Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

7 sai lầm dễ mắc phải khi dạy con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.11 KB, 3 trang )

GIÁO DỤC >> Kỹ năng
7 sai lầm dễ mắc phải khi dạy con
Là những điều bố mẹ dạy con thường mắc phải. Tưởng chừng như đó là chuyện nhỏ và
đơn giản nhưng lại có tác động tâm lý rất lớn đến bé.
1. Chê bai bé
Bố mẹ luôn so sánh bé với các bạn khác. Thông thường sự so sánh đó tỏ ý chê bai,
luyến tiếc và thất vọng. Ví dụ: "Sao con không học giỏi bằng bạn Hoa" hoặc "Sao con
không ngoan như bạn Lan".
Những tình cảm mang tính chất tiêu cực này sẽ gây cho bé cảm giác xấu hổ, ảnh
hưởng xấu, làm tổn thương tới lòng tự trọng của bé.
Thay vào sự chê bai đó, bố mẹ có thể khuyến khích, động viên bé sẽ làm tốt hơn ở lần
sau. Ví dụ: "Con cố gắng chăm chỉ nhé. Có khi con còn học giỏi vượt bạn Hoa ấy chứ"
hoặc "Con của mẹ ngoan nhé, ngoan hơn bạn Lan nhỉ".
2. Luôn nhìn vào khuyết điểm của bé
Chắc chắn, bé chỉ mắc có một lỗi nhỏ, nhưng cha mẹ thường nhắc đi nhắc lại lỗi đó
nhiều lần. Hễ bé cứ bé mắc lỗi, cha mẹ sẽ lại nói chuyện lỗi cũ. Điều này làm bé sẽ lung
túng, ức chế và khó chịu.
Sự "nhai lại" khuyết điểm của bé vô tình khiến bé luôn băn khoăn suy nghĩ về điều đó
mà quên đi những ưu điểm của mình. Vì thế, bố mẹ hãy chỉ cho bé cách khắc phục lỗi
lầm và giúp bé phát huy những ưu điểm. Chắc chắn bé sẽ rất tự tin vào bản thân mình
hơn và không tiếp tục mắc lỗi.
3. Lúc nào cũng nóng vội
Khi bố mẹ bảo/ra lệnh/hướng dẫn bé làm điều gì thường nóng vội, mong muốn bé hoàn
thành thật nhanh công việc đó. Có thể, bé vẫn chưa làm xong, nhưng bị bố mẹ thúc
giục, hỏi han nên cảm thấy lo sợ, bất an. Lâu dần cảm giác đó làm cho trẻ trở nên sợ
hãi và thụ động.
Nếu bé chưa làm xong việc như bố mẹ mong muốn, hãy tận tình hỏi xem khúc mắc của
bé ở đâu và hướng dẫn, cùng bé hoàn thành công việc.
4. Không tận tình hướng dẫn cụ thể cho bé
Khi dạy bé điều gì, bố mẹ thường thiếu kiên nhẫn và nghĩ rằng chắc bé đã nắm được
hết những điều mình bảo. Trên thực tế, bé mới chỉ nắm sơ sơ hoặc chưa chắc đã hiểu


hết vấn đề và thật khó để bé làm theo.
Ví dụ, bố mẹ hướng dẫn bé đánh răng, mà chưa làm mẫu cho bé cụ thể. Nhưng bố mẹ
lại mắng bé đánh răng chưa sạch hoặc không biết cách. Điều này sẽ làm cho bé cảm
thấy mình kém cỏi và mất tự tin vào bản thân.
Thay vào đó, bố mẹ nên hướng dẫn tất cả mọi việc với bé thật rõ ràng, đơn giản và
ngắn gọn. Khi bé có tiến bộ, cần kịp thời động viên, khích lệ bé.
5. Kỳ vọng quá mức vào bé
Khi mới sinh ra, bố mẹ nào cũng mong muốn con ăn thật nhiều cho nhanh lớn.
Khi bé vào lớp 1, bố mẹ mong con viết chữ thật đẹp và làm toán thật nhành...
Nhưng tùy vào hoàn cảnh cụ thể, tùy vào từng bé, điều bố mẹ mong muốn bé có thể
làm được hoặc có thể không.
Khi không đạt được những điều mong muốn, bố mẹ thường cảm thấy thất vọng về bé.
Thái độ của bố mẹ sẽ làm cho bé chán nản, mất hứng thú với các công việc sinh hoạt
hàng ngày và đặc biệt là trong học tập.
Tùy vào khả năng của bé, bố mẹ nên đặt cho bé mục tiêu gần và bé có thể thực hiện
được.
6. Không lắng nghe bé
Đôi khi bé muốn kể chuyện cho bố mẹ nghe, nhưng bố mẹ thường phớt lờ và không
quan tâm. Bởi vì những câu chuyện của bé có thể là bố mẹ đã nghe rồi, hoặc là những
điều bố mẹ cho là linh tinh, huyên thuyên. Đôi khi, những câu chuyện đó còn khiến bố
mẹ nổi cáu và bố mẹ chỉ ậm ừ cho qua chuyện.
Điều này làm bé cảm thấy chán nản và thất vọng, nhất là khi thấy câu chuyện của mình
không được quan tâm bằng một trận bóng đá của bố hay một buổi chiều "buôn dưa lê"
của mẹ.
Hãy lắng nghe bé nói, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất. Vì điều đó thể hiện bé rất tin tưởng
vào bố mẹ.
7. Yêu cầu bé hoàn thành nhiều việc một lúc
Điều này thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Buổi sáng cả nhà ngủ dậy muộn,
mẹ bắt bé phải nhanh chóng đánh răng, thay quần áo và sắp sách vở, ăn sáng, chuẩn
bị đi học trong một thời gian rất ngắn. Nếu không bé sẽ muộn giờ đi học, mẹ muộn giờ

làm. Điều đó thật là quá sức với bé. Một lúc bé phải làm theo quá nhiều yêu cầu sẽ
khiến bé phải lung túng, không biết nên làm việc nào trước và dẫn tới kết quả là không
hoàn thành việc nào.
Thay vào đó, mẹ nên chỉ cho bé ưu tiên việc nào làm trước, việc nào làm xong, khắc
phục vào việc nào.
Ví dụ đã muộn giờ học, mẹ có thể mua đồ ăn sáng ở ngoài mang đến trường cho bé
hoặc giúp bé mặc quần áo và sửa soạn sách vở. Điều đó sẽ tiết kiệm thời gian rất nhiều
hơn là để bé tự làm một mình.
Những điều tạm gọi là "sai lầm" trên đây thực ra rất đơn giản nhưng bố mẹ dễ mắc
phải. Đó cũng là nguyên nhân gây đến những sự tiêu cực, chán nản, thất vọng ở bé. Bố
mẹ nên coi trọng bé và tôn trọng tất cả những gì bé mong muốn, xây dựng cho bé một
thái độ sống tích cực. Đó mới là sự giáo dục tốt nhất và cần thiết cho bé.

×