Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.09 KB, 21 trang )

Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo
cáo tài chính
2.1. Khái quát chung về hàng tồn kho
2.1.1. Khái niệm hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (ISA2) và chuẩn mực kế toán Việt
Nam số 02” Hàng tồn kho” thì hàng tồn kho là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kì sản xuất kinh doanh bình thường
- Đang trong quà trình sản xuất kinh doanh dở dang
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình
sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Có nhiều tiêu thức để phân loại hàng tồn kho, hàng tồn kho là tài
sản lưu động của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật chất, có thể
mua ngoài hoặc tự sản xuất để phục vụ mục đích sản xuất. Hàng tồn
kho có thể bao gồm hàng mua về chờ bán ( hàng tồn kho, hàng mua
đang đi đường, hàng gửi bán, hàng thuê gia công chế biến,…) với
doanh nghiệp thương mại; hàng tồn kho cũng có thể chia thành: nguyên
nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho hoặc đang gửi gia công, đã mua
đang đi đường, sản phẩm dở dang, thành phẩm,…
2.1.2. Đặc điểm của hàng tồn kho ảnh hưởng đến kiểm toán
Hàng tồn kho luôn là một khoản mục trọng yếu trong báo cáo tài
chính của mọi doanh nghiệp. Các đặc điểm chính khiến cho hàng tồn
kho trở nên đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng đến quá trình kiểm
toán bao gồm:
- Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản
lưu động của doanh nghiệp. Những sai phạm trên khoản mục hàng tồn
kho thường dẫn đến những sai sót trọng yếu về chi phí và kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Nếu hàng tồn kho bị đánh giá sai lệch sẽ ảnh
hưởng trọng yếu tới mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính
của doanh nghiệp.
- Số lượng và chủng loại hàng tồn kho rất phong phú, số lượng
nghiệp vụ phát sinh trong kỳ rất nhiều với giá trị lớn và liên quan đến


nhiều loại chứng từ. Do đó, việc quản lý và ghi chép hàng tồn kho rất
phức tạp.
- Hơn nữa việc xác định giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp
đến giá vốn hàng bán và do vậy có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận của doanh
nghiệp.
- Công viêc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị của hàng tồn
kho luôn là công việc khó khăn và phức tạp, nhiều khoản mục hàng tồn
kho rất khó phân loại và định giá như các công trình xây dựng dở dang
hay các tác phẩm nghệ thuật, đá quý,…
- Hàng tồn kho thường được bố trí ở các địa điểm khác nhau, thậm
chí có thể phân tán và có thể do nhiều người ở các bộ phận khác nhau
quản lý. Do vậy, vấn đề kiểm soát vật chất thường gặp nhiều khó khăn
và phức tạp, sai phạm thường dễ xảy ra, thậm chí có thể xảy ra những
gian lận từ phía nhà quản lý.
- Có nhiều phương pháp tính giá khác nhau để đánh giá hàng tồn
kho, với mỗi phương pháp khác nhau thì giá trị hàng tồn kho cũng sẽ
khác nhau kéo theo sự thay đổi của giá vốn hàng bán và sự thay đổi
của lợi nhuận. Vì thế rất dễ xảy ra khả năng doanh nghiệp áp dụng các
phương pháp tính giá không phù hợp, không nhất quán theo chuẩn mực
và chế độ kế toán để điều chỉnh giá trị hàng tồn kho, điều chỉnh lãi (lỗ).
Do tính chất phức tạp của hàng tồn kho như đã trình bày ở trên, có
thể thấy khoản mục hàng tồn kho là vô cùng trọng yếu và có ảnh hưởng
rất lớn tới qua trình kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
2.2. Nội dung kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo
tài chính
2.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài
chính
Mục tiêu của kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán khoản mục
hàng tồn kho là nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với chu trình

hàng tồn kho và nhằm xác định tính hiện hữu đối với hàng tồn kho,
khẳng định tính trọn vẹn ( đầy đủ) của hàng tồn kho, quyền sở hữu của
khách hàng với tài sản hàng tồn kho, cũng như khẳng định tính chính
xác và đúng đắn của các con số trên sổ sách kế toán về hàng tồn kho
và đảm bảo sự trình bày, khai báo về hàng tồn kho là hợp lý. Các mục
tiêu cụ thể về hàng tồn kho được tóm tắt cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2.1: Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho
Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu đối với nghiệp vụ Mục tiêu đối với số dư
Sự hiện hữu và
phát sinh
- Các nghiệp vụ mua hàng đã ghi sổ thể hiện
số hàng hóa được mua trong kì
- Các nghiệp vụ kết chuyển hàng đã ghi sổ
đại diện cho số hàng tồn kho được chuyển từ
nơi này sang nơi khác hoặc từ loại này sang
loại khác
- Các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa đã được
ghi sổ đại diện cho số hàng tồn kho đã xuất
bán
- Hàng tồn kho được phản ánh trên bảng
cân đối kế toán là thực sự tồn tại
Tính đầy đủ và trọn
vẹn
- Tất cả các nghiệp vụ mua, kết chuyển và
tiêu thụ hàng tồn kho xảy ra trong kỳ đều đã
được phản ánh trên sổ kế toán và báo cáo kế
toán
-Số dư tài khoản “Hàng tồn kho” đã bao
hàm tất cả các nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ,…hiện có tại thời điểm lập báo

cáo.
Quyền và nhĩa vụ
- Trong kỳ doanh nghiệp có quyền đối với
hàng tồn kho đã ghi sổ
- Doanh nghiệp có quyền với số dư hàng
tồn kho tại thời điểm lập báo cáo
Đo lường và tính giá
- Chi phí nguyên vật liệu và hàng hóa thu
mua, giá thành sản phẩm, sản phẩm dở dang
phải được xác định chính xác và phù hợp với
quy định cảu chế độ và các nguyên tắc kế
toán hiện hành.
- Số dư hàng tồn kho phải được phản ánh
đúng giá trị thực hoặc giá trị thuần của nó
tuân theo các nguyên tắc chung được
thừa nhận.
Phân loại và trình bày
- Các nghiệp vụ liên quan tới hàng tồn kho
phải được xác định và phân loại đúng đắn
trên hệ thống báo cáo tài chính
- Số dư hàng tồn kho phải được phân loại
và sắp xếp đúng vị trí trên bảng cân đối
kế toán. Những khai báo có liên quan tới
sự phân loại căn cứ tính giá và phân bổ
hàng tồn kho phải thích đáng
2.2.2. Các giai đoạn kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo
cáo tài chính
Kiểm toán hàng tồn kho là một phần hành cụ thể trong kiểm toán
báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do đó, kiểm toán hàng tồn kho
cũng phải được thực hiện qua ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán,

thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
2.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán đối với hàng tồn kho bao gồm các bước
công việc sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự lập kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho
Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Thiết kế chương trình kiểm toán
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và
đánh giá rủi ro kiểm soát
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro của
hàng tồn kho
Thực hiện các thủ tục phân tích
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý
của khách hàng
Thu thập thông tin cơ sở

*Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Quy trình kiểm toán được bắt đầu từ khi kiểm toán viên và công ty
kiểm toán tiếp nhận một khách hàng, trên cơ sở thư mời kiểm toán,
kiểm toán viên sẽ tiến hành các công việc cần thiết bao gồm:
- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, điều tra về khách hàng và
đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Kiểm toán viên phải đánh giá
việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một
khách hàng truyền thống; đồng thời đánh giá việc chấp nhận kiểm toán
có làm tăng rủi roc hoạt động kiểm toán và có ảnh hưởng đến uy tín của
công ty kiểm toán hay không. Để thực hiện công việc này kiểm toán viên
cần chú trọng tới xem xét tính liêm chính của ban giám đốc công ty
khách hàng vì đây chính là nền tảng cho mọi hoạt động của hệ thống
kiểm soát nội bộ của khách hàng.
- Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán. Dựa

trên yêu cầu của công việc kiểm toán, trình độ, khả năng và chuyên môn
nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật của các kiểm toán viên để ban giám
đốc công ty kiểm toán lựa chọn.
- Sau khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, công
ty kiểm toán tiến hành ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Đây là cơ
sở pháp lý để kiểm toán viên thực hiện các bước công việc tiếp theo của
cuộc kiểm toán và có ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý với khách
hàng.
* Thu thập thông tin cơ sở
Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm
toán tiến hành lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch tổng quát. Trong đó,
kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết và đầy đủ về tình hình kinh
doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, các nghiệp vụ và
thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên
thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của
kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán.
Theo đó, khi lập kế hoạch kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, kiểm
toán viên cần thực hiện các bước:
- Tìm hiểu các thông tin về hàng tồn kho của khách hàng bao gồm
về chủng loại, đặc điểm của từng chủng loại hàng, công tác bảo quản và
quản lý hàng tồn kho mang tính quy chuẩn của khách hàng.
Với các khách hàng năm đầu, kiểm toán viên thường phải thu thập
các thông tin sau: ngành nghề kinh doanh;các chủng loại và đặc điểm
của từng chủng loại hàng tồn kho;công tác bảo quản hàng tồn kho; báo
cáo tài chính, biên bản thanh tra hay kiểm tra của các năm trước và
năm hiện hành, biên bản họp đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và ban
giám đốc liên quan tới hàng tồn kho.
Với các khách hàng lâu năm, thường xuyên của công ty kiểm toán
thì các thông tin này được lưu trữ lại trong hồ sơ kiểm toán chung của
khách hàng và các kiểm toán viên chỉ cần thu thập các thông tin của

năm hiện hành. Các thông tin này kiểm toán viên có thể thu thập thông
qua các phương pháp như: Phỏng vấn ban giám đốc, kế toán trưởng,
các nhân viên của khách hàng hoặc thông qua quan sát thực tế.

×