Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ĐIỆN THỦY LỢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 25 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ
ĐIỆN THỦY LỢI
2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất tại Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi.
Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa,
chuyên thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sửa chữa các loại máy móc thiết bị thuỷ lợi, sản
xuất cấu kiện kim loại và lắp đặt trang bị điện dân dụng đáp ứng nhu cầu của
nhiều ngành kinh tế quốc dân. Tính chất sản xuất của công ty là sản xuất sản phẩm
đơn chiếc, chu kỳ sản xuất dài, quy mô sản xuất lớn. Quy trình sản xuất sản phẩm
được thực hiện chặt chẽ, hợp lý qua các khâu đảm bảo cho sản phẩm đạt chất
lượng tốt, đảm bảo uy tín của công ty trên thị trường.
Đặc điểm quy trình sản xuất của công ty có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Định mức vật tư, nhân công
Lập kế hoạch thực hiện sản xuất
Tổ chức sản xuất
Nghiệm thu
Thiết kế bản vẽ
Lập quy trình công nghệ
Nhập kho
Bán hàng
2.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cơ khí - Điện
Thuỷ lợi
a, Tổ chức bộ máy kế toán:
Là một doanh nghiệp có quy mô vừa, tổ chức hoạt động tập trung trên
cùng một địa bàn đồng thời để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của
kế toán trưởng, đảm bảo kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán giúp cho
lãnh đạo công ty nắm được kịp thời tình hình hoạt động của công ty thông qua
thông tin kế toán cung cấp, Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi đã áp dụng hình
thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán được
thực hiện tại phòng kế toán của công ty và ở các xí nghiệp trực thuộc không tổ
chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ tổ
chức ghi chép ban đầu, thu nhận chứng từ và gửi về phòng kế toán công


ty.Phòng tài vụ của công ty chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động tài chính
thông qua tổng hợp số liệu được gửi lên của các xí nghiệp, phân xưởng trực
thuộc.
Cơ cấu của phòng kế toán được khái quát thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán vật tư và tiêu thụ
Kế toán tiền lương và BHXH
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Kế toán ở các xí nghiệp
Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của công ty, biên chế
quân sự của phòng kế toán - thống kê hiện nay gồm 5 người dưới sự lãnh đạo
trực tiếp của kế toán trưởNg với nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: Là người chỉ đạo, giám sát toàn bộ mạng lưới kế toán
của công ty, đảm bảo cho bộ máylàm việc có hiệu quả.Đồng thời phải báo cáo
một cách kịp thời, chính xác lên cấp trên tình hình và kết quả hoạt động tài
chính trong doanh nghiệp để tìm ra những mặt mạnh cần phát huy và những
tồn tại cần khắc phục và đưa ra những kiến nghị với giám đốc nhằm tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Kế toán vật tư kiêm tiêu thụ: Có nhiệm vụ hạch toán, theo dõi tình
hình biến động của vật liệu, công cụ dụng cụ cả về số lượng và giá trị. Đồng
thời, kế toán còn căn cứ vàochứng từ liên quan khác để hạch toán doanh thu
tiêu thụ sản phẩm.
- Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ hạch toán và kiểm tra tình hình thực
hiện quỹ lương, phân tích việc sử dụng lao động và định mức lao động, lập
bảng thanh toán tiền lương, thanh toán bảo hiểm xã hội, ..
- Kế toán thanh toán: Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ như hoá đơn bán
hàng, các chứng từ nhập - xuất kho để lập các phiếu thu, phiếu chi, lập bảng kê

chứng từ thu, chi tiền mặt, lập bảng kê chứng từ ngân hàng, làm các thủ tục
vay và trả nợ ngân hàng, vào sổ kế toán tài khoản tiền gửi, tiền vay, đôn đốc
tình hình thanh, quyết toán các công trình,
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ gửi tiền mặt và rút tiền gửi ngân hàng về quỹ.
Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để thu và phát tiền mặt.
- Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ kèm theo các bảng
kê, các chứng từ gốc để tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả kinh
doanh, lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác.
- Bộ phận kế toán ở các xí nghiệp : Có nhiệm vụ thu thập, kiểm tra và
báo cáo về phòng kế toán thống kê của công ty theo đúng định kỳ.
b, Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
-Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12.
-Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam.
-Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường
xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
-Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu xuất kho: Phương pháp nhập
trước -xuất trước.
-Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Được áp dụng theo quyết định số
116/19999-QĐBTC của bộ trưởng bộ tài chính ngày 30/12/1999.
c, Hệ thống tài khoản sử dụng.
Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi đã đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản kế
toán thống nhất của Bộ tài chính ban hành theo quyết định 15 QĐ/ TC/CĐKT
nhằm phục vụ công tác hạch toán thuế giá trị gia tăng. Đồng thời, công ty đã mở
chi tiết một số tài khoản nhằm quản lý cụ thể, các loại vốn, tài sản và nhằm mục
đích phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ của công ty.
d, Hình thức tổ chức kế toán của công ty.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô của khối lượng các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý,
trình độ kế toán, hiện nay Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi đang áp dụng hình thức
sổ kế toán Chứng từ ghi sổ và hệ thống sổ sách tổng hợp, chi tiết tương ứng ban

hành theo quyết định số 15 QĐ/ TC/CĐKT của Bộ tài chính tương đối phù hợp
với tình hình hạch toán kế toán chung của công ty.
e, Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
ở Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi, bộ phận kế toán sử dụng các loại sổ, thẻ
chi tiết sau:
- Sổ tài sản cố định
- Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm; thẻ kho
- Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh; thẻ tính giá thành sản phẩm
- Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả
- Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua, ngân sách …
- Sổ chi tiết bán hàng
- Các bảng phân bổ: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ
nguyên vật liệu và CCDC, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
Ngoài ra công ty còn sử dụng các sổ tổng hợp: sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ, sổ cái các tài khoản 111, 112, 331…
f, Hệ thống báo cáo tài chính .
- Theo quy định của Nhà nước: Hệ thống báo cáo tài chính gồm:
1. Bảng cân đối kế toán
2. Báo cáo kết quả kinh doanh
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4. Thuyết minh báo cáo tài chính
- Theo quy định của công ty:
Nhằm phục vụ cho công việc kế toán và cung cấp thông tin cho việc quản
trị, ngoài những báo cáo tài chính trên công ty còn lập thêm một số báo cáo khác
như: Báo cáo công nợ, báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nhập, xuất
và tồn kho của hàng tồn kho …
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi
2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty.
Mỗi doanh nghiệp sản xuất ở các ngành nghề khác nhau thì đặc điểm sản

xuất, đặc điểm sản phẩm cũng khác nhau. Theo đó, chi phí sản xuất phát sinh ở
mỗi ngành cũng có những đặc thù riêng. Tại công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi, chi
phí sản xuất có một số đặc điểm sau:
- Do quy trình sản xuất phức tạp, quy mô sản xuất lớn và sản xuất sản
phẩm đơn chiếc nên chi phí sản xuất thường được tập hợp theo công trình hoặc
theo từng đơn đặt hàng.
- Là doanh nghiệp sản xuất - chế tạo và lắp đặt các thiết bị thuộc về cơ khí
- điện nên chi phí nguyên vật liêụ trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn (khoảng
65 - 70% giá trị sản phẩm). Vật liệu chính thường bỏ ngay từ khi bắt đầu sản
xuất, ví dụ như để sản xuất một đường ống cho công trình Quảng Bình nguyên vật
liệu chính là sắt φ 900 phải xuất đủ ngay từ khi bắt đầu sản xuất.
- Chi phí sản xuất theo từng khoản mục cho từng công trình phần lớn là
dựa trên định mức do phòng kế hoạch vật tư xây dựng sẵn. Định mức này sẽ là
cơ sở để kế toán vật tư xuất nguyên vật liệu.
2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp
Xuất phát từ đặc điểm của công ty, đối tượng kế toán tập hợp chi phí
được kế toán xác định là từng đơn đặt hàng, từng công trình (theo nơi chịu
chi phí) và từng xí nghiệp, toàn Công ty (theo nơi phát sinh chi phí).
Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được kế toán tập hợp trực tiếp cho
các đối tượng tập hợp chi phí nếu chi phí đó có liên quan trực tiếp đến từng đối
tượng. Các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán thì kế toán sử dụng
phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn phân bổ thường được công ty sử
dụng là: tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức …
Do công ty có quy mô sản xuất lớn, thời gian thực tập lại hạn chế nên
trong chuyên đề này em chỉ xin chọn đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành
là công trình Ba Hạ, một trong những công trình đã được công ty thực hiện từ
ngày 3/1/2007 và đã hoàn thành vào cuối quý I năm 2007.
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất
2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm: Nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, nhiên liệu …Trong đó:
- Nguyên vật liệu chính gồm: các loại sắt tròn như Φ20- Φ200, sắt 9KC-
Φ22, sắt gai, sắt lục lăng …; các loại thép như thép buộc 11 ly, thép INOC, thép
Φ30, thép nhíp, thép L35 *25, thép U280 *80…; các loại tôn (tôn 8 lyt, tôn 10
ly,..).
- Vật liệu phụ gồm: Các loại que hàn, ôxi, đất đèn, dây kẽm...
- Nhiên liệu gồm: Xăng, dầu diezen, gas.
Căn cứ vào Phiếu sản xuất do phòng kế hoạch vật tư chuyển sang, kế toán
vật tư viết Phiếu xuất kho theo số lượng, chủng loại, quy cách đã định mức trong
Phiếu sản xuất. Sau đó, giao phiếu xuất kho cho bộ phận cần vật liệu đó để đưa
xuống kho. Thủ kho sau khi giao vật tư, giữ lại phiếu xuất kho làm căn cứ ghi
thẻ kho. Định kỳ 10 ngày một lần, các phiếu xuất -nhập kho được chuyển về cho
kế toán vật tư. Tại phòng kế toán, kế toán vật tư tiến hành hoàn thiện chứng từ
bằng cách điền cột đơn giá và tính thành tiền của các vật liệu xuất kho.
Đơn giá vật tư xuất kho ở Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi được xác định
theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
Biểu số 01:
Đơn vị: Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi
Số: 86/2007/KH
Phiếu sản xuất
Đặt: Xí nghiệp lắp máy II
Sản xuất cho: Công trình Ba Hạ
Chi tiết: Dàn máy Số lượng: 01 chiếc
Nguyên công và quy cách: Tạo phôi
Chuyển xí nghiệp cơ khí doa.
Ngày giao: 3/2/2007 Ngày hoàn thành: 28/3/2007
T.P KHVT
(Ký, họ tên)
Phần định mức: Theo bản vẽ

I. Vật tư cấp
A. Kho thép
1. Thép I 170*125 =19.06 m
2. Thép I 250*125 = 9.81 m
3. Thép I 270*125 =21.32 m
B. Định mức lao động: 126 công 4/7
Người định mức T.P Kỹ thuật
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Kiểm nghiệm
Nhập kho
C. Bộ phận KCSC Thủ kho
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Căn cứ vào Phiếu sản xuất do phòng kế hoạch vật tư chuyển sang, kế toán vật tư sẽ
dựa vào Barem khối lượng của từng quy cách vật tư xác định khối lượng của từng
loại vật tư. Trên cơ sở khối lượng vật tư quy đổi, giá vật tư (tính theo phương pháp
nhập trước - xuất trước), kế toán viết phiếu xuất kho số 65 cho xí nghiệp lắp máy II
như sau:
Biểu số 02:
Đơn vị: Công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi Mẫu số 02-VT
Địa chỉ: Km 10 - QL 1A , Ttrì, HN Ban hành theo
QĐ/1141/TC/QĐ/CĐKT
ngày 1 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 5 tháng 2 năm 2007
Số: 56
Nợ: 621
Có: 152
Họ tên người nhận hàng: Anh Long Bộ phận: XNLM II
Lý do xuất: Công trình Ba Hạ theo PSX số 86/2007/KH )

Xuất tại kho: Chị Tâm
STT Tên, nhãn hiệu,
quy cách vật t ư,
sản phẩm, hàng
hoá
M
ã
số
Đơn
vị
tính
Số lượng Đơn
giá
Thành
tiền
Y.cầu T. xuất
1 Thép I 170*125 Kg 450 450 7.000 3.150.000
2 Thép I 250*125 Kg 220 220 7.000 1.540.000
3 Thép I 270*125 Kg 510 510 7.000 3.570.000
Cộng 8.260.000
Cộng thành tiền: Tám triệu hai trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn
Xuất ngày 5 tháng 2 năm 2007
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ tráchcungtiêu Ngườinhận Thủ kho
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Phiếu xuất kho ở Công ty được lập thành 2 liên: 1 liên để lưu, 1 liên kế toán
vật tư giao cho bộ phận sử dụng để xuống kho lấy vật tư và giao lại cho thủ kho.
Định kỳ 10 ngày một lần, thủ kho mang các chứng từ kho giao cho kế toán vật tư
làm căn cứ ghi sổ và đó là các chứng từ gốc. Sau khi hoàn thiện chứng từ, kế toán
vật tư tiến hành lập định khoản ngay trên chứng từ:
Nợ TK 621 : 8.260.000

Có TK 152C: 8.260.000
Các phiếu nhập - xuất kho còn được dùng làm căn cứ để kế toán vật tư ghi sổ
chi tiết vật tư. Sổ chi tiết vật tư được mở cho từng loại vật tư ở công ty. Trong
tháng khi nhận được phiếu nhập - xuất kho vật tư kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết
vật tư theo lượng thực nhập - xuất. Đơn giá nhập là trị giá thực tế của vật tư nhập
kho. Đơn giá xuất là giá thực tế theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Sau
mỗi lần nhập - xuất vật tư, kế toán vật tư phải tính lượng vật tư tồn kho để ghi vào
cột tồn trên sổ. Hàng quý, kế toán mới cộng số phát sinh quý và tính ra số dư cuối
kỳ. Số liệu từ sổ chi tiết được lấy số cộng để ghi vào bảng tổng hợp chi tiết cuối
kỳ.
Sau đây, em xin trích số liệu ở sổ chi tiết của vật liệu là thép I 170*125 - quý I
năm 2007 (xem biểu số 03).
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành phân loại và tổng hợp phiếu
xuất kho theo từng công trình, theo bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng sau:( xem biểu
số 04).
Biểu số 04:
Bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng
Tháng 3 năm 2007
(Đơn vị tính: đồng)
T
T
Diễn giải SC
T
TK Nợ TK Có
621 …

152 …
.
I. Công trình Ba Hạ
1. Anh Long LMII dàn máy 56 8.260.000 8.260.000

2. Anh Thành XNBĐ - phôi 72 3.603.000 3.603.000
………………………… …. ………….. …………
………………………. …. ………….. …………..
Cộng công trình Ba Hạ 94.546.300 94.546.300
II. Công trình Quảng Ngãi
Anh Minh( CK) 93 5.724.350 5.724.350
……………… … …………. ………….
A.Du:uốn 101 15.998.400 15.998.400
………………………
Cộng công trình Quảng
Ngãi
52.106.880 52.106.880
III
.
Công trình Hồ Truồi
1. A.Vinh LMI- khớp nối 112 9.103.200 9.103.200
…………………. ………….. ………….
Cộng công trình Hồ
Truồi
113.623.500 113.623.500
…………………… ………… ………..
Tổng cộng 897.520.000 897.520.000

×