Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh tại các khoa lâm sàng, bệnh viện e năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CHO NGƢỜI BỆNH TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG,
BỆNH VIỆN E NĂM 2016 - 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CHO NGƢỜI BỆNH TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG,
BỆNH VIỆN E NĂM 2016 - 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHÓA HỌC
PGS.TS. ĐỖ MAI HOA


Hà Nội - 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập, giờ đây khi cuốn luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý
bệnh viện đang được hồn thành, tận đáy lịng mình, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu
sắc tới các thầy, cơ giáo trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập và hỗ trợ tơi trong q
trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Với tất cả tình cảm sâu sắc nhất, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới Giáo viên
hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Mai Hoa -Trường đại học y tế công cộng người đã giúp đỡ
tôi từ khi xác định vấn đề nghiên cứu, viết đề cương, chia sẻ thơng tin, kiến thức để
tơi từng bước hồn thành luận văn, cùng với sự tận tình trong giảng dạy của các
thầy, cơ đã giúp tơi có được những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong nghiên
cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc Bệnh viện E, các khoa,
phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, góp ý, hướng dẫn và tham gia vào
nghiên cứu này.
Xin cảm ơn các bậc sinh thành và những người thân trong gia đình tơi đã
chịu nhiều hy sinh, vất vả, luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
phấn đấu.
Xin cảm ơn tất cả các bạn đồng môn trong lớp cao học Quản lý bệnh viện
khóa 8 đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong 2 năm học qua.
Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với tất cả
các bạn đồng nghiệp nhất là những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2017
Học viên


Nguyễn Phương Thảo


ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

BVNCSK

Bệnh viện nâng cao sức khỏe

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

CSVC

Cơ sở vật chất

CBYT

Cán bộ y tế

GDSK

Giáo dục sức khỏe


LĐBV

Lãnh đạo bệnh viện

NVYT

Nhân viên y tế

TTGDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

TTB

Trang thiết bị

TTSK

Truyền thông sức khoẻ

TCCB

Tổ chức cán bộ

TMH

Tai mũi họng

TVCN


Tƣ vấn cá nhân

TVN

Tƣ vấn nhóm

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

PGĐ

Phó giám đốc

PVS

Phỏng vấn sâu

QLCL

Quản lý chất lƣợng

RHM

Răng hàm mặt

YKNB

Ý kiến ngƣời bệnh


WHO

Tổ chức y tế thế giới


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.................................................................................... viii
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Truyền thông và truyền thông giáo dục sức khoẻ ...........................................4
1.1.1.Khái niệm về truyền thông ..........................................................................................4
1.1.2.Truyền thông giáo dục sức khoẻ ................................................................................4
1.2.Truyền thông giáo dục sức khoẻ ở các bệnh viện.............................................8
1.2.1.Mục tiêu của truyền thông giáo dục sức khoẻ trong bệnh viện................................8
1.2.2.Đối tượng được TTGDSK và nguồn cung cấp TTGDSK trong bệnh viện ..............8
1.2.3.Các hình thức tổ chức TTGDSK trong bệnh viện .....................................................9
1.3.Tình hình cơng tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong các bệnh viện trên
thế giới và Việt Nam ...........................................................................................................9
1.3.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe trong các bệnh viện trên thế giới ........................9
1.3.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe trong các bệnh viện ở nước ta hiện nay ...........10
1.4. Một số nghiên cứu về truyền thông giáo dục sức khoẻ cho ngƣời bệnh trên
Thế giới và Việt Nam ..............................................................................................11
1.4.1. Nghiên cứu về truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh trên thế
giới ......................................................................................................................................11

1.4.2. Nghiên cứu về truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh tại Việt Nam ....13
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ............................................................................13
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................17
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: .....................................................................................17
2.1.1. Nghiên cứu định lượng: ...........................................................................................17


iv
2.1.2. Nghiên cứu định tính: ..............................................................................................17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................17
2.3. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................18
2.4. Thiết kế nghiên cứu: .................................................................................................18
2.5. Cỡ mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp chọn mẫu: ................................................18
2.5.1. Mẫu cho nghiên cứu định lượng .............................................................................18
2.5.2. Mẫu cho nghiên cứu định tính.................................................................................18
2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................................19
2.6.1. Xây dựng công cụ nghiên cứu .................................................................................19
2.6.2. Lựa chọn và tập huấn cho đội ngũ nghiên cứu viên ..............................................20
2.6.3. Tiến hành thu thập số liệu .......................................................................................20
2.7. Các biến số nghiên cứu ....................................................................................21
2.7.1. Nhóm biến định lượng thu thập từ bảng kiểm qua các các hoạt động TTGDSK
(Các bảng biên số chi tiết tại Phụ lục I). ..........................................................................21
2.7.2. Chủ đề nghiên cứu định tính thu thập từ phỏng vấn sâu, quan sát các hoạt động
TTGDSK (Các bảng biên số chi tiết tại Phụ lục I)...........................................................22
2.8. Phƣơng pháp phân tích số liệu: ......................................................................22
2.8.1 Phương pháp xử lý số liệu định lượng: ...................................................................22
2.8.2. Phương pháp xử lý số liệu định tính: ......................................................................22
2.9. Đạo đức nghiên cứu..........................................................................................22
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................23
3.1. Thông tin chung của bệnh nhân tham gia nghiên cứu .................................23

3.2. Mô tả thực trạng công tác TTGDSK tại các khoa lâm sàng bệnh viện E
năm 2017 ..................................................................................................................24
3.2.1. Thực trạng tổ chức cơng tác TTGDSK theo nhóm tại 17 khoa lâm sàng ...............24
3.2.2. Thực trạng tổ chức tư vấn cá nhân tại 17 khoa lâm sàng trong BV .....................29
3.2.3.Kết quả công tác TTGDSK qua khảo sát trên bệnh nhân ......................................35
3.3. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến công tác TTGDSK tại bệnh viện E
năm 2017 ..................................................................................................................39
3.3.1. Nhân lực cho công tác TTGDSK. ...........................................................................39


v
3.3.2. Cơ sở vật chất trang thiết bị cho công tác TTGDSK .............................................40
3.3.3. Kế hoạch tổ chức, quản lý các hoạt động TTGDSK ..............................................41
3.3.4. Yếu tố từ phía bệnh nhân .........................................................................................42
3.3.5. Một số các yếu tố khác .............................................................................................46
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ...............................................................................................51
4.1. Thơng tin chung nhóm bệnh nhân vào nghiên cứu ......................................51
4.2. Thực trạng công tác TTGDSK tại các khoa lâm sàng Bệnh viện E năm
2016 và quí I năm 2017 ...........................................................................................51
4.2.1. Thực trạng tổ chức công tác TTGDSK theo nhóm tại 17 khoa lâm sàng ............51
4.2.2. Thực trạng tổ chức tư vấn cá nhân tại 17 khoa lâm sàng trong bệnh viện ..........55
4.2.3. Kết quả công tác TTGDSK qua khảo sát trên bệnh nhân .....................................58
4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho
ngƣời bệnh tại các khoa lâm sàng bệnh viện E ....................................................61
4.3.1. Nhân lực cho công tác TTGDSK.............................................................................61
4.3.2. Cơ sở vật chất trang thiết bị ....................................................................................62
4.3.3. Kế hoạch tổ chức, quản lý các hoạt động TTGDSK ..............................................63
4.3.4. Đặc điểm của bệnh nhân .........................................................................................64
4.3.5. Một số các yếu tố khác .............................................................................................66
4.4. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục .........................................69

KẾT LUẬN .......................................................................................................................70
KHUYẾN NGHỊ...............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................71
PHỤ LỤC 1Các biến số nghiên cứu .................................................................................76
PHỤ LỤC 2Cách tính số bệnh nhân lấy nghiên cứu tại 17 khoa LS ..............................79
PHỤ LỤC 3Bảng kiểmcông tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho ngƣời bệnh tại các
khoa lâm sàng, Bệnh viện E...............................................................................................80
PHỤ LỤC 4Bảng kiểm quan sát việc thực hiện TTGDSKcho nhóm ngƣời bệnh ở tại
các khoa lâm sàng ...............................................................................................................84
PHỤ LỤC 5. Định nghĩa bảng kiểm quan sát việc thực hiện TTGDSK cho nhóm
ngƣời bệnh ở tại các khoa lâm sàng ..........................................................................87


vi
PHỤ LỤC 6.Bảng kiểm quan sát tƣ vấn cá nhân ngƣời bệnh ở các khoa lâm sàng ......92
PHỤ LỤC 7. Định nghĩa bảng kiểm quan sát tƣ vấn cá nhân cho ngƣời bệnh tại
các khoa lâm sàng Bệnh viện E.................................................................................95
PHỤ LỤC 8Phiếu khảo sát ý kiến ngƣời bệnh nội trú.....................................................99
PHỤ LỤC 9Tiêu chuẩn xác định mức độ “đạt” của tƣ vấn nhóm và tƣ vấn cá nhân tại
các khoa lâm sàng Bệnh viện E ...................................................................................... 104
PHỤ LỤC 10. Kết quả bảng phân tích số liệu ........................................................105
PHỤ LỤC 11. Câu hỏi phỏng vấn sâulãnh đạo bệnh viện phụ trách chuyên môn .124
PHỤ LỤC 12.Câu hỏi phỏng vấn sâulãnh đạo bệnh viện phụ trách tài chính ........126
PHỤ LỤC 13. Câu hỏi phỏng vấn sâutrƣởng phòng quản lý chất lƣợng. ..............128
PHỤ LỤC 14. Câu hỏi phỏng vấn sâu trƣởng phòngđiều dƣỡng ...........................131
PHỤ LỤC 15. Câu hỏi phỏng vấn sâu đại diện cán bộ phụ trách công tác TTGDSK
tại các khoa lâm sàng ..............................................................................................133


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nội trú vào nghiên cứu .......................................23
Bảng 3. 2. Số buổi thực hiện tƣ vấn nhóm ở các khối chuyên khoa ...............................24
Bảng 3. 3.Số buổi tƣ vấn nhóm trung bình tại các khoa lâm sàng ..................................24
Bảng 3. 4.Thực trạng thực hiện quy trình chuẩn bị tƣ vấn nhóm....................................25
Bảng 3. 5.Thực trạng thực hiện quy trình tiến hành tƣ vấn nhóm...................................26
Bảng 3. 6.Thực trạng thực hiện quy trình kết thúc buổi tƣ vấn nhóm ............................28
Bảng 3. 7. Kết quả quan sát quá trình thực hiện tƣ vấn nhóm.........................................29
Bảng 3. 8.Thực trạng thực hiện tƣ vấn cá nhân trong lần quan sát đầu tiên ...................29
Bảng 3. 9. Thực trạng thực hiện QTTV cá nhân trong lần QS thứ 2 ..............................31
Bảng 3. 10.Thực trạng thực hiện QT TV cá nhân trong lần QS thứ 3 ............................33
Bảng 3. 11.Kết quả quan sát qui trình thực hiện tƣ vấn cá nhân .....................................35
Bảng 3. 12. Thực trạng bệnh nhân nhận đƣợc tƣ vấn nhóm............................................36
Bảng 3. 13. Đánh giá của bệnh nhân về hoạt động tƣ vấn nhóm ....................................36
Bảng 3. 14. Thực trạng nhận tƣ vấn cá nhân của bệnh nhân ...........................................37
Bảng 3. 15.Đánh giá của bệnh nhân về hoạt động tƣ vấn cá nhân ..................................38
Bảng 3. 16. Nhân lực của các khoa .................................................................................39
Bảng 3. 17.Cơ sở vật chất trang thiết bị, phƣơng tiện cho phòng tƣ vấn GDSK tại các
khoa lâm sàng .....................................................................................................................40
Bảng 3. 18.Lập KH và giám sát hoạt động TTGSK của các khoa LS ............................41
Bảng 3. 19. Mối liên quan giữa tình trạng nhận tƣ vấn nhóm đạt với các yếu tố cá nhân
của bệnh nhân .....................................................................................................................43
Bảng 3. 20. Mối liên quan giữa tình trạng nhân tƣ vấn cá nhân đạt với các yếu tố cá
nhân của bệnh nhân ............................................................................................................44


viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mơ hình truyền thơng ..........................................................................................6

Hình 1.2. Khung lý thuyết: ................................................................................................16
Biểu đồ 3. 1. Tỷ lệ phần trăm số buổi thực hiện tƣ vấn nhóm theo kế hoạch của 3 khối
lâm sàng ..............................................................................................................................25
Biểu đồ 3. 2. Tỷ lệ bệnh nhân đƣợc tƣ vấn nhóm đạt ......................................................37
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân nhận đƣợc tƣ vấn cá nhân đạt ...........................................38


ix
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Mở đầu:Truyền thơng, giáo dục sức khoẻ (TTGDSK) là một hoạt động
quan trọng tại các cơ sở Y tế. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện để giúp cho Bệnh
viện E xây dựng một hệ thống TTGDSKphù hợp. Mục tiêu:1. Mô tả thực trạng
công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại các khoa lâm sàng
Bệnh viện E năm 2016 và quí I năm 2017; 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng
đến cơng tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại các khoa
này.Phƣơng pháp: Mô tả cắt ngang.Kết quả:Số buổi tƣ vấn nhóm thực hiện theo
kế hoạch là 34,63% (khối Nội: 40,3%, khối Ngoại 34,4%, Khối CK lẻ 29,2%). Chỉ
có 14,29% nhân viênthực hiện qui trình tƣ vấn nhóm đạt ở cả 24 tiêu chí; 164/234
(70,09%) bệnh nhân nhận đƣợc tƣ vấn nhóm và 232/234 (99,1%) bệnh nhân nhận
đƣợc tƣ vấn cá nhân. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến công tác TTGDSK tại Bệnh viện
E:Kế hoạch các hoạt động TTGDSK chƣa đƣợc xây dựng phù hợp và các khoa
chƣa đƣợc theo dõi, khuyến khích khi triển khai các hoạt động TTGDSK, hệ thống
văn bản pháp qui về các hoạt động này tại bệnh viện chƣa cụ thể, các cấp lãnh đạo
của bệnh viện chƣaquan tâm nhiều đến hoạt động này, nhận thức của nhân viên Y tế
đối với công tác TTGDSK chƣa đầy đủ.Kết luận:Công tác TTGDSK tại Bệnh viện
E cần đƣợc cải thiện ở nhiều mặt. Khuyến nghị:Cần xây dựng tổ TTGDSK để làm
đầu mối xây dựng hệ thống văn bản và kế hoạch, theo dõi và giám sát hỗ trợ các
đơn vị trong Bệnh viện thực hiện kế hoạch này. Bên cạnh đó, Bệnh viện nên cung
cấp thêm nguồn lực vàtập huấn cho nhân viên của bệnh viện để tổ chức các hoạt
động TTGDSK cho bệnh nhân đƣợc chuyên nghiệp hơn.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền thông, giáo dục sức khoẻ (GDSK) là một hoạt động quan trọng và
không thể tách rời của chăm sóc sức khoẻ. Truyền thơng GDSK (TTGDSK)
giống nhƣ giáo dục chung, là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến
suy nghĩ và tình cảm của con ngƣời, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ
và thực hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho các cá nhân,
gia đình và cộng đồng. TTGDSK là q trình cung cấp thơng tin, giúp đỡ, động
viên, tạo điều kiện để mọi ngƣời hiểu đƣợc vấn đề sức khoẻ của họ và chọn đƣợc
cách giải quyết thích hợp nhất vấn đề của họ[1].
Bên cạnh hình thức GDSK cộng đồng thì GDSK tại các cơ sở Y tế, đặc biệt là
ở các bệnh viện lớn, cũng đóng một vai trị quan trọng do số lƣợng bệnh nhân đến
khám chữa bệnh đông, bệnh lý cụ thể và đối tƣợng cần đƣợc GDSK đã đƣợc xác
định, đội ngũ tham gia GDSK có trình độ chun mơn cao, kỹ năng GDSK chuyên
nghiệp cũng nhƣ tính thiết thực trong nhu cầu gìn giữ, nâng cao sức khoẻ của ngƣời
bệnh khi phải đến bệnh viện nên việc GDSK có hiệu quả cao hơn, góp phần tăng
hiệu quả điều trị, giảm thời gian và chi phí Y tế, giảm tần xuất tái nhập viện, tạo sự
phối hợp tốt giữa bệnh nhân và thầy thuốc, giảm tải cho các cơ sở Y tế.
Ngành Y tế nƣớc ta đang có những bƣớc phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu
cầu chăm sóc sức khỏe ngƣời dân, tiến tới bắt kịp và hòa nhập với nền Y tế hiện đại
trong khu vực và trên thế giới. Tăng cƣờng chất lƣợng công tác khám chữa bệnh kết
hợp với mơ hình bệnh viện nâng cao sức khỏe, lấy bệnh nhân là trung tâm, thông
qua giáo dục sức khỏe để nâng cao kiến thức của bệnh nhân trong phịng chống
bệnh tật của chính họ và cộng đồng đang là vấn đề chủ yếu trong nhiệm vụ của
Ngành. Chủ trƣơng này đã đƣợc cụ thể hoá bằng Bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng
bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0 ban hành tháng 11/2016 trong đó qui định rất chi
tiết 19 bậc thang chất lƣợng về tƣ vấn giáo dục sức khoẻ khi điều trị và trƣớc khi ra

viện cho bệnh nhân[9].
Trong thời gian qua, Bệnh viện E, với số lƣợng bệnh nhân hàng năm tƣơng đối
ổn định, đang phấn đấu theo hƣớng nâng cao chất lƣợng khám và điều trị, đặc biệt


2

tập trung vào khu vực bệnh nhân nội trú[1]. Tuy nhiên, công tác truyền thông
GDSK của bệnh viện hiện vẫn chƣa đƣợc tổ chức một cách có hệ thống, chuyên
nghiệp. Các hoạt động truyền thông thƣờng do các đơn vị trong Bệnh viện tự thực
hiện, khơng có kế hoạch tổng thể đầy đủ, chi tiết, và khơng có một đơn vị nào trong
bệnh viện làm đầu mối để giám sát và theo dõi các hoạt động TTGDSK truyền
thông tại bệnh viện. Vì vậyrất cần có một sự khảo sát, đánh giá tồn diện, đầy đủ về
cơng tác TT-GDSK và các yếu tố ảnh hƣởng từ đó đƣa ra một giải pháp xây dựng
mạng lƣới TT-GDSK trong bệnh viện cho phù hợp với tình hình mới nên chúng tơi
tiến hành nghiên cứu đề tài "Thực trạng và một số yếu tố ảnh hƣởng đến công
tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho ngƣời bệnh tại các khoa lâm sàng,
Bệnh viện E năm 2016 - 2017”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho ngƣời bệnh
tại các khoa lâm sàng, Bệnh viện E năm 2016 và quí I 2017.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến công tác truyền thông giáo dục sức
khỏe cho ngƣời bệnh tại các khoa lâm sàng, Bệnh viện E năm 2016 và quí I 2017.


4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Truyền thông và truyền thông giáo dục sức khoẻ
1.1.1. Khái niệm về truyền thông
Truyền thơng là q trình liên tục trao đổi thơng tin, tƣ tƣởng, tình cảm…chia
sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiềungƣời nhằm tăng cƣờng hiểu biết lẫn
nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu
phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội [14].
1.1.2. Truyền thơng giáo dục sức khoẻ
1.1.2.1. Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe
Truyền thông giáo dục sức khỏe là hoạt động chức năng của quá trình cung
cấp dịch vụ y tế và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Quá trình này thể hiện trong việc
hình thành, tổng hợp và chia sẻ “thông tin sức khỏe”. Truyền thông sức khỏe đƣợc
xem là nghệ thuật và phƣơng pháp truyền tải nhằm tạo ảnh hƣởng và khuyến khích
cá nhân và cơng đồng quan tâm đến các vấn đề sức khỏe, cách thức phòng bệnh và
thực hành phịng bệnh, nâng cao sức khỏe. Truyền thơng giáo dục sức khỏe đề cập
đến các nội dung về dự phịng bệnh tật, nâng cao sức khỏe, chính sách chăm sóc sức
khỏe các hoạt động chăm sóc sức khỏe cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng cuộc sống và
sức khỏe của các cá nhân trong cộng đồng, đồng thời là cách tiếp cận đa ngành và
đa hình thức nhằm tác động các nhóm đối tƣợng đích khác nhau và chia sẻ các
thông tin liên quan đến sức khỏe nhằm khuyến khích và hỗ trợ các cá nhân, cộng
đồng, cán bộ y tế, các nhà hoạch định chính sách và ngƣời dân nói chung nhận biết
về sức khỏe, chấp nhận và duy trì thực hiện hành vi có lợi qua đó cải thiện sức khỏe
[14], [15], [24].
1.1.2.2. Lịch sử truyền thông giáo dục sức khoẻ
Lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời đã trải qua các giai đoạn: Cộng sản
nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tƣ bản và đang trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa Cộng sản. Ở mỗi giai đoạn kinh tế xã hội, sức khỏe của con ngƣời
luôn đƣợc đặt lên hàng đầu và công tác truyền thông GDSK đã xuất hiện từ thủa

sơ khai:


5

Giai đoạn Cộng sản nguyên thủy (3000 năm đến 4000 năm trƣớc cơng
ngun), với những hình thức đơn giản nhƣ truyền khẩu trong bộ tộc, trong cộng
đồng về những mối nguy cơ cần phải tránh vốn đƣợc hình thành qua tích lũy kinh
nghiệm và giúp ngƣời nguyên thủy chống đỡ với thiên nhiên hoang dại và tàn khốc
nhƣ lấy lá để che mình, che đầu chống nắng mƣa, lấy vỏ cây, da thú để làm chăn, kê
sàn cao để chống ẩm ƣớt, đặc biệt khi ngƣời nguyên thủy tìm ra đƣợc lửa, giúp con
ngƣời sƣởi ấm, chống ẩm thấp biết ăn chín uống sơi. Các hoạt động vệ sinh phịng
bệnh này mặc dù cực kỳ đơn giản so với thời đại ngày nay, nhƣng đối với thủa ban
sơ của loài ngƣời thì đây là một bƣớc tiến dài trong lịch sử phát triển từ ngƣời vƣợn
lên ngƣời nguyên thủy[25].
Giai đoạn Xã hội chiếm hữu nô lệ (4000 năm trƣớc công nguyên – 500 sau
công nguyên), các hoạt động TTGDSK đã tiến thêm một bƣớc mới với việc ngƣời
bệnh đƣợc nằm một chỗ ở chợ hoặc ở giữa phố để mọi ngƣời qua lại hỏi thăm và
khuyên bảo theo kinh nghiệm cá nhân hoặc kinh nghiệm gia đình họ về cách chữa
bệnh (y học cổ vùng Lƣỡng Hà (484-420 trƣớc công nguyên), vệ sinh và tổ chức y
tế để phòng bệnh đã đạt đƣợc trình độ cao TTSK đã đƣợc biểu thị bằng những quy
tắc nghiêm ngặt từ việc tắm giặt, cắt tóc đến cấm ăn thịt súc vật lạ, tẩy giun định kỳ
cho tất cả mọi ngƣời theo đợt (vùng Ai Cập). Ở thời kỳ này xuất hiện chữ viết do
vậy bên cạnh hoạt động truyền thông khẩu trong dân gian thì hình thức TTKS đã
phát triển vƣợt bậc thơng qua các văn bản cụ thể[25].
Dƣới chế độ xã hội Phong kiến, TTSK đã đánh dấu sự phát triển toàn diện và
mạnh mẽ, TTSK qua việc đƣa ra lời khuyên cho sản phụ, chăm sóc sơ sinh, nắn gãy
xƣơng, chữa bệnh bằng muối khoáng, bào chế tổng hợp các thứ thuốc, rèn luyện
thân thể bằng cách bắt chƣớc động tác của 5 loài vật, tránh làm việc nặng quá sức,
ăn uống thanh đạm, ít uống rƣợu, ít ngủ ngày…[25].

Xã hội tư bản và xã hội chủ nghĩa thay thế chế độ Phong kiến bằng hàng loạt
các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của xã hội
loài ngƣời và song hành là sự phát triển vƣợt bậc của y khoa nhƣ tiêm chủng phòng
bệnh, ra đời y học thực nghiệm, phát minh ra kháng sinh, ghép tạng, liệu pháp gene,
tế bào gốc…Ở giai đoạn này, TTGDSK đã đƣợc nâng lên một tầm cao mới với các


6

giai đoạn cụ thể. Trong những năm 1960 đƣợc mô tả nhƣ là kỷ nguyên y khoa nó
đƣợc thực hiện dựa trên giả định “gieo nhân nào gặp quả nấy” và thƣờng đƣợc biểu
thị bằng hình ảnh mang tích chất độc thoại là ngƣời thày thuốc đang tuyên truyền
hoặc nói chuyện với những bệnh nhân. Đến năm 1970 TTSK đã chuyển từ giai đoạn
độc thoại sang đối thoại[25].
Năm 1980 đánh dấu một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của tiếp thị xã hội, ở
giai đoạn này sử dụng các cách tiếp cận truyền thơng tiếp thị tích hợp. Đến thập
niên 90 TTSK đã sử dụng phƣơng thức lồng ghép đa phƣơng tiện ngƣời gửi và
ngƣời nhận thông tin đều cùng nhau xây dựng và chia sẻ thơng tin[25].
1.1.2.3. Mơ hình truyền thơng giáo dục sức khoẻ
Mơ hình truyền thơng GDSK phản ánh một cách khái qt q trình truyền
thơng: Từ nguồn truyền tin (ngƣời truyền thông) phát đi nội dung truyền thơng (hay
cịn gọi là thơng điệp) tới ngƣời nhận tin. Khi ngƣời nhận tin có những hiểu biết và
hành động mới đƣợc hình thành điều đó có nghĩa là q trình truyền thơng đã đạt
đƣợc những hiệu quả nhất định. Từ ngƣời nhận tin với hiệu quả đạt đƣợc sẽ có
thơng tin phản hồi trở về ngƣời truyền[25], [27].
Thơng tin đƣợc mã
hoá dƣới dạng ký
hiệu và biểu tƣợng

Nhiễu


Tác động
từ mơi
trƣờng

Thơng điệp
Ngƣời
truyền
tin

Kênh truyền thơng
Phản hồi

Hình 1.1. Mơ hình truyền thơng

Ngƣời
nhận tin


7

Chủ thể phát tin: Là nguồn phát tin, chủ thể có thể là một cá nhân, một
nhóm, một cơ quan, tổ chức.
Chủ thể nhận tin: Là đối tƣợng các thông điệp, họ có thể là một cá nhân, một
nhóm, hay tồn thể cộng đồng.
Để q trình truyền thơng đạt hiệu quả, ngƣời nhận tin cần:
- Nhận thức đƣợc.
- Quan tâm và sẵn sàng tiếp nhận thông tin.
- Hiểu giá trị thông tin.
- Vƣợt qua đƣợc rào cản tâm lý, vật chất.

- Cung cấp ý kiến phản hồi.
Thông điệp truyền thông: Là những thơng tin chính đƣợc mã hố dƣới dạng
chữ viết, ký hiệu hoặc biểu tƣợng cần chuyển đến đối tƣợng, giúp đối tƣợng nâng
cao hiểu biết, thay đổi thái độ và hành vi sức khoẻ theo chiều hƣớng có lợi[25].
Kênh truyền thông: Là phƣơng tiện, là cách thức để chuyển thông điệp đến
đối tƣợng. Kênh truyền thông trực tiếp nhƣ: nói chuyện trực tiếp, tƣ vấn, hội họp,
thảo luận….Kênh truyền thông gián tiếp thông qua phƣơng tiện thông tin đại chúng
nhƣ: truyền thanh, truyền hình, báo chí, internet…[25].
Phản hồi: Là những thơng tin, ý kiến từ phía chủ thể nhận tin đến chủ thể phát
tin. Dựa vào phản hồi mà chủ thể phát tin đánh giá đƣợc tác động đến q trình
truyền thơng, đặc biệt là kênh truyền thơng gây thiếu sót, sai lệch thơng tin ở ngƣời
nhận tin. Đây là hiện tƣợng thƣờng xảy ra trong quá trình truyền đạt thông tin, trong
cùng một thời điểm đối tƣợng nhận đƣợc nhiều thơng tin khác nhau, thậm chí trái
chiều về nhau cùng một sự việc, hiện tƣợng làm cho ngƣời nhận khó có thể đƣa ra
thái độ và phản ứng của mình trƣớc sự việc, hiện tƣợng đó. Hiện tƣợng này có thể
xuất hiện trong tiếng ồn hoặc do rào cản ngơn ngữ, phong tục tập qn… Để q
trình truyền thông đạt hiệu quả, ngƣời truyền thông cần hạn chế các yếu tố nhiễu
trong q trình truyền thơng[25].
Các thành tố của q trình truyền thơng này rất quan trọng và gắn bó mật thiết
với nhau. Nếu thiếu bất kỳ thành tố nào thì q trình truyền thơng hoặc khơng diễn
ra hoặc nếu diễn ra sẽ khơng có hiệu quả. Song trong các thành tố ấy thì đối tƣợng


8

(bên nhận hoặc ngƣời nhận tin) là quan trọng nhất. Mặc dù mỗi đối tƣợng có thể có
những nét chung, song lại có những đặc điểm riêng biệt. Do đó tìm hiểu và phân
tích đối tƣợng, từ đó hiểu rõ đối tƣợng, biết họ cần gì, đến với họ bằng cách nào, ai
có thể đến với họ là những điều rất cần thiết trong công tác truyền thông [25].
1.2.


Truyền thông giáo dục sức khoẻ ở các bệnh viện

1.2.1. Mục tiêu của truyền thông giáo dục sức khoẻ trong bệnh viện
Bệnh viện là nơi khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi lại sức khỏe cho bệnh nhân
với những công nghệ cao, qui trình hoạt động phức tạp. Vì vậy, bên cạnh việc chữa
trị những căn bệnh cụ thể, bệnh viện cần phải chú ý đến công tác truyền thông
GDSK nhằm mục tiêu:
Cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh tật cho ngƣời bệnh để giúp họ hiểu rõ các
vấn đề về căn bệnh mà họ đã, đang và có nguy cơ sẽ mắc.
Cung cấp những kỹ năng cần thiết trong việc phòng chống bệnh tật cũng nhƣ
nâng cao khả năng tự chăm sóc bản thân hoặc giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc ngƣời bệnh
tại bệnh viện hoặc cộng đồng.
Tạo niềm tin và thái độ trong việc thay đổi hành vi nhằm mục tiêu có lợi cho
sức khỏe của ngƣời bệnh.
Gián tiếp thơng qua ngƣời bệnh đã đƣợc GDSK, truyền tải các thông điệp về
sức khỏe tới cộng đồng.
Công tác TTGDSK tốt sẽ góp phần tích cực vào việc chẩn đốn, theo dõi, điều
trị, nâng cao sức khỏe ngƣời bệnh, hoàn thiện bức tranh một bệnh viện giống nhƣ
nơi sửa chữa, phục hồi những cá thể bị trục trặc về sức khỏe để trả họ về tái hòa
nhập cộng đồng.
1.2.2. Đối tượng được TTGDSK và nguồn cung cấp TTGDSK trong bệnh viện
Đối tƣợng cần đƣợc truyền thông GDSK là: Những ngƣời đến kiểm tra sức khỏe,
bệnh nhân nội trú, ngoại trú, ngƣời thân hoặc những ngƣời chăm sóc bệnh nhân.
Nguồn cung cấp thơng tin TTGDSK là những ngƣời làm chuyên trách công
tác truyền thông GDSK, các nhân viên Y tế nhƣ bác sĩ, điều dƣỡng, nữ hộ sinh, hộ
lý, kỹ thuật viên đang làm việc tại các khoa phòng trong bệnh viện (truyền thơng
trực tiếp) hoặc các phƣơng tiện nghe nhìn (loa đài, TV, màn hình LED, băng rơn,
biểu ngữ, tranh ảnh, áp phích, tờ rơi…(truyền thơng gián tiếp).



9

1.2.3. Các hình thức tổ chức TTGDSK trong bệnh viện
1.2.3.1. Truyền thông gián tiếp: Thông qua hệ thống các phƣơng tiện nghe nhìn,
bảng biểu, tranh, áp phích, pano…).
1.2.3.2. Truyền thơng trực tiếp: Thông qua các lớp học, các buổi tƣ vấn, thảo luận,
trao đổi…về kiến thức y học trong phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe cho
mọi ngƣời.
1.3.

Tình hình công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong các bệnh viện

trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe trong các bệnh viện trên thế giới
Ngay từ những thập kỷ 70, vai trị của truyền thơng GDSK đã đƣợc quan tâm
sâu rộng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Năm 1974, báo cáo của chính phủ Canada đề
cập tới việc nâng cao sức khoẻ nhằm thông tin và tác động đến cá nhân về tổ chức
để có trách nhiệm tích cực hơn trong việc tác động đến sức khoẻ thể chất và tinh
thần[13], [39]. Tháng 9 năm 1978, tại Alma-Ata (thủ đơ nƣớc cộng hịa Kazắcstan),
tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp với quĩ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) tổ
chức một hội nghị với sự tham gia của 134 quốc gia và 67 tổ chức quốc tế với nội
dung về chiến lƣợc chăm sóc sức khỏe con ngƣời cho đến năm 2000 và giáo dục
sức khỏe vấn đề đƣợc đặt lên hàng đầu [39]. Năm 2005, Hội nghị Quốc tế lần IV tại
Bankok đã xác định 5 lĩnh vực ƣu tiên mới là: 1. Hợp tác và liên minh với các tổ
chức quốc tế, tƣ nhân, tổ chức phi chính phủ để hành động bền vững; 2. Đầu tƣ vào
các chính sách hành động và hạ tầng có tính bền vững; 3. Xây dựng năng lực phát
triển chính sách thực hiện nâng cao sức khoẻ và nâng cao hiểu biết về y tế; 4. Tạo
môi trƣờng pháp lý để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng khỏi các tác nhân có hại; 5. Ủng
hộ quan điểm sức khoẻ là quyền của con ngƣời cơ bản [36].

Nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của bệnh viện trong GDSK, khái niệm
“Bệnh viện nâng cao sức khoẻ - Health promoting hospital” cũng đã đƣợc khởi
xƣớng với nhiệm vụ: Là bệnh viện khơng chỉ khám, điều trị mà cịn phải tích cực
giáo dục sức khoẻ, phịng bệnh và phục hồi chức năng cho ngƣời bệnh, thân nhân
ngƣời bệnh và nhân viên bệnh viện để đạt sự thoải mái tối đa về thể chất tinh thần
xã hội. Tiêu chuẩn thứ ba trong 5 tiêu chuẩn bệnh viện nâng cao sức khỏe đó là:


10

bệnh viện phải cung cấp thông tin cho ngƣời bệnh cho ngƣời bệnh đầy đủ suốt quá
trình điều trị can thiệp. Mạng lƣới bệnh viện nâng cao sức khoẻ trên thế giới bắt đầu
nhân từ năm 1988 tại Vienne (Austria), đến năm 2005 gồm 700 bệnh viện thành
viên ở châu Âu, Canada, Úc, Đài loan, Mỹ và các nƣớc châu Á[34].
1.3.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe trong các bệnh viện ở nước ta hiện nay
Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nói chung đã đƣợc chú ý từ rất sớm.
Việt Nam đã tham dự và cam kết thực hiện các mục tiêu của Tuyên ngôn Alma –
Ata. Năm 1980, Chính phủ chỉ đạo Ngành y tế triển khai thực hiện chiến lƣợc chăm
sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ)[27]. Bƣớc vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21
Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cơng tác y tế trong đó có cơng
tác TTGDSK. Ngày 10/01/2013 Thủ tƣớng chính phủ đã ký Quyết định số 122/QĐTTg về việc phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nghị quyết số 46-NQ/TW
ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị về cơng tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân
trong tình hình mới có nêu rõ việc nâng cao hiệu quả thông tin, giáo dục, truyền
thông, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống
chính trị đối với cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.Trang bị
kiến thức và kỹ năng để mỗi ngƣời, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ
động phịng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối
sống và thói quen có hại đối với sức khoẻ, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng [4].

Để thực hiện mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của chiến lƣợc. Ngành y tế
đã triển khai thực hiện đồng bộ 14 giải pháp chính trong đó nhấn mạnh rõ cần đẩy
mạnh cơng tác TTGDSK, kiện tồn mạng lƣới truyền thông giáo dục sức khỏe. Tăng
cƣờng đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao năng lực hoạt động và kỹ năng truyền
thông giáo dục sức khỏe cho các tuyến[23].Năm 2011 Bộ Y tế đã ra Thông tƣ
07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 hƣớng dẫn công tác điều dƣỡng trong
chăm sóc ngƣời bệnh gồm 12 điều trong đó ghi rõ Bệnh viện có qui định và tổ chức
hình thức GDSK phù hợp, ngƣời bệnh nằm viện đƣợc điều dƣỡng, hộ sinh GDSK,
hƣớng dẫn tự chăm sóc theo phịng bệnh trong thời gian nằm viện, và sau khi ra


11

viện[7]. Bộ Y tế ban hành công văn số 1744/BYT-TT-KT ngày 31/3/2016 về việc
hƣớng dẫn công tác truyền thông y tế năm 2016 chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh các
hoạt động truyền thông cung cấp thông tin y tế giúp ngƣời dân nâng cao nhận thức,
thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, và làm
hài lịng ngƣời bệnh, hồn thiện tổ chức mạng lƣới TTGDSK tại các khoa phòng
trong bệnh viện, tăng cƣờng đào tạo, tập huấn kỹ năng TTGDSK[8]. Ngày
18/11/2016, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 6858/QĐ-BYT ban hành 83 tiêu chí chất
lƣợng bệnh viện trong đó tại mục C6.2 qui định rõ 5 mức độ về công tác truyền
thơng tại bệnh viện[9]. Đây chính là cơ sở pháp lý cũng nhƣ tiêu chí chuẩn để xây
dựng kế hoạch và mục tiêu của công tác TTGDSK trong các bệnh viện. Dựa vào bộ
tiêu chí này, cơng tác truyền thơng bệnh viện sẽ dễ dàng đƣợc lƣợng hóa, đánh giá
chính xác cả về số lƣợng và chất lƣợng, tránh tình trạng hình thức, phong trào, kém
hiệu quả.
1.4. Một số nghiên cứu về truyền thông giáo dục sức khoẻ cho ngƣời bệnh trên
Thế giới và Việt Nam

1.4.1. Nghiên cứu về truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh trên

thế giới
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về tầm quan trọng của GDSK trong các
bệnh viện. Một nghiên cứu tại Bắc Ireland đã cho thấy vai trò quan trọng bậc nhất của
các bệnh viện trong việc tổ chức TTGDSK. Bệnh viện là nơi cung cấp dịch vụ chăm
sóc Y tế tồn diện cho cộng đồng, đóng vai trị trung tâm trong hệ thống chăm sóc
sức khỏe, tập trung đủ các loại bệnh tật khác nhau, với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng
vì vậy, đối tƣợng cần GDSK rất rõ ràng, cụ thể, độ tập trung thông tin cao[31].
Năm 1999, tác giả Siminerio, Linda M. Diabetes Spectrum, and Alexandria đã
đăng tải trên tạp chí Diabetes Spectrum một nghiên cứu về GDSK trong đó xác định
vai trị của ngƣời làm cơng tác TTGDSK và khuyến cáo một số quan niệm chƣa
đúng về TTGDSK nhƣ GDSK chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức; ngƣời làm công
tác TTGDSK là các chuyên gia, bệnh nhân chỉ việc làm theo họ…đồng thời còn đƣa
ra một số nội dung cụ thể về GDSK cho bệnh nhân tiểu đƣờng [37].


12

Đề cập đến vai trò TTGDSK trong bệnh viện, tác giả Aguerrbere P.M. cho
rằng bệnh viện là nơi thích hợp nhất để tổ chức TTGDSK và việc quản lý truyền
thông nội viện là hết sức cần thiết thông qua các khái niệm khung và mơ hình tổ
chức hoạt động cơng tác này[35].
Tác giả Chiachi Bonnie Lee, AuthorMichael S. ChenMichael John Powell,
and Cordia Ming-Yeuk Chuđã đăng tải trên tạp chí Springer Science Reviews
(2013), trong một bài tổng quan, lại đề cập đến các khía cạnh ảnh hƣởng đến cơng
tác TTGDSK của chƣơng trình bệnh viện nâng cao sức khỏe (Health Promoting
Hospital). Đó là các yếu tố nhƣ xác định trình tự ƣu tiên, nguồn lực tài chính, con
ngƣời, kế hoạch khơng cụ thể, tổ chức hoạt động kém hiệu quả [29].
Năm 2016, Atefeh Afshari và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang
về GDSK trong 9 bệnh viện ở Isfahan, Iran. Việc đánh giá công tác TTGDSK dựa
vào bảng điểm HP (Health Promotion Score) với 5 tiêu chuẩn. Kết quả cho thấy

điểm trung bình cho cả 9 bệnh viện là 48.8 (tổng 68 mục chấm, 2 điểm cho mức đầy
đủ, 1 cho mức không đầy đủ và 0 nếu khơng có) trong đó 5 bệnh viện ở mức trung
bình (43 - 59 điểm), 3 ở mức dƣới trung bình nhỏ hơn hoặc bằng 42 điểm), (và chỉ
có 1 bệnh viện ở mức tốt (lớn hơn hoặc bằng 60 điểm) [28].
Canada đã từng đƣợc coi là một trong những quốc gia có mạng lƣới TTGDSK
trong hệ thống bệnh viện nâng cao sức khỏe (HPH) phát triển nhất thế giới. Tuy
nhiên, kết quả tổng kết công tác này, qua một báo cáo năm 2014, cho thấy việc tiếp
tục duy trì và phát triển cơng tác nói trên trong các bệnh viện vẫn cịn nhiều khó
khăn [36].
Bên cạnh đó, cũng có các nghiên cứu tập trung vào vai trò của bác sĩ, điều
dƣỡng với tƣ cách là nòng cốt khi đảm nhiệm việc cung cấp thông tin GDSK cho
bệnh nhân và ngƣời nhà trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trị của điều dƣỡng khi
thực hiện công việc hàng ngày đã lồng ghép luôn TTGDSK cho bệnh nhân, mỗi cử
chỉ, hành động, lời nói của họ đối với bệnh nhân đều đã mang ý nghĩa GDSK
(Rankin 2005) [30]. Bên cạnh đó, các bác sĩ lâm sàng, khi thăm khám, theo dõi điều
trị cho bệnh nhân cũng đồng thời tƣ vấn, hƣớng dẫn, cung cấp cho họ những kiến


13

thức về bệnh tật mà họ đang mắc cũng nhƣ cách phòng chống, điều trị, tập luyện,
chế độ ăn uống hợp lý để phịng bệnh, nâng cao sức khỏe [33].
Nói chung, đối với các bệnh viện ở các nƣớc phát triển, GDSK đã trở thành
cơng việc hàng ngày, có tính chất thƣờng qui, gắn kết chặt chẽ giữa nhân viên Y tế
và ngƣời bệnh và các nghiên cứu cũng tập trung vào từng khâu, từng công đoạn để
đánh giá hiệu quả của GDSK trong và ngoài bệnh viện.
1.4.2. Nghiên cứu về truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh tại Việt Nam
Ở nƣớc ta, các nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực trạng và kết quả của công
tác TTGDSK hiện chỉ tập trung ở mạng lƣới TTGDSK ngoài bệnh viện (các trung
tâm truyền thông GDSK ở tuyến tỉnh, tuyến huyện và đơn vị truyền thông GDSK ở

xã, phƣờng, thị trấn...). Cho tới nay, chỉ có một số báo cáo đề cập về GDSK trong
các bệnh viện nhƣ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đánh giá 20 năm thực hiện
chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam (Năm 2000, do các nhà khoa học của Bộ Y
tế và Học viện Quân Y - Bộ quốc phòng tiến hành) với kết luận; ngành y tế giữ vai
trò nòng cốt và các bệnh viện, các trung tâm truyền TTGDSK là hạt nhân trong việc
giáo dục, nâng cao sức khỏe nhân dân[27].
Năm 2016, N. H. Uyên và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu “Thực trạng công
tác truyền thông GDSK cho bệnh nhân và các yếu tố ảnh hƣởng tại các bệnh viện
tuyến tỉnh ở Long An năm 2016” [20]. Kết quả cho thấy, về nhân lực, 6 bệnh viện
tuyến tỉnh ở Long An đều có tổ TTGDSK nhƣng chƣa có cán bộ chun trách; Hình
thức hoạt động đạt 88,3% so với qui định; Chất lƣợng hoạt động đạt 91,7% nhƣng
kỹ năng GDSK của nhân viên Y tế chƣa đạt; Quản lý các hoạt động TTGDSK đạt
91,7%, Cơ sở vật chất, trang thiết bị dành cho TTGDSK chƣa đƣợc trang bị đầy đủ
(chỉ đạt 45% so với qui định của Bộ Y tế), 6/6 bệnh viện chƣa có phịng dành riêng
cho tổ TTGDSK…[20].
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện E nằm ở khu vực phía tây thủ đơ Hà Nội. Đƣợc thành lập theo
Quyết định mật 175/TTg-Vg của Thủ tƣớng chính phủ ngày 17/10/1967 [22], với
nhiệm vụ điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ từ chiến trƣờng miền Nam ra
Bắc chữa bệnh. Sau khi miền Nam hồn tồn giải phóng, bệnh viện chuyển sang


14

phục vụ khám, chữa bệnh cho cán bộ các cơ quan Trung ƣơng đóng tại Hà Nội. Từ
1993 xố bỏ chế độ bao cấp, bệnh viện nhận điều trị cho các đối tƣợng có thẻ
BHYT và nhân dân trên địa bàn Hà Nội cũng nhƣ toàn quốc. Từ năm 2002 đến nay
Bệnh viện E là Bệnh viện đa khoa hạng I tƣơng đối hoàn chỉnh với các chuyên khoa
mũi nhọn nhƣ Tim mạch, Cơ xƣơng khớp, Tiêu hóa. Bệnh viện có khn viên rộng
38.000 m2 với cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm đủ khả năng khám và

điều trị tốt cho 800 đến 1.000 bệnh nhân [1].
Bệnh viện E đƣợc Bộ Y tế giao chỉ tiêu 610 giƣờng bệnh, số giƣờng thực kê
tại bệnh viện là 954 giƣờng bệnh. Bệnh viện có 51 khoa, phịng đƣợc trang bị hiện
đại, có các chuyên khoa sâu nhƣ phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật thần kinh, gan
mật…[1], [5], [6].
Theo quy định của Bộ Y tế, bệnh viện E đang thực hiện một số hoạt động
truyền thông giáo dục sức khoẻ cho ngƣời bệnh, nhằm mục tiêu nâng cao kiến thức
về phịng chống bệnh tật từ đó thay đổi nhận thức, hành vi của bệnh nhân theo hƣớng
có lợi cho sức khoẻ. Dƣới đây là một số các hoạt động TTGDSK đã và đang đƣợc
thực hiện tại bệnh viện E theo quyết định số 3288 QĐ/BVE ngày 30/12/2016 [3].
Các phương pháp TTGDSK đang được thực hiện tại các khoa lâm sàng bệnh
viện E:
Tƣ vấn nhóm: Là phƣơng pháp tƣ vấn cho toàn bộ ngƣời bệnh tại khoa về một
loại bệnh, tổ chức các khoa lâm sàng, tần suất 1 tuần/ lần, lồng ghép vào buổi họp
hội đồng ngƣời bệnh tại phịng hành chính của khoa[3].
Tƣ vấn cá nhân (tƣ vấn trực tiếp): Là tƣ vấn riêng biệt cho từng ngƣời bệnh về
bệnh của họ, tổ chức tại buồng bệnh, hoặc mời bệnh nhân sang phịng hành chính.
Tƣ vấn cá nhân thông thƣờng đƣợc thực hiện ở 3 thời điểm khi nhập viện, khi bệnh
nhân đang nằm viện, và trƣớc khi bệnh nhân xuất viện. Việc này cũng có thể tiến
hành trƣớc khi mổ, trƣớc khi làm thủ thuật... cho bệnh nhân[3].
Các khoa cũng tổ chức các biện pháp hỗ trợ khác nhƣ xây dựng góc TTGDSK,
dán tranh, phát tờ rơi, cho bệnh nhân xem mơ hình...khi tiến hành TTGDSK cho
bệnh nhân[3].
Theo qui định của bệnh viện phạm vi trách nhiệm của các khoa, phịng đƣợc
phân cơng nhƣ sau[3]:


×