Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tác động của hoạt động du lịch đến việc bảo đảm quyền văn hóa của các dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.59 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN VIỆC BẢO ĐẢM </b>
<b>QUYỀN VĂN HOÁ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ </b>


<i><b>TS. Nguyễn Thị Thanh Hải </b></i>
<i>(Viện Quyền con người, Học viện CTQG Hồ Chí Minh) </i>


<b>1. Giới thiệu </b>


Quyền văn hoá là một quyền con người cơ bản đã được ghi nhận trong pháp
luật quốc tế và hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, quyền văn hoá
được ghi nhận là một quyền hiến định và được pháp luật bảo vệ, nhưng việc thực
hiện quyền này trong thực tế vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt là đối với các nhóm
dễ bị tổn thương như các dân tộc thiểu số.


Du lịch là một trong những ngành cơng nghiệp quan trọng có nhiều đóng góp
cho sự phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo ở cấp độ toàn cầu. Theo số liệu của Tổ
chức du lịch quốc tế, ngành du lịch có đóng góp 10.4% tồn cầu, đóng góp vào 10%
tống số việc làm trên thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia điểm điểm đến về
du lịch trong khu vực Đơng Nam Á. Chính phủ Việt Nam coi du lịch- lữ hành là một
ngành công nghiệp mũi nhọn. Đóng góp của ngành du lịch cho GDP của Việt Nam là
9.4% năm 2017, 9.8% năm 2018, cùng với tỷ lệ đóng góp về việc làm là 4.6% năm
2017. 271 Được coi là ngành cơng nghiệp khơng khói, chuỗi giá trị của ngành du lịch rất
đa dạng và phức tạp, với sự liên quan của một loạt các lĩnh vực ngành nghề: khách sạn,
nhà hàng, di sản văn hoá, thiên nhiên v.v.. . Các hoạt động của chuỗi giá trị trong ngành
du lịch có tác động cả tiêu cực và tích cực đến mơi trường, văn hố, và con người bao
gồm nhiều nhóm cộng đồng khác nhau trong xã hội.


Các dân tộc thiểu số là nhóm đối tượng đa dạng về bản sắc văn hoá. Tiếp cận
với văn hoá bản địa và các hoạt động văn hoá của các cộng đồng thiểu số là một hình
thức du lịch hấp dẫn đang được khai thác. Thách thức đặt ra là làm thế nào để bảo đảm
việc giữ gìn các giá trị văn hoá, đặc biệt là quyền được tiếp cận, hưởng thụ, giữ gìn bản


sắc của các nhóm dân tộc thiểu số trong bối cảnh phát triển du lịch. Bài viết này xem
xét khuôn khổ pháp lý về quyền về văn hoá của các dân tộc thiểu số và đánh giá việc
bảo đảm quyền này trong bối cảnh tác động của ngành du lịch ở Việt Nam


<b>2. Khuôn khổ pháp luật quốc tế và quốc gia về quyền văn hoá của các </b>
<b>dân tộc thiểu số </b>


Quyền về văn hố là một trong 5 nhóm quyền cơ bản được ghi nhận trong
Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người và hai Công ước 1966 về dân sự, chính
trị, kinh tế, xã hội và văn hố. Mặc dù đã có nhiều thảo luận về nội hàm cơ bản của


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nhóm quyền văn hố, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về khái
niệm quyền văn hoá. Các văn kiện quốc tế hiện nay thường sử dụng các thuật ngữ
khác nhau “các quyền văn hoá” (cultural rights), quyền về văn hoá (right to culture)
hay “quyền được tham gia vào đời sống văn hoá” (right to take part to culture life).


Nội dung các quyền về văn hố nói chung, quyền văn hố của các nhóm dân tộc
thiểu số nói riêng được đã các cơ quan của Liên hợp quốc thảo luận và ghi nhận trong
nhiều công ước quốc tế, khu vực và các tuyên ngôn, tuyên bố về quyền con người như
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; Cơng ước quốc tế về các quyền kinh
tế, xã hội và văn hoá; Tuyên bố về quyền của các dân tộc bản địa; Tuyên ngôn về
quyền của các dân tộc thiểu số về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ; Công ước về các
dân tộc bản địa và bộ lạc ở các quốc gia độc lập (Công ước 169) của ILO v.v.


Cụ thể hơn, Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người khẳng định: mọi người
đều có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng ngoạn
nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy; Mọi
người đều được bảo vệ bởi những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những
sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình (Điều 27). Trên cơ sở của
Tuyên ngôn, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế xã hội và văn hoá tiếp tục


khẳng định quyền văn hoá bao gồm các quyền tham gia vào đời sống văn hố; được
hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học và các ứng dụng của nó; dược bảo hộ các
quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học nghệ
thuật nào của mình (Điều 15).


Như vậy, từ hai quy định về quyền văn hoá ở hai văn kiện cơ bản trên, có thể
hiểu khái niệm quyền văn hố bao gồm ba nội hàm chính: 1. Quyền được tham gia
vào đời sống văn hoá; 2. Quyền được hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và 3.
Quyền được bảo hộ đối với các sản phẩm sáng tạo, nghệ thuật.


Trong ba nội dung cơ bản của nhóm quyền văn hố thì quyền được tham gia
vào đời sống văn hoá là nội dung trực tiếp liên quan đến quyền của các nhóm dân
tộc thiểu số. Ngồi ra, quyền văn hố của các nhóm thiểu số cũng được trực tiếp
quy định tại điều 27 của Công ước ICCPR. Điều 27 của Công ước này nên rõ: “Ở
những quốc gia có nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, tơn giáo và ngơn ngữ, những cá
nhân thuộc các nhóm thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng
mình, khơng bị khước từ quyền có đời sống văn hố riêng, quyền được theo và thực
hành tôn giáo riêng, hoặc quyền được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Bài viết này chủ yếu phân tích tác động của ngành du lịch đối với các nội
dung liên quan đến quyền được tham gia vào đời sống văn hoá của các dân tộc thiểu
số, do vậy sẽ tập trung vào các nội dung liên quan đến quyền được tham gia đời
sống văn hố, bao gồm cả quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu
số trong bối cảnh tác động của hoạt động du lịch, lữ hành.


Vấn đề quyền về văn hoá, đặc biệt là quyền văn hoá của các dân tộc bản địa,
thiểu số đã được đề cập trong các thảo luận của các cơ quan Liên hợp quốc và văn
kiện của tổ chức này. Uỷ ban nhân quyền cho rằng “văn hoá được thể hiện ở nhiều
hình thức khác nhau”. Uỷ ban về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc hiểu
khái niệm về bản sắc văn hoá bao gồm sự khác biệt về văn hố, lịch sử, ngơn ngữ


cách sống của quốc gia.


Văn kiện trực tiếp liên quan đến quyền văn hoá của các dân tộc thiểu số và bản
địa là Tuyên ngôn của LHQ về quyền của người bản địa. Tuyên ngôn này nhấn mạnh
các dân tộc bản địa có quyền “thực hành và tái tạo những truyền thống và phong tục
văn hóa của họ.” (Điều 11) và được quyền “duy trì, kiểm sốt, bảo vệ và phát triển di
sản văn hóa, kiến thức truyền thống và những biểu hiện văn hóa truyền thống của họ
cũng như những biểu thị của họ về khoa học, cơng nghệ và văn hóa” (Điều 31).


Ngồi ra, các văn kiện khác chuyên biệt về quyền con người như Công ước
về quyền trẻ em nhấn mạnh đến nghĩa vụ của quốc gia trong việc thực hiện các biện
pháp để bảo đảm quyền được giữ gìn bản sắc cho trẻ em. Ở cấp độ khu vực, Tuyên
bố ASEAN về quyền con người cũng ghi nhận các quyền về văn hoá của các dân
tộc. Hiến hương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc cũng quy
định rõ: “Mọi người có quyền được tự do tham gia vào đời sống văn hoá trong cộng
đồng của mình” và “nhà nước có nghĩa vụ thúc đẩy và bảo vệ các gía trị đạo đức và
truyền thống đã được cộng đồng nghi nhận.”


Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam, các quyền về văn hoá đã được ghi
nhận trong Hiến pháp. Hiến pháp 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền hưởng thụ
và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở
văn hóa.” (Điều 41). Đặc biệt, Hiến pháp 2013 nhấn mạnh: “Các dân tộc có quyền
dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán,
truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình” (Điều 5). Ngồi ra, Việt Nam cũng có
nhiều bộ luật có điều khoả về bảo vệ quyền văn hố của dân tộc thiểu số, chẳng hạn
Luật di sản văn hoá. Luật Du lịch 2017 nêu rõ: “Phát triển du lịch gắn với bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế
của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng”


<b>3. Tác động của du lịch đến quyền văn hoá của các dân tộc thiểu số ở </b>


<b>Việt Nam </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

lịch với các hoạt động du lịch ngày càng phong phú. Theo Báo cáo tác động kinh tế
của ngành Du lịch của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), năm 2015
đóng góp của du lịch Việt Nam xếp hạng 40 thế giới; về giá trị tương đối (tỷ lệ đóng
góp trong GDP), du lịch Việt Nam xếp hạng 55 trên thế giới. Du lịch là ngành kinh
tế mũi nhọn của Việt nam. Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 năm 2011-2015, xuất
khẩu dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch
vụ của nước ta, trong khoảng 67-71%.272


Một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch Việt Nam chính là các danh
lam thắng cảnh và văn hố mới có các dân tộc thiểu số sinh sống. Việt Nam có 53
nhóm dân tộc thiệu số sinh sống. Đây là địa bàn thuận lợi để phát triển nhiều mơ
hình du lịch khác nhau, đặc biệt là du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn
hoá v.v. Sự phát triển của du lịch ở các vùng miền núi có đơng đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống đã mang lại nhiều tác động tích cực và tiêu cực đến quyền con
người nói dung, các quyền về văn hố nói riêng của các nhóm dân tộc thiểu số.


Một mặt, sự gia tăng lượng cách du lịch đến các địa bàn du lịch miền núi đã
mang lại hiệu quả thiết thực cả về kinh tế, xã hội, văn hố, mà cịn góp phần xố đói
giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều người dân địa phương. Ở một số địa bàn có
số lượng lớn các dân tộc thiểu số tham gia các dịch vụ và hoạt động du lịch như Sapa,
du lịch đã góp phần thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, thơng qua đó góp phần cải
thiện, trùng tu, tơn tạo một số các cơ sở văn hố như nhà văn hoá, chùa chiền v v.v.


Sự phát triển của du lịch cũng đã mang lại nhiều tạo công ăn việc làm thông
qua sự gia tăng các dịch vụ du lịch như: hướng dẫn viên du lịch, bán hàng, kinh
doanh nhà nghỉ, khách sạn, home stay, nhà hàng v.v.. đã góp đó làm tăng thu nhập
cho các cộng đồng dân tộc thiểu số. Đáng lưu ý là trong số các việc làm được gia
tăng nhờ có hoạt động du lịch, một số việc làm sẽ góp phần gìn giữ các sản phẩm


văn hố như sản xuất các mặt hàng truyền thống: thêu, đan, thổ cẩm, các chương
trình biểu diễn văn hố truyền thống của các dân tộc thiểu số v.v..273<sub> Khách du lịch </sub>


chính là khán giả của nhiều chương trình văn nghệ, các nghi lễ trình diễn, các sinh
hoạt văn hố của các dân tộc thiểu số đã thu hút được số lượng lớn khách du lịch.
Đây là một hình thức để các dân tộc duy trì, quảng bá phong tục tập qn và bản sắc
văn hố của mình.


Mặt khác, bên cạnh những tác động tích cực mà du lịch có thể mang lại cho
các dân tộc thiểu số, trong những năm gần đây, sự phát triển của du lịch, đặc biệt là
các mơ hình du lịch mới như home stay đồng thời cũng gây nên một số tỏc ng


272<sub> Xem: </sub>


273<i><sub> xem: Dr. ph1m thỵ mộng hoa dr. lÂm thỵ mai lan, the impacts of tourism on ethnic minority inhabitants of </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tiêu cực đến quyền của các nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người
lao động v.v.. trong đó có các quyền trên lĩnh vực văn hố. Có thể xem xét một số
khía cạnh tác động của du lịch đến các dân tộc thiểu số như sau:


<i><b>- Tác động của du lịch đến các tập tục văn hoá truyền thống: Sự phát triển </b></i>
du lịch, đặc biệt là các hình thức du lịch cộng đồng như home stay, du lịch tình
nguyện… có thể làm thay đổi đáng kể đến phong tục văn hoá của các cộng đồng sở
tại. Sự có mặt của khách du lịch trong sinh hoạt gia đình hàng ngày, có thể làm thay
đổi các phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt, ăn uống truyền thống. Tình trạng
gia tăng khách du lịch đã làm cho các nhóm dân tộc thiểu số có thể thay đổi thói
quen lao động, sản xuất để tham gia vào hoạt động bán hàng rong. Tình trạng trẻ em
dân tộc thiểu số đã nghỉ học để bán hàng rong được ghi nhận là khá phổ biến ở
nhiều địa bàn du lịch. Ví dụ, ở Sa pa, sự phát triển của du lịch đã làm thay đổi hồn
tồn thói quen ăn mặc của nhiều cộng đồng. Trẻ em ở Sapa đã khơng cịn lựa chọn


mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình để mặc hàng ngày.274<sub> Một số các lễ </sub>


hội truyền thống cũng được điều chỉnh cả về quy mô và thời gian để đáp ứng chu
cầu của thị trường du lịch.


<i>- Tác động của du lịch đến các hoạt động sinh hoạt văn hoá bản địa: Sự gia </i>


tăng các hoạt động du lịch có thể dẫn tới tình trạng mai một hoặc biến mất các hoạt
động văn hoá bản địa. Trong nhiều trường hợp, các hoạt động văn hố có thể bị
thương mại hoá và biến đối về ý nghĩa.


<i>- Tác động của du lịch đến việc duy trì ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số: </i>


Một trong những quyền văn hố quan trọng của các nhóm dân tộc thiểu số là quyền
được lựa chọn và sử dụng ngơn ngữ giao tiếp của mình. Mặc dù đã được quy định
trong Hiến pháp và pháp luật nhưng các quốc gia trên thế giới đều đang phải đối
diện với tình trạng mất ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, bản địa. Hoạt động du
lịch đã mở rộng mối quan hệ giao tiếp, việc làm của người dân bản địa với các
nhóm du khách, dẫn tới tình trạng gia tăng nhu cầu sử dụng ngôn ngữ phổ thông,
giảm kết nối cộng đồng và nhu cầu sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc. Mất ngôn
ngữ và chữ viết là một thách thức về văn hoá của các địa bàn du lịch lớn ở Việt
Nam như Sapa, Hà Giang.


<i>- Tác động của du lịch đến quyền về môi trường, quyền đất đai và di sản văn hoá: </i>
Đất đai, môi trường, danh lam thắng cảnh là một phần cơ bản không thể
thiếu của di sản văn hoá ở các cộng đồng dân tộc thiểu số. Trong bối cảnh phát triển
của ngành du lịch, các di sản văn hoá vật thể, đặc biệt là các cơng trình kiến trúc


274<i><sub> Xem, Nguyễn Linh Giang, Chilldren’s rights to education and cultural </sub></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia v.v thường được khai
thác để mang lại lợi ích về kinh tế. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác này không
phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho các dân tộc thiểu số. Ngược lại, khi hoạt
động khai thác du lịch không được quản lý tốt, các dân tộc thiểu số sẽ phải gánh
chịu các tác động tiêu cực như tình trạng phải di dời chỗ ở do đất đai bị thu hồi cho
các dự án phát triển du lịch hay do môi trường bị ô nhiễm v.v..


</div>

<!--links-->
ứng dụng GIS đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Bình THuận
  • 106
  • 1
  • 4
  • ×