào ra một tiến trình


- Mỗi dịng dữ ỉiệu dều có tên, các dịng dữ liệu khác nhau sẽ có tên khác nhau.
Tên thể hiện logic của thông tin chứ khơng phải dạng vật lý của nó.


<i>Kho dữ liệu:</i>


<b>- </b> <b>D ạng vật lý của nó là cá c file dữ liệu trong m áy tính h o ặ c cá c tập tài liệu lưu </b>
trữ ở vãn phịng.


- Một tiến trình có thể trao đổi với kho dữ liệu theo 3 trường hợp:
• Dữ liệu từ kho đi ra


• Đi vào kho để điều chỉnh dữ liệu


• Thơng tin của kho dùng để tạo dữ liệu khác đồng thời dữ liệu trong kho
cũng thay đổi.



<i>Tác nhân ngoài: là những phần tử nằm ngoài hệ thống có sự quan hệ với hệ </i>


thống. Thể hiện mối quan hệ của hệ thống với thế giới bên ngoài. Nhân tố bên
Díĩồi là nguồn cung cấp dữ liệu cho hệ thống và nhận thông tin của hệ thống.


<i>Tác nhún trong: là một tiến trình hay chức năng của hệ thống dùng để bicu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>Sơ đổ dòng dữ liệu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>+ S ơ đồ dòng d ữ liệu chức năng cập nhật biến động:</i>


Thửa đất Chủ sử đụng Nhà Đảng kí sử dụng


<i>+ S ơ đồ dịng dữ liệu chức năng tra cứu - thống kê:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>3.2. CO SỞ D ữ LIỆU K H Ô N G GIAN</b>


Cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai cấp quận bao gồm hai cơ sở dữ liệu con là cơ
<b>sở dữ liệu bản đ ồ địa ch ín h và C SD L h ồ sơ đ ịa chính . D o vậy, v iệ c thiết k ế C SD L </b>
đất đai bao gồm: thiết kế CSDL bản đồ địa chính (CSDL khơng gian), thiết kế
CSDL hổ sơ địa chính (CSDL thuộc tính) và liên kết CSDL bản đồ địa chính với
CSDL hồ sơ địa chính (liên kết CSDL khơng gian với CSDL thuộc tính).


Để mơ tả các đối tượng bản đồ có nhiều mơ hình khác nhau. Đối với phần
mềm quản lý đất đai cấp Quận, đề tài lựa chọn mô hình dữ liệu vector Spaghetti
làm mơ hình áp dụng cho cơ sở đữ liệu bản đồ địa chính.


<b>1. Mó hình dữ liệu của cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính</b>



Mơ hình dữ liệu Vector Spaghetti là mồ hình sử dụng mô tả các đối tượng
ban đồ địa chính trong cơ sở dữ liệu phục vụ Quản lý địa chính cấp Quận.


Thơng tin của các đối tượng bản đồ địa chính bao gồm:
- Thơng tin về vị trí khơng gian (Spatial data).


- Thơng tin về quan hệ không gian (Relational Spatial data).
- Thông tin thuộc tính, phi khơng gian (Attribute data).


Trong các mơ hình dữ liệu khơng gian, các đối tượng bản đồ được qui về
bốn kiếu đối tượng hình học cơ bản:


- Điểm (Point). Ví dụ: mốc địa giới, mốc qui hoạch.
- Đường (Line). Ví dụ: <b>đường </b>ranh giới thửa, kênh 1 nét.
- Vùng (Polygon, Area). Ví dụ: thửa đất, sơng.


- Chú thích, mơ tả (Annotation, Text). Ví dụ: số hiệu thửa, tên phố...


<b>Mỏ hình dữ liệu vector Spaghetti</b>
<i>Thơng tin về vị trí khơng gian</i>


<i>a. </i> <i>Đơi tượng kiểu điểm:</i>


Các đối tượng thuộc kiểu điểm được mơ tả như sau :
<i>Ị /í/, (x ,y) I</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

File tọa độ điểm


Chỉ số 1 ẽn kết



Chỉ số <sub>X</sub> <sub>Y</sub>


4 2


Bảng dữ liệu thuộc tính
Chỉ số Tên


4 2


<b>Hình 3. Đối tượng dạng điểm trong dư liệu vector Spaghetti</b>


<i>b. Đôi tượng kiểu đường:</i>


Các đối tượng kiểu đường được mơ tả như sau:
<i>{ >íl- [ (-V.V,) ; i = ln ; n> 2 ] }</i>


id: chỉ số của đối tượng(chỉ số liên kết)


File tọa độ đường


Chỉ sô iên kết


Chỉ số Dãy toạ độ (x,y)
58


B ằng dữ liệu th u ộ c tính
Chỉ


số



T ên Đ ộ rộng


00


L


O


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<i>c. Đối <b>tượng kiểu vùng:</b></i>


Các đối tượng kiểu vùng được mô tả như sau:


{ /í/, [ (at,o',) ; <i><b>i = l n</b></i> ; <i><b>n</b></i>>3 ; ( w i ) = ( w „ ) ] }


id: chỉ số của đối tượng(chỉ số liên kết)


File tọa độ đường bao
Chỉ sô Dãy toạ độ (x,y)


72
----►


liên kết


Bảng dữ liệu thuộc tính
Chỉ số Tẽn Diện tích


72


<b>Hình 5. Đối tượng dạng vùng trong dữ liệu vector Spaghetti</b>



<i>Thông tin vé quan hệ không gian:</i>


Cấu trúc mô tả thông tin về quan hệ không gian không được mô tả một
cách tường minh trong mơ hình dữ liệu vector Spaghetti. Các mối quan hệ này
được suy ra từ vị trí toạ độ của các đối tượng. Điều này có nghĩa là chúng ta cần
phai có các thuật toán và xây đựng các công cụ phần mềm để có được các quan
hệ khơng gian giữa các đối tượng.


<b>2. Nội dung cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính</b>
<i>a. Thiết kê phân lớp</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>được phân thành c á c lớ p th ô n g tin. V iộ c phân lớp th ôn g tin ảnh hưởng trực tiếp </b>


<b>đến nhận biết các loại đối tượng trong bản đồ số.</b>


Bảng phân loại các đối tượng trong CSDL bản đồ địa chính


Sau đây tà bảng phân loại các đối tượng bản đồ địa chính trong cơ sở dữ
liệu. Cấu trúc bảng gổm các cột:


- Phân nhóm chính
- Lớp đối tượng
<b>- </b>Đối <b>tượng</b>


- Mã số: Mã đối tượng dưới dạng số.
- Chỉ số lớp (level).


- Dữ liệu thuộc tính: Mơ tả các dữ liệu thuộc tính của đối tượng lưu trong
cơ sở dữ liệu.



<b>Iỉáng 2. Phản toại các dối tượng trong C SDL bản đồ địa chính</b>


Phân nhóm
chính


Lớp đối
tượng


Đối tượng Mã


Level


<b></b>
<b>(Micro-Station)</b>


Dữ liệu thuộc
tính
Điểm


khống chế


Điểm Nhà
nước


Điểm thiên văn KN1 6 Tên toạ độ


toạ độ <sub>KN</sub> <sub>Điểm tọa độ Nhà </sub>


nước



KN2 6 Số hiệu điểm toạ


độ


K Điểm độ cao Nhà


nước


KN3 6 Toạ độ


Điểm
khống chế


trắc địa


Điểm độ cao kỹ
thuật


KT1 <i>1</i> Toạ độ


KT Điểm tọa độ địa


chính I, II


KT2 8 Số hiệu điểm toạ


độ
Điểm khống chế đo



vẽ, điểm trạm đo


KT3 8 Toạ độ


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

điểm độ cao
Thửa đất Ranh giới


thửa đất


Đường ranh giới
thửa đất


TD1 10 Độ rộng bờ thửa


T TD Điểm nhãn thửa


(tâm thửa)


TD2 11 Số thửa, loại đất,


diện tích, toạ độ
nhãn thửa
Kí hiệu vị trí nơi có


độ rộng hoặc độ
rộng thay đổi, ghi


chú độ rộng


TD3 12



Ghi chú về thửa TD4 13


Nhà. khối
nhà


Tường nhà NHI 14


NH2 15 Vật liệu, số tầng,


toạ độ nhãn, kiểu
nhà (*1)


NH3 16


NH4 16


Các đối
tượng


Đối tượng điểm có
tính kinh tế (*2)


QA1 17


điểm quan
trọng


Đối tượng điểm có
tính văn hố (*2)



QA2 18


Q Đối tượng điểm có


tính xã hội (*2)


QA3 19


Giao thông Đường sắt Đường ray GS1 20 Độ rộng đường


G GS Chỉ giới đường GS2 21


Đường ô
tô, phố


Phần trải mật, lòng
đường, chỗ thay đổi


chất liệu rải mặt


GB1 22 Độ rộng đường,


chất liệu mật
đường


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Chỉ giới đường nằm
trong thửa


GB3 24



Đường theo nửa tỷ
lệ (1 nét)


GB4 25


Kí hiệu vị trí nơi có
độ rộng hoặc độ
rộng thay đổi, ghi


chú độ rộng


GB5 26 Ghi chú độ rộng


Cầu GB6 27


Tên đường, tên phố,
tính chất đường


GB7 28 Tên đường


Thuỷ hệ Đường


nước


Đường mép nước TV1 30


T TV Đường bờ TV2 31


Kênh, mương, rãnh


thoát nước


TV3 32 Tên kênh


Đường giới hạn các
đối tượng thuỷ văn


nằm trong thửa


TV4 33


Suối, kênh, mương
nửa tỷ lệ (1 nét)


TV5 34 Tên suối, độ rộng


Kí hiệu vị trí nơi có
độ rộng hoặc độ
rộng thay đổi, ghi
chú độ rộng, hướng


đòng chảy


TV6 35 Độ rộng


Cống, đập TV7 36


Đê Đường mặt đê DE1 37


DE Đường giới hạn



chân đê


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Đê nửa tỷ lệ (1 nét) DE3 37
Ghi chú


thuỷ hệ TG


Tên sông, hổ,
ao,suối, kênh,


mương


TG1 39 Tên sông, hồ, ao,


suối


Địa giới Địa giới
quốc gia


Biên giới QG xác
định


DQ1 40


D DQ Biên giới QG chưa


xác định


DQ2 40



Mốc biên giới QG,
số hiệu mốc


DQ3 41 Sô' hiệu mốc


Địa giới
tỉnh


Địa giới tỉnh xác
định


DT1 42


DT Địa giới tỉnh chưa


xác định


DT2 42


Mốc địa giới tỉnh,
số hiệu


DT3 43 Số hiệu mốc


Địa giới
huyện


Địa giới huyện xác
định



DH1 44


DH Địa giới huyện


chưa xác định


DH2 44


Mốc địa giới
huyện, số hiệu


DH3 45 Sô' hiệu mốc


Địa giới xã Địa giới xã xác
định


DX1 46


DX Địa giới xã chưa


xác định


DX2 46


Mốc địa giới xã, số
hiệu


DX3 47 Số hiệu mốc



Ghi chú
địa danh


Tên địa danh, cụm
dân cư


DG1 48 Tên địa đanh,


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

DG


Qui hoạch Chỉ giới đường qui


hoạch


QH1 50


Q Mốc giới qui hoạch QH2 51


Sơ đồ phân
vùng


Phân vùng địa danh VQ1 52


V Phân vùng chất


lượng


VQ2 53


Phân mảnh bản đổ VQ3 54 Hộ toạ độ, tỷ lệ,



số hiệu mảnh
Cơ sở hạ


tầng


Mạng lưới điện CS1 55


(Tuỳ chọn) Mạng thốt nước


thải


CS2 56


c

Mạng viền thơng,


liên lạc


CS3 57


Mạng cung cấp
nước


CS4 58


<i>b. Thiết k ế phân mảnh</i>


Bản đồ địa chính trên giấy được lưu trữ theo từng tờ.


Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính căn cứ vào khả năng <b>x ử </b>lý và lưu


trữ của máy tính, đề tài đưa ra giải pháp quản lý các lớp thông tin của bản đồ địa
chính trên tồn phường trong một file vật lý.


Như vậy, nội dung của CSDL bản đồ địa chính cấp quận sẽ bao gồm: Thư
mục theo tên phường, trong thư mục là các <b>file , </b>mỗi file lưu trữ dữ liệu của một
lớp thông tin của phường đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>Hình 6. Mó hình cơ sỏ dữ liệu bản đồ địa chính</b>


<b>3.3. CO SỞ D ữ LIỆU THUỘC TÍNH</b>


Cơng tác quản lý đất đai từ trước tới nay cho thấy đây là công tác quản lý
<i>các thuộc tính của hai đối tượng chính là thửa đất, chủ sử dụng và mối quan hệ </i>
giữa chúng (Một thửa đất có thể có nhiều chủ sử dụng và ngược lại một chủ sử
dụng có thể có nhiều thửa đất). Mối quan hệ giữa chúng có thể mơ tả bằng sơ đồ
sau:


Thửa đất <sub>>-</sub> Chủ sử dụng


Để giai quyết và quản lý mối quan hệ phức tạp này nhà nước đã cho tiến
hành đãng kí đất đai và lun thông tin này vào bộ hồ sơ địa chính, điều này cũng
đồng nghĩa với việc làm đơn giản hoá mối liên kết giữa thửa đất và chủ sử dụng.


Thửa đất
<i>— w —</i>


Chủ sử đụng


Đăng kí sử dụng



</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>1. Chuẩn hố dữ liệu hồ sơ địa chính</b>


<i><b>a. Mục đích của chuẩn hóa:</b></i>


<b>- </b><i><b>Tránh </b>dư thừa d ữ liệu:</i><b> M ột trong nh ữ ng th ô n g s ố thiết k ế c ơ sở dữ liệu </b>


tốt là dữ liệu thừa ít nhất, để làm tăng hiệu quả của việc cập nhật. Dữ liộu thừa có
nghĩa là một dứ liệu tương tự còn nằm đâu đó nữa trong CSDL. Dữ liệu thừa
không thể loại trừ hồn tồn, ít nhất thì chúng ta cũng phải lặp lại khóa ngoại liên
kết. Tuy nhiên CSDL phải được thiết kế sao cho các bảng phải liên kết tốt với
nhau và có hiệu quả, đặc biệt là trong truy vấn CSDL sau này khi đó khố ngoại
là cần thiết.


<i>- Tránh sự bất thường về dữ liệu: Một thông số nữa cho một CSDL được </i>
thiết kế tốt là khơng có các bất thường trong việc sửa đổi CSDL hay các bang
trong CSDL.


- Sửa đổi dị thường.
- Xóa dị thường.
- Thêm dị thường.


<i>- Phụ thuộc hàm: Hai cột là phụ thuộc hàm của nhau khi với mọi đòng, </i>
giá trị của một cột xác định giá trị của cột kia. Cột xác định giá trị của cột kia gọi
là cột xác định (Khố chính)


<i>b. Chuẩn hố CSDL</i>


CSDL hồ sơ địa chính được tiến hành chuẩn hóa theo 3 dạng chuẩn:


<i>- Chuẩn dạng 1: Là mức độ khởi đầu của chuẩn hóa CSDL. v ề bản chất, </i>


tất cả các bảng đảm bảo yêu cầu về bảng quan hệ đều thuộc chuẩn dạng một.


- Khơng có nhóm lặp lại.


- Chỉ có một giá trị duy nhất cho mỗi cặp dòng cột.


<i>- Chuẩn dạng 2: chuẩn dạng 2 được thiết kế trên chuẩn dạng 1, thêm một </i>
yêu cáu nữa là các cột không khóa phải phụ thuộc vào khóa - tức là vào các cột
tạo thành khóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

CSDL đều phải đạt được chuẩn này. Đó là tiêu chuẩn cơng nghệ không giống
như chuẩn một và chuẩn hai cho phép dễ dàng thêm, xóa, sửa dữ liệu.


<i>Như đã đề cập ở trên, dữ liệu đất đai là dữ liệu vô cùng quan trọng nhất là </i>
trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hóa như hiện nay. Chính vì vậy CSDL
đất đai cần phải được quản lý một cách chặt chẽ và đầy đủ (khơng dư thừa, khơng
có sự bất thường về dữ liệu, các thông tin về một thực thể phải đầy đủ và cẩn có
một thông tin duy nhất để quản lý). Đế đáp ứng yêu cầu này nhất thiết phải
chuẩn hố CSDL hổ sơ địa chính ở chuẩn dạng ba.


Quy trình thiết kế cơ sở dữ liệu quan hộ có thể trình bày trong hình 7.


<b>Hình 7. Q uy trình thiết kè cơ sở dư liệu quan hệ</b>


' Sau khi chuẩn hóa ta có các thực thể sau: (chữ in đậm là các khoá).


<i><b>- Thửa đất (Mã thửa đất, Mã tờ bản đồ, Mã phường, Mã trạng thái, Mã </b></i>
loại đất, Số hiệu thửa đất, Diện tích, Giá đất, Địa danh, Ghi chú).


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>- </b><i><b>Phân loại nhà</b></i><b> (Mã loại nhà, Loại nhà)</b>



<b>- </b><i><b>Pliân loại kết cấu nhà</b></i><b> ( M ã k ế t c ấ u n h à , T ên k ết cấ u n h à)</b>


<i>- Cliủ sử dụng (M ã chủ sử dụng, Mã phường, Mã loại chủ sử dụng, Số </i>
quàn lý, Họ, Tên, Giới tính, Chứng minh nhân dân, Ngày sinh, Hộ khẩu, Chỗ ớ
hiện tại, Tên vợ hoặc chồng).


<i><b>- Bcỉn đỗ (Mã tờ bản đồ, Mã phường, Sô' hiệu bản đồ, Ngày thành lập, Sô' </b></i>
ban đồ gốc, Diễn tả nội đung).


<i>- ĐăiiỉỊ ký sử dụng (Mã đăng ký sử dụng, Mã thửa đất, Mã chủ sử dụng, </i>
Mã nhà, Ngày vào sổ, Số vào sổ cấp giấy chứng nhận, Số quyết định thành lập,
Ngày quyết định, Nội dung, Diện tích đất SD chung, Diện tích đất SD riêng, Số
hiệu thửa phụ, Diện tích thửa phụ, Những điều ràng buộc, Thời hạn sử dụng, Tài
san khác).


<i>- Đa mục đích sử dụng (Mã đăng ký sử dụng, Mã mục đích sử dụng, Diện</i>
tích).


<i>- Thực hiện nghĩa vụ tài chính (Mã đăng ký sử dụng, Diện tích có nộp </i>
tiền, Tổng sơ' tiền nộp, Tiền sử dụng đất, Thuế chuyển quyền, Lệ phí trước bạ).


<i>- Plìân loại mục đích sử dụng (Mã m ục đích sử dụng, Mục đích sử dụng).</i>
<i>- Pììán loại chủ sử dụng (M ã loại chủ sử dụng, Loại chủ sử dụng).</i>


<i>- Phán loại đất (M ã loại đất, Tên loại đất).</i>


<b>- </b><i><b>Trợn# thái thửa đất</b></i><b> (Mã trạng thái, Tên trạng thái).</b>


<i>- Quận (M ã quận, Tên quận).</i>



<i>- Phường (M ã phường, Mã quận, Tên phường).</i>


<i>- ĐăiiiỊ ký biến động (M ã đăng ký biến động, Mã thửa đất, Mã nhà, Mã </i>
biến động, Mã chủ sử dụng trước biến động, Ngày biến động, Nội dung biến
động, Ngày nhận giải quyết, Nơi nhận giải quyết, Ngày nhận thông báo chỉnh lý,
Người chỉnh lý, Số hiệu thửa phụ, Diện tích đất trước biến động, Diện tích nhà
trước biến động, Mã Đãng ký sử dụng nếu có).


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

tên của CSD mới, Chứng minh nhân dân của CSD mới, Ngày sinh của CSD mới,


<b>Diộn tích đất sau biến động, Loại đất sau biến động, Mục đích sử đụng sau biến </b>


động, Số nhà sau biến động, diộn tích nhà sau biến động, Ngày biến động, Hợp
đổng số, Căn cứ pháp lý, Nội dung biến động).


<i><b>- Phân loại biến động (M ã loại biến động, Mồ tả biến động).</b></i>


<b>2. Mơ hình quan hệ thực thể của CSDL hồ sơ địa chính</b>


Mơ tả thông tin của các đối tượng và quan hộ giữa các đối tượng trong cơ
sở dữ liệu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Quận


sử biến động


Thực hiện nghĩa
vụ tài chính



Phân loại chủ sử
dụng


Phường


Đa mục đích sử
dụng
<i>--- i r </i>


---Đăng ký sử dụng


---<i>9</i>—


Chủ sử dụng
<b>V</b>


Phân loại mục
đích sử dụng


Thửa đất


<i>W---w</i>


Nhà


<i><■</i> Bản d'


Phận loại


Trạnị



Phận lo


Phân lo
cấu r


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>3. Mô tả các thực thể dưới dạng c á c bảng dữ liệu </b>


<b>Báng 3. Thửa đất</b>


Trường Mô tả Kiểu Độ dài K hoá


M atd Mã thửa đất Decimal 9 Chính


matbd Mã tờ bản đồ Decimal 9 Ngoại


maphuong <b>Mã phường</b> Char 7 Ngoại


Matt Mã trạng thái Char 1 Ngoại


Maid Mã loại đất Char 2 Ngoại


dienlich Diộn tích thửa đất Num 9


giadat Giá thửa đất(VNĐ/m2) Num 9


shthua Số hiệu thửa Int 4


diadanh <b>Đ ịa danh</b> Char 30



ghichu Ghi chú Char 50


B ả n g 4. N h à


Trường Mơ tả Kiểu Độ dài K hố


niíinha Mã nhà Decimal 9 Chính


matd M ã thửa đất Decimal 9 Ngoại


dtxd Diện tích xây dựng Num 9


dtsđ Diện tích sử dụng Num 9


maloainha Mã loại nhà Char 2 Ngoại


make nha Mã kết cấu nhà Char 2 Ngoại


tstang Tổng số tầng Char 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

dtnha Diện tích nhà Num 9


diachi Địa chỉ Char 100


ddrieng Đặc điểm riêng Char 100


gianha Giá nhà Num 9


sonha SỐ nhà Int 4



<b>Bảng 5: Phân loại nhà</b>


Trường Mô tả Kiểu Độ dài K hoá


m aloainha Mã loại nhà Decimal 2 Chính


ten Tên loại nhà Char 30


<b>Bảng 6: Phàn loại kết cấu nhà</b>


Trường Mô tả Kiểu Độ dài Khoá


m akcnha Mã loại kết cấu nhà Decimal 2 Chính


ten Tên kết cấu Char 30


<b>Bảng 7. Chủ sử dụng</b>


Trường Mô tả Kiểu Độ dài Khố


macsd Mã chủ sử dụng Decimal 9 Chính


malcsđ Mã loại chủ sử dụng Char 2 Ngoại


soql Số quản lý Decimal 5


ho Họ Char 10


ten Tên Char 15



gioitinh Giới tính Char 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>ngaysinh</b> <b>Ngày sinh</b> <b>Date</b> <b>8</b>


<b>hokhau</b> <b>Hộ khẩu</b> <b>Char</b> <b>120</b>


<b>Coht</b> <b>Chỗ </b><i><b>ở</b></i><b> hiện tại</b> <b>Char</b> <b>120</b>


<b>Tvhc</b> <b>Họ tên Vợ/Chồng</b> <b>Char</b> <b>50</b>


<b>maphuong</b> <b>Mã phường</b> <b>Char</b> <b>7</b>


<b>Bảng 8. Đ ảng ký sử dụng</b>


Trường Mỏ tả Kiểu Độ dài Khoá


Iliad ksd Mã đăng ký sử dụng Decimal 30 Chính


Matd Mã thửa đất Decimal 9 Ngoại


macsd Mã chủ sử đụng Decimal 9 Ngoại


manha Mã nhà Decimal 9 Ngoại


nsayvs Ngày vào sổ Date 8


svscgcn Số vào sổ cấp GCN Int 4


Sqdtl Số QĐ thành lập Char 20



naayqd Ngày quyết định Date 8


noidung Nội dung Char 150


dtdsdc Diện tích đất SD chung Num Decimal


dldsdr Diện tích đất SD riêng Num Decimal


Shtp Số hiệu thửa phụ Char 2


Dttp Diện tích thửa phụ Num Decimal


Ndrb Những điều ràng buộc Char 100


Thsd Thời hạn sử dụng Char 30


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>Bảng 9. Bản đổ</b>


Trường <b>Mô tả</b> <b>Kiểu</b> <b>Độ dài</b> <b>Khố</b>


nintbd <b>Mã tờ bản đồ</b> Decimal 9 Chính


<b>m a p h u o n g</b> <b>Mã phường</b> Char 7 Ngoại


Shbd <b>Số hiệu bản đổ</b> Char 30


ngaytl <b>Ngày thành lập</b> Date 8


sbdgoc <b>Số bản đồ gốc</b> Char 30



Dienta <b>Diễn tả nội dung</b> Char • 50


<b>Bảng 10. Đa mục đích </b>sử dụng


Trường Mơ tả Kiểu Độ dài K hoá


madksd Mã đãng ký sử dụng Decimal 30 Ngoại


mamdsd Mã mục đích sử dụng Char 2 Ngoại


dientich Diện tích Num 9


<b>Báng 11. Thực hiện nghĩa vụ tài chính</b>


T rưừng Mở tả Kiểu Độ dài K hoá


inadksd Mã đăng ký sử dụng Decimal 30 Chính


Dtcnt Diện tích có nộp tiền Num 9


Tstien Tổng số tiền nộp Num 9


tiensdd Tiền sử dụng đất Num 9


thuecq Thuế chuyển quyền Num 9


Lptb Lệ phí trước bạ Num 9


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>Báng 12. Phân loạỉ mục đích sử dụng</b>



<b>Trường</b> <b>Mơ tả</b> <b>Kiểu</b> <b>Độ dài</b> <b>Khố</b>


<b>mamdsd</b> <b>Mã mục đích sử dụng</b> Decimal 2 Chính


Mdsd <b>Mục đích sử dụng</b> Char <b>50</b>


<b>Bảng 13. Phân loại chủ sử dụng</b>


<b>Trường</b> <b>Mơ tả</b> <b>Kiểu</b> <b>Độ dài</b> <b>Khố</b>


<b>niiilcsd</b> <b>Mã loại chủ sử dụng</b> Decimal <b>2</b> Chính


Ten <b>Loại chủ sử dụng</b> Char <b>50</b>


<b>Iỉảng 14. Phân loại đất</b>


<b>T rường</b> <b>Mơ tả</b> <b>Kiểu</b> <b>Độ dài</b> <b>Khố</b>


<b>Mald</b> Mã loại đất Decimal <b>2</b> Chính


Ten <b>Tên loại đất</b> Char <b>50</b>


<b>Iỉảng 15. T rạng thái thửa đất</b>


<b>T rường</b> <b>Mỏ tả</b> <b>Kiểu</b> <b>Độ dài</b> <b>Khoá</b>


<b>Matt</b> Mã trạng thái Decimal <b>2</b> Chính


noidung Tên trạng thái Char <b>20</b>



<b>Iỉảng 16. Q uận</b>


<b>Trường</b> <b>Mơ tả</b> <b>Kiểu</b> <b>Độ dài</b> <b>Khố</b>


<b>maquan</b> Mã quận Decimal 5 Chính


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>Bảng 17. Phường</b>


Trường Mơ tả Kiểu Độ dài K hố


m aphuong Mã phường Decimal 7 Chính


maquan Mã quận Char 5 Ngoại


Ten Tên quận Char 50


<b>Bảng 18. Đăng kỷ biến động</b>


<b>Trường</b> <b>Mơ tả</b> <b>Kiểu</b> Độ dài <b>Khố</b>


Matd Mã thửa đất Decimal <b>9</b> Ngoại


manha Mã nhà Decimal <b>9</b> Ngoại


Mabd Mã biến động <b>Char</b> <b>2</b> Ngoại


macsd Mã CSD trước biến động Decimal <b>9</b> Ngoại


ngaybd <b>Ngày biến động</b> <b>Date</b> <b>8</b>



noidung Nội dung biến động <b>Char</b> <b>200</b>


ngayngq Ngày nhận giải quyết <b>Date</b> <b>8</b>


noinhan Nơi nhận giải quyết <b>Char</b> <b>100</b>


ngayntbcl Ngày nhận thông báo chỉnh lý <b>Date</b> <b>8</b>


nguoicls Người chỉnh lý Char 50


Shtp Số hiệu thửa phụ Char 2


Dttbd Diện tích đất ĐK trước biến
động


Num 9


dlnhatbd Diện tích nhà trước biến động Num 9


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>Bảng 19. Lịch sử biến dộng</b>


<b>Trường</b> <b>Mô tả</b> <b>Kiểu</b> <b>Độ dài</b> <b>Khoá</b>


<b>Mabd</b> Mã biến động Decimal <b>2</b> <b>Chính</b>


matdtbd Mã TĐ trước biến động Decimal <b>9</b>


maphuong <b>Mã phường</b> <b>Char</b> <b>7</b> <b>Ngoại</b>


<b>Soqlc</b> <b>Số quản lý</b> <b>Char</b> <b>5</b>



<b>Hvtc</b> Họ và tên chủ trước biến động <b>Char</b> <b>50</b>


<b>cmndc</b> <b>Chứng minh nhân dân CSD </b>


<b>trước</b>


<b>Char</b> <b>15</b>


<b>Nsc</b> Ngày sinh CSD trước <b>Date</b> <b>8</b>


<b>Dtc</b> Diện tích đất trước biến động <b>Num</b> <b>9</b>


<b>Ldc</b> Loại đất trước biến động <b>Char</b> <b>50</b>


<b>mdsdc</b> <b>Mục đích sử dụng đất trước BĐ</b> <b>Char</b> <b>50</b>


sonhac <b>Sơ' nhà trước BĐ</b> <b>Char</b> <b>5</b>


dtnhac Diện tích nhà trước BĐ <b>Num</b> <b>9</b>


matdsbd Mã thửa đất sau BĐ Decimal 9


Soqls Số quản lý của CSD sau Char 5


Hvts Họ và tên CSD sau Char 50


cmnds Chứng minh nhân sân CSD sau Char 15


Nss Ngày sinh CSD sau Date 8



Dts Diện tích đất sau BĐ Decimal 9


Lds Loại đất sau BĐ Char 50


mdsds Mục đích sử dụng sau BĐ Char 50


sonhas Số nhà sau biến động Char 5


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>ngaybd</b> <b>Ngày biến động</b> <b>Date</b> <b>8</b>


<b>Hdso</b> <b>Hợp đồng số</b> <b>Char</b> <b>30</b>


<b>Ccpl</b> <b>Cãn cứ pháp lý</b> <b>Char</b> <b>30</b>


<b>Ndbd</b> <b>Nội dung biến động</b> <b>Char</b> <b>200</b>


<b>Bảng 20. Phán loại biến dộng</b>


<b>Trường</b> <b>Mơ tả</b> <b>Kiểu</b> <b>Độ dài</b> <b>Khố</b>


<b>niabd</b> Mã biến động Decimal <b>2</b> Chính


Loại Loại biến động Char <b>50</b>


<b>4. </b> <b>Liên kết CSDL không gian (Bản đồ địa chính ) và CSDL thuộc tính </b>
<b>(Hồ sư Địa chính)</b>


Để quan lý cơ sở đữ liệu trong quản lý đất đai việc đầu tiên là phải liên kết
CSDL không gian (Bản đồ địa chính) và CSDL thuộc tính (Hồ sơ Địa chính).


Trong CSDL khơng gian (Bản đồ địa chính) và CSDL thuộc tính (Hồ sơ Địa
chính) đối tượng quản lý chính là thửa đất. Để đảm bảo tính duy nhất của từng
thửa đất cụ thẻ trong toàn bộ cơ sở dữ liệu, mỗi thửa đất được gán một chỉ số duy
nhất. Chí sơ' này là một tổ hợp nhiều thành phần và được xác định như sau:


Chi số (mã) thửa đất =< Mã đơn vị hành chính >< Mã bản đồ >< Số hiệu thửa>


Độ dài: 7 3 4


Chỉ số này cũng được dùng để liên kết giữa cơ sở dữ liệu Bản đồ địa chính
và CSDL Hồ sơ địa chính bởỉ vì một thửa đất sẽ có một chỉ số như nhau trong cả
hai CSDL.


<b>3.4. (ĨIẢI PH ÁP Q U Ả N LÝ c ơ SỞ DỮ LIỆU</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Do đó đề tài đưa ra giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu tập trung trên một máy
chủ (Server) và viộc thao tác cập nhật, chỉnh sửa cơ sở dữ liệu sẽ diễn ra tại các
máy khách (Client) thông qua sự cho phép của máy chủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>CHƯƠNG 4</b>


<b>YÊU CẦU C ơ SỞ HẠ TẨNG KĨ THUẬT CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN </b>
<b>ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI QUẬN TÂY H ổ</b>


<b>4.1. YÊU CẦU C ơ SỞ HẠ TẦNG KĨ THUẬT</b>


Như trên đã đề cập, hộ thống được quản lý thông qua hệ thống mạng cục
bộ (mạng LAN) theo một mơ hình phân cấp Server - Client (Chủ - Khách).


<b>1. Mạng cục bộ</b>



- Cấu hình (cấu trúc mạng)


+ Cấu hình vật lý: Cấu hình phân cấp (hierarchical) là cấu hình mà các
máy tính ở tầng dưới phụ thuộc hoàn toàn vào các máy tính ở tầng trên. Sơ đổ mơ
hình mạng phân cấp nhu sau:


Việc xây dựng theo sơ đồ mơ hình mạng phân cấp tạo điều kiện cho hệ
thống sau này tham gia vào hệ thống mạng của Quận một cách dễ dàng khi Quận
tiến hành quan lý bằng công nghệ thông tin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

- Thiết bị (các thành phần cơ bản)


+ Máy phục vụ (Server): Cung cấp tài nguyên dùng chung cho người dùng
trên mạng.


+ Máy khách (Client): Là máy sử dụng các tài nguyên dùng chung do máy
phục vụ cung cấp.


+ Tài nguyên dùng chung: Máy in, máy Fax, các file dữ liệu ...
- Crd mạng


- Bộ chuyển tiếp
- Cầu nối


- Bộ định tuyến
- Cổng giao tiếp


2. T hông số đề xuất



<i>- Kiến trúc mạng: 100 Base VG-AnyLAN</i>
+ Tốc độ: 100Mbps


+ Cáp: ƯTP 3, 4, 5


+ Phương pháp truy cập đường truyền: Ưu tiên theo yêu cầu (Demand
Priority)


<i>- Cân hình máy khách:</i>


<i>+ PIII 800 MHz trở lên</i>


+ SDRam 256Mb trở lên
+ Monitor Card 8Mb trở lên


<b>4.2. KIẾN NGHỊ VỀ T ổ CHỨC VÀ VẬN HÀNH HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC v ụ </b>
<b>QUẢN LÝ Đ Ấ T ĐAI</b>


<b>1. Lựa chọn hệ điều hành và hệ quản trị cơ sở dữ liệu</b>


Với việc lựa chọn hệ thống phần mềm ArcGIS 8.1 được xây dựng trên hệ
điều hành Window 2000 profestional và Window 2000 Server để quản lý bản đồ
thì hệ thống tiến hành chọn hộ điều hành Window 2000 Server cho máy chú
(Server) và hệ điều hành Window 2000 Profestional cho máy khách (Client).


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính: SQL Server 2000


<b>2. </b> <b>Tổ chức và vận hành hệ thông tin địa lý phục vụ quản lý đất đai</b>


Thực tế hoạt động của ngành Địa chính trong những năm gần đây cho thấy


các hệ thống thông tin đất đai (LIS) là một cồng cụ đắc lực phục vụ quản lý Nhà
nước về đất đai bởi chúng có khả năng xử lý và cung cấp chính xác, kịp thời một
khối lượng lớn thông tin. Vì những lý do đó mà trong thời gian qua, ở nhiều địa
phương đã chú trọng đầu tư xây dựng các hệ thống LIS nhằm phục vụ quản lý và
sử dụng đất. Khó khăn lớn nhất đạt ra khi xây dựng các hệ thống LIS là phải thiết
kế và tổ chức cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai hợp lý, phù hợp với nhu cầu của người
sử dụng.


Quản lý và sử dụng đất hợp lý là nhiệm vụ hàng đầu nhằm phát triển kinh tế
- xã hội ở các địa phương. Căn cứ vào nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, có
thê coi nội dung quản lý và sử dụng đất cấp quận, huyện là quản lý vi mô đến
tùng thửa đất theo các hướng sau:


- Quán lý quỹ tài nguyên đất đai cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Đánh giá hiện trạng và lập quy hoạch, kế hoạch sử đụng đất.
- Quán lý hành chính, dân sự về sử dụng đất và quản lý kinh tế đất.


- Quán lý và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong sử dụng đất đai.
Vấn đề lớn nhất cẩn phải giải quyết trong phương án tổ chức CSDL là việc
phân bố và quản lý dữ liệu. Hiện nay có 4 mơ hình cơ bản để tổ chức CSDL như
sau [3]:


- Quản lý tập trung: CSDL được đặt tại trung tâm của hệ thống;
- Phân tán bản sao của CSDL tại các địa phương;


- Phân tán dữ liệu tại các địa phương;


- Tập trung dữ liệu tổng hợp, phân tán dữ liệu chi tiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

điều kiện thuận lợi trong tương lai để xây dựng hộ thống thông tin đất đai <b>c h u n g </b>


cho cả thành phố Hà Nội trên cơ sở kết nối các hệ thống cấp quận đã được xây
<b>dựng. Theo phương án quản lý tập trung, hệ thống có 1 CSDL dùng chung được </b>
đặt tại ủy ban Nhãn dân (UBND) Quận và được quản lý bởi Phịng Địa chính -
Nhà đất. Việc cập nhật, kiểm tra và quản lý dữ liệu sẽ do các cán bộ chuyên trách
của Phòng Địa chính - Nhà đất đảm nhận. Các cơ quan cấp Quận trực tiếp khai
thác thông tin từ CSDL, còn các Phường sẽ khai thác thông tin thông qua hệ
thông mạng máy tính (hình 1). Để làm giảm chi phí đầu tư ban đầu, theo chúng
tôi nên sử dụng các địch vụ truy cập Internet, đạc biệt là dịch vụ ADSL, làm hạ
tầng cơ sở mạng. Khi điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép, có thể tiến tới nối
mạng bằng cáp quang hay cáp đồng trục các phường gần trung tâm hệ thống như
Phú Thượng, Xuân La, Bưởi, Nhật Tân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Để đảm bảo hoạt động có hiệu quả với chi phí đầu tư thấp nhất, hộ thống
nên được xây dựng theo 3 giai đoạn như sau:


<i>- Giai đoạn 1: thử nghiệm hệ thống. CSDL được cập nhật các thông tin của 2 </i>
phường thử nghiệm là Bưởi (nơi q trình đơ thị hóa đã diễn ra từ lâu) và Phú
Thượng (nơi quá trình đơ thị hóa mới diễn ra trong thời gian gần đây). Trong giai
đoạn này các chức nâng của hộ thống sẽ được khai thác thử nghiệm, trên cơ sớ đó
đưa ra các giải pháp nhàm khắc phục nhược điểm phát hiện ra. Đồng thời đây
cũng là giai đoạn đào tạo kiến thức về hộ thống cho các đối tượng sử dụng trong
tương lai.


<i>- Giai đoạn 2: vận hành hệ thống. Hệ thống được tiếp tục cập nhật thông tin </i>
của 6 phường còn lại là Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng An, Yên Phụ, Thụy Khuê và
Xuân La. Trong giai đoạn này ở các ƯBND phường có thể đặt một số trạm thông
till (Information terminal) để phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin về đất đai của
nhân dân. Để quản lý hệ thống, trong giai đoạn này cần lập ra một đơn vị chuyên
trách trực thuộc Phịng Địa chính - Nhà đất hay ƯBND Quận.



<i>- Giai đoạn 3: mở rộng hệ tlĩỏhg. Hệ thống được kết nối với các hệ thống </i>
thuộc các quận (huyện) khác để tạo thành một hệ thống thông tin đất đai chung
của thành phố. Như vậy, trong giai đoạn này hệ thống không chỉ phục vụ cho nhu
cầu của Quận mà còn cho các cấp cao hơn là Thành phố và Trung ương.


Đê có thê vận hành, hệ thống cần được trang bị các thiết bị tin học (phần
cứng và phần mềm) phục vụ cho công tác thu thập, cập nhật, lưu trữ, xử lý và
hiến thị thông tin. Nhu cầu tối thiểu về các thiết bị tin học được cho trong bảng
21.


<b>Bảng 21. Nhu cầu về thiết bị tin học của hệ thòng theo từng giai đoạn</b>
ST


T


Tên thiết bị Số lượng


<i>Giai đoan </i>
<i>1</i>


<i>Giai đoạn </i>
<i>2</i>


<i>Giai đoạn </i>
<i>3</i>


'T'


<i>ỉ Ổng </i>
<i>cộng</i>



] Máy chủ dữ liệu (data


server)


1 1 1 3


2 Trạm làm việc (workstation) 4 6 8 18


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

5 Bàn số hóa AO 1 0 0 1


6 Máy in AO 1 0 0 1


7 Phần mềm quản trị CSDL


Oracle


1 1 1 3


8 Phần mềm GIS (Arclnfo) 2 0 0 2


9 Phần mềm khai thác CSDL 4 6 8 18


10 Phần mềm CAD và các phần


mềm chuyên dụng


2 2 0 4


<i>* Số lượng các plicỉn mềm tính theo giấy phép cài đặt (license)</i>



Nguồn nhân lực có vai trị hết sức quan trọng trong một hệ thống thơng tin,
Để có thể vận hành được, hệ thống cần có nguồn nhân lực tối thiểu được cho
trong báng 22.


<b>Bảng 22. Nguồn nhàn lực tối thiêu dể vận hành hệ thơng</b>


STT Vị trí Số lượng


1 Kỹ sư quản trị hệ thống và mạng 1


2 Kỹ sư quản trị CSDL 1


3 Kỹ sư đo đạc - bản đồ 2


4 Chuyên viên về hồ sơ địa chính 2


5 Kỹ thuật viên ở các phường 8


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67></div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>CHƯƠNG 5</b>


<b>XÂY DỤNG THỬ NGHIỆM PHẦN MỂM q u ả n l ý c ơ s ở d ữ l i ệ u h ệ </b>



<b>THÔNG TIN ĐỊA LÝ PHỤC v ụ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở </b>


<b>QUẬN TÂY HỔ</b>


<b>5.1. THIẾT KẾ M EN U CHƯƠNG TR ÌN H (p h ụ lụ c 1)</b>


Phần mềm phục vụ công tác quản lý đất đai cấp quận được xây dựng nhầm


khắc phục những khó khăn trong công tác quản lý dữ liệu hồ sơ địa chính, bản đồ
địa chính và là công cụ tiến hành tra cứu dữ liệu một cách nhanh chóng. Tuy
nhiên, do một số cơng việc trong cơng tác quản lý cịn liên quan đến nhiều cấp và
thời gian nghiên cứu cịn hạn chế nên khơng thể xây dựng các chức năng phục vụ
các cơng việc đó một cách chính xác và đầy đủ.


Phần mềm được thiết kế, hoàn thiện đáp ứng mục đích quản lý, tra cứu,
tìm kiếm dữ liệu hồ sơ địa chính và dữ liệu bán đồ địa chính.


Các menu chính bao gồm: Thơng tin quan lý; Đăng ký đất đai; Cập nhật
biến động; Tra cứu thống kê. Trong đó:


* Menu T hơng tin quản lý bao gồm các chức năng:
- Thông tin theo đối tượng:


- Thửa đất,
- Nhà,


- Chủ sử dụng.
- Đơn.


- Bản đồ.
- Sổ địa chính.
- Báng liệt kê đất.
- Danh sách phân loại.
- Hệ thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>* Menu Đãng ký đất đaỉ bao gồm các chức năng:</b>


Số cấp giấy chứng nhận



- Danh sách cấp GCN quyền sử dụng đất


- Danh sách cấp GCN QSDĐ và thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Giấy chứng nhận:


- Quyền sử dụng đất và tài sản trên đất
- Quyền sở hữu nhà


* Menu C ập n h ật biến động bao gồm các chức năng sau:
- Đơn


- Đăng ký biến động
- Thông tin lịch sử
- Theo đối tượng:


- Thửa đất
- Nhà


- Chủ sử dụng
- Chuyển nhượng


- Thực hiện nghĩa vụ tài chính
- Đãng ký đa mục đích sử dụng
- Sổ theo dõi biến động đất đai


- Thông báo về việc chỉnh lý biến động


* Menu T ra cứu Thống kẽ bao gồm các chức năng:
- Tìm kiếm theo đối tượng



- Tim kiếm theo đăng ký
- Tìm kiếm thơng tin lịch sử
- Thống kê kiểm kê:


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>- TK 04</b>


<b>• s . 2. THIẾT KẾ CÁC GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH (phụ lục 2 )</b>


- Thửa đất: Chứa đựng các thông tin liên quan đến thửa đất. Tất cả các thửa đất
hiển thị trong danh sách là toàn bộ các thửa đất nằm trong phạm vi của khu
vực mà người sử dụng chọn ban đầu. Để hiển thị lại thông tin về thửa đất đã
nhập có trong danh sách có thể nhấp chuột vào mã của thửa đất có trong danh
sách.


- Nhà: Chứa đựng các thông tin liên quan đến càn nhà. Tất cả các ngôi nhà hiện
lên trong danh sách là các ngồi nhà đang nàm trong phạm vi của khu vực
được chọn, Để hiển thị lại thông về các ngôi nhà đã nhập người sử dụng có
thể nhấp chute vào mã của ngôi nhà hiển thị trong danh sách.


- Chủ sử dụng: Là giao diện nhập các thông tin liên quan đến chủ sử dụng. Các
chủ sử dụng hiển thị trong danh sách là các các chủ sử dụng đều đã nằm trong
đanh sách sổ quản lý cua khu vực. Để hiện thị lại thông tin về chủ sử dụng đả
nhập người sử dụng có thể nhấp chute vào mã của chủ sử dụng đang có trong
danh sách.


- Khai đơn đăng ký quyền sử dụng đất.


- Đãng ký sử dụng: Để nhập các thông tin về một đăng ký sử dụng ban đầu.
Trước khi nhập về thơng tin của một đăng kí sử dụng người sử dụng phải nhập


các thôns tin về: số hiệu ban đồ, số hiệu thửa, số nhà, số quán lý của chủ sử
dụng.


- Trong khi nhập các thông tin về đăng kí sử dụng người sử dụng có thế có
hoặc khơng khai báo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và đăng ký đa muc
đích sử dụng của chủ sử dụng. Tuy nhiên nếu không khai báo ngay thì bạn
phái cập nhật các thông tin này trong choc năng cập nhật.


- Bán đồ: Giao diện chứa đựng các thông tin về bản đồ. Trên giao diện có chứa
một số công cụ để thao tác với bản đồ.


- Nội dung bảng liệt kê thửa đất.


- Danh sách phân loại các đối tượng theo chuẩn
- Nội dung sổ cấp giấy chứng nhận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>- Danh sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài </b>


<b>chính.</b>


- Khai <b>đơn đăng ký biến động đất </b>đai


- Đãng ký biến động: là nhiộm vụ bắt buộc khi xẩy ra một biến động về thông
tin quản lý.


Quy trình đãng ký biến động được tiến hành theo các thông tin được đưa ra
trong thanh Statusbar. Và nội dung nhập vào đây là tiền đề cho việc xuất ra sổ
“Theo dõi biến động đất đai”.


- Thông tin lịch sử: Là giao diện nhập thống tin chi tiết về một biến động đẻ


tiện cho việc tra cứu tìm kiếm sau này.


- Chuyển nhượng quyền sử dụng: được sử dụng khi có chuyển giao quyền sử
dụng của nguời này cho người khác. Các thông tin phải nhập ban đầu đó là số
hiệu bán đồ, số hiệu thửa đất...Sau khi đã mở được thông tin của đăng kí sẽ
được chuyển nhượng thì phải mở thơng tin của chủ sử dụng mới và nhập các
thơng tin liên quan đến đăng kí mới.


- Thực hiện nghĩa vụ tài chính: Cho phép khai báo việc thực hiện nghĩa vụ tài
chính của chủ sư dụng đã đăng kí nhưng chưa khai báo việc thực hiện nghĩa
vụ tài chính và tổng số tiền nhập phải bằng tổng số tiền thành phần


Tổng số Tổng số Thuế chuyển


tiền tiễn + quyền


- Đãng ký đa mục đích sử dụng: Khi tiến hành đàng kí thơng tin cần quan tâm
đó ỉà giới hạn về diện tích mà chủ sử dụng được đăng ký. Các mục đích sử dụng
được liệt kê trong danh sách để người sử dụng có thê xem trực tiếp


- Tìm kiếm theo đối tượng


- Tìm kiếm theo đăng kí sử dụng
- Thống kê kiểm kê


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>KẾT LUẬN</b>


1. Quận Tây Hồ là quận mới thành lập của thủ dô Hà Nội, chiếm một vị trí
rất quan trọng trong sơ đồ phát triển không giãn của thành phố Hà Nội, dân số
íãng nhanh, quá trình đơ thị hố phát triển rất mạnh mẽ, nhiều vi phạm trong quá


trình sử đụng đất đã diễn ra, hộ thống hồ sơ địa chính chưa hồn thiện, gây rất
nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý nhà nước về đất đai.


2. Để công tác điều hành, quản lý đất đai một cách hiệu quả các nhà quán lý
và người sử dụng cần phải được cung cấp thông tin kịp thời, có độ chính xác và
tin cậy cao. Các yêu cầu đó hiện nay chỉ có thể đáp ứng được bằng Hệ thông tin
địa lý. Do đó, việc xây dựng một cơ sở dữ liệu thống nhất phục vụ công tác quán
lý Nhà nước về đất đai ở cấp quận là hết sức cần thiết.


3. Hệ thông tin địa lý cho phép tổ chức, sắp xếp các thông tin thánh một cơ sở
dĩr liệu hồn chỉnh, thích hợp cho việc xử lý tự động bằng cơng nghệ thơng tin.
Nó cho phép nhập, lưu trữ, xử lý và phân tích một khối lượng thông tin lớn, đa
dạng theo một chuẩn thống nhất nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể về sử dụng
hợp lý tài nguyên đất.


4. Căn cứ vào nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai, có thể coi nội dung
quản lý và sử dụng đất cấp quận (huyện) là quản lý vi mô đến từng thửa đất theo
các hướng sau: Quản lý quỹ tài nguyên đất đai cả về số lượng lẫn chất lượng;
Đánh giá hiện trạng và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quản lý hành chính,
dân sự về sử dụng đất và quản lý kinh tế đất; Quản lý và đề xuất các biện pháp
bao vệ môi trường trong sử dụng đất đai.


5. Cơ sở dữ liệu đất đai cấp quận bao gồm cơ sở dữ liệu không gian (bản
đồ địa chính) và CSDL thuộc tính (hồ sơ địa chính). Do vậy, việc thiết kế CSDL
phục vụ quán lý đất đai bao gồm: thiết kế CSDL bản đổ địa chính và thiết kế
CSDL hổ sơ địa chính và liên kết CSDL bản đồ địa chính với CSDL hồ sơ địa
chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

vector Spaghetti đã được sử dụng. Các đối tượng bản đồ địa chính trong CSDL
được phân loại theo nhóm, lớp, đối tượng, mã số, chỉ số lớp, dữ liệu thuộc tính.



7. CSDL hổ sơ địa chính được mô tả dưới dạng biểu bảng quan hộ, bao
gồm các thực thể: Địa chỉ thửa đất, nhà, chủ sử dụng, đăng ký sử dụng, đa mục
đích sử dụng, thực hiện nghĩa vụ tài chính, đăng ký biến động, lịch sử biến động.


8. Để quản lý cơ sở dữ liệu trong quản lý đất đai cần phải liên kết CSDL
Ban đồ địa chính và CSDL Hồ sơ Địa chính và đối tượng quản lý là thửa đất. Để
đảm bảo tính duy nhất của từng thửa đất cụ thể trong toàn bộ cơ sở dữ liệu mỗi
thửa đất được gán một chỉ số duy nhất được dùng đê’ liên kết giữa cơ sở dữ liệu
Bản đồ địa chính và CSDL hồ sơ địa chính.


9. Tồn bộ thông tin đất đai cần phải được quản lý một cách chạt chẽ.
đồng bộ và thống nhất trên phạm vi từng đơn vị hành chính các cấp. Do đó, giai
pháp tốt nhất là quản lý cơ sở dữ liệu tập trung trên một máy chủ (server) và việc
thao tác cập nhật, chỉnh sửa cơ sở dữ liệu sẽ diễn ra tại các máy khách (client)
thông qua sự cho phép của máy chủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


<i>1. Nguyễn Thế Bá. Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. NXB Xây dựng. </i>
Hà Nội 1997.


<i>2. Võ Kim Cương. Nhu cẩu ímg dụng cơng nghệ GIS cho cơng tác quy hoạch </i>


<i>vù cỊiuĩn lý đô thị thành p h ố Hồ Chí Minh. Tuyển tập báo cáo hội thảo </i>


khoa học ứ ng dụng công nghệ hộ thông tin địa lý lần thứ 4, T. p. Hồ Chí
Minh 1998, 66-70.


<i>3. Đinh Ngọc Đạt. Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cỏníỊ tác quản lý íhít </i>



<i>đai cấp quận. KLTN Hà Nội 2003.</i>


<i>4. Bùi Mai Hiên, ứng dụng công nghệ SỈCAD trong hệ thống thông tin đất vù </i>


<i>hệ thống thông tin địa lý. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học, công nghệ </i>


và bản đồ học, Hội Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, 1998, tr. 84-92.


<i>5. Hà Minh Hoà và nnk. Báo cáo chuyên đề “Xây dựng cấu trúc thông till </i>


<i>dược tống hợp từ Sà Địa Chính phục vụ CƠIIỊỊ tác CỊiiản lý Nhà nước về đứt </i>
<i>dai à cấp tỉnh </i> Hà Nội, 1999, 46 trang.


6. Nguyễn Đức Khả. Giáo trình Cơ sở địa chính. ĐHKHTN. Hà Nội 2000.
7. Nguyền Đức Khả và nnk. Nghiên cứu q trình đơ thị hóa phục vụ cho


quán lý đất đô thị ở quận Tây Hồ- Hà Nội. Tổng kết đề tài cấp ĐHQG HN


<b>2000.</b>


<i>8. Phạm Hữu Khang. Lập trình ứng dụng chuyên nghiệp SQL Server. NXB </i>
Giáo dục. Hà Nội 2000.


<i>9. Nguyễn Thị Hoàng Liên, ứng dụng /lệ thông tin địa lý nghiên cứit biến </i>


<i>(ÍỘIÌÍỊ dỏ thị vù môi trường vùng giữa sông Nhuệ và Hồ Tây (Hà Nội) }>iai </i>
<i>đoạn Ỉ983 - 1994 và dự báo đến năm 2002. Luận văn Thạc sỹ.</i>


<i>10. Trần Thế Ngọc, Xây dựng hệ thống thơng rin địa chính T. p. Hồ Chí Mình </i>



<i>d ể quan lý đất đai đến năm 2010. Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<i>11. Đinh Hồng Phong. Giáo trình Hệ thống thơng tin đất đai. ĐHKHTN Hà </i>


<b>Nội 2001.</b>


<i>12. Trần Vãn Tuấn. Giáo trình Thống kê và kiểm kê đất. ĐHKHTN Hà Nội</i>
2001<b>.</b>


<i>13. Nguyễn Thị cẩm Vân. Xây dựng cơ sơ dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ </i>


<i>quản lý và sử dụng đất đai cho một tỉnh. Hù Nội 2000. Tóm tắt luận án </i>


tiến sỹ địa lý.


14. Vũ Bích Vân. Nghiên cứu cớ sở lý luận và cộng thành lập hệ thống bán đồ
địa hình cớ bản VN, ứng dụng cơng nghệ mơ hình số địa hình. Báo cáo
tổng kết đề tài cấp Nhà Nước. TCĐC Hà Nội 1991.


<i>15. Đặng Hùng Võ, Đinh Hồng Phong. Vấn đề xây dựng Hệ thống thôiĩiị fill </i>


<i>địa lỷ (GIS) phục vụ quản lý đa ngành cho Thành p h ổ Hồ Chí Minh. </i>


Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học Địa lý - Địa chính, Hà Nội, 2000, tr.
249-267.


<i>16. Nhữ Thị Xuân. Nghiên cứu xây dựiĩíỊ mỏ hình cơ sà dữ liệu hệ thôn {Ị tin </i>


<i>địa ỉý phục vụ quán lý đất đai quận Tay Hồ. Tạp chí địa chính số 4 năm </i>



2003. Trang 1 9 - 2 1 và 24.


<i>17. Nhữ Thị Xuân, Trần Quốc Bình. Nội dung thơng tin và phương án tổ chức </i>


<i>cơ sớ dữ liệu đất đai quận Tây Hồ - Thành phô' Hà Nội. Hội nghị khoa </i>
<i>học nữ lẩn thử 8. NXB ĐHQGHN 2003.</i>


5. Tổng cục Địa chính. Dự án khả thi xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài
nguyên đất. Hà Nội, 1998, 347 tr.


<i>18. Tổng cục Địa chính. Quy phạm thành lập bàn đồ địa chính. 1999.</i>


<i>19. Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC hướng dẫn đăng kỷ đất đai, lập hồ sơ địa </i>


<i>chính và cấp giấy chứng nhận quyển sứ dụng đứt.</i>


<i>20. S. Aronoff. Geographical information Systems: A Management and </i>


<i>Perspective. WDL publication Canada, 1993.</i>


<i>21. Tor Bernhardsen. Geographic Information Systems. Viak IT, 1992, 452pp.</i>
<i>22. P. A. Burrough. Principles o f Geographical Information Systems fo r Land </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<i>23. P. Dato, Nik Mohd Zain et al. The National infrastructure fo r Land </i>


<i>Information System, applying Information Technology to improve the </i>
<i>utilisation o f land data in Malaysia. Internet document, 2000, 9 pp.</i>


<i>24. Kuldip Rai and D. K. Bhalla. Computerisation o f Land Records in India. </i>


Internet Document, 2001.


<i>25. O.M. Krupenin, Jurg Kaufmann. Support o f the development o f Belarus </i>


<i>by a Land Information System. Internet Document, 2000, 10 pp.</i>


<i>26. P.A. Longley, M.F. Goodchild et al. Geographic Information System. Vol. </i>
1. John Wiley & Sons, New York, 1999, 651 pp.


<i>27. Ravindran. A, Jaishankar. J. GỈS based Information Svstem fo r Village </i>


<i>Level Planning. Internet Document, 2001.</i>


28. WALIS Executive Policy Committee. <i>Western Australian Land </i>
<i>Information System: Guidelines fo r Custodianship. 1999, 45 pp.</i>


<i>29. Klosterman R.E. The appropriateness o f Geographic information Systems </i>


<i>fo r regional planning in the developing world. Computer, Environment </i>


and Urban Systems. Vol. 19, N l, pp 1-13. Pergamon Press, 1995.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77></div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>PHỤ LỤC 1</b>


<b>Thiết kế menu chương trình</b>


Menu chính


í s * ĩ a E r ;- - r : _-j« *



<i>\ x » f d t!*t </i> dkO*Z Ita p iạ r -»ẹ r ô * f t tc q a in lỷ đát (h ì r ú q i Ị a
<i>Thâog NB qul« lỷ </i> <i>D tag ki đli dai Q p ahli biC« đủag T a Ciru-Thoag t t</i>


< || - *. í


Ạ l;Ạ, II ;i.\ II \ \Ộ!


/ 6 ? I KI í <i>j </i> <i>,</i> . V.\J h " A 1K ì I I . 1II:: N


<b>f t </b>



<i>%</i>


<b>C ' X</b>



/ ị j ỉ \ ' í)é lui


. / £ - -J \ Á Y IM Ní; MĨ I IIN II < <í SỊ m I.I I I M Ị I m o m; t h ỏ m; I IN DỊ \ I.Y


" , n u (• V I Q l AN I.V O.Á I l ' VI Í)ƠN v ị HAN H ( U Í M I C A I'0 1 ẠN


( LÁY V i 111 ụƯ A N T Á Y n ó . IH Á N H PHĨ HÀ NỊI <i>ị</i>


Xiv ịựng ítóng thõng fin phục V1,< CỎ05 !«c »iản V đ W đ» cũ«Go«n 19/12/2C03


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<b>Menu thông tin quản lý</b>


u w u m a n


T t ỡ t g Iio q n ẳ ầ lỷ D i i | k i d l i d ii C i p i k Ị i b t t * d B i | T a c n - T k ổ a g ke



Đdo m u :---—


B l o dB C h ủ t ử d M ó f
T“
Sử d u c k ia b
B í a g h e r k e d v i
D ia b i i c h p t ì io l a i i


<b>■=_ỂL*.</b>


D A ! H ' . '■ HÁ. NỌI


'rrorỊVi O A Ỉ H' liO C T H N H I R V


Đé lài


XAY D Ụ N G M O UJNH cơ sơ D l uịx u ị : T H Õ V ti T IIO N G I IN DỊ \ !
P l i r c V Ị Q t AN L V HÁ I D A I DON v i HAN H ( H ÌN H C V P Q I ẠN


<i>(</i> LẤY V í DU QUAN I AY n ó . TH À N H i’f l ố UÀ N Ó I )


J B S a n <i>JỊ ti \l</i>


Xdydựng h q M n ọ ửũngỉ*1 vvcdfig t4C quỉn lýđỉl d « CV4 ũu«r 19/12/2CC3


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>Menu đăng kí đất đai</b>


<b>HZEB3E</b>



Tbổog Im quấn ly <i><b>ũếữỆ fc( </b></i><*1 d*i G p ttbtt túca dùug T a cúru-TbiÒBg be
* ữ <i>\fi &</i> E * t t g t i ũ r d u đ g


só ctpgiiy ctữag aUi


Daih MchcấpỡGNquyẽaiùrduag dấi


Đ ú t l ị c t etfpOCN QSCO«è Ibưc hi*a I g k ầ n tAi ckíoli


QGCt)*à tài Ua tiCa <fii
Quyèa lỏ bĩru chi


TRtr [ I Ị


'I ■ í li \ HA v'-'
KiKv'. iỉ'


mí-Đt lài


X Ả Y D Ị N t ; M Ố H I M i ( X í s ơ I>1 l . i r i ' I I Ệ t h o m ; t h o n g t i n IM V l >


<b>P HỤC’ VI Q l . V N L Y D Á I DAI DƠN v ị 11 \ N I | . I I Ì M Í c Vi ’ Q t ' Ạ \</b>


<i>(</i> LÁY v í DU OUẢiS IÃV li ồ . IU A N H l’ IIÃ N Ơ I )


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b>- Menu cập nhật biến động</b>


V <i>Xiy</i> dưng <i>ếề</i> tV>»Ẹ Ịlị»| 1 ■■ cónrị T5tc qÚA ly dài đa>cm c*jjKj
Ttóij Ui quia lý Dugkidấidai Clpahli biCt dteg Tacứu-Thóag ke



• 6 J. <i>& â> c£ 3 H ị"</i>


Đ U ị kí b«ea Ạ a g


T h ị « g t ĩ * l ị e h ũ


_5j*J


C k * y ế « I b u o a g


T h iỊC h i Ị a a g h l a « ụ t i i c h í n h


r a u c đ í c h l ử d u a g


S ố r h * o đ ô i b i f ■ d ơ a g « 1 d a i
T k 6 i | b é o * i h c k í a h i ý b ie a d ô o g


T h ủ a đBì


N U


C h ủ t ử d u a g


<b>I'kLC’N</b>


\ t l . \ ;.Ọ i


IIO. \ 11' it ■ li Mil!'


De lái



X Ả Y D Ụ N G V IÒ 1 1 IN M < ó s o IM I . ự : i H ị: í i i ( W ( ; m o \ ' ( , ] IN I
P H Ụ C v ụ Q U Â N I .v D Á T l > \ I DƠ N VỊ H A N H c 1IÌN H C A<i>V</i><b>I</b>>1


( LAY V í DƯ ỌUẢN TÀY H ổ . T llÁ N II PHỐ HÀ NỘI )


IV IV


\ !S


X i y d y rtg h$ Ihổng th ông I n phực v v c ổn g tá c * * ỉ r <i>\ / đd t đ u c ú a Q u ^n </i> 1 <i>% 1 </i> <i>i</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>- Menu tra cứu- thống kê</b>


E E m a a n Ị13 a ạ BEEHB


T h A i g l i * q u i f l l ý £ f t á g f c i < t t i 4 » Ị C ầ p B b Ị i b i C a d


* f t


-T n cfa--T h o ig ke
r n k i b n t U o A i i lif t in g
T ầ n k i t m t h e o đ a a g k ỉ
r«n kien thẠùg tu lịch tử


<b>T K -O I</b>


TK-02
TK-C3
TK-05


T R llD N G ĐẠT H'


<'.*< Tri A n
't.lK.i.V no


V)!
' n/viiiW


Đề lài


XAY DỰNG MO ĐINH <i>c ơ</i> s o IM U Ệ r UỆ TU ONG I I I ĨNG TIN ÍHV I 'i


P H Ụ C VỤ Q U À N L Y D A T i m DỠN v ị U A N II C H ÍN H C A P Q CẠ .S
( LẤY V Í DU QUAN I ÁY H ồ , I I I A NT I PHỐ UÀ N Ò I )


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>PHỤ LỤC 2 </b>


<b>Thiết kế các giao diện chương trình</b>


Thửa đất:


Cơ quad ữbà ũứ*f«c chú quiiQ--- — — — - - " - ... ...— --- —---


g l M ớ K Y m ái I Q uào I ' • " ~ u PhưỜQg Ị — I ]


<i>Tbũog ĨIQ vc. ibừa Ớ6i — -— --- ---- --- ---- —...- ... - • </i> ... ... *...


Số hièu bân đổ

ZEI

Loại dât

J



So biệu tbí& T tạog thái - ,



Diên tích m* Giá V N Đ /m :


Đ iadaah. • H:; Gbi chú


M ă th ì a đát <i>M ã ử BĐ</i> PtưÈíQg Traũg thái L oai'


110103010011 ■ 1010301001 Butới Đ aa£ tổd tại Đ át ó


101030100110 1010301001 Bixời Đang tổ a tại Đ ãt ó


101030100111 1010301001 Bi Đan£ tổ a tại Đ ã tị


101030100112 1010301001 Buỡi Đ aag to a tại Đ ãt ó


101030100113 101030100Ỉ Butri Đ aag tƠQ ạ i <i>Đ ét ó</i>


101030100114- 1010301001 Bưới Đang tổQ ạ i Đát ó


101030100115 1010301001 Buứi - Đ aag tồ a lại Đ át ó 1


m m if t 1 nn I I Í
<1


<i>1 r> 1 </i> <i>n 1 nr\ 1</i>


1


rs__ _ ^ EVÍ, L— 1



<i>± r</i>


Ũ M é ri I ỊgLẠ ị X I Ep-+Tboát I =


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>-Nhà:</b>


x j


<i>z ì</i>


Các ihí- <i>-.ĩ.</i> l i a Yt QgOi a b ã d8 được x#y dựtig


So biệu BĐ
Đĩa chi
Diện tích XD
Loại a bà
Tong l ố à a g
Dặc diem


Diệa tích Giá nhà


D Mới {p-*Tbốt


1 s ố hĩẽu tb ìâ Số abà


1 <i>mz </i> D iẽatícb S D ■■


1 " <i>z. </i>1 Kết cáu


Tàog aố 1 1



YNĐ/m


MS ahà PhLÈrag Địa chi ▲


1101030100111129 Butri <i>129, pbuẺrog B uéi, Tày Ho</i>


101030100112128 Buỡi 12®, phuờag

<i><b>Bươi, </b></i>

<i>Tầy Hổ</i>


101030100121353 Buới 135C, pbrag Bưtri,Tảy Hồ


101030100151352


«1 ■


Bubi


1


135B, phuờag Bi, Tây Hồ


<i><b>ỉ</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>Chủ sử dụng:</b>


n <i>X]</i>


<i>Cơ</i><b> quao. ahà </b><i>aưá'Z</i><b> cb.ú quàa --- </b> <b>- - —</b>


<b>g ỉ</b>

<i>M</i>

<i>h</i>

<b>K V " f t I Qưậtt ITĩ- </b>

<i>3</i>

<b> PtuÈros I </b> <b>3</b>


<b>Cá: thô ag tia vé chú iirdụag</b>


<b>Ho</b> <b>Nguyễa Thị</b> <b>Tcq</b> <b>Maab</b>


<b>Sò' quán lý</b> <b>180+1</b> <b>CMND</b> <b>02C6634</b>


<b>LoạiCSD</b> <b>Cá abãa</b> <b>Ngày Iiah 07/06/1955</b>


<b>Giới tính</b> <b>Nữ </b> <b>-r</b> <b>Cboag</b> <b>Nguyẽa Via et</b>


<b>Hó kháu.</b> <b>128, ptuàag Buới, Tây Hồ</b>
<b>Chó ớ biêa ai 128, phuừog Bưới, Tây Hổ</b>
<b>P" CJiủ sir đụng</b>


<b>Mô ctiùiừd...</b> <b>Họ Tèa</b> <b>Ngày ìlab</b> <b>Hô kháu</b>


<b>10103011796</b> <b>NguyễaTbị Triab</b> <b>1S/10/196S</b> <b>13SB, pbuìrag Bưới.T</b>
<b>10103011801</b> <b>Phạm Thị Tuyct Mint</b> <b>17/12/1940</b> <b>131, phuởag BuÉri, Tã'</b>


<b>10103011803</b> <b>TàaVãa Năm</b> <b>13/03/1932</b> <b>129, phườag Buới,Tà’</b>


<b>10103011978 </b>


<i>*</i><b> 1</b>


<b>LýTbỊYếa La a</b> <b>16/12/1956</b>
<b>1</b>


<b>134, phii&ag Buới, Tấ„</b>


<b>± r</b>
<b>í - - Ị 151 Lưu I X Húy I (p^Thoát ị</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>- Khai đơn đăng ký quyền sử đụng đất.</b>
<i>T h A ifU i q u ỉ a \ ị D U ậ k id tìd k i C l p i h l i M a f t i | T « a h ^ T k ị ig k e</i>


<b>1.1» fin L</b>


<i><b>ỉ</b></i>



Tầii


<i>Mí</i> Mut đith từduaf D«*» litbí*1)<i><sub>Cbvmg</sub></i> TWji bo <i>titduag</i>


1


<i>2</i>


3


1 ■ " <i><b>ú</b></i> ! 1...1 1 11 ....- .... 1


i z E Z í ' 1<sub>1 </sub> <sub>1 1 </sub> <sub>1</sub>


*1 [ 1 1 1 1 1


ỉlguoa jfOc tirduaj dái 1


<i>ế. Vrtm làn trim</i>



* <i>Cế*T trinh </i>


nkề.-D-chiỉ I


D»» I.k xoi 1 - DiAa õck so 1 u Toa0 >Q » j ị__ 1


Kxũv I
Mgi*afẽc[


D^o tfch 5D L


I Hệ IH Mufti iiaj <i>%ia</i> hflu Uầ I


I---- ---- ———— ---1
<b>Xjy6/ngh4hỉnatận0taf>ỉv:vvctaat«C9J«n^đẳlđ»cú»OuV'</b>


36 Sturt _jTH_U adA AniBii Ị <i>THLl>dAd • M tcracfi i Q X A y á*n% Ke IhổnỊ Ih ò </i>


->!*■ Mk 01/12/2003 CUy mihk BhAo <i>ơầM</i> 1 □ I I 0 1 « 2 « W


Qwoc«ck 1


<i>k.TtoUđmc</i>


TWm k*p tWo qu^t d*k M _ j <i>Ca</i> quâi quyci disk tfafttb Iftf 1 1 Nfliy 0'/12/2003


Z.K*kft*)«ftj| kiatvaai


<i>m. Viqmjiti rủ ề*j%f ắM</i>



1 CttttKb 1 j


ki "Ịuyoe <i>từ đung</i> ahưuu


ĩ V
\ N


1VI2/ITO


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>Đãng ký sử dụng:</b>


Co quao ũtLi 3LWC chù qLiia_
<i>M ớ K V m à i </i>I O i l ậ n •
— c&" dói <i>tbam íia áãag kí</i>


<b>Só' hiệu báu dơ</b> <b>Số hiệu thìa</b> Số abà


ỉ Phường


Só' <b>quãa </b>lý


T h ia d ã t] N hà I C b u iird u n fl I Đ ãag kí lúrdụqg ||


M ã Đ KSD


<b>Nội duog </b>
<b>Ràng buộc </b>


N g àỵ Q Đ



Sò" Q Đ TL <b>UEMDC12</b>


<b>Đổng </b>

<i>ỷ</i>

<b> cáp giãy chúng aháũ quyea lít dụag dât</b>


Kbóog


26/1000 <sub>Tbèri bạa SD</sub> <b>Lâu dài</b> <b><sub>Ngày vào so</sub></b>


J


0 Lưu


<b>X Húy</b>


NVTC


<b>M Đ S D</b>


<b>(P^Thoát</b>


M à ử bá a đổ Pbưừag Số biệu tõo dồ


1010301001 Bươi 001


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>- Bản đồ:</b>


<i>• X i y < 1 ự » l h * t l u ỉ n g Ư K iP ị r l a p k a c *JỊ r ó i t g t í r q Ú B >Ị á £ l < b t c u q i > « « | B « n ^ 6 4 j l c t f t t t f j *</i>
<b>0</b>


<b>^ 1 4 i J £ j </b>


<b>» 1 * 1 J!J</b>


♦ ft .5 <i>10 ễJ uí u <0 <*i fit Cv</i>


<ao$o %
<b>H jN «</b>


<b>cãí 6*ữ 'rnh</b>
<b>c ã i TiyHỐ</b>


<i><£ỳ</i><b> Bưái</b>
<b>*Í> E 2 D</b>


<i>• ị T K » V h * </i>


<b>< 6 f * " P * V</b>


f

<b>TứLién </b>


N h * T 4 n


<b>ŨuỉragM^ </b>
<b>X u ả n ĩi </b>


<i>< íỊỳ P h ũ ĩ h ư r m g </i>


t£i HoanKjwn


<i>Ịg</i> <i>i H * BA Tíưng </i>



<i>ũ ố r g ồ *</i>
<i>&■</i><b> Thanh Xuért </b>


<b>C * J » iy</b>


104j't 1


<b>: »13</b>


<b>' 7-f?</b>
<b>5j ;</b>
<b>T h ỉ</b> <b>v></b>
<b>T ®i </b>


<b>1 </b> <b>H i </b>


»<*Ì*J 3# Ị


<b>5 * í </b>


; » Í T
3*1
I V » H J 3 ậ j


<b>v » aM—</b>
<b>;■■</b><i><b>.ỳ Ỉ M iù 6' ; ■</b></i>
<i><b>' </b></i> <i><b>b£/'</b></i> <b>' ■ ' • • ■</b>


“ 4 , NjTTa»BiKisLK«^ 'V 5**>T<í;-ik,Hơi



<b>, , ỉ 4 jTM N*pc H 4» </b> <b>JỊW </b>
<b>" </b> <b>7-4 * </b>


1 " “ImT* Ft«Wi J »;


<b>M >7</b>
<b>, 5 . *</b>


_ <b>-T J.W *</b>


Jj *


;>> ;TJ JJ/43


WBộKatrfô^ ã*'. 5"JT<*>Ti


.. 'y ị? íl1««Ik ftw«i


<b>\</b> <b>Ị » J Í “ »</b> <b>/ </b> <b>, </b> <b>, x</b>


^Hm íS ioc ỉ f 5


<b>J *</b>
<b>. </b>■ ..Si


. <i>1^ ÍI </i>


r õ > í
* 5 , *:



1 L ln T k iM J S i
j l J J l


<b>t «</b>
<b>* 1</b>


<b>áT^3J </b>


' ÍTj*


- ỉ;»:


<b>Jí*</b>


7 J « ÍUK7ỈSA .


V J * . '


<i>i 3^T«bV1oVWi Jt j*></i>


<i>i</i> <b>j ’ i w i F f c . w</b>


tJ ỈT J « .X JTJU


T J1 5T U n . H tỂ i L20 14 N*»


<b>* 3 </b> <b>■ </b> <b>j ĩ f</b>
<b>” . </b> <b>5 </b><i>f ĩ a j m</i>


<b>»> </b> <b>. À </b> <i>1 ?</i>


<i>•ỊĨV3H*</i>


<b>*x</b>
<b>, *1117*7 </b>
<b>J ;7 S ? M</b> * * *


<b>J i </b>


<b>j7ô0</b>


<b>J 5*5 </b>


ã 3 J'Ibfcôl|f1bớ
2TCiuố^Hnt-4ớ


<i>s ĩ***</i>
J JW
^FhnTk XMBH7I


X j * d ự n g h ị th ổn g th á n g lin p h ụ c v ụ c ôn g lá c quán <i>ỳ đ it đ « c ú * Quện </i>
<i>£ i</i> !$ J T H L ia d A d - M iciow ft ■ l l f f i x j y d y f <i>kệ</i> U ổ » | tliò-. ^ p d o a * d tq » d d 2 ■ Pầitti____I


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

- Xem nội dung bảng liệt kê thửa đất.


Sau khi chọn đơn vị hành chính, chọn nút lệnh hiển thị, nội đung báo cáo sẽ xuật
hiện


o T b ộ*4 U i q u ầ i lý D ld g fc« <Si đâấ T a cihi-TbOQg ke


<b>23— ■■</b> -Ịgl XJ



jJ.4J.Si


<i>* l*|[1 </i> -J 3


B M lM hlH


X * <i>ớ/nạ h í Ihổno (hơng lf» fto c YV cơng lác quỉn ty t ít </i> <i>cử* Quịrt</i>


<i><b>; J Ị 5 a n | 'Jí Ể ỵ i </b></i> fcl TH U .dAd-M icrot.. [ PAicUS_P4Qi O i l - I un i m x ! TiM«_______ I ĩl T H J - u d ; Pia>iM ||Q X t ] f d « g m M « g t


17/12/2009


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>Xem danh sách phân laọi các đối tượng theo chuẩn</b>


• I t o n tfrpfc+TTf r ò » ị h r q n n »7 f a r d b i c n q.eia
<i>T tto g iiiq u A n ly D to g k i dl) đai Q p a h ỉi bttm đữũặ ĩ t ề cứu-Thãtg ke</i>


• <i>& && LìH^ >i) d</i>


<i>íÌỈ2£J.Ì'</i> - I J I »


<b>I </b>Le*i4fc | c b iis c ] L a i &a» <b>I </b>K C M " <b>Ị B*i </b>

<i>iía</i>

<i>t</i>

I


<b>c d k b ĩD </b> <b>j Muc dớch </b><i>ằitdmĐ</i>


ôf OO0 c*y tn


<b>D à c * « a | U ^ lÁ a  u </b>
<b>R ^ a j J »*</b>


<b>M v ỉ < «</b>
<b>Rtfộ0f 1 V#</b>


D Ã lcku yé a <i>mã</i>


<b>D i U M | </b><i>é y </i>


Hicraj a ỉa i Ua
NiViị lỉykhỂe


M c k « ) 4 i a t> « t a ) r a i bࣣ ■


<b>E á ic W y ** « , </b>
<b>D ũ < k v )é a c Ể i,IỂ ^</b>


gi. I


<b>! í.\ v .i </b>


iK - '- 711 M l:


IIION G T H O M , ri> D U LY
Ị H A N H C H L M I C A P Q I.V N
1HÁKH PHỐ HÁ X Ỏ I )


Xiy dt/ng hệ (háng tMng In phục vvcỉnglícQuànỊỹđ-âlđaicúsQutn 18/12/2003


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>Chọn nút in nếu muốn hiển thị danh sách phân loại dưới dạng báo cáo</b>


<b>g n n a a iffl B gaam tE E E E a m a ffi E ' BESS a a n </b>as <i>rr-rr ■</i> <b>ja ji.</b>



o T h ơ « Ậ t i » q n * * J j r d a g k i đ l l d ù d p i k ệ i b t e t d b a f T n e m T h b a g k e „ l f j X Ị


lg/12/2003
; t f j J 1:28PM


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

- Xem nội dung sổ cấp giấy chứng nhận: Sau khi chọn đơn vị hành chính cấp
cơ sở người sử dụng có thể chọn nút lệnh hiển thị để xem nội dung sổ.


* X i ỹ đ « N f <i>ht</i> r k ổ i g r t r t n f f l i p f c f f •»f C 6 B Ị r a c q n n (ý ( l a r r i b i c w q & k f l<i>•</i> I S a c f p s
o Thd»§ ú a q u k o lý Đ la g k iđ a ìđ a i Q p i b l t btétt ttotg T n CIÁ1-Tb0«£ ke


* ^gyjg<gãJii^zj 'a<*ì.«g>ca.


3 * y j


sổ


CẤ P GIẤY CHỨ NG NHẬN
Q U Y ỂN SỨ DỤNG ĐẤT


<i>XÁ n K K , m TI ĩ a </i> _ __ ___________ ___
■UTIN C*M< m XÃ, TT|IM< 1 « T » i m


<i><■•1 M l TV) </i> H i NO*


<i>■ </i> <i>■ * ị</i><b> fO i</b>
/ 'ÌẶ^.ir


<i>. 4 - Y - r</i>



<i>r</i> -r


V3t.


<i>>iKZ:f</i><b> - :</b>


<b>: i l j </b>


• y Viu* •
<i>• K '</i>


. i i f (


* . ->ô A.? * *' ã ã


- 1 * 1 * J
. m l A J * J


X ây d /n f l! Ihống ehfir«9<i> I n p h ụ c v v c ô n g t« c qM«n \ f í ỉ l 4 » c ũ ô Qiiộrt </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<i><b>aaH EĐSgES EBTBBS EE! g p g g a a g g z g ITEZZ </b></i>


ĨTT-19 Tk6*g Ú I q j t a jy D iig <i>ti</i> A t <i>áti</i> C ip lb 11 b*e« ctoag T a cừu-Thịas ke


<b>«_ ft </b> <b><g </b><i>ầ)& lị It </i> <i>ù></i><b> Cl</b>


<i>• </i>»1? <i>* W -</i> •■ Q J^ 3 1 3 *!-<l


<i>WM-</i><sub>■</sub><sub> .VẸV</sub>



*• »»


V . . i.*-


p


r ■ v’--x'


T hứ
rư c ấ p


<i>g à y</i>


Tfca ctLLi lử d u n g đ ấ r ,
N o lứ iư n m s tn i


DiCa rich
(m 2 )


G ồ m eãc rbừa Cân c đ
p<i>t o p</i> Lỹ
c â p g ia y


G h i chú
T ơng


<i>só</i>


Thin



Só hi?u Thừa va


<i>tố</i> hiẹu b i n đ ó


1


Lý Ttu Yến Lan
134,phưịng Btỉỏi.Tiy
Hổ


144 52
1


7,001 ƯBÍ-ĨTVT l i Mỏi m ít giáp dưịoị


<i>i</i>


Ngun Thi Minh
128, phướng Bưén.Tiy


109 87
1


12.001 UENLV2Í2 Mơi n d i <i>g iíp đuatiỊ</i>




T n in V ia N*m
129 .phường Btiôn.Tảy



<i>H ồ</i>


104 12
1


11.001 ƯBfíTvII2 Mịt mỉi giẩp diídnẠ


<i>4</i>


Phim T ta Tuyẻi Minh
Ị 31. phựòng Bườk. Tẳy


93 78
1


9.001 ƯSHDÊIỈ Mố i m Jh g i á p đ ư o n ^


<i>i</i>


N guyỂnìtụ Trmh
13 iB. phường Bưcn, Táy
Hổ


51 51
1


3,001 <i>JE ỈỈD K ]2</i> Mồi m ir <i>Ị i i p dưaaỊ</i>



N^uyénVán ft <sub>54 60</sub> <sub>2.001</sub> UEML^IÍ Hai m i l giip dư o rv g


<i>X 4y <*/ng h ệ th ố n g W n g 1*1 p h v c v ụ c ô n g lế c q u i n V đ i S e t Clia Q u ý ) </i>


J B S u r r <i>J i £</i> <i> 5 1 </i> f a T H L n d A d • M i k o I ^ N á a i M C i


<i>-^isiJL </i>
<b>_ .J S J «</b>


r* i


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<b>Xem danh sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất</b>


iwạwiai.ạw.sL U L JULJLLU.I a a a <i><b>x m m</b></i>


<b>o Tbdflg tia q u ii lý D l i j ki </b>«1<b> dai Clp ribệt </b><i>t u í t</i> <b>T a ctfM'Thũô0 ke</b> <b>ETE3EZ1T</b>


SiF B|[è55* 3 1


-ã W


ã - • ” Mị


• ổặ*


f.;
vyvtfjj


• •’■’5



;J5 .


DANH SACH CẤP GIAY CHỮNG NHẶN


<b>Q U Y Ể N S Ử D Ụ N G D A T </b> <b>Fh.irtag B ơ n</b>


Q u ậu : Tầy Ho


TTiaQÌL pho H« H ộ i


(K4ni theo só ngà)' / /200


CÙ3 >


Tĩ “ttncbk skrd«(«dtfi Du cbirbén cl» Tókètt<sub><v> ^</sub> Thti<sub>ttitơ</sub> Dí OIKS
<nC>


1 Lý TlỊ Yến Lan


I 34, phưòng Bươi.Tiỵ Hổ


<i>0 0</i> 7 146 52


2 NặuyếnThi Mạnh


12 8, phuỗrig Bưỏi .Táy Hố


<i>\</i> 00 12 1W87


J TYinVio Kim



129,phtfòng Bưõi.Tiy Hó <sub>00</sub> <sub>n</sub> <sub>104 12</sub>


4 Phim Thi Tuyết Minh


13I,phứơnaỔi,T»y Hó <sub>00</sub> <sub>*</sub> <sub>93 78</sub>


í NguciThi Tnoh


13 5B, pítuorig Bưốí. Tly Hồ


00 <i>J</i> 51 51


6 V a V irt Phưòc


133D, phương Bddi, Tiy Há


00 4 S024


u ...<i>1 . ĩ l t m </i> <i>m.</i> I35C, phưàng Btiổi.Tly Hổ «VI ■> < 4 *A


Cv ;■ - ÌểÌÍ


j U S f c F t j I rf J T H L a n d A d - M i c a * . . ị ^ J i t a i i i l i d - P ầ i ấ i j | P T H _ L a n d i c > a b » w l l Q x j t y M fl>ổ>g
X J y dự n g <i>h ị Ih én g thủng I n t * v c v v c àn g l i e quân lý đ i <3 • CM4 Q u jn</i>


-|g| «!


18/12^2003



</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

Xem danh sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện nghía vụ
tài chính.


* H l y d ir n g Ni r ttó n g r tm w j fỈN r i l i t f KW <i>Ẹy ớ a t d a i c i a q m ầ m ‘ Ị D M k d Í Ị ĩ k ẩ ắ ỳ ị</i>
0 T M i g t ia q u A « <i>ìỷ </i> Đ » * s k i <b>dất </b><i>ứầt </i> ạ p i h Ị i <i>b i t * « « 6 </i> <b>T o </b>e i h i - ĩ ầ ơ B i <b>ke </b>


<b>« </b><i><b>ữ</b></i> <b>_______________________________</b>


* » | j ĩ ■ » ! • » ! - - s l l i ẽ o *

3 1



"’■jkTfc
<i>■I'M</i>
*»ỉ$y
,
•<
<i></i>


<i>n-T -V.</i>


<i>%</i>


3j*U


DANH SÁCH CẮP GIẠY CHÚNG NHẬN
QUYỀN S Ứ D Ụ N G Đ Ả I V À T H ỊC H I Ệ N R i ư C ũ g :


NGHÍA, v ụ TÀICHlNH Quộa;Tí,Hị


T h i a l l pfa >: H i N * i



(Kém theo S ỡ


của


B B â y <i>I </i>


<i>)</i> /200


<b>TC</b> <b>TSaclầtMuidlt </b>
<b>Dạ (bi itBÙqcbá</b>


<b>ló</b>
<b>tết</b>
<b>đị</b>
<b>10</b>
<b>Ttẳa</b>
<b>ú</b>
<b>D ticL </b>
<b>dí</b>


O Õ I
(m2)


D lách


<b>cị Ọ9 </b>
<b>Ùa</b>
<b>(m2)</b>


3D KO irpC K ite è a



<b>Tóc*</b>


<b>lá</b> <b>4*m</b>


<b>Thrf</b>
<b>ctayf a</b> <b>L* fk» </b>


<b>ti</b>
<b>I</b> <b>.ýThiYỀn <sub>Ị Ỉ4, ptiựèng Bưói.Tiy</sub>Ltn </b>


<b>4d</b>


Củ <b>7 146 52 146 </b>

<i>a</i>

<b>iQ.ac.cto </b>00 <b>4.CÓ.QOG CO</b>00D <b>^rrn rm co</b>
2


igun Thi Manh
<b>I28,phưịn0 Bũi.Tl) </b>
<b>-ió</b>


<b>«</b> 12 <b>109 87 1M87 mcoaoccao</b> 4.tŨQ.CÙ0 Uữ o c o

<i>6</i>

<i>&</i>

<i>X</i>

<i>k</i>

<i>C</i>

<i>O</i>

<i>ũ</i>

<i>O</i>

<i>O</i>



<b>J</b> P r é n V i n N lm


I2 9 ,p h ư ò n f l B ư & .T iy


0 0 <b>11 104 12 104 12</b>1<b> a cua ao </b>00 <b>4,000,000 00 000</b> ^coaóũoo


4



ỉgunT hi Tnnb
133B.phưịflj Bưói,
r>>H6


(X) <b>5</b> <i>s \ ' i l</i> <b>í! </b>J l laooaocoQo '*.oaaooDQQ <b>000</b>


<i>i</i>

<b>íguycnVẳn </b> Ễt
<b>ỉlíC.phưịng Bưởi, </b>


<i>T</i>

<i>à</i>

<i>y</i>

<b> Hỏ</b>


<b>00</b>

<i>2</i>

<b>54 50</b>

<i>u</i>

<i> 6</i>

<i>h</i>

<b>1Q,ŨŨŨ,0CD 00</b> *.000.0X0) 000
X J y d ự n g hệ th ủn g thống t u p h ục v v c ỏn g t i c < j« n Ịý đ i l cÚố Qu$r>


Í Ị S u m I <i>£ í </i> <b>^ 3 T H L a a d A d - M i c n c f l - I á ] X - a < f c n | l 8 e « in J d » l ■ </b> I C l T H _ l J t d : O i i b m | > Q x j | d i p t > * | M » 1 * *


<i>-M im n</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>- Khai n óng ký bin ng t ai</b>


<b>az</b>



<b>TfcdôĐ na q u it ly </b> <b>D l a f k i d k i d j i Q p a U t btea dốaậ T a câi-Tbóag </b><i><b>tt</b></i>


<i>• ftJ</i> <i>L</i> <i>&</i> ________ __


2HT'


<b>EE</b>



<b>I. C ằ l i t</b>


1



ỉS-



<b>ị í</b>



: "\
I &"


<b>c- D Ỉ^ M K Ú p iể y c h ii1^ ik U q u ỉM iír d ắ iú I </b>
<b>X M » j u g</b><i><b>ỊÚỊt</b></i><b> I U | fct M il ể»ầ|_____________</b>


IMỊ


5 <i>'jWf</i> W B ộp b ả a ib*» <i>Ộ09 aiỵ gcm</i> c i
- G ĩẩ y <hO *ạ tth ầ o q u y < « » i / d u ạ j | dểi


jJ5Jiíỉ


<i>N t m t i o k</i> 01/12/2003 rhilỊỊỊ minh n>iẮfi ittii [ ---1 Cap a«èv 01/12/2003
Qmịc nck


h. TM é cbút


lU ah Ikp teo qo^í dv*h <i>t ó</i> 1 CO OĐ TL 1 --- - J Nf«Ỵ 01/12/2003


<i>t , D f ầ f ầ l t k ư ớ m g c h í</i>


<i>2 . n ẹ a ư ẹ * ị i t ề Ị Ê Ị đ í i</i>


t ' Daaj lỉrdu^i ihíađúM 1 Tỉr bia <i>6 6 t ó</i> í 1 u


T*»


<i>ế</i> Mue dcb <i>t í t</i> dwif dã <i>ú </i> I Thát tua lirduaf <i>đ ĩa</i> 01/12/2003


I TIN ĐỊA LY
r CAT* QIẠN


NÔI)


J j

<i>ỈZt</i>

I



<i>XÀp d / n g </i> tháng iN in g Im C *vc v y cín g tác gn V đ i* d « c ũâ Q u jn


<b>:j^ S t» rlj </b> <b>^ạ] ^ </b> <b>THLaBdAd - M tc to c f </b> <b>I ^JXÉm ifcc»tncB^KÌdn_a -j (P lH _ L a B d ; C frn frw </b> <b>|[ Q X a y d<M| te »fcò»Ị ti</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<b>Sau khi khai xong, chọn nút view để hiện thị nội dung vãn bản vừa khai</b>


V X-iy <i>à tf* i kế t k ó i ưntMỆ rta</i> ■ r; ■ I H . . , T " - <


- * l> D l « ( t i dằl d u O p i b l i <i>b ic t đữầg T a c m T b Ó M M</i>


T »i;'~ DIPE 3


<i>ì . : . À - </i> <i>ỵ. </i> <i>.</i>


<b>... </b> “•


V


..‘ í:


V-<sub>áỵ</sub>


—— :— - r —
x * v d ự n g h$ Ih ón g th ơn g t n phực v v c ỏn g tá c quân ly <i>đ k d « c ú * Q ư ỹ i</i>


*1U*;


Ạs«ưlj 2Ị3 .ứ B ] T ayho - M icraqft Wad ị THUadAd • Miciwrfi HQXAy d fn H Itó-I ffcị_


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

Đãng ký biến động; là nhiệm vụ bắt buộc khi xẩy ra một biến động về thông
tin quản lý.


<i><b>ỉamiữtL</b></i>


TbAflf te* quAa lý D l i f lu A t đai Q p ah it b i ti d ạ i | T a c n * T U i | u
<i><b>ù</b></i> % <b><3</b> «6t> cạ. ______


<i>t</i>

' I f f


-o quM nM BìíHc
^ỊầtoKV»ft I 0,4. r
T i i * d ú I T ô t ũ a


<b>r</b>

<b>v</b>


<b>I</b>

<i>i'</i>



”3 Fbrfro*[~ J _
D4a£ t i l i r d u a j I C k ú i ir d i* « f I Nộ* <i>duM Ị I ỉ « 6 ki tw « iy„Q^ I</i>


STT S H O D S H t b i a f L o ệ iđ ấ i 1 D * * tả c h [ C r i d u - Ị


1 001 1 D ét 0 1 0 . 0 i f i o o o a x T j


2 001 10 Đ ểicr 112 31 1ÌOOOOOŨ


<i>y</i> 001 I I M í 1 0 * 1 2 11000000


<i>4</i> 001 12 D M 0 L W * 7 ■ 13000000


<i>ĩ</i> 001 13 D * | <i>b</i> 1 0 1 * 1X100000


<i>6</i> 001 14 D ể iõ 103 36 13000000


<i>7</i> 001 13 D át ớ 1 0 * 3 * 1300000C


<i>ị</i> Ú0I 16 DÁI <i>đ</i> 100 04 13000000


9 001 17 D ểi <i>b</i> 99 13 11000000 . ]


L i U <i>1 }</i>


<i>Ul.flp thiA Mt KỈ </i>
V í ll^Si VT k *fl .V’


Tlímg tift. Ttna -lầi >ẻ Brtft ầđg



kcá !tẾÍ| Im


.VẼD S i h 4 ti □


ĩ,


T ĩ “


1 ỉ M I


lể T H O N G <i>n \ ŨỊA</i>LY


íl C H Dí II C A P Q U Ặ N
PH Ò HA NỘI )


X j y d ự n g hệ Ih ổn g th õn g I n p h ục v v <i>còn g lác qu4n lý d k d a c ú« Quện </i>


Ij a r l Ị <i>'J \ £</i> ■fej THLandAd ■ M iC«xrft ,..| ^jf|m»UUed ■ P rint_________ I (DTH _Liad : f a u b u i j | Q x » y 4 y g h*


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

C h o a k h ư v u c <i>chi's,</i>t d o d i í TLQ b i e a d ò c L g
<i><b>f Ị ị</b></i> Mỡ KV mới

Quận


H ò i d u a i b ie a dị


Msày


<b>Thơng tin lịch sử:</b>


<i>m ì</i>



<i><b>"</b></i> ị PbuÈrag


Ỉ E / 1 2 / 2 0 0 3 <sub>C ãacứ p h áp </sub><sub>lý</sub> <sub>So bơp dỏ as</sub>


N ộiduag
Loại biea đõa£ I
T b ò a g tic trutjc <i>z</i> "Cl đ õ a ^


a



" 3


So biệu B Đ I
Diệa tích
Loại d it
Mục đích SDl
Sị' ahà


Só' biệu th ìa


Thõng tia u u biếa động


Số biêu B Đ _____ Số biẽu thioi


Diệu tích
C h ù iừ d ụ a g


CMND
Ngày liah



Só’ abà I_____
C b ú iừ d ụ ag [
CM N D


Diệa tích


<i>/ 1</i> <sub>SỐQL</sub> <sub>Ngày liah</sub> / / <sub>SỐQL</sub>


2<J


m! Diên tích *


▼ <sub>Loại dải</sub>


<i>z i</i>


d Muc díchS D d


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<b>- Chuyển nhượng quyền sử dụng:</b>


33U


T k M | u« q,itia <i><b>\ỷ </b></i> EKtg ki đíi đai Cầp lU t k ! dBôf T a cw-TbôĐ <i><b>te</b></i> HBRPC1


<i>í</i>


“V <sub></sub>
Í--c t í a Mu- taoSi estoa H<i><b>1« | Ịỷ v ê a M U '.Rityéir </b></i>


-I 0«4« -I r j] r”



p«9 ... ... F^r*- !•
5 H B C □ 5 H Sò' O L C 5d| I * • 1 S i Ọ Đ 1


r ~ P * M M I ‘T V t t đ ẩ i Ị H h ằ I C h ú l ữ d ụ a g I N g s y Ọ O • 8 ^ 1 2 / 2 0 0 3


M l d * « f U i ì r E


D T 4 * 5 D c h i


SH A l t pka□


D T i l à S D n t ^


. r


O T th ú * phu L 3.
N ị i


ÍVt,?


T fc ơ tặ M c á afeAa I D ék d i t K 4 * a f ki I T k ic h ía h I N j iy V S
RẰaạ bwòc


X â y d ự n o hệ Ih ón g thỏng I n phực v v cỗn g lá c qưẳn ^ đ â l d * c ũ * Quện


: £ S t a r i | <i>'jỵ &</i> I ^ J T K L a o d A d - M i c i c x r f t „1 g f l w i i t U d • h i l l I Q T H _ U « d C h u l w l i Q X a y d y w f h ệ < * ị « i 1 * 6


<i>-~ \ 9 ị *</i>



<b>M ỉ ì í - N</b>


h ị m; TIN f)ỊA LY


<b>. I I 1 M I </b>O Ả I' Q Ụ Ạ N
ỗ HA X ổ i )


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

- Thực hiộn nghĩa vụ tài chính:


* T h ư c h iện n g h ĩa v ạ t à i ch ín h <sub>XJ</sub>


Phuừog " 3


E"ii tiíĩtx ĐK5


SHBĐ
SH thùa
So Q h à


SoQL


C ác tb ó o g 1ÍQ v ẻ đãn g k i ỉ ừ d ụ a g


M âĐ KSD M âTĐ DTcấpGCN MầCSD 1 Mã Nhà


C2C383192Ì100... 101030100111

<b>Iiran</b>

2 '

<b>IIUI'imaHg]</b>

i 030100111...


M <i>±Ằ</i>


Số THNVTC


Diẹa tích có aộp tiea
<i>Tong l ổ tica oộp</i>


T têaiirdụag đát
Thuccbuyca quỵcũ


Lệ phí trước bạ


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

<b>- Đăng ký đa mục đích sử đụng:</b>


<i>%</i>

<b> Đ ln g </b>

<i>kí</i>

<b> đa mực đích sớ dạ/ig</b>


<i>Z'T'</i> q u . c a i QLSJC chù. quâa
M ớ K Y mới




<b>yr*y-rvg»T-Quặo</b> _ J Phuờag [' J


Thõng tia vè dàag k íiìr d ụ a g


S H B Đ 1 001 1 SH thùa 11 Số ahà 129 S o Q L 1S03


<b>1 </b>M âĐ K S D M àT Đ DT cáp GCN(m... M âC S D M à ũ tú


101030100111 104-12 10103011S03 101030100111


<b>j j</b>


T h . i a ; ■ 1 v ẽ 3 J L I C đ u ; h l i r d ụ . a g



M ãĐ K S D M ục đích a.úrdụng


1100129


Đ-ir.ỊỊỊ . mi1*: 'ĩỉíũh. ãừduQg


M â M .. <i>M ục âích a.ừdụqg</i>


II-.

Đ â t ờ c ò a ũ tb & a • 'r*


M ã Đ K SD


<i>Dlóq tú: h đãt l ừ ỏ u.Qj iièag</i>


M ã MĐSD


Diệa tích l’ í' L


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<b>Tim kiếm theo đối tượng</b>


<b>T u n kiếm đ ổ ỉ lượng</b>


Q u â n Phường

<b>H </b>

<b>J</b>

M ớ KV mới 1


' Thùa dãt I - ^ N h à I / \ Cbú Itídụng Ị


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<b>Tim kiếm theo đăng kí sử dụng</b>


<i><b>^ X</b><b>ả ị</b><b> Ổ 4 » t M</b><b> t * ố # f t M N | n a ệ ầ ẹ c </b></i> <i><b>cơ«*t r t í qa ả n tỷ đ Á f f t t l r f c i * * # »</b></i>



T i ô o g u i q u ả a l ý D i a g k i đ i i đ i i C l p a h i t b i e i <i>d ữ ũ Ị </i> T n c ú r u -T h o » Ị k e


•* » <i><b>. </b></i> <i>& S) & </i> <i>v/t 1</i>


<b>fci.</b> <sub>iiU JL</sub>


<b>A</b>
<b>• \ í</b>


•» ĩv


k

<i><sub>Ỷ</sub></i> <i><sub>r</sub></i>


<i>' h</i>


K Ĩ D F H $ z


X



<b>M i D K S D !</b>


So qui* tý í <b>z c</b>


Ngiy quyei diata i


<i>tlgky</i> «è»iẽềpG C N ỉ


<b>d</b> <b>i</b>



<b>3* *1» l í cáp GCN i</b>


<i>z L</i>


__ ! P%UỜO0 I


<b>Sã w táa dô ỉ </b> <b>* j </b> <b>ỉ Sỏ' hifcu tfcỉ* ! </b> <i>w</i><b> í ~ </b> <b>I :</b>


ỉ ỈA quỵá 4mU Itiob up


<i><b>Dièa úcb dái từ ó n a g </b></i> <b>l { </b>
<b>Thời ten I if duc£ I</b>


<b>Q</b>


<i><b>T b ụ l x 4 1 ^ b i j d u g j | Tbi&dét| Nba I Cbù iii 4 u 9 Ệ I </b></i>


<b>M ầ d ầaj kỊiừ d u a ạ I N ạềy»> ciõ Ì S Ó V Ĩ C G . I </b> <b>S á Q D T L . </b> <b>Ị </b> <b>N j ^ r Q P </b> <b>ị</b>


<i>- ;..ããã.r w ằ1/-ôô?;m</i>ã <i> V V a</i> *ằ/2us <i>m</i> <i>m</i> <i>n</i> MP sHPi-r-- <i></i>


r-'ãã\-#Sgj5Đ5Ess/=*gg <sub></sub><sub> <EEaôK2r3v.'r*?i </sub>


"

<sub>:•■• í;:ỹ.':Ị ýggdv iso. </sub>

aẼăỂã*:ar:



•h^jgawgjaBSSi
<b>-r </b> >j-ĩv»ĩe?Ẽẫìi<'-i;í


. .'■ị -V . ■ ■ -à
Li. ■"



/ V T


<b>' ì</b>


fỊL *T h .--i


1.


, n > M A I.Y


<b>.1 C Á . ' 0 1 Á N</b>


NỘI I


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

<b>- Thống kê kiểm kê</b>


Báo cáo TK- 01


• <i>X i j đ ư a * h * t w « f th ở a g tìm *J » fT r * r ủ * g r ã r q s á a tỷ đ * T đ a k r è e q a ạ u t v</i>


<i>B </i>


<i><b>• ữ</b></i>


<i>■4 *■'</i>


.ỉ ; . * . '
U t q u ỉ o l y D l a g £ j đ l 'đ u Q p a b l t b r t f l 4 0 o g T a C i/U -T b ó a g k e



<i>è </i> <i>-J lì g Q</i> J.J <i>9 :</i> >


♦ T •• [j w i r


i J S i a r i j <i>_ / Ị ^</i> T H L a a d A d - M i c t c u r f i - Ị ỹ Ị i t i t M O d t o d P liB t ________I £ l T H _ L a B d : D i u b w ^ X j y d u w g h< t h ỏ m I lt f t - ,


13 /1 2 /2 0 0 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<b>Báo cáo TK- 02</b>


<i>\ </i> <i>d « > ! kẾ tlu S a g I h M f r i f t ỳ Im*c * ■ r ô j * j t i c q u a Vf d i t đ a ì c Ũ 4 | n j » *</i>
B T a ô ấ Ặ I1B q u i n l y D l o g Bi đ á i đ a i d p n h u b i í a d o o g . T a e i / u - T t ó # é k e


* - ví <i>& ẳ> & z s 'ĩ t</i> <**, <i>v></i> gỊ


X ã y dự n g hệ Ih iín g thõng Iri p h ụ c v y CĨng<«: Q n S' đằd d * c ú s Q u ỳ i


^QShtrt ^ |^‘j| ^3 T H L í a d A d - Mícictoíi Ị ỹ l bcTXOl - Pầial © T H _ L iod Dfcubaie diấng )w thô»ị fJk>._


<i>*dỄjX.</i>


*


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

<b>Báo cáo TK- 03</b>


<i>Xày ớẹu% k í</i>


n T *ộag n a qiíSii ly DB3C, ÍI đ ii đ»i G a p a h it b t é i <i>đờcg</i> T a cúu-TbÒBẬ Jce


<i>♦ ft . ^ & ỂJ & _J n V Cl</i>



<i>ĩị *</i><b> I </b> <b>Lị </b> <b>3 1 </b> <b>3 <* -'</b>


X ày ^ 'h ó n g th ơ n g I n chụ c V\I c ỏ n ữ 1 « q y à n ly đ à i đ * c ú s ũ u ^ n


JS S n ril <i>J Ị</i> v . ■ <i>1</i> Ề3 THLiadAd ■ M icicK fl_J ^ b tT K 0 2 ■ f t III ffiTH_Liod r » u b j w ____J Ỗ ii» j " ) « f >» •■*•> <M»


jJSJJl


- i * ; x


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

<b>Báo cáo TK- 05</b>


m . » ĩ ĩ ' - T g T T m T V . : - : I j I - — r ; I ' ẳ : T T r n ' T ’ f 7 : T : T '
n T b s a g l i > q u i í l y t » J í t i a t i l l d p o t l i b i t o d ỏ a g T n C ih » -T k ó * í i e


' <i>ữ </i> <i>ề ) & 11 n ŨJ,</i> C l __


• f I ♦ *'■ ■ □ "»•; ' 2] I I M .


rc3” - I j ; »


-jjj ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

Đ A CHINH



ISSN-0866-7705


T Ạ P O H Í N G À N H Đ Ị A C H Í N H - R A H Ả N G T H Á N G



ỌUVÍT ĐỊNH (ỈIA THÙ TVỚNG CHÍNH PHỦ vỉ



<b>VK</b>

<b>C TH</b>

<b>ÀNH</b>

<b> IẠP sỏ TÀ</b>

<b>I NG</b>

<b>UVCN VÀ M</b>

<b>Ò</b>

<b>I TRƯỜNG...</b>



■ NHỮNG NỘI DUNG Bổi NIĨ1 CHÙ YẾU


VỀ CHÍNH SÀCH, PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI


■ Q U Y Ể N s ử d ụ n g D A T


L Ả H Ả N G H Ó A Đ Ặ C B IỆ T
■a ọ n u ì in rn \ll)M )\ l.\


IDMHKI (l!m ;\!!]l.M '](ll(Ị(


■ DƯAN ĨUẨN CHAƯ-BƯỮC ĐOĨ PHA



</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<b>w i p c h i</b>


ĐỊA CHÍNH



Cơ QUAN NGỒN LUẬN CỦA
NGÀNH ĐỊA CHÍNH


<b>XUẮT BẢN M ỗ i THÁNG MỘT KỲ </b>


<b>Số 4 - 2 0 0 3</b>


<b>TỔNG BIÊN TẬP</b>


<b>TS. Lê Thế Tiến</b>



<b>Tel: 0 4 -8 3 5 3 5 9 5</b>


<b>,PHÓ TỔNG BIÊN TẬP </b>


<b>Lê Thị Tuyết</b>


<b>Tel: 0 4 -7 7 3 3 4 1 9</b>


<b>ĐỊA CHỈ TỒ SOẠN</b>


<b>79 - Nguyễn Chí Thanh </b>
<b>Đống Đa - Hà Nội </b>
<b>Email: tapchỉ</b>


<b>’ g i ấ y</b> <b>p h é p</b> <b>x u ấ t</b> <b>b ả n</b>


<b>Số 1004BC - GPXB </b>
<b>Ngày 25 - 7 - 1994 Bộ VHTT</b>


<b>MỤC LỤC</b>



NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG


1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ {vể việc thành lập sà
Tài nguyên và Môi trường, đổi tên sỏ Khoa học Công nghệ
và Môi trưởng thành sỏ Khoa học và Công nghệ thuộc Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưong.
2 Những nội dung đồi mới chủ yếu về chính sách, pháp luật


đất đai



NGHIÊN CỨU - THẢO LUẬN


4 Duyên Hà: Quyén sử dụng đất là hàng hóa đặc biêt


<b>6 </b> <b>Vũ Văn Phúc - Trân Thị Minh Châu: Quan điểm của Đảng </b>
và Nhà nước Việt Nam về phát triển thị trường bất động sản
trong nển kinh lê' thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
9 Đồn Cơng Quỳ: Thực trạng và biện pháp nâng cao chất


lượng quản lỷ quỹ đất theo đơn vị hành chính cấp xã ỏ một
số huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hổng


14 Nguyễn Thu Yến: Môi trường và mức sống của dân cư
17 Nguyễn Thanh Trả, Trẩn Lệ Hà, Trẩn Trọng Phưong:


Đánh giá việc thực hiện chính sách dền bù thiệt hại khi Nhà
nước thu hổi đất phục vụ nâng cấp cải tạo tuyến đường quốc
(ộ 1 trên địa bàn Thanh Trì - Hà Nội


19 Nhữ Thị Xuân: Nghiên cứu xây dựng mõ hình cơ sỏ dữ liệu hệ
thông tin địa lý phục vụ quản lý đất đai quận Tây hồ


22 Hồng Dũng: cải chính vi sai GPS trên diện rộng WADGPS
và các trạm tĩnh ảo - VBS


25 Nguyễn Thị Vòng và Kao Madi Lenn: Đàn vé một số vấn
đề phương pháp luận trong quy hqạch sử dụng đất cấp xã ờ
Campuchia



<b>KINH NGHIỆM - ĐlỂN h ìn h - ĐƠN VỊ</b>


30 Đ/c Thào Xuân Sùng: Quản lý đất đai ỏ Sơn La có nhiếu
chuyển biến tích cực


32 Đăng Tuyên: Mấy ghi nhận vể công tác thanh tra ỏ địa chính
Sơn La


34 Cơng trình thủy điện Sơn La: Tái định CƯ và quy hoạch sử
dụng đất đi trước một bước


36 Đỗ Văn Phú: Những tiến bộ về sử dụng đất ở sóc Trăng sau
10 năm tái lập tỉnh


40 Dự án Tuần Châu - Bước đột phá vể đổi dất lấy cơ sở hạ tầng
ở Quảng Ninh


42 Đức Chính: Quảng Ninh đẩy nhanh tốc dộ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ờ nông thôn


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

<b>NGHIÊN cứữ XÂY DỤNG </b>

<b>m ơ</b>

<b>h ìn h</b>



<i><b>Cơ SỞ</b></i>

<b> DỮ UỆU HỆ THƠNG TIN ĐỊA LÝ</b>

<sub>* </sub> <sub>• </sub> <sub>•</sub>


<b>PHỤC VỤ QUẢN ứ ĐẤT ĐAI QUẬN TÂY Hồ</b>



<b>■ </b> <b>TS. NHỬ THỊ XUÂN</b>


<i>K h o a Đ ịa lý , t r ư ờ n g Đ H K h o a h ọ c T ự n h i ê n H à N ộ i</i>



<i><b>Đặt vấn đề</b></i>


Với chính sách đổi mới trong những năm qua,
Thủ đô Hà Nội lá một trong những thành phố có tốc
độ phát triển nhanh nhất ở nước ta trên mọi ỉĩnh vực
vãn hoá, kinh tế, xã hội. Nhiêu khu đô thị mới, khu
công nghiệp, du lịch và dịch vụ đã và đang được xây
dựng làm cho bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng.
Tuy vậy, sự thay đổi đó cũng đặt ra những thách thức
vô cùng to lớn cho Thành phố trong công tác quản lý
đồ thị, đặc biệt là trong quản lý đất đai. Tây Hổ là một
Irong những quận của Hà Nội mà ở đó q trình đơ
thị hoá diên ra hết sức mạnh mẽ.


Tây Hổ là một quận mới với tổng diện tích tự
nhiên 2400,8 ha, được thành lập trên cơ sở tách ra từ
3 phưỡng thuộc quận Ba Đỉnh và 5 xã thuộc huyện
Từ Liêm theo nghị định 69/CP của Chinh phủ, ban
hành ngày 28/10/1995. Đây là một quận có nguồn tài
nguyên du lịch phong phủ cả vé tự nhiên và nhân
văn, đặc biệt là Tây Hổ với diện tích là 526,16 ha và
một hệ thống gổm 64 di tích lịch sử - văn hoá -nghệ
thuật Việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận
ả/ợc kế Ihừa từ 3 chế độ quản lý đất đô thị khác
nhau trên 3 khu vực:


- Khu vực đô thị cải tạo (Thuỵ Khê, Yên Phụ -
^lận Ba Đỉnh cũ).


- Khu vực đô thị mở rộng thuộc chế độ đất ven


® {Bưởi, Quảng An- huyện Từ Liêm cũ).


- Khu vực đô thị qui hoạch mới {Tứ Liên, Nhật
Tân, Phú Thượng, Xuân La - thuộc chế độ đất nông
nghiệp của huyện Từ Liêm cũ).


Quá trình đơ thị hố ở các khu vực trên diễn ra
khá nhanh và với tốc độ khác nhau gây biến động


lớn trong sử dụng đất <i><b>ờ</b></i> các khu vực lám cho việc


quản lý đất đai trên địa bàn quận có nhiéu phức tạp.
Diện Ưch đất nông nghiệp các loại, diện tích ao, đắm
(kể cả diện ưch mặt nước của Hó Tây) ngày càng
giảm. Thay vào đó là những khu dịch vụ, nhà hàng,
khách sạn, biệt thự,... được xây dựng ngày cáng
nhiêu. Nhiều vi phạm trong quá trình sử dụng đất đâ
diễn ra như lấn chiếm đất đai, chuyển nhượng đất
trái phép, xây dựng nhà ở, khách sạn lộn xộn, tuỳ
tiện không đúng theo quy hoạch. Hệ thống hổ sơ địa
chính của quận chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ
thống bản đổ được xây dựng từ năm 1994 nhưng
không được chỉnh lý biến động thường xuyên nên
chưa phản ánh đáy đủ hiện trạng' sử dụng đất, gây
rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước
về đất đai.


Do đó, việc xây dựng một cơ sở dữ liệu hệ
thông tin địa [ý (CSDL HTTĐL) thống nhất phục vụ
công tác quản lý nhà nước vê đất đai ở quận Tây Hổ


là hết sức cán thiết.


<i><b>Nội dung thơng tín của CSDL</b></i>


Nội dung thông tin của CSDL HTTĐL cấp quận
bao gổm các nhóm thơng tin chuyên đé sau:


- Bản đồ địa hỉnh cơ bản (hệ quy chiếu, hệ toạ


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

- Bản đó hành chính (đường ranh giới hành
chính, vị ừí các mốc địa giới, hê thống các đơn vi
*hành chính, hệ thống địa danh thống nhất).


- Hệ thống các bẳn dỗ về tải nguỵẽn đất, hiện
trạng sử dụng đất, quy tioạch, kế hoạch sử dụng đất,
phân loại chất lượng đất, đánh giá đất, định giá đ ấ t,...


- Hệ thống bản đổ địa chính cùng hổ sơ địa chỉnh
(vị trí địa lý, kích thước, hỉnh dạng, loại đất, hiện trạng
sử dụng, khả nằng sử dụng, chủ sử dụng, quá trình
chuyển đổi chủ sử dụng vả mục đích sử dụng, hạng
đất, giá đất theo cơ quan định giá và theo điểu tra thị
trưởng, mức thuế, hiệu quả sử dụng, chế độ sủ dụng,
múc độ dăng ký, giấy chứng nhận của từng thửa đất).


- Hệ thống các bản đổ dân cư (dân số, mật độ
dán số, lực lượng lao động, độ tuổi, giới tính, trình độ,
nghé nghiệp).


- Các bản đổ địa chất, dịa mạo, thổ nhưỡng, quy


hoạch môi trường.


- Các ảnh chụp hàng không, vũ trụ, các số liệu
điéu tra thống kê.


<i><b>Yêu cẩu đối' với cơ sở dữ liệu hệ thơng tín dịa tỷ </b></i>
<i><b>phục vụ quản lý đất đai cấp quận</b></i>


CSDL hệ thông tin địa lý phục vụ quản lý đất đai
cắp quận phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:


Có Ưnh thống nhất, tập trung và phân cấp:
thống nhất vé khuôn dạng, hệ toạ độ (đối với dữ liệu
không gian) và cấu trúc dữ liệu (dữ liệu không gian
vầ phi khơng gian).


Đảm bảo tính đổng nhát của .thông tin, độ tin
cậy, độ chính xác.


Lưu trữ lâu dài, an tồn thơng tin. Cung cấp
thuận tiện cho mọi nhu cáu sử dụng thông qua các
sản phẩm in ấn và dữ liệu số.


Đảm bảo ưnh cập nhật của thông tin, phản ánh
kịp thời các thay đổi vé các thông tin đất đai trên ỉãnh
thổ quản lý.


Là công cụ tin cậy, trợ giúp hiệu quả lập kế
hoạch, quy hoạch sử dựng đất và quản lý được trên
nén công nghệ thõng tin, phục vụ phát triển bén


vững thơng qua phân tích mơ hình và các dữ liệu
ừong hệ thông tin địa lý.


Linh hoạt, có khả năng mở rộng phát triển
CSDL.


Khỏng trùng lặp, dễ trao đổi, dẽ chia sẻ thông
tin và luôn theo kịp sự phát triển của cơng nghệ.
Tương thích và có khả năng trao đổi với CSDL các
cấp khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<i><b>To chức các láp thơng tín:</b></i> Mỗi chun đề sẽ có
fjiột hịặc nhiều lớp thông tin, tuỳ theo dạng của đối
tượng địa íý. Các lớp được tổ chức sao cho các
diổm, đường hoặc vùng lưu trữ trong các lớp rièng
biệt.


Các nhóm lớp thông tin của CSDL HTTĐL
phục vụ quản ỉý đất đai cấp quận được thể hiện và
quản lý theo các lớp đối tượng sau:


+ Cơ sở tốn học: <i><b>Dữ liệu khơng gian (DLKG): </b></i>


dối tượng đường: lưới toạ độ địa lý và vng góc,
khung; đối tượng điểm: điểm khống chế trắc địa
(mặt bằng và độ cao), các ghi chú trên khung (số


kinh vĩ độ, lưới ô vuông), <i><b>Dữ liệu phi không gian </b></i>


<i><b>ịDLPKG):</b></i> phiên hiệu mảnh, số hiệu mảnh cạnh


khung, tên và độ cao điểm khống chế, tên quận
huyện góc khung, các giải thích ngồi khung ...


+ Địa hình: <i><b>(DLKG):</b></i> đối tượng đường: đường


bỉnh độ; đối tượng điểm: điểm độ cao. <i><b>(DLPKG):</b></i> độ


cao.


+ Hệ thuỷ văn: <i><b>(DLKG):</b></i> dối tượng vùng: hố,


đầm, ao, nhũng con sông lớn (sông 2 nét); đối
tượng đường: sông, suối, kênh mương, đê điểu; đối
tượng điểm: hướng dòng chảy, độ rộng sơng, trạm
]huỷ văn, cống thốt nước; đối tượng chữ: tên sông,


suối, ao, hổ. <i><b>(DLPKG):</b></i> tên sông lớn, ao, hổ, diện


ích (dối với đối tượng vùng), độ dài {đối với đối
tượng đường); cống.


+ Giao thõng: <i><b>(DLKG):</b></i> đối tượng vùng: bến,


bãi xe; đối tượng dường: quốc lộ, liên tỉnh, liên
quận, huyện, liên phường, đường đất; đối tượng
điểm: cáu; đối tượng chữ: số đường, tên bến bãi.


<i><b>(DLPKG):</b></i> tên bến, bãi, diện tích; tên đường, độ dài;
tên cáu, độ rộng, trọng tải.



+ Dân cư, địa vật kinh tế, văn hoá và xã hội:


<i><b>ịũLKG):</b></i> đối tượng vùng: vùng dàn cư đô thị, vùng
dân cư nồng thơn; đói tượng điểm: nhà độc lập, khối
nhà, các địa vật kinh tế, văn hoá và xã hội (trường
học, bệnh viện, trạm bưu điện, đài khí tượng, đén,


đĩnh, c h ù a ,...) <i><b>(DLPKG):</b></i> tên vùng dân cư, tên các


Ạa vật kinh tế, văn hoá và xã hội, số dân hoặc số
hộ của vùng dân cư.


+ Ranh giới hành chính: lớp thơng tin địa giới
hành chính ở cấp quận chia thánh 2 cấp: đơn vị
hành chính cấp phường và đơn vị hành chính cấp
quận. Nguỗn thông tin, tư liệu gốc là bản đổ địa giới
hành chính các cấp theo nghị định 364/CP. Để
tránh sự trùng lặp và dư thừa thông tin trong hệ
thống, cán phải xác định !à đơn vị hành chính cấp
phường sẽ được dùng làm các đối tượng quản lý cơ
sở trong CSDL. Các đối tượng liên quan đến cấp
quận sẽ được tích hợp từ các thông tin của cấp
phường.


Hành chính cấp phường: <i><b>(DLKG):</b></i> Lớp đối


tượng vừng thể hiện vùng lãnh thổ thuộc đơn vị
hành chính của từng phường. Lớp đối tượng đường
được phân biệt thành địa giới cấp phường, địa giới
cấp phường trùng với cấp quận, dịa giới cấp


phường trùng với cấp tỉnh. Mức độ ƯU tiên của các
đối tượng địa giới náy như sau: thứ nhất là địa giới
cấp tỉnh; thứ nhì địa giới cáp quận; thứ ba là địa giới
phường. Lớp đối tượng điểm có thể phân biệt thành
ừụ sở UBND cấp quận, phường; điểm cột móc địa
giới. Lớp đối tượng chữ thể hiện: tên các đơn vị
hành chính phường; địa danh trong lãnh thổ


phường. <i><b>(DLPKG):</b></i> tên phường, mã phường, diện


Ưch; loại đường địa giới, mâ địa giới, độ dài; loại cột
mốc, ký hiệu mốc; trụ sở UBND phường cùng toạ
độ mặt bằng; mã phường, tên UBND phường.


+ Thực vặt: đối tượng vùng: các vùng thực vật,
nén làng có cây che phủ; đối tượng đường: ranh giới
các loại thực vật; đối tượng điểm: cây, bụi độc lập.


+ Sử dụng đất; <i><b>(DLKG):</b></i> các loại hình sử dụng


đất. <i><b>Dữ liệu phi không gian:</b></i> loại hình sử dụng đất,


mã, diện tích.


+ Địa chính: <i><b>(DLKG):</b></i> ranh giới các thửa đất.


<i><b>(DLPKG):</b></i> số thửa, chủ sử dụng, ỉoại đất, biến động
sử dụng, diện Ưch, giá đất, mức độ đăng ký, giấy
chứng nhận.



+ Đánh giá đất đai: <i><b>(DLKG):</b></i> các đơn vị đất đai


ở dạng vùng. <i><b>(DLPKG):</b></i> nhóm đất, mã nhóm đất,


diện tích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

NGHIÊM Cứa



XĨY DỰNG MÔ K

<i>'m</i>

...



<i>( T i ế p t h e o t r a n g 2 1 )</i>


+ Dân số: <i><b>(DLKG):</b></i> đối tượng vùng: mật độ


dân số; đối tượng điểm: điểm dân cư. <i><b>(DLPKG): </b></i>


quy mô dân số, mật độ dân số, cơ cáu dân số theo
tuổi, cơ cấu dân số theo giới, cơ cấu dàn số (thành
thị, nông thôn); lao động: tổng số lao động, lao
động trong nông nghiệp, công nghiệp, cơ cấu lao
động theo tuổi, cơ cấu lao động có chun mơn kỹ


thuật theo bằng cấp, <i><b>cơ</b></i> cấu lao động có chun


mơn kỹ thuật theo giới tính, thu nhập.


^ + Địa chất: <i><b>(DLKG):</b></i> ranh giới địa chất, đứt


gẫy địa chất. <i><b>(DLPKG):</b></i> tên vùng địa chất, mã đối



tượng, loại đối tượng, diện tích.


+ Thổ nhưỡng: <i><b>(DLKG):</b></i> các khoanh đất theo


phân loại quốc gia, vị trí lấy phẫu diện. <i><b>(DLPKG): </b></i>


loại đất, mã loại đất, tầng dày, mã táng dày,
thành phắn cơ giới, mã thành phần cơ giới, diện


<i><b>Kết luận</b></i>


Đây là một CSDL phục vụ quản lý
đất đai nên phải mang tính thống
nhất, tập trung trên nén hệ thông tin
địa lý. Là một CSDL 2 cấp: cấp quận,
phường. CSDL gổm 2 hợp phán chính:


- CSDL khơng gian và phi không gian,


hai hợp phán này kết nối chặt chẽ với nhau dựa
trên cấu trúc quan hệ của dữ liệu, c ấ u trúc của
CSDL là một hệ thống mở, được thiết kế ban đáu,
trong quá trình sử dụng và khai thác sẽ được bổ
sung và hoàn thiện.


CSDL HTTĐL cấp quận có ý nghĩa rất lớn
trong việc trợ giúp Nhà nước trong hoạch định
chính sách, quy hoạch tổng thể và quản lý đất đai.
Làm nén cho một số các CSDL chuyên ngành
khác. Cung cấp các thông tin vê đất đai cho nhãn


dân địa phương vả những người quan tàm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

<b>BAN VÌ Sự TIẾN BỘ PHỤ NỮ - ĐẠI HOC QUỐC GIA HÀ NỘI</b>



<b>CƠNG ĐỊÀN </b>

<b>đại</b> <b>học</b>

<b> Q uốc </b>

<b>gia</b> <b>hà</b> <b>nội</b>


KHCẠHgCNỮ



L Ầ N T H Ứ 8


H À N Ộ I - 1 0 / 2 0 0 3


g r a
đ a


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

MC LC

ã ■


<i>T</i>

<i>ra</i>

<i>n</i>

<i>g</i>



KHOA HỌC T ự NHIÊN


Lê T h ị T h a n h B ìn h v à N g u y ễn T h a n h B ìn h . Cơ chế


<b>hấp thụ của GaN:Zn </b> <i><b>ị</b></i>


T r ầ n D ụ C hi, N g u y ến H ữu H iêp, N g u y ể n T h u
H ư ờ n g , N g u y ế n M ạn h C ường, D ư ơng Đ ửc T iên ,
N g u y ễ n H ữ u H à. <b>Bước dầu tìm hiếu ánh hưởng của môi </b>
<b>trường dinh dưỏng và nhiệt độ lẽn sinh trưởng và quang </b>



<b>hợp của 3 chủng vi tảo thuộc chi </b><i><b>chaetoceros...</b></i> <b>6</b>
<b>Tạ </b>Q u ỳ n h <b>H oa. Một cách tính bài tốn thuận trên mòi </b>


<b>trường phức tạp trong phương pháp đo sâu điện </b> 1 7


Lẽ T h ị H ổng. <b>Nghiên cứu quy trình thành lập bản đồ</b>


<b>địa chính bằng phương pháp ảnh số </b> 9 3


H o àn g T h ị H ương H uế, N guyễn Đ ìn h B ảng. <b>Nghiên </b>


<b>cứu tách loại Cr(VT) trong nước và nước thải bằng than bùn </b> 3

<i>1</i>



N gô T h u H ường. <b>Tán xạ Ranman của vật liệu nhiệt điện </b>
<b>(Bi, Sb),Te3+ õ tổng hợp bằng phương pháp Gradient Freeze</b> <sub>37</sub>
<b>7 </b> P h í B ảo K h a n h v à T r ầ n M inh K hoa. <b>Báo cáo khảo sát</b>


<b>thành phần lồi lưỡng cư - bị sát... </b> 4 4


<b>8 </b> N g u y ễ n <b>Thị H ồn g Minh. M ó phóng động lực phân tủ</b>


<b>khảo sát chuyển động của các lon trong Agi </b> 5<b>Q</b>


<b>9 </b> Đ ặ n g T h ị P h ư ơ n g N am . <b>Nghiên cứu sự khuếch tán và</b>
<b>hấp thụ của i:i7Cs, S5Sr trong đất</b>


10 N g u y ễn K im N gân, T rịn h X uân H ậu, Đ oàn S u y Nghĩ.
<b>Tác dụng của bột linh chi tới nồng độ nhóm S H ỏ máu, gan, </b>
<b>lách chuột nhắt trắng Swiss khi bị chiếu xạ tia G a m a</b>



63


71


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<b>11 </b> <b>N g u y ễn T h u ý N gọc, P h ạm H ùng V iệt, N gu yễn Thị </b>
<b>H ạnh, Võ T h àn h Lê, Lương M ạnh T uân và Y asuaki </b>
M a e d a . Đ ánh giá ban đầu về các hợp chất Hydro cacbon
thơm đa vịng (PAHS) trong khơng khí...


12 T r iệ u T h ị N g u y ệ t. Nghiên cứu khả năng tách và làm
sạch các nguyên tố đ ất hiếm khỏi U ran, Thori, Stronti và
Đari bằng phương pháp thăng hoa...


13 T rầ n T h ị T h u ý Q u ỳ n h . Nghiên cứu th u ật toán Esprit -
xác định góc tới (DOA) trong anten thông minh


14 Lý T h i T úc. Suy nghĩ vê những giải pháp để góp phần
nâng cao đội ngũ nữ cán bộ quản lý trong các trường đại học
15 D ư ơ n g T h ị Q u ỳ n h T h u . Nghiên cúu bài tốn phủ sóng


trong điều kiện địa hình phức tạp, từ đó xây dựng phần
mềm máy tín h vùng phủ sóng cực ngắn dựa trên bản đổ
<b>địa hình sơ'</b>


16 N g u y ể n T h ị B íc h T h u ỷ . Phản đoạn ảnh dựa trên sự
<b>không ổn định của lớp và sự đồng nhất vùng</b>


<b>17 Đ ỗ Thị V â n T h an h. Đ ặc điếm nguồn gốc kim cương, </b>
<b>bạch kim</b>



18 N gô T h ị T h u ậ n , T r ầ n T h ị N h ư M ai, N g u y ể n T h ị
T h a n h B ảo, N g u y ể n T h ị V iệ t N ga, N g u y ễ n T h ị
<b>M i n h Thư. Bất đối hoá Toluen trên Zeolit Hzsm-5 biến </b>
<b>tính bằng Si02 và xử lí hơi nước</b>


19 T r ầ n T h ị T h a r ih V â n , V ũ V â n H à , N g u y ễ n Đ in h
<b>Triệu. Tổng hợp, nghiên cứu cấu tạo và sự tạo phức của </b>
một sơ dẫn x uất Fomazan có khả năng tan trong nước
20 N h ữ T h ị X u â n , T r ầ n Q u ố c B ìn h . Nội dung thông tin


<b>và phương án tổ chức cơ sở dữ liệu đất đai quận Tây Hồ - </b>
<b>Thành phô' H à Nội</b>


KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN, NGOẠI NGỮ,
LUẬT HỌC, KINH TẾ, QUẢN LÝ


1 T r ầ n T h u ý A n h . Văn hoá Huê


<b>2 </b> <b>Lê Thị T h u Giang. Phụ nữ trong xã hội Nho giáo </b>
<b>truyền thông Hà n Quốc</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

NỘI D UNG THÔNG TIN VÀ PHUƠNG ÁN T ổ CHỨC
C ơ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI


QUẬN TÂY HỒ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
<b>N h ữ T hi X u ân , T rần Q uốc B ìn h</b>


<i><b>K h o a Đ ịa lý, T rư ờ n g Đ ạ i học K h o a h ọc T ự n h iên </b></i>
<i><b>Đ ạ i h ọ c Q u ố c gia H à N ộ i.</b></i>



Thực t ế h o ạt động của ngành Địa chính trong những năm gần
đây cho th ấ y các hệ thông thông tin đ ất đai (LIS) là một công cụ đắc
lực phục vụ qu ản lý N hà nưổc <i>v ề</i> đ ấ t đai bởi chúng có kh ả năng xử lý


và cung cấp chính xác, kịp thời một khối lượng lớn thơng tin. Vì
n h ữ n g lý do đó m à trong thòi gian qua, ở nhiều địa phương đã chú
trọ n g đ ầu tư xây dựng các hệ thông LIS nhằm phục vụ quản lý và sử
d ụn g đ ất. Khó k h ă n lớn n h ấ t đ ặt ra khi xây dựng các hệ thống LĨS là
p h ải th iế t k ế và tổ chức cơ sở dữ liệu (CSDL) đ ất đai hợp lý, ph ù hợp
vối n h u cầu của người sử dụng. B ài báo này nghiên cứu để x u ất nội
đun g và phương á n tổ chức cơ sỏ dữ liệu đ ất đai phục vụ quản lý và sử
dụn g đ ấ t ở q u ậ n Tây Hồ - th à n h ph ố Hà Nội.


<b>1. T h ự c trạ n g cô n g tác quản lý đ ất đ ai </b><i><b>ở</b></i><b> quận Tây Hổ</b>


Q u ận Tây Hồ được th à n h lập trong bối cảnh L u ậ t đ ấ t đai 1993
vừa mới ra đòi được h ai năm . L u ật đ ấ t đai 1993 đ ã th iế t lập mối quan


h ệ trự c tiế p g iữ a N h à nướ c vối n g ư ò i sử d ụ n g đ ấ t, đ ả m b ả o q u y ề n làm


chủ thực sự gắn liên với lợi ích về kinh tế và tạo điểu kiện để người sử
dụng đ ấ t k h a i th ác th ậ t tố t tiềm n ăn g đ ất đai và hoàn th à n h tố t các
nghĩa vụ của người d ân với N hà nước. L u ậ t đ ấ t đai 1993 đã khắc phục


được nh iều nhược điểm của L u ậ t đ ấ t đai 1988, sửa đôi một sơ điều


khơng cịn p h ù hợp với thực tiễn và bổ sung một sô* điều mối cần th iế t
để giải qu y ết n h ữ n g v ấn đề quan trọng tron g việc q u ản lý và sử dụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

đ ấ t đai. T uy n h iê n , n h ữ n g quy địn h về đ ấ t đô th ị của lu ậ t đ ấ t đai


1993 cịn đơn giản, khơ n g rõ ràn g, n h iều diện tích đ ấ t chưa được q u ản
lý tốt, n ê n tạ i q u ậ n T ây Hồ nói riêng, và ở n h iều nơi k h ác nói chung,
đã diễn r a n h iề u vi p h ạm tro n g qu á trìn h sử d ụ n g đất.


B ên c ạ n h đó q u ậ n T ây Hồ có m ột vị tr í đặc biệt: Vừa tiếp giáp với
sông Hồng, vừ a bao q u a n h Hồ Tây - m ột d a n h th ắ n g nổi tiế n g của
Thủ đô H à Nội, đem lạ i n h iều giá trị vể du lịch và nghỉ dưỡng, vừa
tiếp giáp vối q u ậ n B a Đ ình - tru n g tâ m h à n h chính - chính trị của cả
nước, k ể c ạn h m ột q u ậ n đ an g diễn ra q trìn h đơ th ị hóa m ạn h n h ư
quận C ầu G iây ,.q u ậ n Tủy IIỔ; là nơi tiếp nối giữa nội th à n h và ngoại
th à n h , là m ột q u ậ n mới được th à n h lập tro n g giai đoạn cơ ch ế th ị
trường trê n cơ sở 5 xã nông nghiệp ven đô có tiêm n ă n g diện tích đ ất
cho xây dựng lớn và 3 phường của nội th à n h Hà Nội. N hững điều kiện
trê n làm cho q u á trìn h đơ th ị hóa trê n địa bàn qu ận tro n g n h ữ n g năm
qua diễn ra r ấ t m ạ n h . N h ữ n g diện tích đ ấ t trông, m ặt nưôc, đ ấ t nông
nghiệp đã tạo điều k iệ n cho nhiêu khách sạn, biệt th ự , n hà nghỉ, n h à
ỏ... p h á t triể n , d â n cư nơi khác chuyển đến. H iện trạ n g này làm cho
việc q u ản lý đ ấ t đ ai của q u ậ n gặp n h iều khó k h ăn và phức tạp.


Với m ục đích h ạ n chế, k iểm s o á t được n h ữ n g vi p h ạm tro n g
quá tr ìn h sử d ụ n g đ ấ t, bảo vệ vẻ đẹp tự n h iê n và n h ữ n g di tích lịch
sử v ăn h o á vốn có của q u ậ n , n ăm 1994 UBND q u ậ n T ây Hồ đã có
quy ho ạch tổ n g th ể đ ế n n ă m 2010. C ùng với các v ă n b ả n k h ác của
UBND T h à n h phô' H à N ội, quy ho ạch tổ n g th ể đã tạo cơ sở p h á p lý,
điểu k iệ n cho việc q u ả n lý đ â t đ ai trê n địa b à n q u ậ n ngày càn g đi
vào th ê ổn đ ịn h hơn [1].


Trong n h ữ n g n ăm gần đây, công tác qu ản lý đ ấ t đ ai của quận
Tây Hồ đã đ ạ t được n h ữ n g k ế t q uả đán g kể. Q uận đang tiên h àn h
chỉnh sửa và h o àn th iệ n b ả n đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 và 1:1000 của


các phường, th iế t lập hồ sơ địa chính, sổ mục kê và sô đ ăn g ký biên
1 động đ ấ t đai. Các phường T hụy K huê, Yên P h ụ đ ã tiế n h à n h đo đạc


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

người sử d ụ n g đ ấ t yên tâm đ ầu tư, n ân g cao hiệu q uả sử dụng thực
h iện tố t hơn quyền lợi và nghĩa vụ của m ình.


Tuy n h iên , tro n g giai đoạn hiện nay đế qu ản lý đ ấ t đai m ột cách
h ệ th ô n g hơn, h iệ u qu ả hơn th ì các n h à q u ản lý cũng n hư người sử
dụ n g cần p h ả i được cung cấp m ột cách đầy đủ và chính xác các thông
tin vể đ ấ t đai. V ấn đề n ày chỉ có th ể được giải quyết bằn g cách xây
dựng m ột cơ sở dữ liệu (CSDL) đ ấ t đai phục vụ cho n h u cầu của Q uận.


<b>2. N ộ i d u n g th ô n g tin củ a CSDL đ ất đ ai q u ận Tây Hồ</b>


Q u ả n lý và sử d ụ n g đ ấ t hợp lý là nhiệm vụ h à n g đ ầ u n h ằm p h á t
triể n k in h t ế - xã hội ở các địa phương. C ăn cứ vào n h iệm vụ q u ản lý
n h à nước về đ ấ t đai, có th ể coi nội dung q u ả n lý và sử dụ n g đ ấ t cấp
h u y ện (quận) là q u ả n lý vi mô đến từ n g th ử a đ ấ t th eo các hưóng sau:


Q u ản lý quỹ tà i nguyên đ ấ t đai cả về số lượng lẫn ch ất lượng.
Đ á n h giá h iệ n trạ n g và lập quy hoạch, k ế hoạch sử dụng đất.
Q u ả n lý h à n h chính, d ân sự về sử dụ n g đ ấ t và qu ản lý kinh
t ế đ ất.


Q u ả n lý và đề x u ấ t các biện pháp bảo vệ môi trư ờng tro n g sử
d ụ n g đ ấ t đai.


N h ư vậy, việc thự c h iện tố t công tác q u ản lý và sử dụ n g đ ấ t đòi
hỏi sự tổ n g hợp của n h iều nguồn thô n g tin liên q u a n đến đ ấ t đai.
X u ất p h á t từ các điều k iện tự nhiên, k in h tế, xã hội và từ thực trạ n g


q u ản lý đ ấ t đ ai của q u ậ n Tây Hồ, các thông tin n ày có th ể chia th à n h
các nhóm sau:


- <i>T h ô n g t i n n ề n :</i> Bao gồm thô n g tin về các yếu tô' địa h ìn h , địa


giối, vị t r í của các địa v ậ t q u an trọng, p h â n bô' của hệ th ô n g giao
th ô n g v à th ủ y văn. Trong nhóm này cịn có th ơ n g tin về cơ sở trắ c địa
n h ằm đảm bảo tín h th ơ n g n h ấ t của dữ liệu không gian tro n g to àn bộ
hệ thông.


- <i>T h ô n g t i n đ ị a c h í n h :</i> Là nhóm thơng tin vi mò về từ n g th ử a đ ấ t


có liên q u a n trự c tiếp tới qu ản lý N hà nước vể đ ấ t đ ai ở cấp quận.
Nhóm th ơ n g tin n à y bao gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

+ Các th ô n g tin vể khô n g g ian cho phép xác địn h vị trí, h ìn h
th ể , d iệ n tích, topology của từ n g th ử a đ ất. Các th ô n g tin n ày
được cập n h ậ t từ b ả n đồ địa chính.


+ Các th ô n g tin về xã hội, p h áp lý của th ử a đ ấ t n h ư chủ sử
d ụng, thời h ạ n sủ dụng, giấy chứng n h ậ n quyển sử dụ n g đất.
Các th ô n g tin n ày có th ể được cập n h ậ t từ hệ thống hồ sơ địa
ch ín h đ a n g được q u ả n lý tạ i Q uận.


+ T hông tin về yếu tô' k in h t ế của th ử a đất: loại đ ấ t, m ục đích
sử dụng, giá đ ấ t, th u ế đất.


+ T hông tin về các b ấ t động s ả n h iện có trê n th ử a đất: các loại
n h à , cơng trìn h p hụ , cấu trú c , k ế t cấu, số tần g , giấy phép xây
dựng, n ă m xây dựng... Do Tây Hồ là m ột q u ậ n của H à Nội có


tốc độ p h á t triể n r ấ t cao n ên thông tin về b ấ t động s ả n có vai
trò đ ặc b iệ t q u a n trọ n g tro n g q u ản lý v à sử d ụ n g đất.


- <i>T h ô n g t i n v ề s ử d ụ n g đ ấ t :</i> là cơ sở để đưa ra đ ịn h hướng và biện


p háp sử d ụ n g quỹ đ ấ t hợp lý n h ằm phục vụ mục tiê u p h á t triể n k in h
t ế - xã hội củ a Q u ận . N hóm th ô n g tin n ày bao gồm:


+ Các th ô n g tin đ á n h giá, p h ân h ạ n g đ ấ t cho phép đ án h giá
mức độ th íc h n g h i của đ ấ t đai đối với các loại h ìn h sử dụng
đ ấ t h iệ n có và tiềm n ăn g đ ấ t đai. K ết quả đ án h <i>g i á</i> và p h ân


h ạ n g đ ấ t cung cấp thô n g tin cho công tác quy hoạch sử dụng
đ ấ t và xác đ ịn h mức th u ế sử dụ n g đất.


+ Các th ô n g tin vể h iện trạ n g và biến động sử d ụ n g đâ't là cơ sở
để đư a r a đ á n h giá vê h iệ n trạ n g sử dụn g và p h ân bô" các loại
h ìn h sử d ụ n g đ ấ t cả về diện tích, cơ cấu và xu hướng biến
động m ục đích sử dụ n g đ ấ t n h ằm làm cơ sở cho công tác quy
hoạch sử d ụ n g đ ấ t và q u ả n lý đ ấ t đai của Q uận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

* <i>T h ô n g t i n v ề m ô i t r ư ờ n g , d â n c ư v à c ơ s ở h ạ t ầ n g :</i> Là cơ sơ đê


đ á n h giá th ự c tr ạ n g và k h ả n ă n g p h á t triể n k in h t ế - xã hội của Q uận.
N hóm th ơ n g tin n ày bao gồm:


+ T h ô n g tin về ô nhiễm môi trư ờng bao gồm các chỉ sô' về ô
n h iễm đ ất, ô n h iễm nước và ô nhiễm khơng khí.


+ T hơng tin về dân cư gồm m ậ t độ, tuổi tác, trìn h độ, th à n h


p h ầ n , n g h ể nghiệp của n h â n d ân tro n g quận.


+ T hông tin về cơ sở h ạ tầ n g bao gồm các đữ liệu về hệ thông
cấp, th o á t nước, lưới điện, m ạng điện thoại, các phương tiện
và cơng trìn h giao thơng công cộng... C ần chú ý rằ n g thông
tin về hệ thô ng đường phô' do tin h ch ất sử dụn g thường
x u yên của nó đã được đưa vào nhóm thơng tin nền ở trên.
Với 4 nhóm th ô n g tin được nêu ở trê n , CSDL đ ấ t đ ai qu ận Tây
Hồ khô n g chỉ ph ụ c vụ cho n h u cầu của riêng n g à n h Đ ịa chính - N hà
đ ấ t m à cịn có k h ả n ă n g cung cấp thông tin cho các n g à n h k h ác có liên
q u a n đến tà i n g u y ên đ ấ t n h ư Điện, Nước, T huế, Giao thông, Môi
trường... B ên c ạn h đó, để có thế’ ho ạt động hiệu quả, CSDL cũng cần
sự hỗ trợ của các n g à n h nói trê n tro n g k h âu cập n h ậ t thôn g tin.


<b>3. TỔ ch ứ c CSDL đ ất đ ai quận Tây Hồ</b>


V ấn đề lốn nhâ't cần p hải giải quyốt tro n g phương án tổ cbiti
CSDL là việc p h â n bô và q u ản lý dữ liệu. H iện nav có 4 mơ hình cơ
b ản để tổ chức CSDL như sau [3]:


Q uản lý tập trung: CSDL được đ ặt tại tru n g Lâm của hộ thông;
P h â n tá n b ả n sao của CSDL tạ i các địa phương;


P h â n tá n dữ liệu tạ i các địa phương;


T ập tr u n g dữ liệu tổng hợp, p h â n tá n dữ liệu chi tiết.


Do T ây Hồ là m ột đơ th ị có diện tích tương đốì nhỏ, m ậ t độ d ân sô
lớn, các b iến động đ ấ t đai diễn ra thường xuyên và phức tạ p n ên theo
ch ú n g tôi, q u ầ n lý tậ p tru n g là phương á n p h ù hợp n h ấ t vỏi điều kiện


củ a Q uận. P h ư ơ n g án q u ả n lý tập tru n g sẽ làm giảm giá chi phí vận
h à n h của h ệ thống, có u cầu khơng cao đối vói đội ng ũ cán bộ q u ản
lý yà hỗ trợ tố t các chính sách bảo m ậ t cũng n h ư công tác sao lưu dữ
liệu. P h ư ơ n g á n q u ả n lý tậ p tru n g còn có ưu điểm là sẽ tạo điều kiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

th u ậ n lợi tro n g tương la i để xây dựng hệ thốhg thông tin đ ấ t đai
chung cho cả th à n h p h ố H à Nội trê n cơ sỏ k ết nô'i các hệ thống cấp
quận đã được xây dựng. Theo phương án quản lý tậ p tru n g , hệ thống
có m ột CSDL d ù n g chung được đ ặ t tạ i ủ y b an N h ân d ân (UBND)
Q uận và được q u ả n lý bỏi Phịng Địa chính - N hà đất. Việc cập n h ật,
kiểm tra và q u ản lý dữ liệu sẽ do các cán bộ chuyên trá c h của Phịng
Địa chính - N hà đ ấ t đảm n h ận . Các cơ quan cấp Q uận trực tiếp khai
thác thôn g tin từ CSDL, còn các Phường sẽ k hai thác thô n g tin thông
qua hệ th ố n g mạng m áy tính (hình 1). Để làm giảm chi phí đ ầu tư
ban đầu, theo ch ú n g tôi n ên sử dụng các dịch vụ tru y cập In te rn e t,
đặc biệt là dịch vụ ADSL, làm h ạ tầ n g cơ sỏ m ạng. K hi điều k iện kinh
tế - kỹ th u ậ t cho phép, có th ể tiến tới nối m ạng bằn g cáp q u an g hay
cáp đổng trụ c các phựờng gần tru n g tâm hệ thông như P h ú Thượng,
Xuân La, Bưỏi, N h ậ t Tân.


Hlnh 1. Sa đố phân bố CSDL đất đai quận Tây Hồ


Để đảm bảo h o ạ t động có hiệu quả với chi ph í đầu tư th ấ p n h ất,
hệ thông n ên được xây dựng theo 3 giai đoạn như sau:


- <i>G i a i đ o ạ n 1 : t h ử n g h i ệ m h ệ t h ô n g .</i> CSDL được cập n h ậ t các


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

ra tro n g thời gian g ần đây). Trong giai đoạn n ày các chức n ăn g của hệ
th ô n g sẽ được k h ai thác th ử nghiệm , trê n cơ sở đó đưa ra các giải
pháp n h àm khắc phục nhược điểm p h á t hiện ra. Đồng thòi đây cũng


là giai đoạn đào tạo kiến thức về hệ thơng cho các đơì tượng sử dụng
tro n g tương lai.


- <i>G i a i đ o ạ n 2 : v ậ n h à n h h ệ t h ố n g .</i> Hệ thông được tiếp tục cập


n h ậ t thông tin của 6 phường còn lại là N h ậ t T ân, Tứ Liên, Q uảng An
Yên P h ụ , T h ụ y K huê và X uân La. Trong giai đoạn này ỏ các UBND
phường có th ể đ ặ t m ột sô' trạ m thông tin (Inform ation term inal) để
phục vụ n h u cầu tra cứu thông tin về đ ấ t đai của n h â n dân. Để quản
lý hệ thống, tro n g giai đoạn n ày cần lập ra m ột đơn vị chuyên trách
trự c thuộc Phịng Địa chính - N hà đ ấ t hay UBND Q uận.


* <i>G i a i đ o ạ n 3 : m ở r ộ n g h ệ t h ô h g .</i> Hê thông được k ế t nô'i với các


hệ thông thuộc các q u ận (huyện) khác để tạo th à n h m ột hệ thông
thông tin đ ấ t đai chung của th à n h phố’. N hư vậy, tro n g giai đoạn này
hệ thông không chỉ phục vụ cho nh u cầu của Q uận mà còn cho các cấp
cao hơn là T h à n h phô và T ru n g ương.


Đê có th ể vận h àn h , hệ thông cần được tra n g bị các th iế t bị tin
học (phần, cứng và ph ần mềm) phục vụ cho công tác th u thập, cập
n h ật, lưu trử , xử lý và hiển thị thông tin. N hu cầu tối th iểu vể các
th iế t bị tin học được cho trong bảng 1.


Bảng 1. Nhu cẩu vé thiếl bị tin học của hệ thống theo tửng giai đoạn


STT Tèn thiết bị Số lượng


<i><b>Gi.đoạn 1 Gi. đoạn 2 Gi. đoạn 3</b></i> <i><b>Tổng</b></i>
<i><b>cônq</b></i>



1 Máy chủ dữ liêu (data server) 1 1 1 3


2 Trạm làm việc (workstation) 4 6 8 18


4 Máy quét AO 1 0 0 1


5 Bàn số hóa AO <b>1</b> 0 0 <b>1</b>


6 Máy in AO <b>1</b> 0 0 <b>1</b>


7 Phần mềm quản trị CSDL Oracle 1 <b>1</b> <b>1</b> <b>3</b>


8 <b>Phần </b>mểm GIS (Arclnfo) 2 0 0 2


9 Phẩn mềm khai thác CSDL 4 6 8 18


<b>10</b> Phẩn mềm CAD và các phần mềm
chuyên dụng


2 2 0 4


* Số' lượng các phẩn mềm tinh theo giấy phép cài đặt (license)


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

N guồn n h â n lực có v ai trò h ế t sức qu an trọng tro n g m ột hệ thơng
thơng tin . Để có th ể v ận h à n h được, hệ thống cần có nguồn n h â n lực
tối th iể u được cho tro n g bản g 2.


<b>Bảng 2. Nguổn nhân lực tối thiểu để vận hành hệ thống.</b>



STT Vi trí Số lượng


1 Kỹ sư quản trị hệ thống và mạng 1


2 Kỹ sư quản trị CSĐL 1


3 Kỹ sư đo đ ạ c ' bản đổ 2


4 Chuyên viên vể hố sơ địa chính 2


5 Kỹ thuật viên ỏ các phường 8


Trong b ản g 2, các vị tr í sơ' 1 và 2 cần được bổ sung từ bên ngồi,
vị trí sơ' 3 và 4 có th ể do các cán bộ của Phịng Đ ịa chính - N hà đ ất
đảm n h ận , vị t r í sơ' 5 có th ể là cán bộ địa chính phường hay m ột n h ân
viên được cử ra đảm n h ậ n việc tra cứu thông tin. Các cán bộ ở vị trí
1-4 cần trà i qua các lớp đào tạo tru n g h ạn về hệ thống do Sở Địa chính
hay T ru n g tâ m th ô n g tin lưu trữ tư liệu địa chính đảm n h ận. Còn các
kỹ th u ậ t viên ỏ phường có th ể th am gia các lớp đào tạo ng ắn h ạn do
Q uận tổ chức.


<b>4. K ết lu ậ n</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1 Nguyễn Đức Khả, T rần Anh Tuấn, Phạm Q uang Tuấn và nnk


<i>N g h i ê n c ứ u q u á t r ì n h đ ô t h ị h ó a v à h i ệ n t r ạ n g c á c l o ạ i h ì n h s ử </i>
<i>d ụ n g đ ấ t ở q u ậ n T â y H ồ , H à N ộ i ,</i> Tạp chí khoa học ĐHQGHN



KHTN, XI, 2000.


2 Klosterm an R.E. <i>T h e a p p r o p r i a t e n e s s o f G e o g r a p h i c I n f o r m a t i o n </i>
<i>S y s t e m s f o r r e g i o n a l p l a n n i n g i n t h e d e v e l o p i n g w o r l d .</i> Computer


Environm ent and U rban Systems. Vol. 19, N l, pp 1-13. Pergamon
Press, 1995.


3 Laurini R., Thompson D., <i>F u n d a m e n t a l s o f S p a t i a l I n f o r m a t i o n </i>
<i>S y s t e m s ,</i> Academic Press, 1994, pp. 254-258.


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

<b>ẠỊ HỌC QUỐC'GIA HÀ NỘI</b>


<b>ETNAM NATIONAL UNIVERSITY, HANOI</b>


ISSN Ũ 8 66 - 8 6 1 2



<b>J O U R N A L</b>



<b>KHOA HỌC TựN</b>



NATURAL SCIE



</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI </b>


TỌP CHÍ KHOA HỌC


<b>KHOA HỌC Tự NHIÊN VẢ CÔNG NGHỆ </b>
<b>T.XIX, S ố 4-2003</b>


<b>MỤC LỤC</b>




1. Đ ặn g V ăn Bào. Biến động lòng sông Hồng khu vực thị xã Lào Cai trong
Pleistocen muộn - Holocen và tai biến liên quan...1
2. Đ ào Đ ìn h B ắc, N g u y ế n Cao H u ầ n , P h ạ m Q u a n g A nh, Đổ T h ị Phượng.


Vấn đề bơ' trí các điểm quần cư ở xã Mường Vi (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)
trên quan điểm phòng chống tai biến thiên nhiên... 8
3. N guyến Vi D ân, Đ ặn g V ăn Bào, N guyển Q uang Mỹ. Bước đầu tìm hiểu


tính quy luật của hiện tượng khai mở và bồi lấp có tính tai biến của biên
Thuận An, Thừa Thiên - H uế...17
4. N guyển T h ị H ải. Xác định lực hấp dẫn du lịch một sô điểm du lịch cuôi tuần


cùa Hà Nội ... 22
5. N guyển C ao H u ầ n , Đ ào Đ ìn h Bắc, P h ạ m Q u an g A nh, N guyễn An


T h ịn h , N g u y ễn V ăn Nam . Tiếp cận địa lý trong nghiên cứu phát triển nông
thôn miền núi (ví dụ xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào C ai)... 28
6. Vũ V ăn P h á i, N g u y ễn H o àn , N g u y ển H iệu. Nghiên cứu mối tương tác đất


- biển phục vụ quản lý thông nhát đới bờ vịnh Bắc B ộ ...36
7. T rầ n V ăn T u ấ n , T r ầ n Q uốc B ình, N guyen Đức K hả. Xây dựng phương


án tổ chức cơ sở dữ liệu đ ất đai tỉnh Lào C a i... 44
8. N g u y ễn H ữ u Tứ, N g u y ến V iết Lương, T rư ơ n g Q u a n g H ải. Đặc điểm


thảm thực vật khu vực Sa Pả - Tà Phin, tỉnh Lào C ai... 53
9. N h ữ T h ị X u â n , Đ in h N gọc Đ ạt. Sử dụng đất quận Tây Hồ: đánh giá thực


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHQGHN, KHTN & CN. T.XIX. s ố 4. 2003



<b>SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN TÂY Hồ: ĐÁNH GIÁ THựC TRẠNG </b>
<b>VÀ KIẾN NGHỊ PHẨN MEM q u ả n</b> <b>l ý</b>


<b>N h ữ T hị X uân , Đ in h N g ọ c Đ ạ t </b>


<i>K h o a Đ ị a l ý , T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c K h o a h ọ c T ự n h i ê n , Đ H Q G H à N ộ i</i>


<b>1. Đ ặ t v ấ n đ ể</b>


Quận Tây Hồ là quận mói thành lập của thủ đô Hà Nội, chiếm một vị trí rất quan
trọng trong sơ đỗ p h át triển không gian của thành phô" Hà Nội. Trong những năm gần
đây, tại khu vực quận nói chung và xung quanh Hồ Tây nói riêng, dân số tăng cơ học
nhanh, q trìn h đơ thị hoá ph át triển rấ t mạnh mẽ. Trên nhiều diện tích đất trơng,


<i>đ ắ t</i> nông nghiệp, cây xanh, m ặt nước đã tạo điều kiện cho hệ thõng các biệt thự, khách


sạn, nhà nghỉ, nhà ở mọc lên, dân cư từ các nơi khác chuyển đến. Việc xây dựng một
cách ồ ạt, tùy tiện, khơng theo quy hoạch đã gây khó khăn cho việc quản lý đất đai, làm
mất cảnh quan đô thị, không đáp ứng được các tiêu chuẩn của một đô thị hiện đại mà
Nhà nước ta đang đ ặt ra quy hoạch đôi vối các vùng ven đô Hà Nội, đặc biệt là quận
Tây Hồ


Để có cơ sở khoa học đơì với việc tổ chức lãnh thổ và điều chỉnh sử dụng đất theo
quy hoạch tổng thể, đáp ứng nhu cầu chung của khu vực, giúp cho việc quản lý đất đai
được th u ận lợi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới
tình hình sử dụng và quản lý đâ't của quận, để từ đó đưa ra những kiến nghị tổ chức
hợp lý không gian lãnh thổ.


<b>2. C ác n h â n t ố ả n h h ư ở n g tớ i s ử d ụ n g v à q u ả n lý d ấ t đ a i ở q u ậ n T â y Hồ</b>



<i>2 . 1 </i> <i>C á c đ i ề u k i ệ n t ự n h i ê n h ì n h t h à n h đ ặ c đ i ể m</i> s ứ <i>d ụ n g đ ấ t k h u v ự c n g h i ề n </i>
<i>c ứ u</i>


<i>V Ị t r í đ ị a l ý :</i> Tầy Hồ là một quận nằm ở phía Bắc - Tây Bắc của th ủ đơ Hà Nội, có


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

<b>64</b> N h ữ T h ị X u â n , D i n h N g ọ c D a t


<i>Đ ị a c h ấ t , đ ị a h ì n h :</i> Địa hình quận Tây Hồ tương đơi bằng phẳng, có chiều hưổng


cao dần từ Nam lên Bắc, có sơng Hồng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nằm giáp với
sông Hồng, nên quận Tây Hồ có tuyến đê dài chạy từ chân cầu Thăng Long (tính từ
phưịng Phú Thượng) đến bãi An Dương (tính đến hết phường Yên Phụ) làm cho địa
hĩnh, đất đai quận được chia th àn h hai vùng rõ rệt, đó ỉà khu vực trong đê và khu vực
ngoài đê,


Khu vực ngoài đê: đ ất xây dựng, đất ở có độ cao thay đổi từ 9m đến 14m; đất nơng
nghiệp có độ cao từ 7m đến I2m; một số nơi có ao, hồ trũng, độ cao chỉ từ 3m đến 7m.
Đây là khu vực có địa tầng trên cùng là cát, các lớp á cát và á sét có nền địa chất không
ổn định, không th u ận lợi cho xây dựng, cần hạn chế xây dựng.


Khu vực trong đê: đ ất xây dựng có độ cao thay đổi từ 6m đến 12m, đất nơng
nghiệp có độ cao từ 4m đến 9m; một sơ' nơi có ao, hồ trũng nên độ cao từ 2m đến 7m.
Đây là khu vực có địa tầng lớp trên cùng là á sét vối chiểu dày từ 3m đến lOra, lớp tiếp
theo là cát, có nền địa ch ất ổn định, th u ận lợi cho xây dựng nhà cao tầng.


<i>K h í h ậ u :</i> quận Tây Hồ có chung điểu kiện khí hậu của thủ đơ Hà Nội là nhiệt đới


gió mùa. Một năm có 2 m ùa rõ rệt: mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trưổc đến tháng
3 năm sau, gió Đơng Bắc là chủ đạo. Nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 8°c đên 10°C.


Mùa nóng bắt đầu từ th án g 4 đến tháng 10, gió Đơng Nam là chủ đạo, nhiệt độ trung
bình cao n hất là 38°c. Mùa mưa bão rơi vào mùa nóng, từ tháng 7 đên tháng 9. Độ ẩm
trung bình trong năm 84,5%, tháng 1 và 2 là những tháng có độ ẩm cao nh ất có thể đạt
tới 100%. Với đặc điểm khí hậu này, Tây Hồ là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây
nông nghiệp, đặc biệt là trồng các loại hoa, cây cảnh.


<i>T h ủ y v ă n</i>: điểm nổi b ật nh ất của quận Tây Hồ là có diện tích mặt nước khá lớn,


Hồ Tây là hồ lớn n h ấ t với diện tích khoảng 530,65 ha, phía Bắc quận có sơng Hồng chảy
qua với chiều dài khoảng 8 km, có diện tích khoảng 510,54 ha thuộc 4 phường Nhật
Tân, Phú Thượng, Tứ Liên, n Phụ, sơng có chiều rộng từ 800m đến 1200m vào mùa
cạn, và từ 2000m đến 2500m vào mùa lũ. Sông Hồng và Hồ Tây đã tác động trực tiếp
đến điều kiện tiểu khí hậu ở một khu vực rộng trên diện tích tồn quận. Vào mùa hè.
khơng khí ở các khu vực quanh hồ và ven sông thường m át mẻ hơn các khu khác, khí
hậu đươc điều hồ Ngồi ra, quận cịn có nhiêu ao, hơ khác ơ khu vực ngoai đe va ơ cac
khu vực khác trong đê như P hú Thượng, Xuân La. Các hô này đang bị lâp dân đê xây
dựng nhà ở và cửa hàng. Hàng nâm do dòng chảy sông Hồng thay đổi nên vùng đất
giáp sông thường bị lỏ hoặc không ổn định. Vào mùa lũ (tháng 7 - 8) mực nước sông
Hồng thường dâng cao từ +10,Om đến +12,Om (cao hơn độ cao nền của qu_ận) và khi đó
khu vực đ ât bãi ngồi đê sơng Hồng phần lớn bị ngập nước. Quá trình bơi tụ, XĨI lơ và
ngập lụt ở khu vực ngồi đê có ảnh hưởng lớn tối việc sư dụng dât ơ khu vực nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

S ử d ụ n g đ ấ t q u ạ n T â y H ổ : d á n h g iá t h ự c t r ạ n g v à k iế n n g h ị.


<i>65</i>


nơng nghiệp, mà cịn tạo ra một phong cảnh đẹp hiếm có tại thủ đơ Hà Nội kết hợp với
không khí trong lành, tạo điểu kiện cho quận Tây Hồ phát triển du lịch làm thay đổi
các loại hình sử dụng đ ất theo hướng phục vụ du lịch là chính.



<i>T h ổ n h ư ỡ n g :</i> quận Tây Hồ bao gồm đ ất phù sa không được bồi trong đê và đất


phù sa được bồi ngoài đê. Đ ất phù sa khơng được bồi trong đê có diện tích lớn phần lớn
là trầm tích hiện đại, th àn h phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, đây là diện tích đất phù
xa mầu mỡ có tiềm năng trồng nhiều loại cây như lúa nước, các loại rau, màu cây ãn
quả và các loại cây cảnh, hoa. Đ ất phù sa được bồi ngồi đê có thành phần cơ giới nhẹ
tơi xốp, đất giàu mùn, lân, kali dễ tiêu nước, có tính thấm nước cao, nên vào mùa khô
thường bị hạn, chúng được sử dụng để trồng các loại cây ngắn ngày như ngô, đậu, lạc,
khoai...


<i>S i n h v ậ t :</i> quận Tây Hồ có diện tích đất nông nghiệp khá lớn (1149,94 ha) có


nhiều làng nghề truyền thông trồng hoa, cây cảnh như ở Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật
Tân, những địa danh này đã trỏ thành nơi tham quan du lịch hiện nay của Hà Nội.
Ngồi ra cịn có các cây lương thực, thực phẩm như lúa, ngô, hoa màu các loại.


<i>C ả n h q u a n :</i> Tây Hồ có cảnh quan nổi bật nhâ't là Hồ Tây với hình dáng vai cày,


cùng với nó cịn có một số hồ nhỏ khác như hồ Quảng Bá, hồ Tứ Liên tạo thành một
quần thể thiên nhiên tạo hố tơn thêm vẻ đẹp và sự hâp dẫn của Hồ Tây, kết hợp với
các cảnh quan khác như cảnh quan hoa cây cảnh, cảnh quan biệt thự kiến trúc đô thị,
làng vãn hố Việt Nhật, cơng viên nước Hồ Tây... tạo ra một khơng gian thống dãng,
mát mẻ. Ngoài ra, trên địa bàn quận cịn có 64 kiến trúc di tích lịch sử ván hoá mang
đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cũng là những địa điểm thu hút khách. Tất cả các cảnh
quan này được đan xen kết hợp vổi nhau tạo ra cảnh quan đặc thù rấ t đặc trưng, độc
đáo của quận Tây Hồ tại th ủ đô Hà Nội, làm cho giá trị đất đai của quận Tây Hồ tăng
cao, và đó cũng là nguyên nhân gây biến đổi lớn về sử dụng đất của quận trong cơ chế
thị trường hiện nay.


Với vị trí địa lý, các điểu kiện tự nhiên nói trên, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp


đến việc hình thành và quyết định hướng sử dụng đất của quận Tây Hồ. Chúng đóng
vai trị như những u tơ* nền hình thành đặc điêm sử dụng đất đai.


2.2 <i>C á c đ i ề u k i ệ n k i n h t ế x ã h ộ i ■ n h ữ n g y ế u t ô ’ c h ủ y ế u t á c đ ộ n g m ạ n h đ ế n s ử </i>
<i>d ụ n g đ ấ t k h u v ự c n g h i ê n c ứ u</i>


<i>D â n c ư v à ỉ a o đ ộ n g :</i> quận Tây Hồ bao gồm 8 phường với tổng số dân là 92736


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

<b>66</b> N h ữ T h ị X u ả n . Đ in h N g o e Đ a i


Do ảnh hưỏng của q trìn h đơ thị hóa trong thời gian qua, dân số quận Tây Hồ
hàng năm (từ năm 1995 đến nay) luôn tăng từ 5% đến 8%, trong đó tăng tự nhiên
khoảng 1,5%, tăng cơ học từ 4% đến 7%. Đây là vấn đề gây nên nhũng bức xúc về kinh
tế xã hội cho quản lý và cũng là một trong những nguyên nhân chính gây biến động sử
dụng đất trong thời gian qua. Song song với quá trình tăng cơ học vê dân số, cơ cấu lao
động trong quận cũng có những thay đổi theo chiểu hướng lao động nông nghiệp giảm
dần và chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số ngưòi trong độ tuổi lao động (tỷ lệ khoảng 10%
trong tổng số lao động). Các phường Yên Phụ, Thụy Khuê, Bưởi khơng cịn lao động
nơng nghiệp, sô' người lao động nông nghiệp phân bố rải rác trên các phường còn lại
chiếm nhiểu n h ất ở phường Phú Thượng.


<i>Đ ặ c đ i ể m c á c n g à n h k i n h t ế t r o n g q u ậ n :</i>


<i>D u l ị c h v à d ị c h v ụ :</i> Quận Tây Hồ khơng những có ưu thê vê Hồ Tây - một điểm


du lịch lý tưởng, mà cịn có một hệ thơng trẽn 60 di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật có
giá trị, góp phần làm phong phú các hoạt động du lịch ở đây. Đê’ đáp ứng nhu cầu du
lịch ngày càng tăng trong nền kinh tế thị trường, các khách sạn, nhà hàng trong quận
mọc lên nhanh chóng, đặc biệt trên các trục đường chính của quận như đường Thanh
Niên, Nghi Tàm, Yên Phụ, Lạc Long Quân, Thụy Khuê và đậc biệt là khu bán đảo Táy


Hồ. Việc xây dựng tùy tiện như vậy đã gây ra nhiều biến động vê sử dụng đất trong
quận, gây khó khăn cho việc quản lý đất đai.


<i>N g à n h n ô n g n g h i ệ p :</i> Tây Hồ trước đây là một huyện ngoại thành mới dược chuyên


thành quận mới của Hà Nội, nên ngành nông nghiệp ở đây trong những năm qua vẫn
phát triển, đặc biệt là ở 5 xã của huyện Từ Liêm cũ. Nhân dân địa phương da số sản
xuất lứa 2 vụ xen lẫn trồng màu như ngô, khoai, đỗ, rau... các hồ, ao trùng thường nuôi
cá, trồng sen. Đặc biệt ở phường N hật Tân, Phú Thượng, Xuân La có nghề trồng hoa,
cây cảnh như đào, q uất nổi tiếng, là nơi cung cấp cây cảnh cho Hà Nội vào nhũng dịp ỉễ
tết, đây là loại hình canh tác đ ất nơng nghiệp có hiệu quả kinh tê' cao hơn trồng các loại
cây lương thực, thực phẩm. Do vậy, diện tích trồng cây lương thực, thực phẩm ngày
càng giảm, thay vào đó là diện tích trồng hoa cây cảnh ngày càng tăng, đây là nét độc
đáo về nông nghiệp của một quận phát triển du lịch.


Vùng đất giáp sơng Hồng phía ngồi đê là vùng đât bơi khơng ơn đinh có diện tích
tương đối lớn (khoảng 171,56 ha), thay đổi hàng năm do dịng chảy sơng Hồng và
thường bị ngập lụ t khi mùa nước lên, dân cư địa phương vẫn trồng hoa màu như ngô.
khoai,.,.


<i><b>C ô n g n g h iệp và tiểu thủ công n g h iệp :</b></i><b> ngành công nghiệp của quận Tây Hồ không </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

S ử d ụ n g đ ấ t q u â n T â y H ổ : đ á n h g iá Ih ự c t r ạ n g v à k iế n n g h ị..


6 7


<i>Ả n h h ư ở n g c ủ a c á c c h í n h s á c h p h á p l u ậ t v ề đ ấ t đ a i t ớ i v i ệ c s ử d ụ n g v à q u ả n l ý </i>
<i>đ ấ t đ a i c ủ a q u ậ n T ă ỵ H ồ :</i> Để quản lý đất đai, Nhà nưốc ta đã ban hành các luật đất đai


(1988, 1993), cùng với các thông tư, chỉ thị của ƯBND thành phố, quận, đặc biệt năm


1998, Chính phủ đã ra quyết định về quy hoạch tổng thể đến năm 2010 cho thành pho
Hà Nội nói chung, quận Tây Hồ nói riêng đã tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý đất đai
co hiẹu qua hơn va cung nhơ đo phãn nao làm ôn đinh tình hình xây nhà tuỳ tiện trong
thời gian qua trên địa bàn quận.


Như vậy, cùng với sự ưu ái của điểu kiện tự nhiên, sự phát triển dân số kinh tế
xã hội trong quận, sự ra đời của các chính sách đã thúc đẩy nhanh q trình đơ thi hoá
ỉàm biên đổi các loại hình sử dụng đất, chuyển đất nông nghiệp, hồ, ao thành đất ở và
đất xây dựng các cơ sở phục vụ dịch vụ du lịch.


3. Đ ặc đ iể m s ử d ụ n g đ ấ t q u ậ n T ây Hồ n ă m 2001


Tổng diện tích đất của quận là 2400,81 ha. Trong đó đất nơng nghiệp có khoảncr
1179,03 ha, chiếm 49% tổng diện tích đất đai của toàn quận. Phường Xuân La Phú
Thượng, N hật Tân có diện tích đất nông nghiệp nhiều nhất trong các phường của quận.
Đất nông nghiệp bao gồm: đất trồng lúa, đất trồng hoa cây cảnh, đất trồng màu và nuôi
thủy sản. Đất trồng cây lương thực chiếm 62%, thực phẩm 4% còn lại là diện tích đất
trồng hoa và cây cảnh 34%. Trong đó, loại đất trồng hoa và cây cảnh ngày càng tăng, do
được chuyên từ loại đất trồng lúa màu sang.


Đất ỏ: do đặc điểm tự nhiên của quận, đất ở được phân bô" cả ở phần đất nằm
trong đê lẫn phần đ át nằm ngồi đê sơng Hồng, chia làm hai loại: đất ờ làng xóm có
diện tích chiếm khoảng 11% tổng điện tích toàn quận, tập trung xung quanh Hố Tây
thuộc phường Bưởi, Tứ Liên, Xuân La, N hật Tân, Phú Thượng. Khu vực này có mật độ
xây dựng cịn thấp, bao gồm đất thổ cư, thổ canh, ao trũng đường làng ngõ xóm. Đất ở
đơ thị chiếm khoảng 13% tổng diện tích tồn quận, tập trung ỏ các phường Bưỏi, Thụy
Khuê, Yên Phụ và rải rác ở một sô' khù vực khác, nhưng đa sô" nằm dọc theo các đường
phơ' như đường Hồng Hoa Thám, Thụy Khuê, Lạc Long Quân, Yên Phụ.


Đ ất chuyên dùng bao gồm đất cơ quan, trường đào tạo, cơng trình cơng cộng,


trường học, nhà trẻ, di tích, cơng nghiệp kho tàng, an ninh quốc phòng, cây xanh công
viên, đ ất làm nguyên vật liệu xây dựng, khai thác cát, đất nghĩa địa... chiếm gần 26%
tổng diện tích đ ất toàn quận, Đất cơ quan, trường đào tạo được xây dựng rải rác trên
các phường thời gian qua, do công tác quản lý còn lỏng lẻo nên một số cơ quan đơn vị
đã tự động chuyển một phần đất trong khuôn viên thành nhà ỏ. Đất trường học, nhà trẻ
được phân bô' đều trong quận, một phần đáp ứng nhu cầu của các phường hiện nay. Tuy
nhiên, với số dân ngày càng tăng, nhu cầu này sẽ đòi hỏi tâng lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

<b>68</b> N h ữ T h ị X u á n , D i n h N g o e Đ a t


<b>4</b>

.

<b>B iến đ ộ n g s ử d ụ n g đ ấ t c ủ a q u ậ n T ây Hổ từ năm 1992 đ ến n ăm 2001</b>
STT L o ại h ìn h s ử d ụ n g đ ấ t D iện tíc h đ ấ t


n ă m 1992


D iện tíc h đ ấ t
n ă m 2001


B iến
d ộ n g d iên


tíc h


ha % ha % ha


1 Đ ất trồng trọ t 566,40 23,6 546,42 22,8 - 19,98


2 Đất ao - hồ - đầm 673,30 28,0 632,61 26,3 - 40,69


3 Đất ỏ 524,65 21,9 570,71 23,8 + 46,06



4 Đất chuyên dùng 606,26 25,3 623,65 26,0 + 16,49


5 Đất chưa sử dụng 30,10 1,2 27,42 <sub>1,1</sub> - 2,68


Tổng diện tích tự nhiên 2400,81 100 2400,81 100 0,00
Qua phân tích tình hình biến động sử dụng đất từ năm 1992 đên năm 2001 trong
bàng trẽn có thể thấy việc sử dụng đất ỏ quận Tây Hồ có sự chuyển biên mạnh theo xu
hướng đô thị hố (đất nơng nghiệp và đất ao hồ giảm, đât ỏ và dát chuyên dùng tăng).
5. P h ầ n m ể m q u ả n lý đ ấ t đ a i c ấ p q u ậ n được á p d ụ n g c h o q u ậ n T â y Hồ


Để quản lý tốt đ ất đai của một đơn vị hành chính cấp quận có tính biến dộng lớn
về sử dụng đ ất và phức tạp như ở quận Tây Hồ trong giai đoạn hiện nay cần phải có
một cóng cụ hiện đại phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai. Với mục
đích trên, chúng tôi tiên hành xây dựng phần mềm quản lý đất đai cấp quận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

S ử d ụ n g d ấ t q u â n T â y H ổ : đ á n h g iá th ự c t r ạ n g v à k iế n n g h ị. 69


động, mã chủ sử dụng trước biến động, ngày biên động, nội dung biến động, ngày nhận
giải quyết, nơi nhận giải quyết, ngày nhận thông báo chỉnh lý, người chỉnh lý, số hiệu
thửa phụ, diện tích đ ất đăng ký trưốc biến động, diện tích nhà trước biến động mã
đăng ký sử dụng nếu có; Lịch sử biến động: mã phường, mã thửa đất trước biến động
mã biến động, sô' quản lý, họ và tên chủ trước biến động, sô'chứng minh nhân dân, ngày
sinh chủ sử dụng trước biến động, diện tích đâ't, loại đất trước biến động, mục đích sử
dụng đất trưốc biến động, số nhà trước biến động, mã thửa đất sau biến động, số quản
lý, họ, tên, ngày sinh và số chứng minh nhân dân của chủ sử dụng sau biến động diện
tích, loại đất, mục đích sử dụng, sơ' nhà, diện tích nhà sau biến động, ngày biến động, số
hđp đồng, căn cứ pháp lý, nội dung biến động.


Phần mềm được p h á t triển với công cụ điểu khiển bản đồ MapControl, ngơn ngữ


Lập trình Visual Basic, dữ liệu được quản lý bởi Microsof SQL Server. Giao diện của
phần mềm được xây dựng bằng tiếng Việt nên rất thuận lợi cho người sử dụng.


Với phần mềm xây dựng nêu trên, việc truy cập, khai thác các thông tin về hồ sd
địa chính phục vụ cơng tác quản lý đất đai của quận sẽ trở nên rấ t nhanh chóng và
hiệu quả.


6. K ết l u ậ n v à k iế n n g h ị


Qua phân tích nêu trên, các nhân tơ' ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đôn sử dụng
và quản lý đất đai quận Tây Hồ ngoài các điểu kiện tự nhiên - những nhân tố nền hình
thành đặc điểm sử dụng đất mà còn bị ảnh hưởng chủ yếu bời các yếu tố kinh tế xã hội,
đặc biệt bởi sự thay đổi về cơ chế quản lý của Nhà nưổc. Các nhân tố trên đã ảnh hưỏng
lớn tới việc sử dụng và quản lý đất đai ở quận Tây Hồ.


Sự biến động m ạnh về diện tích của các loại hình sủ dụng đất thể hiện sự đơ thị
hố theo chiều hướng chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, đất xây dựng và chuyển đất
nông nghiệp từ chức năng cung cấp sản phẩm nông nghiệp sang chức năng cung câp
các sản phẩm phục vụ du lịch.


Phần mềm quản lý đất đai cấp quận được phát triển với công cụ điểu khiển bản
đồ MapControl ngơn ngữ lập trình Visual Basic, dữ liệu được quàn lý bởi Microsof SQL
Server tạo khả năng truy cập, khai thác các thông tin vê hô sơ cha chinh phục vụ cong
tác quản lý đ ất đai của quận sẽ trở nên rấ t nhanh chóng và hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

70 N h ữ T h ị X u â n , Đ in h N g ọ c Đ a i


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


<b>1. Phạm Bình Quyển, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Đức Khả, Phạm Quang Tuấn và nnk </b><i><b>Đánh giá </b></i>



<i><b>tác động sử dụng đất khu vực Hồ Tây và phụ cận với sự trợ giúp của hệ thông tin địa lý</b></i><b> Dự </b>


<b>án “Hướng tới chương trình Qc gia về bảo tồn và quản lý Đất ngập nước ở Việt Nam” </b>
<b>Chính phủ Hà Lan tài trợ, Hà Nội, 2000.</b>


<b>2. Nguyễn Đức Khả, Trần Anh Tuấn, Phạm Quang Tuấn và nnk, Nghiên cứu q trình đỏ thị </b>
<b>hóa và hiện trạng các loại hình sử dụng đất ở quận Tây Hồ, Hà Nội. </b><i><b>Tạp chi khoa hoc </b></i>


<i>Đ H Q G H N ,</i> chuyên san <i><b>Khoa học </b>t ự <b>nhiên,</b></i><b> T.XVI, </b>ĐHQG <b>Hà Nội, </b>2000.


<b>3. Cục thống kê Hà Nội, </b><i><b>N iên giám thống kê 2000,</b></i><b> NX B Thông kê, Hà Nội, 2000.</b>


<b>4. Microsoft Corp., </b><i><b>Distributed Applications with Microsoft Visual Basic 6.0,</b></i><b> M C S D Training </b>
<b>Kit, 2000.</b>


VNU. JOURNAL OF SCIENCE. Nat., ScL. & Tech.. T.XIX. i y , 2003


LAND U SE IN TA YHO D IS T R IC T : ANALYZING C U R R E N T STATE
AND S U G G E S T IN G A SO FTW A R E FO R LAND M ANAGEM ENT


N h u T h i X u a n , D in h N goc D a t


<i><b>F a c u lty o f G eography, College o f Science, V N U</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

<b>PHIẾU ĐÃNG KÝ </b>


<b>KẾT QUẢ NGHIÊN </b>

cứu

<b>KHOA HỌC - CƠNG NGHỆ </b>
<b>Tên đề tài:</b>



<i>Xáy dựng mơ hình cơ sở dữ liệu hệ thơng tin địa lý phục vụ quản lý đất đai đơn </i>
<i>vị hành chính cấp Quận (lấy ví dụ quận Táy H ồ, thành phó Hà Nội)</i>
<b>Mã số: QT- 02-21</b>


<b>Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia</b>


Hà Nội.


Địa chi: 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
Điện thoại: 8581420.


<b>Cơ quan quản lý đề tài: Đại học Quốc gia Hà Nội.</b>


Địa chí: 144 Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Hà nội
Điện thoại: 8340564


<b>Tổng kinh phí thực chi: 20 000 000 d</b>


Trong ctó:


- Từ ngân sách nhà nước: 20 000 000 đ


<b>Thời gian nghiên cứu: 1 năm</b>
<b>Thời gian bắt đầu: 10/2001</b>
<b>Thòi gian kết thúc: 10/2002</b>


<b>Các cán l>ộ phối hợp nghiên cứu: GVC. Nguyễn Đức Khá, TS. Trần Quốc</b>


Bình, CN. Đinh Ngọc Đạt, ThS. Đinh Báo Hoa, ThS. Nguyễn Thị Thanh Hái. CN.
Bùi Quang Thành.



Số đã nu ký đc tài Số chứng nhận đăng ký kết Báo mật:


quá nghiên cứu a. Phổ biến rộng rãi: X


Ngày: b. Phổ biến hạn chế


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

<b>Tóm tắt kết quả nghiên cứu:</b>


Phát triển lý luận xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu HTTĐL trong quản lý đất
đai cấp quận, huyện; Thành lập một số các bản đồ phục vụ quản lý đất đai' Xây
dựng mơ hình cơ sở dữ liệu hộ thông tin địa lý phục vụ quản lý đất đai cấp quân
huyộn; Đưa ra giải pháp quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu, tổ chức và vận hành hê
thông tin địa lý phục vụ quản lý đất đai; Hỗ trợ 2 sinh viên thực tập và làm klioá
luận tốt nghiệp với đề tài quản lý đất đai khu vực nghiên cứu; Góp phần nâng cao
trình độ lý luận và kiến thức thực tế về xây dựng mơ hình cơ sở dữ liệu hệ thơn"
tin địa lý phục vụ quản lý đất đai; Các tư liệu mô hình cơ sở dữ liệu hệ thơna tin
địa lý là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy các chuyên đề có liên quan;
Công bố 3 bài báo


<b>Kiến nghị về quy mô và đôi tượng áp dụng nghiên cứu:</b>


Nếu có thể thì nâng cấp đề tài ở quy mô lớn hơn để đi sâu nghiên cứu về vấn đé
này sâu hơn, rộng hơn cả về lý luân và thực hành. Phần mềm sẽ được hoàn thiện
hơn.


<b>Chủ nhiệm để tài</b> <b>Thủ trưởng </b>cơ
<b>quan </b>chủ <b>trì </b>de tài


<b>Chú </b>tịch <b>Hậi đồng </b>


<b>đánh giá chính </b>


<b>thức</b>


<b>Thú </b>trưừnịỉ cơ
quan quản lý


<b>Họ tên</b> <b>Nhữ Thị Xuàn</b> <i><sub>tfijwỊỪ\ ổẦiSiỷy yVy</sub></i>


<b>Học vị, học </b>
hàm


<b>Tiến sỹ</b>


<i>ỔS- K</i> <i>ẾC.ĨĨKH</i>


<b>Chữ ký </b>


Đóng dấu


' , Ck


<i>Ịhlị</i>

c ~


</div>

<!--links-->

×