Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Phân tích rủi ro tài chính dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------

ĐINH NGỌC TỒN

PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP
Chuyên Ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã ngành : 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 07 Năm 2011


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. LÊ HOÀI LONG

Luận văn thạc só được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
TP.HCM ngày 11 tháng 09 naêm 2011
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. LƯU TRƯỜNG VĂN
2. PGS.TS. NGUYỄN THỐNG


3. TS. LÊ HOÀI LONG
4. TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
5. TS. PHẠM HỒNG LUÂN
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên
ngành.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ môn quản lý chuyên ngành


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày15 tháng 07 năm 2011

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: ĐINH NGỌC TỒN

Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 07-06-1982

Nơi sinh: TP.HCM

Chun ngành: CƠNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG.
MSHV: 09080258
1- TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

KHU CÔNG NGHIỆP.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Nhận dạng và phân loại các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tính khả thi tài chính của dự
án đầu tư xây dựng Khu Công nghiệp bằng khảo sát bảng câu hỏi;
- Phân tích định tính rủi ro bằng điểm chỉ số rủi ro và phân tích nhân tố;
- Phân tích định lượng rủi ro dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu Công
nghiệp Bắc An Thạnh – Tỉnh Long An bằng phương pháp mô phỏng;
- Đề xuất các giải pháp ứng phó rủi ro cho dự án đầu tư xây dựng Khu Công nghiệp.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 14/02/2011
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 15/07/2011
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
(Họ tên và chữ ký)

TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

ii


LỜI CÁM ƠN
Luận văn Thạc sỹ là cơng trình tự lực của mỗi học viên nhưng vai trị
của Thầy Cơ trong việc hoàn thành luận văn này hết sức quan trọng. Vì vậy,

tác giả xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến TS. Lưu Trường Văn, đã quan
tâm hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện luận
văn. Tác giả cũng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả Thầy Cô trong Bộ môn Công
nghệ và Quả lý xây dựng thuộc Khoa Kỹ thuật Xây dựng trường Đại học
Bách Khoa TP.HCM đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích trong suốt q trình
học tập.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè cùng khóa QLXD2009 đã cùng tác
giả trải qua những ngày tháng học tập, rèn luyện, trao đổi và thảo luận về học
tập trên lớp, giúp tác giả học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích.
Và cuối cùng tác giả xin gởi lời cảm ơn đến những người thân trong gia
đình, những bạn bè đã luôn bên cạnh quan tâm, động viên, giúp đỡ tác giả
vượt qua những khó khăn để hồn thành luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2011


TĨM TẮT
Trong cơng cuộc phát triển Đất nước hiện nay theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đầu tư cơng nghiệp là chính yếu, nhằm gia tăng giá trị sản lượng công
nghiệp trong GDP. Vậy để đạt được mục tiêu đề ra, chúng ta cần có những dự án
đầu tư xây dựng Khu công nghiệp thật sự hiệu quả. Tuy nhiên, các dự án đầu tư xây
dựng Khu công nghiệp ở Việt Nam có tổng vốn đầu tư rất lớn, cộng với lợi ích và
chi phí kéo dài theo thời gian hoạt động, nên dễ bị tác động của môi trường bên
trong lẫn bên ngồi dự án. Do đó, việc dự đốn dịng tiền khơng tránh khỏi sai sót
và có những thay đổi không mong đợi, dẫn đến sai lệch kết quả thực tế so với kế
hoạch ban đầu.
Cùng với sự cạnh tranh ngày càng cao, công nghệ phát triển và biến động
khơng ngừng từ mơi trường bên ngồi dự án, quản lý rủi ro có ý nghĩa quan trọng.
Đặc biệt là việc phân tích rủi ro trong giai đoạn lập dự án đầu tư vì đây là giai đoạn
mà các Nhà đầu tư còn rất mơ hồ về dự án, vì mọi phân tích đều mang tính dự báo

và ước lượng. Chính vì vậy, “để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn đầu tư
nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì việc thiết lập, phân tích dự án trên cơ sở
khoa học, khách quan là điều hết sức cần thiết”.
Chính những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “phân tích rủi ro tài
chính dự án đầu tư xây dựng Khu cơng nghiệp” cho luận văn.


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................... 1
1.1

GIỚI THIỆU CHUNG...................................................................................1

1.2

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .............................................................................3

1.2.1

Lý do dẫn đến nghiên cứu....................................................................... 3

1.2.2

Một số câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề nghiên cứu. .................. 4

1.3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. ......................................................................... 5

1.4


PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ...........................................................................5

1.5

ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN. .................................................................. 6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ........................................................... 7
2.1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT. ................................................................................... 7

2.1.1

Dự án là gì ............................................................................................... 7

2.1.2

Dự án đầu tư............................................................................................ 7

2.1.3

Khu cơng nghiệp ..................................................................................... 7

2.1.4

Kế hoạch ngân lưu của dự án.................................................................. 8

2.1.4.1 Phương pháp xây dựng kế hoạch ngân lưu. ........................................ 8
2.1.4.2 Giản đồ ngân lưu của dự án. ................................................................ 8

2.1.5

Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư ............................................... 8

2.1.5.1 Quan điểm chủ đầu tư (Equity owner point of view – EPV). ............. 8
2.1.5.2 Chỉ tiêu hiện giá thu nhập thuần (NPV). ............................................. 9
2.1.5.3 Chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ (IRR). .....................................................9
2.1.6

Bất định và rủi ro ..................................................................................10

2.1.6.1 Bất định (Uncertainty). ......................................................................11
2.1.6.2 Rủi ro (Risk). .....................................................................................11
2.1.7

Quản lý rủi ro dự án. .............................................................................11

2.1.8

Phân tích rủi ro tài chính dự án. ............................................................12

2.1.8.1 Các bước phân tích rủi ro tài chính dự án .........................................12


2.1.8.2 Lợi ích và hạn chế của phân tích rủi ro tài chính dự án ....................13
2.1.8.3 Phân loại các phương pháp phân tích rủi ro tài chính dự án .............14
2.1.8.4 Tính chất của phương pháp phân tích rủi ro tài chính.......................15
2.2

CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ LÀM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. ........16


2.2.1

Cơng cụ và kỹ thuật phân tích rủi ro.....................................................16

2.2.2

Rủi ro dự án. .........................................................................................18

2.2.3

Phân tích rủi ro chi phí. .........................................................................21

2.2.4

Phân tích rủi ro tiến độ. .........................................................................23

2.2.5

Phân tích rủi ro chi phí và tiến độ. ........................................................25

2.2.6

Phân tích rủi ro tài chính. ......................................................................26

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 30
3.1

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU. ....................................................................30


3.2

QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU. ........................................................31

3.3

CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU. ........................................................................32

3.3.1

Giới thiệu bảng câu hỏi. ........................................................................33

3.3.1.1 Thiết kế bảng câu hỏi. .......................................................................33
3.3.1.2 Nội dung bảng câu hỏi.......................................................................34
3.3.2

Quy mô mẫu (simple size). ...................................................................36

3.3.3

Điểm chỉ số rủi ro (risk-index score). ...................................................37

3.3.4

Phân tích rủi ro bằng mơ phỏng ............................................................38

3.3.5

Phần mềm mơ phỏng Crystal ball .........................................................40


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ......................................... 41
4.1

SỐ LIỆU KHẢO SÁT. ................................................................................41

4.1.1

Thông tin mẫu. ......................................................................................41

4.1.2

Thông tin tổng quát. ..............................................................................41

4.1.2.1 Vị trí cơng tác. ...................................................................................41
4.1.2.2 Đơn vị cơng tác. ................................................................................42
4.1.2.3 Số năm kinh nghiệm. .........................................................................43


4.1.2.4 Quy mô dự án. ...................................................................................44
4.1.3

Kiểm định thang đo (Cronbach’s alpha). ..............................................44

4.1.3.1 Thang đo “Khả năng xảy ra”. ............................................................45
4.1.3.2 Thang đo “Mức độ tác động”. ...........................................................46
4.1.4

Xếp hạng rủi ro. ....................................................................................48

4.1.5


Phân tích nhân tố (Principal component analysis)................................50

4.1.5.1 Kết quả phân tích nhân tố. .................................................................50
4.1.5.2 Nguyên nhân và giải pháp .................................................................52
4.2

PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐIỂN HÌNH.............................................................58

4.2.1

Thơng tin về Dự án. ..............................................................................58

4.2.2

Mục tiêu của Dự án ...............................................................................58

4.2.3

Định hướng phát triển ngành công nghiệp ...........................................58

4.2.4

Phân tích tài chính Dự án Khu cơng nghiệp Bắc An Thạnh.................59

4.2.4.1 Tổng vốn đầu tư.................................................................................59
4.2.4.2 Dự kiến doanh thu. ............................................................................60
4.2.4.3 Chi phí hoạt động. .............................................................................62
4.2.4.4 Kế hoạch vay vốn và trả nợ vay. .......................................................62
4.2.4.5 Suất chiết khấu danh nghĩa. ...............................................................63

4.2.5

Phân tích rủi ro tài chính Dự án Khu cơng nghiệp Bắc An Thạnh. ......63

4.2.5.1 Lạm phát. ...........................................................................................63
4.2.5.2 Lãi suất ngân hàng. ............................................................................64
4.2.5.3 Tỷ giá hối đoái. ..................................................................................65
4.2.5.4 Giá cho thuê đất. ................................................................................66
4.2.5.5 Suất chi phí xây dựng giai đoạn 1. ....................................................67
4.2.5.6 Hệ số gia tăng chi phí xây dựng giai đoạn 2. ....................................68
4.2.5.7 Suất sinh lời mong đợi của chủ đầu tư. .............................................74
4.2.5.8 Phí xử lý nước thải. ...........................................................................74
4.2.6

Kết quả phân tích mơ phỏng. ................................................................75

4.2.6.1 Phương thức thanh tốn A: trả một lần ngay sau khi ký hợp đồng. ..75


4.2.6.2 Phương thức thanh toán B: trả 50% ngay sau khi ký hợp đồng và trả
tiếp 50% còn lại trong vòng 1 năm với mức lãi suất dự kiến 13,2%. .............77
4.2.6.3 Phương thức thanh toán C: trả 50% ngay sau khi ký hợp đồng và trả
tiếp 50% còn lại trong vòng 3 năm với mức lãi suất dự kiến 13,2%. .............79
4.2.7

Phân tích kết quả mơ phỏng..................................................................81

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................. 86
5.1


KẾT LUẬN. ................................................................................................ 86

5.2

KIẾN NGHỊ. ................................................................................................ 87


DANH SÁCH BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1.1 : Tổng sản phẩm trong nước GDP (So sánh giá năm 1994)

1

Bảng 1.2 : Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế

1

Bảng 1.3 : Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Việt Nam

2

Bảng 2.1 : Tính chất các phương pháp phân tích rủi ro dự án

15

Bảng 2.2 : Bảng tóm tắt Ratts

16

Bảng 2.3 : Giải pháp ứng phó rủi ro


20

Bảng 2.4 : Nhân tố tác động đến chi phí nhà thầu

21

Bảng 2.5 : Nguyên nhân quan trọng gây chậm trễ

23

Bảng 2.6 : Nguyên nhân gây chậm trễ và vượt chi phí giữa các quốc gia

25

Bảng 2.7 : Xếp hạng rủi ro chính

26

Bảng 3.1 : Các cơng cụ nghiên cứu

32

Bảng 3.2 : Mã hóa thang đo cho nghiên cứu

33

Bảng 3.3 : Yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án KCN

34


Bảng 4.1 : Kết quả phỏng vấn

41

Bảng 4.2 : Vị trí cơng tác

41

Bảng 4.3 : Đơn vị công tác

42

Bảng 4.4 : Số năm kinh nghiệm

43

Bảng 4.5 : Quy mô dự án

44

Bảng 4.6 : Cronbach’s alpha của thang đo “Khả năng xảy ra”

45

Bảng 4.7 : Cronbach’s alpha của thang đo “Mức độ tác động”

46

Bảng 4.8 : Xếp hạng chỉ số điểm rủi ro (risk-score index)


48

Bảng 4.9 : KMO and Bartlett's Test

50

Bảng 4.10 : Tổng biến được giải thích

51

Bảng 4.11 : Kết quả ma trận xoay nhân tố

51

Bảng 4.12 : Tỷ lệ lạm phát

63

Bảng 4.13 : Lãi suất Ngân hàng

64

Bảng 4.14 : Tỷ giá VND/USD

65


Bảng 4.15 : Hệ số tăng chi phí san nền giai đoạn 2

69


Bảng 4.16 : Hệ số tăng chi phí xây dựng mặt đường giao thông
giai đoạn 2

70

Bảng 4.17 : Hệ số tăng chi phí xây dựng hệ thống thốt nước mưa
giai đoạn 2

71

Bảng 4.18 : Hệ số tăng chi phí xây dựng hệ thống thốt nước thải
giai đoạn 2

72

Bảng 4.19 : Hệ số tăng chi phí xây dựng trạm xử lý nước thải
giai đoạn 2
Bảng 4.20 : Phí xử lý nước thải

73
74

Bảng 4.21 : Tổng hợp kết quả phân tích mơ phỏng của 3 phương thức
thanh tốn

81

Hình 2.1 : Biên dạng ngân lưu tài chính của dự án


8

Hình 2.2 : Tiến trình quản lý rủi ro cho dự án

12

Hình 2.3 : Các phương pháp phân tích rủi ro dự án

14

Hình 2.4 : Mơ hình quản lý dự án

18

Hình 2.5 : Sơ đồ tác động của 14 yếu tố đến chi phí

22

Hình 2.6 : Sơ đồ nhân quả rủi ro chi phí dự án

22

Hình 2.7 : Mơ hình BNN dự đốn xác suất gây chậm trễ

24

Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu

30


Hình 3.2 : Quy trình thu thập dữ liệu

31

Hình 3.3 : Quy trình thiết kế bảng câu hỏi

34

Hình 3.4 : Q trình mơ phỏng

40

Hình 4.1 : Vị trí cơng tác

42

Hình 4.2 : Đơn vị cơng tác

43

Hình 4.3 : Số năm kinh nghiệm

43

Hình 4.4 : Quy mơ dự án

44

Hình 4.5 : Hàm phân phối tỷ lệ lạm phát


64


Hình 4.6 : Hàm phân phối lãi suất ngân hàng

65

Hình 4.7 : Hàm phân phối tỷ giá VND/USD

66

Hình 4.8 : Hàm phân phối giá cho thuê đất

66

Hình 4.9 : Hàm phân phối suất chi phí san nền

67

Hình 4.10 : Hàm phân phối suất chi phí xây dựng mặt đường
giai đoạn 1

67

Hình 4.11 : Hàm phân phối suất chi phí xây dựng trạm xử lý nước thải
giai đoạn 1

68

Hình 4.12 : Hàm phân phối suất chi phí xây dựng nhà ở chuyên gia

giai đoạn 1
Hình 4.13 : Hàm phân phối hệ số tăng chi phí san nền giai đoạn 2

68
69

Hình 4.14 : Hàm phân phối hệ số tăng chi phí xây dựng mặt đường
giao thơng giai đoạn 2

70

Hình 4.15 : Hàm phân phối hệ số tăng chi phí xây dựng hệ thống
thốt nước mưa giai đoạn 2

71

Hình 4.16 : Hàm phân phối hệ số tăng chi phí xây dựng hệ thống
thốt nước thải giai đoạn 2

72

Hình 4.17 : Hàm phân phối hệ số tăng chi phí xây dựng trạm xử lý
nước thải giai đoạn 2

73

Hình 4.18 : Hàm phân phối suất sinh lời mong muốn của chủ đầu tư

74


Hình 4.19 : Hàm phân phối phí xử lý nước thải

75

Hình 4.20 : Hàm phân phối xác suất của NPV (Phương thức A)

75

Hình 4.21 : Biểu đồ độ nhạy của NPV (Phương thức A)

76

Hình 4.22 : Hàm phân phối xác suất của IRR (Phương thức A)

76

Hình 4.23 : Biểu đồ độ nhạy của IRR (Phương thức A)

77

Hình 4.24 : Hàm phân phối xác suất của NPV (Phương thức B)

77

Hình 4.25 : Biểu đồ độ nhạy của NPV (Phương thức B)

78

Hình 4.26 : Hàm phân phối xác suất của IRR (Phương thức B)


78

Hình 4.27 : Biểu đồ độ nhạy của IRR (Phương thức B)

79


Hình 4.28 : Hàm phân phối xác suất của NPV (Phương thức C)

79

Hình 4.29: Biểu đồ độ nhạy của NPV (Phương thức C)

80

Hình 4.30 : Hàm phân phối xác suất của IRR (Phương thức C)

80

Hình 4.31 : Biểu đồ độ nhạy của IRR (Phương thức C)

81

Hình 4.32 : Hàm phân phối xác suất của NPV (Phương thức kết hợp)

82

Hình 4.33 : Biểu đồ độ nhạy của NPV (Phương thức kết hợp)

83


Hình 4.34 : Hàm phân phối xác suất của IRR (Phương thức kết hợp)

83

Hình 4.35 : Biểu đồ độ nhạy của IRR (Phương thức kết hợp)

84


PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP

CBHD: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1

GIỚI THIỆU CHUNG.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế tăng

trưởng nhanh trong khu vực, với “tốc độ tăng trưởng xếp thứ tư sau Singapore,
Trung Quốc và Hong Kong”. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng đều qua các
năm, từ 2000 đến 2007. Tuy nhiên, con số này bắt đầu suy giảm từ đầu năm 2008,
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính thế giới. Để kịp thời ứng
phó với tác động của cuộc khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn cầu, Chính phủ
Việt Nam đã đề ra những chính sách tích cực, nhằm bình ổn nền kinh tế vĩ mơ như:
kiểm sốt lạm phát, phê duyệt nhiều biện pháp kích thích tài chính, kiểm sốt các
quỹ đầu tư, hạ lãi suất cơ bản,… “Sau một giai đoạn suy thối ngắn, nền kinh tế
Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nhu cầu nội địa kể từ quý

II/2009” [55].
Bảng 1.1 : Tổng sản phẩm trong nước GDP (So sánh giá năm 1994) [54]
2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

6,89

7,08

7,34

7,79


8,44

8,23

8,46

6,31

5,32

6,78

Đồng hành với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia, ngành công
nghiệp và xây dựng Việt Nam cũng đóng góp tỷ trọng lớn, giữ vai trị chủ đạo từ
năm 2002 đến nay. Trong đó, ngành xây dựng chiếm 3-8% tỷ trọng của tổng thể
nền kinh tế.
Bảng 1.2 : Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế [54]
Cơ cấu (%)
Năm

Tổng cộng

Nông, lâm
và thủy sản

Công nghiệp
và xây dựng

Dịch vụ


2001

100

23,24

38,13

38,63

2002

100

23,03

38,49

38,48

2003

100

22,54

39,47

37,99


2004

100

21,81

40,21

37,98

ĐINH NGỌC TOÀN

1


PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP

CBHD: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

2005

100

20,97

41,02

38,01


2006

100

20,40

41,54

38,06

2007

100

20,34

41,48

38,18

2008

100

22,21

39,84

37,95


2009

100

20,91

40,24

38,85

2010

100

20,58

41,09

38,33

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), sẽ là
nhân tố quan trọng giúp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi và đánh giá có triển
vọng trong ngắn hạn, trung hạn rất tích cực. Việt Nam được đánh giá là “Ngôi Sao
tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á”, sẽ tăng trưởng tốt trong giai đoạn tới [57].
Bảng 1.3 : Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Việt Nam [54]
ĐVT: tỷ USD
Năm

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010


Số dự án

555

808

791

811

970

987

1544 1557 1208

969

FDI đăng ký

3,14

2,99

3,19

4,55

6,84


12,0

21,3

71,7

23,1

18,6

FDI thực hiện

2,45

2,59

2,65

2,85

3,31

4,10

8,03

11,5

10,0


11,0

Tính đến nay, cả nước ta hiện có 249 Khu cơng nghiệp được thành lập, trong
đó có 162 Khu cơng nghiệp đi vào hoạt động (38.804 ha), 74 Khu công nghiệp đang
trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản (14.792 ha). Các
Khu công nghiệp Việt Nam đã thu hút được trên 3.600 dự án đầu tư nước ngoài với
tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 46,9 tỷ USD (chiếm 30% về số dự án và 25% về vốn
đầu tư so với cả nước). Về kết quả hoạt động sản xuất, tính riêng trong năm 2009,
các doanh nghiệp Khu cơng nghiệp đã tạo ra 12,2 tỷ USD và 67,9 nghìn tỷ đồng
doanh thu; xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD và 2,6 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách đạt 689
triệu USD và 4,0 nghìn tỷ đồng [54].
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, chính sách đầu tư
khu cơng nghiệp của chúng ta thời gian qua cịn nhiều bất cập, trong đó nổi trội bốn
vấn đề lớn [26]:

ĐINH NGỌC TOÀN

2


PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP

CBHD: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

Thứ nhất, số lượng các Khu công nghiệp tăng nhanh nhưng hiệu quả hoạt
động chưa cao;
Thứ hai, phát triển Khu công nghiệp chưa bảo đảm bền vững trên các khía
cạnh xã hội, mơi trường;
Thứ ba, các Khu công nghiệp phát triển nhanh nhưng chưa tính đến mục tiêu

dài hạn về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu công nghệ;
Thứ tư, nguồn nhân lực tại các Khu công nghiệp chưa đáp ứng được cả về
chất và số lượng.
1.2

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.2.1 Lý do dẫn đến nghiên cứu.
Khái niệm lẫn thực tiễn về quản lý dự án đã được sử dụng cách đây gần 20
năm, khi Việt Nam có chính sách mở cửa và hợp tác với các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề tồn tại, như: thiếu kỹ năng quản lý, năng lực điều hành
kém của các tổ chức trước nhu cầu phát triển ngày càng cao các dự án xây dựng
cơng nghiệp [27]. Bên cạnh đó, mơi trường xây dựng ở Việt Nam đầy rủi ro, do cơ
sở hạ tầng kém chất lượng, cơ chế quản lý chậm đổi mới, hệ thống chính phủ quan
liêu và thiếu tính cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp
Nhà nước [48]. Trong đó, “việc nhận dạng, đánh giá, kiểm soát nhằm hạn chế tác
động xấu từ các ảnh hưởng nêu trên tới dự án chưa được chúng ta chú trọng, cịn
đối phó bị động. Thực tế đã phản ánh qua một số dự án đầu tư như: sản xuất mía
đường, xây dựng hệ thống cảng biển, các khu chợ đầu mối…”. Chính các tác động
khơng ổn từ mơi trường xung quanh cộng với điều chỉnh từ nội tại dự án, dẫn tới
việc phải thay đổi nhiều tiêu chí cơ bản được dự tính ban đầu và đã làm thay đổi
hiệu quả đầu tư của dự án [25].
Một chuyên gia xây dựng Việt Nam đã khẳng định: "Lý thuyết và thực tiễn
trong việc quản lý rủi ro tại Việt Nam còn yếu kém và gần như ở mức zero. Tại Việt
Nam, những hạn chế đối với quản lý rủi ro đó là thiếu hụt về tổ chức, thiếu hụt về
điều kiện yêu cầu như thời gian, tài nguyên và giá thành, các nhà quản lý khơng

ĐINH NGỌC TỒN

3



PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP

CBHD: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

quen thuộc với quản lý rủi ro. Ngồi ra, khách hàng lại khơng có nhu cầu về quản lý
rủi ro, thêm việc thiếu hụt chuyên gia và kinh nghiệm về quản lý rủi ro, thông tin
trao đổi giữa các đối tác bị giới hạn" [65].
Trong công cuộc phát triển Việt Nam hiện nay theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đầu tư cơng nghiệp là chính yếu, nhằm gia tăng giá trị sản
lượng công nghiệp trong GDP. Vậy để đạt được mục tiêu đề ra, chúng ta cần có
những dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp thật sự hiệu quả. Tuy nhiên, các dự
án đầu tư xây dựng Khu cơng nghiệp ở Việt Nam có tổng vốn đầu tư rất lớn, cộng
với lợi ích và chi phí kéo dài theo thời gian hoạt động, nên dễ bị tác động của mơi
trường bên trong lẫn bên ngồi dự án. Do đó, việc dự đốn dịng tiền khơng tránh
khỏi sai sót và có những thay đổi khơng mong đợi, dẫn đến sai lệch kết quả thực tế
so với kế hoạch ban đầu.
Một ví dụ: “thật khó khăn để xác định chính xác suất chiết khấu của dự án
đầu tư, bởi vì giá trị này có thể thay đổi ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt vòng đời
của dự án. Một thay đổi nhỏ về suất chiết khấu, có thể đẫn đến sự sai lệch lớn về lợi
ích đầu tư dự án. Điều này cũng phù hợp với các biến như: doanh thu, giá bán, chi
phí,…” [51].
Cùng với sự cạnh tranh ngày càng cao, công nghệ phát triển và biến động
không ngừng từ mơi trường bên ngồi dự án, quản lý rủi ro có ý nghĩa quan trọng.
Đặc biệt là việc phân tích rủi ro trong giai đoạn lập dự án đầu tư vì đây là giai đoạn
mà các Nhà đầu tư cịn rất mơ hồ về dự án, vì mọi phân tích đều mang tính dự báo
và ước lượng. Chính vì vậy, “để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn đầu tư
nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì việc thiết lập, phân tích dự án trên cơ sở

khoa học, khách quan là điều hết sức cần thiết” [13].
1.2.2 Một số câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề nghiên cứu.
- Liệu một dự án đầu tư xây dựng có khả thi về mặt tài chính trong suốt
vịng đời của dự án hay khơng?
- Nguồn gốc gây ra rủi ro cho dự án?
- Các yếu tố rủi ro được xác định như thế nào?
ĐINH NGỌC TOÀN

4


PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP

CBHD: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

- Xây dựng mơ hình phân tích rủi ro nào là phù hợp?
- Chúng ta phải làm gì để xây dựng kế hoạch ứng phó rủi ro cho các dự án
đầu tư xây dựng Khu công nghiệp?
1.3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
- Nhận dạng và phân loại các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tính khả thi tài

chính của dự án đầu tư xây dựng Khu Công nghiệp bằng khảo sát bảng câu hỏi;
- Phân tích định tính rủi ro bằng điểm chỉ số rủi ro và phân tích nhân tố;
- Phân tích định lượng rủi ro dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng
Khu Công nghiệp Bắc An Thạnh – Tỉnh Long An bằng phương pháp mô phỏng;
- Đề xuất các giải pháp ứng phó rủi ro phù hợp cho các dự án đầu tư xây
dựng Khu Công nghiệp.

1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
-

Thời gian thực hiện luận văn thạc sỹ: 05 tháng (từ 14/2/2011 đến

15/7/2011);
- Đối tượng khảo sát:
+ Sở Ban Ngành;
+ Chủ đầu tư/Ban QLDA;
+ Đơn vị Thi công;
+ Tư vấn Thiết kế/Lập DAĐT;
+ Tư vấn Giám sát/QLDA;
+ Và Ngân Hàng.
- Phạm vi: Long An, Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh;
- Dự án được ứng dụng cho nghiên cứu: Khu Công nghiệp Bắc An Thạnh –
Tỉnh Long An;
- Giai đoạn thực hiện nghiên cứu: lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình (báo
cáo nghiên cứu khả thi);
- Quan điểm phân tích: Chủ đầu tư.

ĐINH NGỌC TỒN

5


PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CƠNG NGHIỆP


1.5

CBHD: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN.
Hiện nay đã có nhiều tài liệu trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề rủi

ro. Tuy nhiên các tài liệu này chủ yếu chỉ đề cập đến rủi ro nói chung và các rủi ro
trong một số ngành như: kinh doanh, ngân hàng, bảo hiểm. Còn ngành xây dựng là
một ngành đặc thù có khả năng tiềm ẩn các yếu tố rủi ro cao, thì chỉ mới được
nghiên cứu trong những năm gần đây. Do đó, hầu như chưa có những nghiên cứu
đầy đủ mang tính hệ thống để đưa ra những nhận xét, đánh giá và đặc biệt là đưa ra
các phương pháp, các biện chứng quản lý rủi ro, để có thể áp dụng cho một dự án
xây dựng cụ thể. Qua đây, đề tài nghiên cứu hy vọng sẽ đóng góp:
- Về mặt lý luận, đề tài kết hợp phân tích định tính và định lượng rủi ro
trong việc đánh giá hiệu quả tài chính dự án, đã tạo ra một nền tảng lý thuyết vững
chắc, để từ đó xây dựng một mơ hình phân tích rủi ro tài chính cho dự án đầu tư xây
dựng ở Việt Nam trong giai đoạn lập và thẩm định dự án;
- Về mặt thực tiễn, đây là đề tài mang tính ứng dụng nhằm giúp cho các Nhà
đầu tư cũng như các đơn vị quản lý Nhà nước nhận thấy được những thuận lợi và
khó khăn trong đầu tư dự án Khu công ngiệp ở Việt Nam dưới tác động của các yếu
tố rủi ro. Từ đó, giúp cho:
+ Các Nhà đầu tư lường trước được những tình huống có thể xảy ra cho
dự án, để có một kế hoạch kiểm soát và phân bổ nguồn vốn hợp lý.
+ Cơ quan quản lý Nhà nước kịp thời có những điều chỉnh về chính sách
cho phù hợp với thực tế.

ĐINH NGỌC TOÀN

6



PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP

CBHD: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

2.1.1

Dự án là gì?
Dự án là một nỗ lực tạm thời nhằm đảm bảo tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc

kết quả duy nhất [15];
Dự án thường là những hoạt động mang tính duy nhất nhằm đạt được một
số kết quả đã xác định trước [16];
Dự án là những cơng việc có định hướng nhằm tạo ra những kết quả cụ thể
trong một thời gian nhất định [10];
Dự án là một nhóm các cơng việc được thực hiện theo một quy trình nhất
định để đạt được mục tiêu đề ra, có thời điểm bắt đầu và kết thúc được ứng định
trước và sử dụng tài nguyên có giới hạn [7].
2.1.2

Dự án đầu tư [56].
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành


các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định;
Trong đó, Dự án đầu tư xây dựng cơng trình là tập hợp các đề xuất có
liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơng trình
xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình, sản
phẩm hoặc dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình
bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
2.1.3

Khu công nghiệp [56].
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện

các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập
theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại “nghị định số 29/2008/NĐ-CP, Quy
định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế”.

ĐINH NGỌC TOÀN

7


PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP

2.1.4

CBHD: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

Kế hoạch ngân lưu của dự án [9].
Kế hoạch ngân lưu trình bày chi tiết tất cả các khoản thực thu, thực chi


bằng tiền dự kiến hàng năm trong suốt vòng đời dự án. Ngân lưu ròng của dự án
được xác định căn cứ vào kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính và kế hoạch sản xuất
kinh doanh của dự án.
2.1.4.1 Phương pháp xây dựng kế hoạch ngân lưu.
Phương pháp trực tiếp: nguyên tắc lập báo cáo ngân lưu theo phương
pháp trực tiếp là ngân lưu ròng của dự án sẽ được xác định bằng cách
lấy giá trị ngân lưu vào trừ giá trị ngân lưu ra từ các hoạt động đầu tư,
hoạt động tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án;
Phương pháp gián tiếp (theo cách của kế tốn): ngân lưu rịng từ hoạt
động sản xuất kinh doanh sẽ được điều chỉnh từ lợi nhuận sang, còn
ngân lưu ròng từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được xác định
giống phương pháp trực tiếp.
2.1.4.2 Giản đồ ngân lưu của dự án.

Thu trừ
chi

Hình 2.1 : Biên dạng ngân lưu tài chính của dự án [1]
2.1.5

Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư [9].

2.1.5.1 Quan điểm chủ đầu tư (Equity owner point of view – EPV).
Kế hoạch ngân lưu theo quan điểm Chủ sở hữu (EPV) có đề cập thêm ngân
lưu tài trợ của dự án (ngân lưu vào thêm khoản vốn vay và ngân lưu ra thêm các
khoản trả nợ vay). Việc xây dựng ngân lưu theo quan điểm EPV nhằm đánh giá
hiệu quả và rủi ro của vốn chủ sở hữu trong trường hợp có sử dụng vốn.
ĐINH NGỌC TỒN

8



PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP

CBHD: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

2.1.5.2 Chỉ tiêu hiện giá thu nhập thuần (NPV).
Khái niệm và cách tính hiện giá thu nhập thuần.
Hiện giá thuần là hiệu số giữa hiện giá thực thu bằng tiền và hiện giá thực
chi bằng tiền trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Cơng thức tính giá trị hiện tại rịng:


NPV = ෍
୲ୀ଴

(B୲ − C୲ )
(2.1)
(1 + r)୲

Trong đó:
+ Bt: thu nhập của dự án ở năm thứ t;
+ Ct: chi phí của dự án ở năm thứ t;
+ r:

suất chiết khấu của dự án;

+ n: số năm thực hiện dự án.
Quy tắc đánh giá dự án bằng chỉ tiêu NPV.

- Trường hợp các dự án độc lập với nhau: mọi dự án đầu tư có hiện giá
rịng NPV ≥ 0 sẽ được chấp nhận;
- Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau: ta chọn dự án NPV dương lớn
nhất (NPVmax ≥ 0) với điều kiện quy mô dự án đầu tư, thời gian thực hiện dự án và
suất chiết khấu của chúng bằng nhau;
- Các dự án có NPV < 0 sẽ bị loại bỏ;
2.1.5.3 Chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ (IRR).
Khái niệm.
Suất sinh lời nội bộ (IRR) là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá dịng tiền
rịng đã xác định của dự án bằng 0 (NPVr* = 0 thì r* = IRR).
Cơng thức tính suất sinh lời nội bộ:


NPV = ෍
୲ୀ଴

ĐINH NGỌC TOÀN

(B୲ − C୲ )
= 0 → r ∗ = IRR(2.2)
(1 + r ∗ )୲

9


PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CƠNG NGHIỆP

CBHD: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN


Trong đó:
+ Bt: thu nhập của dự án ở năm thứ t;
+ Ct: chi phí của dự án ở năm thứ t;
thứ tự năm hoạt động của dự án;

+ t:

+ r*: chính là suất sinh lời nội bộ (IRR) cần tìm;
+ n: số năm thực hiện dự án.
Các quy tắc đánh giá dự án bằng chỉ tiêu IRR.
- Trường hợp các dự án độc lập với nhau: dự án đầu tư có IRR ≥ r (suất
sinh lợi mong muốn hay chi phí cơ hội của vốn) sẽ được chấp nhận;
- Các dự án có IRR < r sẽ bị loại bỏ.
Các phương pháp được sử dụng để tính tốn IRR.
- Dùng phương pháp hình học: tính NPV với các suất chiết khấu khác
nhau. Vẽ đồ thị NPV, đường đồ thị NPV cắt trục hoành tại điểm r*, suất chiết khấu
này xấp xỉ bằng với IRR thực của dự án.
- Dùng phương pháp thử loại: cho các suất chiết khấu khác nhau. Tìm một
suất chiết khấu (r*) sao cho NPVr* = 0. Suất chiết khấu r* chính là IRR.
- Sử dụng phương pháp sai số (hay cịn gọi là phương pháp nội suy), Cơng
thức tính sau:
IRR = rଵ + (rଶ − rଵ )
2.1.6

NPVଵ
(2.3)
NPVଵ + |NPVଶ |

Bất định và rủi ro [4].
Quá trình ra quyết định trong quản lý dự án thường diễn ra trong bối cảnh


hiện diện ở một chừng mực nhất định nào đó các yếu tố rủi ro và bất định. Các yếu
tố rủi ro và bất định đó có nguồn gốc từ:
- Trong khi lựa chọn quyết định tối ưu không nắm vững hết các tham số,
các tình huống có thể xảy ra, các trạng thái…, khơng thể tính đầy đủ và chính xác
tất cả thơng tin, thậm chí kể cả phần thơng tin trong tầm tay;
- Các yếu tố ngẫu nhiên;
ĐINH NGỌC TOÀN

10


PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP

CBHD: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

- Các yếu tố đối kháng mang tính chủ quan khi q trình ra quyết định diễn
ra trong tình huống có quyền lợi khơng cùng chiều, thậm chí đối lập của đối tác.
Như vậy, dự án luôn diễn ra trong điều kiện rủi ro và bất định. Hai phạm trù
này liên quan mật thiết với nhau.
2.1.6.1 Bất định (Uncertainty).
Bất định, “là sự không đầy đủ và khơng chính xác của thơng tin về dự án,
trong đó có các vấn đề liên quan đến chi phí và kết quả của dự án. Bất định phản
ánh tình huống trong đó khơng tính được xác suất của sự kiện” [4].
Nếu thông tin của người ra quyết định không đầy đủ và họ không biết hoặc
không thể lựa chọn dữ liệu phù hợp để xác định xác suất xảy ra của mỗi trạng thái
tự nhiên, họ không thể tìm ra được giá trị mong đợi cho mỗi quyết định lựa chọn
của họ. Điều này là ra quyết định trong điều kiện bất định [16].
2.1.6.2 Rủi ro (Risk).

Rủi ro là “tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên, những tình huống khơng
thuận lợi liên quan đến bất định, có thể đo lường bằng xác suất không đạt mục tiêu
đã định của dự án và gây ra các mất mát, thiệt hại” [4].
Rủi ro được định nghĩa như sự thể hiện những kết quả của bất định. Rủi ro
thường được cân nhắc như sự kiện khơng mong đợi, có thể được nhận dạng và định
lượng thông qua tác động và xác suất xảy ra. Định nghĩa cổ điển của rủi ro (28):
Rủi ro = Xác suất của sự kiện × cường độ của mất mát (hoặc lợi ích)
2.1.7

Quản lý rủi ro dự án.
Quản lý rủi ro dự án được định nghĩa là những tiến trình nhằm hoạch định,

nhận dạng, phân tích, phản ứng, giám sát và kiểm sốt rủi ro trong suốt vòng đời
của dự án, hầu hết những tiến trình này được cập nhật trong cả dự án. Mục tiêu của
quản lý rủi ro dự án là làm tối đa hóa xác suất và tác động của những sự kiện tích
cực và giảm thiểu hóa xác suất và tác động của những sự kiện tiêu cực [15].
Theo [15], định nghĩa những tiến trình quản lý rủi ro như sau:

ĐINH NGỌC TOÀN

11


PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP

CBHD: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

- Hoạch định quản lý rủi ro: quyết định cách tiếp cận, lên kế hoạch và thực
hiện những công việc quản lý rủi ro cho một dự án;

- Xác định rủi ro: nhận dạng những rủi ro gì có thể ảnh hưởng đến dự án và
dẫn chứng bằng tài liệu về những đặc điểm của nó;
- Phân tích định tính rủi ro: sắp xếp ưu tiêu rủi ro cho việc phân tích sau;
- Phân tích định lượng rủi ro: đánh giá số học ảnh hưởng của những rủi ro
được xác định lên toàn bộ dự án;
- Kế hoạch ứng phó rủi ro: trình bày những lựa chọn và hành động nhằm
gia tăng cơ hội và giảm thiểu thiệt hại đến các mục tiêu dự án;
- Giám sát và kiểm soát rủi ro: theo dõi những rủi ro đã được xác định,
giám sát những rủi ro còn lại, nhận dạng những rủi ro mới, thực hiện kế hoạch ứng
phó rủi ro và đánh giá ảnh hưởng của nó trong suốt vịng đời dự án.
Giám sát và
kiểm sốt rủi ro

Xác định
rủi ro

Phân tích
định tính

Kế hoạch
quản lý rủi ro

Phân tích
định lượng

Kế hoạch
ứng phó

Hình 2.2: Tiến trình quản lý rủi ro cho dự án [10]
2.1.8


Phân tích rủi ro tài chính dự án.
Hiệu quả dự án đầu tư được ước lượng với nhiều nhân tố trong một thời

gian dài, khả năng rủi ro là rất cao. Do vậy, việc tính tốn hiệu quả cho một đề xuất
đầu tư đòi hỏi phải tiến hành nhiều dự báo, thường là những dự báo xa.
2.1.8.1 Các bước phân tích rủi ro tài chính dự án [9].
Phân tích rủi ro có liên quan đến việc thiết lập các mơ hình tốn từ các biến
rủi ro có liên quan đến kết quả của các dự án. Sự biến động của các biến rủi ro sẽ

ĐINH NGỌC TOÀN

12


×