Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

NGUYỄN ĐẶNG CHÍ ĐỨC

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HĨA TỔ CHỨC ĐẾN SỰ
GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

BÀ RỊA – VŨNG TÀU, NĂM 2020


-i-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

NGUYỄN ĐẶNG CHÍ ĐỨC
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HĨA TỔ CHỨC ĐẾN SỰ
GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ QUANG HUÂN



BÀ RỊA – VŨNG TÀU, NĂM 2020


-ii-

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn
kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên
Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong q trình nghiên cứu
khoa học của luận văn này.
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày

tháng năm 2020

Người thực hiện Luận văn

Nguyễn Đặng Chí Đức


-iii-

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn tận

tình từ Người hướng dẫn khoa học.
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc nhất đến TS.
Ngơ Quang Hn đã ln nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn tơi thực hiện và hồn
thành luận văn. Đây là những bài học vô cùng quý giá và là nền tảng vững chắc cho
nghiên cứu khoa học của bản thân tơi sau này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cơ đã tận tình giảng dạy
và hướng dẫn tơi hồn thành các học phần.
Tơi chân thành cảm ơn Viện Sau đại học và Đào tạo Quốc tế Trường Đại học
Bà Rịa – Vũng Tàu đã hướng dẫn, hỗ trợ cho tơi hồn thành các thủ tục để bảo vệ ở
mỗi giai đoạn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình, những người thân đã
luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tơi có đủ nghị lực và
sự tập trung hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!


-iv-

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ ...........................................................................................xi
TĨM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................2

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................4
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .........................................................4
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ..........................................................................6
1.5.1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn .............................................................................6
1.5.2. Ý nghĩa về mặt lý thuyết .............................................................................6
1.6. Kết cấu của luận văn .........................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................... 9
2.1. Lý thuyết về văn hóa tổ chức .........................................................................9


-v-

2.1.1. Văn hóa tổ chức ........................................................................................9
2.1.2. Các thành phần của văn hóa tổ chức......................................................9
2.2. Lý thuyết về sự gắn kết ...................................................................................12
2.2.1. Khái niệm về sự gắn kết ...........................................................................12
2.3. Các nghiên cứu trước về văn hóa tổ chức và sự gắn kết với tổ chức .............13
2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................13
2.3.2. Nghiên cứu trong nước .............................................................................14
2.4. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...............................................18
2.4.1. Mơ hình nghiên cứu .................................................................................18
2.4.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu ...............................................................18
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 21
3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................21
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................23
3.2.1. Quy trình nghiên cứu định tính ................................................................23

3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................25
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ..............................................................29
3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................29
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu............................................................................30
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................30
3.3.4. Phương pháp phân tích AMOS-SEM .......................................................30
3.5. Đánh giá sơ bộ thang đo ...............................................................................32
3.5.1. Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...............................................33


-vi-

3.5.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA ............................................................36
3.6. Mẫu nghiên cứu chính thức ............................................................................39
3.7. Tóm tắt chương 3 ............................................................................................40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 41
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................41
4.2. Kiểm định thang đo ......................................................................................42
4.2.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...................42
4.2.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA ............................................................44
4.3. Phân tích mơ hình đo lường tới hạn (CFA) ....................................................47
4.4. Kiểm định mơ hình .........................................................................................50
4.4.1. Kiểm định mơ hình lý thuyết chính thức bằng ML ..................................50
4.4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................52
4.4.2. Kiểm định mơ hình lý thuyết bằng Bootstrap .....................................53
4.4. Tóm tắt chương 4 ............................................................................................55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................ 56
5.1. Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu ....................................................56
5.1.1. Mơ hình đo lường .....................................................................................56
5.1.2. Mơ hình lý thuyết .....................................................................................57

5.2. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ........................................................................57
5.2.1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn .........................................................................57
5.2.2. Ý nghĩa về mặt lý thuyết ..........................................................................57
5.3. Hàm ý quản trị ................................................................................................58
5.3.1. Cải thiện yếu tố tôn trọng con người ........................................................58


-vii-

5.3.2. Cải thiện yếu tố năng nổ ...........................................................................60
5.3.3. Cải thiện yếu tố ổn định ...........................................................................62
5.3.4. Cải thiện yếu tố nguyên tắc ......................................................................64
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 1
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................................................. 4
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 7


-viii-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thuật ngữ
AVE
CR
EFA
GK
OD
NN
NT
SEM

TT

Tiếng Anh
Average Variance
Extracted
Composite Reliability
Exploratory Factor
Analysis

Structural Equation
Modeling

Tiếng Việt
Tổng phương sai trích
Độ tin cậy tổng hợp
Phân tích nhân tố khám phá
Gắn kết
Ổn định
Năng nổ
Ngun tắc
Mơ hình cấu trúc tuyến tính
Tơn trọng


-ix-

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ..................................................................17
Bảng 3. 1. Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu ........................................................22
Bảng 3. 2. Kết quả hiệu chỉnh mơ hình .....................................................................25

Bảng 3. 3. Nội dung thang đo tôn trọng con người...................................................27
Bảng 3. 4. Nội dung thang đo nguyên tắc .................................................................27
Bảng 3. 5. Nội dung thang đo sự ổn định..................................................................28
Bảng 3. 6. Nội dung thang đo năng nổ/tháo quát ......................................................28
Bảng 3. 7. Nội dung thang đo gắn kết với tổ chức....................................................29
Bảng 3. 8. Tiêu chí đánh giá kiểm định thang đo .....................................................30
Bảng 3. 9. Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ .............................................................33
Bảng 3. 10. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo ..........34
Bảng 3. 11. Kết quả EFA của thang đo thuộc yếu tố văn hóa tổ chức (lần 1) ..........36
Bảng 3. 12. Kết quả EFA của thang đo thuộc yếu tố văn hóa tổ chức (lần 2) ..........37
Bảng 3. 13. Kết quả EFA của thang đo sự gắn kết với tổ chức ................................38
Bảng 4. 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .......................................................................41
Bảng 4. 2. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha........................................42
Bảng 4. 3. Kết quả EFA của thang đo thuộc văn hóa tổ chức ..................................45
Bảng 4. 4. Kết quả EFA của thang đo sự gắn kết tổ chức ........................................46
Bảng 4. 5. Hệ số tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu trong mơ hình ...........48
Bảng 4. 6. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo ................................................49
Bảng 4. 7. Các chỉ số thống kê cơ bản của thang đo thành phần ..............................49
Bảng 4. 8. Kết quả ước lượng SEM ..........................................................................51


-x-

Bảng 4. 9. Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1000 ...................................54
Bảng 4. 10. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .......................................55
Bảng 5. 1. Thống kê mô tả yếu tố tôn trọng con người ............................................59
Bảng 5. 2. Thống kê mô tả yếu tố năng nổ ...............................................................60
Bảng 5. 3. Thống kê mô tả yếu tố ổn định ................................................................62
Bảng 5. 4. Thống kê mô tả yếu tố nguyên tắc ...........................................................64



-xi-

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1. 1. Khung nghiên cứu tổng qt ......................................................................6
Hình 2. 1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.....................................................................18
Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu ...............................................................................23
Hình 3. 2. Quy trình nghiên cứu định tính ................................................................24
Hình 4. 1. Kết quả CFA (chuẩn hóa) của mơ hình nghiên cứu .................................47
Hình 4. 2. Kết quả SEM của mơ hình lý thuyết (chuẩn hóa) ....................................51


-xii-

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng và kiểm định mơ hình lý thuyết giữa các yếu tố
thuộc văn hóa tổ chức và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp
đang hoạt động trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ kết quả
đạt được, nghiên cứu đưa ra các hàm ý quản trị để nhà quản lý doanh nghiệ đưa ra
một số hàm ý quản trị xây dựng văn hóa tổ chức nhằm gia tăng sự gắn kết với tổ
chức của nhân viên.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
kết hợp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận
nhóm) để điều chỉnh, bổ sung thang đo của các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp
nghiên cứu định lượng để kiểm tra độ tin cậy, giá trị cho phép (tính đơn hướng, tính
riêng biệt và giá trị hội tụ), kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp
phân tích AMOS -SEM.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố thuộc văn hóa tổ

chức ảnh hưởng cùng chiều đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên bao gồm: tôn
trọng con người ( = 0.4), nguyên tắc ( = 0.26), ổn định ( = 0.278, sự năng nổ (
= 0.284).
Kết luận và hàm ý chính sách: Kết quả nghiên cứu đem lại ý nghĩa cho nhà quản lý
doanh nghiệp huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhà quản lý thấy được
tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa tổ chức để gia tăng sự gắn kết với tổ
chức. Cuối cùng, nghiên cứu đưa một số hàm ý quản trị xây dựng văn hóa tổ chức
nhằm gia tăng sự gắn kết với tổ chức của nhân viên, hạn chế và một số hướng
nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa: văn hóa tổ chức, sự gắn kết, Xuyên Mộc


-1-

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thời gian gần đây, văn hóa tổ chức ngày càng sử dụng rộng rãi.
Trong công ty bao gồm nhân sự khác nhau về văn hóa, chun mơn, mức độ
nhận thức, quan hệ xã hội, tư tưởng văn hóa,… tạo ra một mơi trường làm
việc phong phú và đa dạng. Ngồi ra, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của
nền kinh tế thị trường và trong xu hướng tồn cầu hóa, u cầu bắt buộc các
công ty muốn tồn tại và phát triển phải sáng tạo và thích ứng với thực tế. Vậy
làm thế nào để công ty phát huy năng lực và tạo ra động lực để thúc đẩy nhằm
đạt được các mục tiêu, chiến lược của tổ chức. Ngoài ra, cơng ty cần phải duy
trì được nguồn nhân lực ổn định, hạn chế tối đa việc rời bỏ tổ chức.
Trong vài thập kỷ qua, văn hóa tổ chức là một chủ đề quan trọng trong
nghiên cứu quản trị và doanh nghiệp do bởi khả năng của nó ảnh hưởng đến
một loạt các kết quả mong đợi được xem xét trên khía cạnh tổ chức và cá
nhân như sự cam kết, lòng trung thành, lý do rời bỏ tổ chức và sự thỏa mãn
công việc (Chow và cộng sự, 2001).

Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của văn
hóa tổ chức đến sự cam kết gắn bó, trung thành của người lao động trong tổ
chức hiện vẫn cịn trong giai đoạn sơ khai. Vì thế, tơi mong muốn qua nghiên
cứu này sẽ cung cấp thêm thông tin cho các nhà quản trị hiểu rõ hơn mối
quan hệ giữa văn hóa tổ chức và sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân
viên, từ đó có thể định hướng xây dựng văn hóa chứa đựng nhiều giá trị tích
cực nhằm tạo ra một mơi trường làm việc giúp người lao động trong tổ chức
cảm thấy an tâm gắn bó và cam kết phát triển lâu dài cùng với doanh nghiệp.
Đây chính là lý do hình thành đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự


-2-

gắn kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là rất cần thiết được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: luận văn tiến hành xây dựng và kiểm
định các yếu tố văn hóa tổ chức và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên của
các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu. Từ kết quả đạt được, nghiên cứu đưa ra các hàm ý quản trị để
các nhà quản lý của doanh nghiệp xây dựng văn hóa tổ chức nhằm gia tăng sự
gắn kết với tổ chức của nhân viên.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
Mục tiêu 1: Xây dựng mơ hình lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa tổ
chức và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp tại địa bàn
huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của văn hóa tổ chức lên sự gắn
kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp tại địa bàn huyện Xuyên
Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

Mục tiêu 3: Đưa ra hàm ý quản trị để xây dựng văn hóa tổ chức và gia
tăng sự gắn kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp tại địa bàn
huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu, luận văn đưa ra các câu hỏi
nghiên cứu sau:


-3-

Câu hỏi số 1: Mơ hình lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và
sự gắn kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp tại địa bàn huyện
Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là gì?
Câu hỏi số 2: Mức độ ảnh hưởng của văn hóa tổ chức lên sự gắn kết với
tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp tại địa bàn huyện Xuyên Mộc,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như thế nào?
Câu hỏi số 3: Những hàm ý chính sách nào để xây dựng văn hóa tổ chức
và gia tăng sự gắn kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp tại địa
bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: văn hóa tổ chức và sự gắn kết của nhân viên với tổ
chức.
Đối tượng khảo sát (unit of observation): các nhân viên đang làm việc tại
các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát chủ yếu các doanh
nghiệp có đăng kí giấy phép kinh doanh hoạt động trên địa bàn huyện Xuyên
Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Phân tích mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức

và sự gắn kết với tổ chức là hướng cứu mà có nhiều gốc độ tiếp cận. Văn hóa tổ
chức torng một tổ chức gồm có nhiều thành phần. Tương tự, sự gắn kết của nhân
viên có nhiều loại gắn kết. Trong luận văn này, nghiên cứu chỉ tập trung vào sự
gắn với tổ chức. Ngồi ra, văn hóa tổ chức được kế thừa các lý thuyết và các


-4-

nghiên cứu trước. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề ra một số yếu tố phù hợp tại ngữ
cảnh nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Mẫu nghiên cứu sẽ được phân
chia thành các nhóm theo giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm, độ tuổi.
Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: giai đoạn nghiên
cứu sơ bộ và giai đoạn nghiên cứu chính thức. Trong nghiên cứu này, phương
pháp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ được áp dụng theo từng giai đoạn
nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu định tính.
Luận văn tiến hành thu thập ý kiến của các thành viên, 5 nhân viên tại các
doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm chuẩn
hóa mơ hình lý thuyết, nghiên cứu khám phá và điều chỉnh thang đo. Kỹ thuật
thực hiện theo dàn bài đã được thiết kế sẵn. Kết quả phỏng vấn sẽ được tổng
hợp và trên cơ sở đó hình thành thang đo nháp để phục vụ nghiên cứu định
lượng sơ bộ và định lượng chính thức.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
1) Phương pháp thống kê
Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả và thống kê suy diễn để phục vụ
cho các mục tiêu khác nhau. Thống kê mơ tả dùng để phân tích mẫu nghiên

cứu. Thống kê suy diễn được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết


-5-

nghiên cứu nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các khái niệm trong mơ hình
nghiên cứu.
2) Phương pháp xử lý dữ liệu
Nghiên cứu sơ bộ (n =55): Mẫu nghiên cứu sơ bộ được nhập liệu và
phân tích sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và nhân tố khám phá EFA
nhằm kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến quan sát trong
thang đo. Các biến quan sát của thang đo không thỏa mãn điều kiện trong
bước này sẽ bị loại và các biến quan sát còn lại được sử dụng trong nghiên
cứu định lượng chính thức.
Nghiên cứu chính thức (N =170): Luận văn tiến hành khảo sát bằng
bảng câu hỏi chính thức. Dữ liệu nghiên cứu được làm sạch và xử lý: Các
thang đo sẽ được kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA
một lần nữa, phân tích CFA. Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng mơ hình SEM.
Khung nghiên cứu tổng quát của luận văn:
Mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và sự gắn kết với tổ chức của nhân
viên, được thể hiện trong khung nghiên cứu tổng quát (Hình 1.1).
Biến độc lập: là các yếu tố thuộc thành phần của văn hóa tổ chức, được
khám phá thơng qua cơ sở lý thuyết và nghiên cứu định tính.
Biến phụ thuộc: là sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh
nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


-6-

Văn hóa tổ chức:

X1
X2

Xn

Sự gắn kết
với tổ chức

Hình 1. 1. Khung nghiên cứu tổng quát
Nguồn: Đề xuất của tác giả

1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.5.1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đem lại giá trị thực tiễn cho các nhà quản lý của
doanh nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Các
nhà quản lý thấy được tầm quan trọng của văn hóa tổ chức tạo sự gắn kết với
tổ chức của nhân viên. Sự gắn kết với tổ chức giúp hạn chế tình trạng nghỉ
việc, thun chuyển cơng việc và giảm thiểu tình trạng tuyển dụng mới.
1.5.2. Ý nghĩa về mặt lý thuyết
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý thuyết như sau:
Thứ nhất, luận văn đã tổng hợp các lý thuyết về văn hóa tổ chức và sự
kết với tổ chức. Ngoài ra, luận văn đã hệ thống hóa mối quan hệ giữa các yếu
tố thuộc văn hóa tổ chức và sự gắn kết với tổ chức.
Thứ hai, mơ hình nghiên cứu đề xuất được kết hợp từ các lý thuyết nền
và được kiểm định trên không gian nghiên cứu mới. Các nhà khoa học có thể
đánh giá tổng quát về mối quan hệ giữa các lý thuyết đã đề cập và kiểm định
lại các mối quan hệ trên ở phạm vi khác (không gian khác).


-7-


Cuối cùng, luận văn đã điều chỉnh, bổ sung và kiểm định thang đo của
văn hóa tổ chức và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên và phát triển thành
một tập hợp các biến quan sát cho đặc thù thang đo tại thị trường chuyển đổi
như Việt Nam.
1.6. Kết cấu của luận văn
Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương này trình bày sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu,
phương pháp tiến hành nghiên cứu đồng thời nêu đối tượng, phạm vi và kết
cấu của luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 2 trình bày, tổng hợp, hệ thống các lý thuyết nền và các khái
niệm nghiên cứu. Từ đó, luận văn đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả
thuyết áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Xuyên
Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 trình bày quy trình và phương pháp nghiên cứu. Ngồi ra,
nghiên cứu cịn đưa ra cách thức chọn mẫu, các bước xử lý dữ liệu, phương
pháp kiểm định mơ hình, kiểm định giả thuyết để phân tích mối quan hệ và
mức độ ảnh hưởng giữa các khái niệm nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu. Tiếp theo, các bước kỹ
thuật phân tích bao gồm: phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA, đánh giá mơ hình và kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu được đề xuất ban đầu và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và hàm ý cho nhà quản trị


-8-


Chương này tổng kết kết quả nghiên cứu đạt được. Trên cơ sở đó, nghiên
cứu tiến hành đưa ra các hàm ý chính sách giúp các nhà quản lý xây dựng văn
hóa tổ chức để gia tăng sự gắn kết với tổ chức. Ngoài ra, nghiên cứu đưa ra
một số hạn chế và đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


-9-

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Lý thuyết về văn hóa tổ chức
2.1.1. Văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức có thể được xem như là một hệ thống các giá trị, các
niềm tin và các khn mẫu hành vi ứng xử mà hình thành nên các đặc tính
cốt lõi của các tổ chức và giúp định hình hành vi ứng xử của nhân viên
(Lund, 2003).
Và theo quan điểm của Schein (1992), văn hóa là một hình thức của
các giả thiết cơ bản – được phát minh, khám phá, phát triển bởi một nhóm
khi họ học cách đối phó với các vấn đề liên quan đến việc thích nghi với bên
ngồi và hội nhập với bên trong – đã phát huy tác dụng và được coi như có
hiệu lực và do đó được truyền đạt cho các thành viên mới noi theo.
Theo hai tác giả Recardo và Jolly (1997), khi nói đến văn hóa tổ chức,
người ta thường nói về hệ thống các gía trị và niềm tin mà được hiểu và chia
sẻ bởi các thành viên trong một tổ chức.
2.1.2. Các thành phần của văn hóa tổ chức
Theo Recardo và Jolly (1997) văn hóa tổ chức được đo lường 8 yếu tố:
1. Giao tiếp: số lượng và các hình thức giao tiếp, các thơng tin gì được
giao tiếp và bằng cách nào, có phải hệ thống giao tiếp mở.
2. Đào tạo và Phát triển: Cam kết của các nhà quản trị cung cấp các cơ hội

phát triển và tổ chức cho phép các kỹ năng mới để ứng dụng vào công việc.
3. Phần thưởng và Sự cơng nhận: Các hành vi nào thì được thưởng và các
hình thức thưởng được sử dụng, các nhân viên được thưởng theo cá nhân hay
theo nhóm.


-10-

4. Ra quyết định: Ra quyết định liên quan đến các câu hỏi như các
quyết định được tạo ra như thế nào và các mâu thuẫn được giải quyết ra sao.
5. Chấp nhận rủi ro: Sự sáng tạo và cải tiến được đánh giá cao và
tưởng thưởng, chấp nhận rủi ro được khuyến khích, có sự rộng mở với
các ý tưởng mới.
6. Định hướng Kế hoạch: Hoạch định dài hạn hay ngắn hạn, và định
hướng kế hoạch tương lai; các tầm nhìn, chiến lược, mục tiêu nào được chia
sẻ với nhân viên.
7. Làm việc nhóm: Khía cạnh này liên quan đến các vấn đề đó là tầm
quan trọng, hình thức, và sự hiệu quả của làm việc nhóm trong tổ chức.
8. Các chính sách quản trị: Khía cạnh này đo lường sự cơng bằng và nhất
qn với các chính sách được thực thi, sự ảnh hưởng của phong cách quản trị
đối với nhân viên, mức độ nhà quản trị cung cấp một mơi trường làm việc an
tồn.
Nghiên cứu của Boon và Arumugam (2006) về ảnh hưởng của văn hóa
doanh nghiệp đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên doanh nghiệp chất bán
dẫn tại Malaysia đã đưa ra mô hình văn hóa doanh nghiệp gồm 4 thành phần:
- Định hướng đội nhóm: sự hỗ trợ, hợp tác làm việc trong nhóm, phịng
ban cũng như doanh nghiệp và hiệu quả làm việc của nhóm.
- Giao tiếp trong tổ chức: sự trao đổi thông tin trong công việc, cũng như
sự giao tiếp giữa các cá nhân trong doanh nghiệp.
- Phần thưởng và sự ghi nhận: sự ghi nhận xứng đáng, công bằng các

thành tích, kết quả của nhân viên. - Huấn luyện và phát triển: tạo điều kiện
cho học hỏi, đào tạo, phát triển và thăng tiến.


-11-

Nghiên cứu “Đo lường các thành phần văn hóa: tổng hợp các nghiên cứu
và phát triển một công cụ mới” của Delobbe et al (2002) đã tổng hợp các mơ
hình văn hóa doanh nghiệp đã được nghiên cứu và đề xuất mơ hình văn hóa
doanh nghiệp mới ECO gồm 5 thành phần văn hóa:
- Sự cơng nhận- hỗ trợ: sự hỗ trợ của cấp trên để giải quyết các khó
khăn, trở ngại cho nhân viên, và sự ghi nhận xứng đáng kết quả, thành tích
của nhân viên.
- Đồn kết- tinh thần đội nhóm: tinh thần hợp tác, vui vẻ làm việc, hỗ trợ
nhau trong nhóm, phịng ban cũng như doanh nghiệp.
- Cải tiến- hiệu quả làm việc: tạo điều kiện cho sáng tạo, cải tiến để
hướng đến kết quả công việc tốt nhất.
- Nguyên tắc, luật lệ: tuân thủ theo các quy trình, luật lệ, cấp bậc trong
phịng ban cũng như trong doanh nghiệp.
- Học hỏi liên tục: nhu cầu về đào tạo và phát triển của nhân viên để
hoàn thiện và phát triển.
Trong các mơ hình văn hóa doanh nghiệp được đề xuất, nổi bậc là mơ
hình OCP (Organizational Culture Profile) của O’Reilly et al (1991). Mơ hình
này đã được nghiên cứu áp dụng cho nhiều nghiên cứu về sau:
O’Reilly et al đã cơng bố trên tạp chí “The Academy of Management
Journal” mơ hình văn hóa doanh nghiệp OCP gồm 7 thành phần văn hóa với
54 biến:
- Tơn trọng con người (Respect for people): là thành phần đo lường sự
công bằng, tôn trọng con người, các hành vi, giao tiếp giữa các nhân viên,
doanh nghiệp, cấp trên và nhân viên, sự công nhận, đào tạo, phát triển nhân

viên.


-12-

- Định hướng đội nhóm (Team orientation): là thành phần đo lường về
quan hệ con người trong nhóm, trong doanh nghiệp, tinh thần đồng đội và sự
hỗ trợ, hợp tác khi làm việc.
- Chi tiết/ nguyên tắc hóa (Attention to detail): là thành phần đo lường sự
cẩn thận, chi tiết, chính xác trong cơng việc, u cầu về sự tn thủ các quy
định, luật lệ trong công việc, doanh nghiệp.
- Sự ổn định (Stability): là thành phần đo lường sự an tồn, ổn định, n
tâm trong cơng việc.
- Cải tiến (Innovation): là thành phần đo lường sự ham muốn cải tiến,
thay đổi, sự tìm tịi, khai thác cơ hội, sáng tạo, chấp nhận mạo hiểm trong cải
tiến.
- Định hướng kết quả (Outcome orientation): là thành phần đo lường sự
ưu tiên hướng đến kết quả công việc cao nhất, đặt kết quả công việc là ưu tiên
để
đánh giá nhân viên, định hướng hành động để đạt kết quả cao nhất.
- Năng nổ/ tháo vát (Aggressiveness): là thành phần đo lường sự năng
nổ, tháo vát, tận tâm, chủ động trong công việc cũng như các hoạt động khác
trong và ngoài doanh nghiệp.
2.2. Lý thuyết về sự gắn kết
2.2.1. Khái niệm về sự gắn kết
Nghiên cứu của Rajendran Muthuveloo và Raduan Che Rose (2005) đã
tìm thấy kết quả chỉ ra rằng cam kết gắn bó với tổ chức ảnh hưởng quan trọng
đến các kết quả của tổ chức.
Mơ hình 3 yếu tố TCM (Three-Component Model) của Meyer và Allen
(2004) đo lường 3 yếu tố đánh giá mức độ gắn kết với tổ chức như sau:



×