Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN 3.4 NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.41 KB, 34 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY LẮP ĐIỆN 3.4 NGHỆ AN
I. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI CẦN HOÀN THIỆN TRONG CÔNG TÁC TẬP
HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở CÔNG
TY.
1. Những ưu điểm.
Trong quá trình tìm hiểu thực tế công tác quản lý, công tác kê toán
nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở
công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An em nhận thấy có những ưu điểm
sau:
- Công ty có bộ máy quản gọn nhẹ, hợp lý, các phòng ban chức năng
phục vụ có hiệu quả, giúp ban lãnh đạo có thể giám sát hoạt động sản xuất
kinh doanh một cách chính xác, kịp thời.
- Phòng kế toán của công ty với đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực,
nhiệt tình, trung thực được bố trí vào những công việc cụ thể theo khả năng,
trình độ của mỗi người, góp phần đắc lực cho công tác kế toán và quản lý
kinh tế, được ban giám đốc đánh giá cao
Đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm nhìn chung đã đi vào nề nếp, phù hợp với chính sách chế độ của Nhà
nước và cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho việc quản
lý công ty. Cụ thể:
+ Kế toán đã thực hiện việc phân loại chi phí sản xuất theo đúng mục
đích và công dụng của chi phí phù hợp với yêu cầu tập hợp chi phí sản xuất
giá thành sản phẩm với quy định của Nhà nước đối với ngành xây dựng cơ
bản.
1
+ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là từng sản
phẩm. Kỳ tính giá thành là theo quý, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất,
quy trình công nghệ và điều kiện thực tế của công ty.


+ Việc quản lý nguyên vật theo định mức đã góp phần sử dụng tiết
kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó công ty sử dụng phần mền kế toán máy góp phần làm giảm
bớt những khó khăn, chi phí không cần thiết nhằm hiên đại hoá nâng cao
hiệu suất công tác kế toán.
Những ưu điểm đó về công tác quản lý và kế toán tập hợp chi phí
sản xuất, tính giá thành sản phẩm đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm
chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu
quả kinh doanh của công ty.
2. Những mặt tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những ưu điểm mà công tác kế toán đạt được thì vẫn còn
một số tồn tại chưa hợp lý cần khắc phục nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao
hơn như:
- Đối với công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện nay Công ty hạch toán cả tiền lương và các khoản trích trên
lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất vào TK 622
“chi phí nhân công trực tiếp”mà không hạch toán vào TK 6271 “chi phí
nhân viên phân xưởng”. Do đó, đã đẩy chi phí nhân công trực tiếp tăng lên
trong khi chi phí chung lại giảm đi một giá trị tương ứng. Nếu tính vào
khoản chi phí chung thì mới là hạch toán đúng đối tượng chi phí.
- Về công tác tập hợp chi phí cho thấy công ty đã tập hợp chi phí
trong kỳ nhưng xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quá trình công
nghệ. Công ty sản xuất tại hai phân xưởng ở hai địa điểm khác nhau và tập
hợp toàn bộ chi phí phát sinh vào bên nợ TK 154 mà không tập hợp riêng
cho từng phân xưởng. Việc tập hợp như vậy không đáp ứng được yêu cầu
hạch toán kinh tế nội bộ.
2
- Về việc hoàn thiện sổ sách: hiện nay hình thức ghi sổ "nhật ký
chứng từ" mà công ty đang sử dụng không phù hợp với công tác kế toán trên
máy

II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Qua thời gian thực tập tìm hiểu thực tế công tác kê toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cổ phần xây lắp
điện 3.4 Nghệ An, trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được trong thời
gian hoc tập, nghiên cứu tại trường, dưới góc độ là một sinh viên thực tập,
em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty
như sau:
1. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm xây lắp đơn vị trích vào chi phí theo tỷ lệ quy định
nhưng lại hạch toán vào TK 622 (chi phí nhân công trực tiếp) là không đúng
chi phí. Điều này làm khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tăng chi phí
sản xuất chung giảm không phản ánh đúng khoản mục chi phí, làm mất đi
tính chính xác của các khoản mục giá thành sản phẩm xây lắp.
Để khắc phục tồn tại trên, đảm bảo việc xác định đúng, đủ chi phí sản
xuất cho các đối tượng tập hợp chi phí từ đó tính giá thành sản phẩm xây lắp
chính xác, cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành có hiệu quả,
theo em để tránh nhầm lẫn trong việc hạch toán trợ cấp BHXH vào chi phí
nhân công trực tiếp, Công ty nên lập bảng thanh toán BHXH vào TK 627 và
tập hợp cho toàn công ty.
Như vậy các khoản trích theo lương công nhân trực tiếp sản xuất của
tháng 12/2004 của tổ làm nòng thép được hạch toán lại như sau:
Nợ TK 6271 76.519.119
Có TK 338 76.519.119
3
Trong đó: TK 3382 (KPCĐ) 8.844.119
TK 3383 (BHXH) 59.625.000
TK 3384 (KPCĐ) 7.930.000

2. Vì công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quá trình
công nghệ nên các khoản mục được hạch toán tập trung và được kết chuyển
sang TK 154 để tính giá thành nên không phản ánh chi tiết cho từng phân
xưởng. Do vậy không thể biết được chi phí sản xuất tại phân xưởng là bao
nhiêu, dẫn đến không biết chi tiết được xem phân xưởng nào sử dụng tiết
kiệm hay lãng phí để có biện pháp kịp thời nhằm phát huy mặt tích cực. Như
vậy không đáp ứng được yêu cầu hạch toán nội bộ cũng như quản lý chi phí.
Vậy theo em Công ty nên xác định đối tượng tập hợp chi phí theo phân
xưởng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, khắc phục được các nhược điểm của
việc tập hợp chi phí sản xuất theo toàn bộ quy trình công nghệ, đánh giá
được mức độ tiết kiệm hay lãng phí của việc sử dụng vật tư, lao động tiền
vốn từng phân xưởng, khuyến khích các phân xưởng tham gia sản xuất.
3. Bổ sung bảng phân bổ công cụ dụng cụ vào hệ thống sổ sách kế
toán.
Công cụ dụng cụ là những dụng cụ quan trọng không thể thiếu được
trong các doanh nhiệp xây lắp. Chi phí để mua sắm những dụng cụ chiếm tỷ
trọng khá lớn. Vì vậy việc hach toán phân bổ đúng dắn chi phí công cụ dụng
cụ sẽ làm cho giá thành ổn định và chính xác.
Muốn vậy Công ty phải bổ sung bảng phân bổ công cụ, dụng cụ
- Căn cứ để ghi vào bảng này là các phiếu xuất công cụ, dụng cụ
- Lựa chọn tiêu thức phân bổ
- Người phụ trách tính và ghi vào sổ kế toán
- Hình thức bảng phân bổ công cụ, dụng cụ
Khi phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất chung, được định khoản
như sau:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273)
4
Có TK 142 – Chi phí trả trước (1421)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
KẾT LUẬN

Giá thành sản phẩm là biểu hiện thành tích của doanh nhiệp trong
việc tổ chức và sử dụng các biện pháp kinh tế, tổ chức, kỹ thuật để thực hiện
quá trình sản xuất. Vì vậy hạch toán CPSX và tính giá thành luôn là mối
quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp xây lắp.
Tính đúng, tính đủ CPSX vào giá thành là một yêu cầu tất yếu đòi
hỏi doanh nghiệp phải quan tâm trên cơ sở tính toán chính xác, kịp thời
nhằm giúp các nhà quản lý nắm bắt được tình hình sử dụng vốn và xác định
đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đề
ra những phương hướng, chiến lược hợp lý, phát huy những thành tích đã
đạt được và khắc phục những mặt hạn chế.
Qua thời gian nghiên cứu thực tế kế toán tập hợp CPSX và tính giá
thành sản phẩm ở Công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An em nhận thấy
công tác kế toán tại Công ty nhìn chung thực hiện tốt. Các loại CPSX được
tập hợp và quản lý chặt chẽ, việc tính giá thành đảm bảo tính đầy dủ và
chính xác góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy
nhiên bên cạnh đó công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản
phẩm vẫn còn một số mặt cần hoàn thiện. Với đề tài này, em chỉ mong muốn
góp phần nhỏ trình độ hiểu biết của mình nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác
kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm của công ty.
5
6
MỤC LỤC
7
Phụ lục 01:
Tình hình vốn kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2004/2003
ĐK CK % ĐK CK % Ch.
lệch
%

1. Nợ phải trả 6.750 7.550 34,5 7.550 8.950 34,6 1.400 6,4
2. Vốn CSH 12.830 14.320 65,5 14.320 16.900 65,4 2.580 11,8
Tổng nguồn vốn 19.580 21.870 100 21.870 25.850 100 3.980 18,2
1. Vốn CĐ 8.950 11.215 51,3 11.215 13.670 53 2.455 11,2
2. Vốn LĐ 10.630 10.655 48,7 10.655 12.180 47 1.525 7
Tổng vốn 19.580 21.870 100 21.870 25.850 100 3.980 18,2
Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2003 2004
1. Vốn CĐ bình quân 1000đ 10.082.500 12.442.500
2. Vốn LĐ bình quân 1000đ 10.642.500 11.417.500
3. Doanh thu thuần 1000đ 73.067.461 103.864.998
4. Hiệu suất sử dụng
VCĐ(3/1)
Lần 7,2 8,3
5. Hiệu suất sử dụng
VLĐ(3/2)
Lần 6,8 9
8
Mẫu biểu 01
Hóa đơn GTGT
(Ngày 31 tháng 12 năm 2004 )
Đơn vị bán hàng : Côgn ty xi măng Nghi Sơn
Địa chỉ:
Điện thoại:
Họ tên người mua: Công ty CPXL điện 3.4
Địa chỉ: 197 Nguyễn trường Tộ, phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An
Hình thức thanh toán : tiền mặt - theo hợp đồng
STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1*2

1 Xi măng Nghi
Sơn PCB 40
Tấn 30 700 21.000.000
Cộng thành tiền 21.000.000
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT : 2.100.000
Tổng cộng tiền thanh toán : 23.100.000
Số tiền viết bằng chữ : Hai mươi ba triệu một trăm ngàn đồng chẵn.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký, đóng dấu)
9
Mẫu biểu 02
Công ty CPXL điện 3.4.
Phường Đông Vĩnh - TP Vinh
Phiếu nhập kho
(Ngày 31 tháng 12 năm 2004)
Số chứng từ : 025/112
Người nhập: Đậu Văn Tiến Nhập tại kho :
Địa chỉ: ................ Tổ phụ trợ. (02CM1001)
Dạng nhập: Tạm ứng chi phí giao khoán nội bộ
Diễn giải: Nhập Xi Măng
Nhập theo hóa đơn số 0028010 ngày 31/12/2004
Kèm theo: 0 chứng từ gốc
S
T
T
Tên vật

Mã vật tư ĐV
T
Số

lượng
chứng
từ gốc
Số
lượng
thực
nhập
Đơn
giá
Thành
Tiền
Ghi chú
1 Xi măng
Nghi
Sơn
011VXX
MNS005
Tấn 30 700 21.000.000 CT0200100
Tổng cộng tiền hàng 21.000.000
Thuế GTGT 2.100.000
Tổng cộng tiền thanh toán 23.100.000
Bằng chữ : Hai mươi ba triệu một trăm ngàn đồng chẵn
Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người nhập Thủ kho
10
Mẫu biểu 03
Công ty cổ phần XL điện 3.4
Phường Đông Vĩnh – TP Vinh
Phiếu xuất kho
(Lập ngày 31 tháng 12 năm 2004)
Người nhận: Lê Văn Lĩnh

Đơn vị:
Xuất tại kho: Kho SXCN kế hoạch 2
Địa chỉ: xưởng sản xuất bê tông
Diễn giải: Sản xuất ống
Kèm theo: 0 chứng từ gốc
ST
T
Tên vật tư MVT ĐV
T
Số lượng Đơn giá Thành tiền

u
cầu
Thực
xuất
1 Thép phi 6 011KTTA Kg 19.50
0
6.500 126.750.000
2 Ximăng Tấ
n
1000 780.000 780.000.000
... ............ ............... .... ...... ............ ..............
Tổng cộng 2.039.715.251
Cộng thành tiền(bằng chữ): Hai tỷ không trăm ba mươi chín triệu bảy trăm
mười lăm nghìn hai trăm năm mươi mốt đồng
Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người Nhận
11
12
Mẫu biểu 04
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty

cổ phần XLĐ 3.4 Độc lập - tự do - hạnh phúc
Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành
Tháng 12 năm 2004
Tên tổ đơn vị: Tổ làm nòng thép
stt Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá(Đ) Thành tiền
1 Cột bê tông M200 Cột 370 7340,9 2.716.133
2 Cột bê tông M50 Cột 555 290,0 154.845
... ................. ........ ......... ............. ........
Cộng 3.395.576
(Bằng chữ: Ba triệu ba trăm chín mươi lăm ngàn năm bảy mươi sáu đồng)
Phụ trách phân xưởng Giám đốc

13

×