Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy, chữa cháy ở việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.03 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THANH THUỶ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM

Ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 9.38.01.02

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2021


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Minh Đoan
TS. Nguyễn Tuấn Khanh

Phản biện 1: GS.TS. Phạm Hồng Thái
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thị Hương
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại:
Học viện khoa học xã hội
Vào hồi ...... giờ, ngày ....... tháng ...... năm 20..


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
(Liên quan đến luận án)
1. Thay đổi tư duy quản lý nhà nước về PCCC đáp ứng yêu cầu của cuộc
Cách mạng Công nghiệp 4.0 – Hội thảo khoc học cấp Bộ, 2019.
2. Một số vấn đề về kiện toàn tổ chức lực lượng dân phòng, phòng cháy
chữa cháy ở địa bàn cơ sở - Tạp chí Cơng an nhân dân số 2/2020.
3. Tổ chức phòng cháy, chữa cháy của một số quốc gia trên thế giới và
kinh nghiệm cho Việt Nam – Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội số 3/2020
4. Vai trò của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong xây dựng lực lượng dân
phịng thực hiện cơng tác phịng cháy, chữa cháy tại các khu dân cư – Tạp
chí Khoa học nội vụ số 35/2020


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH – Bộ Công an,
từ năm 2012 đến hết năm 2020, trên cả nước đã xảy ra 24.557 vụ cháy ở
các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà
dân… và 2.956 vụ cháy rừng, làm chết 729 người, bị thương 1.603
người; thiệt hại về tài sản ước tính trị giá 13.409,771 tỷ đồng và
12.064,94 ha rừng. Tính trung bình mỗi năm xảy ra 3.057 vụ cháy, gây
thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng đến môi trường và sự ổn
định an ninh, trật tự an toàn xã hội (ANTTXH) đã đặt ra cho nhà nước
những yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách trong cơng tác PCCC, trong đó có
việc đầu tư trong cơng tác xây dựng và đảm bảo hoạt động tổ chức

phòng cháy, chữa cháy.
Trong những năm qua, công tác xây dựng và hoạt động của các tổ
chức PCCC đã được quan tâm, đầu tư đáng kể, tuy nhiên, thực tế tổ chức và
hoạt động PCCC của các tổ chức PCCC ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn
chế, bất cập, cụ thể là: Thứ nhất, tổ chức PCCC tuy đa dạng nhưng chưa
thực sự phù hợp, hoạt động không hiệu quả; Thứ hai, một số hoạt động của
các tổ chức PCCC như: hoạt động tuyên truyền, kiểm tra, xử phạt vi phạm
quy định về PCCC công tác chữa cháy, điều tra nguyên nhân vụ cháy hiệu
quả chưa cao; Thứ ba, điều kiện giao thông, hạ tầng; trang thiết bị, phương
tiện, chế độ chính sách cho các tổ chức PCCC chưa đáp ứng yêu cầu thực
tiễn đã tác động đến hoạt động của các tổ chức PCCC.
Bên cạnh đó, vấn đề này đã được đề cập đến trong một số cơng
trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, bài tạp chí khoa học…Tuy nhiên,
những nghiên cứu hiện chưa hình thành một nền tảng lý luận, pháp lý hoàn
chỉnh của hoạt động xây dựng các tổ chức PCCC, các giải pháp đưa ra chưa
đánh giá đầy đủ, kịp thời về xu hướng phát triển và tính hiệu quả, khả thi.
Chính vì vậy, tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức và hoạt động của các tổ
chức phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam” làm đề tài luận án Tiến sĩ là cấp
thiết trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.
1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án đề ra giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ
chức PCCC ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cơ
bản sau:
Thứ nhất, Luận án luận giải và làm rõ những vấn đề lý luận về tổ

chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy, chữa cháy;
Thứ hai, Luận án nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của
các tổ chức phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam;
Thứ ba, Luận án đề xuất một số giải pháp góp phần đổi mới tổ chức
và hoạt động của các tổ chức phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các tổ chức
PCCC ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: phạm vi đề tài nghiên cứu lý luận về tổ chức, hoạt
động của các tổ chức PCCC; điều chỉnh pháp luật về tổ chức và hoạt động
của các tổ chức PCCC nói chung và thực hiện các quy định của pháp luật về
tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam nói riêng.
Luận án nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC
trong cơng tác phịng cháy và chữa cháy, không nghiên cứu nội dung về cứu
nạn, cứu hộ.
- Về chủ thể: Phạm vi đề tài nghiên cứu tổ chức và hoạt động của:
+ Tổ chức PCCC chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay là Cảnh sát
PCCC và CNCH;
+ Tổ chức thực hiện PCCC tại chỗ bao gồm: Lực lượng dân phòng;
lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở; lực lượng phòng cháy và chữa
cháy chuyên ngành;
- Về thời gian: Từ năm 2012 đến hết năm 2020, có so sánh, đánh
2


giá với giai đoạn từ năm 2001 đến hết năm 2011.
- Về địa bàn: phạm vi cả nước
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng phương pháp luận duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin,
kết hợp hài hoà với các học thuyết, quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh có
liên quan đến cơng tác tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy và
chữa cháy làm kim chỉ nam trong toàn bộ cấu trúc nghiên cứu của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phương pháp
phân tích tổng hợp, diễn giải; phương pháp trường hợp; phương pháp khái
quát hoá; khảo sát, tổng kết thực tiễn; phương pháp thống kê
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là cơng trình nghiên cứu chun sâu ở trình độ tiến sĩ
những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC; đã
làm rõ thực trạng về tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy và
chữa cháy ở Việt Nam; các quan điểm, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt
động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam hiện nay.
Luận án đưa ra quan điểm về đổi mới tổ chức và hoạt động của các
tổ chức PCCC ở Việt Nam như: bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; tính đồng bộ, thống nhất trong tổ
chức và hoạt động, đặc biệt là quán triệt phương châm “bốn tại chỗ”,
nguyên tắc “lấy phịng ngừa là chính” trong tổ chức hoạt động của các tổ
chức PCCC ở Việt Nam.
Luận án đã đưa ra các giải pháp cụ thể về đổi mới tổ chức PCCC:
bao gồm giải pháp cụ thể về đổi mới tổ chức, quản lý đối với các tổ chức
PCCC tại chỗ thơng qua bổ sung, hồn thiện một số quy định pháp luật về
tổ chức, quản lý, thẩm quyền quản lý; chế độ huấn luyện, bồi dưỡng cho
các tổ chức PCCC tại chỗ. Đồng thời đưa ra giải pháp đối với tổ chức Cảnh
sát PCCC, giải quyết vấn đề về đội ngũ chữa cháy là chiến sĩ nghĩa vụ; đưa
ra gợi mở đối với tổ chức Cảnh sát PCCC tại các tỉnh, thành phố trực thuộc
3



trung ương và một số địa bàn trọng điểm, yêu cầu đặc biệt về PCCC; Một
số giải pháp gắn với các hoạt động cụ thể của các tổ chức PCCC được luận
giải đầy đủ và gắn liền với điều kiện thực tiễn PCCC ở nước ta.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Luận án là cơng trình nghiên cứu chun sâu và tồn
diện về tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC theo pháp luật Việt
Nam, góp phần củng cố, làm rõ về mặt lý luận về tổ chức và hoạt động của
các tổ chức PCCC ở Việt Nam hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: luận án cung cấp những luận cứ khoa học giúp
các cơ quan và tổ chức trong hoạch định chủ trương, chính sách, hồn thiện
pháp luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam. Đồng
thời, đề xuất các giải pháp quan trọng, có tính khả thi trong đổi mới tổ chức
và hoạt động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam trong thời gian tới.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục
biểu đồ, Danh mục cơng trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến
luận án và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 Chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của các tổ
chức phòng cháy, chữa cháy
Chương 3: Đặc điểm tình hình và thực trạng tổ chức, hoạt động của
các tổ chức phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam
Chương 4: Quan điểm, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của
các tổ chức phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những nội dung cơ bản của các cơng trình nghiên cứu có liên
quan trực tiếp đến đề tài luận án

Về mặt lý luận, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra được
một số vấn đề về khái niệm, vai trò, cơ sở lý luận thành lập, hoạt động của
4


các tổ chức PCCC; các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của các
tổ chức PCCC nhưng chưa làm rõ về điều chỉnh pháp luật về tổ chức, hoạt
động của các tổ chức PCCC. Luận án sẽ tiếp tục làm rõ những vấn đề về vị
trí, vai trò, đối tượng, phạm vi, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các tổ
chức PCCC.
Về thực trạng, luận án đã tìm hiểu các nghiên cứu về mơ hình tổ
chức PCCC của một số quốc gia trên thế giới hiện nay, tuy nhiên những
cơng trình này chưa luận giải những căn cứ đưa ra được mơ hình tổ chức
PCCC đảm bảo tinh gọn, hiệu quả; đánh giá hoạt động của các tổ chức
PCCC còn nhiều điểm chưa đồng nhất trong việc xác định các tiêu chí cụ
thể. Luận án tập trung nghiên cứu làm thực trạng tổ chức hoạt động của các
tổ chức PCCC trên cơ sở của pháp luật Việt Nam, từ đó làm rõ nguyên nhân
của những kết quả và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức
PCCC ở Việt Nam.
Về giải pháp, các nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp tương đối đa
dạng có liên quan đến tổ chức, hoạt động của các tổ chức PCCC. Tuy nhiên
những giải pháp đưa ra chưa thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
ở Việt Nam. Luận án tập trung đưa ra các giải pháp về mặt thể chế, về tổ
chức và hoạt động đối với từng loại tổ chức PCCC và có tính đến sự phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả.
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu: làm thế nào để đổi mới tổ chức và nâng cao
hiệu quả hoạt động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam?
Việc xây dựng nền tảng cơ sở lý luận và hoàn thiện thể chế của tổ
chức và hoạt động của các tổ chức PCCC có ý nghĩa quan trọng để xây dựng

các tổ chức chức PCCC đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đáp ứng các nhu cầu PCCC đặt ra. Hiện
nay các quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động của các tổ chức PCCC
cịn những điểm chưa thực sự phù hợp, q trình tổ chức và hoạt động của
các tổ chức PCCC còn thiếu sự hợp lý giữa bộ phận làm nhiệm vụ chiến
đấu và quản lý nhà nước, chưa tính hết đặc trưng của các vùng miền, khu
vực để xây dựng; hoạt động của các tổ chức PCCC chưa đáp ứng được yêu
5


cầu thực tiễn công tác PCCC. Các giải pháp thực sự hiệu quả, bền vững cần
thơng qua hồn thiện thể chế, chính sách và kết hợp với các biện pháp cụ
thể và các điều kiện bảo đảm cần thiết.
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔ CHỨC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trị của các tổ chức phịng cháy, chữa cháy
2.1.1. Khái niệm tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng
cháy, chữa cháy
- Khái niệm tổ chức phòng cháy, chữa cháy.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, có thể hiểu: tổ chức PCCC
được hiểu là một tập hợp người theo một cơ cấu nhất định, trên cơ sở
những nguyên tắc và thể chế nhất định, hoạt động vì mục tiêu đảm bảo an
tồn phịng cháy, chữa cháy góp phần bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự an
toàn xã hội.
- Hoạt động của các tổ chức PCCC: là việc tiến hành nhiệm vụ của
các tổ chức PCCC trên cơ sở quy định của pháp luật, nhằm mục tiêu bảo
đảm an tồn PCCC, góp phần giữ gìn trật tự, an tồn xã hội.
2.1.2. Đặc điểm của tổ chức phịng cháy, chữa cháy
- Tính pháp lý: Tổ chức PCCC là một tập hợp nhiều người, thành

lập trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc trong xây
dựng tổ chức PCCC xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động PCCC
và được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật.
- Tổ chức phịng cháy, chữa cháy có hình thức tổ chức và thành
phần tham gia đa dạng
- Mỗi tổ chức phòng cháy, chữa cháy có sự phân định về phạm vi
hoạt động chặt chẽ, chính xác. Với sự đa dạng các loại hình tổ chức PCCC,
để tổ chức thực hiện nhiệm vụ PCCC nhanh chóng, hiệu quả, tránh chồng
chéo, cần xác định rõ về phạm vi hoạt động của các tổ chức PCCC.
- Tổ chức phịng cháy, chữa cháy phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ,
6


khoa học
- Hoạt động của tổ chức phòng cháy, chữa cháy có tính mục đích
Tuy có sự khác biệt nhất định về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của
các tổ chức PCCC đều hướng tới mục tiêu chung là bảo đảm an tồn PCCC,
giữ gìn trật tự, an tồn xã hội.
2.1.3. Vị trí, vai trị của tổ chức phịng cháy, chữa cháy
Hiện nay, có nhiều loại hình tổ chức PCCC được thành lập và thực
hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Các tổ chức PCCC tình nguyện
hoặc các tổ chức PCCC được thành lập tại các cơ sở, các khu dân cư hoặc các
tổ chức PCCC chuyên nghiệp. Những tổ chức PCCC này có vị trí khác nhau,
tuy nhiên, đều được pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt động PCCC.
Tổ chức PCCC có vai trị rất quan trọng trong giải quyết nhiệm vụ
của hoạt động PCCC: thực hiện tham mưu, đề xuất ban hành văn bản, quy
định về PCCC; tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị và toàn dân thực
hiện các yêu cầu, biện pháp PCCC; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,
giám sát công tác PCCC tại các khu dân cư cơ quan, đơn vị; trực tiếp tiến
hành các hoạt động phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt là xử lý các sự cố cháy,

nổ xảy ra.
2.2. Điều chỉnh pháp luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức
phòng cháy, chữa cháy
2.2.1. Đối tượng tham gia và phạm vi hoạt động của các tổ chức
phịng cháy, chữa cháy
Do tính chất, đặc điểm của hoạt động PCCC, quá trình thành lập
các tổ chức PCCC cần tuyển chọn những cá nhân đáp ứng yêu cầu, điều
kiện có thể đảm bảo thực hiện nhiệm vụ PCCC: tình nguyện tham gia; yêu
cầu về sức khoẻ; trình độ, năng lực…
Phạm vi hoạt động của các tổ chức PCCC xoay quanh nội dung
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Bên cạnh đó, xác định phạm vi
địa bàn hoạt động của các tổ chức PCCC cần tính toán đến các yếu tố như:
đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ của địa bàn; các đặc điểm về dân cư, hạ
tầng cơ sở…

7


2.2.2. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các tổ chức phòng
cháy, chữa cháy
2.2.2.1. Nguyên tắc chung
Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo về đường lối, chủ trương, chính
sách đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC.
Thứ hai, tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC phải dựa trên
các quy định của pháp luật.
Thứ ba, tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC dựa trên
nguyên tắc tập trung – dân chủ.
Thứ tư, xây dựng các tổ chức PCCC cần dựa trên các điều kiện về tự
nhiên - kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, dân cư, công tác PCCC của từng địa
phương.

2.2.2.2. Nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt động của các tổ
chức phòng cháy, chữa cháy
Một là, cần huy động sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, tổ chức,
ban ngành và toàn thể nhân dân tham gia PCCC.
Hai là, trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy lấy phịng ngừa là
chính
Ba là, phải ln chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện,
phương án và các điều kiện cần thiết khác để kịp thời xử lý khi có sự cố
cháy, nổ, tạo sự chủ động trong hoạt động chữa cháy.
Bốn là, huy động mọi nguồn lực về lực lượng, phương tiện tại chỗ
thực hiện phòng cháy, chữa cháy.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của tổ chức phòng
cháy, chữa cháy
Tổ chức, hoạt động của các tổ chức PCCC chịu sự tác động, ảnh
hưởng của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến như: Tình hình cháy, nổ; Tình
hình kinh tế, xã hội; Điều kiện cơ sở hạ tầng; Điều kiện về nguồn lực kinh tế
đầu tư cho lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy. Bên cạnh đó, yếu tố nền tảng cho tổ
chức và hoạt động của các tổ chức PCCC là hệ thống pháp luật về phòng cháy,
chữa cháy và việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức và người dân.
8


Chương 3
ĐĂC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔ CHỨC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM
3.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển các tổ chức phòng cháy,
chữa cháy ở Việt Nam và tình hình cháy, nổ hiện nay
3.1.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển các tổ chức
phịng cháy, chữa cháy ở Việt Nam

Do đặc điểm tự nhiên, xã hội nên từ xa xưa, việc phòng cháy được
người dân rất quan tâm. Những quy tắc của phòng chống hoả hoạn được
quy định trong hương ước làng xã, được mọi người thừa nhận và thực hiện
nghiêm chỉnh. Cùng với sự phát triển qua các thời kỳ lịch sử, hiện nay, các
tổ chức PCCC đang củng cố, hoàn thiện theo quy định của Luật PCCC năm
2001, sửa đổi, bổ sung năm 2013 bao gồm: các tổ chức PCCC tại chỗ là lực
lượng dân phòng; lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên
ngành; tổ chức PCCC chuyên nghiệp là Cảnh sát PCCC.
3.1.2. Tình hình cháy, nổ ở Việt Nam hiện nay
Thực tế, trong những năm qua ở nước ta, tình hình cháy, nổ diễn
biến phức tạp. Tính trung bình, mỗi năm trên cả nước xảy ra khoảng 3057
vụ cháy, khoảng 81 người chết; thiệt hại về tài sản là hơn 1.490 tỷ đồng và
khoảng 1.340 ha rừng bị thiêu huỷ do cháy. Số lượng đám cháy cũng như
những thiệt hại do cháy gây ra có xu hướng gia tăng về số lượng cũng như
mức độ, quy mô và thiệt hại. Nguyên nhân xảy ra cháy tập trung vào một số
nguyên nhân: do chập điện; sơ xuất bấn cẩn của con người; do vi phạm quy
định về PCCC và một số nguyên nhân khác. Đây là một trong những căn cứ
thực tiễn quan trọng trong việc xây dựng các tổ chức thực hiện hoạt động
phòng cháy, chữa cháy.
3.2. Cơ sở pháp lý tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy,
chữa cháy ở Việt Nam
3.2.1. Cơ sở pháp lý của tổ chức các tổ chức phòng cháy, chữa cháy ở
Việt Nam
Hiện nay các loại tổ chức PCCC được quy định cụ thể tại Điều 43
9


của Luật Phịng cháy và chữa cháy. Ngồi ra, Luật PCCC và các văn bản
hướng dẫn thi hành có các quy định cụ thể đối với lực lượng PCCC tại chỗ:
thẩm quyền thành lập; biên chế; trang thiết bị phương tiện; chế độ bồi

dưỡng, huấn luyện về PCCC; trang phục chữa cháy phù hợp. Đối với tổ
chức PCCC chuyên nghiệp là Cảnh sát PCCC: Pháp luật có quy định cụ thể
về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mơ hình tổ chức. u cầu
chung của hệ thống tổ chức bộ máy là phải bảo đảm thực hiện các u cầu
nhiệm vụ của cơng tác PCCC, có cơ cấu hợp lý, có quy chế, quy trình cơng
tác khoa học và có mạng lưới các đội chữa cháy chuyên nghiệp đáp ứng
nhiệm vụ chữa cháy theo quy định.
3.2.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của các tổ chức phòng cháy,
chữa cháy ở Việt Nam
3.2.2.1. Hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng
cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành
Hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực
lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành tập trung vào việc thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể được quy định tại Điều 45 Luật PCCC như sau: Thứ nhất, đề
xuất việc ban hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa
cháy. Thứ hai, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng cháy và
chữa cháy và xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và
chữa cháy; Thứ ba, kiểm tra đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy
an tồn phịng cháy và chữa cháy; Thứ tư, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng
nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; Thứ năm, xây dựng phương án, chuẩn bị
lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy
ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.
Thông qua các hoạt động trên giúp cho việc duy trì, bảo đảm các
điều kiện an tồn về PCCC đối với cơ sở, khu dân cư, thực hiện các quy
định của pháp luật về PCCC, bảo đảm an toàn PCCC.
3.2.2.1. Về hoạt động của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy
Hoạt động của Cảnh sát PCCC là quá trình lực lượng này thực hiện
nhiệm vụ theo quy định tại Điều 48 Luật PCCC như sau:
Bên cạnh đó, từ thực tiễn cơng tác, Chính phủ đã ban hành Nghị định
10



số 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC.
Trong đó, xác định nhiệm vụ CNCH của lực lượng PCCC có sự phân biệt với
nghiệm vụ CNCH quy định tại Nghị định số 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức,
hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
3.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng cháy, chữa
cháy ở Việt Nam
3.3.1. Thực trạng tổ chức các tổ chức phòng cháy, chữa cháy ở
Việt Nam
3.3.1.1. Tổ chức lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy chữa
cháy cơ sở, chuyên ngành
- Tổ chức lực lượng dân phòng
Hiện nay mới thành lập được 54.709 đội dân phòng với 550.000 đội
viên, trên tổng số 184.368 đội phải thành lập theo quy định, đạt tỷ lệ 29,7%.
Bên cạnh đó, nhiều đội dân phịng chỉ hoạt động mang tính hình thức, trang
bị phương tiện của lực lượng dân phòng còn thiếu về số lượng và kém về
chất lượng.
- Tổ chức của lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở
Đối với đội PCCC cơ sở, hiện nay mới chỉ có 229.907 cơ sở được lập
hồ sơ quản lý, tương đương 229.907 đội PCCC cơ sở được thành lập với
1.889.120 đội viên, chiếm 87,7% tổng số cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC
phải thành lập đội PCCC cơ sở. Số lượng đội viện đội PCCC cơ sở thường
xun thay đổi, nhiều thành viên khơng gắn bó lâu dài.
- Tổ chức của lực lượng phòng cháy chữa cháy chun ngành: Tính
đến hết năm 2020, cả nước có 207 đội PCCC chuyên ngành, với 4.909 đội
viên trên tổng số 317 đội phải thành lập, chiếm tỷ lệ 65,3%, còn 101 cơ sở
chưa thành lập, chiếm tỷ lệ 34,7%
3.3.1.2. Tổ chức của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy
Hiện nay, mơ hình tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát PCCC

được quy định như sau: Ở trung ương có Cục Cảnh sát PCCC và CNCH
(C07); Cơng an cấp tỉnh, trực tiếp là 01 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH
(PC07), trong PC07 có các đội nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mưu, hướng
dẫn, chỉ đạo chung trên các lĩnh vực; Đội Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn,
11


cứu hộ trung tâm có nhiệm vụ tổ chức cứu chữa các vụ cháy, nổ, tai nạn, sự
cố lớn có tính chất phức tạp. Ở Cơng an cấp huyện trực tiếp là Đội Cảnh sát
PCCC và CNCH hoặc tổ thuộc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự
xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức bộ máy còn tồn tại một số vấn đề:
Mạng lưới đội chữa cháy và CNCH được bố trí trên thực tế với bán kính bảo
vệ quá lớn so với tiêu chuẩn, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; nguồn
kinh phí bảo đảm cho PCCC không đáp ứng đủ yêu cầu thực tế.
3.3.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức phòng cháy, chữa cháy ở
Việt Nam
3.3.2.1. Thực trạng hoạt động phòng cháy, chữa cháy của lực
lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng
cháy, chữa cháy chuyên ngành
- Hoạt động tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng
cháy, chữa cháy và xây dựng phong trào quần chúng tham gia phịng cháy,
chữa cháy: cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về
PCCC được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau như: cơng tác biểu
dương, nhân rộng các mơ hình phong trào PCCC và điển hình tiên tiến
trong cơng tác PCCC và CNCH.
- Hoạt động tự kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội
quy an tồn phịng cháy, chữa cháy.
Tuỳ theo tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của cơ sở, các lực
lượng PCCC tại chỗ đề xuất xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức tự

kiểm tra phù hợp. Q trình thực hiện cơng tác tự kiểm tra được lồng ghép
với tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC, thường xuyên nhắc nhở
người dân sinh sống, làm việc tại các cơ sở chấp hành quy định về PCCC.
- Hoạt động chữa cháy
Trong những năm gần đây các tổ chức PCCC tại chỗ đã phát huy
vai trị tích cực trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý các sự cố cháy, nổ
ngay từ khi đám cháy mới phát sinh. Tính riêng trong năm 2019, trong số
3.790 vụ cháy xảy ra, lực lượng PCCC tại chỗ đã dập tắt được 623 vụ cháy,
chiếm tỷ lệ 16,4%. Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ phát hiện và chữa cháy
12


thành cơng ở giai đoạn chữa cháy ban đầu cịn thấp.
3.3.2.2. Thực trạng hoạt động của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy
- Tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành chính sách pháp luật về
phịng cháy, chữa cháy.
Lực lượng Cảnh sát PCCC tham mưu cho BCA tham mưu Chính
phủ ban hành 04 Nghị định liên quan đến công tác PCCC; tham mưu cho
BCA chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành 22 Thông tư
quy định chi tiết thi hành các quy định về PCCC; hướng dẫn các Bộ, ngành,
UBND địa phương, tổ chức thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh công tác PCCC
đối với một số chuyên đề trọng điểm.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phịng cháy, chữa cháy,
xây dựng phong trào tồn dân tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy:
Lực lượng Cảnh sát PCCC đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thơng tấn báo
chí, phát thanh, truyền hình… xây dựng và phát sóng nhiều tin bài, phóng sự
hướng dẫn người dân biện pháp PCCC và thốt nạn khi có sự cố, tai nạn, cháy,
nổ xảy ra.
- Công tác kiểm tra: Từ năm 2012 đến hết năm 2020, lực lượng
Cảnh sát PCCC đã tiến hành 2.404.056 lượt kiểm tra. Công tác xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC có nhiều chuyển biến tích cực. Số
lượt xử phạt có xu hướng tăng. Trong q trình kiểm tra an tồn PCCC, từ
năm 2012 đến hết năm 2020, cơ quan Cảnh sát PCCC đã tiến hành đình chỉ
1.626 cơ sở, tạm đình chỉ 2.218 cơ sở.
- Cơng tác chữa cháy và điều tra nguyên nhân vụ cháy
Tính riêng năm 2020, lực lượng Cảnh sát PCCC trực tiếp tham gia
cứu chữa 2.283 vụ/2.764 vụ cháy (chiếm 82,6%), kịp thời ngăn chặn, khống
chế nhiều vụ cháy lớn và bảo vệ được lượng tài sản hàng hóa trị giá hàng
trăm tỷ đồng; trực tiếp tổ chức cứu nạn và hướng dẫn thoát hiểm an tồn
cho hàng nghìn người bị k t lại trong đám cháy.
+ Điều tra nguyên nhân vụ cháy
Do tính chất phức tạp của hoạt động điều tra, đặc biệt là trong hoạt
động khám nghiệm hiện trường cháy dẫn đến việc làm rõ ngun nhân vụ cháy
ln là hoạt động khó khăn. Từ năm 2012 đến hết năm 2020, có 17% số vụ
13


cháy chưa được làm rõ nguyên nhân.
3.4. Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng
cháy, chữa cháy ở Việt Nam
3.4.1. Về ưu điểm và nguyên nhân
3.4.1.1. Ưu điểm
- Về cơ sở pháp lý tổ chức và hoạt động của các tổ chức PCCC ở
nước ta hiện nay: Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC
và CNCH đã tương đối đầy đủ, qua đó tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc
xác định và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân, trong đó đặc biệt là các tổ chức thực hiện nhiệm vụ PCCC.
- Về tổ chức của lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực
lượng PCCC chuyên ngành. Những năm vừa qua lực lượng dân phòng, lực
lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành được mở rộng, phát

triển về số lượng tăng đều qua các năm. Ngồi ra, cơng tác bồi dưỡng, huấn
luyện nghiệp vụ về PCCC đã được tiến hành định kỳ hàng năm với những
nội dung ngắn gọn, đáp ứng những yêu cầu cơ bản trong PCCC tại chỗ; có
quy định thống nhất về trang phục của các tổ chức PCCC tại chỗ. Mặt khác,
các chế độ chính sách đối với thành viên của các tổ chức PCCC tại chỗ đã
được quan tâm, đầu tư hơn.
- Về tổ chức của Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy
Theo đó, khi sáp nhập, các Phịng Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc
Cơng an tỉnh thì cơng tác tổ chức quản lý và thực hiện nhiệm vụ được tinh
gọn về đầu mối.
- Về hoạt động của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
Hoạt động của Cảnh sát PCCC đạt được nhiều kết quả tích cực trong
tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm, xây dựng, thực tập phương án, chữa
cháy…
3.4.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Những năm vừa qua, các cấp uỷ Đảng, Nhà nước và chính quyền
địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với tổ chức và hoạt động của các tổ
chức PCCC qua các nội dung cụ thể ; Ý thức, nhận thức của người dân,
người đứng đầu các cơ quan, tổ chức đã được nâng cao hơn.
14


3.4.2. Về hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, tổ chức và hoạt động
của các tổ chức PCCC còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần được khắc phục,
cụ thể như sau:
- Một số hạn chế trong quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt
động của các tổ chức PCCC ở Việt Nam
+ Một là, về quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của

các tổ chức PCCC, cụ thể như:
* Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vẩn tải chưa ban hành văn
bản quy định về lồng ghép kiến thức, kỹ năng về PCCC vào chương trình
giảng dạy, hoạt động ngoại khố trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác và
vào chương trình đào tạo lái xe theo quy định.
* Quy định mới về chế độ kiểm tra và số lần kiểm tra của Cảnh sát
PCCC được điều chỉnh theo hướng giảm, đặt ra vấn đề đối với ý thức tự
giác chấp hành của cơ sở.
* Việc xử lý các cơ sở khơng đảm bảo u cầu về PCCC cịn khó
khả thi, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt còn chưa thực
hiện triệt để.
+ Hai là, về ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an
tồn PCCC, thẩm duyệt cơng trình về PCCC. Một số loại hình cơ sở khơng có
tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc phải áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài nhưng nội dung
chưa phù hợp với điều kiện, đặc điểm hạ tầng ở Việt Nam nên khó thực hiện.
+ Ba là, về cơng tác xây dựng các tổ chức PCCC
Hiện nay, quy định về tổ chức thành lập và hoạt động của lực lượng
dân phịng khơng có sự khác nhau giữa thành thị - nông thôn, giữa địa bàn tồn
tại nguy cơ xảy ra cháy nổ cao và các khu vực nguy cơ xảy ra cháy nổ thấp;
Tuy tỷ lệ số đội PCCC cơ sở đạt được tương đối cao so với đội dân phịng, tuy
nhiên tại nhiều nơi thành lập mang tính chất hình thức, có quyết định thành lập
nhưng khơng có hoạt động trên thực tế; Tổ chức lực lượng PCCC chuyên
ngành: tỷ lệ đội PCCC chuyên ngành được thành lập chưa cao.

15


* Tổ chức Cảnh sát PCCC: Hiện nay mạng lưới Đội Chữa cháy và
CNCH được bố trí trên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ: diện
tích bảo vệ trung bình của từng Đội chữa cháy cịn rất lớn; nhiều đơn vị

hành chính cấp huyện chưa có Đội chữa cháy;
- Hạn chế trong công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
cho các tổ chức PCCC.
Chất lượng huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC không cao,
thành viên của tổ chức PCCC tại chỗ, nhất là đối với lực lượng dân phòng
và PCCC thường xuyên thay đổi, số người tham gia lực lượng dân phòng
tại nơi cư trú thường là những người trung tuổi… do đó cũng ảnh hưởng
đến trình độ, kỹ năng về nghiệp vụ PCCC;
+ Về tổ chức lực lượng Cảnh sát PCCC
Mơ hình các Phịng Cảnh sát PCCC và CNCH tại các địa phương
trên cả nước chưa thống nhất. Số lượng cán bộ, chiến sĩ đơng, nhưng thiếu
cán bộ, chiến sĩ nghiệp vụ; Trình độ nghiệp vụ của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát
PCCC chưa đồng đều, bố trí cán bộ tại các đơn vị nghiệp vụ cịn có nơi
chưa hợp lý.
+ Về hoạt động phòng cháy, chữa cháy của lực lượng dân phòng,
lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành: Việc thực hiện trách
nhiệm của một số người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong cơng tác PCCC có
nơi cịn chưa triệt để, một số còn xem nh hoạt động PCCC, coi đây là hoạt
động mang tính hình thức;
+ Hoạt động phịng cháy, chữa cháy của lực lượng Cảnh sát Phòng
cháy chữa cháy: Cơng tác tham mưu, đề xuất, ban hành chính sách pháp
luật về tổ chức thực hiện cơng tác phịng cháy, chữa cháy còn chưa kịp thời,
chất lượng chưa cao, một số nội dung không khả thi; Công tác truyên
truyền, vận động quần chúng chưa được tiến hành một cách thường xuyên,
liên tục, chủ yếu tập trung vào những dịp cao điểm, chưa chủ động thực
hiện; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền
chưa được chặt chẽ; Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về PCCC
đã được tiến hành trên cơ sở các quy đinh của pháp luật, tuân thủ về thủ tục,
thẩm quyền, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên chưa triệt để;
16



Trong công tác chữa cháy và điều tra nguyên nhân vụ cháy: tiếp nhận và xử
lý thông tin báo cháy chậm, chưa chính xác nên ảnh hưởng đến việc triển
khai về lực lượng, phương tiện dùng đề chữa cháy. Công tác chỉ huy chữa
cháy còn yếu kém, sử dụng phương án chữa cháy chưa hiệu quả. Hoạt động
điều tra nguyên nhân vụ cháy hiệu quả chưa cao, số vụ cháy chưa rõ nguyên
nhân còn nhiều.
3.4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
- Nguyên nhân khách quan
Một là, sự thiếu đồng bộ giữa phát triển kinh tế, xã hội bảo đảm an
toàn về PCCC; Hai là, hệ thống pháp luật về PCCC tuy đã được các cơ
quan có thẩm quyền tích cực sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên vẫn chưa được
hoàn thiện; Ba là, ngân sách đầu tư cho tổ chức PCCC hạn h p. Điều kiện
về trang thiết bị, phương tiện chưa đáp ứng với sự phát triển về quy mơ,
tính chất hoạt động của cơ sở; Bốn là: các điều kiện đảm bảo cho hoạt động
của các tổ chức PCCC chưa được thực hiện tốt, chế độ chính sách cho các tổ
chức PCCC, đặc biệt là đội ngũ CBCS làm công tác chữa cháy, CNCH.
- Nguyên nhân chủ quan
Một là, nhận thức, ý thức của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức
và người dân trong việc chấp hành pháp luật, yêu cầu, điệu kiện an toàn về
PCCC chưa cao. Trình độ nghiệp vụ của tổ chức PCCC tại chỗ cịn hạn chế,
cơng tác tuyển chọn thành viên cịn mang tính hình thức, đối phó; Hai là, số
lượng cán bộ biên chế của lực lượng Cảnh sát PCCC được đào tạo nghiệp vụ
về PCCC cịn ít, chưa đáp ứng đủ về cả số lượng, tiêu chuẩn về thể lực, năng
lực chuyên môn PCCC; Ba là, chất lượng hoạt động của các tổ chức PCCC
tại chỗ còn hạn chế; Bốn là, công tác quản lý nhà nước về PCCC có nơi
bng lỏng, hiệu lực, hiệu quả chưa cao; hoạt động của các ban chỉ đạo
PCCC ở các cấp chưa phát huy được hết trách nhiệm, vai trò.


17


Chương 4
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔ CHỨC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức phòng
cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay
4.1.1. Đổi mới tổ chức, hoạt động của các tổ chức PCCC phải
đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về công tác PCCC
4.1.2. Phải bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
tính đồng bộ, thống nhất trong đổi mới các tổ chức phòng cháy
4.1.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động PCCC phải tiếp tục bảo đảm
ngun tắc “lấy phịng ngừa là chính”, thực hiện phương châm “bốn tại chỗ”
4.1.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
PCCC theo hướng hiện đại hóa, bảo đảm an ninh, an tồn của các tổ
chức, cá nhân trong xã hội
4.2. Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức phịng
cháy, chữa cháy ở Việt Nam
4.2.1. Hồn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của các tổ chức
phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam
4.2.1.1. Hoàn thiện thể chế về tổ chức của các tổ chức phòng cháy,
chữa cháy
- Về mơ hình tổ chức
Cần nghiên cứu, đề xuất mơ hình đội dân phịng phù hợp với địa
bàn khu dân cư tại các phường, các xã vùng đồng bằng và miền núi (bố trí
theo đặc điểm địa lý, các điểm dân cư, số hộ dân); Trao quyền cho Chính
quyền địa phương quyết định việc thành lập đội dân phòng tại mỗi thôn hay
nhiều thôn một đội để đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí, dàn trải.

Tổ chức Cảnh sát phịng cháy, chữa cháy: Trước mắt cần tập trung
nghiên cứu, quy định các tiêu chí địa phương nào phải thành lập các đội
Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc Công an quận, huyện; địa phương nào chỉ
thành lập các tổ Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc Đội Cảnh sát Quản lý
hành chính về Trật tự xã hội; Cần đánh giá việc thực hiện tinh gọn về đầu
18


mối của BCA nói chung và Cảnh sát PCCC nói riêng, từ đó có sự điều
chỉnh kịp thời.
- Về tuyển chọn, xây dựng đội ngũ của các tổ chức PCCC
+ Xây dựng đội viên của lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ
sở, chuyên ngành bảo đảm chất lượng. Ưu tiên, khuyến khích lựa chọn
những người là chiến sĩ nghĩa vụ PCCC đã ra quân về làm việc tại các tổ
chức PCCC tại chỗ.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ Cảnh sát PCCC
Cần tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ để bố trí hợp lý, hạn chế tới
mức thấp nhất việc điều chuyển cán bộ không đúng chuyên ngành và khơng
đủ năng lực nghiệp vụ.
4.2.1.2. Hồn thiện thể chế về hoạt động của các tổ chức phòng
cháy, chữa cháy
Luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện về thể chế đối với hoạt
động của các tổ chức PCCC như: các quy định liên quan đến nhiệm vụ của
tổ chức PCCC tại chỗ, chế độ thường trực, chế độ tự kiểm tra; yêu cầu về
nội dung xây dựng phương án chữa cháy. Ngoài ra, đối với luận án tập
trung nghiên cứu hướng dẫn thực hiện phân cấp trong thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về PCCC: các cơ sở cần bổ sung quản lý; quan hệ phối
hợp với các cơ quan liên quan… xây dựng mới hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật PCCC cụ thể và các quy định liên quan đến trách nhiệm
tuyên truyền PCCC; Bổ sung một số quy định liên quan đến cơng tác kiểm

tra an tồn PCCC, mức xử phạt và đề xuất biện pháp cưỡng chế thi hành.
4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, đề xuất các giải
pháp, biện pháp phòng cháy, chữa cháy của các tổ chức phòng cháy,
chữa cháy
Với vai trò nòng cốt, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ PCCC, các tổ
chức PCCC cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng công tác tham mưu, đề
xuất các giải pháp, biện pháp PCCC nói chung và việc thực hiện hoạt động
PCCC của các tổ chức PCCC nói riêng. Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, các
tổ chức PCCC cần chú ý một số vấn đề trong công tác tham mưu, đề xuất
trong việc ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ PCCC: hoàn
19


thiện cơ sở pháp lý về công tác CNCH; hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn
nước ngoài vào thực tiễn ở Việt Nam; sửa đổi bổ sung và hướng dẫn danh mục
cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC được chặt chẽ, thống nhất;…tham mưu cho
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết thực hiện Điều 63a Luật
PCCC, và chuẩn bị quy chế phối hợp, các điều kiện đảm bảo để thực hiện Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân. Các quyết định đưa ra phải đảm bảo đáp ứng yêu
cầu giải quyết được các vấn đề phức tạp và đang được xã hội quan tâm. Như
một số vấn đề hiện nay cần giải quyết như: công tác PCCC tại các khu dân cư,
nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh; xử lý những cơng trình chưa được nghiệm
thu về PCCC nhưng đã đi vào hoạt động…
4.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến
thức pháp luật, kiến thức, kĩ năng về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng
phong trào tồn dân tham gia cơng tác phịng cháy, chữa cháy
Trước hết, cần có kế hoạch xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên
trách thực hiện công tác tuyên truyền; cần lựa chọn nội dung tuyên truyền
phù hợp với đối tượng của công tác tuyên truyền như: trình độ, lứa tuổi, lĩnh
vực cơng tác, … đặc biệt, các kiến thức được nêu cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ

tiếp nhận với những hình thức đa dạng, dễ tiếp cận như trên các kênh truyền
hình như ANTV, kênh VOV giao thơng; các chương trình sân khấu hố ở địa
phương hoặc các trường học….
4.2.4. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm quy
định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy của các tổ chức phòng
cháy, chữa cháy
- Đối với công tác tự kiểm tra của tổ chức PCCC tại chỗ:
Tổ chức bồi dưỡng phương pháp kiểm tra an tồn PCCC, trong đó
chú trọng về nội dung kiểm tra, đối tượng kiểm tra, thủ tục kiểm tra; Quá
trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC cần chú ý hướng dẫn cách
xây dựng nội dung kiểm tra phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở; Kết
quả kiểm tra phải được phân tích, đánh giá khách quan, tồn diện và có biện
pháp xử lý đối với cá nhân vi phạm. Một số biện pháp có khả năng áp dụng
tốt như: trừ lương, cắt thưởng, cắt ngày nghỉ phép…
- Đối với công tác kiểm tra của lực lượng Cảnh sát PCCC:
20


Trước hết, Cảnh sát PCCC và CNCH cần thực hiện tốt cơng tác
nắm tình hình PCCC trên địa bàn quản lý, phân loại cơ sở, nhất là cơ sở có
nguy hiểm về cháy nổ, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra
hợp lý. Cần: thực hiện đúng thủ tục kiểm tra, thẩm quyền và thủ tục xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; thực hiện đúng chế độ kiểm tra an
toàn PCCC: kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất về PCCC. Ngoài việc
kiểm tra theo hai chế độ như trên, lực lượng Cảnh sát PCCC có thể tham
mưu, đề xuất chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra theo địa bàn hoặc
kiểm tra theo chuyên đề đối với một số loại hình cơ sở có nguy cơ cháy, nổ
cao.
Thơng qua hoạt động kiểm tra an toàn về PCCC các đơn vị Cảnh
sát PCCC cần trập trung phân tích, đánh giá thực trạng chấp hành các quy

định của pháp luật về PCCC; phân loại nhóm hành vi vi phạm quy định về
PCCC các cơ sở thường hay vi phạm, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng
đó. Từ đó chủ động tham mưu, đề xuất lên cơ quan có thẩm quyền trong
việc thực hiện có hiệu quả những biện pháp, giải pháp mang tính chất
phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm quy định về PCCC xảy ra.
4.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy và điều tra nguyên
nhân vụ cháy
Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cần sớm nghiên cứu, đề xuất Bộ
Công an ban hành thông tư quy định mạng lưới bố trí các đơn vị chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt là tại các khu đô thị, nơi tập trung đông dân cư,
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao Trước hết, mạng lưới
cần bố trí tại 05 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số địa phương
tập trung các khu công nghiệp lớn như: Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh… Để đảm bảo tính thường trực chiến đấu, đồng thời khơng có áp
lực từ việc tăng quân số cán bộ chiến sĩ chuyên nghiệp. Tại các trạm chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ bố trí kết hợp là nơi tổ chức cơng tác bồi dưỡng,
huấn luyện PCCC cho các tổ chức PCCC tại chỗ là lực lượng dân phịng.
Cần đẩy mạnh cơng tác huấn luyện kỹ năng về kỹ thuật, chiến thuật
chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, chiến sỹ chữa cháy bảo đảm mỗi
cán bộ, chiến sỹ chữa cháy phải có kỹ thuật cá nhân nhuần nhuyễn về cách
21


thức triển khai các đội hình chữa cháy, cách thức sử dụng các loại phương
tiện chữa cháy đảm bảo đúng quy cách, tiết kiệm, hiệu quả.
4.2.6. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
Trước hết, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức cần nhận thức rõ
vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng tác PCCC của cơ quan, tổ chức;
tiến hành rà soát, ban hành quyết định về các quy định, nội quy PCCC cụ
thể, phù hợp với tính chất, đặc điểm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh;

nâng cao ý thức, trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện công tác tự kiểm tra
hoạt động PCCC của cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt
động của lực lượng PCCC tại chỗ; Thường xuyên chủ động phối hợp với các
cơ quan chức năng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ PCCC như: công tác bồi
dưỡng, huấn luyện; công tác tuyên truyền; công tác kiểm tra an toàn PCCC;
xây dựng và thực tập các phương án chữa cháy. Cung cấp kịp thời các thông
tin, tài liệu các thay đổi về quy mơ, tính chất hoạt động của cơ sở để phối hợp
trong điều chỉnh những yêu cầu trong PCCC; kịp thời biểu dương, khen
thưởng các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt và nghiêm khắc phê bình, xử lý
đối với tập thể, cá nhân vi phạm quy định về PCCC
4.2.7. Bảo đảm các điều kiện tổ chức và hoạt động của các tổ
chức phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam
- Điều kiện cơ sở hạ tầng
Phát triển đồng bộ từ cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, điện lực, cấp
nước để sử dụng hiệu quả tối đa phục vụ cho công tác chữa cháy. Có
phương án chuyển khu cơng nghiệp, khu chế xuất khơng bảo đảm điều kiện
an tồn về PCCC, các cơ sở sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất đã cũ,
lạc hâụ hoặc các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ cao như sản xuất, chế biến
gỗ, sang chiết gas, xăng dầu, hoá chất… ra khỏi khu dân cư.
- Điều kiện về trang thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Đối với trang bị phương tiện cho lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở
và PCCC chuyên ngành cần nghiêm túc thực hiện theo quy định tại Thông
tư 56/2014/TT-BCA. Nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, vai trị của chính quyền địa phương trong việc thực hiện quy định
này; Tuy nhiên, đảm bảo trang thiết bị, phương tiện PCCC cho Cảnh sát
22


×