Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.48 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ</b>
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI <b>ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020 - 2021 <sub>MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 </sub></b>
<i> Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu)</i>
<i>ĐỀ CHÍNH THỨC</i>
<i> (Đề có 4 trang)</i>
Họ tên : ... Số báo danh : ...
<b>Câu 1: Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng</b>
nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 - 1954)?
<b>A. </b> Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
<b>B. </b> Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
<b>C. </b> Cuộc chiến đấu trong các đô thị cuối năm 1946 - đầu năm 1947.
<b>D. </b> Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
<b>Câu 2: Một trong những thuận lợi của Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành cơng là gì?</b>
<b>A. </b> Chính phủ Việt Nam đã nắm giữ được Ngân hàng Đông Dương.
<b>B. </b> Nhân dân giành được quyền làm chủ đất nước.
<b>C. </b> Quân Pháp vào miền Nam giải giáp quân Nhật.
<b>D. </b> Quân Trung Hoa Dân quốc vào miền Bắc giải giáp quân Nhật.
<b>Câu 3: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là</b>
<b>A. </b> có Đảng cộng sản Đơng Dương lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
<b>B. </b> có quá trình chuẩn bị trong suốt hai mươi năm.
<b>C. </b> có sự giúp đỡ tích cực và nhiệt tình của Trung Quốc, Liên Xơ.
<b>D. </b> có sự giúp đỡ nhiệt tình của Quốc tế cộng sản và các nước xã hội chủ nghĩa.
<b>Câu 4: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách</b>
mạng Việt Nam?
<b>A. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.</b>
<b>B. </b> Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
<b>C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.</b>
<b>D. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.</b>
<b>Câu 5: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, một số tư sản và địa</b>
chủ lớn ở Nam Kì thành lập tổ chức chính trị nào dưới đây?
<b>A. </b> Đảng Thanh niên. <b>B. </b> Đảng Lập hiến.
<b>C. </b> Hội Phục Việt. <b>D. </b> Việt Nam nghĩa đoàn.
<b>Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng về chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?</b>
<b>A. </b> Là chiến thắng quân sự quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
<b>B. </b> Quân đội ta đã đánh bại kế hoạch đánh úp của quân Pháp.
<b>C. </b> Quân đội ta đã chọc thủng hành lang Đông - Tây của Pháp trên đường số 4.
<b>D. </b> Quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
<b>Câu 7: Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc</b>
chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1946) là do
<b>A. </b> Quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.
<b>B. </b> Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hịa bình với Pháp được nữa.
<b>A. </b>tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến.
<b>B. </b> kéo dài cuộc chiến tranh.
<b>C. </b> kết thúc chiến tranh trong danh dự.
<b>D. </b> tạo lợi thế trên bàn Hội nghị Giơnevơ.
<b>Câu 9: Quyết định nào sau đây của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản</b>
Đông Dương (5-1941) đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930)?
<b>A. </b> Đề ra nhiệm vụ chống phong kiến, chống đế quốc.
<b>B. </b> Thành lập mặt trận đoàn kết các lực lượng dân tộc.
<b>C. </b> Sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.
<b>D. </b> Thành lập chính phủ cơng - nông - binh.
<b>Câu 10: Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với vấn đề ngoại xâm, nội phản (từ tháng </b>
9-1945 đến trước ngày 19-12-1946) ở nước ta được đánh giá là
<b>A. </b> cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
<b>B. </b> vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
<b>C. </b> mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
<b>D. </b> cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
<b>Câu 11: Ai là người giữ vai trị chủ trì trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu</b>
<b>A. </b> Nguyễn Văn Cừ. <b>B. </b> Nguyễn Ái Quốc. <b>C. </b> Trường Chinh. <b>D. </b> Lê Hồng Phong.
<i><b>Câu 12: Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng, đế quốc nào có âm mưu xâm lược</b></i>
nước ta lần thứ hai?
<b>A. Nhật.</b> <b>B. </b> Mĩ. <b>C. Pháp.</b> <b>D. </b> Anh.
<b>Câu 13: Hội nghị nào đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của Đảng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân</b>
tộc lên hàng đầu?
<b>A. </b> Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1940.
<b>B. </b> Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
<b>C. </b> Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5-1941.
<b>D. </b> Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939.
<b>Câu 14: Nội dung nào dưới đây là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)</b>
của Đảng Cộng sản Đông Dương?
<b>A. </b> Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
<b>B. </b> Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
<b>C. </b> Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp.
<b>D. </b> Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ các lực lượng hịa bình.
<b>Câu 15: Nhận xét nào dưới đây không đúng về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?</b>
<b>A. </b> Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị.
<b>B. </b> Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
<b>C. </b> Đây là cuộc cách mạng diễn ra nhanh, gọn, không đổ máu, bằng phương pháp hịa bình.
<b>Câu 16: Sự kiện giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân</b>
Việt Nam là
<b>A. </b> đọc được Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú soạn thảo năm 1930.
<b>B. </b> đọc được Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.
<b>C. </b> đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
<b>D. </b> đọc được bản Luận cương tháng Tư của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo của Đảng Xã hội Pháp.
<b>Câu 17: Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 là</b>
<b>A. </b> giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nhân dân.
<b>B. </b> đòi độc lập dân tộc và tự do, dân chủ.
<b>C. </b> đánh đổ đế quốc để giành độc lập, tự do.
<b>D. </b> đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hịa bình.
<b>Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng xã hội có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo</b>
cách mạng Việt Nam là
<b>A. </b> nông dân. <b>B. </b> công nhân.
<b>C. </b> địa chủ. <b>D. </b> văn thân, sĩ phu.
Tám năm 1945 thành công là
<b>A. </b> Việt Nam Cách mạng đồng minh hội.
<b>B. </b><i><b> Việt Nam Quốc dân đoàn. </b></i>
<b>C. </b> Hội Cách mạng quốc dân.
<b>D. </b> Việt Nam Cách mạng đảng.
<b>Câu 20: Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đơng năm 1950 của qn dân</b>
Việt Nam, vì đó là vị trí
<b>A. </b> có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.
<b>B. </b> án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp.
<b>C. </b> quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.
<b>D. </b> ít quan trọng nên qn Pháp khơng chú ý phòng thủ.
<b>Câu 21: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra ở đâu?</b>
<b>A. </b> Hà Quảng - Cao Bằng. <b>B. </b> Hóc Mơn - Gia Định.
<b>C. </b> Hương Cảng - Trung Quốc. <b>D. </b> Từ Sơn - Bắc Ninh.
<b>Câu 22: Điểm khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và</b>
Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo là vấn đề
<b>A. </b> xác định nhiệm vụ và lực lượng của cách mạng Việt Nam.
<b>B. </b> xác định chiến lược và lực lượng của cách mạng Việt Nam.
<b>C. </b> xác định chiến lược và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
<b>D. </b> xác định lực lượng và vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân.
<b>Câu 23: Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh dấu bằng</b>
sự kiện nào?
<b>A. </b> Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
<b>B. </b> Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy.
<b>C. </b> Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1-5-1930.
<b>D. </b> Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định.
<b>Câu 24: Nhiệm vụ chủ yếu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đơ</b>
thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12-1946 đến tháng 2-1947) là
<b>A. </b> bảo vệ Hà Nội và các đô thị.
<b>B. </b> tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch.
<b>C. </b> giam chân quân Pháp tại các đô thị.
<b>D. </b> quyết chiến với thực dân Pháp.
<b>Câu 25: Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa kí với G.</b>
Xanhtơni - đại diện Chính phủ Pháp - bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) có tác dụng gì?
<b>A. </b> Tránh cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
<b>B. </b> Lợi dụng quân Pháp đuổi quân Anh về nước.
<b>C. </b> Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia độc lập.
<b>D. </b> Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, đi lên chủ nghĩa xã hội.
<b>Câu 26: Nhận xét nào sau đây không đúng về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?</b>
<b>A. </b> Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
<b>B. </b> Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy
vọt mới trong lịch sử dân tộc.
<b>C. Đảng ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải </b>
phóng dân tộc có Đảng lãnh đạo.
<b>D. </b> Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa trào lưu “Triết học ánh sáng” với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước.
<b>B. </b> Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
<b>C. </b> Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.
<b>D. </b> Đây là cuộc vận động dân chủ có tính chất dân tộc.
<b>Câu 28: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã</b>
<b>A. </b> cơng bố Chỉ thị Tồn dân kháng chiến.
<b>B. </b> phát lệnh Tổng khởi nghĩa.
<b>C. </b> đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
<b>D. </b> đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
<b>Câu 29: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là</b>
<b>A. </b> Đông Pháp thời báo.
<b>B. </b> báo Thanh niên.
<b>C. </b> Thực nghiệp dân báo.
<b>D. </b> báo Tiếng dân.
<b>Câu 30: Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những</b>
hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương
<b>A. </b> sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.
<b>B. </b> tập trung giải quyết nhiệm vụ dân tộc.
<b>C. </b> thành lập chính phủ công - nông - binh.
<b>D. </b> xác định động lực cách mạng là công - nông.