Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại công ty sài gòn Tourist

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 58 trang )

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
---    ---
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
GVHD :Đoàn Ngọc Duy Linh
LỚP HP :
Nhóm :Black Coffee.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010
I- SƠ LƯỢC VỀ E-MARKETING
1. E-marketing là gì?
E-marketing là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục đích
cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ.
Các quy tắc cơ bản của tiếp thị điện tử cũng giống như tiếp thị trong môi trường kinh
doanh truyền thống. Hoạt động tiếp thị vẫn theo trình tự: Sản phẩm – Giá thành - Xúc tiến
thương mại - Thị trường tiêu thụ.
Tuy nhiên, tiếp thị điện tử gặp khó khăn ở vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thị
trường mục tiêu (số lượng người sử dụng internet, mức độ sử dụng, tốc độ truy cập
mạng,...). Nếu cơ sở hạ tầng còn yếu kém thì người tiêu thụ không có nhiều cơ hội tiếp cận
với mạng Internet, tìm thông tin trên Net, mua hàng trực tuyến, tham gia đấu giá trên
mạng, ....Như vậy, e-marketing khó có thể có ảnh hưởng đến người tiêu dùng ở thị trường
đó.
Phân biệt e-marketing, e-commerce và e-business
 E-marketing: là cách thức dùng các phương tiện điện tử để giới thiệu, mời chào,
cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất đến người
tiêu dùng và thuyết phục họ chọn nó.
 E-commerce: chỉ các hoạt động mua bán thông qua các phương tiện điện tử.
 E-business: chỉ tất cả những hoạt động kiếm tiền từ mạng, từ việc bán hàng hoá,
dịch vụ cho đến tư vấn, đầu tư.
Các hình thức của e-marketing
 E-mail marketing: e-mail là cách tốt nhất để giao dịch với khách hàng. Chi phí


thấp và không mang tính xâm nhập đột ngột như tiếp thị qua điện thoại. Doanh
nghiệp có thể gởi thông điệp của mình đến mười ngàn người khác nhau, ở bất kỳ
nơi đâu, trong thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, để không quấy rầy khách hàng như
các spam, e-mail marketing nên xác nhận yêu cầu được cung cấp thông tin hoặc sự
chấp thuận của khách hàng. Nếu không, các thông điệp e-mail được gởi đến sẽ bị
cho vào thùng rác. Để tránh điều này, mọi thông tin do doanh nghiệp gởi đi phải
mới mẻ, hấp dẫn và có ích đối với khách hàng.
 Website marketing: giới thiệu các sản phẩm trực tuyến. Các thông tin về sản phẩm
( hình ảnh, chất lượng, các tính năng, giá cả, ...) được hiển thị 24, 365, sẵn sàng
phục vụ người tiêu dùng. Khách hàng có thể đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ, và
thanh toán trực tiếp trên mạng. Để thu hút sự chú ý và tạo dựng lòng trung thành nơi
người tiêu dùng, doanh nghiệp phải đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
Ví dụ, áp dụng chương trình khuyến mãi miễn phí địa chỉ e-mail, hộp thư, server,
dung lượng hoặc không gian web. Mặt khác, website của doanh nghiệp phải có giao
diện lôi cuốn, dễ sử dụng, dễ tìm thấy trong các site tìm kiếm. Doanh nghiệp cũng
nên chú ý đến yếu tố an toàn, độ tin cậy và tiện dụng. Hoạt động mua bán phải rõ
ràng, dễ dàng, , kiểm tra dễ dàng số lượng hàng hóa mua được, sử dụng thẻ điện tử
để thanh toán. ...Hỏi đáp trực tuyến cũng được đánh giá cao trong một website tiếp
thị.
E-marketing ở Việt Nam
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao, thiếu vốn, ngành ngân hàng kém phát triển, hệ thống pháp
luật chưa đủ, lượng người dùng Internet còn thấp - đó là những nguyên do chính khiến e-
marketing vẫn còn đang trong giai đoạn khởi đầu tại Việt Nam. Mặt khác, phần lớn người
tiêu dùng Việt Nam chưa có điều kiện tiếp cận thông tin và công nghệ mới.Thu nhập bình
quân đầu người còn thấp nên sức mua chưa cao.
Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng máy tính sử dụng cũng như số người truy nhập
Internet tăng lên đáng kể, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp có website riêng để
quảng bá cho đơn vị, sản phẩm, dịch vụ của mình. E-marketing đang từng bước được khai
thác, áp dụng trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
II- THỰC TRẠNG

1. Tình hình ứng dụng TMĐT trong du lịch trên thế giới:
Báo cáo Thương Mại Điện Tử (TMĐT) 2005 của Tổ Chức Liên Hợp Quốc về Thương Mại
và Phát Triển (UNCTAD) ghi nhận, du lịch là một dạng thành công nhất của thương mại
điện tử. Hiện nay, lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh sẽ thuộc về những nhà cung cấp dịch
vụ qua mạng nhanh, rẻ, tiện lợi. Hơn thế, ở những thị trường lớn như Mỹ và châu Âu, xu
hướng cạnh tranh mới còn là việc cung cấp nhiều thông tin trên mạng. Chẳng hạn, trang
web của Expedia – một trong số các trang web du lịch lớn nhất thế giới - cho phép khách
hàng đánh giá, xếp loại KS, viết bình luận, đọc kiến nghị của du khách...
"Internet được coi là một trong những nhân tố quan trọng đặt dấu ấn rõ rệt nhất trong sự
phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp du lịch. Khách hàng ngày càng thành thạo các
thao tác tìm kiếm và mua dịch vụ trực tuyến. Họ hy vọng tìm thấy những thông tin chất
lượng cao và để có thể tổ chức và mua được gói dịch vụ tốt nhất trong mỗi dịp đi du lịch...
Nắm được những cơ hội do các công cụ ICT (CNTT-TT) mang lại là một ưu tiên hàng đầu
đối với cả nhà nước và tư nhân cũng như các nhà cung cấp dịch vụ du lịch" – UNCTAD
(trích Báo cáo TMĐT 2005 của Vụ TMĐT, Bộ Thương Mại).
Công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ chóng mặt. việc ứng dụng công nghệ thong
tin đã làm thay đổi bộ mặt thế giới. Du lịch là ngành công nghiệp mang tính đa ngành và
xã hội hóa cao. Do vậy, ta dễ dàng thấy CNTT trong nhiều lĩnh vực. Ngày nay với một
chiếc máy tính nối mạng, chúng ta có thể tham quan mọi cảnh đẹp trên thế giới. Hơn nữa,
chúng ta chỉ cần chỉ cần nhấn chuột là có thể mua một chuyến bay quốc tế tới các danh lam
thắng cảnh nổi tiếng cùng với đó là một chuyến bay thoải mái với các hang bay nổi tiếng.
Trong lĩnh vực khách sạn, CNTT đã giúp cho việc quản lý và đặt phòng dễ hơn. Chỉ cần ở
nhà chúng ta có thể đặt khách sạn ở hơn nửa vòng trái đất để phục vụ cho chuyến bay của
mình.
Với dân số trong tầng lớp trung lưu cũng như thu nhập dành cho chi tiêu đang mỗi ngày
một tăng, châu Á hiện là một trong những địa chỉ mà ngành công nghiệp không khói có tốc
độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong thập kỷ vừa qua, lĩnh vực du
lịch của châu Á cũng đã phải trải qua một số giai đoạn khó khăn, bao gồm vụ động đất và
sóng thần năm 2004, các vụ tấn công khủng bố và diến biến phức tạp của cúm gia cầm.
Mặc dù vậy, số liệu thống kê của Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương cho thấy,

ngành du lịch tại nhiều điểm đến có tiếng của châu Á như Maldives, Bhutan, Thái Lan và
Cambodia vẫn tăng trưởng ở mức 10% mỗi năm. Trên thực tế, ngành du lịch chiếm tỷ
trọng trên 10% trong sản lượng kinh tế của Australia, New Zealand, Hồng Kông,
Singapore, Thái Lan và Malaysia. Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều website
du lịch khu vực và trên thế giới hy vọng sẽ gặt hái được nhiều từ sự bùng nổ của ngành
công nghiệp không khói của châu Á. Nên nhớ rằng, quy mô thị trường du lịch trực tuyến
của châu Á vẫn còn khiêm tốn khi so sánh với những thị trường đã chín muồi như Mỹ.
Ước tính, doanh thu của các công ty du lịch trực tuyến ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt
mức 25,6 tỷ USD trong năm nay. Theo công ty nghiên cứu Internet eMarketer của Mỹ, con
số này mới chỉ bằng 1/3 so với con số dự báo dành cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên, du lịch
trực tuyến ở châu Á được dự báo là sẽ trải qua một thời kỳ tăng trưởng bùng nổ trong thời
gian còn lại của thập kỷ này. Từ năm 2006 đến năm 2010, du lịch trực tuyến ở Ấn Độ
được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 271,6%, trong khi con số này của Việt Nam sẽ là
202%, của Trung Quốc và Indonesia lần lượt là 70% và 83%. Ngoài Nhật Bản, các thị
trường du lịch trực tuyến lớn nhất xét theo doanh thu là Ấn Độ với 300 triệu USD và
Trung Quốc với 200 triệu USD. Trong khi đó, lĩnh vực du lịch trực tuyến của Mỹ được dự
báo là sẽ chỉ tăng trưởng 17% mỗi năm.
Một sự khác biệt lớn nữa giữa thị trường du lịch trực tuyến của Mỹ, nơi những website như
Travelocity.com, Expedica.com và Travelport.com chiếm thị phần áp đảo, là tốc độ tăng
trưởng của số lượng khách hàng mới là khá thấp, vì phần lớn người Mỹ đều đã sử dụng
Internet và đã quá quen với việc đặt tour trên mạng.
Tại châu Á, đang diễn ra một cuộc chạy đua giữa các công ty du lịch trực tuyến trong việc
thu hút sự quan tâm của những khách hàng lần đầu dùng Internet và biến họ thành những
khách hàng trung thành. “Tại Mỹ, các công ty đang giành giật khách hàng của nhau.
Nhưng ở châu Á - Thái Bình Dương, các công ty du lịch trực tuyến có cơ hội để có những
khách hàng mới, lần đầu sử dụng mạng,” Jeffrey Grau, một chuyên gia phân tích của
eMarketer nhận định.
Đó là lý do tại sao các website du lịch quốc tế lớn đang thúc đẩy mạnh mẽ những nỗ lực
marketing và cung cấp dịch của họ tại châu Á. Carlson Wagonlit Travel, một công ty dịch
vụ lữ hành doanh nhân của Pháp có phạm vi hoạt động toàn cầu, có tham vọng rất lớn tại

thị trường châu Á.
Theo Nicolas Pierret, một chuyên gia của công ty này, tại 4 thị trường du lịch trực tuyến
lớn của châu Á - Thái Bình Dương là Australia, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ, lượng
du khách là doanh nhân chuyển sang đặt tour trên mạng sẽ tăng 40% trong 3 hoặc 4 năm
tới.
Năm 2004, IAC/InterActiveCorp, công ty sở hữu hai website du lịch là Expedia và
Hotels.com, đã bỏ ra 166,7 triệu USD để mua 52% cổ phần của eLong, website du lịch lớn
thứ hai Trung Quốc xét về thị phần. Mặc dù eLong báo lỗ 2,1 triệu USD trong năm 2006,
Expedia vẫn tin tưởng rằng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm thị phần lớn hơn
trong doanh số toàn cầu của công ty trong tương lai.
Trong quý 1 năm nay, lượng khách từ Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu và các
nước khác đặt tour tại Expedia tăng từ mức 25% lên mức 29% so với lượng khách toàn cầu
của công ty này. Về mặt doanh số, lượng khách này đem đến cho Expedia khoảng 1,47 tỷ
USD.
Trong số các thị trường của mình, trang web HotelClub.com của Australia, do công ty
Orbitz Worldwide mua lại vào năm 2004, đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất tại châu Á -
Thái Bình Dương.
“Tính đến nay, lượng truy cập vào website của chúng tôi tăng trưởng 70%, còn doanh thu
tăng trưởng 45% tại khu vực này. Nhiều công ty tập trung vào doanh thu, nhưng thực ra,
lượng truy cập mới là dấu hiệu hàng đầu về sự tăng trưởng doanh số,” Chloe Lim, Giám
đốc điều hành của HotelClub cho biết.
Theo dự báo của eMarketer, vào năm 2011, Trung Quốc sẽ vượt Đức và trở thành thị
trường lữ hành cá nhân và doanh nhân lớn thứ ba trên thế giới với trị giá đạt khoảng 300 tỷ
USD mỗi năm. Năm ngoái, thị trường Trung Quốc đạt doanh thu 134 tỷ USD.
Công ty du lịch trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc là Ctrip.com, một công ty đã được
niêm yết ở sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ, với thị phần lên tới 54,2%. Năm ngoái, công
ty này đã đạt lợi nhuận gộp 80 triệu USD và doanh thu 100 triệu USD.
Theo Min Fan, Giám đốc điều hành của Ctrip.com, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực du lịch
trực tuyến ít nhất sẽ cao gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành du lịch nói
chung. “Olympics Bắc Kinh 2008 và hội chợ quốc tế World Expo Thượng Hải 2010 sẽ tạo

môi trường thuận lợi cho cả du lịch quốc tế và nội địa,” ông nói.
Tại Trung Quốc, ít nhất là vào thời điểm này, các công ty trong nước thống trị lĩnh vực du
lịch trực tuyến. Ctrip và Elong chiếm tổng thị phần là 72%, trong khi những website mới
hơn như Qunar.com và Soobb.com đang nỗ lực để có được thị phần. Lý do để những công
ty này lạc quan là mức độ thâm nhập thị trường của lĩnh vực đặt tour trực tuyến vẫn còn
nhỏ bé.
“Mới chỉ có một phần rất nhỏ trong số các giao dịch về du lịch ở Trung Quốc được tiến
hành trên mạng. Triển vọng cho phát triển trong tương lai là rất lớn,” Fritz Demopoulos,
Giám đốc điều hành của Qunar.com nói.
Khai thác du lịch bằng internet. Thế giới - “họ” khai thác như thế nào?
Vừa qua, bản báo cáo Scarborough Research của dự án nghiên cứu các ảnh hưởng Internet
lên đời sống Mỹ (Pew Internet and American Life Project) đã nhấn mạnh rằng nền công
nghiệp du lịch Mỹ phát triển nhờ vào Internet! Năm 2005, khoảng 78% du khách Mỹ (79
triệu người) đã sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin về các điểm đến, tour du lịch, v.v...
Trong số đó, 82% số người tìm kiếm thông tin về du lịch qua mạng đã quyết định đặt tour
qua mạng luôn. Điều đó có nghĩa là hơn 64 triệu người Mỹ dùng Internet để mua vé máy
bay, đặt phòng khách sạn, thuê ô tô hoặc đặt tour trọn gói.
Còn tổ chức tài chính châu Âu Forreter thì dự đoán tổng chi tiêu cho việc mua sắm trên
mạng tại châu Âu sẽ đạt 100 tỷ euro trong năm 2006. Trong đó, giao dịch du lịch chiếm
một phần không nhỏ. Số liệu thống kê cho thấy trong năm 2005, có 6 triệu lượt người Pháp
(chiếm 50% tổng số du khách) đã lựa chọn và đặt các chuyến du lịch qua mạng Internet,
tăng 50% so với năm 2004 và tăng gấp đôi so với năm 2003. Nếu như thời gian đầu
Internet ở Pháp chỉ thu hút giới thanh niên dưới 30 tuổi và say mê công nghệ mới, thì giờ
đây, Internet đã thu hút ngày càng nhiều người ở độ tuổi từ 40 đến 60, trong đó có nhiều
phụ nữ. Đây rõ ràng là dấu hiệu tốt cho các hãng lữ hành Pháp. Ngoài các công ty du lịch,
các công ty hàng không lớn, như hãng hàng không Pháp Air France và ngành đường sắt
của Pháp, cũng đã có kế hoạch từ nay đến cuối năm 2007 sẽ bán vé máy bay và vé tàu qua
mạng Internet thay cho quy trình vé thông dụng hiện nay.
Đối với châu Á, tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) cũng đưa ra dự báo Trung Quốc sẽ trở
thành thị trường du lịch lớn nhất thế giới với hơn 10% số lượt khách du dịch được hỗ trợ

nhờ Internet. Hiện nay, Trung Quốc có hơn 5.000 địa chỉ website du lịch, trong đó hơn 300
địa chỉ đã được chuyên môn hóa. Theo các chuyên gia, mặc dù du lịch qua mạng của
Trung Quốc hiện vẫn còn tương đối nhỏ so với các quốc gia khác, nhưng ngành này đang
phát triển nhanh chóng. Hầu hết các nhà quan sát đều tin rằng tiềm năng phát triển du lịch
trực tuyến của Trung Quốc là rất lớn.
GenaRes (www.genares.com) là công ty cung cấp hệ thống đặt phòng qua mạng toàn
cầu (Global Distribution System – GDS) và công cụ đặt chỗ trực tuyến (Web Booking
Engine - WBE). Người dùng GDS và WBE sẽ dễ dàng đặt phòng khách sạn từ khắp thế
giới.Tạo 1 tài khoản trên GDS, khách sạn có thể đưa lên GDS đầy đủ thông tin liên quan
như: lịch sử hình thành khách sạn, giá phòng cho từng loại phòng, các loại giá khuyến
mãi..., hình ảnh không giới hạn của khách sạn. GDS kết nối khách sạn đến 4 kênh phân
phối toàn cầu là Sarbe, Galileo, Worlspan, và Amadeus. Mỗi kênh có thế mạnh ở từng châu
lục khác nhau. WBE đặt đường link trên website của khách sạn. Du khách thực hiện đặt
phòng ngay tại website của khách sạn mà không cần thông qua các website DL hay các đại
lý DL nào khác. Du khách chỉ có thể thực hiện đặt phòng khi cung cấp số thẻ tín dụng thật
và hạn sử dụng của thẻ.
Dịch vụ của GenaRes mang đến nhiều thuận lợi như: Kết nối trực tiếp thông suốt theo
công nghệ mới nhất với hệ thống đặt phòng qua mạng toàn cầu (GDS); Điều khiển 100%
trên Internet; Kết nối với tất cả những website và đại lý DL quan trọng trên toàn cầu; Dịch
vụ của GenaRes được thiết kế, xây dựng và duy trì theo công nghệ ASP nên thông tin của
khách sạn không lệ thuộc bên thứ ba; Giao diện thân thiện, dễ dùng; Cấu trúc mở; Chuyển
giao các giao dịch đặt phòng đến khách sạn qua email, fax hay qua hệ thống quản lý khách
sạn (PMS); Hệ thống cập nhật tức thì sự điều chỉnh thông tin phòng trống của khách sạn;
Đầy đủ chuỗi tính năng báo cáo dễ dàng nhất.
Sử dụng GDS, thông tin khách sạn tự động được kết nối đến hơn 1.000 websites DL bao
gồm 100 websites DL nổi tiếng nhất thế giới (www.expedia.com, www.travelocity.com,
www.zuji.com...) và hơn 600.000 đại lý DL trên toàn thế giới. Đồng thời, khách sạn cũng
thực hành thương mại điện tử (e-commerce): nhận đặt phòng của khách DL khắp toàn cầu.
Tại Việt Nam, GenaRes được phân phối độc quyền bởi TRG International từ 1/2006. Hiện,
ở thị trường Việt Nam, đã có gần 70 KH gồm các khách sạn, resort, tàu DL từ 3 – 5 sao lựa

chọn GenaRes làm nhà cung cấp GDS và 72% trong số đó sử dụng WBE. Đồng thời,
GenaRes cũng hoàn toàn có khả năng cung cấp sự hỗ trợ, tư vấn qua TRG International.
2. Tình hình ứng dụng TMĐT trong ngành Du lịch tại Việt Nam :
Tại Việt Nam, ngành Du lịch đang được ưu tiên phát triển và là một ngành mũi
nhọn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch công bố thì năm 2009 lượng du khách
đến Việt Nam đạt 3,8triệu lượt người, đem lại 70 tỉ VND doanh thu cho ngành Du lịch. Đó
là chưa kể đến khoảng 25 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch trong nước và quốc tế.
Việc ứng dụng thương mại điện tử trong Du lịch cũng đã được chú trọng. Tổng cục
Du lịch cũng đã có website giới thiệu về Việt Nam, cũng như là các thông tin cần thiết về
cảnh đẹp và các thủ tục cho khách du lịch tại các địa chỉ
www.vietnamtourism.gov.vn
www.dulichvn.org.vn
www.vietnamtourism-info.com
www.vietnam-tourism.com
Trong các website này, khách hàng có thể tìm thấy các thông tin giới thiệu chung về
đất nước, con người Việt Nam, các danh lam thắng cảnh trên khắp đất nước. Đồng thời,
khách hàng cũng có thể tìm thấy địa chỉ về các khách sạn, nhà hàng, cũng như địa chỉ của
các công ty lữ hành trên khắp cả nước. Tất cả các website này đều được xây dựng trên 4
ngôn ngữ: Việt, Pháp, Anh, Hoa.
Ngoài các website này, Tổng cục du lịch còn hợp tác với các đối tác nước ngoài xây
dựng các website quảng bá du lịch Việt Nam như hợp tác với các chương trình phát triển
kinh tế tư nhân khu vực Mekong (MPDF), xây dựng website quảng bá du lịch Việt Nam tại
địa chỉ www.vietnambudgethotels.org. Ưu điểm của website này là những khách sạn,
những nhà khách bình dân trong khu vực đều có thể sử dụng website này để quảng bá hoạt
động kinh doanh du lịch của mình.
Website đều có phần kết nối (link) giới thiệu tiềm năng tour, tuyến, khách sạn, hệ
thống danh lam thắng cảnh, phương thức di chuyển hiệu quả nhất…
Căn cứ vào những thông tin từ những website này, khách du lịch có thể lựa chọn
nhiều phương án du lịch, giá cả, nghỉ ngơi, di chuyển…
Không chỉ có Tổng cục Du lịch mà các công ty Du lịch và khách sạn khác cũng đều

tự mình hoặc thuê ngoài để xây dựng những website giới thiệu sản phẩm trên mạng.
Các công ty Du lịch đều xây dựng cho mình một website riêng để giới thiệu về các
sản phẩm của mình. Tất cả các website đều có mô hình cơ bản:
Với mô hình này, các website đều là website tĩnh, không có các công cụ tìm kiếm
và cơ sở dữ liệu. Các tour đều được thiết kế bằng các trang HTML. Khi khách hàng đặt
tour cũng không phải là đặt hàng trực tuyến mà tất cả các đơn hàng sẽ được gửi địa chỉ
email và người bán lien lạc lại theo cách truyền thống như điện thoại, fax…
Hiện nay, trong ngành khách sạn, đa phần các khách sạn lớn từ 2 sao trở lên đều có
website riêng cho mình. Cấu trúc của website này không khác so với cấu trúc website các
khách sạn trên thế giới. Thương mại điện tử cũng đã được áp dụng vào hệ thống đặt tour
cũng như thanh toán.
A. Hướng dẫn đặt tour
1. Đặt tour
Thông tin giới thiệu
Giới thiệu tour
Thông tin chi tiết tour
Đặt mua tour
Tiếp nhận đơn đặt qua email
Phản hồi qua email, đt, fax
- Tại trang chủ của website, dưới cột ‘Chuyến du lịch’ có show 1 số tour du lịch tiêu
biểu, khách hàng có thể chọn tour ở đây bằng cách click vào tên tour để xem chi tiết tour,
tại trang chi tiết này phần cuối của trang có mục ‘Đặt tour’, nếu muốn đặt tour khách hàng
hãy click vào đó để nhập các thông tin về tour như Ngày đi, số lượng người…
- Ngoài ra, để đặt tour khách hàng có thể click vào mục ‘Doanh mục doanh nghiệp’
(cũng ở ngoài trang chủ) chọn Doanh nghiệp khách hàng muốn đặt tour, sau đó hãy click
vào mục ‘Dịch vụ du lịch’ để xem các chuyến du lịch của Doanh nghiệp. Muốn xem chi
tiết của 1 chuyến du lịch nào đó khách hàng hãy nhấn vào tên chuyến du lịch để xem chi
tiết, ở phần chi tiết tour này cũng có mục ‘Đặt tour’, khách hàng muốn đặt thì click vào
đó để nhập các thông tin về tour.
- Ngoài 2 chỗ để vào đặt tour như nói trên, cũng tại trang chủ của web site có chức

năng ‘Tìm’ tour, chẳng hạn như nếu khách hàng đã biết tên của 1 tour nào đó và muốn đặt
tour đó thì có thể gõ vào tên tour và nhấn nút ‘Tìm’, khi đó chương trình tôi sẽ load lên
thông tin của tour đó cho khách hàng đặt.




- Khi chọn được tour và muốn đặt tour đó, khách hàng hãy nhấn nút ‘Đặt tour’để nhập
các thông tin về tour. Lưu ý, các thông tin có dấu (*) là bắt buộc nhập và các thông tin
không có dấu (*)khách hàng có thể không nhập cũng được.




- Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin, khách hàng hãy nhấn nút ‘Đặt chỗ’ khi đó
chương trình sẽ show lên cho khách hàng biết các thông tin về tour của khách hàng ở phần
phía dưới gồm: Số lượng khách, đơn giá, tổng tiền…Nếu nhập số lượng khách là trẻ em thì
phần nhập tuổi khách hàng nhập theo dạng text, ví dụ nhập số lượng 2 trẻ em với số tuổi là
5 và 8 thì phần tuổi khách hàng sẽ nhập là 5,8
- Nếu như khách hàng nhập sai và muốn thay đổi thông tin đặt phòng của mình hãy
click chọn vào check book(ở cột ‘Xoá’) và nhấn nút lệnh ‘Xoá’, sau đó thực hiện lại việc
nhập liệu và nhấn nút ‘Đặt chỗ’.
- Khi đặt tour có phần Phương thức vận chuyển và Dịch vụ ăn. Nếu khách hàng có
chọn 2 phần này thì tiền của 2 phần này sẽ được tính dựa trên số lượng đầu người.
2. Thực hiện thanh toán
Để thực hiện thanh toán cho phiếu đặt tour của mình, khách hàng thực hiện tuần tự
như sau:
Bước 1: Nhập thông tin khách hàng
-Nếu khách hàng đã là thành viên của website chúng tôi, khách hàng chỉ cần điền thông tin
tài khoản của mình ( bao gồm tài khoản và mật khẩu) và chọn lệnh "Đăng nhập và thanh

toán".
- Nếu khách hàng chưa là thành viên và không muốn đăng ký tài khoản, hãy nhập thông
tin cá nhân của mình vào vùng "Thanh toán nhanh" và chọn lệnh "Thanh toán". Nếu thông
tin này cũng là thông tin của người thực hiện thanh toán khách hàng hãy đánh dấu "Chọn
địa chỉ này là địa chỉ thanh toán".
- Nếu khách hàng muốn đăng ký làm thành viên và thực hiện thanh toán luôn cho phiếu đặt
tour đang thực hiện, hãy điền thêm các thông tin yêu cầu như tài khoản, mật khẩu, ký tự
kiểm tra và chọn lệnh "Đăng ký và thanh toán".
Bước 2: Nhập thông tin thanh toán
Khách hàng nhập tên và địa chỉ người thanh toán tại vùng này. Nếu khách hàng chọn thanh
toán tại địa chỉ khách hàng thì chương trình sẽ tự động load(tải) lên các thông tin của
khách hàng, nếu như khách hàng không muốn thanh toán tại địa chỉ của mình mà thanh
toán ở 1 địa chỉ khác thì nhấn chọn tại địa chỉ khác và nhập các thông tin của địa chỉ khác
vào đây.
Bên cạnh thông tin thanh toán chương trình có show thông tin khách hàng, nếu như khách
hàng muốn thay đổi thông tin của mình khách hàng có thể thay đổi ở đây và sau đó nhấn
nút ‘Cập nhật’
Bước 3. Chọn hình thức thanh toán.
Khách hàng hãy chọn Hình thức thanh toán, Ngày thanh toán, Giờ thanh toán ở đây sau đó
nhấn nút lệnh ‘Tiếp tục thanh toán’.
3. Hoàn tất.
Sau khi hoàn tất các bước của quá trình thanh toán, khách hàng chọn lệnh "Hoàn tất " và
kết thúc quá trình đặt tour. E-mail xác nhận phiếu đặt tour sẽ được gửi cho khách hàng
theo địa chỉ email mà khách hàng đã đăng ký.
B. Hướng dẫn đặt phòng
1. Đặt phòng
- Tại trang chủ của website, bên dưới phần ‘Chuyến du lịch’ có phần ‘Khách
sạn’,click vào tên khách sạn để xem chi tiết khách sạn và các loại phòng của khách sạn. Tại
trang chi tiết này, phần cuối của trang có mục ‘Đặt phòng’, nếu muốn đặt phòng hãy click
vào đó để nhập các thông tin về phòng

- Ngoài ra, để đặt phòng có thể click vào mục ‘Doanh mục doanh nghiệp’ (cũng ở
ngoài trang chủ) chọn Doanh nghiệp muốn đặt phòng, sau đó hãy click vào mục ‘Khách
sạn’ để xem danh sách các khách sạn của doanh nghịêp. Muốn đặt phòng của khách sạn
nào thì click vào tên khách sạn đó để xem thông tin về khách sạn và click vào mục ‘Đặt
phòng’ ở gần cuối trang này để nhập các thông tin về phòng
- Ngoài 2 chỗ để vào đặt phòng như nói trên, cũng tại trang chủ của web site có chức
năng ‘Tìm’, chẳng hạn như nếu đã biết tên của 1 khách sạn nào đó và muốn đặt phòng thì
có thể gõ vào tên khách sạn và nhấn nút ‘Tìm’, khi đó chương trình sẽ load lên thông tin
của khách sạn và các loại phòng cho Quý khách đặt. Nếu muốn đặt khách sạn ở vùng nào
đó, hãy click vào tên vùng để xem danh sách các khách sạn trong vùng.


- Khi chọn được phòng và muốn đặt phòng đó, hãy nhấn nút ‘Đặt phòng’ để nhập các
thông tin về phòng. Lưu ý, các thông tin có dấu (*) là bắt buộc nhập và các thông tin không
có dấu (*) có thể không nhập cũng được.


-Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin Ngày nhận phòng, ngày trả phòng, loại phòng, loại
giường, số lượng khách… hãy nhấn nút ‘Đặt phòng’, khi đó chương trình sẽ show lên cho
biết các thông tin về phòng của Quý khách ở phần phía dưới gồm: Loại phòng, số lượng
phòng, đơn giá, tổng tiền…
- Nếu như nhập sai và muốn thay đổi thông tin đặt phòng của mình hãy click chọn vào
check book(ở cột ‘Xoá’) và nhấn nút lệnh ‘Xoá’, sau đó thực hiện lại việc nhập liệu và
nhấn nút ‘Đặt phòng’.
- Khi đặt phòng có phần Dịch vụ yêu cầu thêm, có thể chọn các dịch vụ yêu cầu thêm
này khi đặt phòng. (Lưu ý, các dịch vụ này chưa tính vào Tổng tiền khi đặt phòng).
2. Thực hiện thanh toán
Bước 1: Nhập thông tin khách hàng
-Nếu đã là thành viên của website, khách hàng chỉ cần điền thông tin tài khoản của mình
( bao gồm tài khoản và mật khẩu) và chọn lệnh "Đăng nhập và thanh toán".

- Nếu chưa là thành viên và không muốn đăng ký tài khoản, hãy nhập thông tin cá nhân
của mình vào vùng "Thanh toán nhanh" và chọn lệnh "Thanh toán". Nếu thông tin này
cũng là thông tin của người thực hiện thanh toán khách hàng hãy đánh dấu "Chọn địa chỉ
này là địa chỉ thanh toán".
- Nếu muốn đăng ký làm thành viên và thực hiện thanh toán luôn cho phiếu đặt tour đang
thực hiện, hãy điền thêm các thông tin yêu cầu như tài khoản, mật khẩu, ký tự kiểm tra và
chọn lệnh "Đăng ký và thanh toán".
Bước 2: Nhập thông tin thanh toán
Khách hàng nhập tên và địa chỉ người thanh toán tại vùng này. Nếu chọn thanh toán
tại địa chỉ khách hàng thì chương trình sẽ tự động load(tải) lên các thông tin của khách
hàng, nếu như không muốn thanh toán tại địa chỉ của mình mà thanh toán ở 1 địa chỉ khác
thì nhấn chọn tại địa chỉ khác và nhập các thông tin của địa chỉ khác vào đây.
Bên cạnh thông tin thanh toán chương trình có show thông tin khách hàng, nếu như
muốn thay đổi thông tin của mình khách hàng có thể thay đổi ở đây và sau đó nhấn nút
‘Cập nhật’
Bước 3. Chọn hình thức thanh toán.
Chọn hình thức thanh toán, Ngày thanh toán, Giờ thanh toán ở đây sau đó nhấn nút lệnh
‘Tiếp tục thanh toán’.

3. Hoàn tất.
Sau khi hoàn tất các bước của quá trình thanh toán, chọn lệnh "Hoàn tất " và kết thúc quá
trình đặt tour. E-mail xác nhận phiếu đặt tour sẽ được gửi cho khách hàng theo địa chỉ
email đã đăng ký.
Tại Việt Nam, việc ứng dụng TMĐT trong việc bán vé máy bay vẫn còn một số hạn chế.
Trước đây, các website của các hang hàng không chỉ dừng lại ở mức giới thiệu thông tin.
Trong việc đặt vé và giữ chỗ, 2 hãng này đều sử dụng các phần mềm riêng. Những phần
mềm này lại chỉ được cài đặt cho các đại lý, và chỉ có các đại lý mới vào được hệ thống
này để kiểm tra chỗ còn trống và đặt vé. Các hệt thống này không cho phép người dùng
truy cập. Nếu muốn mua vé máy bay, người mua vẫn phải đến các đại lý đặt vé và thanh
toán, trong trường hợp muốn hủy hay hoãn chuyến bay, người mua vẫn phải đến đại lý đê

thực hiện.
Công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines (PA), hãng hàng không lớn thứ hai tại
Việt Nam, chính là công ty đầu tiên tại Việt Nam đưa vào sử dụng dịch vụ thương mại
điện tử (TMĐT), cho phép hành khách mua vé và thanh toán trực tiếp qua hệ thống mạng
Internet...
Có 2 hình thức đặt vé
1. Đặt vé Online: đặt vé theo cách này quý khách cần có: thẻ tín dụng Master hoặc Visa.
Ưu điểm của phương pháp đặt vé này là có thể đặt từ xa .Nhược điểm: giá vé cao hơn mức
bình thường từ 50 - 100.000 đồng, có thể bị tính phí trùng do rui ro đường truyền và máy
vi tính, rủi ro an ninh mạng có thể dẫn đến mất mật khẩu và bị rút tiền mà không biết. Khi
có sự cố cách này thường dẫn đến khó khiếu kiện và thời gian giải quyết rất lâu.
2. Đặt vé Trực tiếp: qua đại lý hoặc đến tận phòng vé của hãng để mua. Qua đại lý giá vé
thường thấp hơn so với giá bán của hãng, lý do : đại lý đã giảm bớt hoa hồng của đại lý để
cạnh tranh với hãng, trong khi đó hãng bắt buộc bán giá đúng quy định (nguyên tắc không
cạnh tranh với đại lý).
Có thể nói việc ứng dụng TMĐT trong ngành Du lịch Việt Nam chỉ ở mức khởi
đầu. Mặc khác, ý thức người làm Du lịch còn chưa sâu. Những nhà lãnh đạo chưa ý thức
được lợi thế to lớn của TMĐT mang lại cho ngành du lịch mà họ vẫn loay hoay tìm một
con đường đi cho việc ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp mình.
3. Tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại công ty Sài Gòn Tourist:
3.1 Giới thiệu chung về công ty:
Tên Doanh Nghiệp Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn
Tên Tiếng Anh Saigontourist Holding Company
Tên Viết Tắt Saigontourist
Logo
Giấy Phép Thành Lập Quyết định thành lập số 1833/QĐ-UB-KT, ngày
30/03/1999 của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh
Đăng Ký Kinh Doanh Giấy chứng nhận số 103426 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư TP.HCM cấp ngày 04.06.1999
Vốn Tổng Công Ty 3.000.000.000.000 đồng

Tài Khoản Tiền Đồng: 007.1.00.000523.2 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
102010000098801 Ngân hàng Công thương Việt Nam
540.A.03799 Sài Gòn Công thương Ngân hàng
200014851047446 Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt
Nam
4211.10.00.00.0310 Ngân hàng Phương Đông
Tài Khoản Ngoại Tệ 007.137.0081794 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2000014851022794 Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt
Nam
Mã số thuế: 0300625210 - 1
Trụ sở chính:
23 Lê Lợi, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam
ĐT
(84.8) 3829 2291 - 3822 5874 - 3822 5887 - 3829
5000
Fax (84.8) 3824 3239 - 3829 1026
Email
Website www.saigon-tourist.com
Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Saigontourist) được hình thành và đi vào hoạt
động từ năm 1975. Đến ngày 31/03/1999 theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố
Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn được thành lập, bao gồm nhiều đơn vị thành
viên, trong đó lấy Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh làm nòng cốt.
Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những doanh nghiệp
hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành
du lịch cả nước với nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí,
thương mại, xuất nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ
du lịch & khách sạn, sản xuất & chế biến thực phẩm...
Trong những năm qua, Saigontourist đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, và hiện đang
quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 54 khách sạn, 13 khu du lịch và 28 nhà hàng với đầy đủ

tiện nghi. Trong lĩnh vực liên doanh, Saigontourist đã đầu tư vào hơn 50 công ty cổ phần và
trách nhiệm hữu hạn trong nước và 9 công ty liên doanh có vốn nước ngoài, hoạt động tại
các thành phố lớn trên khắp cả nước.
Với phương châm "Thương hiệu - Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập", Saigontourist sẽ chú
trọng vào việc tăng cường hiệu quả kinh doanh, cải tiến chất lượng dịch vụ, phát triển vốn
đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm mới mang nét đặc trưng văn hóa
truyền thống, tăng cường công tác tuyên truyền - quảng bá - tiếp thị đến các thị trường mục
tiêu và tiềm năng.
Là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới như PATA, ASTA, JATA, USTOA,
đồng thời với mối quan hệ hợp tác với hơn 200 công ty dịch vụ lữ hành quốc tế của 30 quốc gia,
Saigontourist sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường mục tiêu
quốc tế như: Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Triều Tiên, Pháp, Đức, Anh, Canada, Mỹ...
thông qua việc quảng cáo các sản phẩm mới về lưu trú, nhà hàng, lữ hành, mua sắm, MICE, du lịch
sông và tàu biển. Để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, Saigontourist sẽ tích cực phát triển các chi
nhánh ở khu vực Đông Nam Á.
• Với tiềm lực vững mạnh và tầm nhìn vào tương lai của ngành du lịch Việt Nam,
Saigontourist tiếp tục phấn đấu mở rộng thị trường và hướng Việt Nam ngang tầm với du
lịch Châu Á.
CÁC LÃNH VỰC KINH DOANH:
• KHÁCH SẠN & KHU DU LỊCH & NHÀ HÀNG
• DỊCH VỤ LỮ HÀNH
• VẬN CHUYỂN
• XUẤT NHẬP KHẨU
• XÂY DỰNG
• VĂN PHÒNG CHO THUÊ
• ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH
• SẢN XUẤT & CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
2.2 Tình hình ứng dụng TMĐT của công ty Dịch Vụ Lữ Hành Saigontourist:
* Mô hình TMĐT:
- Công ty Du lịch riêng lẻ:

×