Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Sự biến đổi đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 98 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN </b>
<b>KHOA TRIẾT HỌC </b>


<b>--- </b>


<b>Kiều Thị Minh Châu </b>


<b>SỰ BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA </b>



<b> TINH THẦN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN XÃ ĐÔNG YÊN, </b>


<b>HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY </b>



<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>
<b>NGÀNH TRIẾT HỌC </b>


Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2015-X




</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN </b>
<b>KHOA TRIẾT HỌC </b>


<b>--- </b>


<b>Kiều Thị Minh Châu </b>


<b>SỰ BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA </b>



<b> TINH THẦN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN XÃ ĐÔNG YÊN, </b>


<b>HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY </b>




<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>
<b>NGÀNH TRIẾT HỌC </b>


Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2015-X


<b>Người hướng dẫn: TS. Phạm Quỳnh Chinh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>


Tơi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Phạm Quỳnh Chinh. Các tài liệu, tư liệu số liệu, dẫn
chứng được sử dụng trong khóa luận là trung thực, khách quan và có nguồn
gốc rõ ràng.


Nếu có bất kỳ vấn đề gì tơi xin chịu trách nhiệm.


Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2019
Sinh viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>


Để hoàn thành bài khóa luận này, trước tiên, em xin cảm ơn các Thầy,
các Cô trong khoa Triết học, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội suốt bốn năm qua đã dày công dạy dỗ, truyền đạt
cho em những kiến thức, phương pháp, kỹ năng trong việc học tập, tìm hiểu,
hồn thiện bài khóa luận.


Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các vị cán bộ, công nhân viên công tác


tại Ủy ban nhân dân xã Đông Yên và đặc biệt là người nông dân tại xã Đông
Yên đã cung cấp tài liệu và hướng dẫn sử dụng số liệu phục vụ bài nghiên
cứu.


Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Quỳnh Chinh –
người Thầy vơ cùng tâm huyết và tận tình đã chỉ bảo, hướng dẫn, động viên
giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này


Trong q trình viết bài, do kiến thức của bản thân em còn hạn hẹp cho
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những
đóng góp ý kiến q báu của Thầy, Cơ để bài khóa luận của em được hồn
chỉnh hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2019


Sinh viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>MỤC LỤC </b>


<b>MỞ ĐẦU ... 4</b>
<b>NỘI DUNG ... 12</b>


<b>CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA, ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, </b>
<b>ĐỜI SỐNG VĂN HĨA TINH THẦN CỦA NGƯỜI NƠNG DÂN </b>


<b>ĐƠNG N ... 12</b>
<b>1.1.</b> <b>Quan niệm về văn hóa, đời sống văn hóa, đời sống văn hóa </b>
<b>tinh thần của người nơng dân ... 12</b>
1.1.1. Quan niệm về văn hóa, đời sống văn hóa, đời sống văn hóa tinh


thần ... 12
1.1.2. Đặc điểm của giai cấp nông dân Việt Nam ... 19
<b>1.2.</b> <b>Khái quát về điều kiện địa tự nhiên, kinh tế, xã hội và đời sống </b>
<b>văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên ... 24</b>


1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ... 24
1.2.2. Đặc điểm về đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân ở
xã Đông Yên... 29
<b>CHƯƠNG 2. SỰ BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA </b>
<b>NGƯỜI NÔNG DÂN XÃ ĐÔNG YÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, </b>
<b>NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ... 40</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

2.2.2. Một số giải pháp phát huy tích cực và hạn chế tiêu cực trong đời


sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên hiện nay ... 66


<b>KẾT LUẬN ... 80 </b>


<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 82</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>MỞ ĐẦU </b>


<i><b>1. </b></i> <i><b>Lý do chọn đề tài </b></i>


Việt Nam là một nước có phần lớn dân số sống và làm việc tại khu vực
nông thôn nên việc nghiên cứu về nông dân và đời sống văn hóa tinh thần của
người nơng dân là một việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng. Nó sẽ góp
phần thúc đẩy q trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong


giai đoạn đẩy mạnh CNH – HĐH như hiện nay.


Đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân Việt Nam nhìn chung là
tổng hịa các hoạt động sản xuất, trao đổi và tiêu dùng các giá trị văn hóa và
cơ bản là văn hóa gốc nơng nghiệp trồng lúa nước. Vì vậy, nó mang nhiều nét
hài hòa với tự nhiên nhưng cũng rất đặc sắc, phong phú. Những năm gần đây
quá trình CNH – HĐH đất nước đã thúc đẩy kinh tế và văn hóa ở các vùng
nơng thơn Việt Nam tạo ra sự phát triển nhanh và mạnh, làm thay đổi mọi mặt
đời sống của người nông dân. Theo đó, các yếu tố văn hóa mới hình thành,
nét văn hóa truyền thống có nhiều biến đổi. Đặc biệt, đời sống văn hóa tinh
thần của người nơng dân đã có sự thay đổi vượt bậc. Tuy nhiên, do sự tác
động từ nền kinh tế thị trường và sự xâm nhập nhanh chóng của lối sống đơ
thị gây ra một số tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của họ. Điều này
thể hiện rõ trong các lĩnh vực như: lĩnh vực nhận thức, lĩnh vực giáo dục - đào
tạo, khoa học – công nghệ, lĩnh vực đạo đức - lối sống, lĩnh vực tơn giáo – tín
ngưỡng, lĩnh vực thể thao – giải trí,... Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu sự
biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân là một việc làm
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

càng đa dạng. Song, bên cạnh đó cịn nhiều vấn đề nảy sinh, nổi cộm trong
việc nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân nơi
đây. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Sự biến đổi đời sống văn hóa tinh thần
của người nơng dân xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện
nay” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.


<i><b>2. Tình hình nghiên cứu </b></i>


Trong những năm gần đây, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu của tập
thể cũng như các nhà khoa học về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sự
biến đổi trong đời sống văn hóa của người nơng dân điển hình là:



<i>Tập thể nhiều tác giả (2008) trong cuốn Nông dân, nông thôn và nông </i>
<i>nghiệp- những vấn đề đang đặt ra, Nxb Tri thức. Nhóm tác giả đã tiếp cận từ </i>
nhiều góc độ khác nhau, nghiên cứu về vấn đề tam nơng. Điển hình là tác giả
Tương Lai từ cách tiếp cận xã hội học và căn cứ vào thực trạng ở vùng đồng
bằng sông Hồng nhấn mạnh các giải pháp gắn liền mục tiêu phát triển kinh tế
với phát triển xã hội. Vấn đề dân chủ cơ sở và nền tảng văn hóa nơng thơn
cũng được tác giả phân tích sâu sắc. Từ cách tiếp cận kinh tế học, tác giả Đào
Thế Tuấn và Đặng Kim Sơn đã đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế
nông thôn nhằm gắn kết một cách hữu cơ giữa phát triển công nghiệp và phát
triển nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn, giữa bảo hộ sản xuất nơng nghiệp
và hội nhập kinh tế tồn cầu...


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>Vũ Quang Hiển (chủ biên) (2013), Đảng với vấn đề nông nghiệp, nông </i>
<i>dân, nông thôn (1930 – 1975), Nxb Chính trị Quốc gia. Là một trong bốn </i>
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề tam nông được đánh giá cao. Nội
dung cuốn sách gồm 5 chương. Trong đó chương 1, nhóm tác giả đã đề cập
đến những quan điểm lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh đó
các tác giả cũng nêu rõ tình hình nơng dân, nơng nghiệp và nơng thơn ở Việt
Nam trong thời kì thuộc địa. Đến chương 2 và chương 3, các tác giả giúp
người đọc hiểu rõ những chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề nông
dân, nông nghiệp và nông thôn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) và ở miền ắc (1954-1975). Ở chương 4, nội dung chính là nêu
rõ quan điểm của Đảng về nông dân, nông nghiệp và nông thôn ở miền Nam
(1954-1975). Chương 5, nhóm tác giả khép lại nội dung cuốn sách bằng vấn
đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và kh ng định
vấn đề tam nông trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là sự tiếp nối của lịch
sử.



<i>Tác giả Quý Lâm - Kim Phượng (2014) trong Chính sách quốc gia về </i>
<i>đầu tư và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nxb Nông nghiệp. </i>
Hai tác giả đã triển khai nội dung cuốn sách thành 9 phần. Gồm các nội dung
như, bộ tiêu chí quốc gia để đánh giá tiêu chuẩn nông thôn mới, quy chuẩn
quốc gia về quy hoạch xây dựng nơng thơn mới, tiêu chí xã hội hóa giáo dục
– đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường đáp ứng u cầu nơng
thơn mới,... Từ đó cho người đọc thấy một bức tranh đầy đủ về những chính
sách của Đảng và Nhà nước để xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông
thôn, nông dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Quốc gia. Trình bày nội dung trong 6 chương về tình hình kinh tế nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Bên cạnh
đó, đề cập đến những cải cách, chính sách và cơng tác thi hành các chính sách
nơng nghiệp trong thời gian qua, phân tích những thách thức và cơ hội cho
phát triển nông nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra những
đề xuất cho đổi mới chính sách nơng nghiệp Việt Nam theo hướng phát triển
bền vững.


Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về đời sống
văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần như:


<i>Trần Hữu Tịng (1998), Hỏi và đáp về văn hóa làng, gia đình văn hóa, </i>
<i>nếp sống văn hóa, tổ chức lễ hội truyền thống, Nxb Chính trị Quốc gia Hà </i>
Nội. Tác phẩm được trình bày dưới dạng hỏi đáp, giải đáp tất cả những vấn đề
có liên quan đến việc xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn
hóa và tổ chức các lễ hội truyền thống. Cuốn sách có vai trò tuyên truyền,
hướng dẫn mọi người hiểu được bản chất, cách thực hiện những vấn đề đã
nêu sao cho phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.



<i>Trần Văn Giàu (2011), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt </i>
<i>Nam. Trong cuốn sách này, từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, tác giả </i>
đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân
tộc Việt Nam. Cuồn sách gồm 11 chương, trong đó 3 chương đầu khái quát cơ
bản về các khái niệm giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ảnh hưởng của
lịch sử đối với việc phát triển các giá trị truyền thống. Từ chương 4 đến
chương 10 tác giả tập trung phân tích 7 đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam, đó là: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì
nghĩa. Cách trình bày các phạm trù có hệ thống và mang tính khoa học với ý
nghĩa như một “bảng giá trị tinh thần” của người Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

nhấn mạnh cơng tác xây dựng văn hóa cấp cơ sở. Từ đó, cho đọc giả một hình
dung rõ nét về nhiệm vụ, việc làm cần thiết của các cấp chính quyền cũng như
người nông dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa nơng thơn mới.


<i>Phạm Quỳnh Chinh (2007), Đơ thị hóa và ảnh hưởng của nó đến xây dựng </i>
<i>đời sống văn hóa tinh thần ở ngoại thành hà nội hiện nay, luận văn thạc sĩ </i>
triết học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Tác giả dựa
trên cơ sở lý luận về đơ thị hóa và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần chỉ ra
những ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến đời sống văn hóa tinh thần ở
ngoại thành Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
đời sống văn hóa tinh thần ở ngoại thành Hà Nội trước ảnh hưởng của đơ thị
hóa.


<i>Lương Thị Thu Trang (2012), Tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần ở </i>
<i>nơng thơn đồng bằng Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện </i>
<i>Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), luận văn thạc sĩ xã hội học, trường Đại học khoa học </i>
xã hội và nhân văn, Hà Nội. Từ những kết quả thu được từ cuộc khảo sát đời
sống văn hóa tinh thần ở xã Vũ Đồi, tác giả đã phân tích các quan điểm sống,
cách hưởng thụ văn hóa tinh thần, cách ứng xử với xã hội và sự biến đổi tâm


lý của họ trước những ảnh hưởng của quá trình cơng nghiệp hóa – đơ thị hóa.
Tác giả cũng đưa ra một cái nhìn tổng quan về sự khác biệt của đời sống văn
hóa tinh thần giữa các nhóm dân cư ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay đang diễn
ra như thế nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>Ngồi ra, có một số cơng trình nghiên cứu khác như: Lê Thị Anh, Ảnh </i>
<i>hưởng của văn hóa nước ngồi đến văn hóa Việt Nam giai đoạn hiện nay, </i>
<i>Tạp chí Cộng sản số ra ngày 5/12/2013. Chu Thái Thành, Xây dựng đời sống </i>
<i>văn hóa mới trong mỗi cộng đồng dân cư, Tạp chí Cộng sản số ra ngày </i>
<i>25/1/2010. Đỗ Thị Minh Thúy, Các chính sách nhằm tăng cường nguồn lực </i>
<i>và phương tiện cho hoạt động văn hóa ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu văn </i>
<i>hóa số 4. Nguyễn Thị Linh Giang, Để phong trào “toàn dân đoàn kết xây </i>
<i>dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, Tạp chí cộng </i>
sản số ra ngày 18/4/2018,...


Nhìn chung, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh
thần của người nơng dân. Tuy nhiên, chưa có một bài nghiên cứu một cách hệ
thống về đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân ở xã Đông Yên,
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Vì vậy, kế thừa những giá trị nghiên cứu
của các tác giả đi trước và dựa trên tình hình thực tế tại xã Đông Yên hiện
nay. Tác giả đã lựa chọn nghiên cứu cụ thể về những biến đổi trong đời sống
văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần. Từ đó, đưa ra những giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng và làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của
người nơng dân xã Đơng n.


<i><b>3. </b></i> <i><b>Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>


<i>Mục đích: </i>


Trên cơ sở lý luận về văn hóa, đời sống văn hóa, đời sống văn hóa tinh


thần của người nơng dân và điều kiện địa tự nhiên, đặc điểm văn hóa của
người nơng dân ở xã Đơng n. Khóa luận làm rõ thực trạng và nguyên nhân
của sự biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân xã Đơng
n, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đời sống
văn hóa tinh thần của người nơng dân xã Đông Yên hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Thứ nhất, đưa ra các quan niệm về văn hóa, đời sống văn hóa và đời sống
văn hóa tinh thần của người nông dân


Thứ hai, khái quát về điều kiện địa tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm
đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân xã Đông Yên


Thứ ba, làm rõ sự biến đổi đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân
xã Đơng n hiện nay


Thứ tư, phân tích ngun nhân và đề xuất một số giải pháp phát huy tích cực
và hạn chế tiêu cực trong đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân xã
Đơng Yên hiện nay.


<i><b>4. </b></i> <i><b>Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b></i>


<i>Đối tượng nghiên cứu: Đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân xã </i>
Đơng n, Quốc Oai, Hà Nội.


<i>Phạm vi nghiên cứu: Sự biến đổi đời sống văn hóa tinh thần của người </i>
nông dân xã Đông Yên từ năm 2010 đến nay.


<i><b>5. </b></i> <i><b>Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu </b></i>


<i>Cơ sở lý luận: </i>



Khóa luận nghiên cứu dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về văn
hóa, đời sống văn hóa, về nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân và đời sống văn
hóa tinh thần của người nông dân,... Khóa luận cũng tham khảo, kế thừa
những thành quả nghiên cứu của các cơng trình trước đây.


<i>Phương pháp nghiên cứu: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i><b>6. </b></i> <i><b>Ý nghĩa của khóa luận </b></i>


<i>Về mặt lý luận: Khóa luận góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản </i>
và sự biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông
Yên.


<i>Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo </i>
trong nghiên cứu, học tập của các đề tài liên quan đến người nông dân, nông
nghiệp nơng thơn và đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân.


<i><b>7. </b></i> <i><b>Kết cấu của khóa luận </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>NỘI DUNG </b>


<b>CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA, ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, ĐỜI </b>
<b>SỐNG VĂN HĨA TINH THẦN CỦA NGƯỜI NƠNG DÂN ĐƠNG N </b>
<b>1.1. </b> <b>Quan niệm về văn hóa, đời sống văn hóa, đời sống văn hóa </b>
<b>tinh thần của người nơng dân </b>


<i>1.1.1. Quan niệm về văn hóa, đời sống văn hóa, đời sống văn hóa tinh </i>
<i>thần </i>



<i>*Văn hóa </i>


Văn hóa ra đời cùng với quá trình lao động, sản xuất của con người. Vì
vậy, ngay từ thời cổ đại khái niệm văn hóa đã xuất hiện và ngày càng hoàn
thiện hơn. Thời kỳ Trung quốc cổ đại “văn hóa” được hiểu là “văn trị” và
“giáo hóa”, nghĩa là dùng cái hay cái đẹp để cảm hóa, giáo dục con người,
làm cho trở nên có đạo đức hơn. Thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, Khổng
Tử đã dùng thuật ngữ “hóa” nghĩa là cải biến, biến đổi và thuật ngữ “văn” có
nghĩa là những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, trong giao tiếp, ứng xử giữa
con người với con người. Từ đó, có thể hiểu văn hóa có nghĩa là sự bồi đắp,
cải biến, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Tại Hội nghị liên chính phủ về chính sách văn hóa tại Venise năm 1970,
<i>F. Mayor nguyên tổng giám đốc UNESCO cho rằng: Văn hóa là “tổng thể </i>
<i>sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong </i>
<i>quá khứ và hiện tại” [46, 798]. Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình </i>
thành trên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu- những yếu tố xác
định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Còn nhà dân tộc văn hóa Anh E. .
<i>Taylor cho rằng: “Văn hóa hoặc văn minh là một chỉnh thể phức hợp bao gồm </i>
<i>trí thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và bất kì năng lực </i>
<i>thói quen nào khác mà con người cần có với tư cách là mọt thành viên của xã </i>
<i>hội”[46, 798] </i>


Chủ nghĩa Mác - Lênin khi đề cập đến vấn đề văn hóa cho rằng con
người chính là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, sáng tạo ra các giá trị văn hóa.
Theo nghĩa đó văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn, văn hóa là sự biểu
hiện năng lực bản chất con người. Quá trình nghiên cứu quy luật phát triển
của xã hội loài người, chủ nghĩa Mác - Lênin đã khái quát quá trình hoạt động


xã hội cơ bản của xã hội thành hai hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và
sản xuất tinh thần, xét theo hình thái giá trị thì tương ứng với văn hóa vật chất
và văn hóa tinh thần. Trong đó, văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con
người được kết tinh trong các sản phẩm vật chất. Văn hóa tinh thần là những
sản phẩm lao động trí óc của con người được sáng tạo trong quá trình phát
triển của lịch sử nhân loại. Đó là tổng thể các tư tưởng, lý luận và các giá trị
được sáng tạo trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người
được biểu hiện dưới dạng các hiện tượng tinh thần. Văn hóa tinh thần bao
gồm các giá trị trong hoạt động giáo dục, tư tưởng, tôn giáo, lễ hội,… mối
quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i>sinh hoạt của các dân tộc khơng giống nhau. Chính vì những điều kiện tự </i>
<i>nhiên về địa lí khiến mỗi dân tộc sinh hoạt ở trên cơ sở kinh tế khác nhau, cho </i>
<i>nên cách sinh hoạt cũng khác nhau vậy”. Ơng cịn kh ng định “nghiên cứu </i>
<i>xem sự hoạt động để sinh hoạt về các phương diện của một dân tộc nay </i>
<i>chuyển biến thế nào, là nghiên cứu văn hóa lịch sử của dân tộc ấy vậy” [1; </i>
10, 11]. Như vậy, tác giả Đào Duy Anh quan niệm dựa trên những điều kiện
khác nhau sẽ tạo nên nền văn hóa khơng giống nhau.


Kế thừa tất cả những quan điểm đó, trong q trình xây dựng và phát
triển đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam luôn đề cao vị trí, vai trị của văn
hóa. Năm 1943 trong Đề cương văn hóa Việt Nam, Đảng đã xác định văn hóa
là một trong ba mặt trận quan trọng của đất nước đồng hành cùng kinh tế và
chính trị. Đến Nghị Quyết Trung Ương 5, khóa VIII (1998) của Đảng về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
lần đầu tiên văn hóa được đề cập đến trên phạm vi rộng lớn. Ngoài văn học,
nghệ thuật cịn có cả mơi trường văn hóa, xây dựng tư tưởng đạo đức, lối
sống, phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, hệ thống thông
tin đại chúng, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và văn hóa các dân tộc
thiểu số, chính sách văn hóa đối với tơn giáo, hồn thiện thể chế văn hóa,…


Từ đó Đảng cộng sản Việt Nam đi đến kết luận: văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội. Quan điểm này cho thấy góc độ tiếp cận văn hóa ở bề sâu bởi có những
giá trị do chính nó tạo nên. Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân
dân cùng xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc. Kh ng định những nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống và loại
dần những yếu tố không phù hợp nhằm tạo nên những điểm hợp lý cho nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện đổi mới của đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

chức của xã hội động vật. Mọi văn hóa đều được hình thành và phát triển từ
các hoạt động lao động, sáng tạo của con người trong tồn bộ tiến trình lịch
sử của các dân tộc và toàn thể nhân loại. Văn hóa chỉ có ở con người và đó là
quá trình sáng tạo đặc trưng của con người, do con người và vì con người.
Văn hóa thường được phân chia thành hai dạng là văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần, chúng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Tuy
nhiên, cách chia này chỉ mang tính tương đối. Trong một số trường hợp văn
hóa vật chất là dạng tồn tại, thể hiện, chất chứa trong nó các giá trị văn hóa
tinh thần, những giá trị thẩm mỹ, tốt đẹp mang đậm cá tính của người sáng
tạo ra các giá trị tinh thần dưới cái vỏ bọc của vật chất, ẩn chứa trong các sản
phẩm của văn hóa vật chất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i>*Đời sống văn hóa </i>


Từ những năm 80, 90 của thế kỷ XX, trong các cơng trình nghiên cứu về
văn hóa cụm từ “Đời sống văn hóa” được sử dụng tương đối rộng rãi. Tiền
thân của cụm từ này là cụm từ “Đời sống mới”. Đây là tiêu đề của bài viết
dưới dạng hỏi - đáp của tác giả Tân Sinh - một bút danh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh được cơng bố vào năm 1947. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản nhân
dân ta vùng lên làm cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 đánh đuổi thực
dân Pháp và xóa bỏ chế độ phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân,


khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (mồng 2 tháng 9 năm 1945).
Đây cũng là lúc cụm từ “Đời sống mới” xuất hiện trong văn kiện đường lối
của Đảng. Sau khi giành chính quyền nhân dân ta bắt tay vào xây dựng sự
nghiệp kiến quốc. Nhiệm vụ cấp bách đối với văn hóa lúc bấy giờ là diệt giặc
dốt, cổ động toàn dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, diệt giặc đói, cổ
vũ tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, xây dựng đạo đức cách mạng,
chỉnh đốn sửa đổi lề thói sinh hoạt trong đời sống của mỗi người, mỗi nhà,
mỗi làng bản, mỗi đơn vị. Những nhiệm vụ này dưới sự lãnh đạo của Đảng
lần đầu tiên được thực hiện dưới chính quyền nhân dân còn non trẻ. Trong
suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc chưa từng có những nhiệm vụ
nào như vậy cho nên gọi là xây dựng “Đời sống mới”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i>hóa thâm nhập vào cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng </i>
<i>xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đảm bảo mỗi nhà máy, công trường, lâm </i>
<i>trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan, </i>
<i>trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp tác xã, phường ấp, đều có đời </i>
<i>sống văn hóa” [16]. Mỗi cá nhân có đời sống văn hóa riêng. Tuy nhiên, đời </i>
sống văn hóa cá nhân khi đi theo cùng một xu hướng thì sẽ hình thành đời
sống văn hóa cộng đồng. Do vậy, sau Đại hội V, xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở trở thành một phong trào phát triển sâu rộng trong các hộ gia đình, địa
bàn dân cư, đơn vị học tập, công tác, sản xuất tác động trực tiếp đến tư tưởng,
tình cảm, đạo đức và nhu cầu hương thụ, sáng tạo văn hóa trong đời sống của
mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó khái niệm đời sống văn hóa ngày một phổ biến
và sáng tỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

để hướng con người vươn lên theo quy luật, chuẩn mực của cái đúng, cái đẹp,
cái chân - thiện - mỹ đồng thời loại bỏ những biểu hiện tha hóa, tiêu cực trong
đời sống con người. Đời sống văn hóa là q trình diễn ra sự trao đổi thông
qua các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc tiếp
thu các yếu tố văn hóa vào đời sống của con người không chỉ diễn ra một


chiều mà ln có mối quan hệ biện chứng. Các yếu tố văn hóa mà con người
tiếp thu sẽ có tác động trở lại vào chính mỗi đời sống cá nhân, đời sống vật
chất, đời sống tinh thần và đời sống xã hội. Nó góp phần điều chỉnh các hành
vi ứng xử của cá nhân và cho cá nhân phương thức lựa chọn lối đi tốt nhất
cho mình, giúp biến đổi môi trường tự nhiên tạo lập môi trường nhân văn làm
ra những sản phẩm vật chất cho xã hội. Nó cũng sẽ tác động vào đời sống tinh
thần để con người thỏa mãn những nhu cầu chủ quan và đáp ứng những yêu
cầu về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống của cộng đồng, hình thành nên hệ
thống các giá trị chuẩn mực.


Qua việc nghiên cứu các khái niệm khác nhau về đời sống văn hóa, tác
giả đồng ý với quan niệm của Tác giả Trần Đức Ngơn trong tạp chí Lý luận
<i>văn hóa khi cho rằng: “Đời sống văn hóa là kết quả của hoạt động tương tác </i>
<i>giữa con người với mơi trường văn hóa tạo nên diện mạo cũng như chiều sâu </i>
<i>của đời sống tinh thần con người, thể hiện chất lượng sống và góp phần hình </i>
<i>thành nhân cách”[31, 6]. </i>


<i>*Đời sống văn hóa tinh thần </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Đời sống tinh thần có cái hay, cái dở, có mặt tốt, mặt khơng tốt tuy nhiên khi
nói đến đời sống văn hóa tinh thần là để nhấn mạnh những nét đẹp có giá trị
nhằm hướng con người tới những giá trị cao đẹp của Chân - Thiện - Mỹ. Đời
sống văn hóa tinh thần là khái niệm đề cập đến chất lượng của đời sống tinh
thần.


Trên cơ sở đó, đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân chính là
tổng hịa sống động các hoạt động sản xuất, trao đổi, tiêu dùng các giá trị tinh
thần mà các giá trị tinh thần đó mang đặc trưng đời sống sản xuất nông
<i>nghiệp. </i>



Dựa trên khái niệm, tiến trình vận động và phát triển, đời sống văn hóa
tinh thần lần lượt trải qua năm khâu gồm: nhu cầu văn hóa tinh thần, sản xuất
(sáng tạo) giá trị văn hóa tinh thần, bảo quản (lưu giữ) các giá trị văn hóa tinh
thần, trao đổi (giao tiếp) chuyển giao các giá trị văn hóa tinh thần, tiêu dùng
các giá trị văn hóa tinh thần. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa tinh thần có thể
biểu hiện thơng qua các hoạt động như: hoạt động nhận thức, hoạt động giáo
dục- đào tạo, hoạt động tư tưởng, lối sống, hoạt động tơn giáo tín ngưỡng,
hoạt động lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí,...


<i>1.1.2. Đặc điểm của giai cấp nơng dân Việt Nam </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

hậu, thô sơ. Với tính chất cá thể, tự cấp, tự túc là chủ yếu đúng như C.Mác đã
<i>nhận định: “Mảnh đất cỏn con, người nơng dân và gia đình anh ta, cạnh đó </i>
<i>lại một mảnh đất cỏn con khác, một nơng dân khác và một gia đình khác. Một </i>
<i>nhóm những đơn vị ấy tập hợp thành một làng, một nhóm làng tập hợp thành </i>
<i>tỉnh. Và có khi cả cái khối lớn dân tộc cũng được hình thành bằng cách đơn </i>
<i>giản cộng những đại lượng cùng tên lại, đại khác cũng giống như một cái bao </i>
<i>tải đựng những củ khoai tây hình thành một bao tải khoai tây vậy” [6; 264]. </i>
Tính chất cá thể đã tách biệt mỗi gia đình thành một đơn vị kinh tế độc lập,
rời rạc với phương thức sản xuất phân tán.


Vì vậy, người nơng dân khơng có sự liên kết chặt chẽ về kinh tế, tư
tưởng, tổ chức, vì vậy trong lịch sử, giai cấp nơng dân khơng có hệ tư tưởng
độc lập mà chủ yếu phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội.
Người nông dân cũng khơng phải là một tập đồn xã hội thống nhất. Trong sự
phát triển của lịch sử, tính chất xã hội và cơ cấu xã hội thay đổi theo từng loại
hình xã hội, các hình thái sản xuất, các phương thức sản xuất khác nhau.
Song, khơng thể phủ nhận vai trị của giai cấp nông dân trong lịch sử. Khi đề
cập đến sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân C. Mác và Ph. Ăngghen đã
kh ng định nông dân là người bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công


nhân. Các ông cũng nhấn mạnh vai trị của giai cấp nơng dân trong việc thực
hiện thắng lợi cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng chỉ rõ công nhân – nông dân là cái gốc của cách mạng. Cho
đến nay, giai cấp nông dân ở nhiều quốc gia vẫn là lực lượng xã hội quan
trọng quyết định đến sự phát triển của đất nước. Với những điều kiện quy
định nên bản chất của mình giai cấp nông dân Việt Nam bao gồm các đặc
điểm sau:


<i>Thứ nhất, Giai cấp nông dân Việt Nam có phương thức sản xuất trồng </i>
<i>lúa nước là căn bản </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

mưa nhiều thích hợp cho việc trồng lúa nước. Mặc dù có “rừng vàng, biển
bạc” nhưng những người nơng dân nơi đây khơng dựa hồn tồn vào rừng và
biển, mà chủ yếu dựa vào việc làm nông nghiệp.


Với đồng bằng châu thổ phì nhiêu như đồng bằng Sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long có truyền thống lúa nước lâu đời, lại có mật độ dân số
khá cao nên từ lâu cư dân nông nghiệp Việt Nam đã luôn tiến hành thâm canh
cây lúa và trồng hoa màu để đạt năng suất cao, giải quyết bài toán về mật độ
dân số và lương thực. Vì vậy, sản xuất lúa gạo làm lương thực chính đã trở
thành phương thức sản xuất và sinh sống truyền thống của hầu hết các làng xã
Việt Nam trong lịch sử. Khi nhắc đến văn hóa Việt Nam không thể không
nhắc đến làng xã và văn minh lúa nước với vai trị quan trọng đối với người
nơng dân. Cả hai yếu tố này cùng quyết định đời sống nông nghiệp của người
nơng dân ở nơng thơn. Do đó, có thể thấy đặc trưng đầu tiên của người nơng
dân được thể hiện trong lối sống, nếp nghĩ chính là sự trọng nông, trọng kinh
nghiệm và rất thực tiễn. Chính điều này đã tạo nên tính ổn định, bền vững,
tính cố kết chặt chẽ, tính cộng đồng, tính hướng nội trong văn hóa làng Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Nơng dân khơng phải là một giai cấp. Bởi lẽ, phương thức sản xuất nông


nghiệp manh mún, lạc hậu, nhỏ lẻ làm sản sinh tính biệt lập nhất định giữa
các làng xã. Sự liên kết trong tư tưởng, sản xuất kinh tế, trao đổi sản phẩm
mang tính chất rời rạc, cho nên giai cấp nơng dân khơng có điều kiện hình
thành cho mình một hệ tư tưởng chung, thống nhất. Do vậy, lợi ích chung của
nơng dân khơng hợp thành một lợi ích độc lập mà phụ thuộc vào lợi ích của
các giai cấp thống trị, giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản – vì thế, nơng dân
khơng có hệ tư tưởng, khơng có khả năng tổ chức ra các đảng chính trị của
riêng mình. Sống trong chế độ xã hội nào thì nơng dân bị chi phối bởi lợi ích
của giai cấp thống trị trong xã hội ấy, bị phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai
cấp thống trị. Trên thực tế chúng ta nhận thấy: trong xã hội Phong kiến ở Việt
Nam, lợi ích của nơng dân bị phụ thuộc vào lợi ích của giai cấp địa chủ trong
mối quan hệ “phát canh thu tô”; đời sống tinh thần của nông dân là đời sống
của “thần dân”, của tá điền. Nhân dân ở nhiều nước trong xã hội tư bản chủ
nghĩa, nông dân bị giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản bóc lột dưới hình thức
lợi nhuận trong nơng nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa. Chỉ khi làm cách
mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp cơng
nhân mới được giải phóng triệt để.


<i>Thứ ba, giai cấp nông dân vừa có tinh thần cách mạng, vừa mang tư </i>
<i>tưởng bình quân, cục bộ. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i>là người bạn đồng minh, là người lãnh đạo tự nhiên của mình” [6; 269]. Ở </i>
đại đa số quốc gia trên thế giới, nông dân là lực lượng xã hội to lớn, là lực
lượng cách mạng quan trọng.


Vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa
Mác Lê nin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra
tính cách mạng của giai cấp nơng dân. Người nhận định: nông dân Việt Nam
chiếm đại bộ phận trong dân cư, họ là giai cấp chịu nhiều tầng áp bức bóc lột,
thực dân, phong kiến và cả một bộ phận phú nơng. Hồ Chí Minh nhìn thấy ở


người nông dân sức mạnh tiềm tàng, mặc dù bị áp bức dã man về kinh tế,
chính trị, bị đầu độc về tinh thần những họ không chỉ chịu đựng. Dưới ách áp
bức, bóc lột người nơng dân đã ni ý chí, tinh thần phản kháng mãnh liệt. Họ
gắn bó máu thịt với quê hương, đất nước, với nền văn hóa hàng ngàn năm của
dân tộc. Người cũng nhận định rằng giai cấp nông dân sẽ cùng giai cấp công
nhân và các tầng lớp khác đi lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời muốn đẩy mạnh
nông nghiệp phát triển và xây dựng nông thôn mới trước hết cần phải chú ý
đến người nơng dân. Cũng chính là xây dựng mọi mặt trong đời sống người
nông dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

làng, do vậy không có nhiều cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài cho nên
tầm nhận thức, tư duy chỉ gói gọn sau cổng làng, ít người đã vượt khỏi ranh
giới ấy. Vì vậy, phần lớn người dân mang tính cục bộ địa phương. Hơn nữa,
nền kinh tế nước ta có giai đoạn theo chế độ bao cấp với chủ trương công hữu
tất cả của cải xã hội. Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, phân phối theo tem
phiếu. Đây là mảnh đất màu mỡ cho tính tập thể bình, tư tưởng bình qn trỗi
dậy. Nó dẫn tới việc ỷ lại, trơng chờ vào người khác, người nông dân luôn bị
động, chậm trễ. Vì vậy, nó hạn chế sự phát triển của nơng thôn, nông nghiệp
<i>và đời sống người nông dân. C. Mác sớm đã nhìn ra tính chất này “Tiểu nơng </i>
<i>là một khối quần chúng đông đảo mà tất cả các thành viên đều sống trong </i>
<i>một hồn cảnh như nhau, nhưng lại khơng nằm trong mối quan hệ nhiều mặt </i>
<i>với nhau. Phương thức sản xuất của họ không làm cho họ liên hệ với nhau mà </i>
<i>lại làm cho họ cô lập với nhau” [6, 264]. Trong giai đoạn hiện nay, người </i>
nơng dân cũng đã có nhiều thay đổi về phương thức sinh hoạt cũng như lối
sống. Song, do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nơng nghiệp nên tính cào
bằng, cục bộ vẫn cịn tồn tại chưa khắc phục được triệt để hoàn toàn.


<b>1.2. </b> <b>Khái quát về điều kiện địa tự nhiên, kinh tế, xã hội và đời </b>
<b>sống văn hóa tinh thần của người nơng dân xã Đơng Yên </b>



<i>1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Đông Yên được bao bọc bởi hệ thống đường bộ và đường sông. Phía
nam là con đường quốc lộ 6A - con đường huyết mạch nối từ thủ đô Hà Nội
lên các tỉnh tây bắc tổ quốc. Phía Tây là quốc lộ 21A con đường chạy từ Xuân
Mai lên ngã ba Hòa Lạc. ên trong đường 21A là rừng Ngang, núi Voi, núi
Vua à. Phía Đông là hạ lưu con sơng Tích Giang- phát ngun từ Ba Vì
chảy tiếp đên Tân Trượng rồi nối với sơng Bùi. Nhờ vị trí địa lý ấy Đông Yên
trở thành những tuyến giao thông huyết mạch, có vị trí trọng yếu về phòng
thủ và chiến đấu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đồng thời mang tầm chiến
lược phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô Hà Nội và của đất nước. Cũng nhờ
đó người dân có nhiều cơ hội giao lưu kinh tế- văn hóa- xã hội với các địa
phương trong và ngoài huyện. Những điều kiện tự nhiên như vậy đã mang
đến cho Đông Yên một vẻ đẹp tự nhiên hài hịa giữa đất trời rộng lớn, vừa có
núi vừa có sơng.


Diện tích xã Đơng n hiện nay khoảng 10.787,8 km2 trong đó đất canh
tác có 2.338 mẫu ắc ộ nằm ở 30 quả đồi khác nhau. Kể từ khi thành lập xã
( 7-1948) bình qn diện tích đất canh tác gần 7 sào ắc ộ/ người. Đến năm
2011, hiện trạng các loại đất của xã như sau:


+ Đất nơng nghiệp: 790,24 ha (chiếm 70,63% tổng diện tích đất tự nhiên
tồn xã).


+ Đất phi nơng nghiệp (khơng bao gồm đất ở): 325,77 ha (chiếm 29,12%
diện tích đất tự nhiên)


+ Đất ở nông thôn: 209,95ha (chiếm 18,77% diện tích đất tự nhiên)


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Cơ cấu việc làm của người nông dân xã Đông Yên dần chuyển hướng từ


nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ. Hiện
nay, được phân chia thành các nhóm xã hội như:


+ Nhóm nơng dân nhận ruộng khoán (ruộng, ao, đầm,..) và sản xuất
nông nghiệp thuần túy


+ Nhóm nơng dân nhận ruộng khoán (ruộng, ao, đầm,..)và kết hợp sản
xuất nông nghiệp với các hình thức tiểu- thủ công nghiệp, dịch vụ hay lao
động làm thuê trong và ngoài địa phương


+ Nhóm nơng dân nhận ruộng khoán (ruộng, ao, đầm,..) và thuê thêm
ruộng khoán để sản xuất- kinh doanh nơng nghiệp dưới hình thức trang trại
hoặc gia trại bằng lao động gia đình hoặc lao động th ngồi


+ Nhóm nơng dân chun làm dịch vụ,...


+ Nhóm nơng dân khơng có ruộng (do cho thuê, cầm cố, bán hoặc những
gia đình trẻ mới tách hộ,... phải làm thuê trong nông nghiệp và tại địa phương
hay trong các khu công nghiệp ( làm người giúp việc ở đô thị, công nhân ở
các cơ sở công nghiệp, dịch vụ trong nước, các cơng ty nước ngồi trên địa
bàn huyện, tỉnh lân cận,...)


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

kinh doanh, dịch vụ,... Tính mềm dẻo, uyển chuyển nhanh chóng thích nghi
với điều kiện mới là điểm sáng trong tính cách của những người làm nông
nghiệp.


Đông Yên nằm trong khu vực tiểu Đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng
của tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có bốn mùa xuân, hè, thu,
đông tuy nhiên thời tiết phân thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 10. Mùa


đông lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt
độ trung bình trong năm là 23℃ cao nhất là 38℃ - 40℃, thấp nhất 9℃ - 13℃.
Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm khoảng tháng 5 - 6 , thấp nhất là vào
tháng 12 - 1. Lượng mưa phân bố không đều theo các tháng trong năm chủ
yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 60% - 70%. Lượng mưa trung
bình hàng năm 1500 - 1800mm. Lượng mưa lớn đảm bảo cung cấp nước tưới
dồi dào cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi nông nghiệp. Tuy nhiên, do ở
gần sông, diện tích ao hồ lớn mùa mưa bão thường gây ngập úng, mùa đông
thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở sông, ao hồ đều cạn ảnh
hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân. Đông Yên chịu ảnh hưởng của
hai hướng gió chính: gió Đơng bắc thổi vào mùa lạnh và gió Đơng Nam thổi
vào mùa nóng. Điều kiện khí hậu cho phép người nơng dân xã Đơng n có
thể canh tác 2 vụ/ năm. Vụ đông xuân (vụ chiêm) kéo dài từ tháng 1 đến
tháng 5 và vụ hè thu (vụ mùa) kéo dài từ tháng 5 đến 8 hằng năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

thêm chè tươi (trà xanh) nhưng chỉ có chè trồng ở đất Yên Thái là ngon nhất.
Câu ví có vế sau là Gái Đông La - chỉ những người con gái ở vùng Đông Hạ -
một làng thuộc xã Đông Yên là “ Những người thắt đáy lưng ong- Vừa khéo
chiều chồng, vừa khéo nuôi con” vừa đảm đang khéo léo, lại cần cù chịu
thương chịu khó. Do đặc điểm địa hình đa dạng ở xã Đông Yên mà các giống
vật nuôi cũng hết sức phong phú. Các gò đồi xen kẽ ruộng đồng rộng lớn
thảm thực vật trù phú thích hợp để ni gà, trâu, bị, lợn,... Do ở gần sơng hơn
nữa có nhiều vùng trũng, ruộng sâu tạo điều kiện tốt để nuôi trồng thủy - hải
sản nước ngọt, hệ thống sông nước, ao, hồ ở xã Đơng n vơ cùng đa dạng,
khí hậu thích hợp cho các lồi cá, ếch, ốc, trai, hến, ngao... sinh sống và phát
triển. Dựa trên điều kiện địa tự nhiên như vậy, người nông dân tại xã Đông
Yên dần mở rộng quy mơ chăn ni, trồng trọt. Kết hợp mơ hình kinh tế vườn
– ao – chuồng nhằm khai thác hết thế mạnh về địa lý, thảm thực vật, điều kiện
khí hậu ở địa phương. Đặc biệt người nơng dân đã thay đổi tư duy trong làm
kinh tế nơng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình.



Những năm gần đây hệ thống đường, trường, trạm được các cấp lãnh đạo
quan tâm, nâng cấp ngày một khang trang hơn, trong xã có một cơ sở y tế
phục vụ khám chữa bệnh cho bà con trong và ngoài xã với đội ngũ cán bộ
ngày càng chuyên nghiệp, chu đáo. Hằng năm vẫn thường tổ chức tiêm vắc
xin, uống vitamin A cho trẻ nhỏ và cho phụ nữ mang thai, khám bệnh miễn
phí cho người già. Kết hợp cùng sở y tế và bệnh viện huyện mở đợt khám
chữa bệnh miễn phí cho bà con nhân dân,...Hiện nay trong xã có 4 trường
mẫu giáo nằm ở bốn thôn với cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, đầy đủ, 4
trường tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở. Năm 2017 trường Trung học cơ sở
Đơng n vinh dự đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia của bộ giáo
dục và đào tạo thành phố Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Những sự hy sinh thầm lặng của ông cha nhắc nhở con cháu Đông Yên phải
nhớ lấy đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu Quốc Đơng n đã góp 10.000 tấn lương thực, 109.648 kg thịt
lợn, 7.504kg cá, 19.264 quả trứng, 10.324 kg rau xanh, 80.000 ngày công
phục vụ bộ đội đứng chân trên địa bàn và tham gia hàng ngàn ngày công làm
mới tu sửa, nâng cấp đường quân sự [51; 56]. Đông Yên được xác định là căn
cứ địa của huyện Quốc Oai suốt những năm kháng chiến cứu quốc. Năm
1997, Chủ tịch nước tặng thưởng nhân dân và cán bộ Đông Yên Huân chương
Kháng chiến hạng Nhất. Năm 1998 Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang
Đông Yên vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “ Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân”. Trong thời chiến hay thời bình nhân dân Đông
Yên đều cùng nhân dân cả nước chung tay chung sức trên mọi mặt trận. Với
những nỗ lực không ngừng của Đảng bộ và nhân dân Đông Yên hiện nay cả
bốn thôn thuộc xã đều đã được cấp giấy cơng nhận làng văn hóa của Ủy ban
nhân dân Huyện Quốc Oai.


<i>1.2.2. Đặc điểm về đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân ở </i>


<i>xã Đông Yên </i>


<i>Thứ nhất, phương thức lao động nông nghiệp, dựa trên kinh nghiệm là </i>
<i>chính khiến đời sống khó khăn, từ đó hình thành lối sống giản dị, tiết kiệm, </i>
<i>cần cù, chăm chỉ ở người nông dân xã Đông Yên. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

nữa, kỹ thuật canh tác lạc hậu, dựa trên kinh nghiệm là chính dẫn đến năng
suất mùa màng kém, quanh năm suốt tháng phải “bán mặt cho đất, bán lưng
cho trời” vẫn chưa đủ sống. Lối sống khép kín của làng cộng với thương
nghiệp chưa có cơ hội phát triển, chưa có sự trao đổi, lưu thông rộng rãi là
yếu tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi bước vào xây dựng
chủ nghĩa xã hội theo mơ hình kinh tế tập trung, hình thức thành lập hợp tác
xã nông nghiệp đã đem đến một cách tổ chức quản lý mới. Tuy nhiên, hình
thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất cùng với chủ trương công hữu tất cả tài
sản của xã hội, phân chia thành quả lao động dựa trên hình thức tem phiếu
dẫn đến tình trạng “cha chung khơng ai khóc”, “ lỗ nhà nước bù, lãi nhà nước
thu”. Tình hình lao động, sản xuất của người nông dân Đông Yên trong thời
đoạn ấy chủ yếu phụ thuộc vào tiếng mõ, người làm nhiều hay làm ít, chăm
chỉ hay lười biếng đứng ngồi đồng hết ngày là được tính cơng. Tình trạng ấy
khơng những tạo ra mâu thuẫn trong mối quan hệ của những người nơng dân
mà cịn khiến cho nền nông nghiệp địa phương khơng có động lực để phát
triển. Người dân cày khổ cực vẫn khổ cực, nghèo vẫn hoàn nghèo. Theo quy
luật con người nghèo thường dẫn đến hèn, tâm lý thụ động, phụ thuộc, sùng
bái tự nhiên hình thành. Họ khơng có “gan” thay đổi, sợ đi theo hướng mới sẽ
thất bại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

người nông dân đã và đang dần thay đổi, hiện đại hơn trước rất nhiều nhưng
tính giản dị, cần cù tiết kiệm đã ăn sâu vào lối sống, nếp sống của người nông
dân xã Đông Yên.



Phương thức lao động nông nghiệp dựa trên kinh nghiệm là chính phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu. Do vậy, người nông dân xã
Đông Yên phải làm việc rất vất vả. Lâu dần hình thành nên đức tính cần cù,
chăm chỉ trong lao động. Nó được thể hiện ra là sự chăm sóc kỹ lưỡng các
giống con, giống cây kể từ khi còn là một hạt giống cho đến khi thu hoạch
cho năng suất cao. Trên tất cả, những người nông dân Đông Yên hiểu rằng,
chỉ có chăm chỉ lao động mới có thể tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Chỉ có
lao động mới giúp con người có những bước tiến dài đến xã hội văn minh,
hiện đại.


<i>Thứ hai, người nơng dân xã Đơng n có tinh thần cố kết cộng đồng cao </i>
<i>có lối sống trọng đạo đức, danh dự, tình nghĩa. </i>


Tinh thần cố kết cộng đồng của người nông dân xã Đông Yên được thể
hiện trong tính cộng cư, cộng cảm, cộng hữu, cộng mệnh trong phạm vi mỗi
làng. Cùng sinh sống trong một khơng gian văn hóa chung là làng, người dân
chịu sự chi phối của luật lệ, hương ước trong làng. Phương diện cộng cư này
hình thành lợi ích chung nhất định của các nhóm dân cư. Địi hỏi mọi người
phải có ý thức gắn kết với nhau để bảo vệ văn hóa làng, bảo vệ các giá trị văn
hóa, lễ hội, phong tục truyền thống của làng mình. ởi vì, chính những giá trị
đó tạo nên điểm khác biệt trong đời sống văn hóa, cốt cách con người giữa
các làng với nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

cảm với nhau, góp phần xây dựng tinh thần đồn kết, tính cố kết cộng đồng
cao. Tính cộng cảm còn được thể hiện qua những sinh hoạt chung trong đời
sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên. ằng tinh thần
“nhường cơm xẻ áo” yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tình nghĩa thủy chung, ăn
sâu vào ý thức, trở thành lẽ sống của người nông dân nơi đây. Do điều kiện
sinh sống cùng với sự quy định chặt chẽ của lệ làng, các gia đình dựa vào
nhau mà sống sẵn sàng “chia ngọt sẻ bùi” “tối lửa tắt đèn có nhau”. Giữa các


gia đình trong làng có mối quan hệ thân tộc chằng chịt, họ sống với nhau
bằng tình nghĩa thủy chung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

đảo người dân. Vì vậy, tính cố kết cộng đồng bắt đầu hình thành và theo thời
gian ăn sâu vào lối sống của người nông dân nói chung và người nơng dân xã
Đơng n nói riêng.


Trong lịch sử, tính cộng mệnh của người nông dân Đông Yên được biểu
hiện thành tinh thần đoàn kết dân tộc, cùng nhau chống giặc ngoại xâm. Cùng
khai phá đất hoang, đất rừng để lập ấp, xây dựng quê hương, sản xuất nông
nghiệp. Ngày nay, đó là sự đồng lịng của tồn thể bà con nông dân trong
công cuộc đưa đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông dân,
nông nghiệp, nông thôn vào hiện thực. Gắn vận mệnh của mình với vận mệnh
của nền nơng nghiệp nước nhà. Ngồi ra, tính cộng mệnh của người nơng dân
xã Đơng n cịn được thể hiện trong đời sống tơn giáo, tín ngưỡng. Họ có
niềm tin tơn giáo giống nhau, đều tin vào đạo Phật, thống nhất trong cách
nghĩ, cách sống. Khi xảy ra biến cố người nông dân cho rằng đó là số mệnh
chung. “Mắt toét là do hướng đình - cả làng mắt toét chứ mình em đâu”. Sự
phồn vinh của làng ảnh hưởng đến từng cá nhân trên các mặt kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội, đời sống tơn giáo, tín ngưỡng. Do vậy, đối với người
nơng dân, khái niệm làng phần nào nói lên tính cố kết bền chặt của những cư
dân sinh sống trong khoảng khơng gian đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

thể hiện ở sự tơn trọng người cao tuổi , kính nể bậc hiền tài, coi trọng người
có đạo đức, có học thức… Người nơng dân Đơng n cũng ln nhấn mạnh
sự khoan dung giữa tình cảm yêu thương với nghĩa vụ con người. Sự gắn bó
giữa tình và nghĩa đã tạo nên một lối ứng xử thuần hậu. Ở đó, người ta điều
hồ được các quan hệ cá nhân và gia đình, lý trí và tình cảm, trách nhiệm và
nghĩa vụ để tạo dựng một cuộc sống hài hồ và ổn định. Điều đó đã làm cân
bằng cán cân xã hội, dù mọi vật xoay vần, tạo hóa biến chuyển khơn lường thì


cuộc sống người nông dân ngàn đời nay vẫn tạo được cho mình sự bình n,
êm ả riêng có của nó. Sức mạnh của lối ứng xử tình nghĩa thể hiện rất rõ trong
một khoảng trời rất riêng của mỗi con người - đó là gia đình. Song, chính
những quan hệ và lối ứng xử bằng tình cảm, coi trọng tình cảm này lại nảy
sinh tâm lý ngại va chạm, ngại đấu tranh cho lẽ phải, “dĩ hoà vi quý”, thiếu
tinh thần dân chủ ở người nông dân.


<i>Thứ ba, do đặc điểm sản xuất nông nghiệp, đời sống người nông dân xã </i>
<i>Đông n có hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng vơ cùng phong phú. </i>


Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, người nông dân xã Đông Yên
sinh sống bằng nghề trồng lúa nước là chính. Do vậy, đời sống tín ngưỡng tôn
giáo vừa mang đặc trưng của đời sống nơng nghiệp vừa thể hiện tín ngưỡng
dân gian phong phú. Q trình sản xuất nơng nghiệp dựa trên kinh nghiệm là
chính, phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên “Trông trời, trông đất, trông mây -
trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”. Trước những biến đổi khó
lường của tự nhiên, họ sinh ra sợ hãi do đó tín ngưỡng thờ thần sấm, thần sét,
thần gió, thần mưa, thần cây, thần núi, thần sông…với mong muốn mưa thuận
gió hịa. Hơn nữa, người nơng dân tin rằng mọi vật đều có linh hồn, đặc biệt
là các sự vật liên quan đến nông nghiệp. Cho nên, họ thờ với mục đích là
mong mùa màng bội thu, đời sống ấm no hạnh phúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

hoặc vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà để đặt bàn thờ. Mồng một, ngày
rằm, tết nhất, cưới hỏi hay nhà có việc,… người ta đều thắp hương, làm cỗ
dâng lên các vị thần linh và tổ tiên trong nhà với mong muốn được che chở,
phù hộ. ên cạnh việc cúng giỗ tổ tiên, dòng họ, mỗi làng ở xã Đơng n đều
có đình, chùa, miếu. Trong đó, đình Đơng Hạ thờ Đặng Long Un một vị
tướng trong đời vua Hùng thứ 18 và Mai Trang công chúa – vị nữ tướng của
Hai à Trưng. Đình n Thái thờ Đặng Cơng nh - một vị tướng nổi tiếng
với đức độ và tài thao lược để thu phục quân thù. Đình Đông Thượng thờ


tướng quân Đặng Long Uyên. Đình Thượng làng Việt Yên thờ Tản Viên Sơn
Thánh tam vị quốc chúa Đại Vương, đình Hạ thờ Mai Trang công chúa. Đặc
biệt, gác chùa Việt Yên với kiến trúc hai tầng, tám mái là gác chng đẹp
nhất nhì huyện Quốc Oai. Hiện nay, các đình chùa ở xã Đơng n đều được
cơng nhận là di tích lịch sử - văn hóa và di sản văn hóa lịch sử.


Tiếp nối truyền thống từ lâu đời của quê cha, đất tổ, đều đặn 5 năm một
lần các làng thay nhau tổ chức lễ hội. Mỗi hội đình làng đều có hai phần là
phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm lễ, tế, rước chủ yếu thể hiện tấm lịng
thành kính và biết ơn của nhân dân đối với các vị Thành hoàng làng, các vị
anh hùng dân tộc. Phần hội gồm những hoạt động trò chơi dân gian như đánh
cờ người, kéo co, vật, thổi cơm thi…vừa để thử sức khỏe, tài năng trí tuệ của
người chơi vừa là cách thức giải lao sau mỗi mùa vụ vất vả của bà con nhân
dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Nhìn chung, những tính cách của người làm nơng nghiệp đã góp phần
hình thành nên đời sống tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú của người
nông dân xã Đông Yên. Họ không phải là những người cuồng tín nhưng đa
tín, có thể thấy hoạt động tơn giáo tín ngưỡng phản ánh đúng đặc trưng của
đời sống nơng nghiệp. Mặt khác, nó góp phần làm cho đời sống văn hóa tinh
thần của người nơng dân ngày càng phong phú hơn.


<i>Thứ tư, do nằm trong vùng đất ngàn năm văn hiến nên đời sống tinh </i>
<i>thần người nông dân xã Đông Yên cũng rất phong phú, đa dạng bởi các lễ </i>
<i>hội. </i>


ên cạnh sự đa dạng trong hoạt động tơn giáo tín ngưỡng, đời sống tinh
thần người nơng dân cịn được làm phong phú thêm bởi các lễ hội truyền
thống và hiện đại. Có thể nói lễ hội là mơi trường thuận lợi cho các yếu tố văn
hóa truyền thống được bổ sung, hồn thiện, vận hành cùng tiến trình lịch sử


của mỗi địa phương trong lịch sử phát triển chung của đất nước. Đó chính là
tinh hoa được đúc rút, kiểm chứng, hoàn thiện trong suốt chuỗi ngày dài từ
quá khứ đến hiện tại của xã Đông Yên. Lễ hội được tổ chức ở các làng vơ
cùng lơi cuốn, hấp dẫn, nó trở thành nhu cầu, khát vọng của người nông dân
cần được đáp ứng và thỏa nguyện dù cho ở thời đại nào. Hơn năm mươi lễ hội
được tổ chức hàng năm như làm rạng rỡ thêm nét văn hóa truyền thống của
mảnh đất kinh kỳ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời cũng sản sinh ra các giá trị văn hóa
mới phù hợp với thời đại. ên cạnh đó, các lễ hội mới xuất hiện như festival
nông nghiệp, lễ hội nông sản, lễ hội trái cây, lễ hội kỷ niệm ngày đón làng
văn hóa,... Chúng được phân biệt với các lễ hội truyền thống ở chỗ thời lượng
và kinh phí đầu tư cho phần hội nhiều hơn phần lễ. Tạo khơng khí sơi động,
mới mẻ thu hút sự quan tâm của thế hệ trẻ. Đó cũng là cơ hội để cho người
nông dân xã Đông Yên quảng bá ẩm thực và các sản phẩm nông nghiệp, đặc
sản vùng miền, giới thiệu nét văn hóa truyền thống, tính cách, con người của
quê hương cho du khách thập phương. Nhân đó, tạo thiện cảm và mở rộng các
mối quan hệ.


Tóm lại, các lễ hội truyền thống hay các lễ hội hiện đại đều sinh ra từ đời
sống nông nghiệp của người nông dân. Do vậy, gìn giữ các lễ hội cổ truyền và
tổ chức các lễ hội hiện đại khoa học, hợp lí gắn với nhu cầu chân chính của
nhân dân là một trong những nhiệm vụ để xây dựng và phát huy yếu tố văn
hóa. Hơn nữa, cần có chính sách, chủ trương để xây dựng và phát triển đời
sống nông dân, xác định đúng đắn vị trí, vai trị của người nơng dân, xây dựng
đời sống văn hóa đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần cho người nơng dân.
Khi có chỗ dựa tinh thần vững chắc người nông dân sẽ an tâm thực hiện các
nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.


<i>Thứ năm, người nông dân xã Đông Yên sản xuất nơng nghiệp dựa trên </i>


<i>kinh nghiệm là chính, mang tư tưởng bình qn, ngại đổi mới, tính tùy tiện và </i>
<i>chưa có thói quen chấp hành pháp luật. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i>thay đổi”[5; 340]. Chính vì vậy, theo thời gian, họ càng trở nên bảo thủ ghê </i>
gớm. Hậu quả cuối cùng là tính bảo thủ đã đưa người nơng dân đến chỗ lạc
hậu, thụt lùi quá xa so với bước tiến chung của cả xã hội. Người nông dân
sống và làm việc theo những tập quán cổ truyền, bám chắc vào cái cũ mà
không dám thử nghiệm những cái mới. Họ bằng lịng với cuộc sống đạm bạc,
bình ổn, tạm đủ, ít quan tâm và thậm chí khơng muốn quan tâm đến những cái
mới diễn ra ngoài phạm vi hoạt động nhỏ hẹp của họ. Mặt khác, phương pháp
canh tác cổ truyền được kế thừa từ đời này sang đời khác khiến năng suất lao
động thấp, sản phẩm chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân, gia đình
và cộng đồng nhỏ hẹp của người nơng dân. Điều đó đã chi phối các mối quan
hệ của họ, làm cho các mối quan hệ này chỉ dừng lại trong phạm vi gia đình,
họ hàng, làng xóm. Thêm vào đó, sự kém phát triển của cơ sở hạ tầng và
phương tiện giao thông cùng với cuộc sống bấp bênh, nghèo khó đã kìm hãm
việc mở rộng mối quan hệ của họ. Tất cả những điều kiện góp phần làm nảy
sinh và ni dưỡng tư tưởng bình qn của người tiểu nơng.


Xuất phát từ phương thức sản xuất của người nơng dân có phần tự phát,
với mục đích tự cung, tự cấp, tự túc, họ sản xuất cho mình, vì mình. Điều này
tạo nên tính tuỳ tiện, thiếu kỷ luật, kỷ cương, chưa có thói quen sống và làm
việc theo pháp luật của người nơng dân nói chung. Họ vốn đề cao và sống
theo “lệ làng”. Người dân trong làng chấp hành những quy định của “lệ làng”
một cách tự nguyện và nghiêm túc. Họ sống theo lệ làng, theo tục lệ, lề thói, ít
quen với pháp luật. Họ chỉ sợ lệ, sợ dư luận của làng, mà không sợ luật, thậm
chí khơng tn thủ pháp luật “phép vua thua lệ làng”. Điều đó ảnh hưởng
khơng nhỏ đến việc xây dựng ý thức chấp hành, tôn trọng pháp luật của người
dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay.



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43></div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>CHƯƠNG 2. SỰ BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HĨA TINH THẦN CỦA </b>
<b>NGƯỜI NƠNG DÂN XÃ ĐƠNG N HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, </b>


<b>NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP </b>


<b>2.1. Thực trạng sự biến đổi đời sống văn hóa tinh thần của người nông </b>
<b>dân xã Đông Yên hiện nay </b>


Người nông dân được trả lại đúng vị trí làm chủ tư liệu sản xuất của mình
khi cơng cuộc đổi mới là Đảng lãnh đạo bắt đầu. Mốc đánh dấu sự biến đổi ấy
là nghị quyết 10 của Bộ chính trị hay cịn gọi là khoán 10 (4-1988) với nội
dung cơ bản là giải phóng sức sản xuất nhằm khai thác hợp lý tiềm năng lao
động, đất đai, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, lấy hộ xã viên
làm đơn vị kinh tế tự chủ. Sau khoán 10 là luật đất đai năm 1993 với nhiều
chủ trương, chính sách hợp lý của Đảng và Nhà nước đã góp phần tạo ra chế
độ sở hữu mới của người nông dân đối với tư liệu sản xuất nông nghiệp. Trên
cơ sở được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, bình đ ng với mọi thành phần
kinh tế, các hộ nơng dân được tồn quyền quyết định hoạt động sản xuất trên
chính mảnh đất mình sở hữu. Họ tự tìm cách, lên kế hoạch, tính tốn và chịu
trách nhiệm đóng thuế cho Nhà nước. Sản phẩm được làm ra tiêu dùng hoặc
bán ở đâu là do hộ nơng dân tự quyết định, chính điều này đã làm nông dân
Đông Yên trở nên tự chủ, năng động và có động lực để sản xuất hiệu quả hơn.
Đó là kết quả tất yếu khi người nơng dân được thực sự làm chủ tư liệu sản
xuất của mình. Q trình xây dựng nơng thơn mới dưới tác động của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng q trình cơng nghiệp hóa-
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, quá trình tồn cầu hóa,... đã làm nên
những nét đột phá trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người
nông dân xã Đông Yên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

thôn mới, công tác “dồn điền đổi thửa” nhanh chóng hồn thành, ruộng đất


được quy hoạch thành những diện tích lớn, giúp tiết kiệm thời gian, công sức
di chuyển cho người dân. Hơn nữa, do tư duy làm kinh tế của họ đã thay đổi,
một bộ phận đông đảo người nông dân phát triển mơ hình vườn – ao – chuồng
theo quy mô lớn nhỏ khác nhau. Kể từ đây, xuất hiện sự đan xen giữa bộ phận
nông dân sản xuất hàng hóa với các hộ sản xuất thuần nơng tự cung tự cấp; sự
đan xen giữa các hộ nông dân tham gia hoạt động kinh tế hợp tác xã hoặc tổ
hợp kiểu mới với các hộ nông dân tự chủ, sự đan xen giữa sản xuất cơ giới và
lao động chân tay.


Dựa trên nền tảng chuyển biến mạnh mẽ của tồn tại xã hội tất yếu sẽ dẫn
đến sự biến đổi của ý thức xã hội. Cụ thể là trong điều kiện đời sống vật chất
ngày càng no đủ thì tương ứng với nó đời sống văn hóa tinh thần ngày càng
phong phú, nhu cầu thõa mãn tinh thần của họ ngày càng cao. Do đó, đời
sống văn hóa tinh thần của người nơng dân xã Đông Yên dựa trên cái vỏ bọc
mới của đời sống vật chất có sự biến đổi cơ bản trên 5 lĩnh vực sau:


<i>2.1.1. Sự biến đổi trong nhận thức, tư tưởng </i>


Muốn phát triển kinh tế nông nghiệp, muốn nâng cao chất lượng đời sống
văn hóa tinh thần cho người nông dân, trước hết phải thay đổi nhận thức của
Đảng bộ, các cấp chính quyền và chính bản thân giai cấp nơng dân. Bởi vì,
nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành động đúng, quá trình nhận thức nhanh chóng,
kịp thời góp phần xây dựng hệ tư tưởng mới phù hợp với những biến đổi của
thời đại. Đóng vai trị là gốc rễ cho mọi hành động, hoạt động nhận thức tư
tưởng giữ vị trí quan trọng nhất đối với nhiệm vụ nâng cao chất lượng đời
sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

cơ sở tiếp thu chủ trương Đảng và chính sách của Nhà nước trong sự nghiệp
xây dựng nông nghiệp, nông dân, nơng thơn gắn với q trình CNH – HĐH,
năm 2012 Đảng bộ và nhân dân Đông Yên cùng thực hiện công cuộc dồn điền


đổi thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đây cũng là một tiêu chí nằm
trong chương trình xây dựng nơng thơn mới. Theo đó, diện tích đất trồng trọt,
canh tác của mỗi hộ gia đình được quy hoạch thành một đến hai mảnh lớn,
hồn tồn xóa bỏ tình trạng phân bố nhỏ lẻ, manh mún tạo điều kiện thuận lợi
đưa máy móc cơng nghiệp vào sản xuất nông nghiệp. Nếu như trước đây,
người nông dân chủ yếu cày cấy bằng sức người, sức trâu bò thì bây giờ máy
cày, máy bừa, máy gặt lúa, máy phụt lúa,… dần đảm nhiệm những công việc
vất vả đó. Hệ thống chuồng trại chăn ni được tính toán kỹ lưỡng, lắp đặt
máy làm mát, máy cấp nước, máy vệ sinh chuồng trại tự động thậm chí một
số hộ gia đình đầu tư máy kiểm tra chất lượng dinh dưỡng trong đất trồng,
trong thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng đầu ra theo tiêu chuẩn của ISO,
vietGAP,... Một số hộ gia đình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thay vì
trồng lúa hết mảnh ruộng đó họ bắt tay vào làm kinh tế mới với mơ hình vườn
– ao - chuồng. Kết hợp giữa trồng trọt cây ăn quả với chăn nuôi gia súc, gia
cầm, thủy sản nước ngọt đem lại lợi nhuận cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

tích đất nơng nghiệp gần hoặc sát đường cái, tạo điều kiện thuận lợi giúp
người nông dân tập trung sản xuất, tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển.


Hơn nữa, năm 2017 Ủy ban nhân dân xã Đông Yên triển khai mở “phịng
một cửa”. Nó cho phép tiếp nhận, nhanh chóng xử lý tất cả các yêu cầu của bà
con nhân dân, thủ tục hành chính khơng rườm rà, khơng cần đợi lâu. Đặc biệt,
đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất và
tiêu thụ nơng sản kích thích q trình trao đổi, phân phối sản phẩm. Cho phép
người nông dân mở rộng thị trường, liên kết làm ăn kinh tế với các cá nhân, tổ
chức trong và ngoài địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Người nông dân tại xã Đông Yên hiện nay không chỉ mong muốn được
“ăn no, mặc ấm” mà hơn thế họ muốn được “ăn no, mặc đẹp, ở sang trọng”.
Sự biến đổi trong nhu cầu hưởng thụ đó phản ánh tư tưởng tiến bộ trong phát


triển kinh tế hộ gia đình, hai nữa là sự tự nhận thức của người nông dân về
nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của chính bản thân mình.


Cơng cuộc dồn điền đổi thửa xóa bỏ tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, người
nơng dân được sở hữu từ một đến hai mảnh ruộng lớn tạo điều kiện cho họ
sản xuất tập trung, quy mơ lớn. Hiện nay, nhiều hộ gia đình ở xã Đơng n
dần chuyển từ mơ hình kinh tế thuần nơng sang mơ hình kết hợp vườn – ao –
chuồng. Nếu như trước đây người nông dân bị động trước tự nhiên và các
chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước thì bây giờ họ chủ động
tìm nguồn vốn đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại như máy bừa, máy gặt,
máy sấy lúa, máy ấp trứng,… vừa phục vụ cho gia đình vừa kiếm thêm thu
nhập. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân xã Đông Yên năm 2010 và năm
2018 cho thấy thu nhập bình quân đầu người từ mức 20 triệu 539 nghìn đồng/
người/ năm tăng lên 41 triệu 365 nghìn đồng/ người/ năm, con số này cho
thấy biến đổi tích cực trong tư duy làm nông nghiệp của người nông dân. Mơ
hình kinh tế mới cho phép người nơng dân mở rộng quy mô làm ăn, liên kết
giữa các hộ gia đình với nhau chịu trách nhiệm trên từng công đoạn, họ bắt
đầu làm quen với hình thức hợp tác rộng rãi, đơi bên cùng có lợi. Khơng chỉ
có vậy, người nơng dân biết cách giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người
tiêu dùng thông qua các trang mạng trực tuyến, mạng xã hội,… Hình thức
quảng bá sản phẩm này không chỉ giới hạn mức độ tiếp cận giữa làng này với
làng khác mà được mở rộng trong phạm vi cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

xã Đơng n năm 2015, số tiền qun góp để tu tạo đình, chùa, xây dựng nhà
văn hóa trong tồn xã là 925 triệu đồng. Một số câu lạc bộ thể dục, thể thao,
múa hát được thành lập, hoạt động trong khuôn khổ làng, thường xuyên tổ
chức các buổi giao hữu, giao lưu giữa các làng với nhau thậm chí giữa các xã
với nhau nhằm tăng tính đồn kết, mở rộng mối quan hệ, học tập lẫn nhau.


Bên cạnh những điểm tích cực đó cịn tồn tại một số hạn chế như các cấp


chính quyền và bản thân người nơng dân chưa nhận thức được đầy đủ vị trí,
vai trị trong q trình phát triển kinh tế địa phương cũng như nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần cho chính mình. Khi tiếp nhận chủ trương, chính sách
mới của Đảng, Nhà nước một bộ phận cán bộ địa phương tỏ ra lúng túng,
không nắm bắt hết nội dung dẫn đến hiệu quả thực thi kém. Một số cán bộ
chuyên trách văn hóa coi hoạt động văn hóa chỉ là một phong trào, mang tính
thời điểm chưa chú ý xây dựng chương trình, kế hoạch lâu dài cho việc xây
dựng đời sống văn hóa cấp cơ sở. Chưa tạo được dòng chảy liên tục, chưa làm
cho văn hóa thấm sâu và nếp nghĩ, nếp cảm mỗi hành vi ứng xử của con
người. Hai nữa, một bộ phận người nơng dân muốn sống và làm việc theo thói
quen, kinh nghiệm cũ, ngại đổi mới, khơng có niềm tin vào thành tựu của
khoa học – cơng nghệ hiện đại. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại xã Đông
Yên chưa tương xứng với tiềm lực phát triển, đời sống văn hóa tinh thần có
phần cẵn cỗi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

văn phịng, làm cơng nhân nhà máy hay làm gì thì làm miễn là thốt khỏi cày
cấy, chăn ni. Thời này mà khơng có học thiệt thịi lắm, đi xin việc người ta
khơng tuyển, chỉ có nước làm việc chân tay thôi”. Mặt khác, con người vừa là
trung tâm đồng thời là chủ thể của phát triển. Vì vậy, hoạt động giáo dục - đào
tạo , khoa học – công nghệ trên địa bàn xã Đông Yên ngày càng nhận được
nhiều sự quan tâm từ các cấp chính quyền và nhân dân.


Trước đây, chúng ta được bao cấp hoàn toàn từ hạt muối, củ khoai cho
nên mọi vấn đề “tinh thần” đều dựa trên tiền đề vật chất ấy mà xuôi theo. Con
người trở nên thụ động, dựa dẫm, an phận. Sự thành đạt của mỗi cá nhân dựa
vào lý lịch gia đình và cơng việc của bố mẹ. Lúc bấy giờ cụm từ “con ông
cháu cha” nói một thực trạng đáng lo ngại trong xã hội. Con cái đi học đã có
nhà trường lo hộ, học dốt thì đúp lại học tiếp, ch ng phải lo nghĩ miếng cơm,
manh áo vì đã có nhà nước cung cấp. Học hết phổ thông lên đại học, ra
trường đi làm được phân sẵn vị trí vào các cơ quan Nhà nước, hưởng biên chế


th ng và cứ an ổn ở chỗ ấy đến cuối đời.


Ngày nay, sự xâm nhập của lối sống đô thị, nền kinh tế hàng hóa đã chạm
đến cả những mặt “đóng kín” của văn hóa làng cho nên các chính sách và lối
sống bao cấp trước kia dần được xóa bỏ. Trong điều kiện mới, tri thức cá
nhân và thành quả lao động mới là thước đo của giá trị, sự thành đạt của mỗi
người không phụ thuộc vào bất kỳ thành phần gia đình nào mà nằm ở phẩm
chất, năng lực của mỗi người. Đặc biệt, sau khi nước ta ra nhập tổ chức WTO
thì người nơng dân, nông thôn, nông nghiệp Việt Nam càng phải nỗ lực để
hòa nhập và phát triển. Nằm trong guồng quay chung của thời đại, người nông
dân xã Đông Yên hiện nay hiểu rằng giáo dục – đào tạo và các tri thức về
khoa học – công nghệ là vốn sống, là những yếu tố hình thành nên năng lực
con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51></div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Về cơ sở vật chất giáo dục, tính đến năm 2018 các trường mẫu giáo, cấp
một, cấp hai trên địa bàn xã được sửa chữa, xây mới, mở rộng nhằm đáp ứng
nhu cầu học tập của học sinh. Phòng học tin học, phịng thí nghiệm hóa –
sinh, phịng thực hành vật lý, nhà tập thể thao được đầu tư trang thiết bị hiện
đại cho phép học sinh trực tiếp áp dụng lý thuyết vào thực tế, tăng hiệu quả
học tập. Nhiều năm qua, để khích lệ tinh thần hiếu học xã Đông Yên thành lập
quỹ “Khuyến học” từ năm 1995 nhằm mục đích khen thưởng, tặng bằng khen
cho học sinh giỏi, các em gia cảnh nghèo khó vươn lên học tập tốt, con ngoan
– trò giỏi, học sinh tài năng,… công tác khen thưởng đến nay vẫn được duy
trì, các em lấy đó làm động lực phấn đấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Bên cạnh hoạt động giáo dục – đào tạo tri thức, chính quyền các cấp xã
Đông Yên mở các lớp đào tạo nghề, đặc biệt là các nghề phụ mang lại thu
nhập cao giúp người nông dân trang trải cuộc sống. Theo báo cáo tổng kết
cuối năm 2018 của Ủy ban nhân dân xã Đông Yên, có 3 lớp dạy nghề chổi
chít, 3 lớp dạy mộc nề, 5 lớp dạy mây tre đan, đan cót, 4 lớp dạy hàn inox, 10


lớp dạy may quần áo thu hút khoảng 1000 lao động. Sau khi kết thúc khóa
học, các học viên được cấp chứng chỉ nghề giúp họ dễ dàng xin việc vào
doanh nghiệp hoặc công ty. Trong sản xuất nông nghiệp, mở các lớp dạy
trồng trọt, chăn nuôi trên quy mô lớn cung cấp kiến thức và kỹ năng mới cho
bà con nông dân.


Đi đôi với hoạt động giáo dục - đào tạo kiến thức là hoạt động đào tạo cán
bộ chuyên về lĩnh vực văn hóa. Nếu như trước đây, có tình trạng cán bộ
truyền thông kiêm nhiệm vụ của cán bộ văn hóa thì bây giờ, 100% các cán bộ
văn hóa yêu cầu phải tốt nghiệp chuyên ngành văn hóa từ cao đ ng trở lên.
Cách thức tuyển chọn cán bộ văn hóa mới hướng tới tính chun mơn và hiệu
quả công việc, đồng thời cho thấy quyết tâm từ Đảng bộ và chính quyền địa
phương nhằm đưa phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
cấp cơ sở” đến tồn thể nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

đến chất lượng của sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, vietGAP,… chú ý xây
dựng thương hiệu, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong và ngoài địa
phương. Thêm nữa, trình độ của đội ngũ trí thức ngày càng phát triển, trình độ
chun mơn của đội ngũ cán bộ được nâng lên góp phần tích cực trong xây
dựng cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài tại địa
phương. Những năm gần đây, số lượng các nhà khoa học trẻ có trình độ,
chun mơn cao có xu hướng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, tuy
nhiên do chế độ đãi ngộ khơng tốt, hành lang pháp lý cịn chưa thơng thống
cho nên rất ít người quay về phục vụ quê hương. Nhìn chung, hoạt động đào
tạo – giáo dục, khoa học – công nghệ ngày càng chú trọng nâng cao chất
lượng, hình thức, nội dung và quy mơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<i>2.1.3. Sự biến đổi trong đạo đức, lối sống </i>


Dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan dẫn đến sự biến đổi


về cơ cấu lao động, việc làm, đời sống kinh tế và môi trường xã hội ở nông
thôn. Đạo đức, lối sống là một trong những yếu tố cấu thành nên ý thức xã
hội, trước những thay đổi căn bản của tồn tại xã hội tất yếu sẽ nảy sinh yếu tố
đạo đức, lối sống mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

năm 2018 cả bốn thơn đến 95% hộ gia đình đăng ký danh hiệu “gia đình văn
hóa”. Khoảng cách giữa các thế hệ thu hẹp, truyền thống hiếu thuận của con
cái với ông bà, cha mẹ được phát huy hay sự quan tâm, chăm sóc của ơng bà,
cha mẹ với con cháu. Các phong trào gia đình văn hóa, làng văn hóa, “tồn
dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát huy. Những hành động
đẹp ảnh hưởng sâu rộng đến ý thức đạo đức góp phần hình thành những phẩm
chất đạo đức tốt đẹp của người nơng dân nói riêng và nhân dân xã Đơng n
nói chung. Cơng tác tun truyền gương người tốt, việc tốt, chương trình học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các cá nhân, hộ gia đình
làm kinh tế giỏi thường xuyên được biểu dương trên các phương tiện thông
tin đại chúng của xã. Thơng qua đó, ý thức đạo đức và lối sống của người
nông dân được nâng cao. Đồng thời, tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm làm
nông nghiệp tiến bộ, tiếp cận với trình độ khoa học cơng nghệ mới, tiếp thu
những kiến thức bổ ích để làm kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Đông Yên, huyện Quốc Oai đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, các mơ
hình kinh tế mới với sự hỗ trợ đắc lực từ các thành tựu khoa học công nghệ
buộc người nông dân phải tiếp thu tri thức khoa học, học hỏi cách sử dụng các
thiết bị hiện đại,... q trình đó dần hình thành lối sống hiện đại, văn minh ở
người nông dân .


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

huy cao độ nhận thức, đánh giá, ý thức, tình cảm con người theo tiêu chí xã
hội hiện đại, làm cho người nông dân và các cư dân trên địa bàn xã Đơng n
có điều kiện phát triển tinh thần, thể chất, lý trí, tình cảm. Hơn nữa, lối sống
công nghiệp khiến cho lối sống tùy tiện ở người nông dân dần biến mất họ


sống có quy củ, tuân thủ pháp luật, chấp hành tốt các quy tắc ứng xử nơi cơng
cộng. Hình thành lối sống mới tích cực, lành mạnh, hướng về cội nguồn và
các giá trị văn hóa cổ truyền quyết tâm đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các mối
nguy hại đầu độc thân thể, trí tuệ con người, nhất là đối với thế hệ trẻ.


Tuy nhiên, công cuộc CNH – HĐH kéo theo lối sống đô thị, đã tạo ra lối
sống cực đoan, thực dụng, tôn thờ đồng tiền, người ta bất cấp mọi thủ đoạn để
đạt được mục đích. Lối sống tơn thờ đồng tiền làm suy đồi đạo đức, biến chất
suy nghĩ, hành vi của một bộ phận người dân sống ở nông thôn nhất là các
thanh niên đang ở độ tuổi mới lớn. Lối sống nhanh, sống vội, thích hưởng thụ
chơi bời làm nảy sinh rất nhiều vấn đề nhức nhối trong môi trường xã hội
nông thôn. Nạn nghiện hút, cờ bạc, cá cược, đánh nhau, rượu chè, bạo lực gia
đình, con cái bất hiếu với ông bà cha mẹ, cha mẹ thiếu trách nhiệm với con
cái, bạo lực học đường,... liên tiếp diễn ra khiến cho mơi trường văn hóa ở
nông thôn băng hoại, đời sống văn hóa tinh thần khơng cịn khỏe mạnh,
phong phú.


<i>2.1.4. Sự biến đổi trong hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, tơn giáo. </i>


Đời sống tín ngưỡng của người nông dân xã Đông Yên gắn chặt với nền
văn minh lúa nước cho nên rất đa dạng và phong phú. Từ lâu, tín ngưỡng thờ
cúng ơng bà tổ tiên, thờ Thành Hồng làng, thờ người có cơng xây dựng, thờ
người bảo vệ làng, thờ các vị anh hùng dân tộc, thờ cây, thờ con vật, thờ linh
vật, thờ mây, mưa, sấm, chớp,... sớm trở thành đức tin và ăn sâu vào nếp sống
của cư dân nông nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

địch họa khiến mùa màng thất thoát họ sinh ra tâm lý sùng bái tự nhiên. Tín
ngưỡng đa thần xuất hiện từ đây, họ thờ thần sấm, thần mưa, thần cây,...với
ước nguyện mong cho mưa gió thuận hịa, mùa màng bội thu. Bên cạnh đó,
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống


lâu đời, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn cao quý của dân tộc Việt Nam
nói chung và nhân dân xã Đơng n nói riêng. Qua bao biến cố thăng trầm
lịch sử, những nét đẹp cổ truyền ấy không hề mất đi mà ln được giữ gìn,
phát huy. Để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của ơng bà, cha mẹ
mỗi gia đình đều lập ban thờ riêng, cầu cho vong linh người đã khuất luôn ở
bên cạnh, phù hộ cho con cháu. Đối với gia đình truyền thống bàn thờ luôn
được chọn đặt ở vị trí trang trọng nhất trong căn nhà, đó là vị trí chính giữa
phía trong của gian giữa, hướng về phía Nam để tơn vinh tổ tiên. Ngày nay,
do sự thay đổi và phát triển về kiến trúc nên nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên
thay cho kiểu nhà truyền thống, vị trí bàn thờ được đặt trong phòng riêng của
tầng thượng, nơi có sự giao hịa với khí cũng là nơi tĩnh lặng, trang nghiêm
nhất. Bên cạnh đời sống tín ngưỡng phong phú, đa dạng đời sống tôn giáo của
người nơng dân Xã Đơng n có phần mộc mạc, đơn giản. Họ chủ yếu tin và
theo đạo Phật, riêng xóm Trại Vàng thuộc Đơng Hạ khoảng 1200 giáo dân
theo đạo Công giáo. Hiện nay, thực hiện nếp sống văn hóa trong ma chay,
cưới hỏi được mọi người chú trọng, họ tự giác loại bỏ các hủ tục lạc hậu như
lăn đường, rải tiền, vàng mã ra đường trong đám ma.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60></div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

mang một ý nghĩa thống nhất là “hộ quốc, an dân”. Cứ 5 năm một lần các
đình luân phiên tổ chức hội làng - lễ hội văn hóa dân gian hướng tới kỷ niệm
ngày sinh, ngày hóa hoặc ngày chiến cơng của chư vị Thành Hồng đồng thời
thơng qua lễ tế cầu cho dân làng “quốc thái, dân an”, mùa màng bội thu, đời
sống ấm no. Mỗi làng đều có ngày quy định mở hội, đình n Thái mở hội
vào mồng 4 tháng giêng, đình Việt Yên vào ngày mồng 8 tháng giêng, đình
Đơng Hạ và Đông Thượng là ngày 21 tháng 5.


Những năm gần đây, đời sống kinh tế của người nông dân xã Đơng n
có “bát ăn, bát để”. Cùng với sự tăng lên của vật chất, nhu cầu về đời sống
văn hóa tinh thần nói chung và các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo lễ
hội tăng lên. Kinh phí tổ chức lễ hội ngày càng dồi dào, chủ yếu là từ nhân


dân. Có một điểm rất đặc biệt là việc quyên góp xây dựng, tu bổ chùa người
nơng dân đều tình nguyện tham gia. Nhưng đối với việc kêu gọi ủng hộ sửa
sang các cơng trình đường, trường trạm thì lại rất khó. Điều đó cho thấy,
trong tâm thức của người dân, các thiết chế văn hóa chiếm một vị trí hết sức
quan trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

vinh dự vì được thể hiện sự tơn kính đối với tổ tiên, các vị thành hoàng làng,
lại được hịa mình vào khơng trí trang nghiêm, thiêng liêng của buổi lễ. Sau
đó thể hiện tài năng khéo léo, thơng minh của mình trong phần hội thơng qua
các trò chơi dân gian như múa lân, chơi cờ người, thổi cơm thi ở hội làng Việt
Yên, Đông Thượng, Đông Hạ, thi vật, đánh đu, chơi cờ tướng trong hội làng
Yên Thái. Theo biên bản phỏng vấn số 2 (ông Đỗ Văn L, 47 tuổi) cho biết:
“Đối với tơi mà nói hội làng có ý nghĩa rất quan trọng và thiêng liêng. Qua đó
tơi được thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với vị Thành hoàng làng.
Tham gia lễ hội cho tôi thỏa mãn nguyện vọng, được kết nối với các vị thần
linh. Sống trong khơng khí náo nhiệt, linh thiêng của lễ hội tôi thực sự cảm
thấy an tâm, được nghỉ ngơi hưởng thụ hòa vào giá trị văn hóa truyền thống.
Mỗi lần tham gia lễ hội tơi cảm thấy mình gắn bó bền chặt với làng và thân
thiết hơn với hàng xóm, anh em xa gần cũng quen được nhiều người bạn mới.
Cuộc sống làm nông nghiệp rất vất vả, tham gia hội làng là một trong số
những hoạt động tơi cảm thấy mình được thực sự nghỉ ngơi, tinh thần phong
phú hơn rất nhiều”.


Trên thực tế, q trình đơ thị hóa đã làm thay đổi tính “đóng kín” của làng
xã, đem theo nhiều loại hình tơn giáo, nghi lễ mới. Hiện nay, ngồi hội làng
truyền thống, lễ cúng cơm mới,... các lễ hội sự kiện, festival nông nghiệp, lễ
hội trái cây,... xuất hiện ngày càng nhiều. Chúng có điểm khác so với lễ hội
truyền thống là thời lượng và nội dung của phần hội nhiều hơn phần lễ, mang
tính chất quảng bá du lịch, đặc sản vùng miền,... nhiều hơn. Thông qua lễ hội
hiện đại, nhân dân địa phương có cơ hội kết nối cộng đồng, mở rộng mối


quan hệ, trao đổi, giao lưu văn hóa, làm giàu thêm đời sống vật chất và đời
sống văn hóa tinh thần cho chính mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

giáo, kinh doanh chuộc lợi. Hiện tượng tà đạo Ngọc phật Hồ Chí Minh, Long
hoa di lặc,... làm mù quáng niềm tin tôn giáo của người dân, biến dạng những
giá trị nhân văn sâu sắc, hao mòn giá trị truyền thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

giờ tơi thấy nó trở thành phong trào rồi, dịp lễ kỷ niệm, tết thiếu nhi, tri ân các
anh hùng liệt sĩ,.. đều có văn nghệ, hát hị, vui lắm. Đêm giao thừa vừa rồi tổ
chức văn nghệ, người đến xem cịn khơng có chỗ đứng. Trung bình khoảng 4
– 5 lần trong một năm chính quyền cùng hội thanh niên, hội phụ nữ, kết hợp
với các ban ngành đoàn thể khác cùng nhau kêu gọi tổ chức”


Khơng chỉ các hoạt động văn hóa – văn nghệ mà các hoạt động thể thao –
giải trí góp phần giải tỏa căng th ng, mệt mỏi và cần thiết cho việc tái tạo sức
lao động của con người. Vì vậy, hoạt động thể dục, thể thao bắt đầu dành
được sự quan tâm của người trung niên, người cao tuổi. Làng Việt Yên có câu
lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ ngâm thơ của hội người cao tuổi. Làng Đông
Hạ có câu lạc bộ thể dục nhịp điệu hoạt động vào các buổi sáng tại sân văn
hóa. Ngồi ra cịn có đội bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng, bóng bàn hoạt động
đều đặn mỗi buổi chiều tại sân sinh hoạt chung của thơn. Có thể thấy cơ sở
vật chất để thực hành văn hóa hay nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người nơng
dân ngày càng được quan tâm. Trong những năm gần đây huyện Quốc Oai
thường xuyên tổ chức các giải đấu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông giao hữu
giữa các xã trên địa bàn. Một mặt, thỏa mãn nhu cầu thể dục thể thao của
nhân dân, mặt khác, để người dân giữa các xã có cơ hội tiếp xúc, giao lưu,
học hỏi không chỉ trong lĩnh vực thể dục, thể thao mà cịn giúp tăng tình đồn
kết, gắn kết cộng đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

cung cấp tri thức khoa học, kiến thức làm nông nghiệp vừa làm phong phú


hơn các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi, đồng thời đóng vai trị tái
tạo sức lao động của người nơng dân.


Tuy nhiên hình thức giải trí mới dựa vào các sản phẩm công nghệ hiện đại
gây ra khơng ít tiêu cực trong xã hội nông thôn, đặc biệt là thế hệ trẻ. Học
sinh trung học phổ thông rất nhiều em sử dụng điện thoại smart phone, tăng
nguy cơ tiếp xúc với văn hóa phẩm đồi trụy, nghiện mạng xã hội, xao nhãng
học hành. Tỉ lệ sử dụng mạng xã hội ở lứa tuổi học sinh ngày càng cao, các
em tiêu tốn nhiều thời gian cho các tin trên facebook, zalo, instagram,... hay
các chương trình ca nhạc Hàn Quốc, Âu Mỹ, Trung Quốc,... trên ti vi. Việc
tiếp xúc thường xuyên với các luồng văn hóa khác nhau qua băng đĩa nhạc,
VCD, DVD dần hình thành lối sống, tính cách chuộng nước ngoài, mang tâm
lý tự ti dân tộc, bỏ quên các giá trị truyền thống. Nhu cầu giải trí qua màn
hình tivi, điện thoại hạn chế giao tiếp xã hội trực tiếp với bạn bè làm giảm khả
năng tương tác thực tế, thể hiện tình cảm dần hình thành nên lối sống thờ ơ,
lãnh đạm, vơ cảm. Trị chơi dân gian của trẻ em vùng quê như trò bịt mắt bắt
dê, nu na nu nống, ô ăn quan, nhảy dây,... ngày càng ít đi thay vào đó là các
trò chơi điện tử games bắn súng, “liên minh huyền thoại”. Một số hoạt động
giải trí núp dưới hình thức kinh doanh như mại dâm, bia ôm, “karaoke tay
vịn” vẫn hiện tồn tại địa phương. Một số kênh youtube, web đen, trang mạng
xã hội mang nội dung phản cảm, chống trọi nhà nước được lan truyền rộng rãi
vào thị trường nơng thơn. Thực trạng đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thân thể
và làm hao mòn sức mạnh tinh thần của toàn thể nhân dân.


<b>2.2. Nguyên nhân và một số giải pháp phát huy tích cực, hạn chế tiêu cực </b>
<b>trong đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân xã Đông Yên hiện nay. </b>
<i>2.2.1 Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của </i>
<i>người nông dân xã Đông Yên hiện nay </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

lượng đời sống văn hóa của người nơng dân. Một mặt, chính sách của Đảng


và Nhà nước ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống nhân dân. Mặt khác, các yếu
tố khách quan như nền kinh tế thị trường, CNH – HĐH, đơ thị hóa,...góp phần
tạo nên những biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân.
Vì vậy, ngun nhân dẫn đến sự biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của
người nông dân bao gồm:


<i>Một là, nhận thức của các cấp chính quyền xã Đơng n và bản thân </i>
người nông dân về việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần chưa thực sự
đúng và đủ


Nhìn chung trình độ, chuyên môn của cán bộ các cấp chính quyền cịn
chưa cao. Khoảng hơn 30% cán bộ chưa có bằng tốt nghiệp cao đ ng, đại học
đối với công việc đương nhiệm nên quá trình thực thi đường lối của Đảng,
Nhà nước chưa thực sự ảnh hưởng sâu rộng đến toàn thể nhân dân, mức độ
nắm bắt và truyền tải thơng tin hạn chế. Khơng ít cán bộ, đảng viên nhận thức
về vai trò của mơi trường văn hóa cịn hạn chế, phiến diện, coi văn hóa là
phương tiện đơn thuần đáp ứng nhu cầu giải trí của nhân dân dẫn đến coi nhẹ,
thiếu quan tâm sâu sắc làm hạn chế thành quả của công tác xây dựng đời sống
văn hóa cấp cơ sở. Một bộ phận cán bộ đảng viên xa rời quần chúng, có biểu
hiện lệch lạc về tư tưởng, thối hóa, biến chất làm mất niềm tin của nhân dân
vào đội ngũ cán bộ. Lối sống trọng đồng tiền sinh ra hiện tượng “mua quan,
bán chức” hoặc dựa vào mối quan hệ để xin việc làm tại cơ quan địa phương.
Chưa nhận thức đúng đắn vai trị của giai cấp nơng dân trong công cuộc phát
triển kinh tế cũng như yếu tố đảm bảo chất lượng đời sống văn hóa tinh thần
của họ. Dẫn đến tình trạng chỉ đạo thiếu tập trung, cứng nhắc, lúng túng, bị
động. Các thiết chế văn hóa ở nơng thơn như nhà văn hóa, khu sinh hoạt văn
hóa – văn nghệ chung, tủ sách cơng cộng,...cịn sơ sài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

vì trong quá khứ họ là lực lượng đông đảo của cách mạng, là những người
đồng minh đáng tin cậy của giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức. Chính họ


là những người gánh bom đạn, chịu đói khổ quyết tâm bám làng, giữ nước.
Có thể thấy, họ mang sức mạnh to lớn của một giai cấp có tinh thần cách
mạng. Ngày nay, họ đóng vai trị là lực lượng chủ chốt làm thay đổi bộ mặt
nông thôn và làm giàu cho nông nghiệp nước nhà, thành quả lao động của họ
nuôi sống tồn xã hội. Như vậy, giai cấp nơng dân nói chung và nơng dân xã
Đơng n nói riêng có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế,
CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, do trình độ học vấn cịn
thấp, nghề làm nơng vất vả bận bịu quanh năm, tình trạng đói nghèo diễn ra
nên khả năng tiếp nhận chủ trương, chính sách cịn hạn chế. Hơn nữa, người
nông dân chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, vai trị của giai cấp mình nên tỏ
ra lãnh đạm, không mấy quan tâm đến thời cuộc. Nó tất yếu dẫn đến sự thiếu
hiểu biết, sẽ ra sao nếu như các chính sách phát triển, xây dựng đời sống
người nông dân không được tiếp nhận trọn vẹn và thực thi chưa đúng. Hậu
quả đáng tiếc nhất là cuộc sống nơng dân sẽ đói khổ, đời sống văn hóa tinh
thần không được bồi dưỡng trở nên cằn cỗi, văn hóa làng – văn hóa truyền
thống dần biến mất, họ trở nên lúng túng và không biết cách tiếp thu chọn lọc
trước nhiều luồng văn hóa khác nhau do q trình hội nhập, bị hịa tan giữa
biển văn hóa của nhân loại.


<i>Hai là, Do tác động của quá trình CNH – HĐH tất yếu kéo theo q trình </i>
đơ thị hóa nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn điều này đã ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

đình chủ yếu sử dụng số tiền đó cho việc xây dựng nhà cửa, sắm sửa đồ đạc,
mua xe, đầu tư cho con cái học hành, đi nghỉ dưỡng,.. sự giàu lên đột ngột
khiến cho họ có tâm lý bình thản, chủ quan, hưởng thụ. Nhất là đối với thế hệ
lao động trẻ ở nông thôn, đến độ tuổi lao động nhưng khơng có việc làm do
mất đất, mất ruộng lại sẵn có gia sản của bố mẹ, sinh ra thói lười biếng, lêu
lổng, chơi bời, tiệc tùng, đua đòi, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội.



</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<i>Ba là, nền kinh tế thị trường đã có những tác động mạnh mẽ đến đời </i>
sống văn hóa tinh thần của người nơng dân xã Đông Yên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

cực trong học tập. Rèn luyện cho họ những phẩm chất đạo đức về ý chí, lịng
dũng cảm, nghĩa vụ, tính tự trọng ở mỗi con người cũng như toàn xã hội.
Kinh tế thị trường thúc đẩy hoạt động văn hóa theo hướng xã hội hóa, giúp
cho người nơng dân tích cực hơn trong q trình xây dựng đời sống vật chất
và đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân xã Đơng n.


Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến
đời sống và quá trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở mơi trường nơng
thơn. Mục đích của nền kinh tế thị trường là lợi ích và hàng hóa cho nên các
mối quan hệ trong xã hội bị coi như một món hàng, kể cả sức lao động và tình
cảm con người. Các mối quan hệ xã hội, lối sống, tình nghĩa của con người
ngày càng ảnh hưởng nặng nề bởi lợi ích kinh tế, coi giá trị thị trường như
một thước đo để đánh giá các giá trị khác. Đồng tiền xâm nhập vào các mối
quan hệ thậm chí trở thành chuẩn mực hành vi, nguyên tắc đối nhân xử thế
của một bộ phận khơng ít người. Từ đó sinh ra các tệ nạn xã hội như hối lộ,
bn lậu, móc nối kinh doanh trái phép, làm hàng giả, mua quan bán chức,
mua điểm, bệnh thành tích,... Tất cả những điều này trở thành vật cản trong
tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và trong cả mục tiêu xây dựng
văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Không thể phủ nhận những thành
quả của nền kinh tế thị trường mang lại nhưng mặt trái của nó đã và đang ảnh
hưởng lớn đến đạo đức trong kinh doanh, đời sống văn hóa của người nơng
dân. Nó dẫn đến tình trạng phân biệt giàu nghèo, phân biệt đ ng cấp tại xã
Đông Yên, khiến cho đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân trở nên
cằn cỗi, nghèo nàn.


<i>2.2.2. Một số giải pháp phát huy tích cực và hạn chế tiêu cực trong đời sống </i>
<i>văn hóa tinh thần của người nông dân xã Đông Yên hiện nay </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<i>Thứ nhất, nhóm giải pháp về nhận thức </i>


Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành động đúng. Đây chính là cơ sở để định ra
đường lối, chủ trương phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của hệ thống chính
trị và toàn bộ xã hội về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của người nơng
dân cả nước nói chung và người nơng dân xã Đơng n nói riêng.


Lịch sử Việt Nam đã chứng minh, giai cấp nơng dân có vai trị quan trọng
trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Trong thời đại hiện nay, với điều kiện
68% dân số Việt Nam là nông dân, muốn phát triển đất nước cần quan tâm
hơn đến các vấn đề nông nghiệp - nông dân - nơng thơn. Đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước là yếu tố quyết định đến vai trò phát huy sức
mạnh của giai cấp nông dân trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.


Để nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, hội đồng nhân dân, ủy ban
nhân dân, các cán bộ, đoàn thể, đảng viên xã Đông Yên cần xây dựng các quy
tắc làm việc mới và hình thức xử phạt thích đáng đối với các cán bộ có biểu
hiện suy đồi đạo đức, phẩm chất và thái độ vô trách nhiệm. Bên cạnh đó, phải
đưa các nội dung xoay quanh đến việc giải quyết các vấn đề của người nông
dân vào các kỳ họp, buổi sinh hoạt Đảng viên, coi đó là nhiệm vụ chính trị
của tổ chức. Sự quan tâm, sát sao của các của các cấp chính quyền đến đời
sống, công việc của người dân sẽ là động lực và cơ sở chính xác nhất để đưa
ra những quyết sách kịp thời, hỗ trợ đúng lúc để đảm bảo đời sống vật chất và
xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho người nông dân ngày một vững
mạnh. Các kiến thức về pháp luật, hơn nhân gia đình, luật hành chính đất đai,
luật giáo dục,... đều phải thường xuyên đưa vào chương trình phát thanh của
huyện, xã, xóm làng. Cần tuyên truyền thường xuyên liên tục để người nông
dân có thể nắm bắt và rèn rũa ý thức chấp hành pháp luật.



</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

móc trong canh tác, cách thức trồng, cấy, chăm bón cây đúng kỹ thuật, phù
hợp với điều kiện tự nhiên của xã Đông Yên nhằm mang lại năng suất tốt
nhất. Kết hợp tư vấn các giống vật nuôi theo nhu cầu của thị trường, giảng
dạy kiến thức chăn nuôi thú y phù hợp với khí hậu và địa hình của địa phương
nhằm thu kết quả tốt. Tăng cường tìm nguồn kinh phí hỗ trợ một phần hoặc
hồn tồn từ các trung tâm giống vật ni, cây trồng cho nông dân. Tập trung
xây dựng hệ thống mương máng, kênh đào. Ngồi ra, chính quyền địa phương
cần hỗ trợ hội phụ nữ, hội thanh niên, hội nông dân mở các lớp dạy nghề thủ
công nghiệp, sẵn có tại địa phương giúp nâng cao thu nhập, ổn định kinh tế hộ
gia đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

các biện pháp phù hợp hướng mục đích của họ đến mục tiêu chung của cả
nước là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.


Nâng cao nhận thức của tồn xã hội về vai trị của người nơng dân và tầm
quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho người nơng dân
là rất quan trọng, mặc dù điều này có chút khó khăn, địi hỏi phải có sự kiên
trì. Khi có những nhận thức đúng đắn về vấn đề nông dân - nơng thơn - nơng
nghiệp thì xã hội sẽ thấy được vị trí của người nơng dân. Từ đó sẽ có những
đóng góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển nông thôn như đầu tư kinh tế,
quan tâm đến đời sống người nơng dân, phát hiện, gìn giữ các giá trị truyền
thống văn hóa lâu đời của làng, nêu gương khen thưởng gia đình văn hóa, hộ
gia đình làm kinh tế giỏi,... có được sự quan tâm của xã hội thì vị thế của giai
cấp nông dân ngày càng được nâng cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

người nơng dân xã Đơng n đó sẽ là động lực to lớn để tiếp tục sự nghiệp
phát triển nông nghiệp - nông thôn, làm giàu cho quê hương, đất nước.


<i> Thứ hai, nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

491 ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nơng thôn mới được thực hiện trên 7
vùng với 5 nội dung và 19 tiêu chí. Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày
30/3/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội huyện Quốc Oai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030. Theo đó, Quyết định số 2219/QĐ-UBND ngày 24/9/2011 của UBND
huyện Quốc Oai về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng NTM xã
Đông Yên, huyện Quốc Oai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được đề ra.
Đặc biệt nhấn mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, đa dạng hóa ngành nghề,
quy mơ sản xuất, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thơn.


Bên cạnh đó, cần tìm nguồn vốn hỗ trợ cho người nông dân, các hợp tác
xã phát huy vai trị của mình, là những người, tập thể đi đầu mang niềm tin
đến với nông dân trong sản xuất nơng nghiệp theo mơ hình mới. Gắn nơng
nghiệp với cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo việc làm cho người nơng dân,
giúp họ hình thành tác phong công nghiệp hiện đại. Tạo mối liên kết bền chặt
giữa bốn nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học. Đưa các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt những doanh nghiệp hỗ trợ cho
nông nghiệp. Đẩy mạnh các khâu chế biến, sơ chế sản phẩm nông nghiệp
ngay tại chỗ nhằm đảm bảo chất lượng bán ra. Như vậy, lao động nông
nghiệp sẽ dần chuyển vào doanh nghiệp, giảm bớt số lượng lao động nông
nghiệp, chuyển dịch hướng tham gia lao động vào ngành công nghiệp và dịch
vụ. Người nông dân không cần phải di chuyển lên thành phố tìm việc làm mà
vẫn có công việc ổn định. Giúp giảm bớt áp lực cho các thành phố lớn khi
phải giải quyết vấn đề việc làm, nhà ở, ô nhiễm môi trường đang ngày một
quá tải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại,... Đối với vấn đề thừa lao động và thiếu việc
làm ở địa phương cần có chính sách giới thiệu việc làm hoặc tạo điều kiện
thuận lợi để cho người nông dân đi xuất khẩu lao động. Song song với đó là


cơng tác giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, ý thức trách nhiệm của người
nông dân trong công việc đáp ứng được yêu cầu đối với nhà tuyển dụng.


Tạo việc làm đa dạng trong các lĩnh vực ngành nghề là một trong số
những biện pháp tăng thu nhập cho người nông dân. Thực hiện xen canh,
thâm canh các giống cây có hiệu quả kinh tế cao. Cung cấp cho người nông
dân kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi khoa học để có năng suất tốt
nhất. Bên cạnh đó, cần có các chính sách hỗ trợ về giá, đưa giống mới các
loại cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt.


<i> Thứ ba, nhóm giải pháp về giáo dục - đào tạo </i>


Lênin đã nhận định chúng ta không thể xây dựng xã hội cộng sản chủ
nghĩa nếu như đất nước có nhiều người mù chữ. Điều này cho thấy tầm quan
trọng của hoạt động giáo dục tri thức, đào tạo việc làm mục đích là tạo ra con
người mới, con người xã hội chủ nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Đối với nội dung và phương pháp giáo dục cần phát huy tính tích cực,
sáng tạo của người học, tạo ra nguồn lao động chất lượng. Cần giáo dục các
kiến thức cơ bản, phổ thông, tri thức khoa học hiện đại, cách khai thác tối ưu,
hiệu quả nguồn tài nguyên trên mạng internet, ngoài ra cần dạy thêm kỹ năng
mềm, lồng ghép tăng cường số tiết học đạo đức, giáo dục cơng dân trong
chương trình. Hạn chế lối giáo dục nhồi nhét kiến thức, lý thuyết, tăng số giờ
thực hành, thực tế đối với tất cả các môn học. Đặc biệt, ngay từ khi ngồi trên
ghế nhà trường cần hình thành cho nguồn lao động trẻ năng lực dự đoán, phát
hiện cái mới, phương pháp tư duy khoa học, bản lĩnh dám nghĩ, dám làm.
Giáo dục nhân cách của lớp người mới có lịng tự hào dân tộc, u quê hương
đất nước, biết phát huy kế thừa các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp, có ý
chí vươn lên khơng ngại nghèo khó, có đạo đức, trách nhiệm với công việc.
Nghiêm khắc xử lý các trường hợp gian lận, mua điểm, mua bằng, phải dựa


trên năng lực thực sự của người học để đưa ra nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực nông nghiệp, cần có sự
kết hợp giữa hội nơng dân, hội phụ nữ,... mở các lớp đào tạo nghề, dạy nghề,
mở rộng quy mô các nghề thủ công nghiệp, nghề phụ sẵn có trên địa bàn xã.
Tìm kiếm những ngành nghề mới phù hợp với điều kiện của người nông dân
và của địa phương. Tập trung vào hướng thực hành là chính khơng nên nhồi
nhét kiến thức thuần lý thuyết nặng nề cho người nông dân. Phát huy vai trị
của các hợp tác xã ln đi đầu, mạnh mẽ cải tiến phương thức sản xuất và xây
dựng mơ hình mới. Thường xun tổ chức các buổi giao lưu học hỏi trao đổi
kiến thức, kinh nghiệm giữa những người nông dân trong làm kinh tế mới.
Đối với nguồn nhân lực trẻ ở xã Đơng n cần có những chính sách giáo dục
- đào tạo từ trên xuống nhằm phù hợp với xu hướng phát triển mới và đáp ứng
nhu cầu của thị trường lao động. Cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa gia
đình - nhà trường - xã hội trong công tác giáo dục- đào tạo để thu được kết
quả toàn diện. Mở rộng quy mô các lớp dạy nghề ở địa phương, tổ chức gắn
kết khâu đào tạo và sử dụng nguồn lao động, tránh gây lãng phí nguồn lao
động và làm tăng thêm vấn đề thiếu việc làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<i>Thứ tư, nhóm giải pháp về văn hóa - xã hội </i>


Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho người nơng dân xã Đơng Yên
cần hình thành cho họ thế giới quan mới trong lĩnh vực văn hóa. Đó là năng
lực của người nông dân về sự am hiểu tâm hồn mình, đạo lý, lối sống, thị
hiếu, trình độ, thẩm mỹ. Các hoạt động văn hóa - xã hội đóng vai trị chủ đạo
trong việc nâng cao trình độ văn hóa, thể lực, trí lực, hình thành nhân cách ,
lối sống tốt đẹp, hịa nhập, đồng cảm với cộng đồng xã hội, nó làm phong phú
thêm đời sống văn hóa tinh thần của mọi người. Mặt khác, xây dựng đời sống
văn hóa và mơi trường văn hóa tốt đẹp ở nơng thôn là mảnh đất tốt để chất
lượng đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân được nâng cao. Vì vậy,


đưa văn hóa vào trong đời sống nông thôn là việc làm vô cùng cần thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

Vì lẽ đó, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân cũng
chính là giáo dục văn hóa cho họ, đưa văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời
sống, xây dựng các thiết chế văn hóa nhằm bảo vệ các giá trị truyền thống
đang dần bị mai một. Để làm được điều đó, cần tìm hiểu kỹ càng lối sống, tập
quán, văn hóa và cả những đặc trưng, khác biệt của người nông dân xã Đơng
n từ đó đưa ra chính sách, phương pháp phù hợp. Đưa văn hóa thấm sâu
vào đời sống của mỗi gia đình, mỗi làng bản bằng cách thực hiện phong trào
xây dựng “gia đình văn hóa”, “làng văn hóa” hướng họ đến những giá trị tinh
thần tốt đẹp. Bởi vì, văn hóa gia đình là cái nơi đầu tiên để hình thành nhân
cách của con người, là trường học đầu tiên để giáo dục nhân cách, phẩm chất,
hình thành nền tảng phát triển. Do vậy, giáo dục gia đình phải là khâu đầu tiên
giúp hình thành nên đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú. Yếu tố tinh
thần mang sức mạnh nội lực rất lớn, khi hiểu được lợi ích từ nhu cầu tinh
thần, người nông dân sẽ tìm cách để sáng tạo, thỏa mãn nó. Vì vậy, cần có
phương thức đúng đắn để giáo dục văn hóa cho họ, trước hết là biết tin cậy,
hướng dẫn, thuyết phục, hợp tác với mọi người thụ cảm, nhận thức và góp
phần sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa mới. Thơng qua hoạt động giáo dục
để định hình đạo đức, lối sống văn hóa, lý tưởng, khát vọng cho người nông
dân giúp họ thấy rõ hơn tiềm năng, vị trí, vai trị của mình ở quê hương và
trong xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

tưởng cách mạng cho người nông dân. Tuyên truyền, khuyến khích người
nơng dân chấp hành, tn thủ luật pháp, xây dựng môi trường đạo đức trong
sạch, vững mạnh. Giúp họ nhận thức được vị trí và vai trị của mình trên con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.


Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng và nhu cầu tổ chức, tham gia lễ hội của
người nông dân ngày càng đa dạng, phong phú, tuy nhiên biến đổi khá phức


tạp làm xuất hiện những hiện tượng tiêu cực. Đối với hoạt động này, cần tố
giác, xử lý nghiêm hiện tượng truyền tà đạo, lợi dụng tôn giáo cho mục đích
xấu, các trường hợp xun tạc, bơi nhọ Đảng và Nhà nước phải có hình phạt
thích đáng kết hợp giáo dục tư tưởng. Xây dựng hệ thống quy định, nguyên
tắc trong tổ chức lễ hội, nhất là đối với các lễ hội mới, thành lập tổ khảo sát,
kiểm tra, quản lý mọi hoạt động diễn ra trong quá trình tổ chức lễ hội, có
trường hợp vi phạm cần giải quyết ngay. Đặc biệt, cần tuyên truyền rộng rãi
cho người dân về hoạt động của các tà đạo như Long hoa di lặc, Ngọc phật
Hồ Chí Minh, Hội thánh Đức Chúa Trời,...để họ đề phịng, khơng bị các lợi
ích nhỏ làm mờ mắt mà tin theo chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

Ngày nay dưới sự tác động của CNH - HĐH, q trình đơ thị hóa xâm
nhập vào khu vực nông thôn cùng với những tác động của nền kinh tế thị
trường văn hóa làng tại xã Đơng n ngày một phai mờ. Những giá trị truyền
thống hoặc bị mai một hoặc bị biến chất. Đứng trước những nguy cơ đó,
chính người nơng dân phải có nhận thức đúng đắn để bảo vệ các giá trị lâu
đời của quê hương. Chú trọng đến công tác tu tạo, khôi phục, xây dựng các di
tích lịch sử lâu đời, đình, đền, chùa trên địa bàn xã Đơng n. Chủ động giao
lưu văn hóa giữa các làng, các vùng miền khác nhau nhằm tiếp thu những giá
trị văn hóa từ các dân tộc anh em, nâng cao vốn hiểu biết, kích thích sáng tạo
văn hóa của mỗi cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83></div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>KẾT LUẬN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

thức và kinh nghiệm cho học sinh, cho lực lượng lao động. Tăng cường hoạt
động đưa tin trên đài phát thanh của xã nhằm truyền đạt đến người nông dân
nguồn tin nhanh và chính xác nhất. Thường xuyên tổ chức các hoạt động thể
dục, thể thao, thành lập các câu lạc bộ trên mọi lứa tuổi. Quản lý tốt đời sống
tơn giáo, tín ngưỡng ở địa phương và tổ chức lễ hội theo định kỳ 5 năm một
lần nhằm tạo mơi trường cho văn hóa truyền thống được hiện diện và tạo môi


trường học tập, vui chơi, thưởng ngoạn cho người nông dân trong thời gian
nông nhàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. <i>Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hồng Đức. </i>
2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Viện Nghiên cứu chiến lược và


<i>chính sách khoa học và cơng nghệ (1996), Chiến lược cơng nghiệp hóa, </i>
<i>hiện đại hóa. </i>


3. <i>Bộ Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2004), Xây dựng mơi trường văn hóa </i>
<i>– Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. </i>


4. <i>Bộ Văn hóa và Thơng tin (1995), Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng </i>
<i>cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. </i>


5. <i>C.Mác - Ph.Ăngghen(1995), Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh, tập </i>
2, Nxb CTQG sự thật, Hà Nội.


6. <i>C.Mác - Ph.Ăngghen (2004), Ngày 18 tháng sương mù của LuI Bô na </i>
<i>Pác Tơ, tập 8, Nxb CTQG sự thật, Hà Nội. </i>


7. <i>Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Giá trị truyền thống trước những thách </i>
<i>thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


8. <i> Trích theo Lê Minh Chi (2015), Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần </i>
<i>trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay, LVTS Triết học, </i>
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.



9. <i> Phạm Quỳnh Chinh (2007), Đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến xây </i>
<i>dựng đời sống văn hóa tinh thần ở ngoại thành hà nội hiện nay, luận văn </i>
thạc sĩ triết học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
<i>10. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi </i>


<i>mới, Nxb Thống kê, Hà Nội. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<i>12. Nguyễn Văn Duy, Hoàng Thanh Tuấn, Giáo trình Đường lối văn hóa </i>
<i>văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Trường đại học Quảng </i>
Bình.


<i>13. Nguyễn Khắc Đạm (dịch) (2015), Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ - </i>
<i>Nghiên cứu địa lý nhân văn, Nxb Trẻ. </i>


<i>14. Đảng cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội IV, NXB Chính trị </i>
<i>Quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>15. Đảng cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội V, NXB Chính trị </i>
Quốc gia, Hà Nội.


<i>16. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị Trung Ương 5, </i>
Khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


<i>17. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội IX, NXB Chính trị </i>
Quốc gia, Hà Nội.


<i>18. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị Trung Ương 10, </i>
Khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


<i>19. Nguyễn Khoa Điềm (2006), Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. </i>


Theo Vietnam.net


20. Trần Khải Định (2003), Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Đắc Lắc
<i>hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 9/2000. </i>


21. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.


<i>22. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp </i>
<i>công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>23. Nguyễn Ngọc Hòa (2002), Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Kon </i>
<i>Tum, Tạp chí Lý luận chính trị, 2/2002. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<i>25. Bùi Thị Thanh Hương (2000), Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai </i>
<i>cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay, LATS Triết học, Học </i>
viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.


<i>26. Nguyễn Văn Lành (2014), Đảng bộ huyện Quốc Oai lãnh đạo phát triển </i>
<i>kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008, luận văn Thạc sĩ Lịch </i>
sử, đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.


<i>27. Quý Lâm - Kim Phượng (2014) trong Chính sách quốc gia về đầu tư và </i>
<i>phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nxb Nông nghiệp. </i>


<i>28. Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 3. </i>
<i>29. Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5. </i>
<i>30. Hoàng Văn Vinh (2000), Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn </i>


<i>hóa của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia. </i>



31. Trần Đức Ngôn (2017), Đời sống văn hóa và cấu trúc đời sống văn hóa,
<i>tạp chí Lý luận văn hóa, số 21. </i>


<i>32. Chương trình thái học Việt Nam (chủ biên) (2007), Lý luận và đường lối </i>
<i>văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. </i>


33. Ngơ Thị Phượng (2000), Vai trị của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự
<i>nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí khoa học Đại </i>
<i>học Quốc gia Hà Nội, Khoa học xã hội, số 16, tr.31 – tr.36. </i>


<i>34. Hồ Sĩ Quý (chủ biên) (2003), Con người và phát triển con người trong </i>
<i>quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>
<i>35. Nguyễn Thị Tố Quyên ( chủ biên) (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông </i>


<i>thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 – 2020, Nxb </i>
Chính trị quốc gia, Hà Nội.


<i>36. Đặng Kim Sơn (2008) trong Kinh nghiệm quốc tế về nơng ngiệp, nơng </i>
<i>thơn trong q trình cơng nghiệp hóa, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội. </i>
37. Đặng Kim Sơn, Đỗ Liên Hương, Phạm Thị Kim Dung, Trần Công


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<i>38. Hà Văn Tấn, Biện chứng của truyền thống, Tạp chí Cộng sản, số </i>
3/1981.


39. Tập thể nhiều tác giả Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007),
<i>Giáo trình Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng, Nxb Lý </i>
luận chính trị.


<i>40. Tập thể nhiều tác giả (2008), Nông dân, nông thôn và nông nghiệp </i>


<i>những vấn đề đang đặt ra, Nxb Tri Thức. </i>


<i>41. Đào Duy Thanh (1996), Bản chất và quy luật của đời sống tinh thần, </i>
<i>Tạp chí Triết học, số 4, tr.27-30. </i>


<i>42. Trương Công Thấm, Vũ Hải( biên soạn) (2012), Xây dựng đời sống văn </i>
<i>hóa nơng thơn mới, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội. </i>


<i>43. Lê Đình Thắng, Phạm Văn Khơi (1995), Đổi mới và hồn thiện một số </i>
<i>chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà </i>
Nội.


<i>44. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1998), Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, </i>
Tài liệu lưu hành nội bộ, Phân viện Báo chí tuyên truyền, khoa Triết học,
Hà Nội.


<i>45. Trịnh Trí Thức (2004), Đời sống văn hóa tinh thần ở thơn làng ngoại </i>
<i>thành Hà Nội hiện nay, Đề tài đặc biệt cấp Đại học Quốc gia, Mã số: </i>
QG.03.19.


<i>46. Từ điển bách khoa Việt Nam (2005), tập 4, Nxb Từ điển bách khoa Hà </i>
Nội.


<i>47. Cao Thị Thu Trà (2009), Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền văn hóa </i>
<i>mới ở Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa, LVTS Lịch sử, </i>
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

49. Đào Thế Tuấn (2008), Hình dung về sự phát triển kinh tế hộ nơng dân
<i>trong 15 năm tới, Tạp chí Nơng thơn mới, số 216 – 217. </i>



50. Nguyễn Từ (2007), Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn
<i>nhìn từ góc độ quản lý Nhà nước, Tạp chí quản lý nhà nước, số 135. </i>
<i>51. Mai Văn Ước (chủ biên), (2012), Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân </i>


<i>dân xã Đông Yên 1945 – 2010, Nxb Văn hóa – thơng tin. </i>


52. Phạm Văn Vang (2005), Đổi mới và phát triển bền vững nền nông
<i>nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số </i>
329.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>PHỤ LỤC </b>


<b>BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1 </b>
<b>I. THÔNG TIN CHUNG </b>


<i><b>1. Người thực hiện </b></i>


Kiều Thị Minh Châu


Khóa K60 Triết Học – Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn


<i><b>2. Người được phỏng vấn </b></i>


<i><b>Nguyễn Thị A </b></i>


<i><b>3. Địa điểm phỏng vấn </b></i>


Đội 4, Đông Hạ, Đông Yên, Quốc Oai, Hà Nội.



<i><b>4. Thời gian phỏng vấn </b></i>


Ngày 2 tháng 3 năm 2019


<i><b>5. Chủ đề phỏng vấn </b></i>


<i>“Sự biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân xã </i>
<i>Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội hiện nay”. </i>


<i><b>6. Chữ kí xác nhận </b></i>


<b>II. NỘI DUNG </b>


<b>Hỏi: Ông (bà) cho rằng việc cho con cái đi học có quan trọng khơng? </b>
<b> Trả lời: Bây giờ mà không cho đi học thì đời chúng nó lại khổ như </b>
chúng tôi. Suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời khơng mấy khi được
nhàn rỗi. Cho nó đi học để sau này nó được ngồi văn phịng, làm cơng nhân
nhà máy hay làm gì thì làm miễn là thốt khỏi cày cấy, chăn ni. Thời này
mà khơng có học thiệt thịi lắm, đi xin việc người ta khơng tuyển, chỉ có nước
làm việc chân tay thơi.


<b> Hỏi: Ơng (bà) có biết một số lớp đào tạo nghề ở địa phương khơng? Có </b>
tham gia sản xuất ở lĩnh vực nào ngoài trồng trọt, chăn ni khơng?


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

đây có thêm nghề hàn xì, làm chổi chít,… kiếm thêm được khoản thu nhập
nên thu hút nhiều lao động. Ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp tôi từng
tham gia lớp dạy mây tre đan và hiện nay đang làm thêm tại nhà. Những lúc
không ra đồng hay tối rảnh rỗi thì tranh thủ đan, kiếm thêm thu nhập.


Hỏi: Theo ông (bà) khoa học - công nghệ đối với sản xuất nông nghiệp


có quan trọng khơng?


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<b>BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2 </b>


<b>I. </b> <b>THÔNG TIN CHUNG </b>


<i><b>1. Người thực hiện </b></i>


Kiều Thị Minh Châu


Khóa K60 Triết Học – Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn


<i><b>2. Người được phỏng vấn </b></i>


<b>Đỗ Văn L </b>


<i><b>3. Địa điểm phỏng vấn </b></i>


Đội 2, Yên Thái, Đông Yên, Quốc Oai, Hà Nội.


<i><b>4. Thời gian phỏng vấn </b></i>


Ngày 2 tháng 3 năm 2019


<i><b>5. Chủ đề phỏng vấn </b></i>


<i>“Sự biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của người nơng dân xã </i>
<i>Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội hiện nay”. </i>



<i><b>6. Chữ kí xác nhận </b></i>


<b>II. NỘI DUNG </b>


<b>Hỏi: Ông (bà) hãy cho biết ý nghĩa của hội làng đối với bản thân? </b>
<b> Trả lời: Đối với tôi mà nói hội làng có ý nghĩa rất quan trọng và </b>
thiêng liêng. Qua đó tơi được thể hiện tấm lịng biết ơn của mình đối với vị
Thành hồng làng. Tham gia lễ hội cho tơi thỏa mãn nguyện vọng, được kết
nối với các vị thần linh. Sống trong khơng khí náo nhiệt, linh thiêng của lễ hội
tôi thực sự cảm thấy an tâm, được nghỉ ngơi hưởng thụ hòa vào giá trị văn
hóa truyền thống. Mỗi lần tham gia lễ hội tơi cảm thấy mình gắn bó bền chặt
với làng và thân thiết hơn với hàng xóm, anh em xa gần, cũng quen được
nhiều người bạn mới. Cuộc sống làm nông nghiệp rất vất vả, tham gia hội
làng là một trong số những hoạt động tơi cảm thấy mình được thực sự nghỉ
ngơi, tinh thần phong phú hơn rất nhiều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94></div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<b>BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 3 </b>
<b>I. THÔNG TIN CHUNG </b>


<i><b>1. Người thực hiện </b></i>


Kiều Thị Minh Châu


Khóa K60 Triết Học – Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn


<i><b>2. Người được phỏng vấn </b></i>


<b>Lê Thu T </b>



<i><b>3. Địa điểm phỏng vấn </b></i>


Đội 1, Việt Yên, Đông Yên, Quốc Oai, Hà Nội.


<i><b>4. Thời gian phỏng vấn </b></i>


Ngày 4 tháng 3 năm 2019


<i><b>5. Chủ đề phỏng vấn </b></i>


<i>“Sự biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã </i>
<i>Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội hiện nay”. </i>


<i><b>6. Chữ kí xác nhận </b></i>
<b>II. NỘI DUNG </b>


<b>Hỏi: Ông (bà) nhận thấy sự biến đổi trong lối sống của nhân dân địa </b>
phương hiện nay như thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 4 </b>
<b>I. THÔNG TIN CHUNG </b>


<i><b>1. Người thực hiện </b></i>


Kiều Thị Minh Châu


Khóa K60 Triết Học – Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn


<i><b>2. Người được phỏng vấn </b></i>



<b>Tô Mai K </b>


<i><b>3. Địa điểm phỏng vấn </b></i>


Đội 1, Đông Thượng, Đông Yên, Quốc Oai, Hà Nội.


<i><b>4. Thời gian phỏng vấn </b></i>


Ngày 5 tháng 3 năm 2019


<i><b>5. Chủ đề phỏng vấn </b></i>


<i>“Sự biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của người nông dân xã </i>
<i>Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội hiện nay”. </i>


<i><b>6. Chữ kí xác nhận </b></i>
<b>II. NỘI DUNG </b>


<b>Hỏi: Ông (bà) nhận thấy đời sống văn hóa – văn nghệ ở địa phương </b>
thay đổi thế nào? Trung bình mỗi năm làng Đơng Thượng tổ chức biểu diễn
văn hóa, văn nghệ được bao nhiêu lần?


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

Trung bình khoảng 4 – 5 lần trong một năm chính quyền cùng hội
thanh niên, hội phụ nữ, kết hợp với các ban ngành đoàn thể khác cùng nhau
kêu gọi tổ chức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98></div>

<!--links-->

×