MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ 3-2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cơ khí ô tô 3-2, là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty
Cơ khí Giao thông Vận tải, được thành lập theo quyết định số 1046 QĐ/TCCB-
LĐ ngày 27/5/1993 của bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Đăng ký kinh doanh
số 108902 do Trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 26/6/1993.
Công ty có trụ sở chính tại số 18 đường Giải Phóng, Hà Nội .
Từ buổi sơ khai công ty chỉ là một bộ phận sửa chữa của đoàn xe 12
thuộc Cục chuyên gia. Nhiệm vụ chủ yếu là tiểu tu, bảo dưỡng các loại xe du
lịch của Đoàn và của Trung ương mỗi năm không quá 200 đầu xe, mỗi tháng
chỉ có 8-12 xe. Số thiết bị quá là ít ỏi và cũ kỹ, vèn vẹn được 10 chiếc, lực
lượng lao động không quá 210 người, số cán bộ kỹ thuật chỉ có 3 người với 3
phân xưởng, nhiều bộ phận còn chắp vá, luộm thuộm, các phòng ban nghiệp vụ
chỉ có 1-2 người theo dõi, chức năng không rõ ràng, nhà cửa lụp sụp, tổng diện
tích không bằng 1 phân xưởng hiện nay. Sản xuất theo chế độ cung cấp, không
có hạch toán kinh tế, sửa chữa thì nhỏ lẻ, không có quy trình định mức.
Ngày 9/03/1964 nhà máy ô tô 3-2 được thành lập và là tiền thân của công
ty cơ khí ô tô 3-2 ngày nay. Gần 30 năm xây dựng và trưởng thành nhà máy đã
trải qua bao gian khổ để xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật tạo nền móng vững
chắc cho sự ra đời và phát triển của công ty cơ khí ô tô 3-2.
Hơn 10 năm qua, mặc dù đã trải qua những bước thăng chầm nhưng với
sự lỗ lực của của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty, sự lãnh đạo đúng
đắn kịp thời của ban lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ của các ban nghành, đoàn thể
các cơ quan quản lý nhà nước và Bộ Giao thông Vận tải đặc biệt là sự quan tâm
và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải đã
đưa công ty từng bước lớn mạnh và phát triển.
Thời kỳ đầu mới thành lập(1993 – 1998)
Trong giai đoạn này ngành cơ khí cả nước nói chung và đặc biệt đối với
ngành cơ khí giao thông vận tải nói riêng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng
chầm trọng với rất nhiều những khó khăn chồng chất. Đó là :
Vấn đề về vốn: vốn cho đầu tư mới, đầu tư chiều sâu cho sự đổi mới là
rất ít và hầu như không có và điều này có ảnh hưởng rất lớn tới việc tổ chức lại,
sắp xếp lại và đầu tư công nghệ mới theo cơ chế thị trường.
Vấn đề về việc làm: phần lớn công nhân không có việc làm nhất là khâu
cơ khí. Đây là khâu có thể tạo nhiều việc làm cho cán bộ công nhân viên của
công ty lại đang lâm vào tình trạng khủng hoảng , gặp nhiều khó khăn . Do vậy
việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh ở tầm chiến lược bị hạn chế rất nhiều và rất
khó khăn.
Thêm vào đó năm 1995 nhà nước lại ra quy định tăng thuế nhập khẩu
đồng thời lại chủ chương cho phép nhập xe cũ do vậy chương trình nhập xe
Trung Quốc để đóng xe tải nhỏ, xe khách nhỏ rẻ không thể thực hiện được.
Về năng lực: Chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ chế thị trường. Bộ máy
quản lý còn cồng kềnh, quen quản lý thời bao cấp thiếu năng động và kém hiệu
quả. Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ và đội ngũ công nhân
kỹ thuật, qua nhiều năm chưa được đào tạo lại. Vì vậy, trình độ kỹ thuật, trình
độ quản lý của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất mới.
Phạm vi hoạt động trong lĩnh vực SXKD, còn bị giới hạn trong phạm vi
giấy phép hành nghề, nên chưa khai thác và phát huy được khả năng kinh
doanh, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, nên mức doanh số Công
ty đạt được hàng năm đều thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện của
mình.
Với tất cả những khó khăn được nêu ở trên đã dẫn đến các chỉ tiêu tài
chính và sản lượng mà Công ty đạt được là rất thấp. Ở đây em chỉ xin đưa ra số
liệu về các chỉ tiêu trên của năm 1998 – năm được coi là khởi sắc nhất của Công
ty trong giai đoạn này để qua đó có thể thấy được những khó khăn mà Công ty
đã phải trải qua.
Kết quả cụ thể:
I. Các khoản nộp ngân sách:
- Thuế doanh thu : 56.000.000 đ
- Thuế lợi tức : 2.000.000 đ
- Thuế vốn : 6.000.000 đ
II. Các chỉ tiêu về sản lượng:
- Giá trị tổng sản lượng : 3.710.000000đ
- Giá trị hàng hoá thực hiện : 2.810.340.000đ
- Giá trị thành phẩm : 2.810340.000đ
III. Sản phẩm:
- Sửa chữa xe các loại : 54 xe
- Đóng mới thùng xe ô tô : 31 xe
- Sản xuất cột điện : 88 tấn
- Sản xuất công nghiệp khác : 890.340.000đ
IV. Lao động và thu nhập :
-Tổng lao động trong danh sách: 227 người
- Lao động thường xuyên : 160 người
- Thu nhập bình quân người lao động : 487000đ
Từ 1999 đến nay.
Nhìn nhận chung năm 1999 đánh dấu bước chuyển mình của Công ty Cơ
khí ô tô 3-2. Năm 1999 thực sự là năm khởi sắc của Công ty sau gần 10 năm
khủng hoảng do không theo kịp sự chuyển biến của cơ chế thị trường để đi vào
một thời kỳ mới thời kỳ phát triển toàn diện.
Với phương châm tự thay đổi mình, lấy chất lượng, giá cả làm đầu và
giữ uy tín với khách hàng, Công ty đã thực hiện một loạt các chính sách, biện
pháp nhằm đổi mới công ty. Các biện pháp chủ yếu mà công ty đã thực hiện
trong giai đoạn này là:
1.Biện pháp về thị trường:
Với nhận thức mọi hoạt động của Công ty đều phụ thuộc vào nhu cầu
của thị trường, nên công ty chủ trương phải gắn kết khả năng tiềm tàng của
Công ty với nhu cầu đòi hỏi cấp thiết của thì trường bằng cách tăng cường công
tác tiếp thị để tìm các nguồn công việc mà xã hội đang có nhu cầu, đáp ứng đầy
đủ công ăn, việc làm cho người lao động.
Ngay từ đầu 2001 khi Chính phủ ban hành Quyết định 890 về việc đảm
bảo ATGT, cấm các xe khách quá thời gian sử dụng 15 năm không được lưu
hành Công ty đã biết tiếp cận các đơn vị và cá nhân chuyên doanh về vận tải
hành khách do đó công ty đã thu được nhiều đơn đặt hàng để đóng xe mới.
Năm 2001 Nhà nước cũng áp dụng chính sách thuế: khuyến khích việc
tăng tỷ lệ nội địa hoá hàng xe máy. Doanh nghiệp đã biết chớp lấy thời cơ này
để ký các hợp đồng về sản xuất và tiêu thụ khung và phụ kiên xe máy .
Công tác tiếp thị cũng được Công ty thực hiện tương đối tốt, nhờ đó đưa
các khách hàng quen biết, chuyên sửa xe trước đây tiếp tục trở lại công ty nhờ
đó mà nghề sửa chữa xe truyền thống của công ty tiếp tục được phát huy.
2.Biện pháp về vốn.
Để giải quyết khó khăn về vốn Công ty đã có các giải pháp sau:
- Thống kê, xem xét các thiết bị cũ mà Công ty đã nhập từ lâu, hiện đã hư
hỏng hoặc lạc hậu về công nghệ đề nghị cho cấp trên giải quyết thanh lý để bán
và thu hồi vốn.
- Thu hồi nợ của khách hàng, đối với các khoản nợ khó đòi Công ty đề
nghị cấp trên can thiệp giải quyết.
- Tận dụng mặt bằng nhà xưởng, khu vực chưa có nhu cầu tạm thời cho
thuê để tăng nguồn thu cho Công ty.
3. Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm:
Mục tiêu của Công ty là cung cấp cho thị trường số lượng lớn các xe
đóng mới, xe ca, khung và phụ kiện xe máy. Các loại sản phẩm này phải không
ngừng nâng cao về kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.
Để thực hiện được mục tiêu trên phương châm của công ty là thực hiên
tốt chế độ 3 kiểm, Cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra chặt chẽ ở từng khâu để chấn
chỉnh kịp thời các sai sót trong sản xuất, chỉ nghiệm thu các sản phẩm đảm bảo
chất lượng kiên quyết loại bỏ các sản phẩm hỏng.
4.Biện pháp về công nghệ:
Để nâng cao sản lượng đóng xe ca, Công ty đã thực hiện chuyên môn hoá
cao, đồng thời đưa các chi tiết như khung mui, cánh cửa, khung ghế.v.v… được
sản xuất bằng các thiết bị và gá lắp chuyên dùng, từng bước thực hiện cơ khí
hoá khâu gò.
Trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng xe máy Công ty đã đẩy mạnh việc sản
xuất các gá lắp chuyên dùng, khai thác tận dụng triện để năng lực các thiết bị
ép,đột dập, các thiết bị hàn hiện đại mà Công ty đã đầu tư đồng thời đưa các
công nghệ mới, công nghệ tiên tiến áp dụng để có điều kiện nâng cao năng suất
và cải thiện điều kiện làm việc.
Bằng tất cả những cố gắng nói trên Công ty đã từng bước khẳng định
được mình và tìm được chỗ đứng trên thị trường, tăng nhanh nguồn vốn, doanh
thu, mở rộng mặt bằng sản xuất, mua sắm thiết bị hiện đại để thành lập thêm
dây chuyền sản xuất mới, bổ sung nguồn lực cho công ty. Đặc biệt năm 2002
Công ty đã xây dựng thành công hệ thống quả lý chất lượng ISO 9001:2000 và
được đưa vào áp dụng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Về
thu nhập và đời sống của công nhân viên chức đã không ngừng được cải thiện.
Các chỉ tiêu về nộp ngân sách, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nộp kinh
phí cấp trên đều được Công ty thực hiện một cách nghiêm túc, đúng kỳ hạn và
đúng chế độ Nhà nước đã quy định. Sự phát triển của Công ty trong thời gian
qua được thể hiên cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 01:Quy mô và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
CHỈ TIÊU Đơn vị 1999 2000 2001 2002 2003
1. Tổng GTSL
hàng hoá sản
xuất
1000 3668555,892 10895611 35558917 74044000 75000000
2. Tổng doanh
thu thuần
1000đ 4437000 11027232 34787403 67180000 90.000.000
3. Lợi nhuận
1000đ 10.000 52.000 410.000 1600.000 3200.000
4. Thu nhập
bình quân 1
người/tháng
1000đ 513 810 1200 1400 1500
5.Nguồn vốn
CSH
1000đ 476190,476 5200000 6612903,226 8.228.631,682 10310225,726
6. Hệ số doanh
lợi / VCSH
0,021 0,01 0,0788 0,194 0,31
7.Tỉ suất lợi
nhuận/doanh thu
% 0,225 0,472 1,179 2,37 3,556
Theo biểu trên ta thấy rõ tổng giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất của
doanh nghiệp tăng một cách nhanh tróng và vượt trội: năm 2003 chỉ tiêu này
tăng hơn 20 lần so với năm 1999. Lợi nhuận năm 2003 tăng 320 lần so với năm
1999, doanh thu thuần tăng hơn 18 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng gần
3 lần. Tất cả những điều trên khẳng định công ty đã không ngừng sản xuất sản
phẩm, đẩy mạnh công tác tiêu thụ, sản phẩm của công ty có được chỗ đứng
mạnh mẽ trên thị trường… do đó mà nâng cao các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
và đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Tỉ suất
lợi nhuân trên doanh thu và hệ số doanh lợi của NVCSH cũng không tăng lên và
tăng rất nhanh điều này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu
hướng ngày càng tốt hơn.Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là hệ số doanh lợi
trên vốn chủ sở hữu năm 2000 giảm so với năm 1999, nguyên nhân là do trong
năm này doanh nghiệp đầu tư theo chiều sâu: đầu tư cho việc xây dựng, cải tạo
mặt bằng, nhà xưởng của công ty và công việc này chủ yếu được đầu tư bằng
nguồn vốn CSH do đó mặc dù lãi tăng hơn 5 lần so với năm 1999 nhưng VCSH
lại tăng hơn 10 lần làm cho hệ số doanh lợi của vốn CSH giảm.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Chức năng, nhiêm vụ của công ty được quy định ở Điều 2 trong điều lệ
về tổ chức và hoạt động của Công ty Cơ khí ô tô 3-2. Ban hành kèm theo Quyết
định số 64 QĐ/HĐQT ngày 19/06/1998 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cơ
khí giao thông vận tải .
Điều 2: Công ty có nhiệm vụ Sản xuất kinh doanh chuyên ngành cơ khí
Giao thông Vận tải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển của Tổng Công ty Cơ
khí Giao thông Vận tải và theo yêu cầu của thị trường bao gồm:
1. Lập dự án, khảo sát nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất và tiêu thụ
các sản phẩm :
- Sửa chữa các loại xe ôtô du lịch, xe công tác, xe ca thi công công trình
với mọi cấp sửa chữa
- Tân trang đóng mới các loại xe ô tô du lịch, xe công tác, xe ca, xe tải
nhẹ, xe gắn máy các loại, xe vận tải thi công công trình
- Sản xuất phục hồi phụ tùng ô tô, xe gắn máy, phụ tùng xe, máy thi công
công trình
- Hợp đồng sản xuất, gia công các mặt hàng cơ khí, các mặt hàng kết cấu
thép, phục vụ ngành và các ngành kinh tế khác.
2. Kinh doanh mua bán ô tô, xe gắn máy, phụ tùng ô tô, các phụ kiện, các
loại hàng hóa phục vụ yêu cầu của nghành và thị trường.
1.3. Hoạt động kinh doanh của công ty.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty gồm:
- Đóng mới các loại thùng xe, lắp cẩu, lắp hệ thống nâng hạ cho xe ô tô.
- Đóng mới các loại xe khách từ 8 đến 60 chỗ ngồi.
- Sản xuất các loại phụ tùng ô tô và xe máy.
- Gia công các loại mặt hàng cơ khí chính xác.
- Sản xuất các loại cấu kiện thép.
- Bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các loại xe ô tô
- Kinh doanh các loại phụ tùng ô tô, xe máy, các phương tiện giao thông.
- Sản xuất, kinh doanh tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh và đại lý xăng dầu, nhiên liệu.
Thị trường kinh doanh của công ty.