Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt tại ấp mỹ hõa, xã mỹ khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 81 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TNTN
--------------------------

LƢU NGỌC HƢƠNG

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG
NƢỚC SINH HOẠT TẠI ẤP MỸ HÕA, XÃ MỸ
KHÁNH, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TPCT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
T.S BÙI THỊ NGA
Th.S NGUYỄN THỊ NHƢ NGỌC

CẦN THƠ, THÁNG 05/2010

SVTH: Lưu Ngọc Hương

1


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

LỜI CẢM TẠ


Kính dâng !
Cha, Mẹ đã hết lịng ni dưỡng và dạy bảo con khơn lớn nên người.
Xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
- Cô Bùi Thị Nga và cô Nguyễn Thị Như Ngọc, người đã tận tình hướng dẫn,
gợi ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
- Thầy Lê Anh Kha và thầy Trần Sỹ Nam, người đã có những ý kiến đóng góp
xác thực góp phần hồn chỉnh luận văn.
Xin chân thành cảm ơn:
- Cô Bùi Thị Nga là cố vấn học tập đã tận tình dạy bảo và giúp em có những
nghị lực trong học tập và cuộc sống.
- Quý thầy, cô và các anh chị cán bộ thuộc Bộ môn Khoa Học Môi Trường,
Khoa Môi Trường & TNTN đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ em trong thời gian học
tập và thực hiện luận văn.
Xin trân trọng ghi nhớ sự nhiệt tình, cảm thơng và giúp đỡ của tất cả các bạn
lớp Khoa Học Môi Trường khóa 32 trong suốt thời gian cùng ngồi chung giảng
đường đại học.

SVTH: Lưu Ngọc Hương

2


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

TĨM LƢỢC
Nước sinh hoạt có vai trị rất quan trọng đối với đời sống con người. Trước
hiện trạng nước cấp sinh hoạt không đảm bảo chất lượng ở nhiều địa phương thì

việc đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt tại ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ
Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ trở nên cần thiết.
Kết quả nghiên cứu từ 29/12/2009 đến 30/04/2010 cho thấy nước sinh hoạt tại vùng
khảo sát tương đối ổn định qua 2 đợt thu mẫu. Trong phạm vi 800 mét từ trạm cấp
đến nhà dân, chất lượng nước sinh hoạt đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt ở các chỉ tiêu như: pH, độ đục, độ cứng, sắt tổng, đạm N –
NH4+, E.coli . Tuy nhiên, chất lượng nước không đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước ăn uống vì có sự xuất hiện của Coliform.
Nhìn chung, sự chênh lệch không lớn về giá trị của các chỉ tiêu giữa mẫu nước thu
trực tiếp từ vòi dẫn và mẫu thu trong các lu chứa qua 2 đợt thu. Các giá trị này vẫn
nằm trong khoảng cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt do Bộ Y Tế ban hành.

SVTH: Lưu Ngọc Hương

3


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

MỤC LỤC
Nội dung
Trang
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... 2
TÓM LƯỢC ...................................................................................................... 3
MỤC LỤC ......................................................................................................... 4
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... 6
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................ 7

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT........................................................................... 8
CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................... 9
CHƢƠNG II: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................... 10
2.1.Vai trò của nước sạch đối với đời sống con người .................................. 10
2.2. Hiện trạng nước sinh hoạt ở Việt Nam ................................................... 10
2.3. Những bệnh liên quan đến nguồn nước ................................................. 12
2.4. Nước sạch cho vùng nông thôn Việt Nam ............................................. 13
2.4.1. Những bất cập trong việc cung cấp nước sạch .................................. 13
2.4.2. Hiệu quả từ những cơng trình cấp nước nơng thơn ........................... 14
2.4.3. Thành phố Cần Thơ tăng năng lực cấp nước sạch ........................... 15
2.5. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng nước sinh hoạt ................... 16
2.5.1. pH ...................................................................................................... 16
2.5.2. Độ đục................................................................................................ 17
2.5.3. Độ cứng ............................................................................................. 17
2.5.4. Hợp chất Nitơ .................................................................................... 18
2.5.5. Hàm lượng Sắt ................................................................................... 19
2.5.6. Các chỉ tiêu vi sinh ............................................................................ 19
2.6. Tổng quan về vùng nghiên cứu .............................................................. 20
2.6.1. Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội ............................................. 20
2.6.2. Về văn hóa, xã hội ............................................................................. 21
2.6.3. Công tác điều tra dân số, nước sạch vệ sinh mơi trường và y tế ....... 21
2.7. Hóa chất xử lý nước sinh hoạt tại trạm cấp nước ấp Mỹ Hòa ................ 22
CHƢƠNG III: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 24
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 24
3.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................... 24
3.2.2. Phương pháp thu và bảo quản mẫu.................................................... 24
3.2.3. Phương pháp phân tích mẫu .............................................................. 26
3.2.4. Phương tiện nghiên cứu ..................................................................... 26
3.3. Phương pháp thu thập thông tin.............................................................. 26

3.4. Phương pháp sử lý số liệu ...................................................................... 26
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................. 27
4.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt và vấn đề vệ sinh môi trường ......... 27
4.1.1. Giới thiệu chung về trạm cấp nước ấp Mỹ Hịa ................................ 27
4.1.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt ..................................................... 28
4.1.3. Ý thức của người dân về nước sạch, việc vệ sinh môi trường ......... 29
4.2. Một số chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt tại ấp Mỹ Hòa ................... 32
4.2.1. Chỉ tiêu pH...................................................................................... 32
SVTH: Lưu Ngọc Hương

4


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

4.2.2. Độ đục............................................................................................. 34
4.2.3. Độ cứng .......................................................................................... 34
4.2.4. Hợp chất Nitơ ................................................................................ 38
4.2.4.1. Đạm N-NH4+ ............................................................................ 38
4.2.4.2. Đạm N-NO3- ............................................................................. 40
4.2.5. Sắt tổng ........................................................................................... 42
4.2.6. Các chỉ tiêu vi sinh ......................................................................... 45
4.2.6.1. Chỉ tiêu coliform ...................................................................... 45
4.2.6.2. Chỉ tiêu E.coli .......................................................................... 46
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 47
5.1. Kết luận................................................................................................ 47
5.2. Kiến nghị ............................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48

PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 50
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 57
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 72
PHỤ LỤC 4 ..................................................................................................... 80

SVTH: Lưu Ngọc Hương

5


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

DANH SÁCH HÌNH
Hình
2.1
2.2
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12

4.13
4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22

Tên hình
Bản đồ hành chính huyện Phong Điền – TP Cần Thơ.
Hóa chất xử lý nước sinh hoạt Chloramin B
Sơ đồ xứ lý nước của trạm cấp nước ấp Mỹ Hòa.
Hiện trạng bảo quản các vật dụng chứa nước (các lu chứa)
của người dân ấp Mỹ Hòa
Thời gian vệ sinh vật dụng chứa nước (các lu chứa) của
người dân ấp Mỹ Hịa
Tình hình sử dụng nhà vệ sinh tại ấp Mỹ Hòa
Khoảng cách từ nhà đến các cầu ao cá gia đình
Trình độ học vấn của những cá nhân được phỏng vấn
Một số thông tin về dịch bệnh tại ấp Mỹ Hịa
Giá trị trung bình pH trong nước tại các điểm qua đợt thu
mẫu thứ 1
Giá trị trung bình pH trong nước tại các điểm qua đợt thu
mẫu thứ 2
Sự biến động pH trong nước tại các điểm qua 2 đợt thu mẫu.

Trang

20
22
28
29

Giá trị trung bình độ đục trong nước tại các điểm qua đợt thu
mẫu thứ 1
Giá trị trung bình độ đục trong nước tại các điểm qua đợt thu
mẫu thứ 2
Sự biến động độ đục trong nước tại các điểm qua 2 đợt thu
mẫu.
Giá trị trung bình độ cứng (tính theo CaCO3) trong nước tại
các điểm qua đợt thu mẫu thứ 1
Giá trị trung bình độ cứng (tính theo CaCO3) trong nước tại
các điểm qua đợt thu mẫu thứ 2
Sự biến động độ cứng (tính theo CaCO3) trong nước tại các
điểm qua 2 đợt thu mẫu.
Giá trị trung bình Nitrat (tính theo NO-3) trong nước tại các
điểm qua đợt thu mẫu thứ 1
Giá trị trung bình Nitrat (tính theo NO-3) trong nước tại các
điểm qua đợt thu mẫu thứ 2
Sự biến động Nitrat (tính theo NO 3-) trong nước tại các điểm
qua 2 đợt thu mẫu.
Giá trị trung bình hàm lượng Sắt tổng trong nước tại các
điểm qua đợt thu mẫu thứ 1
Giá trị trung bình hàm lượng Sắt tổng trong nước tại các
điểm qua đợt thu mẫu thứ 2
Sự biến động hàm lượng Sắt tổng trong nước tại các điểm
qua 2 đợt thu mẫu.


34

SVTH: Lưu Ngọc Hương

29
30
30
31
31
32
33
33

35
35
36
37
38
40
41
42
43
44
44

6


Luận văn tốt nghiệp


Niên khóa: 2006 - 2010

DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1

Tên bảng
Phương pháp bảo quản mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 59931995

Trang
25

3.2

Phương pháp phân tích mẫu

26

4.1

Giá trị trung bình hàm lượng Amoni (tính theo NH 4+) trong

38

4.2

nước tại các điểm qua đợt thu mẫu thứ 1
Giá trị trung bình hàm lượng Amoni (tính theo NH4+) trong

39


4.3

nước tại các điểm qua đợt thu mẫu thứ 2
Sự biến động hàm lượng Amoni (tính theo NH4+) trong nước

39

tại các điểm qua 2 đợt thu mẫu
4.4
4.5

Tổng coliform trong mẫu nước tại các điểm thu mẫu đợt 1
Tổng coliform trong mẫu nước tại các điểm thu mẫu đợt 2

SVTH: Lưu Ngọc Hương

45
45

7


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL
UNICEF

VN
TPHCM
WHO
BTY
E.coli
UBND
VSMTNT
QCVN
TCVN
TPCT
PVC
TN&MT

SVTH: Lưu Ngọc Hương

Đồng bằng sông Cửu Long
Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức Y Tế thế giới
Bộ Y Tế
Escherichia Coli
Ủy ban nhân dân
Vệ sinh môi trường nông thôn
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thành phố Cần Thơ
Poly Vinyl Chloride
Tài nguyên và môi trường


8


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

CHƢƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp, đô thị hóa và bùng nổ dân số đã
làm cho nguồn nước tự nhiên bị suy giảm về số lượng và chất lượng, trong đó nước
sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Qua điều tra cho
thấy các bệnh do nước gây ra ước tính chiếm 80% trong các bệnh ở các quốc gia
đang phát triển (Nguyễn Đức Khiển, 2002).
Đồng Bằng Sông Cửu Long với hệ thống sơng ngịi dày đặc nhưng tình trạng
thiếu nước sạch vẫn xảy ra ở một số vùng nông thôn. Tuy nguồn nước dồi dào
nhưng nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt ở nhiều nơi chưa bảo đảm chất lượng,
ảnh hưởng tới cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người dân. Nguồn nước sinh
hoạt không đảm bảo chất lượng sẽ là nguyên nhân tạo nên nguy cơ của nhiều loại
bệnh lý có liên quan đến chất lượng nước. Chất lượng nước cấp cho sinh họat đang
được thả nổi và vẫn chưa có biện pháp kiểm tra hay giám sát có hiệu quả nhằm bảo
đảm nguồn nước sạch cho người dân sử dụng. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm vì
nó liên quan đến sức khỏe của cộng đồng cư dân trong vùng. Ngày 25/8/2000, Thủ
tướng chính phủ ban hành quyết định số 104/2000/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến
lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 với mục tiêu là
tất cả cư dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít
nhất 60 lít/người/ngày.
Vùng nơng thơn thuộc ấp Mỹ Hịa, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ là một trong những địa phương được sự quan tâm của nhà nước về
vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, vấn đề cung cấp nước sinh hoạt

vẫn còn gặp nhiều bất cập về số lượng và chất lượng. Xuất phát từ những thực tiễn
trên đề tài “Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng nước sinh họat tại ấp Mỹ Hòa, xã
Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” được thực hiện với mục tiêu
tổng quát đánh giá hiện trạng lưu trữ, sử dụng và chất lượng nước sinh họat của
người dân. Các mục tiêu cụ thể của đề tài:
- Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt tại ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ
Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ so với Quy chuẩn của Bộ Y Tế.
- Đánh giá hiện trạng lưu trữ và sự biến động chất lượng nước sinh hoạt của
người dân so với chất lượng nước cấp.

SVTH: Lưu Ngọc Hương

9


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

- Kiến nghị cách bảo quản nước sinh hoạt phù hợp với nhu cầu sử dụng, góp
phần đảm bảo sức khỏe của người dân tại vùng nghiên cứu.

CHƢƠNG II
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Vai trò của nƣớc sạch đối với đời sống con ngƣời
Nước là thành phần không thể thiếu của môi trường sinh thái tồn cầu, nó
duy trì sự sống cho con người và sinh vật. Sự sống gắn liền với sự hiện diện của
nước, người ta có thể nhịn đói nhiều ngày chứ không thể nhịn khát trong một vài
ngày. Trong cơ thể con người nước chiếm 80% trọng lượng và phân bố khắp cơ thể.
Nước tham gia vào qua trình chuyển hóa các chất, đảm bảo sự cân bằng các chất

điện giải và điều hòa thân nhiệt, điều hòa áp suất thẩm thấu trong cơ thể. Bên cạnh
đó, nước đóng vai trò vận chuyển và cung cấp các nguyên tố cần thiết cho cơ thể
như: Iốt, Fluor, Mangan, Kẽm, Sắt, Vitamin và axit Amin. Đồng thời nước cũng
giúp cho cơ thể lọc và đào thải các chất độc, chất bả bên trong cơ thể ra ngoài.
Nước sinh hoạt được dùng cho nhiều nhu cầu cần thiết cho đời sống con người như
ăn, uống, tắm giặt và các hoạt động sống khác. Bên cạnh những vai trị thiết thực
đó, nước cũng là môi trường trung gian chứa các độc chất và lan truyền mầm bệnh,
dịch bệnh gây nguy hại cho sức khỏe con người nếu như nguồn nước cấp cho sinh
hoạt không được quản lý tốt. Tiêu chuẩn trung bình về nhu cầu nước sinh hoạt mỗi
người cần khoảng từ 60 đến 100 lít nước/ngày (Đào Ngọc Phong, 2001).
Để đảm bảo sức khỏe con người, nước sử dụng cho ăn uống phải đảm bảo
tiêu chuẩn hợp vệ sinh để tránh phát sinh, phát triển bệnh tật từ nguồn nước sử
dụng. Vì nước sạch là một nhu cầu căn bản nhất của con người và là trọng tâm của
các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nó cịn là yếu tố thiết yếu để xố đói giảm
nghèo. Nước sạch góp phần nâng cao sức khoẻ, giảm thiểu bệnh tật, tăng sức lao
động, cải thiện điều kiện sống và mang lại một cuộc sống văn minh đang là đòi hỏi
bức bách của người dân sống trong các khu dân cư nghèo và những vùng nông thôn
hiện nay.
2.2. Hiện trạng nƣớc sinh hoạt ở Việt Nam
Năm 2008 người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt vùng trung du
và miền núi tình trạng thiếu nước sạch và mất vệ sinh môi trường rất phổ biến. Phần
lớn các gia đình nơng thơn thường sử dụng các nguồn nước: Nước mưa (10% số hộ
thường dùng để uống và tắm rửa); nước giếng đào (50% số hộ), nước sơng (25% số
hộ), cịn lại là nước ao hồ khơng được xử lý. Ước tính có khoảng 30% số hộ có hệ
SVTH: Lưu Ngọc Hương

10


Luận văn tốt nghiệp


Niên khóa: 2006 - 2010

thống cung cấp nước đạt yêu cầu cơ bản của nước sinh hoạt, trong đó chỉ có 10%
được cung cấp nước đạt tiêu chuẩn nước sạch quốc gia. Theo số liệu báo cáo với
Nhà nước năm 2008: 50% dân nông thôn được tiếp cận với nước sạch, 40% được
tiếp xúc với các dịch vụ vệ sinh, 70% dân thành thị đã được dùng nước máy. Tuy
nhiên, theo kết quả khảo sát thống kê của UNICEF và Bộ Y Tế thì hiện tại ở khu
vực nơng thơn mới chỉ có 11,7% người dân được sử dụng nước sạch (nước máy).
Còn lại 31% hộ gia đình phải sử dụng giếng khoan, 31,2% số hộ gia đình sử dụng
giếng đào. Số cịn lại chủ yếu dùng nước ao hồ (11%), nước mưa và nước đầu
nguồn sông suối (Nguyễn Tôn, 2008).
Theo đánh giá của Thạc sỹ Trương Đình Bắc - Trưởng phịng Sức khỏe mơi
trường và Cộng đồng, Cục Y Tế dự phịng và Mơi trường (Bộ Y Tế) thì tại Việt
Nam có tới 80% các bệnh có liên quan đến nguồn nước. Trong những năm gần đây,
tình trạng mắc một số bệnh chính liên quan đến nước khơng những khơng giảm mà
cịn có xu hướng gia tăng như tiêu chảy, tả. Thống kê của Bộ Y Tế cũng cho thấy
với 26 bệnh truyền nhiễm trong hệ thống báo cáo thì có tới trên 10 bệnh liên quan
đến nước, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, đặc biệt là các bệnh dịch đường
ruột vẫn đang có nguy cơ bùng phát tại một số tỉnh mà điển hình là dịch tiêu chảy
cấp nguy hiểm đã xảy ra thời gian cuối năm 2007 với gần 2.000 người mắc, trong
đó có 295 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả tại 13 tỉnh, thành phố
Những thành tựu và sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc cải
thiện tình trạng nước sạch và vệ sinh mơi trường cho những người dân ở các vùng
nông thôn rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, tỷ lệ được sử dụng nước sạch và có điều
kiện vệ sinh tốt vẫn cịn thấp, đặc biệt ở các vùng nơng thơn. Ước tính có khoảng 17
triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu (59%) chưa có
nhà tiêu hợp vệ sinh. Con số này còn cao hơn ở vùng các dân tộc ít người và vùng
sâu vùng xa. Hiện có tới 10% trẻ em ở thành phố khơng có nhà tiêu. Con số này ở
nông thôn là 40%. Thiếu nước sạch và vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức

khỏe của trẻ em ở Việt Nam (44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng) (UNICEF, 2008).
Theo điều tra chất lượng nước sinh hoạt nơng thơn các tỉnh phía Nam (Tiền
Giang, An Giang, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu) của Viện vệ sinh y tế công cộng
thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, tỷ lệ người dân tiếp cận với nước máy cao nhất
là tại tỉnh An Giang 45,37%, thấp nhất là tỉnh Tây Ninh chỉ có 9,13%, tỷ lệ người
dân sử dụng nước ngầm ở Đông Nam Bộ là 72,5% cao hơn so với đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) là 7,9%, khu vực ĐBSCL có tỷ lệ coliform tổng số tính trung
bình 72,5% thấp hơn so với vùng Đông Nam Bộ là 90,4%. Yếu tố ảnh hưởng đến
SVTH: Lưu Ngọc Hương

11


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

chất lượng nước ngầm là nhà tiêu và nguồn ô nhiễm gần giếng (94,3% và 46,5%).
Các nguy cơ đối với nước mặt có tần suất xuất hiện cao là khơng có rào ngăn gia
súc và gần nguồn ô nhiễm (78,8% và 96,3%) (Nguyễn Xuân Mai và cộng sự, 2006).
2.3. Những bệnh liên quan đến nguồn nƣớc
Nước là môi trường truyền bệnh, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa với các
dịch bệnh lớn như dịch tả, thương hàn. Theo báo cáo của UNICEF, hàng năm tại
các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết, hơn 3 triệu
trẻ em bị tàn tật do hậu quả của nước nhiễm bẩn, của điều kiện vệ sinh kém và ô
nhiễm môi trường. Theo WHO, ở các nước đang phát triển có khoảng 340 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy với khoảng 1 tỷ lượt /năm. Những thống kê nghiên cứu
gần đây cho thấy khoảng 750 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở châu Á, Phi, Mỹ La Tinh đã
bị tiêu chảy cấp trong 1 năm và khoảng 3 – 6 triệu trẻ ở nhóm tuổi đó bị chết hàng

năm, 80% chết trong 2 năm đầu sau khi ra đời (WHO, UNICEF, 2008). Nguyên
nhân chủ yếu do suy dinh dưỡng, thiếu sữa mẹ, hấp thụ kém, do thiếu nước hoặc
nước không sạch và nhiễm phân. Ở các nước đang phát triển, có đến 80% các bệnh
có liên quan đến nguồn nước, chủ yếu là bệnh: tiêu chảy, thương hàn, giun sán,
viêm gan A, bệnh mắt hột,… nguyên nhân chủ yếu do bị nhiễm bẩn từ các chất hữu
cơ và vi sinh vật… qua đó đã tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt là
người già và trẻ em. Tình trạng nhiễm giun đường ruột rất phổ biến ở hầu hết các
nước trên thế giới, đặc biệt các nước có nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu, trình độ
văn hóa và vệ sinh kém thì tỷ lệ nhiễm giun lại càng phổ biến hơn.
Ở Việt Nam, nước không sạch là nguyên nhân gây nên các bệnh đường tiêu
hóa. Năm 2006 có 16.304 ca tiêu chảy, năm 2007 tăng lên 19.681 ca (Báo cáo
Trung tâm y tế dự phịng thành phố Cần Thơ, 2007). Bên cạnh đó, một loại bệnh
nguy hiểm khác là bệnh dịch tả cũng có nguồn gốc từ ô nhiễm nước: năm 1993 dịch
tả xảy ra ở 21 tỉnh, thành với 3.460 người mắc bệnh, năm 1994 dịch xảy ra ở cả ba
miền Bắc, Trung và Nam với 4123 trường hợp mắc bệnh, năm 1995, 29 tỉnh thành
phố báo cáo có bệnh nhân tả với 6088 trường hợp mắc bệnh, năm 1996 cả nước có
630 trường hợp mắc bệnh tả ở 19 tỉnh thành phố, năm 2000 có 176 trường hợp mắc,
2 trường hợp tử vong, năm 2002 có 321 người mắc tả, năm 2003 có 342 trường hợp
mắc, năm 2004 có 67 trường hợp mắc, năm 2007 tăng lên 1991 trường hợp mắc tiêu
chảy cấp nguy hiểm trong đó có 295 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả (Bộ
Y Tế, 2007). Việc người nông dân được cấp đủ nước với chất lượng an tồn có một
ý nghĩa quan trọng, giúp giảm bớt 25% số trường hợp bị tiêu chảy, qua đó giúp
giảm từ 16 – 30% số trường hợp nhiễm giun đũa ở trẻ em. Giảm thiểu tác động do
điều kiện cấp nước và vệ sinh gây ra đối với sức khỏe của dân cư nông thôn là một
SVTH: Lưu Ngọc Hương

12


Luận văn tốt nghiệp


Niên khóa: 2006 - 2010

trong những mục tiêu chính của chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn Việt Nam.
Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) công bố mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000
người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Theo
thống kê của Bộ Y Tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến
nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ
mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng (Bộ Y Tế, 2007).
2.4. Nƣớc sạch cho vùng nông thôn Việt Nam
2.4.1. Những bất cập trong việc cung cấp nƣớc sạch
Việc cấp nước cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam đang là
một vấn đề quan trọng. Trên thực tế vùng nông thôn đã thiếu nước về số lượng
nhưng chất lượng nước cũng chưa đảm bảo. Đã từ lâu để giải quyết vấn đề nước ăn
uống và sinh hoạt cho vùng nơng thơn thì các loại dụng cụ chứa nước thường là bể,
chum, vại..., nguồn nước cung cấp là giếng, ao hồ nhỏ, nước mưa...Tại nhiều nơi,
người dân địa phương áp dụng các biện pháp như lọc thô, đánh phèn...để làm sạch
nguồn nước sinh hoạt của gia đình. Nhưng trước tình hình ơ nhiễm ngày càng tăng
của sơng ngịi, mơi trường sống, những biện pháp trên dần dần trở nên ít hiệu quả.
Chất lượng nước sinh hoạt ở nông thôn hiện nay là điều đáng lo ngại. Nguồn nước
sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt của người dân đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi các
chất thải, đặc biệt là chất thải sinh hoạt khu dân cư, chất thải bệnh viện, chất thải
công nghiệp, nông nghiệp và các hành vi, thói quen khơng hợp vệ sinh của dân cư
đã gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của hàng triệu người dân. Do sử dụng nước
không bảo đảm tiêu chuẩn, nên số người bị mắc những nhóm bệnh liên quan đến sử
dụng nước ở nông thôn khá cao.
Trong những năm gần đây, tình trạng mắc một số bệnh chính liên quan đến
nước khơng những khơng giảm mà cịn có xu hướng gia tăng như tiêu chảy, tả.
Thống kê của Bộ Y Tế cũng cho thấy với 26 bệnh truyền nhiễm trong hệ thống báo

cáo thì có tới trên 10 bệnh liên quan đến nước, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi
trường. Đặc biệt là các bệnh dịch đường ruột vẫn đang có nguy cơ bùng phát tại một
số tỉnh mà điển hình là dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm đã xảy ra thời gian cuối năm
2007 với gần 2.000 người mắc, trong đó có 295 trường hợp dương tính với phẩy
khuẩn tả tại 13 tỉnh và thành phố (Bộ Y Tế, 2007). Trước thực trạng đó, việc tìm ra
một giải pháp để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt đủ tiêu chuẩn ở nông
thôn trở nên cấp thiết. Để tạo điều kiện cho người dân nông thôn tiếp cận đựơc với
nước sạch và điều kiện vệ sinh tốt, nhà nước và chính quyền địa phương cần phải
ưu tiên cải thiện điều kiện cấp nước và vệ sinh cho người nghèo, khu vực nghèo và
SVTH: Lưu Ngọc Hương

13


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

giải quyết đồng bộ các yếu tố xây dựng, quản lý, công nghệ, nâng cao năng lực
cộng đồng và thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức. Đồng thời thực
hịên chủ trương tiếp cận dựa theo nhu cầu và phân cấp quản lý, thực hiện công tác
cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn một cách mạnh mẽ hơn, trong đó đặc biệt
chú trọng vào việc trao quyền cho cộng đồng và lấy cộng đồng làm trọng tâm.
Hiện tại các tỉnh đang thực hiện 05 mơ hình quản lý cơng trình nước sạch
nơng thơn. Một là trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do tỉnh trực
tiếp quản lý, hai là các nhà máy nước tư nhân (tự khai thác nước bán cho dân), ba là
các hợp tác xã cung cấp các dịch vụ nước sạch, bốn là UBND xã làm chủ cơng trình
và tự bảo dưỡng và năm là các công ty cổ phần kinh doanh nước sạch.
2.4.2. Hiệu quả từ những cơng trình cấp nƣớc nơng thơn
Cơng trình nước sạch Hưng An là một trong số 4 cơng trình cấp nước hiện có

ở xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị nhiều năm liền được đánh giá là
quản lý có chất lượng và hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế ở địa bàn vùng
nơng thơn. Cuối năm 2004, cơng trình trạm nước sạch Hưng An chính thức hồn
thành và đi vào vận hành cung cấp nước sạch cho hơn 500 hộ dân của 2 thôn Hưng
Nhơn và An Thơ của xã Hải Hịa. Đây là chương trình nước sạch thứ tư có quy mơ
khá lớn, được xây dựng tại xã Hải Hịa do Tổ chức Đông Tây hội ngộ và người dân
trong thơn đóng góp với tổng số vốn gần 1,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, để quản lý tốt và
có hiệu quả chất lượng nước sạch chính quyền địa phương đã thành lập Ban quản lý
nước sạch, dưới sự kiểm tra giám sát của ủy ban nhân dân xã. Ông Nguyễn Đức
Thắng, Trưởng ban quản lý nước sạch Hưng An cho biết: Ban quản lý nước sạch
của thơn có 4 người vừa trực tiếp trực vận hành, sửa chữa, vừa quản lý thu phí dịch
vụ cấp nước cho bà con nhân dân trong vùng. Sau hơn 5 năm đi vào vận hành, hoạt
động, cơng trình này vẫn chưa có sự cố hỏng hóc lớn nào xảy ra.
Hải Hịa là một trong những xã thuộc vùng sâu, vùng thường xuyên bị ngập
lũ của huyện Hải Lăng. Chính vì vậy, Hải Hịa khơng những khó khăn về sản xuất
mà nguồn nước sạch để dùng trong sinh hoạt hàng ngày cũng rất khan hiếm, khơng
đảm bảo. Do đặc thù địa hình, địa chất thường bị chua phèn, nhiễm mặn nên trước
đây người dân chủ yếu dùng nước mưa dự trữ, nước sông hồ, ao, hói rất mất vệ
sinh, ơ nhiễm. Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước và các tổ chức, dự án, các
cơng trình cấp nước đã đến với người dân Hải Hịa. Đến nay, tồn xã đã có 4 cơng
trình nước sạch hợp vệ sinh được xây dựng ở các thơn Hưng An, Phú Kinh, xóm
càng Hưng Nhơn, An Thơ và thôn càng Hội Điền, với hơn 30 km mạng lưới đường
ống dẫn nước đến từng hộ gia đình. Để đảm bảo chất lượng nguồn nước, hạn chế
thất thoát, Ban quản lý cơng trình thường xun túc trực vận hành, kiểm tra định kỳ
SVTH: Lưu Ngọc Hương

14


Luận văn tốt nghiệp


Niên khóa: 2006 - 2010

và xử lý nguồn nước trước khi cung cấp nước cho người dân. Mức giá tiền nước chỉ
2.000 đ/m3, chỉ chưa bằng 1/2 mức giá của trạm cấp nước 3 xã (Hịa- BìnhChương) của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi trừ chi phí khắc
phục sửa chữa các sự cố hỏng hóc, bảo dưỡng và nâng cấp máy, hiện số dư tồn quỹ
của trạm Hưng An đã tăng hơn 50 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Ly, thơn An Thơ, xã Hải Hịa cho biết “Từ khi có chương
trình nước sạch người dân ở đây n tâm hơn rất nhiều vì khơng lo bệnh tật, chủ
động được nguồn nước sạch để sinh hoạt và nhất là tiền nước ở đây không cao, mỗi
gia đình dùng thoải mái cũng chỉ hết chưa đến 30 ngàn đồng một tháng”. Trước
năm 2000, số hộ dùng nước sạch ở Hải Hòa chỉ chiếm khoảng 30%, còn hiện nay
(năm 2010), tổng số hộ đã có nước sạch để dùng ở đây đã tăng lên đến 92% trong
tổng số 1.050 hộ toàn xã, cao hơn gần 20% so với mặt bằng chung trong tồn
huyện. Hiện chỉ cịn 8% số hộ ở Phú Kinh phường cách xa trung tâm xã hơn 30 km,
thuộc vùng khó khăn là nước sạch chưa đến được, đang rất cần sự quan tâm hỗ trợ
từ nhiều phía (TTYTDP tỉnh Quảng Trị, 2010).
2.4.3. Thành phố Cần Thơ tăng năng lực cấp nƣớc sạch và bảo vệ môi trƣờng
nông thôn
Nước sạch là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của người dân trên
toàn thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới năm (WHO, 2002): Chất
lượng nước, điều kiện vệ sinh kém là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong
của con người, đặc biệt là trẻ em. Ở những nước mà phần lớn dân số không đảm bảo
được cấp nước an toàn, nguy cơ bệnh về đường ruột, bệnh tiêu chảy là rất lớn. 88%
tổng số ca tiêu chảy là do sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh việc đảm
bảo chất lượng nước tại các nhà máy nước và đường ống truyền dẫn, phân phối,
việc thu gom, lưu trữ và lấy nước sinh hoạt không phù hợp trong các hộ gia đình
đang phải đối mặt với nguy cơ tái ô nhiễm các chất bẩn. Nguồn ô nhiễm từ phân có
thể thâm nhập vào nguồn nước do mạng lưới cấp nước bên ngồi nhà khơng đảm
bảo, đường ống bị nứt, vỡ khiến vi trùng thâm nhập vào, do sử dụng các thiết bị lưu

trữ nước không đảm bảo vệ sinh hoặc do tay người có nhiễm mầm bệnh tiếp xúc với
nguồn nước.
Việc cung cấp đủ nước sạch, tạo các cơ sở hạ tầng và vệ sinh nông thôn
mang một ý nghĩa lớn về mặt ổn định xã hội và dân sinh kinh tế. Các chuyên gia
của Liên hiệp quốc đã có những cảnh báo về nguy cơ chênh lệch về giàu nghèo,mức
hưởng thụ về vật chất giữa nông thôn và thành thị, các hiểm họa ô nhiễm nguồn
nước và sự bất bình thường về thời tiết…sẽ là mầm móng gây ra những bất bình
thường trong cộng đồng và nghiêm trọng hơn là dẫn đến các xung đột xã hội.
SVTH: Lưu Ngọc Hương

15


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở Việt Nam đã được UNICEF và
nhiều tổ chức khác tài trợ từ năm 1982 đến nay. Chiến lược quốc gia cấp nước sạch
và vệ sinh nơng thơn đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt (Quyết định số
104/2000/QĐ/-TTg ngày 25/8/2000) và đang được triển khai trên toàn bộ tỉnh thành
cả nước.
Vấn đề nước sạch là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hằng ngày của mọi
con người, mọi gia đình và thực tế hiện nay nó đã trở thành yêu cầu cấp bách trong
việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân và là chiến lược
phát triển lâu dài cho các vùng ở nông thôn. Công tác cấp nước sạch mang ý nghĩa
chiến lược cho việc phát triển kinh tế-xã hội, góp phần bình đẳng giới xóa đói giảm
nghèo. Bên cạnh đó, nó cịn mang một tính chất văn hóa - nhân văn sâu sắc. Ngồi
sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân địa phương, cần thiết phải có thêm
sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn và sự tài trợ của cộng đồng quốc tế để có

những biện pháp kỹ thuật và đưa ra các chính sách hợp lý, đẩy nhanh tiến trình và
mục tiêu nước sạch cho cả nước.
Thành phố Cần Thơ đang triển khai dự án cung cấp nước sạch và thực hiện
vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 nhằm bảo đảm cho 100% dân số vùng
nông thôn được sử dụng nước sạch. Thành phố xây dựng 182 trạm cấp nước, tổng
công suất 112.000 m3/ngày, lắp đặt 2.800 km đường ống dẫn nước mới, cải tạo 300
km đường ống đang xuống cấp, khoan thêm hàng ngàn giếng bơm tay, xây dựng
thêm hàng chục ngàn hố xí tự hoại, chuồng trại hợp vệ sinh phục vụ nông dân phát
triển chăn ni, khắc phục tình trạng nước mặt không bị ô nhiễm như hiện nay.
Bước đầu, thành phố Cần Thơ đã tập huấn biện pháp về truyền thông nước sạch,
bảo vệ môi trường nước cho 300 nông dân thuộc các huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh,
Phong Điền, nâng công suất các nhà máy nước tại nội thành từ 60.000 m3/ngày lên
110.000 m3/ngày. Các nhà máy nước tại các trung tâm các huyện Thốt Nốt, Cờ Đỏ,
Vĩnh Thạnh cũng được nâng công suất từ 12.000 m3/ ngày lên 21.000 m3/ngày, đáp
ứng đủ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của các doanh nghiệp và nhân dân tại nội thành,
các thị trấn, thị tứ (Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường thành phố Cần Thơ,
2006).
2.5. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt
2.5.1. pH
pH là đại lượng tốn học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước (pH =
-log[H+]), đặc trưng cho tính axit và tính kiềm của nước, là chỉ tiêu cần kiểm tra đối
với chất lượng nước cấp sinh hoạt. Đồng thời giá trị pH cho phép ta quyết định
phương pháp xử lý nước thích hợp hoặc điều chỉnh lượng hóa chất trong quá trình
SVTH: Lưu Ngọc Hương

16


Luận văn tốt nghiệp


Niên khóa: 2006 - 2010

xử lý nước như đơng tụ hóa học, khử trùng một cách hợp lý nhất. Sự thay đổi giá trị
pH trong nước có thể dẫn tới những thay đổi thành phần các chất trong nước do q
trình hịa tan, kết tủa hoặc thúc đẩy, ngăn chặn những phản ứng hóa học, sinh học
xảy ra trong nước. Theo Trịnh Xuân Lai, 2003:
Khi :

pH = 7 nước có tính trung tính.
pH < 7 nước có tính axit.

pH > 7 nước có tính kiềm.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ban hành
theo thông tư số 05/2009/ TT-BYT ngày 17/6/2009 giá trị pH cho phép nằm trong
khoảng 6,0 -8,5.
2.5.2. Độ đục
Độ đục của nước hình thành bởi các chất lơ lửng như: đất cát, phù sa, chất
mùn, chất hữu cơ, chất sắt,…có trong nước; là nơi trú ẩn của các vi khuẩn gây bệnh,
các hoá chất, thuốc trừ sâu và các kim loại nặng,… Hiệu lực khử trùng sẽ bị giảm
mạnh nếu nước có độ đục cao, vì chất khử trùng không thể tiếp cận với vi khuẩn do
hàng rào cản vật lý hoặc tạo ra các phản ứng hoá học với các chất gây đục làm giảm
khả năng khử trùng. Do vậy, theo tiêu chuẩn về nước sạch thì nước uống phải trong,
việc sử dụng nước đục sẽ gây nguy hại cho sức khoẻ (Nguyễn Kim Hồng, 2002).
Độ đục là một chỉ tiêu quan trọng trong cấp nước sinh hoạt do bốn nguyên
nhân chủ yếu:
- Mỹ quan: Độ đục càng lớn giá trị thẩm mỹ càng giảm.
-

Khả năng lọc: Độ đục càng lớn làm tăng chi phí lọc
Q trình khử trùng: Độ đục làm tăng khả năng diệt trùng của hóa chất

Trong xử lý: Độ đục dùng để xác định hiệu quả xử lý đối với các hóa chất và

liều lượng khác nhau đem dùng.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ban hành theo
thông tư số 05/2009/ TT-BYT ngày 17/6/2009 giá trị độ đục cho phép tối đa là 5
NTU.
2.5.3. Độ cứng
Độ cứng là đại lượng đo tổng các cation đa hóa trị có trong nước, nhiều nhất
2+
ion Ca và Mg2+. Nước mặt thường khơng có độ cứng cao như nước ngầm, tùy theo
độ cứng của nước người ta chia thành các loại sau: nước mềm, nước hơi cứng và
nước cứng (WHO, 2003).
Độ cứng của nước được xác định bằng phương pháp chuẩn độ hoặc tính tốn
theo hàm lượng Canxi, Magie trong nước.
-

Nước có độ cứng nhỏ hơn 75 mg/L theo CaCO3: nước mềm.

SVTH: Lưu Ngọc Hương

17


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

-

Nước có độ cứng từ 75 đến nhỏ hơn 150 mg/L theo CaCO3: nước hơi cứng.


-

Nước có độ cứng từ 150 đến nhỏ hơn 300 mg/L theo CaCO3: nước cứng.

-

Nước có độ cứng lớn hơn 300 mg/L theo CaCO3: nước rất cứng.
Kết quả phân tích từng loại độ cứng sẽ cung cấp các thơng tin để có thể lựa

chọn giải pháp làm mềm nước (Huỳnh Quốc Tịnh, 2003).
Độ cứng được chia thành 3 loại:
-

Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng ion Ca2+và Mg2+ có trong nước
Độ cứng tạm thời: là hàm lượng các muối của ion HCO 3-, CO32- với Ca2+ và
Mg2+.

-

Độ cứng vĩnh cửu: là hàm lượng các muối của ion Cl-, SO42-, HSO4- với Ca2+
và Mg2+.
Canxi trong nước không có hại cho sức khỏe mà cịn là nguồn cần thiết cho

cơ thể, một số nơi hàm lượng canxi thấp thì tỉ lệ sâu răng ở trẻ em thường cao. Tuy
nhiên, nước có nhiều canxi có thể gây trở ngại trong sinh hoạt: nước cứng làm rau,
thịt lâu chín làm mất nhiều sinh tố; tốn nhiều xà phòng khi giặt quần áo. Đối với các
vùng có bệnh bướu cổ, thì trong địa phương đó phải dùng nước có độ cứng thấp, vì
canxi là yếu tố ngăn chặn tuyến giáp sử dụng Iôt làm bệnh dễ phát triển (Đào Ngọc
Phong, 2001).

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ban hành
theo thông tư số 05/2009/ TT-BYT ngày 17/6/2009 giá trị độ cứng cho phép tối đa
là 350mg/L.
2.5.4. Hợp chất Nitơ
Là một trong những nguyên tố quan trọng của sự sống vì nó là hợp phần của
protein. Nitơ vô cơ bao gồm các dạng chủ yếu như: NH4+, N2, NO2, NO3,… Các
dạng này là sản phẩm của quá trình khống hóa các hợp chất nitơ hữu cơ có trong
nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, một số ngành công nghiệp dưới vai trị của vi sinh
vật. Ngồi ra chúng cịn từ khí quyển hịa tan vào trong nước (Huỳnh Quốc Tịnh,
2003).
NH3 là sản phẩm đầu tiên chứng tỏ chất hữu cơ bắt đầu thối rữa. Nhờ vi
khuẩn hiếu khí, oxy hoá chất đạm hữu cơ biến NH 3 thành NO2-. Ngồi ra, NO2- cịn
có thể có trong nước mưa (hiện tượng phóng điện trong cơn giơng
2N/KK+O2=2NO. 2NO+O2 =2NO2); nhưng khi có mặt cả NH3 và NO2 thì chắc
chắn nước đã bị nhiễm bẩn.
Sau một thời gian NO2- bị oxy hoá thành NO3-, là giai đoạn cuối cùng của sự
phân huỷ các chất đạm hữu cơ. Nếu chỉ có NO3- người ta cho rằng nước nhiễm bẩn
nhưng đã được vô cơ hoá, khi hiện diện cả NO3-, NH3, NO2-là nước vẫn còn nhiễm
SVTH: Lưu Ngọc Hương

18


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

chất hữu cơ. Khi hàm lượng NO3- trong nước quá cao> 10 mg/L thì rất nguy hiểm
đối với trẻ sơ sinh, vì độ pH trong dịch dạ dày trẻ sơ sinh gần như trung tính nên
thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn khử NO3- trở về dạng NO 2- kết hợp với

haemoglobin (Hb) gây nên bệnh Methaemoglobin (MetHb) ngăn cản oxy tiếp xúc
với hồng cầu vào máu để tới các cơ quan, đồng thời trong cơ thể trẻ sơ sinh khơng
có loại men chuyển MetHb trở về Hb như người trưởng thành nên bệnh ngày càng
trầm trọng hơn (Đào Ngọc Phong, 2001).
Lượng amoni tối đa trong nước sinh hoạt là 3 mg/L, hàm lượng Nitrat là <50
mg/L (Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ban hành
theo thông tư số 05/2009/ TT-BYT ngày 17/6/2009).
2.5.5. Hàm lƣợng Sắt
Sắt là nguyên tố thường gặp trong nước tự nhiên. Nước bề mặt có hàm
lượng sắt khoảng 0,7 mg/L. Trong nước ngầm, hàm lượng sắt từ 0,5 – 10 mg/L, và
có thể lên tới 50 mg/L. Giếng khơi có hàm lượng sắt hòa tan thấp hơn giếng khoan,
thường < 5mg/L. Sắt ít gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng đến
người sử dụng và trong sản xuất: sắt làm cho nước có mùi tanh kim loại, để lại
những vết gỉ vàng trên quần áo, nước có sắt khi pha chè sẽ làm mất hương vị của
chè, nếu nấu cơm sẽ làm cơm có màu xám (Nguyễn Kim Hồng, 2002).
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt theo thông
tư số 05/2009/ TT-BYT ngày 17/6/2009 hàm lượng sắt tối đa cho phép là 0,5 mg/L.
2.5.6. Các chỉ tiêu vi sinh
Nước sử dụng hằng ngày có thể bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sống trong nước
một thời gian nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể phát triển và gây bệnh cho con
người. Sự phát triển của vi khuẩn phụ thuộc vào nhiệt độ, sự thoáng khí, độ đục, độ
bẩn, lưu lượng, tốc độ dịng chảy và khả năng đối kháng của loại vi sinh vật đó
trong nước.
Coliform là nhóm vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột
(Enterobacteriaceae) có khả năng lên men đường lacto ở 370C (bao gồm E.coli,
Citrobacter, Klebsiella) có thể được áp dụng như là nhóm vi sinh vật chỉ thị để
đánh giá hiệu quả của việc xử lý nước (Feachem, 1980). Nhóm coliform chịu nhiệt
phát triển được ở nhiệt độ 44 ± 0,50C, có khả năng lên men đường lacto. Trong
nhóm này có tới 95% là coliform chịu nhiệt có nguồn gốc từ phân người và các
động vật máu nóng, cịn lại khoảng 5% coliform chịu nhiệt là các coliform có nguồn

gốc tự nhiên từ đất, nước, xác động vật thối rữa. Do vậy sự có mặt của colform chịu
nhiệt trong nước là bằng chứng rất quan trọng, báo hiệu sự ô nhiễm phân đối với
nguồn nước.
SVTH: Lưu Ngọc Hương

19


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ban hành
theo thơng tư số 05/2009/ TT-BYT ngày 17/6/2009 thì tổng coliform cho phép là
50 vi khuẩn/ 100mL.
2.6 Tổng quan về vùng nghiên cứu
Ấp Mỹ Hòa thuộc xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ nên
tính chất của ấp cũng tương tự như tính chất của xã Mỹ Khánh.
2.6.1. Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội
Xã Mỹ Khánh thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, có các mặt tiếp
giáp :
-

Phía Bắc giáp với xã Giai Xn, quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy
Phía Nam giáp với xã Nhơn Nghĩa
Phía Tây giáp với xã Nhơn Ái

Phía Đơng giáp với quận Ninh Kiều
Diện tích tự nhiên 1.120,2 ha, dân số có 10.340 nhân khẩu với 2.389 hộ.
Phần lớn người dân sống với nghề nông, một số ít kinh doanh tiểu thủ công nghiệp,

-

dịch vụ, mua bán nhỏ, đi làm cơng nhân,... Xã hiện có 8 ấp: Mỹ Ái, Mỹ Phụng, Mỹ
Long, Mỹ Hòa, Mỹ Phước, Mỹ Lộc, Mỹ Thuận, Mỹ Nhơn.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Phong Điền – TP Cần Thơ (Nguồn:
www.cantho.gov.vn)

Trong đó địa bàn ấp Mỹ Hịa có trục lộ chính nằm trên đường liên thị trấn
Phong Điền – Mỹ Khánh được bê tơng hóa với chiều dài khoảng 2500 mét. Tồn ấp

SVTH: Lưu Ngọc Hương

20


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

có khoảng 130 hộ dân với đời sống tương đối ổn định. 100% hộ gia đình có điện
thắp sáng, có một trạm cấp nước nơng thơn, một nhà văn hóa thơng tin ấp,...
2.6.2. Văn hóa, xã hội
- Về giáo dục
Năm học 2009 – 2010 số trẻ đủ tuổi vào lớp 1 được đến lớp đạt 100%
Trong năm học 2009, trường tiểu học Mỹ Khánh 1 được công nhận trường đạt
chuẩn quốc gia mức độ 1. Xã đã duy trì tốt cơng tác chống mù chữ và phổ cập giáo
dục.
-


Về văn hóa, thơng tin thể dục thể thao, truyền thanh

Thường xuyên tuyền truyền, vận động và tổ chức thực hiện nâng cấp các thiết chế
văn hóa được cấp trên khảo sát đánh giá tốt.
Tổ chức cơng nhận ấp văn hóa cho 04 ấp mới. Có 2.470 hộ đăng ký gia đình văn
hóa năm 2009, đạt 100% số hộ. Cuối năm 2008 xét đạt 2.381 hộ gia đình văn hóa
chiếm 96,30%. Trong đó có 261 hộ đạt gia đình văn hóa tiêu biểu, có 243 gương
người tốt việc tốt.
Duy trì tốt hoạt động định kỳ của câu lạc bộ đờn ca tài tử.
2.6.3. Công tác điều tra dân số, nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng và y tế
Về dân số
Công tác dân số được quan tâm, đã thực hiện công tác tuyên truyền ,vận động
truyền thơng dân số 2 đợt được 21 cuộc có 447 người tham dự.
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên hiện nay của xã là 0,9% so với 6 tháng đầu năm 2009 là 0,11
%
Về nước sạch, vệ sinh môi trường
Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Cần Thơ mở 02
lớp tập huấn về nước sạch có 69 người dự và khảo sát các hộ sử dụng nước của xã.
Khai thông cống rãnh và hệ thống thoát nước khu vực chợ Mỹ Khánh được sạch sẽ.
Tổ chức vệ sinh môi trường ấp Mỹ Ái, Mỹ Nhơn, Mỹ Hòa nhằm ngăn chặn bệnh sốt
xuất huyết. Nước sạch vệ sinh môi trường được 380 hộ với tổng vốn vay
1.448.766.000 đồng được Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại
học Cần Thơ khảo sát và xây dựng đề án xanh – sạch cho ấp Mỹ Phụng, đề án được
người dân cam kết thực hiện và thống nhất ủng hộ cao. Qua đó đã được tập huấn 01
lớp về mơi trường xanh - sạch có 45 người tham dự.
Về y tế
Tổ chức tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh, về vệ sinh an toàn thực phẩm
trong toàn xã được 8 đợt. Tuy nhiên trong xã cũng đã xảy ra 30 ca sốt xuất huyết và
cũng được tăng cường phun thuốc xử lý dập dịch và diệt lăng quăng 02 đợt.
SVTH: Lưu Ngọc Hương


21


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

Thực hiện phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em đến nay số trẻ suy dinh dưỡng còn
15,63% so với kế hoạch giảm 1,37%
Năm 2009 xã Mỹ Khánh đã được cấp trên công nhận là xã cộng đồng an tồn.
2.7 Hóa chất xử lý nƣớc sinh hoạt tại trạm cấp nƣớc ấp Mỹ Hòa
Chloramin B là hóa chất diệt khuẩn đa năng dạng bột, được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau: y tế, vệ sinh công cộng, công nghiệp chế biến sữa, dược
phẩm, chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản, hồ bơi, diệt khuẩn nguồn nước sinh
hoạt, công nghiệp chế biến thức ăn, quân đội, các tổ chức nhân đạo,…
Thành phần: Sodium N-chlorobenzenesulfonamide (chloramine B) 25%
chlorine. 1 % dung dịch Chloramin B chứa 2500 ppm hoạt chất Cl2.
Công thức: C6H5ClNO2S - Na
Mô tả: Dạng bột màu trắng tới trắng ngà.
Tên gọi khác: Chloramin B, Sodium N – Chlorobenzensulfonamide, Sodium
benzenesulfonchloramide, Natrium - N – Chlorbenzolsulfonamid (German), N –
Clorobenzenosulfonamida sodica (Spanish), N – Chlorobenzenesulfonamide
sodique (French).

Hình 2.2: Hóa chất xử lý nước sinh hoạt Chloramin B

Liều lượng sử dụng: diệt khuẩn nước ăn uống 10g Chloramin B cho 1 m3
nước/30 phút.


SVTH: Lưu Ngọc Hương

22


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

Khử trùng nước uống bằng Chloramin B không độc hại đối với sức khỏe, khi
cho nhiều Chloramin B, nước thường nồng mùi Clo khơng dùng được, một số người
có thể nhạy cảm với mùi Clo ngay ở nồng độ khử trùng thông thường. Nên chờ một
vài giờ sau khi xử lý để giảm bớt mùi Clo rồi mới sử dụng nước.

SVTH: Lưu Ngọc Hương

23


Luận văn tốt nghiệp

Niên khóa: 2006 - 2010

CHƢƠNG III
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Phỏng vấn các hộ dân (30 hộ/ấp) trên địa bàn ấp Mỹ Hịa về tình hình sử
dụng nước, các cách bảo quản, lưu trữ nước và ý kiến của họ về chất lượng
nước đang sử dụng và sự quan tâm của chính quyền địa phương về vấn đề
nước sạch. Xác định những nguyên nhân cơ bản gây ảnh hưởng đến chất

lượng nước sinh hoạt.
-

Phỏng vấn cán bộ quản lý trạm cấp nước tại ấp về quy trình xử lý nước, cách

-

thức quản lý, vệ sinh và chất lượng nước của trạm.
Phân tích một số chỉ tiêu của chất lượng nước sinh hoạt: pH, độ đục, độ
cứng, hàm lượng đạm Amoni theo NH4+, hàm lượng Sắt, NO3-, chỉ tiêu vi
sinh.

-

Đánh giá một số chỉ tiêu của chất lượng nước chất lượng nước sinh hoạt dựa
vào QCVN 02: 2009/BYT do Cục Y Tế dự phịng và Mơi trường biên soạn
và được Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành kèm theo thông tư số: 05/2009/TTBYT và QCVN 01: 2009/BYT do Cục Y Tế dự phịng và Mơi trường biên
soạn và được Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành kèm theo thông tư số:
04/2009/TT-BYT.

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 29/12/2009 đến 30/4/2010 tại ấp Mỹ Hòa, xã
Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ và phịng thí nghiệm của bộ
mơn Khoa học môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường
Đại học Cần Thơ.
3.2.2. Phƣơng pháp thu và bảo quản mẫu
Trên cơ sở phỏng vấn bằng phiếu phỏng vấn, chúng tôi tiến hành thu mẫu như
sau: thu mẫu nước tại trạm cấp nước ấp Mỹ Hòa, thu trong các vật chứa nước sinh
hoạt và thu trực tiếp từ các vòi dẫn. Mẫu thu trực tiếp tại vòi dẫn và mẫu thu trong

vật chứa được thu trong cùng một nhà.
Mẫu được thu 2 đợt:
Đợt 1:
- Thu mẫu từ trạm cấp nước của ấp Mỹ Hòa (1 mẫu)
-

Thu mẫu trực tiếp từ vòi được dẫn từ trạm cấp đến nhà dân (5 mẫu/ấp).

SVTH: Lưu Ngọc Hương

24


Luận văn tốt nghiệp

-

Niên khóa: 2006 - 2010

Thu mẫu nước sinh hoạt ở nhà dân tại ấp Mỹ Hòa (5 mẫu /ấp).

Đợt 2:
Số mẫu và cách tiến hành thu như đợt 1, thời gian thu mẫu đợt 2 cách đợt 1
khoảng 1 tháng.
Mỗi đợt thu là 11 mẫu, gồm có: 5mẫu thu trong vật chứa tại nhà dân + 5 mẫu thu
trực tiếp tại vòi dẫn đến nhà + 1 mẫu thu tại trạm cấp
Tổng số mẫu thu được qua 2 đợt = (5mẫu thu trong vật chứa tại nhà dân + 5 mẫu
thu trực tiếp tại vòi dẫn đến nhà dân + 1 mẫu thu tại trạm cấp) x 2 đợt = 22 mẫu.
Thu mẫu phân tích chỉ tiêu lý hóa (pH, độ đục, độ cứng, hàm lượng amoni theo
NH4+, hàm lượng sắt, NO3-): thu bằng chai nhựa, trước khi lấy mẫu phải tráng chai

3 lần bằng chính nước cần lấy để phân tích. Nếu lấy bằng các dụng cụ múc nước
khác phải rửa sạch bằng chính nước đó rồi mới múc vào chai. Đối với mẫu lấy để
phân tích hàm lượng sắt sẽ dùng chai thủy tinh sậm màu để chứa mẫu.
Thu mẫu phân tích chỉ tiêu vi sinh vật: Khử khuẩn miệng chai và khi thu mẫu
chỉ thu 2/3 chai và không cần tráng trước bằng nước cần lấy để phân tích. Khử
khuẩn nút và miệng chai trước khi đậy lại.
Sau khi thu mẫu xong, tất cả các mẫu được trữ lạnh ở 4 oC để đưa về phịng thí
nghiệm.
Mẫu được bảo quản theo tiêu chuẩn TCVN 5993-1995
Bảng 3.1: Phương pháp bảo quản mẫu

STT

Chỉ tiêu cần xác

Chai đựng Điều kiện bảo

định

quản

Thời gian bảo
quản

1

Độ đục

PE


--

24 h

2

Độ pH

PE

--

--

3

Độ cứng

PE

Lạnh 40C

48 h

4

Hàm lượng sắt

TT


Axit hoá nước

sậm màu

đến pH < 2

5

Hàm lượng đạm
amoni theo NH4+

PE

6

NO3-

PE

7

E.Coli

Chai vi
sinh

8

Tổng coliform


SVTH: Lưu Ngọc Hương

Chai vi
sinh

1 tháng

Lạnh 40C

24 h

Lạnh 40C

24 h

Lạnh 40C

8h

Lạnh 40C

8h

25


×