Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHUỘM HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.66 KB, 9 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHUỘM HÀ NỘI
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1-Thông tin chung về doanh nghiệp
Tên công ty : Công ty Cổ Phần Nhuộm Hà Nội.
Tên giao dịch: HANOI DYEING JOINT STOCK COMPNAY
Tên viết tắt: H D JSC
Địa chỉ : số 143 - Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại : 04.8.583.804
Fax : 04 557 4320
MST:0101112239
Số ĐKKD : 0.103.000.237 Cấp ng ày 28/02/2001 Do S ở K ế ho ạch v à
Đ ầu t ư TP H à N ội c ấp.
Số tài khoản : 102010000498494 Ngân hàng C ông Thương - Ho àng Mai
-Hà Nội
Ngân hàng giao dịch:
 Ngân hàng Công Thương Hoàng Mai ( Kim Đồng - Hoàng Mai - Hà
Nội0
 Ngân hàng Cổ Phần Quân Đội( Nguyễn Trãi - T Thanh Xuân - Hà Nội)
Ngành nghề kinh doanh :
Nhuộm gia công và bán vải
Cơ sở sản xuất chính hiện nay của Công ty CP Nhuộm Hà Nội : tại 143
Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
2-Qúa trình hình thành và phát triển doanh nghiệp
Xuất phát đỉểm chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ với thiết bị máy móc còn
hạn chế và số lượng cán bộ công nhân viên chỉ rất ít. Trong vòng 2 năm hoạt
động đến nay Công ty đã đầu tư toàn bộ máy móc dây chuyền toàn bộ để phục
vụ kịp nhu cầu tiêu thụ và phát triển của thị trường. Công ty đã đầu tư xây dựng
thiết bị nhà xưởng bao gồm 1000m2. Nhà máy hoạt động từ năm 2005 và dần
dần đi vào ổn định đến nay đã được 3 năm, trong thời gian đó sản phẩm của
công ty đã không ngừng được cải tiến để phục vụ nhu cầu của nhà sản xuất may
mặc trong cả nước.


II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY.
1. Sơ đồ về cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
GIÁM ĐỐC
KIÊM CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Phòng Kế hoạch
Phòng Kế toán
Xưởng sản xuất
Phòng Kinh doanh
Phòng Kỹ Thuật
Phòng KCS
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty
2. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận
- Giám đốc (GĐ) công ty là người điều hành tổ chức mọi hoạt động của
công ty theo Pháp luật hiện hành, chịu trách nhiệm trước toàn công ty về hiệu
quả hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc chấp
hành pháp luật trong công ty. Là người đại diện hợp pháp cao nhất của công ty
trong lĩnh vực giao dịch và là người thay mặt công ty ký kết Hợp đồng kinh tế.
Chỉ đạo trực tiếp các mặt công tác sau:
 Công tác tổ chức cán bộ
 Công tác liên doanh liên kết
 Công tác giá cả (giá mua và giá bán ra)
 Công tác định hướng chất lượng phát triển sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài
hạn toàn công ty
Ký:
 Các chứng từ về thu chi tài chính, tiền
 Các hợp đồng kinh tế
 Các văn bản giấy tờ đối nội, đối ngoại của công ty
 Các thủ tục giấy tờ văn bản của hai liên doanh
- Phòng Kế hoạch: Cân đối kế hoạch vật tư trực tiếp giao dịch với các
nhà cung câp để đặt hàng. Theo dõi và cập nhật tình hình chất lượng, số lượng

và tiến độ sản xuất của công ty. Thông báo ngay các sự cố trong quá trình sản
xuất cũng như bán hàng:
 Tham mưu, giúp việc cho GĐ trong lĩnh vực định hướng và phát triển kế
hoạch sản xuất trước mắt cũng như lâu dài
 Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GĐ, phòng có chức năng tham mưu và chịu
trách nhiệm trước GĐ trong việc lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát
triển thị trường, điều độ sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh tế
 Tham mưu cho GĐ trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế trong lĩmh vực tiêu
thụ sản phẩm, đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng nguyên liệu
 Tổ chức theo dõi thực hiện việc vận chuyển thành phẩm nhằm đảm bảo
cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng cao
 Quản lý, sử dụng hoá đơn tự in của công ty theo đúng hướng dẫn của cơ
quan thuế và quy định của công ty
 Tổ chức, theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan
trong hệ thống quản lý chất lượng
 Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý
hoá sản xuất
- Phòng Kỹ thuật:.
 Tham mưu, giúp việc cho GĐ trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý
máy móc, thiết bị và định hướng phát triển khoa học, kỹ thuật trước mắt cũng
như lâu dài của công ty
 Tổ chức nghiên cứu thiết kế, chế thử sản phẩm mới theo kế hoạch của
công ty và khách hàng, thực hiện công tác điều độ sản xuất của công ty
 Tổ chức triển khai đề tài, dự án, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng
công nghệ hiện đại vào sản xuất
 Quản lý máy móc, thiết bị toàn công ty và lập kế hoạch sửa chữa, bảo
dưỡng theo định kỳ và đột xuất, lập các hướng dẫn công việc và qui trình về sử
dụng thiết bị đảm bảo an toàn và hiệu quả
 Tổ chức giám định các thiết bị có yêu cầu quản lý nghiêm ngặt
 Tổ chức, theo dõi thực hiện các qui trình và hướng dẫn các công việc có

liên quan trong hệ thống quản lý chất lượng
 Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp
lý hoá sản xuất
- Xưởng sản xuất: Tổ chức điều hành sản xuất để thực hiện kế hoạch sản
xuất của công ty giao về sản lượng, chất lượng và thời gian giao hàng. Quản lý
hiệu quả tối đa về lao động và máy móc thiết bị.
- Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm - Phòng KCS:
 Tham mưu, giúp việc cho GĐ trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm của
toàn công ty
 Tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra chất lượng vật tư, bán thành phẩm đầu
vào, các chi tiết sản phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất
 Xác định và thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các phân xưởng
 Phân tích và tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý các dữ liệu thông tin trong quá
trình sản xuất có liên quan đến chất lượng sản phẩm
 Tham gia tổ chức và trực tiếp tham gia các đợt đánh giá hệ thống quản lý chất
lượng do công ty hoặc các đơn vị ngoài công ty thực hiện
 Theo dõi và đề xuất những thay đổi trong hệ thống quản lý chất lượng, trình
lãnh đạo xem xét. Tham gia giúp lãnh đạo công ty về nội dung và chương trình
cho buổi họp định kỳ xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng của
công ty
 Tổ chức, theo dõi thực hiện các quy trình và hướng dẫn công việc có liên quan
trong hệ thống quản lý chất lượng
 Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý hoá
sản xuất
- Phòng Kinh doanh:
Tham mưu cho GĐ và chịu trách nhiệm trước GĐ về các mặt công tác
sau:
 Chỉ đạo sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm
 Đôn đốc kiểm tra kế hoạch sản xuất hàng tháng của nhà máy, phòng ban
 Tổ chức họp hội nghị đánh giá tình hình kế hoạch tháng và giao kế hoạch

tháng tiếp theo cho các đơn vị thực hiện
 Xây dựng các phương án để lo đủ việc làm cho CBCNV và người lao
động
 Đôn đốc công việc bảo quản, quản lý kho tàng
 Công t ác chiến lược sản phẩm đến năm 2010

×