Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.14 KB, 12 trang )

Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm
1.1 Sự cần thiết về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
Trong nền kinh tế thị trờng có tính cạnh tranh gay gắt, để có chỗ đứng, thị
phần trong nền kinh tế thì các doanh nghiệp phải tham gia vào cuộc canh tranh
khốc liệt đó với những công cụ cạnh tranh hữu hiệu, phải tạo đợc sức hút thông
qua cạnh tranh. Chính sách về giá là một trong những công cụ đó. Tại Việt Nam,
do điều kiện sống còn hạn chế, ngời tiêu dùng khi mua bất kì sản phẩm nào, bên
cạnh chất lợng mẫu mã thì giá cả là yếu tố quan tâm hàng đầu.Vì vậy để sản phẩm
có thể tiêu thụ đợc, đem lại lợi nhuận thì doanh nghiệp phải chú trọng tới chất l-
ợng, maũu mã và hơn hết là giá cả sản phẩm. Giá cả phải phù hợp với ngời tiêu
dùng và với các loại sản phẩm cùng loại trên thị trờng. Thực tế cho thấy ngày nay
có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng thành công chính sách về giá nh là một công
cụ cạnh tranh có hiệu quả. Để có một cơ chế giá phù hợp (đảmbảo thu nhập đủ bù
đắp chi phí và phải có lãi), thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo việc tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm đúng, đủ và chính xác. Có nh vậy các nhà
quản trị doanh nghiệp mới có thể đề ra đợc đờng lối đúng đắn trong việc thực hiện
định mức chi phí kế hoạch và tính giá thành sản phẩm.
Vậy có thể nói công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có
một tầm quan trọng lớn dới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc thực
hiện tốt công tác này sẽ giup doanh nghiệp ngày càng đứng vững trong nền kinh
tế thị trờng.
1.2 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động vật hoá mà
doanh nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời kì
nhất định.
Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, bất kì doanh nghiệp nào cũng phải
có đủ ba yếu tố cơ bản sau:
- T liệu lao động nh: nhà xởng, máy móc, thiết bị, công cụ


- Đối tợng lao động: nguyên vật liệu
- Sức lao động của con ngời
Quá trình sản xuất củng chính là quá trình tiêu hao các yếu tố trên. Việc sử
dụng các yếu tố cơ bản này cũng chính là quá trình doanh nghiệp phải chi ra các
yếu tố tơng ứng. Trong đó chi phí về nhân công là biểu hiện bằng tiền của hao phí
về lao động sống con các chi phí khác là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động
vật hoá. Có thể thấy sự hình thành của các chi phí là tất yếu, khách quan không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất không chỉ
bao gồm các yếu tố lao động sống, lao động vật hoá mà còn bao gồm cả các giá
trị mới sáng tạo ra nh các loại thuế không đợc hoàn lại, các chi phí lãi vay phải
trả .Các chi phí sản xuất của doanh nghiệp luôn đ ợc tính toán và đo lờng bằng
tiền. Nó luôn gắn với một khoảng thời gian nhất định. Độ lớn của chi phí sản xuất
là một đối tợng xác định và phụ thuộc hai yếu tố sau:
- Khối lợng lao động và t liệu sản xuất đã tiêu hao và sản xuất trong một thời kì
nhất định.
- Giá cả các t liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền công một đơn vị lao động đã hao
phí
Chi phí sản xuất là thờng xuyên và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phục vụ cho việc quản lý và hạch toán
kinh doanh, chi phí sản xuất cần phải tính toán, tập hợp theo từng thời kì tuỳ
thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp và phù hợp với kì báo cáo. Chỉ những chi
phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra mới đợc tính vào chi phí sản xuất trong kì.
1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, phát sinh tại các địa
điểm khác nhau, có công dụng và mục đích khác nhau. Để phục vụ cho công tác
quản lý chi phí và tập hợp chi phí sản xuất thì việc phân loại chi phí là cần thiết.
Có nhiều cách phân loại chi phí theo các tiêu thức và quan điểm khác nhau. Tuy
nhiên do khuôn khổ của báo cáo có hạn, em xin trình bày bốn cách phân loại chủ
yếu sau:
1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo theo nội dung, tính chất kinh tế của các

chi phí
Cơ sở của cách phân loại này là nội dung và tính chất kinh tế của từng chi phí.
Trên cơ sở đó chi phí sản xuất đợc chia thành các yếu tố chi phí. Mỗi yếu tố chi
phí bao gồm các chi phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế, không phân biệt chi
phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào ở đâu, công dụng và mục đích ra
sao. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kì đợc chia thành các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu
chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị cơ bản đã sử dụng
cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì.
- Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền công và các khoản phải trả cho ngời lao
động. Bao gồm tiền lơng, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ phần trăm,
chế độ qui định của công nhân viên trong doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài
sản cố định sử dung trong sản xuất của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về
các loại dịch vụ mua từ bên ngoài cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nh:
điện, nớc
- Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ số chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất
ngoài bốn yếu tố chi phí nêu trên.
Việc phân loại chi phí theo cách này giúp cho ta biết đợc kết cấu, tỷ trọng của
từng yếu tố chi phí sản xuất để phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị tại
doanh nghiệp, để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí, lập báo cáo chi phí
sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra còn lập dự
toán chi
phí sản xuất kinh doanh cho kì sau. Các yếu tố chi phí này còn gọi là yếu tố chi
phí đơn nhất.
1.2.2.2 Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí
Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kì đều có mục đích và công dụng
nhất định đối với họat động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào công dụng, mục đích
có thể chia chi phí sản xuất thành các khoản mục chi phí khác nhau. Mỗi khoản

mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích công dụng, không phân
biệt chi phí có nội dung kinh tế nh thế nào. Vì vậy cách phân chia này gọi là phân
chia theo khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất ra sản
phẩm. Không tính vào đây các chi phí nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng vào mục
đích chung và hoạt động ngoài sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí tiền công, trích BHXH, BHYT,
KPCĐ của công nhân viên trực tiếp sản xuất. Khoản mục này không bao gồm tiền
lơng và các khoản trích theo lơng của nhân viên sản xuất chung.
- Chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất
chung tại các phân xởng ngoài hai khoản mục nêu trên. Gồm sáu khoản mục sau:
Chi phí nhân viên phân xởng
Chi phí vật liệu
Chi phí dụng cụ sản xuất
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí dịch vụ mua ngoài
chi phí khác bằng tiền
Việc phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng
phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho
công tác tính giá thành sản phẩm. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá
thành làm tài liệu tham khảo để lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kì sau.
1.2.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối l ợng sản phẩm của công
việc lao vụ trong kì
Theo cách này, chi phí đợc chia thành hai loại:
- Chi phí khả biến (biến phí) là những chi phí có sự thay đổi lợng tỉ lệ với khối l-
ợng hoạt động.
- Chi phí cố định (định phí) là các chi phí mà tổng của chúng không thay đổi khi
có sự thay đổi về khối lợng hoạt động.
Việc phân loại chi phí sản xuất theo định phí và biến phí có tác dụng lớn đối với

quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ việc ra quyết định quản lý
cần thiết để hạ giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả kinh doanh.
1.2.2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo ph ơng pháp tập hợp chi phí sản xuất và
mối quan hệ với đối t ợng chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất đợc chia thành:
- Chi phí trực tiếp: là các chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra
một loại sản phẩm, một công việc nhất định. Đối với chi phí này, kế toán có thể
căn cứ vào các chứng từ để ghi trực tiếp cho từng đối tợng chịu chi phí.
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí gián tiếp có liên quan đến việc sản xuất
nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc. Đối với các chi phí này kế toán phải tiến
hành tập hợp và phân bổ cho từng đối tợng liên quan theo những tiêu thức phân bổ
thích hợp.
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phơng pháp kế toán tập hợp
và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tợng một cách đúng đắn hợp lý.
1.2.3 Đối t ợng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tợng kế toán tập hợp chi phí là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí nhằm
đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm
Việc xác định đối tợng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng của
công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Có xác định đúng đắn đối tợng kế toán
tập hợp chi phí sản xuất, phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất, quy trình sản
xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp thì việc tập
hợp chi phí sản xuất mới đầy đủ và hợp lý. Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì việc

×