Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tác động và những yêu cầu của toàn cầu hóa tới giải thích pháp luật ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.75 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG YÊU CẦU CỦA TỒN CẦU HĨA </b>


<b>TỚI GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM </b>



<i><b>Phạm Thị Duyên Thảo</b></i>
<i><b>Phan Thị Lan Phương</b></i>
Giải thích pháp luật (GTPL) là một hoạt động tất yếu do bản thân pháp luật và mối
quan hệ giữa pháp luật - cuộc sống quy định. ―Sự phát triển của giải thích là ln hiện diện và
khơng thể thiếu được, tuy nhiên nó nhiều khi đơn giản và thường khơng ai để ý‖117


.


Có nhiều quan niệm về GTPL, như: "GTPL là hoạt động liên quan với việc xác định
thơng điệp có tính quy phạm mà nó xuất hiện từ văn bản"118


; "GTPL là hoạt động để tìm ra
nghĩa và hiểu rõ mục đích của tác giả văn bản pháp luật119<sub>; hoặc "GTPL là nhằm xây dựng lại </sub>


ý tưởng mà tác giả mong muốn truyền đạt qua các quy định của văn bản pháp luật đó"120


.
Mỗi quan niệm tiếp cận GTPL ở khía cạnh khác nhau, tuy vậy, chung nhất, GTPL được
hiểu là hoạt động nhằm xác định chính xác ý nghĩa, nội dung pháp luật để nhận thức, thực hiện
pháp luật đúng đắn, thống nhất.


<b>1. Khái qt mơ hình GTPL của Việt Nam </b>


GTPL ở Việt Nam được đề cập đến lần đầu tiên trong Sắc lệnh số 191 ngày 1/10/1946
về việc thiết lập một Nha Thanh tra Hành chính và Chính trị ở Bộ Nội vụ do Chủ tịch Hồ Chí
Minh ký. Sau đó, được lần lượt quy định tại Hiến pháp Việt Nam năm 1959 (Điều 53), Hiến
pháp năm 1980 (Điều 100), Hiến pháp năm 1992 (Điều 87) và Hiến pháp năm 2013 (Điều
74), và được cụ thể hóa ở Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Ban hành văn bản quy phạm


<b>pháp luật năm 2015 (chương XIV), Quy chế hoạt động của UBTVQH. Mơ hình GTPL ở Việt </b>
<b>Nam thể hiện ở những nét cơ bản sau: </b>


Chủ thể chính thức có thẩm quyền GTPL ở Việt Nam là UBTVQH, cơ quan thường,
hoạt động thường xuyên của Quốc Hội.


Đối tượng của GTPL gồm: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế;


Điều kiện để tiến hành GTPL: khi "quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh có cách
hiểu khác nhau trong việc thi hành"121


;


Chủ thể có quyền yêu cầu GTPL là: Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của
Quốc hội, Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà
nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành
viên của Mặt trận và đại biểu Quốc hội;


Hình thức của sản phẩm GTPL là: Nghị quyết. Nghị quyết của UBTVQH giải thích
Hiến pháp, luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế được áp dụng cùng với văn bản được giải thích;





TS. Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
 TS. Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội


117Aharon Barak (2005), Porposive Interpretation in Law, Princeton Uni, p.245


118 K.Larenz, The method of recidivism, Macmillan Publishing Co., New York, 1983, p.230



119 F.V. Hawkins, On the Principles of Legal Interpretation, Reprinted in Thayer, Preliminary Theatise on Evidence, 1860, p. 298
120Canada Interpretation Act, Published by Alberta Queen's Printer, 1980, p.20


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Các nguyên tắc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh: đúng với tinh thần, mục đích,
yêu cầu, quan điểm chỉ đạo ban hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh; phù hợp với nội dung, ngôn
ngữ của Hiến pháp, luật, pháp lệnh; không được sửa đổi, bổ sung hoặc đặt ra quy định mới.


Quy trình GTPL của UBTVQH là: Bước 1: giao Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, hoặc Ủy ban của Quốc hội (chủ thể cụ thể
nào được giao sẽ tùy thuộc vào những quy định pháp luật cụ thể cần giải thích thuộc lĩnh vực
liên quan) soạn thảo dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình UBTVQH.
Bước 2: UBTVQH giao Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp
của dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh với tinh thần và nội dung của văn
bản được giải thích. Bước 3: UBTVQH xem xét, thơng qua dự thảo nghị quyết giải thích Hiến
pháp, luật, pháp lệnh theo trình tự: a) Đại diện cơ quan được phân công chuẩn bị dự thảo nghị
quyết giải thích thuyết trình và đọc tồn văn dự thảo; b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra
trình bày báo cáo thẩm tra; c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp
phát biểu ý kiến, d) UBTVQH thảo luận; đ) Chủ tọa phiên họp kết luận; e) UBTVQH biểu
quyết; g) Chủ tịch Quốc hội ký nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.


Sau khi được thông qua, Nghị quyết của Ủy ban nhân dân thường vụ Quốc hội giải
thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được đăng Công báo, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử
của Quốc hội và đăng tải, đưa tin theo quy định tại các Điều 150, 157 của Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2015.


Như vậy, Việt Nam thuộc mô hình cơ quan lập pháp GTPL. GTPL chính thức theo
quy định pháp luật là hoạt động diễn ra sau hoạt động lập pháp, thuộc quá trình áp dụng pháp
luật, khi gặp vướng mắc. Theo mơ hình này, quyền lực GTPL của cơ quan lập pháp thường
được hiến pháp ghi nhận như một quyền độc lập, ranh giới giữa GTPL và lập pháp bổ sung


đôi khi không rõ ràng. Các thành viên thuộc cơ quan có thẩm quyền GTPL thường hoạt động
kiêm nhiệm, bên cạnh chức năng GTPL, họ còn đảm nhiệm nhiều hoạt động khác theo thẩm
quyền được ghi nhận trong hiến pháp và luật. Các chủ thể khác như cơ quan tư pháp, cơ quan
hành pháp khơng được trao quyền chính thức (nếu có chỉ ở góc độ được ủy quyền). Đối
tượng, chủ thể có quyền yêu cầu GTPL đều bị hạn chế.


<b>2. Những tác động của toàn cầu hóa tới GTPL ở Việt Nam </b>


Tồn cầu hóa, theo nghĩa rộng, chỉ quá trình vận động của lịch sử xã hội loài người
từ những bộ phận, quốc gia riêng lẻ, tương đối độc lập và tách biệt đến hình thành những
mối liên kết chặt chẽ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau trên tất cả các mặt ở phạm vi
toàn cầu của đời sống xã hội (mà nền tảng là sự liên kết kinh tế) cùng với sự hình thành
các tổ chức, các định chế quốc tế nhằm quản lý và điều chỉnh các hoạt động mang tính
tồn cầu đó122


.


Tiến trình tồn cầu hóa ở mỗi quốc gia khơng hồn tồn giống nhau. "Với Việt Nam,



122<sub> Mai Thị Quỳ, Tồn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

từ sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, Chính phủ đã tiếp quản tư cách thành viên hai tổ
chức quốc tế là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) của chính quyền Sài
Gịn. Tuy những giao dịch tài chính giữa các bên cịn thưa thớt và ít hiệu quả"123<sub>. Sau năm </sub>


1980, Việt Nam đã xây dựng một "mơ hình kinh tế hỗn hợp"124


như phần lớn xu hướng hội
nhập quốc tế của các nước XHCN bấy giờ, đó là: kế hoạch hóa, ổn định kinh tế và phân phối


lại thu nhập. Chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một minh
chứng rõ nét cho mơ hình này cũng như tiến trình tồn cầu hóa ở Việt Nam.


Như các lĩnh vực khác trong đời sống pháp lý, toàn cầu hóa đã và đang tác động lên
GTPL Việt Nam, từ mơ hình, nhận thức cho đến thực tiễn hoạt động.


<i><b>- Tồn cầu hóa đang tác động lên phạm vi khơng gian và tính chất của GTPL của </b></i>


<i><b>Việt Nam </b></i>


Hoạt động GTPL ở Việt Nam vốn được diễn ra trong phạm vi một lãnh thổ độc lập -
<i>môi trường tuyệt đối để phân biệt với môi trường "vơ chính phủ" bên ngồi. Khi GTPL, </i>
quyền lực của nhà nước là tối cao trong phạm vi không gian lãnh thổ quốc gia, các chủ thể
liên quan đều chịu sự chi phối bằng quyền tự lực và tối cao đó của nhà nước.


Tuy vậy, những yếu tố toàn cầu như các kết nối internet, các dịng chảy mang tính
liên, đa quốc gia của dịch vụ, hàng hóa, tài chính, nhân khẩu đã phá vỡ không gian địa lý,
làm cho ranh giới phân định bên trong với bên ngoài nhà nước trở nên tương đối... "Dưới
tác động của tồn cầu hóa, các đối tượng không chỉ dựa vào các quy tắc riêng của
quốc gia mình để dẫn dắt cuộc sống của họ, mà ngày càng dựa nhiều hơn vào các quy
tắc toàn cầu, nên người ta cho rằng biên giới quốc gia đang dần mất đi những ý nghĩa
tồn tại kiên định này...Q trình tồn cầu hóa đang diễn ra ngày nay kéo theo sự suy
yếu của biên giới vùng"125


.


Nằm trong xu hướng toàn cầu, những chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngồi, phát
triển du lịch, xuất khẩu lao động... đã ngày càng góp phần làm cho tính độc lập của khơng
gian lãnh thổ, không gian xã hội ở Việt Nam thay đổi. GTPL ở Việt Nam khơng nằm ngồi sự
vận động đó, nó mang bóng dáng và chịu sự tác động của các yếu tố toàn cầu cả về mặt phạm


vi, đối tượng cho đến nội dung các vấn đề pháp luật cần làm sáng tỏ. "Các quốc gia không
phải, cũng không nên dự kiến sẽ từ bỏ bản sắc dân tộc; nhưng tất cả họ đều có thể đồng ý,
vì lý do tồn cầu hóa, chỉ cần áp dụng một tiêu chuẩn khác thường cho việc giải thích luật
pháp sẽ phù hợp với mọi người ở khắp mọi nơi cùng một giá trị tồn tại cơ bản để tránh
cho cuộc sống của họ khỏi xung đột và xung đột hiện hữu"126


.


"Các quốc gia cùng nhau tham gia các diễn đàn như Liên hiệp quốc, Liên minh
châu Âu và các nhóm quốc tế và khu vực khác để xây dựng các quy tắc mà họ tin là sẽ có



123


La cơn, (2009),Tồn cầu hóa bắt đầu một chu kỳ mới, NxB. Chính trị Quốc gia, tr.230


124<sub> Quan điểm của giáo sư người Mỹ P. Samuelson trình bày trong cuộc hội thảo về đề tài "Kinh tế Mỹ trong thời kỳ quá độ", </sub>


tháng 1/1980 do Hội đồng kinh tế quốc gia (NBER) tổ chức


125


Paresh Kathrani, (2009). ―Globalization and law: The effect of globalization on the domestic interpretation of law‖.
<i>London: School of Law, King‘s College London Strand, p.127 </i>


126<sub> Paresh Kathrani, (2009). ―Globalization and law: The effect of globalization on the domestic interpretation of law‖. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

lợi cho mọi người, và một khi quy tắc được thực thi, một quốc gia phải hành động một
cách trung thực theo nó, bao gồm cả việc giải thích các quy tắc ngoại biên của nó cho phù
hợp", "các quốc gia cũng nên tính đến các yếu tố toàn cầu rộng lớn hơn trong việc giải


thích chung các quy tắc trong lãnh thổ của họ". Khơng chỉ vậy, "có ý kiến cho rằng một
nhà nước phải tính đến sự phân nhánh rộng lớn hơn của tồn cầu hóa khơng chỉ khi thực
hiện một hiệp ước, mà còn trong việc diễn giải bất kỳ quy tắc ngoại biên nào nói chung"127.
Phạm vi và tính chất GTPL ở Việt Nam sẽ chịu những tác động trực tiếp từ quá
trình biển đổi của chủ quyền và năng lực quốc gia trong giao lưu quốc tế. Quá trình và
sản phẩm GTPL sẽ chịu sự ràng buộc từ các hiệp định mang tính khu vực hoặc toàn cầu.
Hệ thống GTPL dựa trên nguyên tắc chủ quyền, các sản phẩm GTPL có nguồn gốc độc quyền
từ nhà nước sẽ phải chia sẻ vị thế với các dạng thức GTPL khác, dưới tác động của toàn cầu
hóa. Hệ thống quy tắc GTPL mới, phù hợp với địi hỏi của các chủ thể của tồn cầu hóa sẽ
được thiết lập, và nó khơng khơng thể chỉ là sản phẩm của riêng nhà nước. Bên cạnh các
nguồn của hệ thống luật pháp truyền thống có nguồn gốc nhà nước, sẽ có một hệ thống đối
tượng của GTPL để đáp ứng những địi hỏi của tồn cầu hóa gồm: giải thích các quy định của
―luật pháp tồn cầu‖, các quy định pháp luật hình thành từ các thông lệ thương mại quốc tế,
các thực tiễn pháp lý quốc tế, di chúc, hợp đồng, hay các dạng quy chuẩn do các hiệp hội
nghề nghiệp đặt ra ...


<i><b>- Nhà nước không cịn ln đóng vai trị trung tâm trong quá trình GTPL trước </b></i>
<i><b>những tác động của tồn cầu hóa </b></i>


Từ khi ra đời, các nhà nước đã ln đóng vai trị trung tâm trong q trình lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các tác nhân phi nhà nước
ngày càng phát huy ảnh hưởng. Quốc gia buộc phải mở cửa, giao lưu, hợp tác quốc tế. Điều
này đã tạo cơ hội cho các tổ chức như Liên Hợp quốc, WTO, WB, IMF... có các hoạt động
liên quốc gia, bao phủ hầu như mọi khía cạnh của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế và có thể
liên kết mọi người, can thiệp vào các quyết định chính trị của các nhà nước. Những tổ chức
trên đều gắn các điều kiện nghiêm ngặt vào khoản cho vay của mình, đưa ra các địi hỏi chính
trị liên quan đến dân chủ hóa và tư nhân hóa, tức có thể phá hoại các quy tắc truyền thống về
cấm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia chủ quyền... Bên cạnh đó, sự phát triển
của xã hội dân sự toàn cầu đang tạo ra hàng loạt khơng gian quyền lực chung vượt ra ngồi
phạm vi quốc gia. Việc phân bổ quyền lực chính trị trong và ngoài nước cũng đang bị ảnh


hưởng bởi các nhóm người hợp nhất với nhau trên cơ sở dân tộc, tôn giáo chung hoặc các lý
do khác với quy mơ và mục đích rất đa dạng128


.


Giống như phần lớn các nước đang phát triển ở Châu Á, Trung Đơng và Châu Phi, sau
khi thốt khỏi chủ nghĩa thực dân, vị thế của nhà nước Việt Nam vốn được xem là ''chỉ có nhà



127


Paresh Kathrani, (2009). ―Globalization and law: The effect of globalization on the domestic interpretation of law‖.
<i>London: School of Law, King‘s College London Strand, p.124 </i>


128


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nước mới đủ năng lực huy động các nguồn tài nguyên và sức dân để đạt sự tăng trưởng nhanh
về kinh tế, đồng thời giảm thiểu bất công về xã hội"129<i><sub>. Nhà nước là đại diện cho khối đại đoàn </sub></i>


kết của cộng đồng dân cư nằm trong lòng nhà nước. Mối gắn kết giữa nhà nước và người dân có
được từ sự ràng buộc chặt chẽ của cơ chế quốc tịch, cơ chế tái phân phối của cải xã hội, nhất là
giai đoạn tập trung bao cấp ở Việt Nam. Nhà nước, theo đó đóng vai trị chi phối trong giải
thích pháp luật: GTPL chính thức của các chủ thể có thẩm quyền ở Việt Nam từng được xem là
hình thức chủ yếu, hầu như khơng có cơ chế pháp lý cho GTPL khơng chính thức; q trình giải
thích pháp luật, sản phẩm GTPL ít chịu sự giám sát và phản biện của các chủ thể phi nhà nước;
các chủ thể phi nhà nước khơng được quyền u cầu giải thích pháp luật.


Hiện nay, những yếu tố toàn cầu như sự dịch chuyển của các luồng nhân lực trong khu
vực và trên thế giới, sự gia tăng của tầng lớp tinh hoa, sự tham gia của các tổ chức xã hội dân
sự, các tổ chức quốc tế vào đời sống pháp lý của quốc gia đã làm cho mối ràng buộc giữa nhà


nước và người dân có sự khác biệt nhất định. Ngày càng đông người Việt Nam tham gia vào
thị trường xuất khẩu lao động, bộ phận người Việt Nam giầu có tăng lên130<sub>, cơ chế đăng ký, </sub>


nhập quốc tịch khá mở, cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài... đã làm đa dạng hóa các thành
phần dân cư trong nước. "Việc tham dự vào hoạt động tồn cầu quả thật xói mịn ý niệm mình
thuộc về một cộng đồng dân tộc nào đó của giới elite (tinh hoa) kinh tế xuyên quốc gia. Cuộc
điều tra dư luận xã hội đầu những năm 1980 cho thấy: những người có thu nhập và trình độ
giáo dục càng cao... thì lịng trung thành càng hạn chế. Những người này thường nói rằng, họ
sẽ rời bỏ tổ quốc nếu thu nhập của họ vì thế mà tăng lên gấp đơi."131


.


Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự biến đổi khí hậu, ơ
nhiễm mơi trường cũng những nguy cơ biến động về văn hóa, xã hội đã làm cho nhà nước và
các lực lượng xã hội có chung những mối quan tâm nhất định, gia tăng các kết nối và sự tham
gia của người dân, các tổ chức phi nhà nước vào đời sống pháp lý. Việc ban hành, thực thi,
giám sát các quyết sách chính trị ở Việt Nam đã dần khơng cịn bó hẹp, mà ngày càng đề cao
sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự bên cạnh các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ
quốc Việt Nam. Đây là tín hiệu tích cực về sự chuyển đổi mối quan hệ giữa nhà nước, người
dân và các thiết chế phi công quyền trong bối cảnh tồn cầu hóa.


Như một hệ quả, GTPL chính thức ở Việt Nam ngày càng đứng trước những yêu cầu
phải thay đổi cho tương thích với u cầu của bối cảnh mới. GTPL khơng chính thức bắt đầu
có chỗ đứng, với chủ thể, sản phẩm, đối tượng GTPL đa dạng. Những GTPL của các nhà
khoa học, giáo viên giảng dạy pháp luật, các luật sư, các nhà hoạt động thực tiễn ngày càng
gia tăng và có ảnh hưởng đến đời sống pháp lý. Sản phẩm GTPL chính thức của nhà nước
đang dần trở thành đối tượng chịu sự giám sát của các lực lượng khác nhau trong xã hội.



129 Phạm Thái Việt, Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế của nhà nước dưới tác động của tồn cầu hóa, NxB. Khoa học


xã hội, Hà Nội, 2008, p. 83


130 Theo Wealth Report, số lượng triệu phú USD ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng từ 14.300 hiện nay lên 38.600 trong 10
năm tới. truy cập 5.32 PM


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>- Tồn cầu hóa ngày càng làm vai trò của UBTVQH, chủ thể duy nhất có thẩm </b></i>
<i><b>quyền GTPL chính thức ở Việt Nam trở nên thiếu hợp lý </b></i>


Với mơ hình tập quyền XHCN, Quốc hội Việt Nam là cơ quan lập pháp, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Trong hoạt
động GTPL, từ khi thành lập nhà nước đến nay, mặc nhiên, chỉ có Quốc hội được xem là mới
đủ khả năng nắm bắt và lý giải được chuẩn xác nhất ý chí của pháp luật do cơ quan lập pháp
ban hành. Quốc hội đã trao quyền GTPL cho UBTVQH. "Việc giao cho UBTVQH một số
thẩm quyền về lập pháp như ban hành pháp lệnh, giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh khơng
làm mất đi tính tập trung quyền lực nhà nước vào Quốc hội vì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
khơng là cơ quan nào khác mà chính là cơ quan thường trực của Quốc hội". "Việc giao cho
UBTVQH thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh cũng xuất phát từ thực tiễn hoạt
động của Quốc hội Việt Nam là hoạt động không thường xuyên"132


. Tuy vậy, UBTVQH là cơ
quan duy nhất có thẩm quyền GTPL chính thức ở Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hiện nay,
đang có nhiều vấn đề đặt ra:


<i>Trước hết, GTPL của UBTVQH thời gian qua rất hạn chế. Dù được chính thức hiến </i>


định từ Hiến pháp năm 1959, nhưng đến nay, UBTVQH mới tiến hành GTPL theo quy trình
luật định khoảng vài lần. Điển hình nhất là hai trường hợp giải thích Điểm c, khoản 2, Điều 241
của Luật Thương mại năm 1997 và Khoản 6 Điều 19 của Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005.
Thời gian để UBTVQH GTPL trong trường hợp thứ nhất là gần 4 tháng (từ khi một đại biểu
Quốc hội gửi văn bản yêu cầu giải thích vào ngày 5/10/2004, cho đến khi UBTVQH thơng qua


Nghị quyết giải thích tại phiên họp thứ 25, Quốc hội khóa XI, ngày 25/1/2005) và trường hợp
thứ 2 là gần 1 tháng (từ khi có Tờ trình của Tổng kiểm tốn nhà nước ngày 12/10/2006 đến khi
UBTVQH ban hành Nghị quyết giải thích số 1053/2006/NQ-UBTVQH 11).


Một vài trường hợp khi nhận được đề nghị, UBTVQH đã từ chối GTPL, yêu cầu chủ
thể khác ban hành văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết để giải quyết vụ việc. Như trường
hợp TANDTC gửi Tờ trình số 332/NCPL ngày 19/5/1995 đề nghị UBTVQH giải thích quy
định ―Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền‖ và ―Tranh chấp về tài sản
gắn liền với quyền sử dụng đó‖ (Khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai năm 1993) vì các quy định
này dẫn đến các cách hiểu không thống nhất làm phát sinh tranh chấp về thẩm quyền giải
quyết tranh chấp giữa Toà án nhân dân và Uỷ ban nhân dân. UBTVQH đã ra Kết luận: theo
Điều 89 Luật Đất đai 1993, Quốc hội đã giao Chính phủ quy định chi tiết nên việc này
thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Do vậy, nếu UBTVQH tiến hành giải thích sẽ tạo ra tiền
lệ và chắc chắn UBTVQH sẽ khó có thể đảm đương được nhiệm vụ này. Kết quả là, Toà án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục Địa chính đã ban hành Thơng
tư số 02/TTLT ngày 28/7/1997 để hướng dẫn, quy định chi tiết về thẩm quyền của Toà án
nhân dân trong giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều
38 Luật Đất đai năm 1993.




132<sub> Hồng Văn Tú, Vụ Pháp luật, Văn phịng Quốc hội, Thẩm quyền của UBTVQH về thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Vài trường hợp, UBTVQH tiến hành GTPL dưới dạng trực tiếp ban hành quy định
hướng dẫn, chi tiết về vấn đề liên quan, như: hướng dẫn, giải thích các giao dịch dân sự về
nhà ở xác lập trước 1.7.1991 năm 1998; Hướng dẫn, giải thích giao dịch dân sự về nhà ở được
<i>xác lập trước ngày 1/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngồi tham gia. Ở các trường </i>
hợp này, UBTVQH tiến hành GTPL đã cân nhắc đến hồn cảnh mới, giải thích theo kiểu hướng
dẫn chi tiết, có những nội dung được bổ sung thêm. Xét thực tế, đó là xây dựng pháp luật chứ không
phải GTPL. Trạng thái này đã vi phạm ít nhiều ngun tắc GTPL "khơng được sửa đổi, bổ sung, đặt


ra quy định mới" được quy định tại Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.


―UBTVQH thời gian qua mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không thể thực hiện chức
năng GTPL một cách hiệu quả. Điều này có thể lý giải bởi các lý do: một, UBTVQH khơng
có các chất liệu từ đời sống, người dân để cân bằng với các quy phạm hiến định, pháp định từ
<i>phía cơ quan nhà nước; hai, họ nhìn các quy định hiến định và pháp định dưới con mắt của </i>
người trong cuộc chứ không phải dưới con mắt của chủ thể phản biện, chủ thể đánh giá; ba, tư
cách của họ khơng hồn toàn độc lập với các chủ thể lập pháp, lập hiến, bởi vì họ là chủ thể
đắc lực tham gia vào q trình lập pháp, lập hiến đó"133


.


<i>Thứ đến, nhu cầu GTPL xuất hiện ngày càng nhiều và đã được tự đáp ứng bởi các chủ </i>
<i>thể khác dù không được giao thẩm quyền ở Việt Nam. "Những thành tựu trong lĩnh vực lập </i>


pháp đã giúp Việt Nam vượt qua những điều kiện về mặt thể chế mà WTO đặt ra đối với việc
kết nạp các thành viên và đương nhiên đáp ứng được rất nhiều nhu cầu phát triển nội tại của
đất nước... Tuy nhiên, với sự đa dạng về thể loại văn bản và khổng lồ về số lượng, lại có sự
thay đổi thường xun, tính minh bạch và hệ thống cịn hạn chế, xây dựng pháp luật chưa gắn
với quản lý thi hành pháp luật"134<sub>. Thực tiễn đó, cùng sự yếu kém của UBTVQH trong GTPL </sub>


làm nhu cầu GTPL ngày càng gia tăng, và theo đó nhiều chủ thể tự GTPL xuất hiện.


Trong quá trình xét xử, các tòa án Việt Nam đã tiến hành GTPL một cách thường
xuyên. Đây là một việc làm tự nhiên, dù tịa án có được giao thẩm quyền hay khơng. Giải
thích của tịa án xuất hiện do nhu cầu trực tiếp: GTPL để áp dụng pháp luật và ngược lại. Hiện
nay, với quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về việc áp dụng án lệ tại tịa
án, thì như một sự ngầm định, GTPL khi xét xử là nghĩa vụ, vừa là thẩm quyền mặc nhiên của
thẩm phán. Tịa án đã GTPL thơng qua hoạt động diễn giải, làm rõ các quy định của pháp luật
bằng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, thể hiện rõ nhất trong các Nghị


quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC và 26 án lệ đã công bố, cũng như quá trình áp dụng
án lệ, ra bản án, quyết định. Nhưng vì khơng chính thức, nên GTPL của Tịa án vừa không đủ
<i>cơ chế để phát triển, vừa không được kiểm sốt. </i>


Bên cạnh đó, Chính phủ, các Bộ và Cơ quan thuộc Bộ trong cơ cấu tổ chức của Chính
phủ, thường được giao khởi thảo các Dự án Luật, Pháp lệnh để trình lên Quốc hội thơng qua.
Sau khi được phê chuẩn và có hiệu lực, các đạo luật lại được Chính phủ ban hành Nghị định,



133


Văn phòng Quốc hội, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về bảo hiến, Nxb, Thời đại – 2009, tr.21


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

và các Bộ, Cơ quan ngang bộ, theo từng lĩnh vực chuyên môn ban hành các Thông tư để quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành trong toàn quốc. Những Nghị định và Thơng tư này
thường được trình cùng với Dự án Luật và cũng thường là cùng một tác giả với Dự án Luật.
Trong hai loại văn bản tiêu biểu này, thường chứa đựng một lượng nhất định nội dung GTPL
gắn liền với nội dung quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Sự giải thích này khó phân biệt
với hoạt động lập quy của Chính phủ, các Bộ. Bối cảnh này đã dẫn đến tình trạng: Chính phủ,
các Bộ,... ở Việt Nam GTPL trong sự khơng thể kiểm sốt nổi.


Ngồi ra, yêu cầu GTPL còn được đưa đến trong những trường hợp rất đặc thù, và lại
xuất hiện thêm một số chủ thể tiến hành GTPL. Điển hình như: Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
đã ra Công văn số 783 ngày 16/7/2002 giải thích ―yếu tố nước ngoài‖ tại Điều 80 Bộ luật
Hình sự năm 1999 trên cơ sở yêu cầu của các chủ thể liên quan. Hay Ban soạn thảo, Tổ công
tác thi hành văn bản pháp luật đã cho ý kiến về việc thi hành một số vấn đề không rõ ràng ở
Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư 2005. Vì có một "tập quán" ở Việt Nam là khi
ban hành một đạo luật hoặc một pháp lệnh nào đó thường có một Ban soạn thảo được giao
nhiệm vụ soạn thảo và khi văn bản đó được mang ra thực hiện thì lại giao cho một bộ phận
gọi là Tổ cơng tác thi hành (văn bản đó). Đây cũng chính là một dạng GTPLkhơng chính thức


trong thực tiễn ở Việt Nam.


<i><b>- Tồn cầu hóa thúc đẩy sự phổ biến của nhà nước pháp quyền, gia tăng mạnh mẽ </b></i>
<i><b>vai trị của tịa án nói chung và tịa án Việt Nam nói riêng trong GTPL </b></i>


Hình thành và phổ biến ở một số quốc gia Phương Tây, nhà nước pháp quyền dần trở
thành một yêu cầu mang tính giá trị đặt ra cho mọi nhà nước. Bên cạnh quá trình tiếp nhận ở
cấp độ quốc gia, nhà nước pháp quyền dần trở thành chuẩn mực trong quan hệ quốc tế, cùng
với chuẩn mực về dân chủ và bảo vệ quyền con người135


<i>. Nhà nước pháp quyền được Liên </i>


Hợp Quốc khẳng định là một yếu tố nền tảng cho phát triển bền vững: "Quản trị tốt và Nhà
nước pháp quyền ở cấp độ quốc gia và quốc tế là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế bền vững,
phát triển bền vững và xóa đói, giảm nghèo"136<sub>. Nhà nước pháp quyền theo đó cũng là điều </sub>


kiện để các quốc gia tham gia hoặc được hưởng các ưu đãi nhất định trong bối cảnh tồn cầu
hóa. "Các thiết chế tài chính quốc tế như WB đã đặt điều kiện nhận tài trợ với các cam kết cải
tổ về chính trị, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nhà nước pháp quyền... WB nhấn
mạnh sự cần thiết của các thiết chế công hiệu quả (như sự độc lập của tư pháp) và một số địi
hỏi của trật tự chính trị... Các nước Trung và Đông Âu muốn tham gia Ủy hội châu Âu thì
phải thừa nhận các cơ chế của nhà nước pháp quyền137


.


"Mơ hình nhà nước pháp quyền dành cho tư pháp (thẩm phán) một vị trí lớn trong việc




135 Nguyễn Văn Quân, Nhà nước Pháp quyền như một chuẩn mực quốc tế, Tạp chí Luật học số 11/2015, tr. 26



136


Văn kiện Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc tổ chức năm 2005


137


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

đảm bảo tính thượng tơn pháp luật"138


. Tịa án có xu hướng trở thành nơi cầu viện tối cao,
được trao cho chức năng giải quyết mọi vấn đề khúc mắc của xã hội. Một số học giả gọi đây
là xu hướng tư pháp hóa xã hội139<sub>, hiện tượng gắn liền với sự trỗi dậy của nguyên tắc nhà </sub>


nước pháp quyền.


Tòa án được xem là chủ thể hiệu quả nhất trong giải thích pháp luật. Mơ hình tịa án
GTPL là mơ hình GTPL điển hình nhất cho đến hiện nay140<sub>. Tịa án có nhiều lợi thế trong giải </sub>


thích pháp luật. Chức năng của tòa án là thực hiện quyền xét xử để bảo vệ cơng lý, hoạt động
của tịa án mang tính khách quan, ít có cơ hội lạm quyền nhất so với cơ quan khác. Vua Anh
James I đã từng nói với các thẩm phán nước ơng năm 1616 ―các ngài không phải là nhà làm
luật mà là người giải thích luật dựa vào sách vở và tiền lệ án‖141<sub>. Do tính chất độc lập và chỉ </sub>


<i>tuân theo pháp luật trong xét xử, GTPL của thẩm phán mang tính đặc thù: "các thẩm phán </i>


<i>thường có vai trị giải thích luật… thường quyết định các vụ kiện trên cơ sở hẹp nhất có thể … </i>
<i>chỉ có thể cần thiết vừa đủ để quyết định vụ án"</i>142<sub>, nên GTPL của tịa án có nhiều điều kiện </sub>


để nâng cao chất lượng.



Vai trò của tòa án trong GTPL đã và đang được thừa nhận ở nhiều mơ hình. Ở mơ
hình nhiều chủ thể cùng có thẩm quyền giải thích pháp luật, (điển hình là Nhật Bản, Hàn
Quốc) các cơ quan thuộc cả ba nhánh quyền lực nhà nước, gồm Tòa án, Chính phủ, Tổng
thống, các cơ quan hành chính và cả cơ quan lập pháp đều được quyền GTPL. Ở Nhật Bản,
gần như hết thế kỷ XX quyền lực GTPL được trao cho ngành hành pháp... Giai đoạn kinh tế
trì trệ kéo dài tại Nhật Bản trong thập niên cuối của thế kỷ trước được cho là do việc thực thi
quyền lực hoạch định quá mức của ngành hành pháp. Để đối phó, các nhà lãnh đạo chính trị
đã quyết định chuyển một số quyền lực của ngành hành pháp sang cho tòa án. Ở Hàn Quốc,
quyền năng giải thích hiến pháp và các văn bản luật khác được trao cho vài thiết chế nhà
nước. Tịa Hiến pháp có thẩm quyền tối cao giải thích hiến pháp và các văn bản luật khác.
Trong chừng mực văn bản pháp luật không viện chứng giới hạn của luật cấp trên, cơ quan lập
pháp và hành pháp có quyền giải thích hiến pháp và văn bản luật‖143. Hiện nay, tại các nước
theo mơ hình này, GTPL của các cơ quan khác đều được tòa án xem xét lại cho từng vụ việc
cụ thể, nếu các giải thích ngồi tịa án là đúng thẩm quyền, hợp lý, sẽ được tòa thừa nhận, nếu
không sẽ bị hủy giá trị. Như vậy, GTPL của các chủ thể khác đều phải chịu sự xem xét lại cụ
thể bởi tịa án.


Với mơ hình Cơ quan lập pháp GTPL vốn tồn tại điển hình ở các nước thuộc hệ thống
pháp luật Châu Âu lục địa (khoảng trước những năm 80 thế kỷ trước) và một số nước như



138Xem sự phân tích chi tiết về tư pháp độc lập trong nhà nước pháp quyền trong: Geoffrey de Q.Walker, The Rule of Law –
Foundation of Constitutional Democracy, Melbourne University Press, 1988, pp.29-36; Khoa Luật, ĐHQG (Chủ biên), Về
pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến – Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài, Nxb Lao động-Xã hội, 2012, tr. 306-326
139 Martin Sapiro, Alec Stone Sweet, On Law, Politics, and Judicialization, Nxb. Oxford University Press, 2002
140 Phạm Thị Duyên Thảo, Một số vấn đề về GTPL chính thức ở Việt Nam hiện nay, NxB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 58
141 Văn phòng Quốc Hội Việt Nam, Văn phòng dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và tư pháp, Giải thích pháp luật, một số vấn


đề lý luận và thực tiễn, NxB Hồng Đức, 2009, tr. 19



<i>142 Peter J. Messitte, một thẩm phán liên bang Hoa Kỳ Phương thức hoạt động của Tịa án Hoa Kỳ, tr46, Nxb Văn hóa – </i>
<i>Thơng tin, 2007 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Liên Xô cũ, Canada, Cu Ba, Trung Quốc, Myanma, Bắc Triều Tiên… cũng đã dần trao quyền
chính thức, hoặc ủy quyền nhiều hơn cho tòa án trong GTPL. Một học giả luận giải như sau:
―Vị trí, vai trị của tịa án phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm tư tưởng chỉ đạo của giai cấp
cầm quyền trong nhà nước. Nếu như ở Anh và Pháp vì lý do lịch sử và hệ tư tưởng, nguyên
tắc phân quyền trong bộ máy nhà nước khơng rõ rệt, trong đó ưu thế của nghị viện là lấn át so
với ngành tư pháp, thì vai trị của bộ máy tư pháp Mỹ lại hồn tồn khác... người Mỹ đã đề
cao vai trị siêu phàm của các tòa án trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của
mình. Những tư tưởng đó là rất xa lạ với tập quán của Châu Âu lục địa và kể cả với đất nước
đã từng là mẫu quốc của họ, mà cho tới những năm 80 của thế kỷ XX mới qua đây, các nước
Châu Âu mới bừng tỉnh nhận ra vai trò của Tòa án.‖144


Ở Trung Quốc, dù UBTVQH vẫn giữ thẩm quyền GTPL chính thức, nhưng hiện tịa án
đã thực hiện nhiều hơn việc ủy quyền GTPL. Tòa án Tối cao Trung Quốc thường xuyên ban
hành các văn bản pháp luật làm rõ nghĩa của các quy định pháp luật cho tòa án cấp dưới hoặc
ban hành các văn bản giải thích với phạm vi áp dụng chung. Điển hình như việc ban hành văn
bản ―Những vấn đề chung liên quan đến việc thực thi Luật Dân sự‖. Văn bản này mang tính bắt
buộc đối với tịa án và mang tính thuyết phục cao đối với các cơ quan luật pháp khác‖145


.


Ngoài lý do, GTPL thuộc thẩm quyền của tòa án ngày càng như một xu thế, thực tiễn
Việt Nam cho thấy, khơng ít trường hợp, sự thiếu vắng vai trị của tịa án đã gây nên thiệt hại
khơng nhỏ cho các bên liên quan.


Điển hình có thể kể đến trường hợp Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Đà Nẵng
ban hành Nghị quyết số 23 ngày 24-12-2011 về những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
năm 2012. Xuất phát từ bối cảnh phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người dân


ở các tỉnh lẻ di cư về các đô thị lớn để làm việc, sinh sống diễn ra mạnh mẽ từ sau năm 1975
đến nay. "Di dân đã góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam và góp
phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, di dân, nhất là di
dân tự do, đã làm thay đổi cấu trúc không gian vật thể và không gian xã hội ở cả nơi xuất cư và
nhập cư, gây nên những hệ quả xã hội và những vấn đề nảy sinh trong quản lý hành
chính..."146. Đà Nẵng là một trong những thành phố có lượng dân di cư rất lớn, chiếm đến
11,5% dân số toàn thành phố theo thống kê ở thời điểm Nghị quyết nói trên được ban hành.
Do đó, HĐND thành phố Đà Nẵng đã thông qua nghị quyết số 32, trong đó quy định ―tạm
dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là
nhà thuê, mượn, ở nhờ mà khơng có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự‖. Theo đánh
giá của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (thuộc Bộ Tư pháp), quy định trên trái với
Hiến pháp năm 1992 và Luật cư trú năm 2007. Tuy nhiên, để có thể kết luận tính hợp pháp,
hợp hiến hay khơng của Nghị quyết số 23, cần có một sự GTPL thỏa đáng và có một quy trình



144 Trích lại trong Nguyễn Đăng Dung (2000), ―Hình thức các nhà nước đương đại‖ NxB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004,
tr. 352


145 Văn phòng Quốc Hội Việt Nam, Văn phòng dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và tư pháp, Giải thích pháp luật, một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, NxB Hồng Đức, 2009, tr.14


146<sub> Iwai Misaka - Bùi Thế Cường, "Di dân ở Việt Nam trong thời kỳ hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa", NxB. Khoa học xã hội, </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

xử lý văn bản phù hợp. Nhưng thực tế, "UBTVQH chỉ giải thích khi có đề nghị, cịn những
người dân quan tâm đến vấn đề này lại khơng có thẩm quyền đề nghị UBTVQH giải thích. Vì
thế, vụ việc trên đã có vướng mắc cả về thẩm quyền, động cơ, căn cứ, thủ tục để giải quyết...
Trong vấn đề xem xét Nghị quyết số 23 của HĐND Đà Nẵng có trái luật khơng, có thể nói,
các tổ chức và cơ quan có thẩm quyền u cầu giải thích luật khơng có động lực, hay sức ép
để yêu cầu giải thích. Người dân Đà Nẵng càng khơng cần, bởi Nghị quyết 23 phù hợp với lợi
ích của họ, họ sẽ không phải chia sẻ điều kiện phúc lợi xã hội tốt cho những người sẽ đến


nhập cư. Chính quyền Đà Nẵng cũng sẽ được lòng dân hơn. Chỉ những người dân có ý định
nhập cư vào Đà Nẵng mà chưa được nhập thì mới chịu thiệt. Và rất khó để họ yêu cầu các tổ
chức và cá nhân có thẩm quyền đề nghị UBTVQH giải thích"147


. Như vậy, việc không được
GTPL một cách thỏa đáng bởi một chủ thể dễ tiếp cận nhất là tòa án đã làm ảnh hưởng quyền
lợi của nhiều người dân thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản nói trên.


<i><b>- Tồn cầu hóa thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giải thích các điều ước quốc nhằm </b></i>
<i><b>đáp ứng nhu cầu hội nhập ở Việt Nam </b></i>


<i><b>Theo dõi các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngồi thời gian qua mà Việt Nam, hoặc các </b></i>
doanh nghiệp của Việt Nam là một bên của tranh chấp, có thể thấy rằng, kỹ năng giải thích
ĐƯQT cịn nhiều bất cập. Điển hình như vụ Tổng cơng tư lương thực Miền Nam (Vianafood
II) không thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo cho công ty Glencore năm 1995. Cụ thể,
―Vianafood II không thể thực hiện được hợp đồng xuất khẩu gạo cho công ty Glencore do
phải thực hiện chỉ thị không được giao gạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vì
―lý do bão lụt và an ninh lương thực quốc gia‖. Đồng thời cơ quan này cũng yêu cầu
Vianafood II đàm phán lại với đối tác để tăng giá gạo xuất khẩu bởi ―giá gạ tăng liên tục trên
thị trường Việt Nam sau khi ký hợp đồng‖. Việc không giao gạo này dẫn đến phát sinh tranh
chấp thương mại quốc tế và Vianafood II đã bị buộc phải đền bù thiệt hại 5 triệu USD cho
công ty Glencore theo phán quyết của Trọng tài Thương mại Quốc tế (ICC). Vụ việc này cho
thấy cần phải hiểu và giải thích đúng ―nguyên tắc tôn trọng cam kết‖, một trong những
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế về hợp đồng thương mại quốc tế, từ đó để tránh ra
những chỉ thị ―tùy tiện‖, cản trở doanh nghiệp thực hiện cam kết theo hợp đồng mua bán hàng
hóa đã ký kết.‖148


Hay vụ Centrimex từ chối nhận lơ phân bón Đức năm 2000. Lý do cơ bản là phía Việt
Nam tiếp tục giải thích sai, hạn chế về ngun tắc ―tơn trọng các cam kết quốc tế‖ mà các bên
tham gia ký kết và thực hiện ĐƯQT phải tuân thủ. Cụ thể: ―Vin vào lý do ―bộ chứng từ giao


hàng có lỗi‖ và dựa vào ý kiến hướng dẫn, giải thích ―tùy tiện‖ của một cơ quan chức năng
nên Công ty Centrimex đã từ chối nhận lô hàng phân bón Đức dẫn đến hệ quả là Cơng ty mất
trắng lô hàng trị giá 1,45 triệu USD. Lý do thực sự không nhận hàng xuất phát từ việc giá
phân bón trên thị trường Việt Nam đã xuống thấp tại thời điểm giao hàng so với giá mua



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

trong hợp đồng nên phía Cơng ty mua Việt Nam đã từ chối nhận hàng. Sự việc này một lần
nữa cho thấy, cơ quan chức năng đã xem nhẹ, khơng giải thích đúng nguyên tắc ―tôn trọng
cam kết‖, đáng ra họ nên khuyên Centrimex nhận hàng thì họ lại khuyên ngược lại, tức là đã
không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán đã ký kết dẫn đến việc mất tồn bộ lơ hàng
vì chủ tầu sau nhiều ngày chờ đợi đã quyết định rời khỏi cảng Việt Nam và đã bán lô hàng
trên theo quyết định của tịa án nước ngồi nhằm bù đắp chi phí chờ tàu mà mình đã phải
gánh chịu do việc người mua Việt Nam từ chối nhận hàng‖149


.


Sự thiếu kỹ năng trong giải thích ĐƯQT đã dẫn đến nhiều thiệt hại cho các doanh
nghiệp, đặc biệt, sự thiếu kỹ năng đó đến từ phía các chủ thể cơng quyền, đáng ra phải là "chỗ
dựa" của các doanh nghiệp Việt Nam trong các tranh chấp quốc tế.


Việt Nam ngày càng tham gia sâu vào q trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế,
thông qua những cột mốc như trở thành một thành viên của WTO, gia nhập Hiệp định Đối
tác Tồn diện và Tiến bộ Xun Thái Bình Dương (CPTPP), ký kết Hiệp định Thương mại
tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA, IPA),.. Để
thực thi các cam kết quốc tế, Việt Nam đã và đang phải đứng trước những sức ép lớn về
thay đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế. Hiệp định EVFTA và IPA sẽ được trình
Quốc hội Việt Nam xem xét phê chuẩn trong thời gian tới. Trong EVFTA, một cơ chế giải
quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa Việt Nam và EU trong việc diễn giải và thực thi
các cam kết của Hiệp định đã được thiết lập... Có nghĩa là Việt Nam càng phải chú trọng
hơn nữa trong việc giải thích ĐƯQT, từ việc nắm được các khn khổ giải thích ĐƯQT nói


chung, cách tiếp cận giải thích và áp dụng quy định của các điều ước, thực tiễn thi hành, cơ
chế giải quyết tranh chấp.


Dù là thành viên của Công ước Viên về luật điều ước từ năm 2001, Việt Nam đã có
gần 2 thập kỷ để tiếp cận với các cơ chế pháp lý quốc tế về giải thích ĐƯQT, nhưng q trình
hiện thực hóa các quy tắc chung về giải thích (Điều 31); các cơng cụ giải thích bổ sung (Điều
32); việc giải thích các điều ước được xác thực bằng hai hay nhiều ngôn ngữ (Điều 33) của
công ước Viên trong quá trình phê chuẩn cũng như triển khai thực hiện các ĐƯQT vẫn là
những vấn đề rất phức tạp, thách thức lớn với Việt Nam. ―Trên thực tế, khi nói về giải thích
các quy định của WTO, người ta thường nói về việc áp dụng pháp luật (thực tế là việc GTPL)
của Cơ quan giải thích tranh chấp thơng qua hai thiết chế là Ban hội thẩm và Cơ quan phúc
thẩm của WTO‖150<sub>. Việt Nam cần tiếp tục tìm hiểu bộ quy tắc của Công ước Viên và các quy </sub>


tắc liên quan của pháp luật quốc tế khi giải thích các quy định của WTO, CPTPP, EVFTA...,
để có thể thấy được các vướng mắc, nâng cao sự chủ động, tránh được tình cảnh ―khơn nhà
dại chợ‖ của Việt Nam là điều vô cùng cần thiết trong quá trình hội nhập. Việc nâng cao chất
lượng triển khai thực hiện các cam kết quốc tế, rất cần sự tham gia của tịa án, với tính chất là
một chủ thể công quyền "vô tư" và chuyên nghiệp nhất, có cái nhìn của bên thứ ba khi thường
xuyên và thường là chủ thể cuối cùng tiếp cận với các tranh chấp.




<i>149 Văn phòng Quốc Hội Việt Nam, Văn phòng dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và tư pháp, Sđd </i>


150


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>3. Những yêu cầu của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế với GTPL ở Việt Nam </b>
Là hiện tượng bao quát rộng lớn, toàn cầu hóa khơng chỉ tác động đến pháp luật – nhà
<i>nước nói chung, mà cịn đến tính chất của các mối quan hệ bên trong của Nhà nước và pháp </i>



<i>luật. Các xu hướng phát triển của pháp luật trong điều kiện tồn cầu hóa là rất đa dạng, như: </i>


Xu hướng bách khoa hóa và thống nhất hóa pháp luật ở phạm vi tồn cầu và khu vực; Xu
hướng tăng cường vai trò và ý nghĩa của pháp luật án lệ và thực tiễn xét xử; Xu hướng mở
rộng khu vực pháp lý liên quan đến quyền con người và quyền công dân; Xu hướng làm sâu
sắc hơn mối liên hệ lẫn nhau và sự tác động lẫn nhau của pháp luật quốc tế với pháp luật khu
vực và pháp luật quốc gia...151<sub>. GTPL ở Việt Nam cũng sẽ phải đứng trước những yêu cầu </sub>


nhất định, không chỉ từ các xu hướng vận động của pháp luật thuộc bối cảnh tồn cầu hóa, mà
cịn ở những vấn đề đặt ra từ chính thực tiễn GTPL của Việt Nam, cụ thể:


<i><b>- Pháp luật và thực tiễn GTPL ở Việt Nam phải tăng cường mối liên hệ với pháp </b></i>
<i><b>luật và thực tiễn GTPL quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa </b></i>


Trong bối cảnh tồn cầu hóa, sự tác động lẫn nhau của pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia có chủ quyền ngày càng được tăng cường. Đặt ra yêu cầu thống nhất và phù hợp về
các khía cạnh cơ bản như: tính chất ý chí của các quy phạm; sự hiện diện và dung hòa các đặc
điểm chung, đặc thù trong chủ thể, khách thể và đối tượng điều chỉnh cũng như các loại
nguồn của pháp luật.


Theo đó, việc bổ sung chủ thể chính thức có thẩm quyền GTPL ở Việt Nam là yêu cầu
<i>cần thiết. Bởi UBTVQH làm nhiệm vụ GTPL quá ít nên khơng củng cố được mơ hình GTPL </i>
<i>theo hiến định, bộc lộ một thực tế là điều kiện để thực hiện GTPL ở Việt Nam rất bó hẹp, </i>
phức tạp. UBTVQH thực chất chỉ đóng vai trị đầu mối để điều phối các công đoạn cụ thể của
hoạt động GTPL. Sự ủy quyền cho các cơ quan khác đã làm cho quyền hạn của UBTVQH về
GTPL trở nên rất lớn, đồng thời cũng làm cho UBTVQH xa dần quyền hạn này của mình, vơ
hình trung đã được mở rộng thẩm quyền GTPL mà thiếu cơ sở pháp lý. Việc GTPL qua ủy
quyền khơng khác gì q trình lập pháp bổ sung, làm GTPL ở Việt Nam mang nặng tính chất
hành chính.



Sự tham gia GTPL của Tịa án trong xét xử là việc làm tự nhiên. Các GTPL của Tòa
án đều do nhu cầu trực tiếp: áp dụng pháp luật tất phải GTPL và GTPL để áp dụng pháp luật,
khơng phải đặt ra vấn đề tịa án có quyền được GTPL khơng.


Việc đề cao hình thức GTPL mang tính quy phạm (GTPL của các chủ thể lập pháp)
mà ít coi trọng GTPL mang tính vụ việc ở Việt Nam cũng là biểu hiện chưa phù hợp của xu
hướng thống nhất hóa của lĩnh vực này. Trên thực tế, GTPL có nhu cầu tập trung nhất tại nơi
áp dụng pháp luật, đặc biệt là khi gặp những vướng mắc cụ thể. Điều này cho thấy, chức năng
của GTPL chưa thực sự được nhận thức rõ. Mặc dù nhiệm vụ GTPL mà Hiến pháp Việt Nam
đề cập, từ Hiến pháp 1959 cho đến các Hiến pháp tiếp theo là một nhiệm vụ độc lập, thuộc



151<i><sub> Võ Khánh Vinh, Tồn cầu hóa và các xu hướng phát triển của pháp luật, </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

quá trình thực hiện pháp luật, khi pháp luật có vướng mắc trong thực tế - tức là GTPL mang
tính vụ việc. Nhưng nếu xem xét quy trình GTPL đã được Luật Ban hành VBQPPL 2015 quy
định, thì quy trình này được xây dựng cho hoạt động GTPL mang tính quy phạm, và trên thực
tế, UBTVQH chủ yếu GTPL mang tính quy phạm. Đây chính là điểm "vênh" từ pháp luật và
thực tiễn GTPL ở Việt Nam.


Ở nhiều quốc gia, GTPL có sự phát triển vượt bậc, không những làm rõ nghĩa, thống
nhất cách hiểu, áp dụng pháp luật mà cịn là cơng cụ để bảo vệ nền pháp quyền, chống sự
lạm quyền và nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật. Do đó, nâng cao chất lượng
GTPL ở Việt Nam phải trên cơ sở học tập tích cực, sáng tạo kinh nghiệm của thế giới,
khơng phân biệt thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước, nếu như họ sử dụng thành
công công cụ GTPL trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, đạt được những nguyện
vọng nhân quyền, dân chủ.


<i><b>- Cơ chế pháp lý về GTPL của Việt Nam phải được hoàn thiện theo mức độ phát </b></i>
<i><b>triển của hội và sự hình thành nhà nước pháp quyền </b></i>



Xây dựng Nhà nước pháp quyền đã trở thành một xu hướng trên thế giới. Những
thành tựu của quá trình phát triển đó trong điều kiện tồn cầu hóa đã làm thay đổi tính chất
của pháp luật thực chứng trên một số khía cạnh như: mở rộng và làm sâu sắc hơn các nền tảng
dân chủ, công bằng, nhân đạo, quyền con người trong nội dung pháp luật; thay đổi mối quan
hệ giữa pháp luật thực chứng và nhà nước pháp quyền theo hướng, thay vì Nhà nước quyết
định pháp luật thực chứng là sự quyết định lẫn nhau của pháp luật thực chứng và nhà nước
pháp quyền152


.


Minh bạch trong hoạt động của cơ quan cơng quyền là tiêu chí nền tảng của nhà nước
pháp quyền. Nên, phải khắc phục sự thiếu minh bạch giữa quy định chi tiết, hướng dẫn thi
<i><b>hành pháp luật với GTPL ở Việt Nam. Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật là việc </b></i>
cơ quan có thẩm quyền được giao ban hành những văn bản pháp luật để cụ thể hóa các văn
bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn, để các văn bản đó đủ điều kiện thực thi trong cuộc
sống. Hoạt động này chỉ có chủ thể được giao quyền mới được tiến hành. Đây thực chất là
hoạt động ―lập pháp bổ sung‖, bởi các quy định chi tiết, hướng dẫn đều có tính quy phạm, có
tính chất điều chỉnh gần như văn bản ―mẹ‖. Hoạt động này có tính thời điểm, để đáp ứng với
u cầu cụ thể của từng giai đoạn lịch sử nhất định…Còn GTPL là làm sáng tỏ tinh thần, nội
dung những quy định pháp luật còn chưa rõ về mặt ngơn từ, hoặc khi có sự xung đột trong
q trình áp dụng. "Thơng thường, nếu ngơn ngữ của một điều khoản luật đã đủ trong sáng và
đơn nghĩa thì sẽ ít có khả năng cần giải thích điều khoản đó"153


. Việc giải thích này có bản
chất là, dù chủ thể nào giải thích cũng phải gặp nhau ở sự hợp lý, hợp pháp, ở sự chuẩn xác
của vấn đề cần giải thích, bởi văn bản cần giải thích là khách quan, các từ ngữ chứa đựng nội
dung cần giải thích ln nhằm hướng tới một mục đích thống nhất.





152


<i> Xem thêm Võ Khánh Vinh, Tồn cầu hóa và các xu hướng phát triển của pháp luật, </i>




153


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Sản phẩm của hai quá trình này khác nhau ở cả tính năng, điểm xuất phát và cách thức
tạo ra. Nhưng hiện nay, mức độ GTPL trong văn bản quy định chi tiết rất lớn, có khả năng lấn
lướt sản phẩm ―giải thích pháp luật‖. Vì, các chủ thể áp dụng pháp luật, như một thông lệ,
thường sử dụng nội dung GTPL ở văn bản quy định chi tiết cho an toàn, hoặc thuận tiện. Quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật thuộc quy trình xây dựng pháp luật (thể hiện ý
chí), GTPL thuộc quy trình áp dụng pháp luật (tìm hiểu ý chí). Minh bạch được hai q trình
đó để có cơ chế kiểm soát nội dung GTPL trong những văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết
là cần thiết. Bởi, ―quyền làm ra luật là một chuyện, cịn quyền giải thích nó để áp dụng, lại là
một chuyện khác. Đó là hai câu chuyện khác nhau, không nên nhầm lẫn‖154


.


Đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền là tiêu chí tác động đến đối
tượng của GTPL. (Chưa nói đến sự gia tăng hệ thống các văn bản thuộc khu vực tư như di
chúc, hợp đồng trong thực tiễn GTPL của các tòa án nhiều nước trên thế giới). Đối tượng của
GTPL ở Việt Nam cần được mở rộng, phải gồm tất cả các văn bản quy phạm pháp luật do các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó đặc biệt quan tâm tới các Nghị định của
Chính phủ, Thông tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Vì số lượng các văn bản pháp luật này
rất lớn, nội dung phong phú, liên quan đến hầu hết các mặt hoạt động của cá nhân, tổ chức
trong xã hội. Vướng mắc cũng thường từ việc hiểu, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật
này, nhất là ở Việt Nam, việc thực hiện pháp luật có tiền lệ là thường bắt đầu từ các văn bản


có giá trị pháp lý thấp hơn. Nếu trong tương lai, tịa án được giữa quyền GTPL thì phạm vi
đối tượng của GTPL sẽ tự nhiên được xác định phù hợp với thực tế nhu cầu GTPL, đảm bảo
các mục tiêu công bằng, minh bạch của nhà nước pháp quyền.


Giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước là một đặc điểm của nhà nước pháp quyền.
Đặc điểm này yêu cầu hoạt động GTPL ở Việt Nam cũng phải bị kiểm sốt. Hiện, Việt Nam
khơng có cơ chế kiểm sốt hoạt động GTPL đặc thù ngoài sự kiểm tra, giám sát trong một vài
khâu khi xây dựng và hoàn thiện văn bản GTPL. Vấn đề này bắt nguồn từ một hạn chế lớn
hơn, đó là việc thiếu một cơ chế đúng nghĩa cho hoạt động GTPL. Đặc thù hệ thống chính trị
của Việt Nam đã đặt nhiệm vụ GTPL vào quyền lực chính trị, gắn liền và thể hiện nhiệm vụ
chính trị. Đành rằng, hoạt động GTPL của bất cứ quốc gia nào cũng đều mang bóng dáng
chính trị, nó phản ánh cách thức tổ chức quyền lực và bảo vệ các lợi ích trong xã hội. Nhưng
cuối cùng, phải khẳng định, GTPL là hoạt động pháp lý, hoạt động pháp lý này được tiếp nối
sau một hoạt động pháp lý quan trong khác đó là xây dựng pháp luật. Do vậy, đã là một hoạt
động pháp lý, do các chủ thể pháp lý tiến hành thì vấn đề kiểm soát đối với hoạt động này là
tất yếu. Kiểm soát để cho GTPL được thực hiện đúng, thực hiện tốt, và kiểm soát để nếu vi
phạm khi giải thích thì phải chịu trách nhiệm pháp lý về vi phạm đó. Trách nhiệm trong
GTPL không hẳn chỉ theo hướng là những hậu quả bất lợi mà chủ thể GTPL nếu có hành vi vi
phạm khi giải thích sẽ phải gánh chịu, mà rộng hơn, còn gồm cả trách nhiệm đối với thể chế
GTPL, môi trường thuận lợi cho hoạt động này.




154


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i><b>Cơ chế GTPL Việt Nam phải tương thích với u hướng phát triển cơ bản của quyền </b></i>
<i><b>con người trong điều kiện tồn cầu hóa </b></i>


Tồn cầu hóa làm cho quyền con người trở thành vấn đề toàn cầu, tạo ra các yếu tố tác
động mang tính quy định đối với sự phát triển của nó. Đã có một số một số xu hướng hình


thành như: xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa quyền con người; xu hướng ―đẩy ra‖ dần quốc
gia dân tộc khỏi lĩnh vực quyền con người và thay thế bằng các thiết chế siêu quốc gia; xu
hướng bách khoa hóa quyền con người155


...


Xuất phát từ yêu cầu gia tăng yếu tố quyền con người trong GTPL, hoạt động này ở
Việt Nam cũng cần khắc phục những hạn chế liên quan đến sự bó hẹp về chủ thể có thẩm
<i>quyền yêu cầu GTPL. Hiện nay chủ thể có quyền yêu cầu GTPL đều thuộc lực lượng nhà </i>
nước, là những chủ thể có thể đệ trình dự án luật, pháp lệnh. Cách quy định như vậy khiến
người có quyền yêu cầu GTPL với nơi phát sinh nhu cầu GTPL cách nhau rất xa. Nếu mọi
công dân của đất nước đều được yêu cầu GTPL theo luật định thì việc áp dụng pháp luật sẽ đi
vào chiều sâu hơn, dễ đạt được giá trị công bằng, dân chủ hơn, mà vẫn không trái với nguyên
tắc ―tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân‖ mà Hiến pháp Việt Nam đã đề ra.


Cũng cần xây dựng cơ chế bảo hiến phù hợp, tạo nền tảng tích cực cho việc bảo vệ
<i>quyền con người trong GTPL ở Việt Nam. Theo nghĩa đơn giản nhất, bảo hiến là một cơ chế </i>
mà ở đó cơng dân và các tổ chức phi nhà nước có quyền yêu cầu một cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của một điều luật, một đạo luật khi công dân và tổ chức đó
cho rằng điều luật đó, văn bản đó là vi phạm quyền và lợi ích hiến định của họ. Nói rộng ra,
đối tượng của bảo hiến có thể là một văn bản quy phạm pháp luật, một quyết định, một hành
vi của cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền156


. Một trong những công việc mà
hoạt động bảo hiến thực hiện là GTPL, hoạt động bảo hiến lấy GTPL làm phương tiện, ngược
lại, GTPL có mục đích quan trọng là bảo hiến. ―Ở Việt Nam, hoạt động bảo hiến theo nghĩa
hẹp nhất như đã phân tích vẫn chưa có cho đến hiện nay. Mà chỉ có bảo hiến ở nghĩa rất rộng.
Đó là các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước cấp trên đối với việc tuân
thủ Hiến pháp đối với các cơ quan nhà nước cấp dưới, cho đến tận sự tuân thủ Hiến pháp của
từng người dân cũng như các tổ chức xã hội trực thuộc... đó khơng phải là là thể hiện của hoạt


động bảo hiến, mà chỉ là góc nhỏ thể hiện cơ chế tập trung bao cấp của hệ thống lý luận các
nước xã hội chủ nghĩa trước đây‖157


.


<b>4. Giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng GTPL ở Việt Nam, đáp ứng các u </b>
<b>cầu của bối cảnh tồn cầu hóa </b>


<i><b>- Trao quyền GTPL chính thức khi áp dụng pháp luật cho Tịa án là giải pháp có </b></i>
<i><b>tính tổng thể hiện nay. Tịa án GTPL sẽ có khả năng giải quyết toàn diện những vướng mắc </b></i>
của pháp luật khi áp dụng theo đúng bản chất của GTPL, đồng thời khắc phục được những bất



155


<i> Xem Võ Khánh Vinh, Tồn cầu hóa và các xu hướng phát triển của pháp luật, </i>




156<i><sub> Văn phòng Quốc hội (2009), Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về Bảo hiến, Nxb. Thời đại, Hà Nội, tr.14 </sub></i>
157


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

cập của công tác GTPL thời gian qua ở Việt Nam: chủ thể có thẩm quyền thì GTPL rất ít, do
khơng thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật và ngược lại, chủ thể tiến hành GTPL thường
xun thì lại khơng có thẩm quyền và cơ chế thực hiện. Vì, UBTVQH hiện điều hành cả cơ
quan lập pháp, quan hành pháp, tư pháp để tiến hành một lần GTPL, nhưng chủ yếu chỉ đưa ra
được kết quả mang tính lập pháp, xây dựng pháp luật.


Giao thẩm quyền GTPL cho tòa án ở Việt Nam là phù hợp với xu thế và có cơ sở lý
<i>luận. Vì, một là, Hiến pháp năm 2013, Điều 2 ghi nhận: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, </i>


có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp." Nghĩa là về mặt lý thuyết, Việt Nam đã khơng tuyệt đối
<i>hóa chủ nghĩa tập quyền trong việc xây dựng các thiết chế. Hai là, các cơ nhà nước đều được </i>
vận hành theo nguyên lý cơ bản ―Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân‖. Nghĩa là ba nhánh
quyền lực ở Việt Nam cùng chung một nguồn gốc, một mục đích, có mối liên hệ hữu cơ, cùng
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó hoạt động của các cơ quan này là
sự bổ trợ cho nhau. Việc Tòa án được trao quyền GTPL là để Tòa án làm tròn nhiệm vụ do
nhân dân giao phó, khơng có gì trở ngại158


<i>. Ba là, Hiến pháp hiện hành đã ghi nhận nguyên </i>
tắc ―Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật‖, và lại đang có ―Chiến
lược cải cách tư pháp‖. Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 14 khẳng định: "Tịa án khơng được
từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng". Luật Tổ chức Tịa án
nhân dân năm 2014 đã quy định ― TANDTC tổng kết thực tiễn xét xử của các tòa án, bảo đảm
áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử‖. Đồng thời Việt Nam đã thừa nhận án lệ, quy định
tất cả các bản án của Tòa án các cấp đều có thể trở thành Án lệ sau khi được Chánh án
TANDTC cơng bố, tịa án các cấp có nghĩa vụ áp dụng án lệ để xét xử nếu vụ việc có tính
chất pháp lý tương tự... chính là những điều kiện cần và đủ cho việc thừa nhận thẩm quyền
của tòa án trong GTPL.


<i><b>- Theo đó, mơ hình GTPL Việt Nam được đề xuất xây dựng sẽ là mơ hình cơ quan tư </b></i>
pháp GTPL, cụ thể:


<i>Chủ thể GTPL, phân làm hai cấp độ: chủ thể giải thích Hiến pháp - Tịa án Hiến pháp. </i>
Do đặc điểm, vị trí của Hiến pháp, do tính chất của hoạt động giải thích Hiến pháp, chủ thể
giải thích Hiến pháp ở Việt Nam phải là chủ thể có thẩm quyền bảo hiến. Nếu Việt Nam
thành lập Tòa án Hiến pháp, cơ quan độc lập cả với ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp
và tư pháp thì thẩm quyền giải thích Hiến pháp sẽ trao cho Tòa án Hiến pháp. Đi cùng với
quy định này là những công việc cần phải được triển khai, như Quốc hội phải ban hành


nguyên tắc, quy trình, thủ tục giải thích Hiến pháp


<i>Chủ thể GTPL (trừ Hiến pháp): Tất cả các Tòa án ở các cấp xét xử của Việt Nam đều </i>
có quyền (và nghĩa vụ) GTPL trong quá trình áp dụng pháp luật của Tịa án. Giải thích của
Tịa án có thể xuất phát từ nhu cầu tự thân của Tòa án khi tiến hành công việc xét xử và áp



158<sub> Phạm Thị Duyên Thảo, Một số vấn đề về GTPL chính thức ở Việt Nam hiện nay, NxB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

dụng pháp luật, cũng có thể là trên cơ sở yêu cầu của chủ thể khác. Giải thích của Tịa án là
giải thích chính thức đối với từng vụ việc, tình huống cụ thể. Sản phẩm GTPL cụ thể của tịa
án sẽ có hiệu lực áp dụng đối với trường hợp, vụ việc cụ thể đó. Đối với các giải thích khơng
thống nhất hoặc có mâu thuẫn giữa các Tịa cùng cấp hoặc ở các cấp khác nhau thì giải thích
của TANDTC sẽ là giải thích mang tính phán quyết. Giải thích của TANDTC nếu khơng tìm
được sự đồng thuận hoặc khơng đúng thì bản thân giải thích này sẽ là đối tượng xem xét của
một phiên tòa cao hơn, phiên tòa cuối cùng thuộc thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp.


Đối tượng của giải thích pháp luật: tất cả văn bản quy phạm pháp luật và có thể mở
rộng khi các văn bản này bộc lộ khả năng phải giải thích.


Hình thức văn bản của sản phẩm giải thích: sản phẩm GTPL được diễn giải trong các
bản án hoặc quyết định của tòa án, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán, những sản phẩm giải
thích điển hình được tập hợp lại và cơng bố cơng khai.


<i>Quy trình giải thích pháp luật: trực tiếp, gồm trực tiếp tiếp nhận yêu cầu, quyết định </i>
<i>GTPL, trực tiếp giải thích và trực tiếp tiếp nhận phản biện. </i>


<i><b>- Để mơ hình Tịa án GTPL khả thi, cần một số giải pháp bổ sung như: hoàn thiện </b></i>
pháp luật về GTPL, thành lập cơ quan bảo hiến độc lập, đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu
của Chiến lược Cải cách tư pháp, nâng cao đạo đức và năng lực của thẩm phán, hợp tác quốc


tế trong lĩnh vực GTPL...


Tóm lại, tồn cầu hóa và tác động, yêu cầu của nó tới GTPL là vấn đề nghiên cứu có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn, cho phép nhận thức đầy đủ hơn những hạn chế đang tồn tại trong
GTPL, cung cấp những luận chứng có cơ sở khoa học nhất định để xây dựng, hoàn thiện,
nâng cao hiệu quả hoạt động GTPL, góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.


<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. <i>Aharon Barak (2005), Porposive Interpretation in Law, Princeton Uni, p.245 </i>
2. <i>Canada Interpretation Act (1980), Published by Alberta Queen's Printer, p.20. </i>


3. Hà Hùng Cường (2009), ―Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà
<i>nước pháp quyền XHCN‖, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 2, 3 (139-140) </i>


<i></i>
<i>( truy cập tháng 7 năm 2019. </i>


4. <i>Nguyễn Đăng Dung (2004), Hình thức các nhà nước đương đại, NXB. Chính trị Quốc </i>
gia, Hà Nội, tr.352.


5. Nguyễn Minh Đức (2012), ―Giải thích pháp luật và cơ sở để giải thích pháp luật‖,


<i>Viện Nghiên cứu Lập pháp </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

6. Paresh Kathrani (2009), ―Globalization and law: The effect of globalization on the
<i>domestic interpretation of law‖. London: School of Law, King‘s College London </i>


<i>Strand, p.124, 126,127 </i>



7. F.V. Hawkins (1860), ―On the Principles of Legal Interpretation‖, Reprinted in


<i><b>Thayer, Preliminary Theatise on Evidence, p.298. </b></i>


7. <b>Bùi Việt Hương, Trần Văn Thắng (2019), ―Sự phân tán quyền lực chính trị trong bối </b>
<i>cảnh tồn cầu hóa‖, Tạp chí Lý luận Chính trị </i>


<i></i>
<i>( truy cập tháng 7 năm 2019. </i>


8. <i>Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (chủ biên) (2012), Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp </i>


<i>hiến – Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài, Nxb Lao động - Xã hội, tr.306-326. </i>


9. <i>Lacơn (2009), Tồn cầu hóa bắt đầu một chu kỳ mới, NXB. Chính trị Quốc gia, tr.230. </i>
10. <i>Karl Larenz (1983), The method of recidivism, Macmillan Publishing Co., New York, </i>


p.230.


11. <i>Iwai Misaka, Bùi Thế Cường (2010), Di dân ở Việt Nam trong thời kỳ hiện đại hóa, </i>


<i>cơng nghiệp hóa, NXB. Khoa học Xã hội. </i>


12. <i>Phương thức hoạt động của Tòa án Hoa Kỳ (2007), NXB. Văn hóa – Thơng tin, tr. 46. </i>


13. <i>Nguyễn Văn Quân (2015), ―Nhà nước Pháp quyền như một chuẩn mực quốc tế‖, Tạp </i>


<i>chí Luật học, Số 11, tr.26. </i>



14. Nguyễn Văn Quân, Đào Thu Hà (2018), ―Một số biến đổi của nhà nước và pháp luật trong
<i>bối cảnh tồn cầu hóa dưới góc độ lý luận‖, Tạp chí Tổ chức Nhà nước </i>


<i>( /><i>boi_canh_toan_cau_hoa_duoi_goc_do_ly_luanall.html), truy cập tháng 7 năm 2019. </i>


15. <i>Mai Thị Quỳ (2009), Tồn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của </i>


<i>dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.17. </i>


16. <i>Martin Sapiro, Alec Stone Sweet (2002), On Law, Politics, and Judicialization, Nxb. </i>
Oxford University Press.


17. <i>Phạm Thị Duyên Thảo (2014), Một số vấn đề về giải thích pháp luật chính thức ở Việt </i>


<i>Nam hiện nay, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.58. </i>


18. Hoàng Văn Tú (2000), ―Vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội, Thẩm quyền của
<i>UBTVQH về thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh‖, Tạp chí Nghiên cứu </i>


<i>Lập pháp, số 5, tr 31-40. </i>


19. <i>Văn phòng Quốc hội Việt Nam (2009), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về bảo hiến, NXB, </i>
Thời đại, tr.21.


20. <i>Văn phòng Quốc hội Việt Nam (2009), Văn phòng dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và tư </i>


</div>

<!--links-->

×