Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Ảnh hưởng của đạo công giáo đối với việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở vùng giáo Nghệ An hiện nay - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.58 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THỦY

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO CƠNG GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC
GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TỒN XÃ HỘI Ở VÙNG GIÁO
NGHỆ AN HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn: TS. Hoàng Xuân Lương

HÀ NỘI - 2007


MỤC LỤC
Mở đầu ............................................................................................................. 4
Chương 1. Đạo Công giáo và tình hình trật tự, an tồn xã hội ở vùng giáo
Nghệ An............................................................................................... 9
1.1.Quá trình du nhập và phát triển Đạo công giáo ở Nghệ An ........................... 9
1.1.1. Khái niệm Đạo công giáo ...................................................................... 9
1.1.2. Những giai đoạn phát triển chủ yếu ..................................................... 13
1.2.Thực trạng tình hình TT, ATXH ở các vùng giáo Nghệ An ........................ 20
1.2.1.Thực trạng chấp hành pháp luật ............................................................ 20
1.2.2.Về tệ nạn xã hội .................................................................................... 26
1.2.3.Về đoàn kết cộng đồng ......................................................................... 29
Chương 2. Ảnh hưởng của đạo cơng giáo đối với việc giữ gìn trật tự, an
tồn xã hội ở vùng giáo Nghệ An hiện nay ...................................... 35
2.1. Những ảnh hưởng tích cực và mặt hạn chế của đạo Cơng giáo đối với việc
giữ gìn TT, ATXH ở vùng giáo



36

2.1.1.Về mặt niềm tin .................................................................................. 36
2.1.2.Về mặt giáo lý .................................................................................... 40
2.1.3. Về mặt tổ chức giáo hội ..................................................................... 45
2.1.4.Về truyền thống giáo dục trong gia đình ............................................. 50
2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn TT, ATXH ................................ 56
2.2.1.Kết hợp niềm tin tơn giáo với niềm tin xã hội tiến bộ ........................... 56
2.2.2. Kết hợp gíao lý với luật pháp ............................................................... 60
2.2.3. Kết hợp sống đẹp đạo, tốt đời .............................................................. 63
2.2.4. Kết hợp tốt vấn đề xưng tội với khắc phục các căn bệnh xã hội ........... 68
Chương 3. Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt
hạn chế của đạo cơng giáo đối với việc giữ gìn trật tự, an toàn xã
hội ở vùng giáo nghệ an hiện nay ..................................................... 72
3.1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đường lối của Đảng, chính sách và pháp
luật của Nhà nước, nâng cao về mặt nhận thức ................................... 72
3.1.1. Đối với tầng lớp chức sắc, chức việc .................................................. 72
1


3.1.2. Đối với quần chúng giáo dân .............................................................. 74
3.2. Nghiên cứu vận dụng giáo lý, giáo luật đạo Công giáo vào cơng tác giữ gìn
TT, ATXH .......................................................................................... 78
3.3. Củng cố bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo, duy trì bảo vệ TT, ATXH
vùng giáo, chống địch lợi dụng đạo Công giáo ................................... 80
3.3.1. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần đấu tranh chống
hai xu hướng tả khuynh hoặc hữu khuynh .......................................... 82
3.3.2. Củng cố hồn thiện bộ máy cán bộ làm cơng tác tơn giáo từ tỉnh xuống
cơ sở ................................................................................................... 85

3.4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội ở vùng giáo, nâng cao đời sống cho
đồng bào có đạo.................................................................................. 86
3.4.1. Về kinh tế ........................................................................................... 87
3.4.2. Về văn hoá - xã hội ............................................................................. 88
Kết luận........................................................................................................... 92
Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................... 98
Phụ lục ............................................................................................................ 99

2


CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

UBĐKCG

Uỷ ban đồn kết Cơng giáo

UBMT:

Uỷ ban mặt trận

UBND:

Uỷ ban nhân dân

TT, ATXH:


Trật tự, an toàn xã hội

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, tơn giáo có
tác động mạnh mẽ đến tồn tại xã hội. Mặc dù phản ánh hư ảo đời sống xã hội,
nhưng với sức mạnh của đức tin, tơn giáo có vai trò đặc biệt trong việc liên kết,
tập hợp cộng đồng. Trong một chừng mực nhất định, tôn giáo như là một trong
những nhân tố góp phần ổn định trật tự xã hội đang tồn tại, dựa trên các hệ
thống giá trị và chuẩn mực chung mà nó hình thành.
Nghệ An là một tỉnh đa tôn giáo (hiện nay ở Nghệ An có ba tơn giáo
chính đó là Đạo cơng giáo, Tin lành và Phật giáo), hơn bao giờ hết, Đảng bộ,
Chính quyền tỉnh Nghệ An cần nhận thức, đánh giá đúng vai trị và ảnh hưởng
của các tơn giáo đối với trật tự xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng của đạo Cơng giáo tơn giáo có số lượng tín đồ đơng nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay.
Đến nay, Nghệ An được coi là trung tâm vùng giáo Bắc miền Trung, tồn
tỉnh có 232.228 tín đồ, chiếm xấp xỉ 8% dân số. Đồng bào theo Đạo công giáo
sinh sống tại 184 xã, phường, thị trấn với trên 839 xóm; trong đó có 185 xóm
giáo tồn tịng. Sự du nhập của đạo Công giáo vào Nghệ An đã đem lại cho một
bộ phận dân chúng một niềm tin tơn giáo mới. Đó là tơn giáo có một bề dày lịch
sử với nền thần học cao siêu, những giáo lý chặt chẽ và nhất là một hệ thống đạo
đức giàu tính nhân văn, rất gần gũi với đạo lý đời thường cũng như có những
quan điểm chung với hệ thống đạo đức luân lý của các tôn giáo đang hiện diện ở

Việt Nam. Vì vậy, đánh giá về tác động của tôn giáo này đối với đời sống cộng
đồng xã hội chúng ta phải đứng trên lập trường CNDVBC, phải thấy được tác
động có tính hai mặt của nó; nghĩa là bên cạnh việc thừa nhận những ảnh hưởng
tích cực của đạo Cơng giáo, chúng ta cũng khơng phủ nhận, lảng tránh những
ảnh hưởng tiêu cực, hạn chế của tôn giáo này. Trong khuôn khổ của một luận
văn thạc sỹ, tác giả chỉ đề cập đến một khía cạnh của sự ảnh hưởng, đó là ảnh
hưởng của đạo Cơng giáo đối với việc giữ gìn TT, ATXH ở vùng giáo Nghệ An
hiện nay. Nhìn từ góc độ triết học thì đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa

4


đạo Cơng giáo - một hình thái ý thức xã hội, đối với TT, ATXH - một lĩnh vực
thuộc tồn tại xã hội.
Nhìn chung, ở các vùng giáo tình hình TT, ATXH có phần ổn định hơn
so với các địa bàn khác trong tồn tỉnh, nhưng bên cạnh đó có một số phần tử
xấu đã và đang lợi dụng tôn giáo để thực hiện những hành vi gây rối, vi phạm
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đi ngược lại những giá trị đạo
đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, của giáo lý đạo Cơng giáo nói
riêng, nổi lên hàng đầu hiện nay là vấn đề tranh chấp đất đai.
Đặc biệt trong hoàn cảnh phức tạp như hiện nay, khi mà các thế lực phản
động trong và ngoài nước đã, đang và sẽ lợi dụng vấn đề tôn giáo làm công cụ
cho chúng trong âm mưu "Diễn biến hồ bình" thì việc nghiên cứu ảnh hưởng
của đạo Cơng giáo đối với việc giữ gìn TT, ATXH vùng giáo không chỉ là
nhiệm vụ của riêng bất cứ một địa phương nào mà còn là nhiệm vụ chung của
tồn Đảng, tồn dân, góp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hồn thiện
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, thực hiện một cách sáng tạo chính
sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng
địa phương.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc như vậy, nên Tôi quyết định

chọn đề tài "Ảnh hưởng của đạo công giáo đối với việc giữ gìn Trật tự an tồn
xã hội ở vùng giáo Nghệ An hiện nay - Thực trạng và giải pháp" làm luận văn
thạc sĩ triết học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước tới nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tơn giáo nói
chung, đạo Cơng giáo nói riêng dưới các gióc độ và theo nhiều quan điểm tiếp
cận khác nhau. Các tác giả đã đi sâu phân tích ảnh hưởng của tôn giáo này đến
các mặt trong đời sống xã hội, trong đó có liên quan đến lĩnh vực TT, ATXH.
Tác giả luận văn xin tạm chia các cơng trình đó thành các nhóm sau đây:
- Nhóm các cơng trình nghiên cứu về vai trị của tơn giáo nói chung và ở
Việt Nam nói riêng, như: “Về tín ngưỡng và tôn giáo hiện nay” do GS Đặng
Nghiêm Vạn chủ biên; “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con

5


người Việt Nam hiện nay” của GS Nguyễn Tài Thư; “Mười tơn giáo lớn trên thế
giới” do Hồng Tâm Xun chủ biên; “Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn giáo
ở Việt Nam” của Nxb Chính trị quốc gia; “Một số hiểu biết về tôn giáo. Tôn
giáo ở Việt Nam” của Nxb Quân đội nhân dân; “Mối quan hệ Thời đại - Dân tộc
- Tôn giáo” của PGS Bùi Thị Kim Quỳ; “Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn
giáo ở Việt Nam” của Viện nghiên cứu tôn giáo; “Vấn đề tơn giáo và chính sách
tơn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam”; “Tôn giáo và đời sống hiện đại” của
Viện Thơng tin Khoa học xã hội.
- Nhóm các cơng trình nghiên cứu vai trị của đạo Cơng giáo với tính chất
hai mặt vừa tích cực, vừa hạn chế, như: “Tìm hiểu nét đẹp văn hố Thiên Chúa
giáo” của tác giả Hà Huy Tú; “Nghi lễ và lối sống cơng giáo trong văn hố Việt
Nam” của Nxb Khoa học xã hội; “Sự du nhập của đạo Thiên Chúa vào Việt
Nam. Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX” của PGS Nguyễn Văn Kiệm; “Tìm hiểu
đạo đức trong kinh thánh” của tác giả Trương Như Vương; “Tên gọi đạo Thiên

Chúa ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Nghị đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tơn
giáo (số 6, năm 2001).
- Nhóm các cơng trình, luận văn, bài viết nghiên cứu vai trị của đạo Cơng
giáo đối với TT, ATXH như: “Tổng kết lịch sử 60 năm đấu tranh chống địch lợi
dụng đạo Thiên Chúa ở Nghệ An (1954-2005)” của Công an tỉnh Nghệ An;
“Công tác an ninh trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt
Nam” của Nxb Công an nhân dân; “Công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự
an toàn xã hội ở Nghệ An trong tiến trình đổi mới - Bài học và giải pháp” của
đồng tác giả Trần Phồn - Phạm Xuân Cần; “Điều tra các vụ án xâm phạm An
ninh quốc gia trong tình hình hiện nay ở Việt nam” của Nxb Công an nhân dân;
“Ảnh hưởng của giáo quyền đạo Công giáo đối với đời sống của cộng đồng giáo
dân ở tỉnh Nghệ An” - luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Long, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; “Những giải pháp nâng cao vai trò, hiệu quả
lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức cơ sở Đảng xã, phường có đồng bào theo đạo
Cơng giáo ở Nghệ An” của Sở Khoa học công nghệ tỉnh Nghệ An; “Về tôn giáo
và đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo” của tác giả Trần Phồn - Công
an tỉnh Nghệ An;…

6


Như vậy, việc nghiên cứu đạo Công giáo ở Việt Nam nói chung, Nghệ An
nói riêng đã được đề cập tới trong nhiều tác phẩm. Các cơng trình này đã nghiên
cứu một cách hệ thống đạo Công giáo ở Việt Nam, ở Nghệ An và một số địa
phương; đề cập đến một số khía cạnh có liên quan đến TT, ATXH như niềm tin,
đạo đức, giáo dục gia đình, âm mưu của bọn phản động lợi dụng đạo Công
giáo… nhưng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, tồn
diện và có hệ thống việc nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Công giáo đến TT,
ATXH. Trong luận văn này dựa trên cơ sở nguồn tài liệu cơ bản là qua điều tra
thực tế tại các địa bàn xã, phường, thị trấn ở tỉnh Nghệ An có đơng đồng bào

theo đạo công giáo, tác giả mong muốn chỉ ra được những ảnh hưởng của đạo
Công giáo đối với lĩnh vực TT, ATXH ở vùng giáo để thông qua đó đề ra được
những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của sự
ảnh hưởng đó. Ngồi ra, đề tài cũng chọn lọc, sử dụng nhiều tài liệu báo cáo,
tổng kết, sơ kết ...về tình hình tơn giáo và thực hiện chính sách tơn giáo; về tình
hình TT, ATXH ở vùng giáo của Ban Tôn giáo, Ban dân vận, Uỷ ban nhân dân
tỉnh Nghệ An, phịng PA38 cơng an tỉnh Nghệ An và các ngành có liên quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đạo công giáo ở Nghệ An (đi sâu vào nghiên cứu
ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với việc giữ gìn TT, ATXH).
- Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Công giáo đối
với việc giữ gìn TT, ATXH ở Nghệ An trong những năm đổi mới, không nghiên
cứu các lĩnh vực khác và ở các địa phương khác.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Làm rõ ảnh hưởng của đạo Cơng giáo đối với việc giữ gìn
TT, ATXH ở Nghệ An, từ đó góp phần xây dựng khối đại đồn kết tồn dân ở
vùng có đơng đồng bào theo đạo Cơng giáo vì mục tiêu chung "Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
- Nhiệm vụ :
+ Làm rõ quá trình du nhập và phát triển đạo Cơng giáo ở Nghệ An và vai
trị của nó đối với việc giữ gìn TT, ATXH ở Nghệ An.

7


+ Phân tích thực trạng và lý giải một số vấn đề đặt ra đối với đạo Công
giáo ở Nghệ An trong việc phát huy vai trị giữ gìn TT, ATXH.
+ Đưa ra một số giải pháp để phát huy vai trị tích cực và khắc phục mặt
hạn chế của đạo Cơng giáo trong việc giữ gìn TT, ATXH ở vùng giáo Nghệ An
hiện nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm, đường lối của Đảng, chính sách Nhà nước ta về tơn giáo cũng như một số
cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học về tôn giáo và công tác tôn giáo.
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử và lơgíc, phương pháp phân tích và
tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra, khảo sát thực tế...
6. Đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu, phân tích ảnh hưởng đạo Cơng giáo ở Nghệ An dưới góc độ
để vận dụng, xây dựng giữ gìn TT, ATXH vùng giáo vững mạnh là vấn đề cấp
thiết có ảnh hưởng tích cực đối với cơng cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta nói
chung và ở tỉnh Nghệ An nói riêng. Từ đó đặt ra những vấn đề cần phải giải
quyết đối với tình hình TT, ATXH vùng giáo.
Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của các cấp, các
ngành có liên quan.
Ngồi ra đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy và học tập lý luận về tôn giáo trong các trường Đại học, Cao đẳng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo đề tài
gồm có 3 chương, 9 tiết.
Chương 1: Đạo cơng giáo và tình hình trật tự, an toàn xã hội ở vùng giáo
Nghệ An.
Chương 2: Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với việc giữ gìn trật tự, an
tồn xã hội ở vùng giáo Nghệ An hiện nay.

8


Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục
mặt hạn chế của đạo Cơng giáo đối với việc giữ gìn trật tự, an tồn xã hội ở

vùng giáo Nghệ An hiện nay.

Chương 1
ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ TÌNH HÌNH TRẬT TỰ,
AN TỒN XÃ HỘI Ở VÙNG GIÁO NGHỆ AN
1.1. Quá trình du nhập và phát triển đạo Công giáo ở Nghệ An
1.1.1. Khái niệm Đạo công giáo
Trong lịch sử, Thiên Chúa giáo là tôn giáo độc thần của những tín đồ tin
theo và thờ phượng Chúa trời. Với họ, đó là một lực lượng siêu nhiên, tồn
năng, tạo dựng, quản trị và quan phịng, nắm quyền hành điều khiển mọi trật tự
trong vũ trụ, trần thế. Hình thức thờ Chúa trời đầu tiên trong lịch sử lồi người
là người Do Thái. Tơn giáo này vốn phát sinh từ đa thần giáo ngẫu tượng của
các bộ lạc Do Thái thời cổ. Từ thế kỷ thứ VII trước công nguyên trở thành tôn
giáo độc thần là thờ Thiên Chúa. Nguồn gốc giáo lý của đạo Do Thái là pho
thánh kinh cựu ước. Họ tin rằng Thiên Chúa là đấng duy nhất, siêu việt và vơ
hình. Cịn Đấng cứu thế (Kinh thánh Tân ước gọi là đức Giêsu Kitơ) thì chưa
đến nhưng sẽ đến để cứu rỗi nhân loại.
Một tôn giáo khác cũng thờ phượng Chúa trời tuy giáo lý khác hơn, đó là
Hồi giáo cịn gọi là đạo Islam hay là đạo Mahômét đấng thiên sứ, vị tổ phụ và là
nhà tiên tri của Hồi giáo, người được ơn Thiên chúa mạc khải và đã viết kinh
Coran với nội dung cũng dựa trên cơ sở thánh kinh cựu ước. Hồi giáo ra đời vào
thế kỷ thứ VII với giáo lý cho rằng Giêsu Kitô (ngôi hai trong Tân ước) không

9


được gọi là con Thiên Chúa, không chấp nhận sự kiện Giêsu chết và sống lại.
Thượng đế duy nhất của Hồi giáo là đấng Ala.
Một tôn giáo khác nữa cũng thờ phượng Thiên Chúa là đạo Kitơ hay cịn
gọi là đạo Cơ đốc. Ra đời từ những năm đầu công nguyên với truyền thuyết về

Giêsu Kitô là ngôi hai của Thiên Chúa được đầu thai làm người qua bà Maria.
Giêsu được coi là đấng cứu thế cho loài người, từ việc bị đóng đinh trên cây
thập giá, chết, táng xác, rồi sống lại sau 3 ngày. Vì vậy mà cùng với lễ giáng
sinh (nơen), lễ phục sinh được tín đồ Kitô giáo coi là lễ trọng nhất của Giáo hội.
Các nhà thần học cho rằng nếu khơng có sự kiện phục sinh tức Chúa Giêsu
khơng sống lại thì đức tin là vơ ích.
Trong q trình tồn tại và phát triển, đạo Kitơ đã bị phân hố do những
bất đồng về giáo lý, giáo luật, nghi lễ phụng vụ và những mâu thuẫn trong nội
bộ giáo hội. Sự phân hố đó đã sinh ra những tơn giáo mới, trong đó có Công
giáo và được biểu đạt qua sơ đồ sau:
Đạo Thiên Chúa

Đạo Do Thái Đạo Kitơ Đạo Hồi

Cơng giáo Chính thống giáo Tin lành Anh giáo
Công giáo là một tôn giáo thuộc Kitô giáo - tôn giáo thờ Đức Chúa Giêsu
Kitô. Đạo xuất phát từ Đức Giêsu, người Nazareth, miền bắc xứ Palétxtin, vùng
Cận Đơng. Đạo cơng giáo được hình thành qua hai sự biến động:
- Thứ nhất, sự ra đời của Kitô giáo gắn với cuộc đấu tranh chống đế quốc
La Mã thế kỷ thứ II TCN. Sự ra đời của Kitô giáo là sự kế thừa cải cách Do thái
giáo kết hợp với các tư tưởng triết học duy tâm, thần học Hy Lạp, La Mã cổ đại.

10


Đạo Kitô ra đời với hai trung tâm lớn là Rôme và Côngstantinôv cùng các
trung tâm khác như Antốt Gerusalem... Mâu thuẫn giữa hai trung tâm Rôme và
Côngstantinôv diễn ra trong q trình đấu tranh giành ngơi vị độc tơn, chi phối
tồn bộ Giáo hội Kitơ giáo. Mâu thuẫn dẫn đến năm 1054 (thế kỷ XI), trong
Kitô giáo diễn ra cuộc phân liệt thứ nhất và dẫn đến sự hình thành của Công

giáo - thế lực lớn nhất - thuộc phần tây đế chế La Mã và Chính thống giáo ở
Phương Đơng.
Trong đó Cơng giáo thừa nhận quyền tối thượng của Giáo hồng, giữ mối
liên hệ hiệp thơng với tồ thánh Vatican trong các vấn đề về giáo lý, giáo luật,
nghi lễ phụng tự và nền tảng của đức tin là bộ kinh thánh (Cựu ước và Tân ước).
Công giáo là giáo hội Tây phương hay thường gọi là giáo hội La Mã; cịn Chính
thống giáo hay cịn gọi là giáo hội Phương Đông lại không thừa nhận quyền tối
thượng của Giáo hoàng; dựa vào phúc âm Gioan họ chỉ tin đức chúa Thánh thần
(ngôi ba) bởi Chúa Cha (ngôi nhất mà ra chứ không phải từ cả ngôi hai (Giê su),
khơng cơng nhận ơn vơ ngộ của Giáo hồng mà chỉ cộng đồng chung mới có.
Tuy vẫn kính Đức mẹ nhưng không tin Maria là vô nhiễm nguyên tội.
- Thứ hai, đến thế kỷ XVI, giai cấp Tư sản ở Châu Âu xuất hiện đã đặt ra
yêu cầu cải cách Công giáo. Với những cải cách tôn giáo của Máctinluthơ (1483
- 1546) và GiăngCanVanh (1509-1546) đã dẫn đến sự xuất hiện của Giáo hội cải
cách gọi là Tin lành, đây là cuộc phân liệt thứ hai. Trong đó, giữa giáo lý Tin
lành và Cơng giáo có những điểm khác biệt cơ bản như: Tin lành không chấp
nhận quyền tối thượng của Giáo hồng, khơng cơng nhận các bí tích giải tội và
thánh thể. Niềm tin duy nhất là kinh thánh. Ngày chủ nhật các tín đồ đến nhà thờ
nghe mục sư giảng kinh thánh rồi cầu nguyện, ăn năn thú tội trực tiếp với Chúa.
Cùng với cuộc cải cách dẫn đến sự ra đời của đạo Tin lành, ở nước Anh
vào thời kỳ này (1533) cũng nảy sinh mâu thuẫn giữa Vua Henry VIII với Giáo
hội dẫn đến sự ra đời của tôn giáo mới là Anh giáo. Tôn giáo này không chịu sự
chỉ đạo của Roma. Về mặt giáo lý, Anh giáo gần giống như Công giáo trừ việc
chối bỏ quyền tối thượng của Giáo hoàng và với phép truyền chức thì linh mục
hay giám mục khơng bị buộc phải sống độc thân.

11


Như vậy mỗi tơn giáo có một đặc điểm riêng biệt và chính tên gọi chỉ ra

đặc điểm riêng biệt đó. Tin lành giáo chỉ đặc điểm là tơn giáo này coi trọng
thánh kinh (theo họ, thánh kinh Tân ước chính là tin tốt lành nên gọi là Tin lành
giáo); Anh giáo chỉ đặc điểm ở tính chất địa phương (chỉ có tại nước Anh);
Chính thống giáo chỉ đặc điểm là cố lưu giữ những tính chất nguyên sơ ban đầu;
Công giáo chỉ đặc điểm là trung thành với giáo hội Rơ ma với tính chất phổ qt
của nó là duy nhất, thánh thiện, công giáo, tông truyền. Theo ý nghĩa đó, Cơng
giáo - tên gọi được dịch từ chữ la tinh: Catholica, xuất hiện lần đầu tiên trong
một bức thư của Thánh Ignatiô tử đạo năm 107 gửi cho Giáo hội tại Smyrne:
"Ubi christus, ibi Catholica Ecclesia"(ở đâu có Đức Kitơ, ở đó có hội thánh
Cơng giáo). Cơng giáo - như vậy là một thuộc tính của đạo xuất phát từ Đức
Kitơ. Định nghĩa đầu tiên của thuộc tính "Công giáo" đã do Thánh Cyrillô thành
Giêrusalem đưa ra vào cuối thế kỷ II: "Giáo hội được gọi là Công giáo vì Giáo
hội lan tràn trên khắp thế giới từ đầu này đến đầu kia của trái đất, vì Giáo hội
giảng dạy một cách phổ biến, không loại trừ tất cả tín điều con người cần phải
biết và cũng vì Giáo hội muốn cho loài người, vua quan cũng như thường dân,
người thông thái cũng như kẻ dốt nát suy phục sự tơn sùng đích thực" [43,
tr.34]. Ở cách hiểu này, Công giáo được coi là đạo chung cho mọi người hay
quốc giáo.
Dù có những khác biệt nhưng điểm chung cơ bản nhất là cả bốn tôn giáo
này đều cho rằng Thiên Chúa là nhân vật tối cao của họ.
Đạo Thiên Chúa du nhập vào nước ta gồm có Kitơ giáo và Hồi giáo (một
ít ở Miền Nam, cho đến nay tơn giáo này vẫn có mặt ở một số tỉnh Miền Nam
nước ta), trong Kitơ giáo chỉ có Tin lành và Công giáo. Tuy vậy, tôn giáo này
khi được truyền vào Việt Nam (1553) đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau,
như: Đạo Giatô, đạo Cơ đốc, Công giáo, Kitơ giáo, Thiên Chúa giáo... Mỗi tên
gọi được giải thích khác nhau và nhấn mạnh vào một nội dung hoặc một khía
cạnh riêng của tơn giáo này, ví dụ tên gọi đạo Gia tô, Thiên Chúa giáo nhấn
mạnh vào đấng được gọi là Thiên Chúa, vị Chúa độc nhất, Đấng tạo hố được
thờ kính trong tơn giáo này; Kitơ giáo nhấn mạnh vào Đức Kitơ, Đấng cứu thế;
Cịn Cơng giáo có thể hiểu theo cả hai nghĩa này vì tín lý Công giáo là thờ Thiên

12


Chúa ba ngôi: Thiên Chúa - Chúa cha, Đức Giêsu Kitô - Chúa con và Chúa
thánh thần.
Thật ra, tại Việt Nam, các tên gọi này nhất là Thiên Chúa giáo, Kitô giáo,
Công giáo thường được dùng một cách lẫn lộn, ít có sự phân biệt rõ ràng và
chưa có một văn bản chính thức nào khẳng định nên gọi như thế nào cho phù
hợp. Tuy nhiên theo những căn cứ sau đây chúng ta có thể đi đến khẳng định
nên gọi như thế nào là phù hợp nhất:
Thứ nhất: Với tên gọi là Thiên Chúa giáo, cách gọi này có ý nghĩa chỉ ra
nhân vật tối cao được tôn thờ của Giáo hội là Thiên Chúa. Tuy nhiên trong lịch
sử có 3 tơn giáo khác nhau cùng thờ Chúa trời là Do thái giáo, Hồi giáo và Kitơ
giáo. Do đó nếu gọi Thiên Chúa giáo thì có thể đúng với các tơn giáo nói trên và
chưa có sự phân biệt để chỉ ra đặc điểm riêng vốn có của mỗi tôn giáo này.
Thứ hai: Với tên gọi là Kitô giáo, tên gọi này chỉ ra nhân vật được thờ
phụng là Đức Kitơ hay cịn gọi là Giêsu, theo kinh Tân ước đó chính là nhân vật
đã sáng lập ra tơn giáo này. Tuy nhiên trong lịch sử phát triển do có sự xung đột,
mâu thuẫn trong nội bộ Giáo hội nên từ Kitơ giáo đã có sự phân hố, tách thành
4 tơn giáo khác nhau là Cơng giáo, Chính thống giáo, Tin lành và Anh giáo. Tín
đồ của cả 4 tơn giáo này đều có thể gọi là Kitơ hữu. Vì vậy nếu gọi là Kitơ giáo
thì chưa chỉ ra được đặc điểm riêng của cả 4 tơn giáo nói trên nên rất dễ nhầm
lẫn như cách gọi Thiên Chúa giáo.
Thứ ba: Với tên gọi là Công giáo được Giáo hội tơn giáo này giải thích ý
nghĩa là chỉ có tơn giáo của họ mới tính cách phổ qt cao nhất. Ba tơn giáo cịn
lại (Chính thống giáo, Tin lành và Anh giáo) chẳng qua là những dị biệt, do sự
hiểu lầm đáng tiếc mà có. Và tơn giáo của họ mới có tính chất đại diện. Vì vậy
tên gọi này nó có tính phổ biến, được Giáo hội Vatican và Giáo hội các quốc
gia, trong đó có Việt Nam đồng tình thống nhất một tên gọi duy nhất là Công
giáo.

Thứ tư: Riêng ở Việt Nam, dù Công giáo không phải là tôn giáo chung
cho mọi người hay là quốc giáo nhưng đây lại là tơn giáo có số lượng tín đồ
đơng, có khắp các miền đất nước. Và theo ý kiến của phần lớn các tín đồ của tơn
giáo này ở nước ta cũng muốn được gọi tên của tơn giáo mình là Cơng giáo.
13


Cách gọi này đã quy tụ được sự đồng thuận của đồng bào Công giáo Việt Nam
trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân.
Từ những cách hiểu trên, đối với đạo Thiên Chúa ở Việt Nam (mà lâu nay
ta quen gọi) - một tôn giáo chịu sự chỉ đạo của Hội đồng giám mục Việt Nam và
toà thánh Vatican ở Rơma cần được gọi đúng tên riêng của nó là Công giáo.
Trong luận văn này, tác giả cũng thống nhất cách gọi là đạo Công giáo.
1.1.2. Những giai đoạn phát triển chủ yếu
Ý định "Phúc âm hoá" các dân tộc, "Mở rộng nước chúa" trên trái đất của
Giáo hội Công giáo đã được thực hiện mạnh mẽ từ sau những phát kiến địa lý vĩ
đại thế kỷ XV. Sự gặp gỡ của hai ý định lớn: ý định của Giáo hội Công giáo
đem sự cứu rỗi của Chúa Kitô đến với mọi miền và ý định của giai cấp tư sản
mở rộng thị trường đã trở thành động lực thúc đẩy việc truyền bá đạo Công giáo
ra nhiều khu vực, trong đó có Đơng Nam Á, Đơng Dương và Việt Nam.
Từ thế kỷ XV - XVI đã lác đác có giáo sĩ phương tây đến nước ta. Sang
thế kỷ XVII, việc truyền bá đạo Công giáo vào Việt nam mới thực sự có kết quả
và có hệ thống.
Riêng với Nghệ An dưới thời phong kiến là mảnh đất nghèo khổ nhưng
nhân dân ở đây có truyền thống chống ngoại xâm rất oai hùng - Thực dân Pháp
biết rõ điều đó nên trong từng bước xâm lấn mảnh đất này, chúng đã triệt để lợi
dụng việc truyền giáo để từng bước thực hiện âm mưu xâm lược và nơ dịch. Q
trình du nhập và phát triển của tôn giáo này tại Nghệ An đã phản ánh đúng thực
trạng tình hình đó.
Ngun nhân chủ yếu khiến cho đạo Công giáo phát triển ở Nghệ An nói

riêng và cả nước nói chung là nguyên nhân xã hội lúc bấy giờ. Một thời gian dài
đất nước khơng có chính quyền thống nhất. Các tập đồn phong kiến khơng chú
ý đến phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân mà chỉ lo "xưng bá, xưng
hùng", Trịnh - Nguyễn phân tranh. Nhà Tây Sơn thống nhất quốc gia trong vinh
quang chống ngoại xâm nhưng chưa đủ thời gian để thực thi quốc sách, vả lại
cịn lo đối phó với thù trong giặc ngồi. Triều Nguyễn không những không giải
quyết được những vấn đề lớn của xã hội mà còn đưa đất nước vào con đường bế
tắc, trì trệ, bảo thủ về mọi mặt. Hàng thế kỷ, người Việt Nam khơng cịn cơ sở

14


để đặt niềm tin vào bộ máy cai trị của Nhà nước phong kiến. Tâm trạng hoang
mang, bế tắc không có đường ra là sự thực khá phổ biến trong nhiều tầng lớp
nhân dân. Tôn giáo bản địa (thờ cúng tổ tiên) khơng có hệ thống lý luận hồn
chỉnh. Phật giáo và Nho giáo cũng ở vào tình trạng khơng làm nổi vai trị hướng
đạo cho số đơng quần chúng lao khổ... Vì vậy, trong sự khủng khoảng về tư
tưởng đó thì những tác động của buổi đầu tiếp xúc với văn hoá văn minh
Phương Tây tất nhiên sẽ được đón nhận dưới nhiều hình thức và nội dung khác
nhau là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, lợi dụng tâm lý phiếm thần và niềm tin tôn giáo của người nông
dân không có tính bền vững, hành động tơn giáo của họ mang tính thực dụng;
lợi dụng lịng khao khát đượcgiải phóng, nhu cầu địi hỏi cấp bách để duy trì
cuộc sống "an bần lạc đạo" ở mức tối thiểu; sự bất mãn, phẫn uất vì chế độ hà
khắc của vương triều nhà Nguyễn... nên thực dân Pháp mà trực tiếp là bọn gián
điệp thầy tu trong Hội thừa sai Pari làm nhiệm vụ truyền giáo ở các nước Đông
Dương đã đẩy mạnh tuyên truyền lừa bịp họ bằng các đạo lý "Chúa cứu thế", "tử
vì đạo"... để mê hoặc nhân dân mất cảnh giác, buông lỏng ý thức dân tộc.
Trong bối cảnh chung đó, ở Nghệ An đạo Cơng giáo cũng bắt đầu được
du nhập và phát triển từ những năm 1629 - 1630. Cho đến nay, chúng ta có thể

tạm chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ 1630 đến 1846 (có giáo phận Vinh)
- Giai đoạn từ 1846 đến tháng 8/1945 (cách mạng tháng 8 thành công)
- Từ tháng 8/1945 đến nay.
1.1.2.1. Giai đoạn từ 1630 đến 1846
So với một số tỉnh Miền Bắc thì thời gian có người phương tây đến truyền
đạo ở Nghệ An chậm hơn. Theo An bum của Giáo phận Vinh do Toà Giám mục
Xã Đồi phát hành năm 1996 thì từ 1630, hai linh mục Alêxandrodes (Đắc Lộ)
và Mamarquez bị trục xuất khỏi Đàng ngoài, trên đường bị áp giải vào Đàng
trong để về Ma Cao, hai linh mục đã ghé vào cửa biển Nghệ -Tĩnh - Bình giảng
đạo. Trong vịng 6 tháng họ đã làm lễ rửa tội cho 600 người ở xứ Nghệ. Thủ
đoạn truyền đạo vẫn theo phương thức cổ truyền là thu phục nhân tâm bằng các

15


hoạt động như: chữa bệnh, cứu trợ từ thiện, tổ chức học chữ, học nghề... dần
giảng dạy giáo lý và làm phép.
Đến năm 1632, có một số thừa sai Dịng Tên tiếp tục đến Nghệ An để
truyền đạo. Tiêu biểu nhất là linh mục Magorica người Italia. Theo số liệu
không chính thức của một số thừa sai, vào cuối năm 1659, ở Nghệ An đã có tới
120 nhà thờ (trên tổng số 414 nhà thờ toàn Miền Bắc). Cũng năm 1659, hai địa
phận Đàng Trong và Đàng Ngoài được thành lập. Nghệ - Tĩnh - Bình là những
tỉnh cực nam của Đàng Ngoài, thuộc khu vực truyền giáo của các thừa sai người
Pháp. Đến năm 1668, linh mục xứ Nghệ đầu tiên được phong tại Thái Lan là
linh mục Bênêđiô Hiền. Năm 1679, xứ Nghệ đã có một tồ giám mục giành cho
Đức giám mục phó để coi sóc giáo dân đặt tại Tràng Đen (Nam Đàn); đến 1792,
tồ Phó giám mục được di chuyển xuống Thọ Kỳ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) và đến
năm 1842, Đức cha Hậu II (Jean Denis Gauthier) Đức cha phó cuối cùng của
giáo phận Tây đàng ngồi coi sóc phần lãnh thổ này đã quyết định dời Toà giám

mục từ Thọ Kỳ ra làng Đoài (Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc) và ổn định cho
đến ngày nay.
Đánh giá về thực trạng tình hình giáo hội Thiên Chúa giáo ở Nghệ Tĩnh
trong giai đoạn này, năm 1893, Giám mục Liêu (Mgr. retordd) đã viết trong báo
cáo gửi về Rôma rằng: "Tại Hà Tĩnh và Nghệ An có 45.364 bổn đạo, bổn đạo
trong hai tỉnh này là những bổn đạo sốt sắng nhất địa phận" [14, tr.396].
Như vậy, mặc dù về tổ chức cho mãi đến năm 1845 vẫn chưa có giáo
phận Vinh tồn tại độc lập, các hoạt động tơn giáo của các tín đồ Cơng giáo từ
năm 1679 trở về trước phụ thuộc vào giáo phận Đàng Ngoài, từ 1679 đến 1845
phụ thuộc vào giáo phận Tây Đàng Ngồi, nhưng các hoạt động về tơn giáo đã
diễn ra sôi nổi và liên tục. Về mặt tổ chức, các tổ chức bên dưới như: xứ, họ đã
hình thành một hệ thống cơ sở tương đối bền vững - đây là yếu tố hạt nhân, là cơ
sở hạ tầng đặc biệt quan trọng để Giáo hoàng cho phép thành lập Giáo phận
Vinh sau này.
1.1.2.2. Giai đoạn từ 1846 đến 1945

16


Trong thời gian này, Giáo hội Công giáo tại Nghệ An nói riêng và địa
phận Vinh nói chung đã hồn chỉnh về tổ chức, phát triển nhanh, mạnh về lực
lượng và thực tế đã trở thành một lực lượng chính trị xã hội quan trọng trong đời
sống chính trị xã hội ở khu vực và địa phương.
Ngày 27/03/1846, Giáo hoàng Grêgôrox đã ban sắc chỉ thành lập giáo
phận Nam Đàng Ngồi (cịn gọi là giáo phận Nam, từ năm 1924 gọi là giáo phận
Vĩnh, rồi sau gọi là Giáo phận Vinh cho đến nay) và bổ nhiệm Giám mục Ngô
Gia Hậu làm đại diện tổng toà giáo phận mới. Giám mục phó lúc này là ơng
Masson Nghiêm. Cho đến thời điểm này (1848) theo thống kê của giáo phận
Vinh, toàn giáo phậnđã có: 1 giám mục, 1 giám mục phó, 4 linh mục thừa sai
Pháp, 35 linh mục Việt Nam, 75 thầy giảng, 18 giáo xứ, 66.350 giáo dân.

Như vậy, vượt qua bao dâu bể thăng trầm với những biến cố lịch sử chông
gai, mặc dù bị sự đàn áp của triều đình nhà Nguyễn nhưng đạo Cơng giáo vẫn
khơng ngừng phát triển về tổ chức và lực lượng.
Đến năm 1892, một sự kiện lịch sử đáng ghi nhận ở Giáo phận Vinh là
Giám mục Lpineau (tên thường gọi là Đức cha Trị) ra thư chung nhận lễ Mẹ lên
trời làm quan thầy Giáo phận và ngày dâng hiến Giáo phận cho Đức mẹ. Vào
thời điểm này, Giáo phận Vinh đã có 1 giám mục, 72 linh mục Việt Nam, 31
linh mục thừa sai, 12 giáo hạt, 51giáo xứ, 51 giáo họ, 300 nhà thờ, 88.227 giáo
dân... Đây là giai đoạn "sự đạo" ở Nghệ An nói riêng, Việt Nam nói chung được
ghi nhận là "khởi sắc nhất". Số linh mục Việt Nam một năm tăng xấp xỉ
1,33%,số giáo dân tăng hơn 1,22%, về tổ chức và cơ sở vật chất được tăng lên
không ngừng, cơ sở in ấn, phát hành các loại kinh bổn dần hoàn thiện...
Sau ngày tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, ngày 27/8/1945 Đại hội linh
mục giáo phận Vinh đã được tiến hành càng khẳng định rõ hơn sự phát triển lớn
mạnh của giáo phận. Theo báo cáo của đại hội , cho đến thời điểm tiến hành đại
hội thì tồn giáo phận đã có: 178 linh mục Việt Nam, 194 chủng sinh, 200 nữ tu,
185.000 giáo dân... Đại hội đã cử linh mục Trần Hữu Đức làm tổng quản, tạm
quyền thay thế Giám mục Auêlêô Giuerla (tên thường gọi là Đức cha Bắc) lúc
này vì lý do sức khoẻ nên khơng làm việc được.

17


Như vậy, trong gần 100 năm tính từ ngày thành lập Giáo phận Vinh đến
cách mạng tháng 8 năm 1945, Giáo phận Vinh đã đạt được một số kết quả lớn
như: giành được thế và lực hợp pháp trong các hoạt động xã hội , hoàn chỉnh hệ
thống tổ chức từ Họ, Xứ đến Toà giám mục, phát triển nhanh lực lượng giáo sĩ
và giáo dân.
1.1.2.3. Từ 1945 đến nay
Sau năm 1945, Công giáo địa phận phát triển nhanh, mạnh. Việc chỉ đạo

cũng rất chặt chẽ từ trên xuống dưới qua các hệ thống của tôn giáo. Trong thời
kỳ này, toàn dân ta đang ra sức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần
thứ hai, đại bộ phận người công giáo Việt Nam đã cảm nhận sâu sắc nỗi nhục
mất nước, tích cực tham gia, đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung của Tổ
Quốc. Hàng nghìn thanh niên Công giáo yêu nước đã trực tiếp tham gia chiến
đấu trên tất cả các chiến trường với quyết tâm tất cả cho Tổ quốc quyết sinh.
Ngày 7/10/1945, hơn 30.000 đồng bào giáo dân cùng giáo sỹ đã kéo về sân vận
động Vinh dâng thánh lễ cầu nguyện cho Tổ quốc, nói lên quyết tâm bảo vệ Tổ
quốc bằng bất cứ giá nào. Trong thời gian này chúng ta cần ghi nhận cơng lao
đóng góp của một bộ phận khơng nhỏ đồng bào giáo dân và các linh mục tiến
bộ, yêu nước; tiêu biểu như linh mục Nguyễn Văn Tường, Đậu Quang Lĩnh, Lê
Đình Huân, Trần Đức Triều...
Thế nhưng bên cạnh đó vẫn có những thế lực đen tối cố tình khoét sâu
mâu thuẫn giữa vô thần và hữu thần, chia rẽ giáo dân với cách mạng, một số
chức sắc giáo hội đã đi theo đường lối chính trị, khơng đồng hành với dân tộc,
với nhân dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Thậm chí những
phần tử này còn liên kết với thực dân và các đối tượng ngăn cản, chống phá cách
mạng. Vì vậy sau 1954, Giáo phận Vinh tuy nằm trong vùng tự do nhưng vẫn bị
ảnh hưởng bởi các luận điệu tuyên truyền tâm lý chiến rằng "Việt minh cấm đạo,
cộng sản cấm đạo"... kết quả là có khoảng 61 linh mục, 27 chủng sinh, 52 tiểu
chủng sinh, 43 nữ tu và khoảng 45.000 giáo dân Nghệ An đã di cư vào Nam,
làm cho hoạt động công giáo của địa phận bị xáo trộn và trở nên rất nhạy cảm,
phức tạp.

18


Trong những năm 60-70, tình hình giáo phận Vinh tiếp tục có những thay
đổi, tình trạng thiếu linh mục cai quản các giáo xứ cũng là một trở ngại lớn đối
với việc khôi phục và củng cố giáo xứ, họ đạo. ở những vùng cơng giáo vốn

trước đây là tồn tịng nhưng về những năm sau đã có một số lượng khá đơng
đồng bào ngồi cơng giáo ở các vùng xung quanh tới sinh sống. Trong những
thập kỷ gần đây, toà giám mục Xã Đoài, dưới sự chỉ đạo của toà thánh Vatican
và sự tác động của các thế lực bên ngồi nên đã có một số chuyển hướng hoạt
động: từ chỗ cực đoan khơng tn thủ, thậm chí chống lại các cấp chính quyền
địa phương trước kia thì nay chuyển dần sang ơn hồ, tận dụng chủ trương dân
chủ để đổi mới từng bước, củng cố phát triển giáo hội, tìm mọi cách tách dần sự
quản lý của Nhà nước; tận dụng các ngày lễ trọng đại, các sự kiện lịch sử của
giáo hội để đẩy mạnh các hoạt động khuyếch trương thanh thế của Giáo hội,
củng cố đức tin cũng như để tuyên truyền, phát triển đạo.
Cho đến nay, Nghệ An có trên 23 vạn đồng bào cơng giáo, cư trú chủ yếu
ở 13 huyện, trong 184 xã, phường, thị trấn, 839 xóm vùng đồng bằng và núi
thấp. Tồn tỉnh có 2 xã và 185 xóm giáo tồn tịng, có 14 xã và 106 xóm, bản
xen đồng bào cơng giáo và đồng bào dân tộc thiểu số. Có toà giám mục Xã
Đoài, 9 hạt, 72 nhà thờ xứ, 245 nhà thờ họ, 1 giám mục, 76 linh mục. Các huyện
có đơng đồng bào cơng giáo sinh sống là Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu,
Yên Thành, Hưng Nguyên. (Xem biểu tổng hợp 1).
Tóm lại, q trình du nhập và phát triển đạo cơng giáo ở Nghệ An có
nhiều bước thăng trầm, để lại những dấu ấn khá rõ nét, thể hiện trên một số điểm
cơ bản như:
Một là, sau khi dịng tên bị Tồ thánh giải thể, cơng cuộc truyền đạo tại
giáo phận Vinh hoàn toàn do các thừa sai của Hội thừa sai Pari đảm nhận.
Chúng ta cần hiểu rằng đối với các thừa sai này, việc thánh hoá nhân loại theo
tinh thần Phúc Âm và mở đường cho ách đô hộ của chế độ thực dân Pháp được
đặt ưu tiên ngang nhau. Chính vì thế tính vong bản của tôn giáo này thể hiện rất
rõ trong cộng đồng giáo dân Nghệ An.
Hai là, do tính cách có phần cực đoan của một bộ phận người dân xứ
Nghệ (theo nhận xét của nhiều học gỉả, trong đó có nhà văn hoá Phan Ngọc) nên
19



trong lịng cộng đồng này có những nét đặc trưng riêng dễ nảy sinh những mâu
thuẫn giữa những người đứng đầu tôn giáo truyền thống (thờ cúng tổ tiên) là các
nhà Nho, cả cộng đồng theo tôn giáo truyền thống này với đội ngũ chức sắc,
chức việc và giáo dân. Trong quá khứ, qua các thời kỳ cấm đạo của các triều đại
phong kiến thì Nghệ An là nơi thực hiện một cách triệt để nhất các chỉ dụ của
nhà Vua - điển hình nhất là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Xn Ơn với khẩu hiệu
"Bình Tây sát Tả". Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mặc dù khu
IV là chiến khu cách mạng song rất nhiều vấn đề phức tạp đã diễn ra, đã có
những xung đột dẫn đến đổ máu và chính trong thời kỳ di cư 1954, xấp xỉ 20%
tín đồ tại đây đã di cư vào Nam. Hiện nay, do thời gian, do các chính sách đúng
đắn của Đảng và Nhà nước nên những xung đột này đã được hố giải, tình đồn
kết lương - giáo được phát huy.
Ba là, người Nghệ có đức tính nhẫn nhục chịu đựng, tính cách này càng
thể hiện rõ hơn đối với giáo dân. Nếu chỉ quan sát những biểu hiện bên ngồi
mang tính hình thức thì nhiều lúc, nhiều địa phương lầm tưởng là mọi việc đã
được giải quyết êm thấm, thế nhưng chính vì nhẫn nhục chịu đựng nên các mâu
thuẫn thường bị tích tụ và một khi bùng phát thì rất khó kiểm sốt (đặc điểm này
tác giả sẽ phân tích kỹ hơn ở phần thực trạng trật tự an tồn xã hội).
Bên cạnh đó một điểm nổi bật thể hiện sự tương đồng về ý thức dân tộc
của người cơng giáo nói chung, người cơng giáo Nghệ An nói riêng với tồn thể
dân tộc Việt Nam đó là phần lớn các tín đồ cơng giáo có lịng u nước, cần cù
lao động, đã góp phần cùng toàn dân tham gia phong trào đấu tranh giành độc
lập và bảo vệ tổ quốc. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, đã có hàng ngàn thanh niên công giáo hăng hái ra chiến trường theo
tiếng gọi của tổ quốc, nhiều người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trong cơng cuộc đổi mới hiện nay, nhiều tín đồ, giáo sĩ đã thể hiện tinh
thần yêu nước, tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội, vận động tín đồ thực hiện
đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, "sống tốt
đời, đẹp đạo", thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ cơng dân, đồng thời làm trịn bổn

phận của tín đồ theo tinh thần thư chung 1980 của Hội đồng giám mục Việt
Nam "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc".
20


1.2. Thực trạng tình hình trật tự, an tồn xã hội ở các vùng giáo Nghệ
An
1.2.1 Thực trạng chấp hành pháp luật
Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, toàn thể
đảng bộ, quân và dân Nghệ An đã tiến hành công cuộc đổi mới sâu rộng trên tất
cả các lĩnh vực, kể cả trong lĩnh vực tôn giáo và đã thu được nhiều thành tựu to
lớn. Bộ mặt tỉnh nhà nói chung , các Xứ, Họ đạo nói riêng thực sự có những
khởi sắc mới. Hầu hết giáo hội và giáo dân đều tỏ ra phấn khởi, tin tưởng vào
đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, yên tâm phụng đạo, sống kính Chúa
yêu nước.
Trong lĩnh vực công tác tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện
NQ 24 của Bộ chính trị (1990), NĐ 69/CP (1991), NQ 26/CP (1999) của Chính
phủ, thực sự quan tâm đến nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo. Đặc biệt tháng 03/2003,
Đảng ta có Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII BCHTW Đảng khoá IX về “Phát
huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc; cơng tác dân tộc; công tác tôn giáo” và
Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh tín ngưỡng tơn giáo (2004),
Chính phủ ban hành Nghị định số 22/CP (2005) hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo với nội dung tiếp tục đổi mới cơng tác tơn
giáo, quan tâm nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo hợp pháp, chính đáng. Chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước khẳng định tôn giáo là nhu cầu của một bộ
phận quần chúng nhân dân, còn tồn tại với Dân tộc trong quá trình xây dựng
CNXH. Nhiều nội dung mới được đề ra và giải quyết, như: vấn đề thành lập các
tổ chức tôn giáo hợp pháp, vấn đề tách - lập cơ sở tôn giáo... Tất cả những việc
làm thiết thực đó đem lại cho Giáo hội, giáo dân Nghệ An tâm lý phấn khởi, tin
tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong quá trình

"đồng hành" cùng dân tộc vì mục tiêu chung "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh".
Riêng ở Nghệ An, cấp uỷ, chính quyền các cấp cũng đã rất quan tâm đến
công tác tôn giáo, thực hiện đúng chính sách pháp luật, giải quyết đáp ứng kịp
thời các nhu cầu hoạt động tôn giáo chính đáng. UBND tỉnh, Tỉnh uỷ cũng đã
ban hành kịp thời các văn bản, chỉ thị sâu sát về công tác tơn giáo. Trên cơ sở đó
21


mỗi người công giáo tỉnh nhà đã nâng cao ý thức công dân nghiêm chỉnh chấp
hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của
chính quyền địa phương. Đa số các linh mục, tu sĩ đã tích cực phối hợp với
UBMT Tổ quốc các cấp vận động bà con giáo dân tham gia học tập các chủ
trương chính sách của Nhà nước như: Nghị định số 36/CP của Chính phủ về
đảm bảo ATGT , Nghị định số 29/CP về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, Nghị
định số 26/CP về các hoạt động tôn giáo vv... Đặc biệt trong cuộc bầu cử Đại
biểu Quốc hội Khoá XII, bà con giáo dân đã hăng hái đi bầu cử đạt tỷ lệ 100%
và hoàn thành cuộc bầu cử đúng thời gian quy định.
Ngoài ra với nhận thức bảo vệ và xây dựng tổ quốc XHCN là nghĩa vụ
thiêng liêng và cao cả, các linh mục, tu sĩ và đồng bào cơng giáo đã tích cực
tham gia các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, tham gia xây dựng chính quyền,
nêu cao tinh thần cảnh giác trước các âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng
tôn giáo nhằm gây chia rẽ, phá hoại khối đại đồn kết tồn dân. Đồng thời tích
cực tham gia các phong trào giữ gìn trật tự tại địa phương, tham gia lực lượng
tuần tra, dân phòng, dân quân cơ sở. Hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân tham
gia phịng chống, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hố, giáo dục, cải tạo những
người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư", nhiều giáo xứ đạt đảm bảo về
an tồn trật tự, khơng có các tệ nạn xã hội như: mại dâm , ma tuý vv. Con em
trong độ tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự chấp hành nghiêm chỉnh đạt tỷ lệ 100%.
Từ khi có các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở

khu dân cư”, “Sống tốt đời, đẹp đạo”, bà con giáo dân đã tích cực hưởng ứng
với nhiều hoạt động phong phú đa dạng, làm thay đổi đời sống ở khu dân cư
khơi dậy nếp sống lành mạnh, tạo khơng khí ấm áp tình làng nghĩa xóm. Việc
thực hiện nếp sống văn hoá, các sinh hoạt lễ nghi tôn giáo về cơ bản là đúng
theo quy định. Việc cưới hỏi, tang gia được tổ chức theo nếp sống mới, giữ gìn
và phát huy những giá trị truyền thống đạo đức nhân văn, loại bỏ những tập tục
lạc hậu. Các phong trào “Xây dựng gia đình cơng giáo gương mẫu”, “Xây dựng
xứ, họ tiên tiến”, “Học tập gương người tốt, việc tốt”… đã được các linh mục,
giáo dân quan tâm và tích cực hưởng ứng với kết quả đạt được rất đáng phấn
khởi: Năm 2002, toàn tỉnh chỉ có 19.860 gia đình giáo dân văn hố, đến nay đã
22


tăng lên gần 30.000 gia đình; Số khu dân cư tiên tiến xuất sắc năm 2002 có 276
đơn vị, nay tăng lên 500 đơn vị; Số làng văn hoá năm 2002 là 24 đơn vị, nay
tăng lên gần 50 đơn vị (Theo Báo cáo của Đại hội người Công giáo tỉnh Nghệ
An khoá V, nhiệm kỳ 2007-2012).
Tuy nhiên do bị tác động của kẻ địch bên ngoài, do nhận thức quan điểm
sai trái nên vẫn còn một số giáo sĩ có thái độ hoạt động cố tình vi phạm Luật
pháp, xem thường chính quyền trong hoạt động tơn giáo, gây hậu quả xấu về an
ninh trật tự. Ở một số xứ, họ đạo do trình độ nhận thức của giáo dân còn thấp,
diều kiện sinh hoạt còn nghèo nàn, lạc hậu nên họ dễ bị kích động dến cuồng tín
đã bị linh mục, BHG lợi dụng lôi kéo tham gia vào các hoạt động tôn giáo trái
Pháp luật, biểu hiện trên một số hoạt động sau:
Một là: Lợi dụng củng cố đức tin, phát triển đạo, tiến hành các hoạt động
tôn giáo vi phạm quy định của Pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.
Nổi lên là các hoạt động đòi lại đất đai cơ sở cũ, lấn chiếm, chuyển
nhượng đất trái phép. Điển hình như vụ đòi lại đất dòng Phanxico Vinh, nhà thờ
họ Đan Nhiệm (Nam Đàn)...Trong đó có một số vụ từ địi đất đến chiếm giữ đất
trái phép và kích động gây rối cơng cộng như: vụ địi lại 2,7 ha đất nhà thờ Cầu

Rầm (phường Cửa Nam, thành phố Vinh), lợi dụng sơ hở của ta trong việc thi
công xây dựng Công viên Hồ Cá ở khu vực đất Cầu Rầm cũ vào ngày
26/5/1998, ngày 27/5/1998 các phần tử cực đoan đã kích động tập hợp một số
giáo dân kéo đến cản trở thi cơng, tiếp đó họ huy động lực lượng chiếm giữ đất
xây dựng nhà tạm, đặt lán trại, tổ chức lực lượng thường trực canh giữ. Cao hơn
họ đặt Thánh giá tượng đức mẹ Maria, có lúc họ tập hợp hơn 1000 giáo dân dọa
biểu tình phản đối (vụ việc kéo dài đến 5 tháng). Hoặc gần đây nổi lên các vụ
việc như: một số phần tử xứ Lưu Mỹ, xứ Thanh Tân (Đơ lương) đã kích động 80
giáo dân lên trụ sở UBND tỉnh yêu sách đòi lại đất đai cũ trái phép (2004); Ở xứ
Ngọc Long (Công Thành, Yên Thành) một số chức sắc tôn giáo đã chỉ đạo giáo
dân xây dựng nơi cầu hồn (ở nghĩa địa) trái phép bị Chính quyền xử lý đã kích
động giáo dân gây rối trật tự công cộng, bao vây trụ sở chính quyền, giữ người
trái pháp luật. Nguy hiểm hơn là từ tháng 3/2005 đến nay, họ tiếp tục vận động
giáo dân khơng đóng các loại thuế, u sách đòi kỷ luật cán bộ một cách sai trái
23


làm cho tình hình TTATXH tại địa bàn thêm phức tạp. Tiếp đó là vụ địi lại đất
đai sai trái dẫn tới lấn chiếm 5776m2 đất tại giáo xứ Trung Hồ (Thanh HồThanh Chương) xảy ra từ 25/9/2005, kích động hàng nghìn giáo dân kéo lên trụ
sở Chính quyền tỉnh, trụ sở tiếp dân Trung ương để khiếu kiện. Đặc biệt, linh
mục quản xứ ở đây đã vận động giáo dân khơng chấp hành pháp luật, rao giảng
cho rằng Chính quyền đàn áp tơn giáo, chia rẽ khối đồn kết lương - giáo, gây
nên tình hình căng thẳng, kéo dài ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự ở các xã
thuộc cụm Cát Ngạn huyện Thanh Chương.
Về chuyển nhượng, lấn chiếm đất trái phép đã xảy ra ở 57 điểm nhằm mở
rộng khuôn viên, lập cơ sở tôn giáo mới... Đáng chú ý là hầu hết các sai phạm
này linh mục và BHG không chấp hành Pháp luật đất đai (Thông tư liên tịch
1646/TTLT-TCĐC-TGCP (2001) và chỉ thị số 32 của UBND tỉnh), khơng chấp
hành sự xử lý của Chính quyền. Theo Báo cáo của Tỉnh uỷ Nghệ An, năm 2003
số điểm vi phạm tranh chấp đất đai, địa giới hành chính là 137 điểm; đến năm

2005 số điểm tranh chấp này là 110 điểm, như vậy thời gian gần đây đã có xu
hướng giảm.
Bên cạnh đó nhiều Xứ, Họ đạo còn tổ chức rước sách trái phép, dựng
cổng chào ngồi khn viên... một số vụ việc xảy ra gần đây như: ở xứ Bố Sơn
(Nghi Vạn, Nghi Lộc), xứ Yên Đại (Nghi Phú, thành phố Vinh), xứ Quan Lãng
(Tường Sơn, Anh Sơn), Xứ Tràng Nứa (Hưng Yên, Hưng Nguyên) ... Đây là các
hoạt động của Giáo hội nhằm phô trương thanh thế, đề cao vai trị của Giáo hội
cơng giáo và lấn lướt chính quyền. Giáo hội cịn chủ trương thành lập các hội
đồn, hội dịng trong đó có nhiều hội đồn, hội dịng trái phép - như Hội "Khơi
Bình" ở xứ xã Đồi với hơn 3000 người tham gia; Hội "Sinh viên nhà Chúa" với
hơn 200 sinh viên công giáo ở các trường Đại học, Cao đẳng thành phố Vinh
tham gia; Hội "Gia đình thánh tâm";... Việc thành lập các hội đồn, hội dịng này
nhằm tập hợp quần chúng nhất là lớp trẻ, qua đó củng cố đức tin, vừa xây dựng
lực lượng để đối trọng với Chính quyền, vừa kích động yêu sách các vấn đề sai
trái. Thậm chí lợi dụng chủ trương đi học du học tự túc, xuất khẩu lao động của
Nhà nước ta, Giáo hội đã đề ra mục tiêu" Tích cực đào tạo nhân tài, xây dựng
lực lượng nòng cốt, đưa sinh viên đi du học, đào tạo các học sinh, sinh viên có
24


×