Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Phân tích rủi ro tài chính dự án đầu tư cảng biển khu vực phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------

TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

Chuyên ngành: Công Nghệ và Quản Lý Xây Dựng

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07 naêm 2011


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS NGUYỄN THỐNG

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS LÊ HOÀI LONG

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội Đồng Chấm, Bảo Vệ Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại
Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh, ngày11 tháng 09 năm 2011.
Thành phần Hội Đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ………………………………………………..
2. ………………………………………………..
3. ………………………………………………..
4. ………………………………………………..
Chủ tịch Hội Đồng đánh giá luận văn



Bộ Môn quản lý chuyên ngành


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày 04 tháng 10 năm 2011

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Trần Đình Thanh Tùng

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 29/06/1986

Nơi sinh : Bình Định

Chun ngành : Cơng Nghệ Và Quản Lý Xây Dựng
Khoá (Năm trúng tuyển) : 2009
1- TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Nhận dạng và xếp hạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính của dự án.
- Phân tích và nhóm nhân tố chính các yếu tố rủi ro có mức ảnh hưởng lớn tới tài chính của dự
án.
- Phân tích các yếu tố rủi ro định lượng bằng mô phỏng Monte Carlo cho dự án cụ thể (case

study) và đánh giá mức độ ảnh hưởng tới tài chính của dự án thơng qua các chỉ tiêu: suất thu
lợi (IRR) và giá trị hiện tại ròng (NPV).
- Kiến nghị các biện pháp ứng phó với các yếu tố rủi ro có mức ảnh hưởng lớn đến tài chính
của dự án và phân bổ rủi ro cho các bên tham gia dự án.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 14/02/2011
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 15/07/2011
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

LỜI MỞ ĐẦU
Để có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp “Phân tích rủi ro tài chính dự án đầu tư cảng khu
vực Phía Nam”. Ngồi những nổ lực, phấn đấu của chính bản thân trong suốt q trình
làm luận văn, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lưu Tường Văn đã
hướng dẫn để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Đồng thời, tác giả cũng cảm ơn các thầy cô bộ môn Quản Lý Xây Dựng và Thi Công Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – trường đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình
giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại trường.
Sau cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn đến các bạn bè của lớp cao học ngành Cơng
Nghệ Và Quản Lý Xây Dựng khóa 2009; các đồng nghiệp, chuyên gia tại công ty
Portcoast và các công ty được phát bảng câu hỏi khảo sát đã hỗ trợ hết mình để tác giả
hồn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 07 năm 2011
Trần Đình Thanh Tùng

HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

i


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

TĨM TẮT
Với xu thế vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày càng phát triển mạnh trên thế giới,
Việt Nam có đường bờ biển dài thuận lợi phát triển ngành vận tải biển. Để đáp ứng nhu
cầu tiếp nhận, trao đổi và vận chuyển hàng hóa, việc xây dựng cảng biển là điều cần thiết.
Vì vậy, nhiều dự án cảng biển đang được quy hoạch, đầu tư xây dựng, đồng thời kinh phí
xây dựng cảng biển rất lớn nên việc đánh giá rủi ro tài chính của dự án sẽ giúp dự án tránh
nguy cơ thua lỗ và đem lại thành cơng cho dự án.
Trên cơ sở đó, để nhận dạng các yếu tố rủi ro, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa
trên nguồn thông tin thu thập như: sách báo, luận văn, các nghiên cứu và dự án tương tự
kết hợp với phỏng vấn chuyên gia. Bảng câu hỏi được phân phát đến các công ty trong
lĩnh vực cảng biển, kết quả thu thập được tổng hợp và xử lý. Sau khi phân tích và xếp

hạng, 4 nhóm nhân tố rủi ro chính được xác định có ảnh hưởng tài chính dự án cảng biển.
Đồng thời, sử dụng mơ phỏng Monte Carlo để phân tích yếu tố rủi ro định lượng và đánh
giá mức độ tác động của các yếu tố đó đến tài chính dự án thông qua các chỉ tiêu IRR và
NPV.
Cuối cùng, từ các nhân tố rủi ro được nhận dạng, các biện pháp ứng phó với rủi ro được
đề xuất và phân bổ các bên tham gia dự án. Từ đó, hổ trợ cho chủ đầu tư thực hiện tốt kế
hoạch quản lý và kiểm soát rủi ro để đem lại hiệu quả khi đầu tư dự án.

HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

ii


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

ABSTRACT
With the trend of sea freight is also growing strongly over the world, Vietnam has a long
coastline which is a plus for maritime transport development. To meet the demand of
exchange and transport of goods, port construction is essential. Therefore, many port
projects are being planned, invested and construction. Also, port construction cost is very
high so financial risk assessment of project will help to reduce the risk of project losses
and increase success for the project.
On that basis, to identify risk factors, survey questionnaires are built based on collected
information such as books, thesis, studies and similar projects are combined with
interview experts. The questionnaires are distributed to companies that relate to port
section. Collected results are aggregated and processed. After analysis and classification,
four main groups of risk factors affect finance of port projects are identified.

Also, Monte Carlo simulation is applied to analysis quantitative risk factors and
assessment of impact of these factors to project finance through IRR and NPV criteria.
Finally when the risk factors are identified, methods to risks response are proposed and
distributed to parties involved in the project.Since then, supporting Client to implement
good management plans and control risk will bring about an effectively investment for
project.

HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

iii


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

MỤC LỤC
CHƯƠNG I:  ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................... I-1 
I.1  GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................................................................... I-1 
I.2  XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................................................... I-6 
I.3  MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... I-7 
I.4  PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................... I-7 
I.5  ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA NGHIÊN CỨU ...................................................................................... I-7 
CHƯƠNG II:  TỔNG QUAN ........................................................................................................................ II-9 
II.1  GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẢNG BIỂN .................................................................................... II-9 
II.1.1  KHÁI NIỆM ........................................................................................................................................... II-9 
II.1.2  PHÂN LOẠI ........................................................................................................................................... II-9 
II.1.3  CHỨC NĂNG ......................................................................................................................................... II-9 
II.2  KHÁI QUÁT DỰ ÁN ĐẦU TƯ .......................................................................................................... II-10 

II.2.1  ĐỊNH NGHĨA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ......................................................................................................... II-10 
II.2.2  TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..................................................................................................... II-10 
II.2.2.1  Chuẩn bị đầu tư ............................................................................................................ II-10 
II.2.2.2  Thực hiện đầu tư .......................................................................................................... II-10 
II.2.2.3  Nghiệm thu bàn giao.................................................................................................... II-10 
II.3  HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ....................................................................................... II-10 
II.3.1  KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ...................................................................................... II-10 
II.3.2  CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ...................................... II-10 
II.3.2.1  Phương pháp giá trị hiện tại tương đương (NPV) ....................................................... II-10 
II.3.2.2  Phương pháp suất thu lợi nội tại (IRR) ....................................................................... II-11 
II.3.2.3  Phương pháp thời gian hoàn vốn ................................................................................. II-11 
II.3.2.4  Phương pháp hiệu số lợi ích-chi phí............................................................................ II-12 
II.4  CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ................................................................................ II-12 
II.4.1  QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ ........................................................................................................... II-12 
II.4.2  QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ .............................................................................................................. II-12 
II.5  QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ ................................................................................. II-12 
II.5.1  RỦI RO DỰ ÁN .................................................................................................................................... II-12 
II.5.2  QUẢN LÝ RỦI RO CỦA DỰ ÁN ....................................................................................................... II-13 
II.5.2.1  Khái niệm quản lý rủi ro dự án.................................................................................... II-13 
II.5.2.2  Qui trình quản lý rủi ro ................................................................................................ II-13 
II.5.2.3  Nhận dạng rủi ro .......................................................................................................... II-13 
II.5.2.4  Phân tích rủi ro............................................................................................................. II-13 
II.5.2.5  Đối phó rủi ro............................................................................................................... II-14 
II.5.2.6  Kiểm soát rủi ro ........................................................................................................... II-15 
II.6  GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ CÁC PHẦN MỀM SỬ DỤNG ................................................................. II-15 
II.6.1  PHẦN MỀM SPSS ............................................................................................................................... II-15 
II.6.1.1  Thống kê ứng dụng ...................................................................................................... II-15 
II.6.1.2  Phần mềm SPSS .......................................................................................................... II-15 
II.6.2  PHÂN MỀM CRYSTAL BALL ......................................................................................................... II-15 
II.6.2.1  Mô phỏng Monte – Carlo ............................................................................................ II-15 

II.6.2.2  Phần mềm Crystal Ball ................................................................................................ II-15 
II.7  CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................... II-16 
CHƯƠNG III:  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... III-21 
III.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... III-21 
HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

iv


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

III.2 THU THẬP DỮ LIỆU ....................................................................................................................... III-23 
III.2.1 QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU ................................................................................................ III-23 
III.2.2 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI............................................................................................................. III-23 
III.2.2.1  Cấu trúc phân chia rủi ro (RBS) ................................................................................. III-23 
III.2.2.2  Cấu trúc bảng câu hỏi ................................................................................................. III-25 
III.2.2.3  Đánh giá độ tin cậy thang đo. ..................................................................................... III-25 
III.2.3 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ SỐ LƯỢNG MẪU ...................................................................... III-25 
III.3 CÁC CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ...................................................... III-26 
III.3.1 CÁC CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... III-26 
III.3.2 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ....................................................................................................................... III-26 
III.3.2.1  Xếp hạng rủi ro ........................................................................................................... III-26 
III.3.2.2  Phân tích các yếu tố rủi ro bằng phần mềm SPSS ..................................................... III-28 
III.3.2.3  Mô phỏng Monte Carlo bằng phần mềm Crystal ball................................................ III-29 
CHƯƠNG IV:  PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN ................................................................. IV-30 
IV.1 PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH ................................................................................................................ IV-30 
IV.1.1  THƠNG TIN CHUNG ........................................................................................................................ IV-30 

IV.1.1.1  Đơn vị công tác ........................................................................................................... IV-30 
IV.1.1.2  Vị trí cơng tác ............................................................................................................. IV-31 
IV.1.1.3  Thời gian cơng tác ...................................................................................................... IV-31 
IV.1.1.4  Quy mô dự án từng tham gia ...................................................................................... IV-32 
IV.1.1.5  Hiểu biết về rủi ro .......................................................................................................IV-33 
IV.1.1.6  Quan tâm về rủi ro ......................................................................................................IV-34 
IV.1.2  PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KHẢO SÁT ................................................................................................. IV-35 
IV.1.2.1  Kiểm tra thang đo (Cronbach’s Alpha) ......................................................................IV-35 
IV.1.2.2  Phân tích nhân tố chính .............................................................................................. IV-41 
IV.1 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG............................................................................................................ IV-47 
IV.1.1  GIỚI THIỆU DỰ ÁN .......................................................................................................................... IV-47 
IV.1.1.1  Giới thiệu chủ đầu tư và dự án ................................................................................... IV-47 
IV.1.1.2  Địa điểm xây dựng ..................................................................................................... IV-47 
IV.1.1.3  Tính hiệu quả đầu tư của dự án .................................................................................. IV-48 
IV.1.2  PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN CHƯA XÉT YẾU TỐ RỦI RO ......................... IV-49 
IV.1.2.1  Số liệu đầu vào............................................................................................................ IV-49 
IV.1.2.2  Báo cáo ngân lưu ........................................................................................................ IV-59 
IV.1.2.3  Các chỉ tiêu tài chính theo quan điểm của chủ đầu tư................................................ IV-65 
IV.1.2.4  Các chỉ tiêu tài chính theo quan điểm của tổng mức đầu tư ...................................... IV-65 
IV.1.3  PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN XÉT YẾU TỐ RỦI RO ...................................... IV-66 
IV.1.3.1  Các yếu tố rủi ro .........................................................................................................IV-66 
IV.1.3.2  Kết quả mô phỏng Monte Carlo ................................................................................. IV-80 
CHƯƠNG V:  CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI RỦI RO ................................................................... V-87 
V.1  ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VÀ PHÂN BỔ RỦI RO ................................................. V-87 
V.2  ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI CÁC YẾU TỐ RỦI RO ĐỊNH LƯỢNG .............. V-91 
CHƯƠNG VI:  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... VI-94 
VI.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... VI-94 
VI.2 KIẾN NGHỊ........................................................................................................................................ VI-94 
VI.2.1  NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN ............................................................................................. VI-94 
VI.2.2  HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.............................................................................................. VI-95 


HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

v


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

PHỤ LỤC 1: 

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ............................................................. 96 

PHỤ LỤC 2: 

HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ .......................................................................... 100 

PHỤ LỤC 3: 

MÃ HÓA DỮ LIỆU TRONG PHẦN MỀM SPSS, PHÂN TÍCH
CRONBACH’S ALPHA, PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ......................... 116 

PHỤ LỤC 4: 

HÀM PHÂN PHỐI XÁC SUẤT CỦA BIẾN ĐỊNH LƯỢNG......... 135 

PHỤ LỤC 5: 


TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 155 

HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

vi


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng I-1:
Bảng I-2:
Bảng I-3:
Bảng I-4:
Bảng II-1:
Bảng III-1:
Bảng III-2:
Bảng III-3:
Bảng III-4:
Bảng IV-1:
Bảng IV-2:
Bảng IV-3:
Bảng IV-4:
Bảng IV-5:
Bảng IV-6:
Bảng IV-7:
Bảng IV-8:

Bảng IV-9:
Bảng IV-10:
Bảng IV-11:
Bảng IV-12:
Bảng IV-13:
Bảng IV-14:
Bảng IV-15:
Bảng IV-16:
Bảng IV-17:
Bảng IV-18:
Bảng IV-19:
Bảng IV-20:
Bảng IV-21:
Bảng IV-22:
Bảng IV-23:
Bảng IV-24:
Bảng IV-25:
Bảng IV-26:
Bảng IV-27:
Bảng V-1:
Bảng V-2:

Bốn chức năng của cảng trong phát triển kinh tế biển [2] ........................................... I-1
Tổng hợp hiện trạng hệ thống cảng biển Tp. Hồ Chí Minh......................................... I-2
Tổng hợp hiện trạng hệ thống cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ............................... I-4
Tổng hợp hiện trạng hệ thống cảng biển tỉnh Bình Dương và Đồng Nai .................... I-5
Tổng kết các quan điểm đánh giá dự án ...................................................................II-12
Phân nhóm các yếu tố rủi ro ................................................................................... III-23
Các công cụ nghiên cứu.......................................................................................... III-26
Ma trận đánh giá rủi ro ........................................................................................... III-27

Xếp hạng rủi ro dựa trên thang điểm ...................................................................... III-27
Tổng hợp các trường hợp phân tích ........................................................................ IV-35
Độ tin cậy thống kê................................................................................................. IV-35
Giá trị thống kê các biến ......................................................................................... IV-35
Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến .................................................................... IV-36
Giá trị thống kê thang đo ........................................................................................ IV-37
Tổng hợp các trường hợp phân tích ........................................................................ IV-38
Độ tin cậy thống kê................................................................................................. IV-38
Giá trị thống kê các biến ......................................................................................... IV-38
Hệ số Cronbach’s Anpha của các biến ................................................................... IV-39
Giá trị thống kê thang đo ........................................................................................ IV-40
Xếp hạng các yếu tố rủi ro được khảo sát............................................................... IV-41
Ma trận nhân tố đã xoay trong kết quả phân tích nhân tố....................................... IV-42
KMO và kiểm định Bartlett sau khi phân tích nhân tố ........................................... IV-43
Phương sai trích ...................................................................................................... IV-44
Nhóm nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án cụ thể (case study) ............... IV-46
Cước phí xếp dỡ của các cảng – cước nội .............................................................. IV-66
Tổng hợp cước phí xếp dỡ – cước nội .................................................................... IV-66
Cước phí lưu kho của các cảng – cước nội ............................................................. IV-67
Tổng hợp cước phí lưu kho – cước nội .................................................................. IV-67
Cước phí xếp dỡ các cảng – cước ngoại ................................................................. IV-67
Tổng hợp cước phí xếp dỡ – cước ngoại ................................................................ IV-68
Cước phí lưu kho các cảng – cước ngoại ............................................................... IV-68
Tổng hợp cước phí lưu kho – cước ngoại ............................................................... IV-68
Hàm phân phối xác suất của cước phí nội .............................................................. IV-69
Hàm phân phối xác suất của cước phí ngoại .......................................................... IV-70
Hàm phân phối xác suất của lượng hàng qua cảng................................................. IV-73
Hàm phân phối dự báo lượng hàng qua khu hậu cần cảng ..................................... IV-75
Phân bổ các bên tham gia và biện pháp ứng phó rủi ro ........................................... V-88
Phân tích độ nhạy trong trường hợp thay đổi lượng hàng và giá cước phí.............. V-92 


HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

vi


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình IV-1:
Hình IV-2:
Hình IV-3:
Hình IV-4:
Hình IV-5:
Hình IV-6:
Hình IV-1:
Hình IV-2:
Hình IV-3:
Hình IV-4:
Hình IV-5:
Hình IV-6:
Hình IV-7:
Hình IV-8:
Hình V-1:
Hình V-2:

Đơn vị cơng tác ..................................................................................................... IV-30

Vị trí cơng tác........................................................................................................ IV-31
Thời gian công tác................................................................................................. IV-32
Quy mô dự án ........................................................................................................ IV-33
Hiểu biết về rủi ro ................................................................................................. IV-33
Quan tâm về rủi ro ................................................................................................ IV-34
Biểu đồ phân phối xác xuất NPV (CĐT) .............................................................. IV-80
Biểu đồ phân tích độ nhạy các nhân tố đối với NPV (CĐT)................................. IV-81
Biểu đồ phân phối xác xuất IRR (CĐT)................................................................ IV-82
Biểu đồ phân tích độ nhạy các nhân tố đối với IRR (CĐT) .................................. IV-83
Biểu đồ phân phối xác xuất NPV (TMĐT) ........................................................... IV-83
Biểu đồ phân tích độ nhạy các nhân tố đối với NPV (TMĐT) ............................. IV-84
Biểu đồ phân phối xác xuất IRR (TMĐT) ............................................................ IV-85
Biểu đồ phân tích độ nhạy các nhân tố đối với IRR (TMĐT)............................... IV-86
Biểu đồ phân phối xác suất tương ứng IRR≥18% (theo quan điểm CĐT) ............ V-91
Biểu đồ phân tích độ nhạy (theo quan điểm CĐT) ................................................ V-91 

HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

vii


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1

GIỚI THIỆU CHUNG


Nước ta là một quốc gia có biển lớn trong vùng Biển Đơng với chỉ số biển khoảng 0.01,
gấp 6 lần giá trị chung bình của thế giới. Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nhiều
đựng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho
phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng. Kinh tế biển đã và đang đóng góp
một phần rất lớn cho nền kinh tế nước nhà. Theo ước tính, quy mơ kinh tế (GDP) biển và
vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước. [1]
Kinh tế biển gồm 6 ngành chính sau: Kinh tế cảng, Đánh bắt và ni trồng thủy sản; Kinh
tế đóng tàu; Kinh tế khai thác dầu khí và quặng dưới biển; Kinh tế du lịch biển; Kinh tế
lấn biển. Trong đó, vai trị của cảng biển là hết sức quan trọng đối với kinh tế biển, với 4
chức năng chính sau: vận tải, công nghiệp, sự sống hàng ngày, bộ mặt mới cho sự phát
triển
Bảng I-1: Bốn chức năng của cảng trong phát triển kinh tế biển [2]
Thương mại quốc tế
- Các bến container quốc tế bao gồm cả cho thuê tàu container
- Các bến buôn bán quốc tế của nhiều hàng hóa
- Các bến cho nhiều vật liệu chuyên dụng (than, gỗ, hải sản…)
- Các bến phân phối hàng tổng hợp
Vận tải
Vận tải nội địa
- Các bến nội địa cho vận tải tổng hợp và kết hợp (tàu Ro/Ro, tàu
container, sà lan)
- Tuyến đường cảng phà và các bến phân phối
- Các bến phà tàu khách
Các hoạt động công nghiệp
- Hoạt động buôn bán, hội nghị quốc tế, xử lý thông tin
- Nghiên cứu khoa học phát triển
- Thương mại du lịch

Công nghiệp


Các cơ sở sản xuất
- Thép, dầu, sản phẩm hóa học
- Các mặt hàng cơng nghiệp địa phương truyền thống
Cung cấp năng lượng và cơ sở kho - bãi chứa
- Dầu, than. Khí LP, gas lỏng tự nhiên
Cở sở cung cấp VLXD
- Xi măng, cát, sỏi đá
Cơ sở cung cấp thực phẩm và hàng chế biến

Nhà cửa
- Các vị trí xử lý trên mặt biển cho các sản phẩm bị thải
Sự sống hàng ngày
- Các cơng trình mang tính tượng trưng
- Đất cho xây dựng và các cơng trình thải
HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

I-1


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

Vui chơi, giải trí
- Cây xanh, cơng viên, bến khách, bãi biển và vũng thuyền
Cải tạo môi trường
- Cải tạo đáy đại dương, chất lượng nước (phủ cát, hạnchế ô nhiễm)
- Nơi lánh nạn cho chim muông và sự sống hàng ngày

- Cầu phà cho các đảo ngoài khơi
Cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sự sống hàng ngày
- Cầu phà cho các đảo ngoài khơi
Ngăn cản các tai họa (động đất, triều cao, sóng dài)
- Các bến neo đậu chống động đất, kè biển
- Các trạm cứu hỏa
Các đảo nhân tạo ngồi khơi, phát triển các vùng biển kín, tái tạo
lại các vùng cũ tươi đẹp hơn
Bộ mặt mới cho
sự phát triển

Phát triển đô thị cảng
Mang lại cảnh quan cho mặt tiền sông, mặt tiền biển của thành phố

™ Hiện trạng hệ thống cảng biển khu vực Phía Nam
Bảng I-2: Tổng hợp hiện trạng hệ thống cảng biển Tp. Hồ Chí Minh
STT

Tên cảng

Số lượng
cầu cảng
(chiếc)

Tổng
chiều dài
cầu cảng
(m)

Cỡ tàu cập

(DWT)

Diện tích
chiếm đất
(ha)

Container

4

733

5,000

31,89

Phân loại
cảng

Sản lượng
thực hiện
năm 2009
(Tấn)

I - KHU BẾN CẢNG TRÊN SƠNG SÀI GỊN
1

Bến cảng Tân Cảng

2


Cầu cảng Nhà máy
Đóng tàu Ba Son

Chun dụng
Đóng &S/C
tàu

6

754

6,000-10,000

26,40

29,081

3

Bến cảng Sài Gịn

Tổng hợp

15

2,745

10,000-30,000


45,83

14,247,959

-

Cầu bến Nhà Rồng +
Khánh Hội

Tổng hợp

10

1,750

10,000-30,000

25,31

-

Các cầu bến khác

Tổng hợp

5

995

10,000-30,000


20,52

4

Bến cảng Tân Thuận
Đông

Tổng hợp

1

149

15,000

2,95

667,481

5

Bến cảng Bến Nghé

Tổng hợp

4

816


10,000-30,000

32,00

4,729,916

6

Bến cảng Công ty Liên
doanh phát triển Tiếp
vận số 1 (VICT)

Container

4

678

15,000-20,000

28,26

3,160,248

7

Cầu cảng ELF GAS Sài
Gịn

Chun dụng

Gas

1

26

3,000

2,00

60,514

8

Cầu cảng Biển Đơng

Tổng hợp

2

70

5,000

3,10

248,425

9


Cầu cảng Nhà máy Tàu

Chun dụng
Đóng &S/C

1

123

10,000

11,36

536,925

HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

I-2


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM
biển Sài Gịn

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

tầu

10


Bến cảng Rau Quả

Tổng hợp

1

222

15,000

7,24

1,214,652

11

Bến cảng Bông Sen

Tổng hợp

2

275

16,000

6,00

1,019,415


Chuyên dụng
Xi Măng

1

205

20,000

II - KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI

1

Cầu cảng Trạm nghiền
Xi măng Phía Nam
(Cơng ty Xi măng Hà
Tiên I)

2

Bến cảng Phú Hữu

Tổng hợp

2

320

30,000


24,00

3

Bến cảng Công ty Cổ
phần Cảng Cát Lái

Container

1

216

30,000

6,27

4

Cầu cảng Petec

Chuyên dụng
Xăng dầu

1

200

25,000


12,60

847,455

5

Bến cảng Tân Cảng Cát
Lái

Container

7

1,270

30,000

61,23

25,746,409

6

Cầu cảng Sài Gịn
Shipyard

Chun dụng
Đóng &S/C
tầu


3

256

5,000

9,71

450

7

Cầu cảng Sài Gịn Petro

Chun dụng
Xăng dầu

2

500

25,000-32,000

26,00

1,211,253

8

Cầu cảng Xi măng Sao

Mai (Holcim Việt Nam)

Chuyên dụng
Xi Măng

1

205

20,000

13,00

1,180,810

165,619

124,608

III - KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG NHÀ BÈ
1

Bến cảng Dầu thực vật
Navioil

Chuyên dụng

1

174


10,000

15,80

2

Cầu cảng Nhà máy
đóng tàu Shipmarine

Chuyên dụng
Đóng &S/C
tầu

1

100

6,500

6,00

3

Cầu cảng Nhà máy
Đóng tàu An Phú

Chuyên dụng
Đóng &S/C
tầu


1

50

5,000

5,00

4

Cầu cảng Trường Cao
đằng Kỹ thuật nghiệp
vụ Hàng Giang II

1

27

500

1,97

5

Cầu cảng Tổng kho
Xăng dầu Nhà Bè

Chuyên dụng
Xăng dầu


8

740

25,000-30,000

94,00

5,013,530

6

Cầu cảng Petechim

Chuyên dụng
Xăng dầu

2

325

5,000-25,000

8,90

524,272

7


Cầu cảng VK 102

Chuyên dụng
Xăng dầu

1

60

10,000

8

Cầu cảng Xăng dầu
Công ty Lâm Tài Chính

Chun dụng
Xăng dầu

1

60

15,000

2,45

145,263
115,830


IV - KHU BẾN CẢNG TRÊN SƠNG SOÀI RẠP
1

Cầu cảng Trạm nghiền
Xi măng Cotec

Chuyên dụng
Xi Măng

1

70

15,000

3,70

2

Cầu cảng Trạm nghiền

Chuyên dụng

1

200

20,000

10,26


HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

117,992

I-3


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM
Xi măng Fico

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

Xi Măng

3

Cầu cảng Trạm nghiền
Xi măng Chifon

Chuyên dụng
Xi Măng

1

179

15,000


11,33

414,337

4

Cầu cảng Nhà máy điện
Hiệp Phước

Chuyên dụng
Xăng dầu

1

300

30,000

45,50

172,985

5

Cầu cảng Xi măng Nghi
Sơn

Chuyên dụng
Xi Măng


1

204

20,000

7,90

1,332,489

6

Bến cảng Container
Trung tâm Sài Gòn
(SPCT)

Container

2

500

50,000

23,00

190,206

7


Cầu cảng Calofic

Chun dụng

1

159

20,000

8

Cầu cảng Xí nghiệp Bột
giặt Tico

Chun dụng
Hố chất

1

146

10,000-15,000

3,00

9

Cầu cảng Trạm nghiền
Xi măng Hạ Long


Chuyên dụng
Xi Măng

1

170

15,000

10,80

100,977

V -KHU BẾN PHAO TRÊN SÔNG NGÃ BẢY - THIỀNG LIỀNG
1

Khu bến phao chuyển
tải

60,000

113,500

Bảng I-3: Tổng hợp hiện trạng hệ thống cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

STT

Tên cảng


Phân loại
cảng

Số lượng
cầu cảng
(chiếc)

Tổng
chiều dài
cầu cảng
(m)

Cỡ tàu cập
(DWT)

Diện tích
chiếm đất
(ha)

Sản lượng
thực hiện
năm 2009
(Tấn, Teu)

I - KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG CÁI MÉP - THỊ VẢI
1

Cầu cảng Trạm nghiền
Xi măng Cẩm Phả


Chuyên dụng
xi măng

1

186

15,000

9,17

2

Cầu cảng dầu Nhà máy
điện Phú Mỹ

Chuyên dụng
xăng dầu

2

412

10,000

-

3

Cầu cảng Nhà máy

nghiền Xi măng Thị Vải
(Holcim)

Chuyên dụng
xi măng

1

246

50,000

18,00

4

Bến cảng Phú Mỹ - Bà
Rịa Serece

Tổng hợp

2

453

60,000

23,03

5


Cầu cảng Đạm và Dịch
vụ Dầu khí

Chuyên dụng
Đạm

1

384,3

50,000

27,46

6

Cầu cảng Nhà máy
Thép Phú Mỹ

Chuyên dụng
Thép

1

230

50,000

22,00


7

Bến cảng Quốc tế SPPSA

Container

2

600

50,000-80,000

28,20

8

Bến cảng Posco

Chun dụng
Thép

2

333

45,000

27,70


9

Cầu cảng Interflour

Chun dụng
Nơng sản

1

308

75,000

7,57

HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

3,132,615

21,320

395,778

I-4


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN


10

Bến cảng Container Tân
Cảng Cái Mép

Container

1

890

110,000

61,18

11

Cầu cảng LPG Cái Mép

Chuyên dụng
LPG,
condensate

2

362

2,000-30,000


40,00

1,021,251

II - KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG DINH VÀ VỊNH GÀNH RÁI
1

Bến cảng Thương mại
(phân cảng Cát Lở)

Tổng hợp,
Thuỷ sản

2

310

1,000-5,000

5,40

2

Cầu cảng Dầu K2

Tổng hợp

1

162


5,000

0,12

3

Bến cảng KCN Đông
Xuyên

Tổng hợp

-

Cầu cảng Vina Offshore

Cầu cảng
chuyên dụng

1

158

10,000

1,82

-

Cầu cảng Xí nghiệp

Xăng dầu Thắng Lợi

Chuyên dụng
xăng dầu

1

156

10,000

2,00

4

Cầu cảng VietsovPetro

Dịch vụ dầu
khí

10

1377

10,000

53,05

5


Cầu cảng dịch vụ dầu
khí PTSC

Dịch vụ dầu
khí

9

820

5,000-10,000

21,80

Tổng hợp và
hành khách

3

242

30,000

2,7

III-KHU BẾN CẢNG CƠN ĐẢO
1

Bến cảng Bến Đầm


Bảng I-4: Tổng hợp hiện trạng hệ thống cảng biển tỉnh Bình Dương và Đồng Nai

STT

Tên cảng

Phân loại
cảng

Số lượng
cầu cảng
(chiếc)

Tổng
chiều dài
cầu cảng
(m)

Cỡ tàu cập
(DWT)

Diện tích
chiếm đất
(ha)

Khối lượng
hàng năm
2009 (Tấn,
Teu)


1,260,000

I - KHU BẾN CẢNG TRÊN SƠNG ĐỒNG NAI
1

Bến cảng Bình Dương

Tổng hợp

1

110

1,000-5,000

7,30

2

Bến cảng Đồng Nai
(Phân cảng Long Bình
Tân)

Tổng hợp

3

170

2,000-5,000


8,33

3

Cầu cảng SCT Gas Việt
Nam

Chuyên dụng
Gas

1

302

1,000

3,00

4

Cầu cảng VT Gas

Chuyên dụng
xăng dầu

1

120


1,000

4,49

II - KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG NHÀ BÈ
1

Cầu cảng Gỗ Mảnh Phú
Đông

Chuyên dụng
gỗ

1

146

25,000

9,30

2

Cầu cảng Xăng dầu
Phước Khánh

Chuyên dụng
xăng dầu

1


220

25,000

13,00

111,300

III - KHU BẾN CẢNG TRÊN SƠNG LỊNG TÀU

HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

I-5


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM
1

Bến cảng
Lafarge

2

3

Xi

măng


GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

Chun dụng
xi măng

1

201

30,000

Cầu cảng cơng ty
TNHH Hóa dầu AP
Việt Nam

Chuyên dụng
xăng dầu

1

150

15,000

Cầu cảng Gỗ mảnh
Viko Wochimex

Chuyên dụng
Gỗ dăm


1

180

15,000

7,26

6,38

IV -KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG THỊ VẢI
1

Cầu cảng Phước Thái
(Vedan)

Chuyên dụng

2

340

10,000-12,000

120,00

2

Bến cảng Đồng Nai

(Phân cảng Gò Dầu A)

Tổng hợp

1

170

2,000

17,60

3

Cầu
cảng
Super
Phosphate Long Thành

Chuyên dụng
phân bón, hố
chất

1

50

10,000

11,30


4

Cầu cảng Nhà máy
Unique Gas

Chun dụng
Gas

1

130

6,500

1,80

5

Bến cảng Đồng Nai
(Phân cảng Gò Dầu B)

Tổng hợp

1

180

6,500-12,000


8,50

Nguồn: Qui hoạch cảng biển nhóm 5
I.2

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong hoạt động kinh doanh chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều rủi ro, rủi ro là những yếu tố
không chắc chắn tồn tại trong cơng việc mà chúng ta tiến hành nó có những ảnh hưởng
tiêu cực và tiềm ẩn nguy cơ gây ra thiệt hại hoặc đã gây ra các thiệt hại. Dù muốn hay
không, hầu hết những điều chúng ta làm đều chứa đựng rủi ro, hoạt động đầu tư cũng
không thể tránh khỏi. Trong kinh tế thị trường, dường như khơng có hoạt động đầu tư
kinh doanh nào lại khơng có nguy cơ gặp rủi ro. Dự án nào có lợi nhuận càng cao thì rủi
ro càng lớn [3]. Vì vậy, dự án đầu tư cảng biển cũng khơng nằm ngồi quy luật đó.
Với nhu cầu lượng hàng thơng qua cảng ngày càng gia tăng, nhiều cảng đang được đầu tư
xây dựng đặc biệt khu vực Phía Nam. Với đặc điểm là dự án có vốn đầu tư rất lớn và là dự
án trọng điểm quốc gia, nên dự án có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của
cả khu vực xây dựng cảng.Vì vậy, sự lựa chọn phương pháp phân tích, đánh giá dự án, có
xét đến tác động các yếu tố rủi ro sẽ góp phần nâng cao khả năng thành cơng dự án cảng.
“Cho tới thời điểm hiện nay, đầu tư xây dựng cảng phần lớn được thực hiện bằng vốn
ngân sách và giao cho doanh nghiệp khai thác sử dụng cảng. Thế nhưng, ngay bản thân
các doanh nghiệp chưa thoát khỏi tư tưởng ỷ lại Nhà nước, thậm chí tận dụng sơ hở đẩy
rủi ro cho Nhà nước và tự biến thành một thứ "rào cản" tác động xấu tới phát triển kinh tế
cảng biển” [4]. Vì vậy, vấn đề cần thiết là xác định các yếu tố rủi ro và phân chia trách
nhiệm cho các bên tham gia dự án nhằm giảm thiểu tác động xấu trong quá trình đầu tư dự
án cảng biển.

HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

I-6



ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

Rủi ro là điều không ai mong đợi nhưng phải chấp nhận “sống chung”. Nhận diện được
rủi ro, có giải pháp phịng tránh, biến hạn chế tổn thất khi có rủi ro, đó là giải pháp tích
cực thay vì “mũ ni che tai” hoặc lạc quan tếu, kinh doanh liều lĩnh [5].
Với những vấn đề đặt ra ở trên là cơ sở cho việc thực hiện luận văn này này.
I.3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây:
- Nhận dạng và xếp hạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính của dự án.
- Phân tích và nhóm nhân tố chính các yếu tố rủi ro có mức ảnh hưởng lớn tới tài chính
của dự án.
- Phân tích các yếu tố rủi ro định lượng bằng mô phỏng Monte Carlo cho dự án cụ thể
(case study) và đánh giá mức độ ảnh hưởng tới tài chính của dự án thơng qua các chỉ tiêu:
suất thu lợi (IRR) và giá trị hiện tại rịng (NPV).
- Kiến nghị các biện pháp ứng phó với các yếu tố rủi ro có mức ảnh hưởng lớn đến tài
chính của dự án và phân bổ rủi ro cho các bên tham gia dự án.
I.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Vì thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu trong những giới hạn sau đây:
a) Địa điểm và không gian nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu là dự án đầu tư cảng khu vực Phía Nam. Dự án cụ thể trong nghiên
cứu này là: “Cảng Phước An, Tuyến đường kết nối vào Cảng và Khu Dịch vụ Hậu cần
Cảng”, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
- Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư (Feasibility Study).
b) Tính chất dự án
- Các dự án cảng có tính chất chi phí đầu tư xây dựng ban đầu lớn và thời gian xây dựng
kéo dài.
- Chủ đầu tư thường nhà nước hay các tập đoàn lớn như: Gemadept, Tập Đồn Dầu Khí,
Cảng Sài Gịn…
c) Quan điểm phân tích
- Trong phạm vi đề tài này sẽ tiến hành phân tích hiệu quả tài chính của dự án theo quan
điểm chủ đầu tư và quan điểm tổng mức đầu tư.
I.5

ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA NGHIÊN CỨU

a) Về mặt thực tiễn
- Việc nhận dạng, phân tích, xếp hạng các yếu tố rủi ro tác động đến tài chính dự án giúp
các bên tham gia dự án có cái nhìn tổng quát những rủi ro gặp phải đối với dự án đầu tư
cảng biển ngay từ bước lập dự án đầu tư.
- Đồng thời, phân tích các yếu tố rủi ro định lượng bằng mô phỏng Monte Carlo sẽ giúp
cho chủ đầu tư có cái nhìn cụ thể mức độ rủi ro tài chính dự án thơng qua các chỉ tiêu: suất
thu lợi (IRR), giá trị hiện tại rịng (NPV).
- Ngồi ra việc kiến nghị các biện pháp ứng phó với rủi ro giúp cho người ra quyết định
đầu tư có thêm giải pháp trong quản lý và kiểm soát rủi ro, để đem lại sự thành công cho
dự án.

HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

I-7



ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

b) Về mặt lý luận
- Sử dụng bảng câu hỏi kết hợp với phỏng vấn chuyên gia và tham khảo sách báo, các
nghiên cứu trước đây là phương pháp hữu hiệu để nhận dạng các nhân tố rủi ro.
- Ngoài ra, phân tích rủi ro tài chính sử dụng mơ phỏng Monto-Carlo là một phương pháp
để so sánh và đánh giá với các phương pháp khác như phân tích độ nhạy, phân tích kịch
bản để có nhìn khách quan mức độ ảnh hưởng các yếu tố rủi ro đến tài chính dự án.

HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

I-8


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN
II.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẢNG BIỂN
II.1.1

KHÁI NIỆM


Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu
hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hố, đón trả
hành khách và các giao dịch khác. Vùng đất của cảng là vùng đất được giới hạng để xây
dựng cầu cảng, kho bãi nhà xưởng, trụ sở, cơ sở, dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin
liên lạc, điện nước, các cơng trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị. Vùng nước cảng
là vùng được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo
đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây
dựng luồng cảng biển và các cơng trình phụ trợ khác. (Điều 59 bộ luật Hàng Hải)
Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng, bến cảng có một hay nhiều cầu cảng. Bến cảng
bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông
tin liên lạc, điện nước, luồng vào bến cảng và các cơng trình phụ trợ khác. Cầu cảng là kết
cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hố, đón, trả
hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. (Điều 59 bộ luật Hàng Hải)
II.1.2

PHÂN LOẠI

Theo điều 60 bộ luật Hàng Hải cảng biển được phân loại như sau:
- Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ cho việc phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng;
- Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng, có quy mơ vừa phục vụ cho việc phát triển
kinh tế - xã hội của vùng, địa phương;
- Cảng biển loại III là cảng biển có quy mơ nhỏ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp,
Ngồi ra theo mục đích sử dụng, cảng biển được chia thành 7 loại:
- Cảng quân sự
- Cảng dân sự
- Cảng hàng hoá
- Cảng hành khách
- Cảng thuỷ sản
- Cảng giải trí

- Cảng cung ứng, cứu hộ
II.1.3

CHỨC NĂNG

Theo điều 61 bộ luật Hàng Hải:

- Bảo đảm an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động
- Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hố và đón
trả hành khách
- Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hoá trong cảng,
- Để tàu biển và các phương tiện thuỷ khác trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện
những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp
- Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hố.
HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

II-9


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

II.2 KHÁI QUÁT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
II.2.1

ĐỊNH NGHĨA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở

rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số
lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng
thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).[6]
II.2.2

TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

II.2.2.1 Chuẩn bị đầu tư

-

Nghiên cứu sự cần thiết đầu tư
Xác định quy mơ và hình thức đầu tư
Chọn địa điểm xây dựng
Lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư

II.2.2.2 Thực hiện đầu tư

-

Xin giao đất, thuê đất
Khảo sát, thiết kế xây dựng
Thẩm định duyệt thiết kế dự toán
Đấu thầu xây lắp, trang thiết bị
Thi công xây lắp
Nghiệm thu từng phần, vận hành thử

II.2.2.3 Nghiệm thu bàn giao


-

Nghiệm thu, bàn giao
Vận hành, hướng dẫn sử dụng
Hồn cơng, quyết tốn
Bảo hành

II.3 HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
II.3.1

KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Hiệu quả dự án đầu tư là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án được đặc trưng bằng các tiêu
thức có tính chất định tính thể hiện ở các loại hiệu quả cần đạt được và bằng các chỉ tiêu
định lượng thể hiện quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra và kết quả đạt được theo mục tiêu của
dự án. [6]
II.3.2

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

II.3.2.1 Phương pháp giá trị hiện tại tương đương (NPV)
Là phương pháp quy đổi các giá trị thu chi thực trong quá trình đầu tư trong quá trình đầu
tư về thời điểm ban đầu để so sánh. [7]

HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

II-10


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH

DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

Trong đó:
Nt – các khoản thu ở năm thứ t;
Vt – các khoản chi ở năm thứ t;
r - Suất chiết khấu (%);
D – Giá trị thu hồi do thanh lý tài sản khi kết thúc thời gian tính tốn của dự án.
Dự án có:
NPV>0 => dự án có lời
NPV=0 => dự án hoà vốn
NPV>0 => dự án bị lỗ
II.3.2.2 Phương pháp suất thu lợi nội tại (IRR)
Là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm suất chiết khấu thì giá trị hiện tại tương đương của
dự án bằng không. Hay nói khác đi IRR là nghiệm của phương trình. [7]

Dự án có: IRR>IRRtc (hay MARR) => dự án đáng giá
II.3.2.3 Phương pháp thời gian hoàn vốn
Là thời gian mà ứng với nó giá trị hiện tại (tương lai) tương đương phải bằng khơng. [7]

Trong đó:
Nt – các khoản thu ở năm thứ t;
Vt – các khoản chi ở năm thứ t;
r - Suất thu lợi hay suất chiết khấu (%);
D – Giá trị thu hồi do thanh lý tài sản khi kết thúc thời gian tính tốn của dự án.
Thv là thời gian cần thiết để thu hồi được vốn đầu tư.
Dự án có: Thv ≤ T* => dự án đáng giá
T*: thời gian hoàn vốn theo yêu cầu


HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

II-11


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

II.3.2.4 Phương pháp hiệu số lợi ích-chi phí
Tỷ số lợi ích và chi phí (B/C) bằng tỷ lệ giữa giá trị tương đương của lợi ích trên giá trị
tương đương của chi phí. Phương pháp này đánh giá hiệu quả của đồng vốn và thường sử
dụng các dự án không đặc mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. [7]
Dự án có:
B/C ≥ 1 => dự án tốt
B/C< 1 => dự án xấu
II.4 CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Theo quan điểm về nguồn vốn ta có thể xét dự án theo hai quan điểm:
II.4.1

QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ

Quan điểm tổng đầu tư xem xét một dự án là nhằm đánh giá sự an tồn của vốn vay mà dự
án có thể cần. Do đó, quan điểm này xem xét tới tổng dòng ngân lưu chi cho dự án và
tổng dòng ngân lưu thu về mà chưa nói đến cơ cấu tài chính dự án, chưa phân biệt nguồn
vốn từ đâu đến. Từ sự phân tích này các nhà tài trợ vốn sẽ xác định tính khả thi về mặt tài
chính của dự án đó. [8]
II.4.2


QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ

Quan điểm chủ đầu tư xem xét giá trị thu nhập ròng cịn lại của dự án so với những gì họ
có được trong trường hợp không thực hiện dự án. Theo quan điểm này, khi tính tốn dịng
ngân lưu phải cộng vốn vay ngân hàng vào dòng ngân lưu vào và trừ khoản trả lãi vay và
nợ gốc ở dòng ngân lưu ra. Nói cách khác, chủ đầu tư quan tâm đến dòng ngân lưu ròng
còn lại, sau khi đã thanh toán nợ vay. [8]
Bảng II-1:

Tổng kết các quan điểm đánh giá dự án

Quan điểm

Xem xét

Quan điểm tổng đầu tư

Tổng dòng ngân lưu chi cho DA và tổng dòng
ngân lưu thu vào.

Quan điểm chủ đầu tư

Giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án so với
trường hợp không thực hiện DA.

II.5 QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
II.5.1

RỦI RO DỰ ÁN


Rủi ro dự án: là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên, những tình huống khơng thuận lợi liên
quan đến sự khơng chắc chắn, có thể đo lường bằng xác suất không đạt mục tiêu đã định
của dự án và gây ra các mất mát thiệt hại. [6]

HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

II-12


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

II.5.2

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN

QUẢN LÝ RỦI RO CỦA DỰ ÁN

II.5.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro dự án
Quản lý rủi ro dự án: là việc nhận dạng, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn,
triển khai và quản lý các hoạt động nhằm hạn chế và khắc phục rủi ro trong suốt vòng đời
dự án. [6]
Quản lý rủi ro dự án nhằm mục đích [9]:

- Tăng tối đa khả năng xảy ra các sự kiện có tác động tích cực đến dự án (nắm bắt cơ hội)
- Giảm thiểu khả năng xảy ra các điều kiện ảnh hưởng bất lợi đối với mục tiêu dự án
(giảm thiểu nguy cơ).
II.5.2.2 Qui trình quản lý rủi ro

II.5.2.3 Nhận dạng rủi ro

Các phương pháp thông thường nhận dạng rủi ro:

- Dựa trên các nguồn như: sách, tạp chí về quản lý rủi ro, các dữ liệu về quản lý dự án của
những dự án đã hồn thành từ đó lập danh mục các nhân tố rủi ro.
- Phỏng vấn các chuyên gia để tìm ra những rủi ro mà dự án có thể gặp phải
- Sử dụng cấu trúc phân chia rủi ro (RSB) để phân nhóm rủi ro
- Thiết kế bảng câu hỏi
- Động não, suy nghĩ để nhận dạng SWOT (cơ hội/nguycơ và điểm mạnh/điểm yếu) của
dự án
II.5.2.4 Phân tích rủi ro
a) Phân tích rủi ro định tính
- Phân tích định tính là mơ tả tất cả các dạng rủi ro của dự án, các yếu tố ảnh hưởng đến
mức rủi ro trong thực hiện những hoạt động nhất định của dự án và đánh giá về mặt giá trị
các ảnh hưởng của chúng và các biện pháp hạn chế.
- Trong phân tích định tính sử dụng hai thuộc tính là khả năng xảy ra (probability) và tác
động (impact)
- Có nhiều cách để chia thang đo mức độ của khả năng xảy ra và tác động tùy thuộc vào
người phân tích. Đồng thời, cơ sở để đánh giá khả năng xảy ra và tác động dựa trên kinh
nghiệm người được phỏng vấn, phân tích dữ liệu của những dự án tương tự, dữ liệu thống
kê …
- Tích khả năng xuất hiện và tác động tạo thành ma trận từ đó làm cơ sở xếp hạng rủi ro.
HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

II-13


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN KHU VỰC PHÍA NAM

GVHD: TS LƯU TRƯỜNG VĂN


b) Phân tích rủi ro định lượng [6].
- Phân tích định lượng là xác định xác xuất kết quả nhận được thấp hơn so với yêu cầu hay
kế hoạch và mất mát, thiệt hại có thể xảy ra
- Các phương pháp cơ bản phân tích định lượng rủi ro dự án đầu tư:

- Trong phân tích định lượng của rủi ro tài chính dự án thường sử dụng các phương pháp
sau:
Phân tích kịch bản: là phương pháp đề xuất một vài phương án (kịch bản) phát triển của
dự án và đánh giá, so sánh. Thơng thường người ta tính các phương án (kịch bản) bi quan,
lạc quan và bình thường đối với các thay đổi có thể của các biến số.
Phân tích độ nhạy: phương pháp cho phép đánh giá sự biến đổi của các chỉ tiêu kết quả
thực hiện dự án với các giá trị khác nhau của các biến số dự án.
Phân tích mơ phỏng: phương pháp dựa trên xác định các chỉ tiêu kết quả theo từng bước
nhờ tiến hành thử nghiệm nhiều lần với mơ hình. Ưu điểm là tính khách quan của các tính
tốn, dễ hiểu, dễ chấp nhận và có sự đánh giá kết quả phân tích dự án của tất cả các thành
viên trong quá trình lập kế hoạch. Một trong những nhược điểm chính là chi phí cao.
II.5.2.5 Đối phó rủi ro

- Tập trung xử lý những rủi ro có mức xếp hạng cao và có thể bỏ qua hoặc khơng tập
trung vào các rủi ro có điểm xếp hạng thấp.
- Thơng thường có 4 phương pháp đối phó với rủi ro
+ Phân chia: là phương pháp xử lý rủi ro có hiệu quả khi phân chia rủi ro cho các bên
tham gia dự án trong quá trình đàm phán hay thương thảo hợp đồng.
+ Bảo hiểm: khi các bên tham gia dự án không đủ khả năng tự thực thi dự án khi xuất
hiện rủi ro thì cần tiến hành bảo hiểm rủi ro
+ Phịng tránh: chúng ta có thể phịng tránh rủi ro bằng cách lập quỹ dự phòng hay lập
những hợp đồng thích hợp
+ Chấp nhận:


HVTH: TRẦN ĐÌNH THANH TÙNG

II-14


×