Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Xây dững hệ thống sản xuất tinh gọn tại công ty cổ phần kim long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HUỲNH BÁ TÒNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM LONG

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: TS LÊ NGỌC QUỲNH LAM

:

Hồ Chí Minh - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

HUỲNH BÁ TÒNG

Ngày, tháng, năm sinh:



MSHV:

02707717

Nơi sinh: An Giang

20-03-1982

Chuyên ngành: KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

Mã số : .................

I. TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM LONG
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Tìm hiểu nguyên lý, kỹ thuật của hệ thống sản xuất tinh gọn
2. Tìm hiểu hệ thống sản xuất, xác định các lãng phí trong sản xuất tại
cơng ty cổ phần Kim Long
3. Xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn cho chuyền lắp ráp bếp gas đôi
và chuyền gia cơng kính cường lực cho cơng ty cổ phần Kim Long
4. Lập các phương án cải tiến và phân tích lựa chọn phương án đề xuất
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :

14-02-2011

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01-7-2011
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :


TS. LÊ NGỌC QUỲNH LAM

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)

i


LỜI CẢM ƠN
Sau 12 tháng chuyên tâm thực hiện đề cương và làm luận văn tốt nghiệp đến
hôm nay công trình của em cũng đã hồn thành. Để em có thể đạt được đích đến
hơm nay là nhờ sự ân cần chỉ dẫn và truyền đạt kiến thức của các thầy cô ở bộ môn
Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp, khoa Cơ Khí trường Đại Học Bách Khoa
TPHCM
Em xin gửi lời cảm cám ơn chân thành đến quý thầy cô ở bộ môn Kỹ Thuật
Hệ Thống Công Nghiệp, đặc biệt là cô Lê Ngọc Quỳnh Lam – giảng viên đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình truyền đạt kiến thức, đưa ra những lời khuyên bổ ích cho
em trong suốt thời gian qua
Em cũng xin tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo công ty Kim Long, các cán bộ
kỹ thuật, và các anh chị trực tiếp sản xuất đã nhiệt tình chia sẽ nhiều kinh nghiệm,
kiến thức thực tiễn q báo để em có nhiều thơng tin, dữ liệu thiết thực cho luận
văn.
Sau cùng em xin gửi lời biết ơn tha thiết đến gia đình, bạn bè đã chia sẽ cùng

em những lúc khó khăn, nhất là ba mẹ em - người đã luôn sát cánh, động viên em,
giúp em vững tin tiến bước và đạt được kết quả như hôm nay.
Học viên thực hiện

ii


MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ..........................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH VẼ ............................................................................................ viii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 Bối Cảnh ................................................................................................................. 1
1.2 Đặt vấn đề............................................................................................................... 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.5 Phạm vi và giới hạn của đề tài............................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 4
2.1 Lịch sử của Lean .................................................................................................... 4
2.2 Lean là gì ................................................................................................................ 4
2.3 Các kỹ thuật và công cụ của Lean ......................................................................... 6
2.4 Những đề tài nghiên cứu về Lean .......................................................................... 9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ............................................11
3.1 Sơ đồ nghiên cứu ...................................................................................................11
3.2 Các bước áp dụng Lean ........................................................................................12
CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU VỀ CƠNG TY KIM LONG..............................................14
4.1 Giới thiệu về công ty..............................................................................................14
4.2 Sơ đồ tổ chức cơng ty ............................................................................................14
4.3 Mặt bằng sản xuất.................................................................................................15
4.4 Phân tích dữ liệu công ty.......................................................................................16

4.4.1 Sản phẩm và nhu cầu thị trường......................................................................16
4.4.2 Chuyền lắp ráp bếp đơi...................................................................................17
4.4.3 Chuyền gia cơng kính.....................................................................................18
4.4.4 Qui trình sản xuất một đơn hàng.....................................................................19
4.5 Lưu đồ sản xuất.....................................................................................................19
4.5.1 Lưu đồ sản xuất tổng quát của nhà máy ..........................................................20
4.5.2 Lưu đồ sản xuất của chuyền lắp ráp ................................................................20
4.5.3 Lưu đồ sản xuất của chuyền gia cơng kính......................................................25
4.6 Thời gian gia công chuẩn ......................................................................................27
iii


4.6.1 Thời gian gia công chuẩn tại chuyền lắp ráp ...................................................27
4.6.2 Thời gian gia công chuẩn tại chuyền gia công kính.........................................28
4.7 Sơ đồ dịng giá trị hiện tại.....................................................................................29
4.7.1 Chuyền lắp ráp ...............................................................................................29
4.7.2 Chuyền gia cơng kính.....................................................................................31
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN HỆ THỐNG .....................................................32
5.1 Xác định số lượng tài nguyên cần thiết ................................................................32
5.1.1 Tính takt time tại mỗi trạm .............................................................................32
5.1.2 Takt time tại chuyền lắp ráp............................................................................32
5.1.3 Số tài nguyên cần thiết tại chuyền lắp ráp .......................................................33
5.1.4 Takt time tại chuyền gia cơng kính .................................................................34
5.1.5 Số tài ngun cần thiết tại chuyền gia cơng kính.............................................35
5.2 Cân bằng chuyền sản xuất ....................................................................................36
5.2.1 Chuyền lắp ráp ...............................................................................................36
5.2.1.1 Phương án 1...........................................................................................38
5.2.1.2 Xác định lại số tài nguyên cần thiết theo phương án 1 ............................55
5.2.1.3 Phương án 2 cân bằng chuyền lắp ráp ....................................................56
5.2.1.4 Xác định lại số tài nguyên cần thiết theo phương án 2 ............................65

5.2.2 Cân bằng chuyền gia cơng kính ......................................................................66
5.3 Thiết kế mặt bằng cho các phương án cải tiến.....................................................69
5.3.1 Chuyền lắp ráp ...............................................................................................69
5.3.1.1 Phương án 1...........................................................................................69
5.3.1.2 Phương án 2...........................................................................................71
5.3.2 Chuyền gia cơng kính.....................................................................................72
5.4 Xác định tồn kho trên chuyền sản xuất................................................................75
5.4.1 Tồn kho tại chuyền lắp ráp .............................................................................75
5.4.2 Tồn kho tại chuyền gia cơng kính ...................................................................76
5.5 Thiết kế các cơng cụ hỗ trợ ...................................................................................78
5.5.1 Thiết kế 5S .....................................................................................................78
5.5.2 Chuẩn hóa công việc ......................................................................................78
5.5.3 Cải tiến liên tục - Kaizen ................................................................................78
5.5.4 Cải tiến việc triển khai đơn hàng.....................................................................79
5.6 Sơ đồ dòng giá trị tương lai ..................................................................................79

iv


CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG .....................................................................81
6.1 Các giả thuyết của mơ hình mơ phỏng .................................................................82
6.2 Cấu trúc hệ thống..................................................................................................82
6.3 Dữ liệu của hệ thống..............................................................................................82
6.4 Xây dựng mơ hình mơ phỏng................................................................................84

6.4.1 Mơ hình hiện trạng ...................................................................................... 84
6.4.1.1 Mơ hình logic ............................................................................... 84
6.4.1.2 Mơ hình Arena.............................................................................. 85
6.4.1.3 Diễn giải mơ hình ......................................................................... 85
6.4.1.4 Xác định thời gian hệ thống ổn định ............................................. 89

6.4.1.5 Chạy mơ phỏng mơ hình và kiểm định.......................................... 89
6.4.1.6 Kết quả mơ phỏng......................................................................... 90
6.4.2 Mơ hình phương án 1 ............................................................................ 92
6.4.2.1 Mơ hình logic ............................................................................... 92
6.4.2.2 Mơ hình Arena.............................................................................. 93
6.4.2.3 Diễn giải mơ hình ......................................................................... 94
6.4.2.4 Xác định thời gian hệ thống ổn định ............................................. 95
6.4.2.5 Chạy mô phỏng mơ hình và kiểm định.......................................... 95
6.4.2.6 Kết quả mơ phỏng......................................................................... 96
6.4.3 Mơ hình phương án 2 ............................................................................ 97
6.4.3.1 Mơ hình logic ............................................................................... 97
6.4.3.2 Mơ hình Arena.............................................................................. 98
6.4.3.3 Diễn giải mơ hình ......................................................................... 99
6.4.3.4 Xác định thời gian hệ thống ổn định ........................................... 100
6.4.3.5 Chạy mơ phỏng mơ hình và kiểm định........................................ 100
6.4.3.6 Kết quả mô phỏng....................................................................... 101
6.5 Lựa chọn phương án đề xuất ..............................................................................102
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................103
7.1 Kết luận ...............................................................................................................103
7.2 Kiến nghị ............................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................104
PHỤ LỤC A: BẢNG PHÂN BỐ TRIANGULER THỜI GIAN GIA CÔNG .................A
PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG .........................................................................B

v


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Dự báo nhu cầu thị trường bếp đôi .................................................................17
Bảng 4.2 Dự báo nhu cầu mặt bếp kính .........................................................................18

Bảng 4.3 Các trạm của chuyền lắp ráp hiện tại ..............................................................22
Bảng 4.4 Thời gian gia công chuẩn chuyền lắp ráp........................................................27
Bảng 4.5 Thời gian gia cơng chuẩn chuyền kính ...........................................................28
Bảng 4.6 Mơ tả các trạm của chuyền kính .....................................................................28
Bảng 5.1 Nhu cầu sản lượng hàng ngày tại chuyền lắp ráp ............................................32
Bảng 5.2 Tính tốn số tài ngun cần thiết tại chuyền lắp ráp........................................33
Bảng 5.3 Nhu cầu sản lượng hàng ngày tại chuyền kính................................................34
Bảng 5.4 Tính tốn số tài ngun cần thiết tại chuyền kính ...........................................35
Bảng 5.5 Số tài nguyên cần thiết tại chuyền lắp ráp.......................................................36
Bảng 5.6 Thông số thời gian lắp ráp và mã vật tư họ sản phẩm 1...................................38
Bảng 5.7 Quan hệ thứ tự công việc lắp ráp họ sản phẩm 1.............................................39
Bảng 5.8 Thông số lắp ráp họ sản phẩm 1 sau khi cân bằng ..........................................40
Bảng 5.9 Thông số thời gian lắp ráp và mã vật tư họ sản phẩm 3...................................41
Bảng 5.10 Quan hệ thứ tự công việc lắp ráp họ sản phẩm 3...........................................42
Bảng 5.11 Thông số lắp ráp họ sản phẩm 3 sau khi cân bằng ........................................43
Bảng 5.12 Thông số thời gian lắp ráp và mã vật tư họ sản phẩm 4.................................45
Bảng 5.13 Thông số lắp ráp họ sản phẩm 4 sau khi cân bằng ........................................47
Bảng 5.14 Thông số thời gian lắp ráp và mã vật tư họ sản phẩm 5.................................49
Bảng 5.15 Quan hệ thứ tự công việc lắp ráp họ sản phẩm 5...........................................50
Bảng 5.16 Thông số lắp ráp họ sản phẩm 5 sau khi cân bằng ........................................51
Bảng 5.17 Thông số thời gian lắp ráp và mã vật tư họ sản phẩm 6.................................52
Bảng 5.18 Quan hệ thứ tự công việc lắp ráp họ sản phẩm 6...........................................53
Bảng 5.19 Thông số lắp ráp họ sản phẩm 6 sau khi cân bằng ........................................54
Bảng 5.20 Tổng hợp thời gian gia công chuẩn theo phương án 1...................................55
Bảng 5.21 Số tài nguyên cần thiết theo phương án 1 .....................................................55
Bảng 5.22 Quan hệ thứ tự công việc lắp ráp tại trạm R4 họ sản phẩm 1 (PA2) ..............56
Bảng 5.23 Thông số lắp ráp họ sản phẩm 1 sau khi cân bằng (PA2) ..............................56
Bảng 5.24 Quan hệ thứ tự công việc lắp ráp tại trạm R4 họ sản phẩm 3 (PA2) ..............57
Bảng 5.25 Thông số lắp ráp họ sản phẩm 3 sau khi cân bằng (PA2) ..............................58
Bảng 5.26 Quan hệ thứ tự công việc lắp ráp tại trạm R4 họ sản phẩm 4 (PA2) ..............59

Bảng 5.27 Thông số lắp ráp họ sản phẩm 4 sau khi cân bằng (PA2) ..............................60
Bảng 5.28 Quan hệ thứ tự công việc lắp ráp tại trạm R4 họ sản phẩm 5 (PA2) ..............61
Bảng 5.29 Thông số lắp ráp họ sản phẩm 5 sau khi cân bằng (PA2) ..............................62
vi


Bảng 5.30 Quan hệ thứ tự công việc lắp ráp tại trạm R4 họ sản phẩm 6 (PA2) ..............63
Bảng 5.31 Thông số lắp ráp họ sản phẩm 6 sau khi cân bằng (PA2) ..............................63
Bảng 5.32 Tổng hợp thời gian gia công chuẩn theo phương án 2...................................65
Bảng 5.33 Số tài nguyên cần thiết theo phương án 2 .....................................................65
Bảng 5.34 Số công nhân cần để thực hiện công việc tại mỗi trạm chuyền kính ......66
Bảng 5.35 Phân cơng lao động hiện tại ở chuyền kính...................................................67
Bảng 5.36 Tổng hợp số tài nguyên tính tốn và số cơng nhân lý thuyết .........................67
Bảng 5.37 Phân bổ tài ngun máy móc và cơng nhân cho chuyền kính........................68
Bảng 5.38 Các mức độ quan trọng trong so sánh cặp bố trí mặt bằng ............................72
Bảng 5.39 Mức độ quan trọng giữa các trạm của chuyền kính .......................................76
Bảng 5.40 Tính toán số thẻ Kanban cho các trạm của chuyền lắp ráp ............................76
Bảng 5.41 Tính tốn số thẻ Kanban cho các trạm của chuyền kính ................................77
Bảng 6.1 Sản lượng đầu ra khi mô phỏng hiện trạng .....................................................89
Bảng 6.2 Sản lượng thu thập tại công ty ........................................................................90
Bảng 6.3 Kết quả mô phỏng hiện trạng .........................................................................90
Bảng 6.4 Sản lượng đầu ra khi mô phỏng phương án 1..................................................95
Bảng 6.5 Kết quả mô phỏng phương án 1......................................................................96
Bảng 6.6 Sản lượng đầu ra khi mô phỏng phương án 2................................................100
Bảng 6.7 Kết quả mô phỏng phương án 2....................................................................101
Bảng 6.8 So sánh cách kết quả mô phỏng....................................................................102
Bảng 6.9 Chuẩn hố các kết quả theo từng tiêu chí......................................................102

vii



DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1 Phương pháp tiếp cận ..................................................................................... 3
Hình 2.1 Các loại lãng phí theo triết lý của Lean ............................................................ 5
Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................11
Hình 3.2 Các bước áp dụng Lean ..................................................................................12
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức cơng ty .....................................................................................14
Hình 4.2 Mặt bằng sản xuất...........................................................................................15
Hình 4.3 Qui trình sản xuất đơn hàng............................................................................19
Hình 4.4 Lưu đồ sản xuất tổng quát...............................................................................20
Hình 4.5 Một mẫu lệnh sản xuất ...................................................................................21
Hình 4.6 Mặt bằng chuyền lắp ráp hiện tại ....................................................................23
Hình 4.7 Sơ đồ lắp ráp mã sản phẩm KI60TG01 ...........................................................24
Hình 4.8 Lưu đồ sản xuất chuyền gia cơng kính ............................................................25
Hình 4.9 Lưu đồ sản xuất mã sản phẩm 60R .................................................................26
Hình 4.10 Sơ đồ dịng giá trị hiện tại chuyền lắp ráp .....................................................29
Hình 4.11 Sơ đồ dịng giá trị hiện tại chuyền kính .........................................................31
Hình 5.1 Sơ đồ thực hiện 2 phương án cân bằng chuyền lắp ráp ....................................37
Hình 5.2 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 1 .........................................................39
Hình 5.3 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 1 sau khi cân bằng...............................40
Hình 5.4 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 3 .........................................................42
Hình 5.5 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 3 sau khi cân bằng...............................44
Hình 5.6 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 4 .........................................................46
Hình 5.7 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 4 sau khi cân bằng...............................48
Hình 5.8 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 5 .........................................................50
Hình 5.9 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 5 sau khi cân bằng...............................52
Hình 5.10 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 6 .......................................................53
Hình 5.11 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 6 sau khi cân bằng.............................54
Hình 5.12 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 1 sau khi cân bằng (PA2) ..................57
Hình 5.13 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 3 sau khi cân bằng (PA2) ..................59

Hình 5.14 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 4 sau khi cân bằng (PA2) ..................61
Hình 5.15 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 5 sau khi cân bằng (PA2) ..................62
Hình 5.16 Biểu đồ thời gian lắp ráp họ sản phẩm 6 sau khi cân bằng (PA2) ..................64
Hình 5.17 Thiêt kế mặt bằng lắp ráp phương án 1 chuyền kính .....................................70
Hình 5.18 Thiết kế mặt bằng lắp ráp phương án 2 .........................................................71
Hình 5.19 Thiêt kế mặt bằng chuyền kính .....................................................................74
Hình 5.20 Sơ đồ dòng giá trị tương lai chuyền lắp ráp...................................................79
viii


Hình 5.21 Sơ đồ dịng giá trị tương lai chuyền kính.......................................................80
Hình 6.1 Lưu đồ thực hiện mơ phỏng............................................................................81
Hình 6.2 Mơ hình logic hiện trạng.................................................................................84
Hình 6.3 Mơ hình Arena hiện trạng...............................................................................85
Hình 6.4 Chức năng module Decide “Chon Ho SP” ......................................................85
Hình 6.5 Chức năng module Batch “Group Don Hang”.................................................86
Hình 6.6 Chức năng module Decide “Dieu Khien Don Hang”.......................................86
Hình 6.7 Chức năng module Hold .................................................................................87
Hình 6.8 Chức năng module Separate ...........................................................................87
Hình 6.9 Cấu trúc một Submodel ..................................................................................88
Hình 6.10 Chức năng module Decide “Help Rap5”.......................................................88
Hình 6.11 Biểu đồ phân tích warm-up hệ thống hiện tại ................................................89
Hình 6.12 Mơ hình logic phương án 1 ...........................................................................92
Hình 6.13 Mơ hình Arena phương án 1 .........................................................................93
Hình 6.14 Các thành phần của Submodel phương án 1 ..................................................94
Hình 6.15 Chức năng module Decice ............................................................................94
Hình 6.16 Biểu đồ phân tích warm-up phương án 1.......................................................95
Hình 6.17 Mơ hình logic phương án 2 ...........................................................................97
Hình 6.18 Mơ hình Arena phương án 2 .........................................................................98
Hình 6.19 Các thành phần của Submodel phương án 2 ..................................................99

Hình 6.20 Chức năng module Hold ...............................................................................99
Hình 6.21 Biểu đồ phân tích warm-up phương án 2.....................................................100
Hình 6.22 Biểu đồ so sánh các phương án ...................................................................102

ix


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Theo chiến lược hiện nay ở cơng ty cổ phần Kim Long, công ty đang tập trung
giảm chi phí sản xuất để gia tăng lợi nhuận do khó có thể tăng giá thành phẩm với
khách hàng. Và lãnh đạo công ty cũng nhận ra những điểm yếu trong quản lý tài
nguyên sản xuất nên cần có phương án cải tiến
Do đó đề tài được hình thành nhằm tìm hiểu thực trạng cơng ty để xác định
các lãng phí nào đang tồn tại để tìm cách làm cưc tiểu bằng cách đề ra các bước cải
tiến bằng các công cụ của Lean
Dựa vào dữ liệu thu thập và phân tích hiện trạng đề tài tìm ra các lãng phí và
nguyên nhân gây lãng phí, tiếp theo sẽ tính toán takt time – tốc độ sản xuất của hệ
thống theo nhu cầu để xác định nguồn lực cần thiết tại mỗi trạm làm việc.
Khi đã có dữ liệu và thông số sản suất đề tài đề xuất các phương án cân bằng
chuyền nhằm đạt tốc độ theo takt time, kế đến mặt bằng sản xuất được thiết kế lại để
hỗ trợ hệ thống Lean, và hệ thống kanban được áp dụng giúp kiểm soát tồn kho trên
chuyền. Cuối cùng các công cụ 5S, kaizen được đề cập giúp cải tiến liên tục hệ
thống Lean
Và để đánh giá hệ thống đang vận hành hiện tại và hệ thống mới đề xuất đề tài
dựa trên 4 thông số chủ yếu của hệ thống sản xuất đó là độ hữu dụng của nguồn lực,
tồn kho bán phẩm, thời gian đợi của bán phẩm và năng suất. Các thông số được xác
định dựa trên quan sát thực nghiệm và được lấy từ kết quả mô phỏng bằng phần
mềm Arena với độ tin cậy của thơng số đã được kiểm định trong mơ hình đảm bảo
phản ánh đúng thực tiễn đang diễn ra và theo thiết kế.
Sau khi so sánh và đánh giá các phương án, đề tài chọn ra phương án tốt nhất

kiến nghị công ty triển khai áp dụng trong năm 2012

x


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Bối Cảnh
Trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay có tính cạnh tranh rất cao.
Do đó việc tăng giá sản phẩm là việc làm rất dễ tác động đến tâm lý người tiêu
dùng, ảnh hưởng đến doanh số của cơng ty. Vì vậy các doanh nghiệp ln phải
tìm cách cắt giảm chi phí nhằm tăng thêm lợi nhuận.
Tuy nhiên đa số các doanh nhiệp của Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ và
thường điều hành sản xuất dựa trên kinh nghiệm của người quản lý chứ chưa ứng
dụng khoa học vào sản xuất. Điều này gây ra nhiều hạn chế trong khâu điều hành
và sản xuất như gây ra lãng phí nguồn lực, phát sinh chi phí,…
Ứng dụng Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là phương pháp hiệu quả
giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, loại bỏ lãng phí, cải thiện năng suất,
khai thác một cách hiêu quả nguồn lực đang có cũng như nâng cao uy tín, mức độ
hài lịng đối với khách hàng.
Lean được phát triển từ hệ thống sản xuất của Toyota trong giai đoạn 1945 –
1975 và được nhân rộng trên khắp thế giới đến ngày nay nhờ sự thành cơng của
nó với triết lý cốt lõi là loại bỏ lãng phí hay cố gắng giảm thiểu những gì không
tạo nên giá trị của sản phẩm
Các công cụ của Lean đến nay vẫn không mới nhưng ngày nay sản xuất chịu
tác động nhiều từ yêu cầu của khác hàng nhất là về số lượng đơn hàng ngày càng
nhỏ nhưng thời gian giao hàng địi hỏi nhanh. Vì vậy triển khai Lean rất cần sự
vận dụng khéo léo của người quản lý vào hệ thống sản xuất cụ thể của họ
1.2 Đặt vấn đề
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày nay hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều
vào đơn hàng của khách hàng với sản lượng thấp và có tính đa dạng với đặc trưng

riêng. Nhưng họ vẫn cố gắng thích nghi theo nhu cầu thị trường là điều tất yếu để
tồn tại và phát triển. Những doanh nghiệp này có những triết lý hay chiến thuật
nào để quản lý doanh nghiệp của mình. Và họ đánh giá thế nào về hệ thống sản
xuất của họ, họ có hài lịng với hệ thống sản xuất của họ chưa!
Có một thực tế mà trong nhiều hội thảo ở Việt Nam đã chỉ ra rằng nhiều doanh
nghiệp cũng chưa nắm rõ về Lean cũng như khơng biết Lean có thể áp dụng được
vào hệ thống sản xuất của họ hay không
Dựa vào lịch sử phát triển và thành công của Lean mang lại có thể nói rằng
hầu hết các doanh nghiệp đều có nhiều cơ hội giảm chi phí sản xuất qua việc làm
giảm các lãng phí và giảm thời gian sản xuất nếu ứng dụng các công cụ và kỹ
thuật của Lean một cách hợp lý.
Do đó đề tài được hình thành nhằm đánh giá hiệu quả việc triển khai ứng
dụng Lean trong sản xuất cụ thể với kiểu sản xuất theo đơn hàng

1


1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm ra những cơng cụ nào của Lean có thể ứng
dụng vào môi trường Jobshop với kiểu sản xuất theo đơn hàng và đánh giá một
trường hợp cụ thể. Với giả thuyết là sẽ có nhiều cơ hội để cải tiến hệ thống sản
xuất nếu Lean được áp dụng
Thành công của Lean từ trước đến nay tập trung chủ yếu vào môi trường
Flowshop, nơi mà sản phẩm được sản xuất liên tục với đặc điểm tính đa dạng thấp
– sản lượng cao (low mix – high volume). Thế nhưng với Jobshop có tính đa dạng
cao – sản lượng thấp (high mix – low volume) nơi mà hệ thống sản xuất cần phải
linh động theo nhu cầu của khác hàng thì những cơng cụ nào của Lean, những giải
pháp nào sẽ được ứng dụng để loại bỏ lãng phí, tăng chất lượng sản phẩm và tốc
độ sản xuất cũng như thoả mãn nhu cầu khách hàng
Và đánh giá lợi ích đạt được khi triển khai Lean để đưa ra đề xuất cải tiến với

ban lãnh đạo công ty
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bước đầu tiên đề tài sẽ trình bày lịch sử phát triển của Lean, các khái niệm,
các kỹ thuật và cơng cụ của Lean. Sau đó sẽ giới thiệu những trường hợp mà Lean
được ứng dụng thành công trong sản xuất
Bước tiếp theo sẽ tiến hành xây dựng Lean cho công ty cổ phần Kim Long
gồm các bước sau:
 Tìm hiểu lưu đồ sản xuất:
o Nắm rõ các cơng đoạn và đặc tính cơng việc tại mỗi cơng đoạn
o Xác định thời gian sản xuất, thời gian chuyển đổi tại mỗi công
đoạn
=> tạo nền tảng để xác định sơ đồ dòng giá trị hiện tại và tương lai
 Sơ đồ dịng giá trị hiện tại:
o Phân tích giá trị
=> Xác định các lãng phí của dịng giá trị hiện tại
 Sơ đồ dòng giá trị tương lai cần đạt đến:
o Tìm cách loại bỏ hay làm cực tiểu các lãng phí trên cơ sở nguồn
lực và đặc điểm sản phẩm bằng các công cụ của Lean
 Mô phỏng hệ thống mới để xác định các lợi ích mang lại khi áp dụng
Lean

2


Mục tiêu

Sơ đồ
dịng
giá trị
hiện

tại

Các cơng cụ của Lean

Sơ đồ
dịng
giá trị
tương
lai


phỏng
hệ
thống
mới

Đánh
giá

Lưu đồ sản xuất
Hình 1.1 Phương pháp tiếp cận
1.5 Phạm vi và giới hạn của đề tài
Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng tại công ty cổ phần Kim Long và xây dưng hệ
thống sản xuất tinh gọn cho công ty, nên để có thể đảm bảo nội dung yêu cầu của
đề tài và đảm bảo kịp tiến độ theo qui định. Xin được giới hạn trong các công việc
sau đây:
-

Đề tài trình bày ngắn gọn các lý thuyết của sản xuất tinh gọn và các ứng dụng


-

Đề tài tập trung vào tìm hiểu hiện trạng của cơng ty để đề xuất các giải pháp
cải tiến

-

Và đề tài trình bày ứng dụng thực tiễn tại cty cổ phần Kim Long với các nguồn
lực về máy móc, thiết bị và thực tế đơn hàng của công ty tại thời điểm khảo sát

3


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Lịch sử của Lean
Sau chiến tranh thế giới thứ II những công ty sản xuất ở Nhật đối mặt với
nhiều khó khăn về thiếu hụt nguyên vật liệu, tài chính và nguồn nhân lực. Những
vấn đề mà họ đối mặt khác với những đối thủ cạnh tranh ở phương tây. Những
điều kiện khó khăn này đã làm cho ý tưởng sản xuất “tinh gọn” (lean
manyfacturing) ra đời
Các tác giả Jones, Roos và Womark (1991) nhận ra rằng sau chiến tranh thế
giới thứ II Eiji Toyoda và Taiichi Ohno ở Công ty Motor Toyota là những người
tiên phong cho ý tưởng sản xuất tinh gọn. Công ty Motor Toyota phát triển dây
chuyền lắp ráp đầu tiên được gọi là Toyata Production System (TPS) nhằm giữ
cho dòng vật liệu lưu chuyển một cách liên tục
TPS được phát triển và nhân rộng ở tập đoàn Toyota và ngày càng được chấp
nhận ở nhiều công ty Nhật sau cú sốc dầu mỏ năm 1973. Mục đích chính là làm
giảm chi phí, hệ thống cũng giúp gia tăng tỉ lệ quay vịng vốn và cải thiện tồn bộ
năng suất sản xuất của cơng ty
Nói về lịch sử của Lean chúng ta cũng khơng qn nói về Henry Ford. Henry

Ford được biết đến như là người tiên phong của Ford Motor Company, ông là
người tiên phong của chiến lược sản xuất liên tục “mass production”
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Henry Ford và Alfred Sloan của General
Motor đã đưa công nghiệp sản xuất của thế giới từ kỷ nguyên sản xuất thủ công –
vốn được dẫn đầu bởi các công ty châu Âu – sang kỷ nguyên sản xuất hàng loạt.
Kết quả đạt được thật là to lớn, nước Mỹ đã nhanh chóng thống trị kinh tế tồn
cầu
Henry Ford đã giữ cho giá của sản phẩm thấp bằng cách làm giảm chu kỳ sản
xuất qua việc sử dụng dây chuyền lắp ráp của họ. Dây chuyền sản xuất xe hơi của
Ford đã làm cho máy móc và thiết bị bận rộn liên tục
2.2 Lean là gì?
Sản Xuất Tinh Gọn (Lean Manufacturing hay Lean Production), là một hệ
thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí
trong q trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất,
tăng sản lượng, và rút ngắn thời gian sản xuất
Lean tập trung vào loại bỏ hay làm giảm lãng phí và giảm tối đa những hoạt
động không mang lại giá trị cho khách hàng. Đứng ở góc độ khách hàng, giá trị là
những gì khách hàng sẳn sàng trả cho sản phẩm hay dịch vụ
Trong lĩnh vực cơng nghiệp, có thể xác định các nhân tố tạo nên phí sau đây:
1. Sản xuất dư thừa (Over-production) – Sản xuất dư thừa tức sản xuất nhiều
hơn hay quá sớm hơn những gì được u cầu một cách khơng cần thiết.

4


2. Khuyết tật (Defects) – Khuyết tật về mặt vật lý làm tăng chi phí sản xuất,
chỉnh sữa, khuyết tật cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông
tin sai lệch về sản phẩm.
3. Tồn kho (Inventory) – Lãng phí về tồn kho nghĩa là dự trữ quá mức cần
thiết về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.

4. Di chuyển (Transportation) – Di chuyển ở đây nói đến bất kỳ sự chuyển
động nguyên vật liệu nào không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm
chẳng hạn như việc vận chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sản
xuất.
5. Chờ đợi (Waiting) – Chờ đợi là thời gian cơng nhân hay máy móc nhàn rỗi
bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả
6. Thao tác thừa (Unnecessary movement) – Bất kỳ các chuyển động tay chân
hay việc đi lại không cần thiết của các công nhân không gắn liền với việc
gia công sản phẩm
7. Gia công thừa (Over-processing) – Gia công thừa tức tiến hành nhiều
công việc gia công hơn mức khách hàng u cầu dưới hình thức chất lượng
hay cơng năng của sản phẩm

Sản xuất
thừa

Sản phẩm
lỗi

Tồn kho
Các loại
lãng phí

Thao tác
thừa

Gia cơng
thừa

Chờ đợi

Di chuyển

Hình 2.1 Các loại lãng phí theo triết lý của Lean

5


2.3 Các kỹ thuật và công cụ của Lean
Khi công ty xác định được các nguồn tạo nên sự lãng phí thì những cơng cụ
của Lean sẽ được sử dụng nhằm loại bỏ lãng phí, các cơng cụ của Lean gồm:
2.3.1 Chuẩn Hố Quy Trình (Standard Work)
Chuẩn hố quy trình có nghĩa là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được qui
định và truyền đạt rõ ràng đến mức hết sức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán
và giả định sai về cách thức thực hiện một công việc. Mục tiêu của việc chuẩn hoá
là để các hoạt động sản xuất luôn được thực hiện theo một cách thống nhất, ngoại
trừ trường hợp quy trình sản xuất được điều chỉnh một cách có chủ ý. Khi các thủ
tục quy trình khơng được chuẩn hố ở mức độ cao, các cơng nhân có thể có
những ý nghĩ khác nhau về cách làm đúng cho một thủ tục quy trình và dễ đưa
đến các giả định sai. Mức độ chuẩn hố cao về quy trình cũng giúp các cơng ty
mở rộng sản xuất dễ dàng hơn nhờ tránh được những gián đoạn có thể gặp phải do
thiếu các quy trình được chuẩn hố.
Việc chuẩn hố quy trình trong Lean bao gồm một số thành phần chính:
1. Trình tự cơng việc chuẩn – Đây là trình tự một người cơng nhân phải tuân thủ
khi thực hiện công việc, bao gồm các thao tác và các bước thực hiện công việc.
Việc mô tả rõ ràng giúp đảm bảo rằng tất cả các công nhân đều thực hiện công
việc theo cách thức tương tự nhau và hạn chế các sai biệt vốn có khả năng gây ra
phế phẩm. Trong điều kiện lý tưởng, việc chi tiết hố cơng việc chỉ rõ từng bước
thao tác cho mỗi cơng nhân. Ví dụ với cơng đoạn cắt gỗ, trình tự cơng việc chuẩn
sẽ mơ tả từ chi tiết cắt và các bước thao tác như chuẩn bị máy, chỉnh dao cắt,
cách nâng giữ và đưa vật liệu qua máy và thời gian xử lý công việc. Đối với công

đoạn lắp ráp, bảng mô tả cần liệt kê chi tiết từng bước thao tác thực hiện việc lắp
ráp cho mỗi loại sản phẩm.
2. Thời gian chuẩn – Takt time (nhịp độ) là tần xuất một sản phẩm được làm ra
Takt time được sử dụng để mô tả rõ ràng và theo dõi tốc độ một quy trình cần
được duy trì ở các cơng đoạn khác nhau. Đối với các nhà sản xuất lean, takt time
của mỗi quy trình sản xuất được chủ động điều phối và giám sát để duy trì một
luồng sản xuất liên tục.
3. Mức tồn kho chuẩn trong quy trình – Đây là lượng nguyên liệu tối thiểu, bao
gồm lượng nguyên liệu đang được xử lý trên chuyền, cần có để giữ một cell hay
quy trình hoạt động ở cường độ mong muốn. Mức tồn kho chuẩn nên được xác
định rõ ràng vì rất cần thiết phải duy trì lượng nguyên liệu tối thiểu này trong
chuyền để khơng gây ra sự đình trệ cho quy trình do thiếu nguyên liệu. Đây là yếu
tố dùng để tính tốn khối lượng và tần số của lệnh sản xuất (hay Kanban) cho các
nguồn cung cấp từ công đoạn trước.
2.3.2 Quy Trình Chuẩn và Sự Linh Hoạt
Một số doanh nghiệp ở Việt Nam thể hiện sự lo ngại rằng việc thiết lập các
quy trình chuẩn về sản xuất sẽ dẫn đến sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Mặc dù quy
trình chuẩn địi hỏi có mức độ chi tiết cao, ở Lean Manufacturing, các hướng dẫn
công việc chuẩn nên được cập nhật thường xuyên càng tốt nhằm gắn kết với các
cải tiến quy trình đang diễn ra. Trong thực tế, các cơng ty được khuyến khích tối
đa hố tốc độ cải tiến quy trình đồng nghĩa với việc cập nhật liên tục các hướng
6


dẫn cơng việc chuẩn. Ngồi ra một quy trình chuẩn thường bao gồm các hướng
dẫn rõ ràng để công nhân xử lý các tình huống bất thường, do đó thúc đẩy họ ứng
xử theo cách linh hoạt đối với các tình huống bất thường.
Để thực hiện thành cơng việc này, trách nhiệm nên được phân công rõ ràng
trong việc chuẩn bị và phân phát các tài liệu cần thiết, các bảng hiển thị, cũng như
đảm bảo rằng bất kỳ một thay đổi nào cũng đều được cấp trên truyền đạt rõ ràng

cho nhân viên bên dưới. Một khi trách nhiệm được phân cơng rõ ràng, các quy
trình cơng việc chuẩn có thể được bổ sung một cách thường xuyên. Trên thực tế,
các công ty áp dụng lean manufacturing như Toyota được biết đến bởi dự linh
hoạt cả dưới hình thức sản phẩm đa dạng và khả năng cải tiến các quy trình sản
xuất một cách nhanh chóng, vì vậy giúp công ty phản ứng nhanh hơn đối với các
thay đổi về nhu cầu của khách hàng.
2.3.3 Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị (Value Stream Mapping)
Sơ đồ chuỗi giá trị là tập hợp các phương pháp giúp thể hiện trực quan luồng
sản phẩm và thơng tin qua quy trình sản xuất. Mục đích của phương pháp này là
xác định các hoạt động làm tăng giá trị và các hoạt động không làm tăng giá trị.
Sơ đồ chuỗi giá trị nên phản ánh những gì đang thực sự diễn ra hơn là những gì
được mong muốn xảy ra nhờ đó các cơ hội cải tiến có thể được xác định
Sơ đồ chuỗi giá thường được sử dụng trong các dự án cải tiến thời gian chu kỳ
quy trình vì nó thể hiện chính xác cách thức hoạt động của một quy trình với yêu
cầu thời gian và từng bước công việc chi tiết. Phương pháp này cũng được dùng
trong phân tích và cải tiến quy trình bằng cách xác định và loại trừ khoảng thời
gian liên quan đến các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm.
2.3.4 Quy Hoạch Mô Phỏng Dạng Tế Bào (Cellular Layout)
Trong bố trí sản xuất dạng tế bào, thiết bị và các tổ làm việc được sắp
xếp thành nhiều “cell” nhỏ (ô/ngăn làm việc của công nhân) được nối kết liền lạc
để các công đoạn hay tất cả các cơng đoạn của một quy trình sản xuất có khả năng
diễn ra trong một hay nhiều cell liên tục. Bố trí dạng tế bào mang các đặc tính sau:
1. Quy trình liên tục - Luồng nguyên liệu và phụ liệu di chuyển đều đặn và
hầu như không thấy có việc vận chuyển bán thành phẩm hay chờ đợi giữa các
công đoạn sản xuất.
2. Luồng một sản phẩm – Q trình sản xuất với mơ hình tế bào áp dụng
luồng một sản phẩm trong đó từng sản phẩm một lần lượt di chuyển qua từng
cơng đoạn của quy trình sản xuất.
3. Cơng nhân đa năng - Chỉ có một hoặc vài công nhân đứng tại mỗi cell,
không giống như sản xuất theo lơ/mẻ mà trong đó nhiều cơng nhân cùng làm

việc và chịu trách nhiệm trên một công đoạn đơn lẻ, trong mơ hình tế bào các
cơng nhân phụ trách từng công đoạn khác nhau diễn ra trong một cell. Vì vậy mỗi
cơng nhân được huấn luyện thực hiện từng cơng đoạn trong cell đó.
4. Mơ Hình chữ U – Các Cell thường có dạng chữ U, với sản phẩm di chuyển
từ đầu này đến đầu kia của chữ U khi được cơng nhân gia cơng. Mục đích của
cách bố trí này nhằm hạn chế tối đa khoảng cách đi lại và việc di chuyển nguyên
vật liệu trong một cell.
7


2.3.5 Phương Pháp 5S
Phương pháp 5S bao gồm một số các hướng dẫn về tổ chức nơi làm việc
nhằm sắp xếp khu vực làm việc của công nhân và tối ưu hiệu quả công việc.
1. Sàng lọc (Sort) – Phân loại những gì cần thiết và những gì khơng cần thiết
để những thứ thường được cần đến ln có sẵn gần kề và thật dễ tìm thấy. Những
món ít khi hay không cần dùng đến nên được chuyển đến nơi khác hay bỏ đi.
2. Sắp xếp (Straighten/Set in order) – Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ
tự để dễ lấy. Mục tiêu của yêu cầu này là giảm đến mức tối thiểu số thao tác mà
công nhân thực hiện cho một công việc.
3. Sạch sẽ (Scrub/Shine) – Giữ các máy móc và khu vực làm việc sạch sẽ
nhằm ngăn ngừa các vấn đề phát sinh do vệ sinh kém. Trong một số ngành, bụi
bẩn là một trong những tác nhân chính gây lỗi cho bề mặt hay nhiễm bẩn màu trên
sản phẩm. Để tăng ý thức về mức độ bụi bẩn, một số công ty cho sơn nơi làm việc
và thiết bị với màu sáng đồng thời tăng độ chiếu sáng nơi làm việc.
4. Sẵng sàng (Stabilize/Standardize) – Đưa 3 công việc trên trở thành việc áp
dụng thường xuyên bằng cách quy định rõ các thủ tục thực hiện các công việc
sàng lọc, sắp xếp và giữ sạch sẽ.
5. Sâu sát (Sustain) – Khuyến khích, truyền đạt và huấn luyện về 5S để biến
việc áp dụng trở thành một phần văn hố của cơng ty. Ngồi ra việc duy trì cũng
bao gồm phân cơng trách nhiệm cho một nhóm giám sát việc tuân thủ các quy

định về 5S.
2.3.6 Bảo Trì Ngăn Ngừa (Preventative Maintenance)
Bảo trì ngăn ngừa là một loạt các công việc thường nhật, thủ tục và các bước
được thực hiện nhằm xác định và giải quyết các vấn đề tiềm tàng trước khi chúng
phát sinh. Lean Manufacturing nhấn mạnh cơng tác bảo trì ngăn ngừa cần thiết
cho việc giảm thiểu thời gian dừng máy do hỏng hóc và thiếu phụ tùng thay thế.
Khi độ tin cậy của thiết bị còn thấp, các nhà sản xuất buộc phải duy trì mức
tồn kho bán thành phẩm cao để dự phịng. Tuy nhiên, tồn kho cao được xem là
nguồn chính yếu gây lãng phí và sai sót trong Lean Manufacturing.
2.3.7 Bảo Trì Sản Xuất Tổng Thể (Total Productive Maintenance)
Bảo Trì Sản Xuất Tổng Thể (TPM) là phân công công việc bảo dưỡng cơ bản
thiết bị bao gồm kiểm tra, vệ sinh, bôi trơn, cân chỉnh cho công nhân sản xuất là
người vận hành thiết bị. TPM phân nhiệm rõ ràng trách nhiệm để cơng nhân chủ
động và có trách nhiệm trong việc xác định, giám sát và khắc phục nguyên
nhân gây ra sự cố đứng máy không cần thiết. Bằng cách phân bổ trách nhiệm
cho các nhân viên vận hành máy, cơng tác bảo trì và thời gian dừng máy được
giảm thiểu. Việc này cũng đòi hỏi nhân viên vận hành máy thường xun cập nhật
cho nhóm bảo trì biết về tình trạng của thiết bị để các vấn đề kỹ thuật tiềm tàng
sớm được phát hiện và ngăn ngừa.
Trong TPM, tổ bảo trì chịu trách nhiệm cho các hoạt động mang lại giá trị tăng
thêm nhiều hơn như là cải thiện, đại tu và cải tiến hiệu năng thiết bị, sửa chữa hư
hỏng và huấn luyện kỹ thuật cho nhân viên điều hành.
8


2.3.8 Quy Hoạch Mặt Bằng Xưởng và Vật Tư tại Nơi Sử Dụng
Lean Manufacturing nhắm tới việc giảm thiểu các di chuyển và việc vận
chuyển sản phẩm giữa hai công đoạn sản xuất. Tương tự, bán thành phẩm nên
được giữ gần kề nơi sử dụng kế tiếp. Điều này giúp giảm thiểu các yêu cầu khiêng
vác vật tư, việc thất lạc vật tư, giảm thiểu việc vật tư bị hư hỏng do q trình vận

chuyển gây ra và địi hỏi tơn trọng ngun tắc sản xuất theo mơ hình pull (lơi
kéo).
2.4 Những đề tài nghiên cứu về Lean
Đã có nhiều nghiên cứu và cho thấy rằng Lean sẽ ứng dụng thành công trong
môi trường sản xuất dù qui mô sản xuất lớn hay nhỏ. Cốt lõi vấn đề là cần nắm
vững triết lý ý tưởng của Lean để ứng dụng trong từng trường hợp cụ thể
Ở Việt Nam một số doanh nghiệp trong ngành dệt may thấy rõ sự cần thiết
phải cắt giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận trong mơi khó khăn hiện nay nhất là
khó tăng giá bán, trong khi lực lượng lao động thường xuyên biến động
Theo báo Công Thương online, Tổng công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ (Đà
Nẵng) là một trong những doanh nghiệp áp dụng thành cơng mơ hình sản xuất
tinh gọn. Khi biến động về lao động công ty phải thường xuyên cho làm tăng ca
để kịp đơn hàng xuất khẩu, nhưng khi đó tốn thêm chi phí làm thêm giờ, cơng
nhân mệt mỏi. Vì vậy cơng ty đã triển khai Lean tại nhà máy thứ 1 vào cuối năm
2009 và đến cuối năm 2010 hoàn tất, kết quả bước đầu cho thấy nhà máy không
cần tăng ca nhưng năng suất tăng khỗng 22%. Khi áp dụng Lean, cơng ty nắm
được và kiểm soát tốc độ sản xuất trên dây chuyền. Cơng nhân tích cực làm việc
hơn khi hiểu rõ thơng tin sản xuất. Kiểm soát được thành phẩm và tỉ lệ lỗi, hệ
thống sản xuất được giám sát chặt chẻ. Với thành cơng của nhà máy 1 cơng ty
Hồ Thọ cũng đang lên kế hoạch triễn khai ở nhà máy 2 cịn lại.
Đối với cơng ty may Việt Tiến cũng đã áp dụng Lean từ năm 2007, đầu tiên
cũng áp dụng ở một vài xí nghiệp thành viên nhưng đến cuối năm 2010 đã nhân
rộng ra tồn cơng ty. Nhờ áp dụng Lean, năng suất của Việt Tiến tăng hơn 30% so
với trước kia khi cải tiến qui trình sản xuất, sắp xếp lại mặt bằng chuyền, ứng
dụng 5S, kiểm soát chất lượng thành phẩm.
Tác giả Drew Locher (2007) đã nhận định rằng đúng là khó để triển khai ý
tưởng Lean trong mơi trường sản xuất khơng có tính lặp đi lặp lại. Nhưng những
tiềm năng lợi ích mà Lean mang lại cũng to lớn khiến chúng ta phải chấp nhận.
Vấn đề là chúng ta cần phải hiểu thật là sâu rộng ý tưởng của Lean để có thể xác
định các phương pháp thực hiện tốt nhất. Các công ty muốn triển khai cần hiểu

các khái niệm về dòng chảy (flow), kéo (pull) và quản lý trực quan,… để từ đó có
thể đạt thành cơng
Trong bài báo Lean Implementation in a Job Shop, tác giả James Claude
Myers cũng nhận xét rằng môi trường Jobshop phụ thuộc vào đơn hàng của khách
hàng với số lượng thấp và sản phẩm có các đặc trưng riêng, đôi khi như là sản
xuất đơn chiếc. Và ông cũng nhấn mạnh 5 tiêu chuẩn quan trọng của Lean phải
được thực hiện

9


1. Xác định giá trị (dựa vào đôi mắt của khách hàng)
2. Vẽ sơ đồ dòng giá trị
3. Xây dựng qui trình liên tục (flow) (ở nơi nào có thể thực hiện được)
4. Xây dựng hệ thống kéo (pull) (ở nơi khơng thể flow)
5. Tìm kiếm sự hồn hảo (cải tiến liên tục)
Và đề tài cũng dựa trên 5 tiêu chuẩn này làm cơ sở để triển khai Lean ở
công ty cổ phần kim Long

10


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
3.1 Sơ đồ nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu hiện trạng để xác định các lãng phí và cơ hội cho các
cơng cụ của Lean được ứng dụng để cải tiến hệ thống. Sau đó đánh giá hiệu quả
việc áp dụng Lean. Sơ đồ nghiên cứu được thể hiện ở hình dưới đây
Khảo sát hiện trạng Cty /
Thu thập số liệu


Phân tích hệ thống hiện tại

Tìm hiểu nhu cầu

Thiết kế cải tiến hệ thống
Bằng các công cụ của Lean

Đánh giá hệ thống mới

Kém hơn

So sánh với hệ
thống hiện tại
Tốt hơn

Đề xuất giải pháp

Áp dụng vào cơng ty
Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu

11


3.2 Các bước áp dụng Lean
Các công việc sau đây được thực hiện để triển khai Lean vào hệ thống sản xuất
Lập kế hoạch thay đổi
(xác định sự cần thiết phải thay đổi)

Trình bày với ban lãnh
đạo

Xác định chiến lược và
mục tiêu của công ty

Xác định giá trị sản
phẩm

Vẽ lưu đồ sản xuất

Vẽ sơ đồ dòng giá trị
Xác định các hoạt động
khơng làm tăng thêm giá trị

Phân tích
giá trị
Tiến hành cải tiến

Các cơng
cụ của
Lean

Kaizen
Cải tiến
liên tục

Xóa bỏ các hoạt động khơng
tạo giá trị

Tìm điểm thắt cổ chai
của dịng sản xuất


Xóa điểm thắt cổ chai

 Thiết kế lại mặt bằng
 Cân bằng chuyền
 Xác định nguồn lực cần
thiết

Áp dụng sản xuất kéo

Chuẩn hóa cơng việc

Hình 3.2 Các bước áp dụng Lean
12


Cụ thể các cơng việc như sau:
1. Xác định nhóm sản phẩm cùng loại, chọn ra sản phẩm chính
2. Vẽ lưu đồ sản xuất
3. Vẽ sơ đồ dòng giá trị
4. Phân tích hệ thống hiện tại:
 Quan sát trình tự công việc của các công nhân
 Xác định Takt time
 Xác định các yếu tố tạo nên và không tạo nên giá trị, và làm cực tiểu hoặc
loại bỏ các họat động khơng tạo ra giá trị
 Tìm hiểu năng suất máy móc, chu kỳ sản xuất và thời gian chuyển đổi sản
phẩm.
 Tìm điểm thắt cổ chai
5. Áp dụng Lean để tiến hành cải tiến hệ thống
 Thiết kế lại mặt bằng
 Dựa vào Takt time cân bằng chuyền sản xuất

 Xây dựng dòng sản xuất liên tục
 Thiết lập hệ thống kéo để kiểm sốt dịng sản xuất
6. Duy trì cải tiến liên tục
 Ứng dụng kaizen, 5S
 Quản lý trực quan

13


CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU VỀ CƠNG TY KIM LONG
Nội dung của chương này sẽ thu thập số liệu về hệ thống sản xuất của cơng ty
bao gồm đặc tính sản phẩm, nhu cầu thị trường, tiếp theo sẽ tìm hiểu qui trình sản
xuất và thời gian gia cơng chuẩn qua đó xác định các tồn đọng để đề ra phương
hướng giải quyết trong chương sau.
4.1 Giới thiệu về công ty
Công ty cổ phần Kim Long được thành lập từ năm 2001 có nhà máy đặt tại
đường Trần Đại Nghĩa, huyện Bình Chánh, TPHCM. Giữa năm 2010 do nhu cầu
phát triển cần mở rộng sản xuất, công ty xây dựng nhà máy mới tại KCN Hạnh
Phúc, Đức Hoà, Long An, và đi vào hoạt động từ cuối năm 2010
Công ty chuyên sản xuất bếp gas và phụ kiện cung cấp cho đại lý trong nước
và xuất khẩu.
Về sản phẩm có 2 loại chính, bếp gas mini với thị trường chủ yếu là nước
ngồi. Bếp gas đơi với thị trường trong nước, mỗi loại có sự đa dạng về mẫu mã
sản phẩm
4.2 Sơ đồ tổ chức công ty
Bộ phận điều hành sản xuất của cơng ty gồm các phịng ban chức năng sau đây

Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức cơng ty
 Phó giám đốc điều hành sản xuất thay mặt giám đốc điều hành và quản
lý tất cả các phòng ban trong trong cơng ty

 Hàng ngày các quản đốc xưởng có nhiệm vụ báo cáo sản lượng làm
được trong ngày
 Hàng tuần các kho có nhiệm vụ kiểm kê và báo cáo số liệu thực tế tại
kho

14


×