Đặc điểm bộ máy kế toán và tình hình
vận dụng chế độ kế toán tại công ty
I. Đặc điểm bộ máy kế toán
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu cơ bản nhất của các doanh
nghiệp là mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Và chính nó sẽ chi phối đến mọi hoạt
động của doanh nghiệp. Do đó bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều tìm cách để
hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận. Để làm được điều này các doanh nghiệp
ngoài việc đưa ra các chính sách kinh doanh thích hợp còn cần có một bộ máy
kế toán tốt để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của quản lý kinh doanh. Chính
bởi vậy trong các công ty bộ máy kế toán luôn được coi trọng. Và trong Công ty
cổ phần đầu tư, xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội cũng vậy. Với một bộ
máy gọn nhẹ nhưng hiệu quả bộ máy kế toán của công ty bao gồm bốn thành
viên và được tổ chức theo sơ đồ bộ máy sau:
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán công nợ, theo dõi TSCĐ, vào sổ kế toán
Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
Thủ quỹ
Trong đó, chức năng, nhiệm vụ của:
Kế toán trưởng là:
-Tổ chức công tác kế toán: công tác thống kê và bộ máy kế toán, thống kê
phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
-Tổ chức ghi chép, tính toán trích nộp các khoản nộp ngân sách, nộp theo
quy định ... và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài
sản và phân tích toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, của các đơn vị trực thuộc.
- Lập đầy đủ và gửi đúng kỳ hạn các báo cáo kế toán, thống kê và các
quyết toán của đơn vị theo quy định của công ty.
- Tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ công ty và trong các đơnvị thành viên.
- Tổ chức lữu trữ và bảo quản tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số
liệu kế toán thuộc bí mật Nhà Nước.
- Thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng đội
ngũ cán bộ nhân viên kế toán trong công ty và trong các đơn vị trực
thuộc.
- Ngoài ra kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc để đánh
giá đúng đắn tình hình, kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
của công ty để từ đó có biện pháp kịp thời khuyến khích hay khắc phục,
phòng ngừa đảm bảo kết quả hoạt động và doanh lợi của công ty ngày
càng tăng.
- Giúp giám đốc nghiên cứu tổ chức sản xuất, xây dựng phương án sản
xuất, cải tiến quản lý kinh doanh của công ty nhằm khai thác khả năng
tiềm tàng và nâng cao không ngừng hiệu quả đồng vốn đảm bảo và phát
huy chế độ tự chủ tài chính của công ty.
Kế toán công nợ, theo dõi TSCĐ và vào số kế toán là:
- Theo dõi tình hình biến động TSCĐ của công ty, tình hình khấu hao,
thanh lý TSCĐ.
- Theo dõi tình hình thực hiện sửa chữa lớn và quyết toán chi phí sửa
chữa lớn TSCĐ.
- Theo dõi tình hình cấp phát vốn đầu tư, sửa chữa lớn.
- Theo dõi tình hình thanh toán với các đối tác, khách hàng của công ty
đảm bảo nguồn vốn của công ty không bị các khách hàng chiếm dụng.
- Thực hiện việc ghi sổ kế toán đảm bảo ghi đúng, chính xác, kịp thời số
liệu kế toán vào các sổ tương ứng.
Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là:
- Kiểm soát và các chứng từ thanh toán.
- Thường xuyên theo dõi, cân đối và báo cáo về nhu cầu vốn lưu động, số
dư tài khoản tiền vay, tiền gửi của công ty và các đơn vị.
- Theo dõi các khế ước vay và lập kế hoạch trả nợ.
- Lập hồ sơ chứng từ thanh toán và theo dõi thanh toán qua ngân hàng.
- Lập hồ sơ phục vụ cho công tác đấu thầu.
- Đôn đốc thanh toán các khoản tạm ứng, nợ phải thu, phải trả khác.
- Đề xuất bổ sung sửa đổi các nghiệp vụ hạch toán chưa chính xác, báo
cáo cho kế toán trưởng giải quyết trước khi ghi sổ.
Thủ quỹ là:
- Tập hợp chứng từ thu chi, vào sổ quỹ, cuối ngày giao cho kế toán vào sổ
kế toán để lập chứng từ ghi sổ.
- Giữ gìn và bảo quản nguồn vốn tại công ty.
II. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty
1. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
-Công ty cổ phần đầu tư, xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội thực hiện
công tác kế toán theo chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định
1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/ 11/ 1995 của Bộ tài chính. Theo chế độ này
công ty tiến hành ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
-Niên độ kế toán của công ty áp dụng bắt đầu từ ngày 01/ 1 và kết thúc
vào ngày 31/ 12 hàng năm.
-Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán và lập BCTC là đồng Việt Nam.
-Nguyên tắc xác định các khoản tiền và tương đương tiền: Các khoản
tiền được ghi nhận trong Báo cáo tài chính gồm: Tiền mặt, tiền gửi thanh
toán tại các Ngân hàng, đảm bảo được kiểm kê đầy đủ.
- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: phản ánh và ghi chép theo
nguyên tắc giá gốc.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân
gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
+Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá và hao mòn luỹ
kế.
+ Nguyên tắc hạch toán tài sản cố định: theo nguyên tắc giá
gốc( nguyên giá).
+ Phương pháp khấu hao tài sản cố định: TSCĐ được khấu hao
theo phương pháp đường thẳng theo tỷ lệ khấu hao phù hợp với Quyết
định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính
về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng, và trích khấu hao tài sản cố
định.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
+Doanh thu cho cac hoạt động thi công xây lắp được ghi nhận khi
kết quả hợp đồng được xác định một cách đáng tin cậy. Căn cứ vào biên bản
nghiệm thu khối lượng hoàn thành, công ty lập hoá đơn và được khách hàng
chấp nhận thanh toán. Doanh thu được ghi là giá bán chưa có thuế GTGT.
+ Doanh thu cung cấp các dịch vụ khác đượcj ghi nhận trên cở sở
dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ và đươdcj khách hàng
chấp nhận thanh toán. Doanh thu đựoc ghi nhận là giá dịch vụ chưa có thuế
GTGT.
+ Doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu bao gồm lãi tiền gửi ngân
hàng được ghi nhận trên cở sở thông báo về lãi tiền gửi hàng tháng của ngân
hàng.
- Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh không phải đồng
Việt Nam ( ngoại tệ) được chuyển đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế
tại thời điểm phát sinh. Số dư tiền và cac khoản công nợ có gốc ngoại tệ tại thời
điểm kết thúc năm tài chính được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân giữa
đồng Đôla Mỹ (USD) và đồng Việt Nam trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm kết thúc năm tài
chính.
Trình tự ghi sổ theo hình thức “ chứng từ ghi sổ”
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiễt
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Ghi chú: Ghi cuối tháng
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
2. Tình hình vận dụng chế độ kế toán
2.1. Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Để thuận tiện cho việc kiểm tra, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
một cách nhanh chóng và chính xác Công ty cổ phần đầu tư, xây lắp và
kinh doanh thiết bị Hà Nội đã sử dụng hệ thống chứng từ phù hợp với
nội dung từng phần hành, bao gồm các loại sau:
Lao động tiền lương:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Bảng báo cáo nhân lực trong danh sách
- Bảng phân tích lương
- Hợp đồng khoán công việc
- Hợp đồng lao động mùa vụ
- Bảng báo cáo tình hình thực hiện giá trị sản lượng tháng
- Bảng cân đối hạch toán đối với giá trị sản lượng thực hiện
Hàng tồn kho
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Thẻ kho
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
Bán hàng
- Hoá đơn giá trị tăng
- Hoá đơn thu mua hàng
Tiền tệ
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Biên lai thu tiền
Tài sản cố định
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
2.2. Tình hình vận dụng tài khoản kế toán
Số liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên các chứng từ kế toán sau
khi thực hiện xong sẽ được định khoản. Và để tiến hành định khoản các
nghiệp vụ kinh tế đó công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản sau:
Tài sản lưu động
- Tài khoản 111: Tiền mặt
- Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng
- Tài khoản 131: Phải thu khách hàng
- Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ
- Tài khoản 138: Phải thu khác
- Tài khoản 141: Tạm ứng
- Tài khoản 142: Chi phí trả trước
- Tài khoản 152: Nguyên vật liệu
- Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ
- Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tài sản cố định
- Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình
- Tài khoản 214: Hao mòn tài sản cố định
- Tài khoản 222: Góp vốn liên doanh
- Tài khoản 241: Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ phải trả
- Tài khoản 331: Vay ngắn hạn
- Tài khoản 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước. Bao gồm
hai tiểu khoản nhỏ là:
+ Tài khoản 3331: ThuếGTGT phải nộp
+ Tài khoản 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên
- Tài khoản 336: Phải trả nội bộ
- Tài khoản 338: Phải trả phải nộp khác. Bao gồm hai tiểu khoản
nhỏ là: + Tài khoản 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết
+ Tài khoản 3387: Doang thu chưa thực hiện
- Tài khoản 344: Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
Nguồn vốn chủ sở hữu
- Tài khoản 411: Nguồn vốn kinh doanh
- Tài khoản 414: Quỹ đầu tư phát triển
- Tài khoản 415: Quỹ dự phòng tài chính
- Tài khoản 421: Lợi nhuận chưa phân phối
- Tài khoản 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi
Doanh thu
- Tài khoản 511; Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Tài khoản 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí sản xuất kinh doanh
- Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
- Tài khoản 623; Chi phí sử dụng máy thi công
- Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
- Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán
- Tài khoản 635: Chi phí tài chính
- Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Thu nhập khác
- Tài khoản 711: Thu nhập khác
Chi phí khác
- Tài khoản 811: Chi phí khác
Xác định kết quả kinh doanh
- Tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh
2.3. Tình hình vận dụng chế độ sổ kế toán
Từ các định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở trên, số liệu sẽ được
lấy để ghi vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết liên quan bằng thước
đo giá trị. Các sổ này bao gồm các loại sau:
Kế toán chi tiết
- Sổ TSCĐ: dùng để theo dõi quá trình tăng, giảm, khấu hao của
từng loại TSCĐ của công ty.
- Sổ thu chi tiền mặt: dùng để theo dõi quá trình thu, chi tiền mặt
trong công ty. Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi thủ quỹ tiến
hành ghi vào cột thu hoặc chi trong sổ tương ứng với nội trong
phiếu thu hoặc chi.
- Sổ chi tiết công nợ:
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu
- Sổ chi tiết công cụ dụng cụ
Kế toán tổng hợp
Xuất phát từ hình thức ghi sổ kế toán của công ty là theo hình
thức Chứng từ ghi sổ, nên để thực hiện công việc kế toán tổng
hợp công ty đã sử dụng các loại sổ như: Sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ, Sổ cái các tài khoản liên quan.
Hàng ngày, các chứng từ gốc ở dưới các đơn vị xây lắp sẽ được
chuyển lên phòng Tài vụ để tập hợp đưa vào lập chứng từ ghi sổ.
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi
làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ kế toán
chi tiết ở trên.
Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư
của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái lập bảng cân
đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng
hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính.
2.4. Tình hình vận dụng chế độ báo cáo kế toán
Sau khi tiến hành ghi sổ kế toán tổng hợp, chi tiết đầy đủ, có kiểm tra
đối chiếu lại các số liệu khớp đúng thì kế toán trưởng sẽ tiến hành lập
các báo cáo tài chính như:
- Lập bảng cân đối kế toán. Thường 6 tháng tiến hành lập một lần.
- Lập bảng cân đối số phát sinh. Báo cáo này được lập thường
xuyên hàng tháng.
- Lập Báo cáo tài chính và Thuyết minh báo cáo tài chính. Thường
cuối năm lập một lần.
- Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cuối năm lập một lần.
- Ngoài ra, khi có yêu cầu của giám đốc, ban giám đốc kế toán
trưởng còn phải tiến hành lập các báo cáo khác phục vụ những yêu cầu
đó. Ví dụ: Báo cáo tình hình thực hiện công nợ, ....
Bên cạnh đó, hàng tháng kế toán tiến hành kê khai thuế và lập bản
Báo cáo thuế.
III. Đặc điểm kế toán một số phần hành tại công ty
Trong quá trình sản xuất kinh doanh có rất nhiều nghiệp vụ kế toán phát sinh
đòi hỏi bộ máy kế toán phải đảm bảo ghi nhận đầy đủ, kịp thời, chính xác, có
như vậy mới cung cấp được những thông tin kịp thời cho ban giám đốc để đưa
ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Do đó tất cả các phần hành kế toán trong
công ty đều rất quan trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty.
Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn nên em xin phép được trình bày đặc
điểm kế toán một số phần hành sau:
• Kế toán TSCĐ
• Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
• Kế toán tiền lương và thanh toán với người lao động
• Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
• Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
1. Kế toán tài sản cố định
Công ty cổ phần đầu tư, xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội là công ty thuộc
lĩnh vực xây dựng do đó các TSCĐ của công ty phần lớn là các máy móc, thiết
bị thi công công trình. Đây đều là những tài sản có giá trị rất lớn và thời gian sử
dụng dài nên rất cần được theo dõi, quản lý chặt chẽ nhằm bảo quản, tái tạo lại
TSCĐ để phục vụ tốt nhất cho công việc sản xuất kinh doanh của công ty. Bên
cạnh đó công ty còn có các loại TSCĐ khác phục vụ cho việc quản lý, điều hành
... . Như vậy có thể thấy TSCĐ trong công ty có nhiều loại với nhiều hình thái
khác nhau, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau nên để thuận lợi cho việc
quản lý và hạch toán TSCĐ công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo hình thái
vật chất, bao gồm các loại sau:
Nhà cửa vật kiến trúc như: nhà văn phòng, kho bãi của công ty, nhà kho
tại công trưòng.
Máy móc thiết bị: Cần cẩu, máy xúc, máy ủi, máy trộn bêtông, máy vận
thăng, máy nén khí, máy tưới nhựa, ... .
Phương tiện vận tải: Xe tải, xe ôtô con.
Thiết bị, dụng cụ quản lý: Máy vi tính
Thời gian sử dụng của các loại TSCĐ này được quy định theo quyết định của
Bộ Tài Chính. Cụ thể như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc: 5-25 năm
Máy móc thiết bị: 5-12 năm
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn : 6-10 năm
Thiết bị, dụng cụ quản lý :3 -8 năm
Sau khi phân loại, TSCĐ được hạch toán theo nguyên giá, giá trị còn lại và giá
trị hao mòn.
Tại Công ty cổ phần, đầu tư và kinh doanh thiết bị Hà Nội nguyên giá TSCĐ
được xác định như sau:
Nguyên giá = Giá mua + Chi phí mua - Chiết khấu thương mại + Chi phí lắp
đặt chạy thử(nếu có)
Giá trị hao mòn chính là phần giá trị bị mất trong quá trình tồn tại của nó và để
xác định được giá trị này công ty tiến hành tính khấu hao TSCĐ. Việc xác định
mức khấu hao phải trích có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như:
Phương pháp đường thẳng, Phương pháp số lượng, phương pháp số dư giảm
dần, phương pháp tổng số thứ tự năm sử dụng.
Tuy nhiên, hiện nay tại công ty đang tiến hành trích khấu hao theo phương pháp
đường thẳng. Cách tính khấu hao theo phương pháp này như sau:
Mức khấu hao phải trích bình quân năm = Nguyên giá TSCĐ
Thời hạn sử dụng (năm )của TSCĐ
Mức khấu hao TSCĐ 1 tháng được tính bằng công thức:
Mức KHBQ hàng tháng của TSCĐ= Mức KHBQ hàng năm của TSCĐ/ 12
Mức khấu hao được tính riêng cho từng TSCĐ sử dụng trong công ty
Ví dụ: Tại công ty có 1 TSCĐ là ôtô con có nguyên giá là: 500 triệu đồng. Ước
tính thời gian sử dụng là 10 năm. Như vậy mức khấu hao bình quân tháng =
500.000.000: 12=
Giá trị còn lại được xác định bằng cách lấy nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn
Để thuận tiện cho việc hạch toán, theo dõi TSCĐ công ty tiến hành hạch toán
theo 2 quá trình là: + Quá trình tăng TSCĐ
+ Quá trình giảm TSCĐ