Chuyên đề thực tập
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN
DELOITTE VIỆT NAM
Hệ thống chính sách và thủ tục trong việc kiểm soát chất lượng hoạt
động kiểm toán BCTC tại Deloitte Việt Nam bao gồm:
- Kiểm soát chất lượng trước cuộc kiểm toán
- Kiểm soát chất lượng trong quá trình kiểm toán
- Kiểm soát chất lượng sau khi hoàn tất kiểm toán
Để có cái nhìn cụ thể hơn về quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán BCTC tại Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam, em xin trình bày
quy trình chuẩn của Công ty đồng thời minh họa bằng các khách hàng cụ thể,
bao gồm: Ban quản lý dự án A và công ty sản xuất kinh doanh B. Dịch vụ
kiểm toán cung cấp cho hai khách hàng trên đều là dịch vụ kiểm toán BCTC
cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2007.
Ban quản lý A là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt
Nam, được thành lập theo Quyết định số 276/QĐ-HĐQT ngày 29/10/2002
của Hội đồng quản trị Tập đoàn. Nhiệm vụ chính của Ban quản lý là quản lý
các dự án thủy điện theo sự phân cấp của Tập đoàn. Nguồn vốn hoạt động của
dự án bao gồm nguồn vốn vay tín dụng và nguồn vốn khấu hao cơ bản để lại
của Tập đoàn.
Công ty B là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Singapore được
thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động là 40 năm theo Giấy phép Đầu
tư số 208/GP ngày 25 tháng 09 năm 1994 do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và
Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp và các giấy phép điều chỉnh. Hoạt
động chính của công ty là xây dựng, quản lý và điều hành một câu lạc bộ, làm
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
1
Chuyên đề thực tập
một câu lạc bộ thể thao, căn hộ cho thuê, cung cấp các dịch vụ thể thao, đồ ăn
uống, dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài và các dịch vụ
khác.
1.1. Kiểm soát chất lượng trước cuộc kiểm toán
1.1.1.Quy định về năng lực và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên
- Về tuân thủ đạo đức nghề nghiệp
Đối với một công ty kiểm toán nói chung và đối với mỗi KTV nói
riêng, vấn đề đạo đức nghề nghiệp luôn là một vấn đề hết sức quan trọng mà
mỗi KTV và công ty kiểm toán đều phải hết sức giữ gìn. Chính vì vậy, bên
cạnh việc yêu cầu các nhân viên của mình nắm vững và tuân thủ các chuẩn
mực kiểm toán về đạo đức nghề nghiệp, Deloitte Việt Nam còn có những quy
định chung khác áp dụng cho phạm vi toàn Công ty về vấn đề đạo đức nghề
nghiệp. Các quy định này không những làm rõ hơn các quy định trong chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam mà còn được cụ thể hóa trong môi trường và điều
kiện kinh doanh của Công ty.
- Về tư cách cá nhân:
Mỗi cá nhân đều là người đại diện cho Công ty, là bộ mặt của Công ty
trước khác hàng. Để thể hiện được tính chuyên nghiệp trong hoạt động cung
cấp dịch vụ cho khách hàng, mỗi nhân viên phải hành động cư xử một cách
chuyên nghiệp vào bất cứ hoàn cảnh nào và thời gian nào. Tư cách đúng đắn
và lễ độ là điều cần thiết cho mọi lúc mọi nơi, nhất là khi tiếp xúc với khách
hàng.
Khi thực hiện nhiệm vụ, mỗi nhân viên phải tuyệt đối trung thành và
giữ bí mật, không được tiết lộ bất kỳ thông tin nào liên quan đến công việc
của khách hàng hay công việc của Công ty cho nguời thứ ba biết mà không có
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
2
Chuyên đề thực tập
ý kiến chấp thuận của khách hàng và chủ nhiệm kiểm toán phụ trách hoặc
BGĐ Công ty.
- Về tính độc lập của KTV:
Theo chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, một KTV không được có bất
kỳ mối quan hệ tài chính nào liên quan tới khách hàng mà người ngoài có thể
cho là không thanh liêm và khách quan khi thi hành nhiệm vụ kiểm toán.
Tính độc lập có thể bị ảnh hưởng do quyền lợi về tài chính, do quan hệ
gia đình hay kinh doanh, hoặc do tính chất của dịch vụ mà Công ty đang cung
cấp. Vì thế trước khi nhận một khách hàng kiểm toán mới, mỗi nhân viên phải
đảm bảo là không có một quyền lợi hay quan hệ nào với khách hàng đó.
Ngoài ra, phải thông báo cho Giám đốc biết khi có tranh chấp quyền lợi có thể
ảnh hưởng đến tính độc lập của mình.
Việc đảm bảo tính độc lập của KTV trong mỗi cuộc kiểm toán có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Nó không những tạo niềm tin cho khách hàng sử
dụng BCKT mà quan trọng hơn là đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, tạo
uy tín với khách hàng. Theo quy định của Công ty, trước mỗi cuộc kiểm toán,
người có trách nhiệm phân công nhóm kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán
không những có trách nhiệm đánh giá trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
công tác của KTV mà còn phải đánh giá tính độc lập của những KTV tham
gia cuộc kiểm toán. Trên thực tế, để đảm bảo tính độc lập, khách quan của các
KTV trong cuộc kiểm toán, các KTV phải trả lời một bản câu hỏi xác minh
tính độc lập của mình với khách hàng được kiểm toán. Trong cuộc kiểm toán
BCTC cho hai khách hàng A và B, các kiểm toán viên tham gia đã trả lời bản
câu hỏi xác minh tính độc lập của mình như sau:
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
3
Chuyên đề thực tập
Biểu 2.1: Bản câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên
CÂU HỎI VỂ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN
Khách hàng: Ban quản lý A Kỳ kế toán kết thúc: 31/12/2007
Câu hỏi Có Không
1. Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần trong công ty sắp tiến hành kiểm toán không? X
2. Kiểm toán viên có vay vốn của khách hàng không? X
3. Kiểm toán viên có là cổ đông chi phối của công ty khách hàng không? X
4. Kiểm toán viên có cho khách hàng vay vốn không? X
5. Kiểm toán viên có ký kết hợp đồng gia công sản phẩm với công ty khách hàng không? X
6. Kiểm toán viên có cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ cho khách hàng không? X
7. Kiểm toán viên có quan hệ họ hàng thân thích với những người trong bộ máy quản
lý (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các trưởng phó phòng và những người tương
đương) của khách hàng không?
X
8. Kiểm toán viên có làm đại lý bán sản phẩm cho khách hàng không? X
9. Kiểm toán viên có làm dịch vụ trực tiếp ghi sổ kế toán, giữ sổ kế toán và lập báo cáo
tài chính cho khách hàng không?
X
10. Kết luận: Kiểm toán viên sẽ tham gia kiểm toán đã đảm bảo tuân thủ các nguyên
tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán về tính độc lập.
X
Sau khi KTV lần lượt đã trả lời Bảng câu hỏi trên, một Bản cam kết
độc lập sẽ được lập cho nhóm kiểm toán thực hiện hợp đồng. Ví dụ sau là Bản
cam kết tính độc lập của nhóm kiểm toán thực hiện hợp đồng với Ban quản lý
A. Bản cam kết về tính độc lập của nhóm kiểm toán đối với cuộc kiểm toán
BCTC cho công ty B cũng được lập tương tự.
Biểu 2.2: Bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
8 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa
Hà Nội, Việt Nam
Tel : +(84-4) 852 4123
4
Chuyên đề thực tập
BẢN CAM KẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP
Kính gửi: Tổng Giám đốc
Từ nhóm kiểm toán cho khách hàng: Ban quản lý A
Phòng: KT 2
V/v: Bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên
Chúng tôi đã đọc và hiểu rõ quy chế độc lập của kiểm toán viên nêu trong bản quy chế nhân viên của Công
ty TNHH Deloitte Việt Nam.
Trên cơ sở đó, chúng tôi xin cam đoan, với sự trung thực tuyệt đối của mình là:
(a) đã thực hiện đúng quy chế và
(b) không thấy có dấu hiệu nào được xem là vi phạm quy chế về tính độc lập của kiểm toán viên.
Thành viên nhóm kiểm toán Vị trí trong nhóm Chữ ký Ngày
1. Đặng Chí Dũng
2. Hoàng Nam
3. Nguyễn Văn Long
4. Đặng Tú Anh
5. Ngô Tiến Thành
Phó giám đốc phụ trách hợp đồng
Chủ nhiệm kiểm toán
Kiểm toán viên chính
Kiểm toán viên
Trợ lý kiểm toán viên
10/01/2008
10/01/2008
10/01/2008
10/01/2008
10/01/2008
- Về tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Để thực hiện phương châm hoạt động cung ứng dịch vụ “vượt lên trên
sự mong đợi của khách hàng và nhân viên trong Công ty”, Deloitte Việt Nam
đã mạnh dạn đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực và xây dựng nét “văn
hóa Công ty”. Những quy định về tuyển dụng và đào tạo cũng được phổ biến
rõ ràng trong Công ty.
Về tuyển dụng nhân viên: Tất cả các nhân viên vào làm việc tại Công ty
đều phải trải qua một trình tự thi tuyển bao gồm: hồ sơ, kiểm tra chuyên môn
nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, tài chính, tin học và tiếng Anh; phỏng vấn trực
tiếp theo nhóm và phỏng vấn trước toàn bộ hội đồng thi. Việc tổ chức thi
tuyển theo nhiều vòng với nhiều nội dung như vậy bảo đảm cho Công ty có
thể tuyển dụng được những nhân viên có đủ trình độ chuyên môn cũng như
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
8 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa
Hà Nội, Việt Nam
Tel : +(84-4) 852 4123
5
Chuyên đề thực tập
các kỹ năng cần thiết khác đáp ứng nhu cầu công việc. Kết quả thi tuyển được
lập thành biên bản làm cơ sở cho Giám đốc quyết định tiếp nhận.
Về tiêu chuẩn của nhân viên chuyên nghiệp: Công ty đã đặt ra những
tiêu chuẩn nhất định đối với nhân viên. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến trình
độ KTV và do đó ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc kiểm toán. Cụ thể những
tiêu chuẩn của nhân viên chuyên nghiệp được quy định như sau:
• Đạt trình độ chuyên môn tối thiểu là tốt nghiệp Đại học chuyên ngành
Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng, Kinh tế, Ngoại thương,
Luật, Xây dựng, Thủy lợi, Kiến trúc… phù hợp với từng vị trí. Trình độ
ngoại ngữ từ bằng C trở lên và sử dụng thành thạo máy vi tính, ham
hiểu biết, học tập.
• Tư cách đạo đức tốt, trung thực, độc lập, tháo vát, thận trọng, hiểu biết
và có tầm nhìn rộng, có định hướng nghề nghiệp tốt.
• Chấp nhận điều kiện làm việc lưu động, cường độ cao và làm thêm giờ
khi cần thiết. Làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động ( trừ Giám đốc,
Phó Giám đốc và Kế toán trưởng).
• Ưu tiên người có kinh nghiệm thực tế phù hợp chuyên ngành, duới 40
tuổi.
Về đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: Để nâng cao uy tín và chất lượng
kiểm toán, Công ty nhận thức rõ rằng trình độ nhân viên là một yếu tố vô
cùng quan trọng. Chính vì vậy, nâng cao trình độ của nhân viên luôn là một
trong những chiến luợc phát triển lâu dài và thường xuyên của Công ty. Với
chiến lược “quốc tế hóa đội ngũ nhân viên”, hàng năm Công ty đã quyết định
chi nhiều tỉ đồng cho chi phí đào tạo nhân viên, cử hàng trăm lượt nhân viên
sang các nước có nền kiểm toán phát triển để tham dự các khóa đào tạo MBA,
thạc sĩ tài chính kế toán quốc tế, CPA quốc tế, ACCA. Riêng đối với nhân
viên mới, khi được nhận vào Công ty được học tập trung trong khoảng thời
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
6
Chuyên đề thực tập
gian hai tháng về Công ty như cơ cấu tổ chức, các loại hình kinh doanh, dịch
vụ, văn hóa Công ty… cũng như các kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Sau
hai tháng đào tạo, các nhân viên mới mới được đưa về các phòng nghiệp vụ
để đào tạo chuyên sâu hơn về các loại hình khách hàng trước khi được đào tạo
trong quá trình kiểm toán khách hàng. Ngoài ra, hàng năm toàn bộ nhân viên
Công ty được đào tạo tập trung theo cấp bậc chuyên môn và cập nhật các văn
bản pháp luật mới.
1.1.2.Quy định về trách nhiệm của nhà quản lý trong quy trình kiểm toán
Thành viên BGĐ: Là người soát xét cuối cùng giấy tờ làm việc và
BCKT trước khi phát hành.
Chủ nhiệm kiểm toán: Chịu trách nhiệm chính về cuộc kiểm toán.
Trong quá trình kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán phải thường xuyên theo dõi
về tiến độ và chất lượng công việc thực hiện; có trách nhiệm soát xét và phê
duyệt kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán do KTV lập. Khi xem xét
và phê duyệt, chủ nhiệm kiểm toán sẽ tham gia sửa đổi, điều chỉnh khi thấy
cần thiết, đồng thời cũng là người soát xét BCKT do KTV chính lập
KTV chính/ Trưởng nhóm kiểm toán: Chịu trách nhiệm về tiến độ và
chất lượng công việc của nhóm kiểm toán; thực hiện lập kế hoạch kiểm toán;
xác định mức trọng yếu (MP); giao việc cho các thành viên trong nhóm; kiểm
tra công việc của các thành viên khác trong nhóm và hoàn thành HSKT.
1.1.3.Xây dựng chương trình kiểm toán
Một thành công to lớn của Công ty trong kiểm soát chất lượng cuộc
kiểm toán là ngay từ đầu đã thiết lập được một hệ thống các biện pháp nhằm
kiểm soát tốt chất lượng công tác xây dựng và lập kế hoạch kiểm toán từ
trước khi tiến hành cuộc kiểm toán đó. Trong đó, đáng kể nhất là Công ty đã
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
7
Chuyên đề thực tập
tìm kiếm và xây dựng cho mình một chương trình kiểm toán có chất lượng
cao.
Sau khi trở thành thành viên chính thức của DTT vào tháng 10/1997,
Công ty đã được chuyển giao Hệ thống kiểm toán AS/2. Tuy nhiên, hệ thống
này mới chỉ được chính thức áp dụng ở Công ty từ ngày 01/05/1998. Đây là
hệ thống phương pháp kiểm toán tiên tiến được áp dụng thống nhất cho mọi
thành viên của DTT trên toàn cầu bảo đảm cho cuộc kiểm toán được thực
hiện với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Để AS/2 thực sự phù hợp với điều
kiện luật pháp và môi trường kinh doanh Việt Nam, các cán bộ, nhân viên của
Công ty đã tiến hành điều chỉnh để AS/2 trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực
cho hoạt động kiểm toán cũng như kiểm soát chất lượng của hoạt động này.
Chương trình này đã được áp dụng cho toàn bộ các cuộc kiểm toán của Công
ty từ tháng 05/1998. Về nguyên tắc, hệ thống kiểm toán AS/2 bao gồm: Quy
trình kiểm toán AS/2, Hệ thống HSKT, Phần mềm kiểm toán AS/2.
Quy trình kiểm toán:
Là các bước tiến hành trong quá trình thực hiện kiểm toán nói chung.
Theo đó, quy trình kiểm toán được khái quát trong 6 bước:
Bước 1: Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng hợp
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể
Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập BCKT
Bước 6: Công việc thực hiện sau khi kiểm toán
Hệ thống HSKT: Hệ thống HSKT này đã trợ giúp quá trình lập kế
hoạch kiểm toán, lập giấy tờ làm việc, xác định và kiểm tra các bước kiểm
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
8
Chuyên đề thực tập
soát, lập BCTC sau kiểm toán, lưu trữ các thông tin khác để giao dịch và phục
vụ khách hàng.
Phần mềm kiểm toán: Với việc sử dụng phần mềm này đã giúp ích cho
KTV rất nhiều trong công việc song nó không hoàn toàn thay thế được KTV
vì KTV là người cung cấp thông tin đúng đắn cho máy tính sau những bước
phân tích, đánh giá bằng kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của bản thân.
Ngoài ra, KTV còn phải thực hiện các công việc cụ thể trong kiểm tra
chi tiết. Ví dụ đối với phần hành tiền, KTV phải đối chiếu các biên bản kiểm
kê tiền mặt, sổ phụ ngân hàng, đối chiếu ngân hàng… phỏng vấn trực tiếp để
giải thích các chênh lệch nếu có. Dựa vào đó, KTV có thể kết luận về các
phần hành, từ đó làm cơ sở cho các kết luận về BCTC.
1.1.4.Quy định về chấp nhận và duy trì khách hàng
Nội dung kiểm soát chất lượng:
Việc đánh giá khách hàng, đánh giá rủi ro thực hiện hợp đồng kiểm
toán là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo chất lượng kiểm
toán. Một hợp đồng kiểm toán chỉ được ký kết khi Công ty nhận thấy rủi ro
cuộc kiểm toán là có thể chấp nhận được.
Để đánh giá được rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát, KTV phải
sử dụng các kỹ thuật như quan sát, phân tích, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn
các bộ phận trong doanh nghiệp khách hàng, thu thập thông tin từ các bên liên
quan để có được những đánh giá chính xác nhất. KTV sẽ trả lời hệ thống 22
cấu hỏi đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát đã được chuẩn bị
từ trước dưới dạng những câu hỏi đóng theo mẫu chuẩn. Thông qua việc trả
lời chính xác 22 câu hỏi này sẽ chỉ ra những tồn tại của rủi ro kiểm toán và
môi trường kiểm soát. Từ đó, KTV sẽ xem xét việc có sử dụng thêm những
câu hỏi bổ sung nhằm mục đích hoàn chỉnh câu trả lời chung không.
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
9
Chuyên đề thực tập
Việc chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập cho khách hàng
được đánh dấu bằng một hợp đồng kiểm toán.
Người thực hiện:
Do tầm quan trọng của việc chấp nhận và duy trì khách hàng, các hợp
đồng kiểm toán được ký kết đều do Giám đốc Hà Thị Thu Thanh hoặc các
Phó Giám đốc được ủy quyền trực tiếp thực hiện.
Việc đánh giá rủi ro cuộc kiểm toán là do chủ nhiệm kiểm toán trực tiếp
phụ trách khách hàng thực hiện và được thành viên của BGĐ phê duyệt dựa
trên các tiêu chuẩn mà Công ty đã đề ra. Đối với một số khách hàng được
đánh giá là rủi ro cao, còn cần có sự phê duyệt của thành viên BGĐ phụ trách
rủi ro.
Theo quan điểm của BGĐ, kiểm soát tốt vấn đề khách hàng là một
trong những biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm kiểm soát chất lượng kiểm
toán. Bởi lẽ, có kiểm soát tốt được các hợp đồng kiểm toán, Công ty mới có
thể lựa chọn cho mình những khách hàng phù hợp, không làm ảnh hưởng đến
uy tín của Công ty.
Ví dụ:
Đối với hai khách hàng A và B, sau quá trình thu thập thông tin nhằm
đánh giá rủi ro của hợp đồng và khả năng chấp nhận cung cấp dịch vụ, KTV
đã thu thập được kết quả sau:
Ban quản lý A là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt
Nam. Nhiệm vụ chính của Ban quản lý là quản lý các dự án thủy điện theo sự
phân cấp của Tập đoàn. Nguồn vốn đầu tư xây dựng bao gồm nhiều nguồn
vốn khác nhau và được theo dõi chi tiết theo từng công trình. Tổng nguồn vốn
đầu tư xây dựng cơ bản là trên 1.600 tỷ VNĐ, trong đó: nguồn vốn Ngân sách
chiếm 26%, nguồn vốn khấu hao cơ bản chiếm 14% và nguồn vốn vay tín
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
10
Chuyên đề thực tập
dụng chiếm tỷ trọng lớn 60%. Thông qua việc nghiên cứu HSKT năm trước
và phỏng vấn trực tiếp đối với Ban giám đốc và Kế toán trưởng, KTV nhận
thấy: Trong năm 2007, tình hình hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của dự án
ổn định, lượng đầu tư biến động hợp lý; tính liêm chính của Ban giám đốc
được đánh giá cao, Ban quản lý cung cấp đấy đủ tài liệu mà KTV yêu cầu và
có thái độ hợp tác với KTV. Chính vì vậy KTV đánh giá rủi ro của hợp đồng
này ở mức bình thường. Thực tế cho thấy ở những năm kiểm toán trước đây,
cũng không có sai phạm trọng yếu nào được phát hiện nên Phó giám đốc phụ
trách hợp đồng của Deloitte Việt Nam quyết định ký hợp đồng cung cấp dịch
vụ kiểm toán đối với Ban quản lý A.
Công ty B là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Singapore được
thành lập tại Việt Nam. Hoạt động chính của công ty là xây dựng, quản lý và
điều hành các câu lạc bộ, cung cấp các dịch vụ thể thao, giải trí cho người
nước ngoài. Tổng số vốn đầu tư vào công ty là 10 triệu USD, trong đó phần
vốn của phía Việt Nam chiếm 15% bằng quyền sử dụng đất, phía nước ngoài
góp 85% máy móc, thiết bị và tiền vốn. Thông qua nghiên cứu HSKT đối với
công ty B năm ngoái, KTV nhận thấy công nợ của Công ty B đã vượt quá tài
sản hiện thời, thêm vào đó số lỗ lũy kế của công ty đã vượt quá số vốn pháp
định, những điều này có thể đặt ra sự nghi ngờ về khả năng hoạt động liên
tục của công ty trong thời gian tới. Tuy nhiên Ban giám đốc đã có kế hoạch
mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cho
hoạt động của công ty và công ty đã bắt đầu có lãi trong kỳ hoạt động này.
Đồng thời, các chủ nợ của công ty đã cam kết sẽ hỗ trợ về tài chính cho đến
khi công ty có đủ khả năng tự chủ về tài chính phục vụ cho hoạt động kinh
doanh. Trong năm nay, vấn đề trên vẫn là một câu hỏi và KTV nên xem xét
xem Công ty B đã có những chính sách gì để giải quyết vấn đề trên không.
Đặc biệt, trong năm 2007 công ty B đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh bằng
việc tổ chức thêm hoạt động đánh bạc. Đây là hoạt động mang tính rủi ro cao
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
11
Chuyên đề thực tập
và khó kiểm soát. Chính vì những lý do trên, KTV đã đánh giá rủi ro của hợp
đồng trên là cao trên mức trung bình. Tìm hiểu thêm về công ty đối tác bên
Singapore, KTV nhận thấy đây là một công ty lớn có tên tuổi trên toàn cầu
trong lĩnh vực vui chơi giải trí và dịch vụ và cung được Deloitte Singapore
đánh giá là hoạt động ổn định và hiệu quả. Vì lẽ đó mà mặc dù rủi ro hợp
đồng được đánh giá là cao trên mức trung bình nhưng Deloitte Việt Nam vẫn
quyết định thực hiện hợp đồng trên
Sau khi đã đánh giá rủi ro, việc quyết định chấp nhận hay duy trì khách
hàng sẽ được ghi nhận trên các biên bản. Cả hai khách hàng A và B đều là
những khách hàng của công ty từ những năm trước nên quyết định chấp nhận
cung cấp dịch vụ được lập theo biểu mẫu sau:
Biểu 2.3: Bản phê duyệt tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng
BIÊN BẢN PHÊ DUYỆT TIẾP TỤC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG
THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
Họ và tên khách hàng: Ban quản lý A
Kỳ kiểm toán: 31/12/2007
Là khách hàng : 2002
của Công ty từ
Loại hình kinh doanh: -----------------------
PHÂN LOẠI
Xin mời đánh dấu vào ô thích hợp (xem ghi chú cuối form)
Nhà nước Non-DTT Dự án Không hoạt động
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
8 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa
Hà Nội, Việt Nam
Tel : +(84-4) 852 4123
X
12
Chuyên đề thực tập
DTT Kiểm toán Chuẩn bị Đã niêm yết
chung hoạt động
Các doanh nghiệp khác : (xin ghi rõ)
(Ví dụ : Công ty mẹ là US SEC Registrant)
ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Theo dõi những thay đổi trong năm hiện tại và năm trước có ảnh hưởng đến công
tác kiểm toán
Giải thích tóm tắt (Rủi ro đã được
xác định phải được trình bày chi tiết
theo từng mục)
Đối chiếu chi tiết trong
mục 1210 (phụ lục 20 câu
hỏi đánh giá HT KSNB)
Phong cách và tính chính trực
của Ban quản lý
Không có rủi ro Số 1, 2 và 3
Cơ cấu quản lý và tổ chức Không có rủi ro Số 4, 5, 6, 7, 8, 9
Loại hình kinh doanh Không có rủi ro Số 10
Môi trường kinh doanh Không có rủi ro Số 11
Kết quả tài chính Không có rủi ro Số 12, 13
Đặc thù của công tác kiểm toán Không có rủi ro Số 14, 15, 16
Các mối quan hệ kinh doanh và
các bên liên quan
Không có rủi ro Số 17
Hiểu biết và kinh nghiệm về
khách hàng này
Có đủ kinh nghiệm để tiến hành kiểm
toán
Số 18, 19
Khả năng của việc cố ý trình
bày sai
Không có rủi ro Số 20
Đánh giá rủi ro bổ sung :
Vấn đề kế toán/kiểm toán trong kỳ kiểm toán của
năm trước (Kèm theo bản copy của form 3281) :-------------------------------------------------
Phí kiểm toán : Năm trước :------------ Đề nghị cho năm nay :-------------------------
Liệu mức phí của chúng ta có đủ để đáp ứng được
yêu cầu của khách hàng : Có thể đáp ứng được
Dấu hiệu khách hàng thuê KTV khác : Không (tên đơn vị kiểm toán đó)
Đánh giá chung về rủi ro : Bình thường
ĐỘC LẬP VÀ MÂU THUẪN LỢI ÍCH
QUYẾT ĐỊNH CỦA CỐ VẤN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
Tiếp tục dịch vụ kiểm toán Đặng Chí Dũng
(chữ ký của TV. BGĐ phụ trách khách hàng)
Không tiếp tục dịch vụ kiểm toán
Các quyết định khác
Ghi chú : Nếu rủi ro được đánh giá là hơn/ vượt mức bình thường và nếu có quyết định
tiếp tục triển khai dịch vụ, chúng ta cần lập kế hoạch để quản lý các rủi ro đó trong mục
1210
Sự chấp thuận của TV.BGĐ thứ hai : --------------------- Ngày :---------------------------
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
X
13
Chuyên đề thực tập
DTT Kiểm toán Chuẩn bị Đã niêm yết
chung hoạt động
Các doanh nghiệp khác : (xin ghi rõ)
(Ví dụ : Công ty mẹ là US SEC Registrant)
Phê chuẩn của TV.BGĐ quản lý rủi ro :--------------------- Ngày :---------------------------
(Chỉ áp dụng đối với rủi ro vượt mức bình thường)
Chữ ký của TV.BGĐ phụ trách chung : --------------------- Ngày :---------------------------
(Chỉ để chỉ ra rằng Hợp đồng kiểm toán đã được ký)
GHI CHÚ
Việc phân loại doanh nghiệp dựa trên các khái niệm sau :
1. NHÀ NƯỚC - Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động tại Việt Nam
2. DTT - Các khách hàng có liên quan đến DTT
3. KHÔNG THUỘC DTT - Công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hay các
công ty hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động tại Việt Nam không
phải là khách hàng có liên quan đến DTT
4. KIỂM TOÁN CHUNG - Khách hàng được cung cấp dịch vụ kiểm toán chung với một đơn vị
kiểm toán khác
5. DỰ ÁN - Dự án được tổ chức quốc tế tài trợ
6. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG - Doanh nghiệp đang chuẩn bị hoạt động
7. KHÔNG HOẠT ĐỘNG - Doanh nghiệp không hoạt động
8. ĐÃ NIÊM YẾT - Doanh nghiệp đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam
Đối với khách hàng B, do rủi ro chấp nhận hợp đồng được đánh giá ở
mức cao trên mức trung bình nên Biên bản phê duyệt tiếp tục cung cấp dịch
vụ cho khách hàng phải có chữ ký của Phó giám đốc phụ trách rủi ro (anh
Trương Anh Hùng). Đối với những khách hàng mới của Công ty, sau khi đánh
giá rủi ro hợp đông ở mức chấp nhận được thì quyết định cung cấp dịch vụ
cho khách hàng được lập theo biểu mẫu sau:
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
14
Chuyên đề thực tập
Biểu 2.4: Biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng
BIÊN BẢN CHẤP NHẬN CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG
THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
Họ và tên khách hàng: ----------------------------------------------------------
Kỳ kiểm toán: ----------------------------------------------------------
Giới thiệu bởi: ---------------------------------------------------------
Những nét chính trong kinh doanh: ----------------------------------------------------------
Loại hình kinh doanh: ----------------------------------------------------------
KTV trước đây của khách hàng: ----------------------------------------------------------
Lý do khách hàng thay đổi KTV: ----------------------------------------------------------
Dịch vụ yêu cầu: ----------------------------------------------------------
Các vấn đề thực tế và tiềm năng về thuế:------------------------------------------------------
Các báo cáo tài chính gần đây nhất: ---------------------------------------------------------
Loại báo cáo kiểm toán gần đây nhất: ---------------------------------------------------------
PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG
Xin mời đánh dấu vào ô thích hợp (xem ghi chú cuối form)
Nhà nước Non-DTT Dự án Không hoạt động
DTT Kiểm toán Chuẩn bị Đã niêm yết
chung hoạt động
Các doanh nghiệp khác : Kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên (xin ghi rõ)
ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Theo dõi những thay đổi trong năm hiện tại và năm trước có ảnh hưởng đến công
tác kiểm toán
Giải thích tóm tắt (Rủi ro đã được
xác định phải được trình bày chi tiết
theo từng mục)
Đối chiếu chi tiết trong
mục 1210 (phụ lục 20 câu
hỏi đánh giá HT KSNB)
Phong cách và tính chính trực
của Ban quản lý
Cơ cấu quản lý và tổ chức
Loại hình kinh doanh
Môi trường kinh doanh
Kết quả tài chính
Đặc thù của công tác kiểm toán
Các mối quan hệ kinh doanh và
các bên liên quan
Hiểu biết và kinh nghiệm về
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
8 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa
Hà Nội, Việt Nam
Tel : +(84-4) 852 4123
15
Chuyên đề thực tập
DTT Kiểm toán Chuẩn bị Đã niêm yết
chung hoạt động
Các doanh nghiệp khác : Kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên (xin ghi rõ)
khách hàng này
Khả năng của việc cố ý trình
bày sai
Đánh giá chung về rủi ro :
MỨC PHÍ ĐƯỢC CHẤP NHẬN : ------------------------------
Số giờ/ngày ước tính chịu phí kiểm toán :------------------------
ĐỘC LẬP VÀ MÂU THUẪN LỢI ÍCH (Đối chiếu với cuốn Cẩm nang hướng dẫn thực
hành 1420 và 1430)
KẾT LUẬN CHUNG VỀ SỰ CHẤP NHẬN
Ghi chú : Nếu rủi ro được đánh giá là hơn/ vượt mức bình thường và nếu có quyết định
tiếp tục triển khai dịch vụ, chúng ta cần lập kế hoạch để quản lý các rủi ro đó trong mục
1210
Chấp thuận bởi (TV.BGĐ phụ trách khách hàng) : -------------- Ngày :--------------------
Sự chấp thuận của TV.BGĐ thứ hai : -------------- Ngày :--------------------
Phê chuẩn của TV.BGĐ quản lý rủi ro : -------------- Ngày :--------------------
(Chỉ áp dụng đối với rủi ro vượt mức bình thường)
Chữ ký của TV.BGĐ phụ trách chung : -------------- Ngày :--------------------
(Chỉ để chỉ ra rằng Hợp đồng kiểm toán đã được ký)
GHI CHÚ
Việc phân loại doanh nghiệp dựa trên các khái niệm sau :
1. NHÀ NƯỚC - Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động tại Việt Nam
2. DTT - Các khách hàng có liên quan đến DTT
3. KHÔNG THUỘC DTT - Công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hay các
công ty hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động tại Việt Nam không
phải là khách hàng có liên quan đến DTT
4. KIỂM TOÁN CHUNG - Khách hàng được cung cấp dịch vụ kiểm toán chung với một đơn vị
kiểm toán khác
5. DỰ ÁN - Dự án được tổ chức quốc tế tài trợ
6. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG - Doanh nghiệp đang chuẩn bị hoạt động
7. KHÔNG HOẠT ĐỘNG - Doanh nghiệp không hoạt động
8. ĐÃ NIÊM YẾT - Doanh nghiệp đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam
1.1.5.Bố trí nhân sự của nhóm kiểm toán và phương tiện làm việc
Nội dung kiểm soát chất lượng:
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
16
Chuyên đề thực tập
Để đảm bảo chất lượng kiểm toán, việc lựa chọn một nhóm kiểm toán
phù hợp với từng công việc cụ thể là rất quan trọng. Trên cơ sở hợp đồng
kiểm toán đã ký, xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, khối lượng công việc
kiểm toán, nhân sự cho cuộc kiểm toán phải được bố trí một cách phù hợp,
chặt chẽ, đặc biệt là chọn người trưởng nhóm. Khâu chọn và chỉ định người
phụ trách kiểm toán đòi hỏi phải thích hợp vói vị trí, yêu cầu và nội dung
công việc; đồng thời đặc biệt chú ý về trình độ chuyên môn và năng lực tổ
chức hoạt động. Biên chế nhân sự phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng công
việc kiểm toán, yêu cầu về thời gian cuộc kiểm toán và trình độ, năng lực của
đội ngũ KTV.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của công việc, cần phải xem
xét đến sự cần thiết phải có sự tham gia của các chuyên gia vào cuộc kiểm
toán. Ví dụ như chuyên gia máy tính, chuyên gia soát xét thuế, chuyên gia
định giá, công ty chuyên kiểm kê…
Người thực hiện:
Bước kiểm soát này sẽ được thực hiện theo cấp bậc:
Thành viên BGĐ phụ trách khách hàng sẽ lựa chọn chủ nhiệm kiểm
toán phụ trách hợp đồng
Chủ nhiệm kiểm toán sẽ lựa chọn trưởng nhóm kiểm toán và phối hợp
với trưởng nhóm kiểm toán để lựa chọn các thành viên trong nhóm.
Ví dụ:
Căn cứ vào các yêu cầu cụ thể của công việc kiểm toán BCTC năm
2007 của khách hàng A, anh Đặng Chí Dũng sẽ lựa chọn anh Hoàng Nam làm
chủ nhiệm kiểm toán phụ trách hợp đồng. Do khách hàng A là một ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản nên cần thiết phải có một KTV có kinh
nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Bởi vậy, anh
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
17
Chuyên đề thực tập
Hoàng Nam đã bổ nhiệm anh Nguyễn Văn Long – là kỹ sư tốt nghiệp chuyên
ngành xây dựng, đồng thời có chứng chỉ kiểm toán viên – làm trưởng nhóm
kiểm toán. Ngoài ra, các thành viên khác trong nhóm được chỉ định để lập
thành một nhóm kiểm toán bao gồm:
Biểu 2.5: Danh sách thành viên nhóm kiểm toán cho cuộc kiểm toán Ban
A
Họ và tên Chức vụ Số năm phục vụ khách hàng
Hoàng Nam Chủ nhiệm kiểm toán 10 năm
Nguyễn Văn Long Trưởng nhóm kiểm toán 7 năm
Đặng Tú Anh Kiểm toán viên 3 năm
Ngô Tiến Thành Trợ lý kiểm toán viên 2 năm
Trong nhóm kiểm toán, đã có những người đã thực hiện kiểm toán BCTC cho Ban quản lý A, có cả
những người mới thực hiện kiểm toán lần đầu. Như vậy, nhóm kiểm toán đã có đủ hiểu biết cần thiết về
khách hàng, những kinh nghiệm để kiểm toán khách hàng đồng thời cũng có sự tìm hiểu mới một cách độc
lập của các KTV lần đầu thực hiện kiểm toán cho Ban A. Cách thức bố trí nhóm kiểm toán như vậy vừa đảm
bảo tính độc lập của cuộc kiểm toán, vừa đảm bảo KTV có những hiểu biết về đặc điểm hoạt động sản xuất
kinh doanh của khách hàng để tiến hành cuộc kiểm toán một cách thuận lợi.
Đối với cuộc kiểm toán BCTC cho công ty B không có nhu cầu về
chuyên gia. Các thành viên trong nhóm kiểm toán cũng được bố trí theo cách
thức có những người đã tham gia kiểm toán cho khách hàng B năm trước
đồng thời có những người tham gia lần đầu tương tự như cách thức bố trí
nhóm kiểm toán cho cuộc kiểm toán Ban A.
Về trang thiết bị, Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các KTV
thực hiện cuộc kiểm toán. Mỗi thành viên trong nhóm được trang bị 01 máy
tính xách tay và những dụng cụ văn phòng cần thiết để phục vụ cho công
việc. Việc trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho KTV đã góp một phần rất
lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.
1.2. Kiểm soát chất lượng trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán.
Quy trình này bao gồm các bước: Lập kế hoạch kiểm toán, kiểm soát
HSKT và kiểm toán BCKT phát hành
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
18
Chuyên đề thực tập
1.2.1.Kiểm soát trong lập kế hoạch kiểm toán
Giới thiệu khái quát về thủ tục lập kế hoạch kiểm toán tại
Deloitte Việt Nam:
Lập kế hoạch kiểm toán là một thủ tục quan trọng đối với KTV và cuộc
kiểm toán. Một kế hoạch kiểm toán đúng đắn sẽ giúp cho KTV thu thập được
những bằng chứng một cách đầy đủ, có giá trị cho việc đưa ra kết luận về
BCKT được chính xác, giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý, tránh bất đồng
với khách hàng. Công việc này được thực hiện và ghi chép trên các giấy tờ
làm việc của chỉ mục 1000 trong HSKT.
- Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát:
Trong giai đoạn này, KTV phải tiến hành tìm hiểu về hoạt động kinh
doanh của khách hàng, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, quy trình kế toán,
thực hiện các bước phân tích tổng hợp, xác định mức độ trọng yếu (MP) và
xây dựng kế hoạch phục vụ và giao dịch với khách hàng.
Sau khi tìm hiểu sơ bộ về khách hàng kiểm toán, KTV phải tiến hành
đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán. Trong bản kế hoạch kiểm toán,
người lập phải nêu rõ những người thực hiện, nhiệm vụ của từng người, thời
gian kiểm toán tại đơn vị khách hàng, các trang thiết bị cần thiết.
Sau khi phê chuẩn, bản kế hoạch này sẽ là căn cứ để giám sát cuộc
kiểm toán. KTV chính sẽ căn cứ vào thời gian kế hoạch để phân công công
việc, giám sát việc thực hiện công việc của từng cá nhân. BGĐ căn cứ vào
bản kế hoạch để đánh giá những phần việc đã làm được trong toàn bộ cuộc
kiểm toán.
Bản kế hoạch này sau khi được phê chuẩn sẽ được sao chép thành hai
bản và gửi một bản cho khách hàng. Công việc này ngoài mục đích yêu cầu
khách hàng chuẩn bị kế hoạch, bố trí nhân sự, chỗ làm việc cũng như sắp xếp
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
19
Chuyên đề thực tập
tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán còn nhằm mục đích thông báo cho khách
hàng thời gian thực hiện cuộc kiểm toán, kết hợp với Công ty để giám sát tiến
độ thực hiện công việc của KTV.
- Xây dựng kế hoạch kiểm toán:
Sau khi lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, KTV phải tìm hiểu khách
hàng một cách chi tiết hơn về hoạt động của khách hàng, quy trình kế toán,
tiến hành phân tích sơ bộ để từ đó xác định các khoản mục trọng yếu, mức độ
sai sót tiềm tàng và mức độ rủi ro. Trên cơ sỏ đó, KTV tiến hành lập kế hoạch
kiểm toán chi tiết cho các tài khoản, số dư trọng yếu.
Nội dung kiểm soát:
Kiểm soát chất lượng trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán trước
hết phải kiểm soát được việc lập kế hoạch kiểm toán.
Kiểm soát chất lượng ở bước này phải đảm bảo được rằng kế hoạch lập
ra đã đáp ứng được yêu cầu về thông tin cần cung cấp, phù hợp với cuộc kiểm
toán và người thực hiện lập kế hoạch đã tiến hành công việc dựa trên sự tuân
thủ các quy định hướng dẫn của Công ty và các chuẩn mực kiểm toán.
Người thực hiện:
Trưởng nhóm kiểm toán là người lập kế hoạch kiẻm toán. Kế hoạch
này sẽ được thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng soát xét và phê duyệt trước
khi gửi cho khách hàng và thực hiện công việc kiểm toán tại đơn vị khách
hàng.
Có thể nói lập kế hoạch kiểm toán là một công cụ kiểm soát chất lượng
vô cùng quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán. Một kế hoạch tốt sẽ đảm bảo
cho một cuộc kiểm toán chất lượng cao và ngược lại. Hơn thế nữa, kế hoạch
kiểm toán là căn cứ để giám sát, kiểm tra chất lượng và tiến độ thực hiện công
việc được giao của mỗi KTV. Vì vậy, để kiểm soát tốt chất lượng cuộc kiểm
Phạm Thuý Vân Kiểm toán 46A
20