BẢNG MA TRẬN 2 CHIỀU
Các chủ đề
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Chương I Câu 3
Câu 9
Câu 11
0,75đ
Câu 2
1 đ
Câu 1
Câu 2
0,5đ
6 câu
2,25 đ
Chương II Câu 5
Câu 10
Câu 14
Câu 16
1 đ
Câu 4
0,25 đ
Câu 12
Câu 13
0,5 đ
7 câu
1,75 đ
Chương III Câu 6
0,25 đ
Câu 7
0,25 đ
Câu
1 đ
3 câu
1,5 đ
Chương IV Câu 15
0,25 đ
Câu 3
2 đ
Câu 8
0,25 đ
3 câu
2,5 đ
Chương V Câu 1
2 đ
1 câu
2 đ
Tổng 9 câu
2,25 đ
2 câu
3 đ
5 câu
1,25 đ
1 câu
1 đ
2 câu
0,5 đ
1 câu
2 đ
21 câu
10 đ
Trường THCS Bảo Thuận ĐẾ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Họ và tên:……………………... Năm học 2010 – 2011
Lớp:…………………………… Môn: Sinh học – Lớp 9
Thời gian 45 phút (không kể phát đề)
Điểm Nhận xét
Ghi chú: HS làm bài trắc nghiệm khách quan (15 phút) giám thị thu bài, sau đó cho học sinh
làm phần tự luận (30 phút)
I/ Phần trắc nghiệm (4đ)
Khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
nhất
Câu 1. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Khi cho cây cà
chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
A. Toàn quả vàng. B. Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng.
C. Toàn quả đỏ. D. Tỉ lệ 3quả đỏ : 1 quả vàng.
Câu 2. Kiểu gen dưới đây tạo được hai loại giao tử là
A. AaBB B. AaBb C. AABB D. aabb
Câu 3. Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F
1
gọi là gì?
A. Tính trạng trội. B. Tính trạng trung gian.
C. Tính trạng lặn. D. Tính trạng tương ứng.
Câu 4. Ý nghĩa của nguyên phân là gì?
A. Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể.
B. Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng qua các thế hệ tế bào.
C. Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào.
D. Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể, đồng thời duy
trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng qua các thế hệ tế bào.
Câu 5. Thành phần hóa học của NST gồm :
A. Prôtêin và phân tử ADN B. axit Nuclêic và Prôtêin
C. phân tử ADN và ARN D. phân tử Prôtêin và ARN
Câu 6. Mỗi chu kì xoắn của ADN cao 34A
o
gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi cặp
nuclêôtit tương ứng sẽ là:
A. 34A
o
B. 3,4 A
o
C. 17A
o
D. 340A
o
Câu 7. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: – A – G – X – T –
A – X – G – T – . Đoạn mạch đơn bổ sung với nó có trình tự như thế nào?
A. – U – X – G – A – U – G – X – A – B. – U – X – T – A – U – G – T – A –
C. – T – X – G – A – T – G – X – A – D. – A – G – A – A – G – X – A – A –
Câu 8. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể một nhiễm cà độc dược có số lượng
nhiễm sắc thể là:
A. 24 B. 23 C. 25 D. 22
Câu 9. Thế nào là tính trạng?
A. Tính trạng là những đặc điểm sinh lí, sinh hóa của cơ thể.
B. Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
C. Tính trạng là những kiểu hình biểu hiện bên ngoài của cơ thể.
D. Tính trạng là những biểu hiện về hình thái của cơ thể.
Câu 10. Cặp NST tương đồng là :
A. hai crômatit giống nhau, dính nhau ở tâm động
B. hai crômatit có nguồn gốc khác nhau
C. hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước và có chung nguồn gốc
D. hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước nhưng khác nhau về nguồn gốc
Câu 11. Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết được gọi là :
A. Biến dị có tính quy luật trong sinh sản. B. Biến dị tương ứng với môi trường.
C. Biến dị không có tính quy luật trong sinh sản. D. Biến dị .
Câu 12. Trong quá trình phát sinh giao tử đực, số tinh trùng hình thành là 40. Vậy số lượng tế
bào sinh tinh (tinh bào bậc 1) là bao nhiêu?
A. 5 tế bào B. 10 tế bào C. 40 tế bào D. 20 tế bào
Câu 13. Một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 4 lần. Xác định số tế bào con đã được
tạo ra?
A. 4 tế bào con B. 2 tế bào con C. 8 tế bào con D. 16 tế bào con
Câu 14. Ở người, có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?
A. 1 loại trứng 22A + X và 2 loại tinh trùng 22A + X và 22A +Y
B. 2 loại trứng 22A + X và 22A +Y và 1 loại tinh trùng và 22A + X
C. 1 loại trứng 22A + X và 1 loại tinh trùng 22A + X
D. 2 loại trứng 22A + X và 22A +Y và 2 loại tinh trùng 22A + X và 22A +Y
Câu 15. Ở người bị bệnh ung thư máu là do mất một đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể nào?
A. Nhiễm sắc thể số 23 B. Nhiễm sắc thể số 12
C. Nhiễm sắc thể số 21 D. Nhiễm sắc thể số 11
Câu 16. Ở động vật sinh sản hữu tính qua giảm phân của quá trình phát sinh giao tử cái một
noãn bào bậc 1 tạo ra một trứng và bao nhiêu thể cực thứ hai?
A. 1 thể cực thứ hai B. 3 thể cực thứ hai C. 2 thể cực thứ hai D. 4 thể cực thứ hai
II.PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Theo dõi sự biểu hiện của tính trạng thuận tay phải hay tay trái trong 1 gia đình
như sau: Bố thuận tay trái, mẹ thuận tay phải. Họ sinh ra 4 người con gồm: 1 con trai thuận tay
trái, hai con trai và một con gái thuận tay phải. Người con gái thuận tay phải lấy chồng thuận
tay phải sinh ra đứa cháu gái thuận tay trái. Người con trai thuận tay trái lấy vợ thuận tay trái
sinh ra một trai, một gái đều thuận tay trái.
a/ Hãy lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên. (1 điểm)
b/ Hãy cho biết tính trạng nào trội, tính trạng nào lặn. (0,5 điểm)
c/ Tính trạng trên có di truyền liên kết với giới tính không? (0,5 điểm)
Câu 2. Thế nào là phép lai phân tích ? (1 điểm)
Câu 3. Thể dị bội là gì ? Sự hình thành thể ba nhiễm và thể một nhiễm.(2đ)
Câu 4. Phân tử AND tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào (1 điểm)