LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung thì nền
công nghiệp cơ khí đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó góp phần thúc
đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển. Công ty cổ phần cơ khí ôtô 3-2 ban
đầu là một doanh nghiệp nhà nước, trải qua một thời gian dài xây dựng và
phát triển doanh nghiệp từng bước lớn mạnh. Từ chỗ chỉ là một doanh
nghiệp nhỏ với vài chục người lao động hiện nay công ty đã có trên 500
người có việc làm ổn định thu nhập ngày càng được cải thiện. Nhờ sự nỗ lực
không ngừng của tập thể CBCNV nhà máy, công ty đã đóng góp một phần
đáng kể vào nền công nghiệp ôtô nước nhà, phát huy nguồn nội lực nghiên
cứu, học hỏi và đưa vào ứng dụng thành công công nghệ mới, góp phần tích
cực vào việc tăng tỷ lệ nội địa hóa nền công nghiệp ôtô nước nhà theo tinh
thần của thủ tướng chính phủ.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CƠ
KHÍ Ô TÔ 3 - 2
Công ty cổ phần cơ khí ôtô 3 - 2 là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng
công ty công nghiệp ôtô Việt Nam, được thành lập theo quyết định số
1046QD/TCCB-LĐ ngày 27/5/1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải,
đăng ký kinh doanh số 109802 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày
26/06/1993.
Đ/c : Số 18 Đường Giải Phóng - Đống Đa - Thành phố Hà Nội
Tel : (84-4) 577 1047
Fax : (84-4) 852 5601
1
E-mail:
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh:
“3 – 2 AUTOMOBILE MECHANICAL JOIN STOCK COMPANY”
Những ngày đầu thành lập nhà máy chỉ là một bộ phận sửa chữa của
Đoàn xe 12 thuộc cục chuyên gia. Nhiệm vụ chủ yếu là tiểu tu, bảo dưỡng
các loại xe du lịch của đoàn và của trung ương mỗi năm không quá 200 đầu
xe, mỗi tháng chỉ có 08-12 xe, số thiết bị quá ít ỏi và cũ kỹ, lực lượng lao
động chỉ hơn 200 người số cán bộ kỹ thuật chỉ có 3 người với 3 phân xưởng,
nhiều bộ phận còn chắp vá, các phòng ban nghiệp vụ chỉ có 1-2 người theo
dõi, chức năng chưa rõ ràng , nhà cửa lụp xụp tổng diện tích không bằng một
phân xưởng hiện nay. Sản xuất theo chế độ cung cấp, không có hạch toán
kinh tế, sửa chữa nhỏ lẻ không có quy trình định mức.
Hơn 20 năm qua, mặc dù trải qua những bước thăng trầm nhưng với
sự lãnh đạo đúng đắn kịp thời của ban lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ của các
ban ngành, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước và Bộ Giao Thông Vận Tải
đặc biệt là sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng công ty công
nghiệp ôtô Việt Nam đã đưa nhà máy từng lớn mạnh và phát triển.
Năm 1999 đánh dấu bước chuyển mình của nhà máy sản xuất ôtô 3-2
và đây cũng là năm khởi sắc của nhà máy 3 - 2 sau gần 10 năm khủng
khoảng do không theo kịp sự biến động của cơ chế thị trường. Nắm bắt được
thời cơ thị trường xe máy lên cao ban lãnh đạo nhà máy nhanh chóng
chuyển sang sản xuất khung xe máy và đã gặt hái được thành công từ đó
mua sắm thêm trang thiết bị và dần dần từng bước đổi mới công nghệ làm
nền tảng cho sự phát triển sau này của nhà máy.
2
Năm 2003, để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu mở rộng sản xuất và thực
hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc di chuyển
dần các nhà máy sản xuất công nghiệp ra khỏi nội thành, nhà máy đã cho
khởi công xây dựng thêm một nhà máy nữa ở khu công nghiệp Phố Nối –
Hưng Yên bằng nguồn vốn tự có và đã đưa vào hoạt động vào năm 2005.
Đây là một bước chuyển mình tích cực trong nổ lực mở rộng quy mô sản
xuất của nhà máy.
Để thích ứng ngày một tốt hơn trong nền kinh tế thị trường ban lãnh đạo
công ty đã thực hiện một loạt các chính sách, biện pháp nhằm đổi mới nhà
máy. Các biện pháp chủ yếu mà nhà máy đã thực hiện trong giai đoạn này là:
Biện pháp về thị trường , biện pháp về vốn, biện pháp về công nghệ, biện pháp
về nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao
động, nâng cao trình độ quản lý để theo kịp với sự phát triển của công ty…….
Nhờ phát huy tốt những gì đã có trong hơn 20 năm qua cộng với tinh
thần dám nghĩ dám làm của tập toàn bộ tập thể CBCNV, Công ty đã từng bước
khẳng định được vị trí của mình trên thị trường ôtô Việt Nam. Đặc biệt năm
2002, Công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000 và đã được đưa vào áp dụng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Năm 2004, Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với
việc đóng mới hơn 400 xe ca các loại chưa kể việc đóng mới thùng xe tải và
các loại xe chuyên dùng, sản xuất phụ tùng ô tô, xe gắn máy, sản xuất cấu
kiện thép, bảo hành bảo dưỡng xe ô tô và gia công cơ khí..., lo đủ việc làm
cho gần 500 CBCNV. Lãi thực hiện năm 2004 đạt hơn 7 tỷ đồng, nộp ngân
sách 8 tỷ đồng.
3
Là một nhà máy với quy mô vừa nhưng trong những năm qua nhà máy
đã dần phát triển, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên chức đã
không ngừng được nâng cao. Hệ thống dây chuyền phục vụ cho sản xuất dần
dần được thay thế theo hướng hiện đại hóa, từ chỗ sản xuất chủ yếu là làm
thủ công dựa vào bàn tay người thợ đến nay công ty sản xuất chủ yếu là máy
móc, có quy trình công nghệ rõ ràng, chất lượng sản phẩm ngày càng ổn
định, tạo được sự tín nhiệm của bạn hàng. Các chỉ tiêu về nộp ngân sách nhà
nước, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nộp kinh phí cấp trên đều được
nhà máy thực hiện nghiêm túc, đúng kỳ hạn và đúng chế độ nhà nước quy
định.
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và thực hiện nghị định
109/2007/NĐ-CP của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước thành công ty cổ phần, vào quý II năm 2008 căn cứ quyết định số
85/QĐ-BGTVT ngày 12/4/2006 của Bộ Giao Thông Vận Tải về việc cho
phép nhà máy sản xuất ôtô 3-2 triển khai cổ phần hóa, nhà máy đã thực hiện
cổ phần hóa thành công. Đây là một bước ngoặt mang tính chất trọng đại
đối với nhà máy nói riêng và toàn bộ ngành công nghiệp ôtô nước nhà nhằm
phát huy tốt hơn nữa khả năng cạnh tranh của nhà máy đối với thị trường ôtô
nội địa,thúc đẩy hơn nữa tỷ lệ nội địa hóa đối với ôtô sản xuất trong nước,
tăng thu nhập đối với cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG
TY CƠ KHÍ Ô TÔ 3 - 2
2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Xuất thân từ một nhà máy cơ khí nên chức năng chính của công ty là
tạo ra các sản phẩm về cơ khí song để phát huy tốt hơn nữa những nguồn nội
lực sẵn có đồng thời tạo thêm nguồn thu nhập, công ăn việc làm ổn định cho
4
người lao động công ty đã mở rộng sang các lĩnh vực khác. Nhìn chung các
chức năng chính của Công ty bao gồm:
- Thiết kế đóng mới, hoán cải phương tiện giao thông đường bộ
- Sửa chữa, đóng mới, lắp ráp, phục hồi và sản xuất phụ tùng ôtô,
xe máy.
- Sản xuất và gia công các mặt hàng cơ khí khác
- Cung cấp xăng dầu, nguyên nhiên liệu cho người tiêu dùng
- Nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị, linh kiện ôtô xe máy các loại
để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh bán tại thị trường trong nước
- Bán ôtô và xe máy các loại bằng hình thức đại lý
2.2. Bộ máy tổ chức
Để phát huy và nâng cao năng lực quản lý nhà máy có bộ máy quản lý
khá chặt chẽ và linh hoạt, phân cấp rõ ràng, tạo điều kiện tốt cho ban giám
đốc nhà máy điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt và
khai thác nguồn lực hiện tại của công ty một cách cao nhất.
Theo điều lệ của công ty cổ phần cơ khí ôtô 3 - 2 thì bộ máy quản lý gồm
có Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc giúp việc cho
Tổng giám đốc và các phòng ban chức năng:
* Hội đồng quản trị:
Hội đồng Quản trị là bộ phận cao nhất của Công ty, đại diện cho các chủ sở
hữu có vốn góp tại công ty. Chủ tịch HĐQT là người được HĐQT bầu ra
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của HĐQT. Giúp việc cho HĐQT có Thư
Ký HĐQT. Các chức năng nhiệm vụ được qui định trong Bảng Điều Lệ
công ty.
5
Sơ đồ tổ chức của nhà máy ôtô 3 – 2
* Tổng giám đốc:
Tổng Giám đốc công ty chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh và tổ chức các bộ máy, bộ phận, nhân sự trong phạm vi
quyền hạn cho phép tại Điều lệ. Tổng Giám Đốc Công ty được HĐQT
bầu và Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm. Chức năng quyền hạn cụ thể của Tổng
Giám Đốc Công ty được qui định trong điều lệ hoạt động và tổ chức của
Công ty. Giúp việc cho Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc.
P.TGĐ phụ
trách nhà
máy Hưng
Yên
P.TGĐ phụ
trách kinh
doanh
P.
K
C
S
Phòng kinh
doanh
P
X
Ôt
ô
1
P
X
Ô
tô
2
P
X
C
K
1
Ban
bảo
vệ
P.
N
C
P.
K
T
P.
K
H
S
X
6
P.TGĐ phụ
trách kĩ
thuật
P.TGĐ phụ
trách sản xuất
Tổng giám
đốc
Ban
dự
án
P. kĩ
thuật
P
X
C
K
2
P
X
C
K
3
Hội đồng quản
trị
Các phòng ban chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc
nhà máy bao gồm:
o Phòng nhân chính
o Phòng kế toán
o Phòng bảo vệ
* Bốn phó tổng giám đốc:
Các Phó Tổng Giám đốc giúp việc TGĐ và chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải
quyết những công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền theo quy định
của Pháp luật và Điều lệ Công ty.
- Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: phụ trách về mặt kỹ thuật,
chất lượng sản phẩm do nhà máy sản xuất và quản lý các phòng ban:
o Ban dự án
o Phòng kỹ thuật
o Phòng KCS
- Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất: phụ trách về vấn đề sản xuất
của nhà máy, các phòng ban và phân xưởng:
o Phòng kế hoạch sản xuất
o Phân xưởng ôtô 1
o Phân xưởng ôtô 2
o Phân xưởng cơ khí 1
o Phân xưởng cơ khí2
7
o Phân xưởng cơ khí 3
- Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: phụ trách và quản lý trực
tiếp phòng kinh doanh
- Phó tổng giám đốc phụ trách nhà máy Hưng Yên: phụ trách mảng sản
xuất và quản lý nhà máy tại Hưng Yên.
* Các phòng ban và phân xưởng:
Phòng nhân chính:
+ Quản lý toàn bộ công tác tổ chức lao động và công tác tiền lương
+ Tổ chức đào tạo, huấn luyện tuyển chọn nhân sự toàn Công ty
+ Xây dựng định mức lao động, hình thức trả lương và tính lương
+ Lập báo cáo tiền lương theo quy định.
+ Xây dựng các bảng nội qui, đề ra các chính sách về nhân sự.
Phòng kế hoạch sản xuất:
+ Lập các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch sản
xuất từng loại sản phẩm cụ thể trong năm, điều tiết sản xuất theo
kế hoạch.
+ Lên kế hoạch cung ứng vật tư cho từng phân xưởng sản xuất,
từng loại sản phẩm.
+ Khai thác thị trường để tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật
liệu mới nhằm đảm bảo luôn cung cấp kịp thời các yếu tố đầu vào,
đảm bảo đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất của nhà máy
Phòng kinh doanh:
8
+ Nắm bắt những biến động của thị trường, kịp thời phản ánh tới ban
giám đốc để có biện pháp điều chỉnh phù hợp
+ Tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu và quảng cáo sản
phẩm.
+ Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của nhà máy .
+ Quản lý các sản phẩm đã hoàn thành,thực hiện các nghiệp vụ bán
hàng và sau bán hàng…….
Phòng kế toán:
+ Tham mưu cho Tổng giám đốc về mặt công tác kế toán – tài
chính, sử dụng nguồn vốn và khai thác khả năng vốn của nhà máy để
nguồn vốn đạt được hiệu quả cao nhất.
+ Tham mưu cho giám đốc về việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nôp
thuế cho nhà nước.
+ Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn vốn phục vụ kịp thời cho
hoat động sản xuất kinh doanh của nhà máy.
+ Quản lý, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, quản lý chặt chẽ chế
độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính trong toàn nhà máy.
Phòng kỹ thuật:
+ Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật các sản phẩm, các chỉ tiêu kiểm
tra kỹ thuật, định mức vật tư, định mức giờ công lao động
+ Hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật và quản lý chặt chẽ các chỉ
tiêu đã được hoàn thành.
+ Đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức sản xuất .
9
+ Quản lý kỹ thuật, quản lý máy móc, trang thiết bị ở bộ phận sản
xuất cũng như ở khối văn phòng và chú ý đến công tác an toàn lao
động
Phòng KCS:
+ Quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm do nhà máy sản xuất
trước khi nhập kho thành phẩm đồng thời cũng kiểm tra các mặt
hàng mua ngoài trước khi nhập vào kho.
+ Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng,
+ Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý chất lượng sản
phẩm,
+ Duy trì và nâng cao uy tín của nhà máy đối với khách hàng trực
tiếp mua những mặt hàng đòi hỏi sự đảm bảo về chất lượng cao
Bộ phận bảo vệ:
+ Bảo vệ sản xuất, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn xã
hội,
+ Bảo vệ tài sản chung của nhà máy cũng như của khách hàng
đến liên hệ công tác.
+ Duy trì việc mặc đồng phục trong sản xuất chấp hành giờ giấc
lao động của công nhân và xử phạt những trường hợp không chấp
hành nội quy của nhà máy.
Phân xưởng cơ khí 1, cơ khí 2 và cơ khí 3: Chuyên gia công cơ khí các sản
phẩm, chi tiết máy móc phục vụ cho việc lắp ráp ô tô của Công ty cũng như
của các đơn đặt hàng.
10