Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tải Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Tây Hồ, Hà Nội năm học 2017 - 2018 (Có đáp án) - Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.2 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>
<b>QUẬN TÂY HỒ </b>


<b>KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT </b>
<b>NĂM HỌC 2017 - 2018 </b>


<b>Môn thi: Ngữ văn </b>
<b>ĐỀ THI THỬ </b>


<b>Ngày thi: 29 tháng 5 năm 2017 </b>
<b>Thời gian làm bài: 120 phút </b>
<b>PHẦN 1 (5,5 điểm): </b>


Trong bài “Chiều sông Thương”, nhà thơ Hữu Thinh viết:
Đám máy trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hạ


<b>Câu 1: Những câu thơ trên gợi cho em liên tưởng tới bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn </b>
9 cũng có hình ảnh đám mây của nhà thơ trên? Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ ấy.


<b>Câu 2: Chép chính xác hai khổ đầu của bài thơ em vừa nêu. </b>


<b>Câu 3: Trong đoạn thơ em vừa chép có hai từ đồng nghĩa với nhau. Đó là hai từ nào? Theo </b>
em, cách tác giả sử dụng chúng trong bài thơ có giống nhau khơng? Hãy chỉ rõ.


<b>Câu 4: Tư những câu thơ vừa chép, em hãy hoàn thành đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, </b>
trong đó có sử dụng phép lặp để liên kết câu và một câu có thành phấn khởi ngữ (xác định rõ
phép lặp và thành phấn khởi ngữ) để làm sáng tỏ câu chủ đề:


<b>Như vậy, chỉ với hai khổ thơ năm chữ bình dị, Hữu Thỉnh đã đem đến cho người đọc </b>
<b>một bức tranh thu tuyệt đẹp được vẽ bằng hồn thơ tinh tế, nhạy cảm. </b>



<b>PHẦN 2 (4,5 điểm): </b>


Dưới đây là phần trích trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>là nỗi nhớ phồn hoa đơ hội thì xồng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. </i>


(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015)
<b>Câu 1: Đoạn văn sử dụng hình thức ngơn ngữ độc thoại hay đối thoại? Vì sao? Nếu chuyển </b>
các câu nghi vấn trong đoạn thành câu trần thuật (vẫn giữ nguyên nội dung) thì giá trị biểu
đạt và biểu cảm của chúng có thay đổi khơng? Nêu cụ thể.


<b>Câu 2: Nhân vật "cháu” trong đoạn văn là ai? Suy nghĩ của nhân vật thể hiện trong đoạn có </b>
gì đặc biệt? Từ những suy nghĩ đặc biệt ấy, em hiểu nhân vật là người thế nào?


<b>Câu 3: </b>Cùng chủ để với “Lặng lẽ Sa Pa” nhà thơ Thanh Hải đã viết những câu thơ thật ý
nghĩa trong bài


“Mùa xuân nho nhỏ”:


<i>Ta làm con chim hót </i>
<i>Ta là một cành hoa </i>
<i>Ta nhập vào hòa ca </i>
<i>Một nốt trầm xao xuyến </i>


Từ hiểu biết về hai tác phẩm được nói tới ở trên, kết hợp với những kiến thức xã hội,
em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của mình về
ý nghĩa và niềm vui của sự tự giác, tự nguyện trong đời sống con người và xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn </b>


<b>Phần 1 </b>


<b>Câu 1 </b>


 Bài thơ Sang Thu 0,25 điểm


 Nhan đề có ý nghĩa: khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu với những cảm nhận tinh tế
của nhà thơ 0,25 điểm


<b>Câu 2 1.0 điểm </b>


 Chép chính xác 8 câu thơ mỗi lỗi sai hoặc thiếu một câu - 0,25 điểm
<b>Câu 3 </b>


 Hai từ đồng nghĩa là “chùng chình” và “dềnh dàng” 0,5 điểm


 Cách dùng giống nhau ở chỗ: cùng sử dụng nghệ thuật nhân hóa, cùng diễn tả sự
chuyển biến thong thả, chậm rãi của sự vật 0,5 điểm


<b>Câu 4 </b>


Hình thức 1.0 điểm


 Đúng hình thức đoạn văn quy nạp với độ dài 12 câu có phép lặp và thành phần khởi
ngữ


Nội dung 2,0 điểm


 Biết khai thác các chi tiết hình ảnh, từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật để làm sáng tỏ
bức tranh thu tuyệt đẹp được vẽ bằng hồn thơ tinh tế nhạy cảm



o Khổ 1: nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối khi bất chợt nhận ra những tín hiệu đầu tiên
của phút giao mùa hạ sang thu


o Khổ 2: tác giả ngây ngất bởi những tín hiệu mùa thu đã dần rõ nét ở một không
gian rộng lớn, nhiều tầng bậc


<b>Phần 2 </b>
<b>Câu 1 </b>


 Đoạn văn sử dụng ngơn ngữ đối thoại vì đây là lời nói của anh thanh niên với ông họa
sĩ 0.5 điểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

của nhân vật 0,75 điểm
<b>Câu 2 </b>


 Nhân vật cháu trong đoạn trích là anh thanh niên làm cơng tác khí tượng trên đỉnh núi
Yên Sơn 0,25 điểm


 Suy nghĩ của anh trong đoạn trích đặc biệt ở chỗ: 0,5 điểm
o Anh coi công việc là người bạn của anh


o Anh nghĩ về sự thèm người của mình nhỏ hơn trách nhiệm với đất nước


 Suy nghĩ đặc biệt đó cho thấy anh là người u cơng việc, sống có trách nhiệm với tập
thể và đất nước 0,5 điểm


<b>Câu 3 </b>


 Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn nghị luận xã hội đảm bảo độ dài hai phần ba


trang giấy 0.5 điểm


 Về nội dung 1,5 điểm


o Nêu cách hiểu về ý thức tự giác, tự nguyện


o Ý nghĩa và niềm vui của sự tự giác, tự nguyện đối với bản thân, gia đình và xã
hội


o Liên hệ bản thân: tự giác trong học tập, rèn luyện, tự nguyện trong phong trào
hoạt động tập thể, sống có ích, sống tử tế


</div>

<!--links-->

×