Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>(Nghiên cứu trường hợp xã Huôi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La)</b>
<b>NCS. Phạm Thu Hà*</b>
<b>1. Đặt vấn đề</b>
Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ là một trong tám mục tiêu thiên niên kỷ
mà Việt Nam đã cùng 197 quốc gia thành viên Liên hợp quốc cam kết
thực hiện đạt được vào năm 2015. Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trưóc, trong
và sau khi sinh sẽ góp phẩn đám bảo giảm tỷ lệ tứ vong mẹ, trẻ sơ sinh;
giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng; nâng cao chất lượng dân sô' các thếhệ tiếp
theo. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc
nâng cao tiếp cận chăm sóc sức khoẻ bà mẹ. Sức khoẻ bà mẹ đã có những
cải thiện đáng kể, tỷ sô' tử vong mẹ đã giảm trong hai thập kỷ qua, từ 233
ca chết trên 100.000 ca sinh sơng vào năm 1990 xu ơng cịn 69 ca chết trên
100.000 ca sinh sông vào năm 2009, giảm khoảng 2 phần 3 sô' ca tử vong
mẹ liên quan đêh thai sản. Tuy nhiên, có sự khác biệt lón về chăm sóc sức
khoẻ bà mẹ giữa các vùng miền, tỷ sô' tử vong mẹ, tử vong trẻ em ở một
sô' khu vực miền núi cao gâp 3, 4 lần so vói khu vực đổng bằng, đô thị và
gâp 2 lẩn so vói mức trung bình cả nước (Tổng cục Thông kê, 2010). Ở
khu vực miền núi và đồng bào dân tộc thiểu sô', mang thai và sinh đẻ là
câu chuyện của tự nhiên. Trong cộng đổng người dân tộc Mông ở xã
Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, phụ nữ có thai không đi khám
thai, không tiêm phịng h ván, vẫn lao động làm các công việc nặng
nhọc và khơng có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bài viết xoay quanh câu hỏi:
<i><b>Nhận thức củ a nam giới người dân tộc m ông về y êu cầu...</b></i>
Nam giới - một trong hai chủ thể chính của hành vi sinh sản, người có
quyền quyết định mọi vấn đề trong gia đình - có nhận thức như thê'nào
về yêu cầu thăm khám thai cho bà mẹ mang thai? Sơ' liệu trong bài viết
được trích dẫn từ đề tài luận án tiên sĩ "Vai trò của nam giới dân dân tộc
Mông vùng Tây Bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản" (Nghiên cứu
trường hợp xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La).
<b>2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu</b>
Chăm sóc sức khoẻ (CSSK) cho bà mẹ mang thai chính là chìa khố
then chổt đê’ đạt được mục tiêu nâng cao chả't lượng dân sô'. Trách nhiệm
CSSK cho bà mẹ mang thai thuộc về mọi cá nhân có liên quan, trong đó
người chồng có vai trị quan trọng nhâ't. Nhiều nghiên cứu đã chi ra, nếu
người chông cùng chịu trách nhiệm, cùng chia sẻ những khó khăn mà
người vợ phải đô'i mặt trong quá trình thai nghén, sinh đẻ thì sẽ góp
phần rất lớn vào việc cải thiện tình trạng sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi,
đồng thời góp phần thực hiện công tác bình đẳng giới (Muleta, 2009).
Trách nhiệm của nam giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói chung
và chăm sóc bà mẹ mang thai nói riêng đã được Đảng và Nhà nước Việt
Nam hết sức chú trọng từ hơn 30 năm nay. Trong Quyết định 315/HĐBT
ngày 24-8-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trường về chiên lược thông tin
- giáo dục - truyền thông trong dân sô' - sức khoẻ sinh sản có chương V
bàn về trách nhiệm của nam giói, theo đó "Là một cơng dân, người
chổng, người cha, nam giới có trách nhiệm và bổn phận tham gia tích cực
vào chương trinh dân sơ'và kế hoạch hố gia đình..."; Ở chi thị SỐ50/CT-
TƯ ngày 6-3-1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng có nhâh mạnh "Vận
động nam giới, làm cho nam giới thây đầy đủ trách nhiệm của bản thân
với việc sinh đẻ trong gia đình" (Dần theo Hồng Bá Thinh, 1999).
<i><b>NCS. Phạm Thị Hà</b></i>
nhiều vấn đề trong gia đình. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng quyết định
của người chổng là yếu tố quan trọng nhât tác động đến thực hành
thăm khám thai của phụ nữ. Vai trò cúa người chổng trong việc chăm
sóc trước khi sinh là yếu tố quan trọng nhất trong việc thúc đẩy sức
khỏe của bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh và cũng làm giảm tỷ lệ tà vong
bà mẹ và trẻ sơ sinh trong thời kỳ mang thai và thời gian sinh đẻ. Do đó
sự tham gia của người chổng trong việc chăm sóc trước khi sinh được
coi là một bước quan trọng trong việc mở rộng quy mô sử dụng dịch vụ
chăm sóc trước khi sinh của phụ nữ (Mekonnen Muleta, 2009). Các
nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng phụ nữ không thể tự quyết định về các
vấn đề sinh sản, khoảng cách sinh, số con ... do họ có vai trị, địa vị thâp
trong gia đình, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc
thiểu SỐ. Chính điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sinh
sản và đe doạ tuổi thọ của phụ nữ (Đặng Ánh Tuyết, 2006).
Trách nhiệm cúa nam giới trong chằm sóc sức khoẻ bà mẹ mang
thai thể hiện trước hết ở nhận thức của họ đôi với yêu cầu thăm khám
thai định kỳ, có nhận thức đúng thì mới có hành vi đúng. Bài viết tập
trung làm rõ nhận thức của nam giới người dân tộc Mông đơì vói u
cầu thăm khám thai của bà mẹ mang thai, phân tích một sơ' yêu tô' tác
động đêh nhận thức của nam giới, từ đó đề xuất một sơ' giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức của nam giới, giúp họ nhận thức được trách nhiệm
của bản thân trong chăm sóc sức khoẻ bà mẹ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được vận dụng để đo lường và đánh giá nhận
thức của nam giới là phỏng vấn bằng bảng hỏi. Chúng tôi đã phỏng vân
Khó khăn gặp phải khi sử dụng phương pháp này tại địa bàn
nghiên cứu là có một bộ phận trong nhóm nam giới thuộc mẫu
nghiên cứu cịn chưa đọc thơng, viết thạo. Quá trình phiên dịch cũng
gặp nhiều khó khăn vì một sô' thuật ngữ trong bảng hỏi khó dịch
<i>sang tiếng Mơng. Bên cạnh đó, người dân tộc Mơng cịn Tất ngại </i>
n g ù n g khi nói đến chuyện sinh đè, quan hệ VỌ' chồng, nhâ't là đơì với
<i><b>Nhộn thức của nam giới người dân tộc m ông về y êu cầu...</b></i>
nam giới, do vậy quá trình điều tra cũng vâp phải sự từ chối không
hợp tác của một sô' đối tượng.
4. Kết quả nghiên cứu
<i>4.1. Người Mông ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tinh Son La</i>
<b>Xã Huổi Một là xã vùng in của huyện Sơng Mã, tình Sơn La. Đây là </b>
xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía Tây huyện Sơng Mã; phía Đơng giáp
xã Chiềng Khoong, phía Nam giáp xã Mường Cai, phía Tây giáp huyện
Sô'p Cộp và xã Nậm Mằn, phía Bắc giáp xã Nà Nghịu. Xã cách trurvg
tâm huyện khơng xa nhưng có địa hình rất phức tạp, bị chia cắt bỏi các
dãy núi cao và khe suối sâu khiến cư dân phân bơ' rải rác thành các
nhóm nhỏ cách xa nhau. Toàn xã có 22 bản, trong đó có 14 bản của
người Mông. Bản của người Mông lại thường cư trú ở những vùng núi
đá cao, nằm sâu trong vùng rừng đặc dụng, giao thông đi lại vơ cùng
khó khăn. Đây là một trong những yếu tô' bất lợi cho hoạt động phát
<i><b>Nhận thức của nam giới người dân tộc m ông về y êu cầu ...</b></i>
chính sự đánh giá chủ qúan của họ về nhận thức của bản thân. Có 5%
nam giói nhận định rằng họ biết rất rõ phụ nữ có thai thì phải đi khám
thai, 56% cho rằng bản thân họ đã biết đến yêu cầu này, 14% không
chắc chắn và 25% thì khẳng định họ hồn tồn khơng biết.
. .Xem ti vi thấy họ nói là người có chửa thì phải đến các ca sờ y tế
để khám thai; cán bộ dân sô' và cán bộ y tế ở xã cũng nói thế" (Nam,
25 tuổi, làm ruộng).
Bên cạnh đó vẫn cịn có ý kiên: "Tôi thây từ trước đêh giờ các bà có
chửa khơng ai đi khám thai cả, tôi cũng không thấy ai nói đên yêu cầu
này"; "Ngưịi Mơng chúng tơi thường dựa vào kinh nghiệm, nêu mẹ của
cô gái chửa đẻ khơng bị làm sao thì cơ gái đó cũng vậy; nếu đứa trước đẻ
dễ thì đứa sau cũng thệ nếu bình thường thì khơng phải đi khám thai, chỉ
khi bị đau bụng... thi mói đi thơi" (Nam, 52 tuổi, làm ruộng).
Có thể thấy, nhận thức về yêu cầu thăm khám thai của những
người nam giói dân tộc Mông mới dừng lại ở mức độ nhất định. Họ
mới chỉ đơn giản biết rằng khi phụ nữ có thai thì cần đi khám thai theo
sự hưóng dẫn của cán bộ y tê^ tuy nhiên, khám bao nhiêu lần và khám
vào những thòi điểm nào, vi sao phải đi khám thì khơng có một người
nam giói nào biết. Bên cạnh đó, khơng phải người nam giới nào cũng
thực hành theo những gì mà họ được biết. Theo kết quả điều tra, chỉ có
42% nam giới trả lòi rằng họ đã từng đưa vợ đi khám thai ờ cơ sở y tế.
Kinh tế phát triển hon, cộng vói sự giao thoa văn hố mạnh mẽ hơn vói
Một điều đáng chú ý là hầu hết người chồng chỉ đưa vợ đi khám thai
một lần duy nhất trong suô't thai kỳ. Theo thống kê của trạm y tế xã, trong
năm 2011 và năm tháng đầu năm 2012 có 186 trường hợp mang thai; tuy
nhiên, sơ' lượt khám thai mói dừng ở con sô' 113 lượt. Cũng theo cán bộ y tế
<i><b>NCS. Phạm Thị Hà</b></i>
xă, mục đích chủ yêu của người chồng khi đưa vợ đi khám thai là đê biết
giới tính thai nhi/ cịn về tình trạng sức khoẻ thai phụ, sự phát triển của
thai nhi thì ít được họ quan tâm đến. Cộng đổng người Mông vẫn mang
nặng quan niệm trong gia đình nhất thiết phải có con trai. Chi có con trai
mói ni dưỡng cha mẹ khi tuổi già và thờ cúng tổ tiên cha mẹ, con gái khi
lây chổng sẽ trở thành ma bên nhà chồng; vì thê' nếu nhà nào không có
con trai thì khi về già khơng có ai chăm sóc, ni dưỡng và nhâ't là đến khi
chết thì khơng có ai làm ma cho và khơng có chỗ để chết, thường phải làm
lán tạm trong rừng để chết ở đó. Hầu hết những người nam giới được hịi
đều mn một mơ hình gia đình lý tưởng là có 4 người con, hai con trai và
hai con gái. Hiện nay, gia đình người Mơng khơng cịn đẻ nhiều con như
trước; tuy nhiên, họ cho rằng ít con là có 4 - 5 người con, cịn gia đình đơng
con là phải có ữên 8 người con.
"Đứa trước đẻ con gái rồi, nên đứa này đưa vợ đi siêu âm để xem
(Nam, 21 tuổi, làm ruộng)
"Người Mơng thì phải có con trai mói ni được bơ' mẹ, con gái thì
dù đi lây chồng xa hay gần thì cũng khơng thể ni bơ' mẹ được. Nó chỉ
sang nhà bơ' mẹ đế chăm sóc được thơi chứ không để bô' mẹ sông trong
nhà được vì đi lây chổng thì nó là khác ma rồi; khác ma thì khơng được
cho bô' mẹ ở nhà và chết ở nhà con gái. Thế nên, bô' mẹ không thể chết
trong nhà con gái được mà chỉ được chết ở nhà con trai thôi vì cùng ma
nhà mà; cho nên, người Mơng thì bắt buộc phải có con trai".
(Nam, 45 tuổi, Bí thư Chi bộ bản)
"Người Mơng thì phải có con trai đây, thích có một cặp thợ xẻ, tức
là có hai con trai và hai con gái. Ai cũng thích thế. Nhà nươc bảo đé hai
con thôi nhưng phải cô' đẻ để có được 2 con trai, nêu chỉ có một con trai
thì cũng khơng biết thế nào, cho nên cô' đẻ thêm".
<i><b>NCS. Phạm Thị Hà</b></i>
Nhìn chung, cộng đổng người Mông tại địa bàn nghiên cứu có
cuộc sơng khá khép kín. Họ thường cư trú ờ những vùng cao, xa trung
tâm xã nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, nhâ't là
thơng tin về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ.
<i>4.2. Nhận thức của nam giới v ề yêu cầu thăm khám thai cho bà mẹ </i>
<i>mang thai</i>
Thai nghén là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ (như chửa ngoài tử
cung, dọa sảy thai, sảy thai, đẻ non...) đơì vói sức khoẻ bà mẹ mang
thai. Kinh nghiệm dân gian cho thấy "ngưòi chửa - cửa mả", dễ thây
<i>Biểu đ ồ 1: Hiểu biết của nam giới vềyêu cầu thăm khám thai (%)</i>
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không đặt nặng mục tiêu kiểm tra
nhận thức của nam giới mà chủ yêu đo lường sự nhận thức thông qua
<i>Sk</i>B iết l át rò
* Biết 10
B iế t c h u a rỗ
<i>ềi</i> K h ổ n g b iế t
<i><b>Nhận thức của nam giới người dân tộc m ồng về y êu cầu ...</b></i>
các cơ sở y tế để thăm khám thai khơng. Gia đình người Mông theo chế
độ phụ quyền đặc trưng, đàn ông là trụ cột gia đình và đại diện giao
tiếp vói xã hội. Mọi vấn đề lớn nhò trong gia đình đều do người đàn
ông quyết định, phụ nữ phục tùng và tuân theo; ngay cả những vân đề
liên quan trực tiếp đến bản thân như vân đề sức khoẻ thì người phụ nữ
Nghiên cứu cũng đã chi ra trình độ học vấn và truyền thông đại
chúng là những yếu tơ' có tác động đêh nhận thức của nam giới người
Mơng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói chung và chăm sóc sức khoẻ bà
mẹ nói riêng. Những nam giới có học vân cao và được tiếp cận vói các
phương tiện truyền thơng đại chúng thì biết nhiều hơn về việc phụ nữ có
thai cần phải đi khám thai. Tuy nhiên, như phần trên đã trình bày, họ
mói chi trả lời được câu hỏi phụ nữ mang thai có phải đi khám thai hay
không chứ chưa biết phải khám bao nhiêu lần và khám vào những thời
điểm nào, đổng thời cũng không biết cụ thể về mục đích khám thai. Do
vậy, để nâng cao nhận thức của nam giói người về yêu cẩu thăm khám
thai định kỳ cho thai phụ, cần chú trọng nâng cao trình độ học vân và
làm tổt công tác truyền thơng vể dân sơ' và chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
<i>4.3. M ột vài khuyên nghị nhằm nâng cao nhận thức của nam giới người </i>
<i>Hmông v ề yêu cầu thăm khám thai cho bà mẹ mang thai</i>
<i>* Nâng cao trình độ học vấn</i>
<i><b>NCS. Phạm Thị Hà</b>m </i> •
cho trẻ em ngay tù khi còn nhò. Việc nâng cao trinh độ, khuyến khích
người dân đến trường sẽ giúp người nam giói Hmơng nói riêng và người
dân Hmơng ở cộng đổng Tây Bắc nói chung mờ rộng kiến thức cũng như
tầm nhìn phù hợp và thích ứng được vơi những biến đổi của thực tiễn xã
hội cũng như có những hành vi cần thiết trong chăm sóc và bảo vệ họ, bảo
vệ thếhệ sau họ được phát triển một cách tổt nhất.
<i>* Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, giáo dục, truyền thông</i>
Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông cẩn thay đổi phương
thức hoạt động. Hiện nay, nhóm đối tượng đích được mời đến để
nghe tuyên truyền vẫn chỉ là phụ nữ. Thiê't nghĩ, để nâng cao nhận
thức của nam giói về vấn đề chăm sóc sức khoẻ bà mẹ thì cơng tác
thông tin, giáo dục, truyền thông cần mở rộng phạm vi đôi tượng.
Nam giới mói chính là nhóm cần có những hiểu biê't sâu sắc về chăm
sóc sức khoẻ bà mẹ và thai nhi vì trong gia đình người Hmơng, nam
giới quyết định mọi vấn để. Nếu nam giói hiểu rõ về mục đích của
yêu cầu thăm khám thai cho bà mẹ mang thai thì sẽ dần có sự thay
đổi trong hành vi. Họ sẽ chủ động đưa vợ đi khám thai, chăm sóc
sức khoẻ cho người vợ khi mang thai.
Cần tăng cả về sô' lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công
tác thông tin, giáo dục, truyền thông. Để công tác này đạt hiệu quả thiết
thực đòi hỏi đội ngũ cán bộ truyền thông phải hiểu rõ tập quán của người
dân, có sự trao đổi tiếp xúc thường xuyên. Nội dung tuyên truyền phải
phù hợp với nhận thức của người dân, đặc biệt là nhóm nam giới để họ
nhận thức rõ ràng về ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề chàm sóc sức
khoẻ sinh sản nói chung và chăm sóc bà mẹ mang thai nói riêng.
Cẩn tranh thủ tiếng nói của trường bản vì họ là những người có vị
trí rất quan trọng trong cộng đổng, là người được người dân tin tưởng,
kính trọng. Vì thế, cơng tác giáo dục, tuyên truyền, vận động sẽ đạt
hiệu quả cao hon khi nhận được sự đổng tình, ủng hộ của trưởng bản.
5. Kết luận
Có hơn một nửa sơ' nam giói được hòi cho rằng đã biết đến việc phụ
nữ có thai thì phải đi khám thai ờ cơ sở y tê'đề đảm bảo sức khoẻ cho cả
<i><b>Nhận thức của nam giới người dân tộc m ông về y êu cầu...</b></i>
mẹ và con. Kết quả này phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội cùng những
nỗ lực đáng kể của chính quyền địa phương trong cơng tác giáo dục, nâng
cao nhận thức mọi mặt cho người dân, toong đó có nhận thức về vân đề
chăm sóc sức khoẻ sinh sản: "Đổng bào hiện nay cũng có nhiều tiến bộ rổi,
chúng tơi cũng thường xun quan tâm đêh địi sông của bà con. Ở những
bản xa trung tâm, đường sá đi lại khó khăn, chúng tơi thường xuyên đến
để động viên bà con, giúp họ tăng gia sản xuất, nâng cao đòi sông..."
(Nam, 43 tuổi, cán bộ xã). Tuy nhiên, nhận thức của họ mới chi dừng lại ở
mức độ biết chứ chưa thực sự hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng và nhất
là những thời điểm cần thiết để đi khám thai. Hơn nữa, mục đích của việc
khám thai chủ yêu là để biết giới tính của thai nhi. Trình độ học vâh và
truyền thông đại chúng là những yêu tố có tác động tích cực đên nhận
thức của nam giói về vân đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
<i>1. Vũ Quốc Khánh (2005), Người Hmông ờ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội </i>
Hà Nội.
<i>2. Macionis, JohnJ. (2004), Xã hội học,, NXB Thống kê, Hà Nội.</i>
<i>3. Muleta, Mekonnen (2009), Husbands' Rũles in Premtcd Care in Áddis Ababa, </i>
Amsterdam Master7 s in Medical Anthropology, Faculty of Social and
Behavioural Sciences, University of Amsterdam, The Netherlands.
<i>4. Nguyễn Hoàng Nga (2007), Sự tham gia cùa nam giới vùng cao trong việc </i>
<i>thực hiện kê'hoạch hoá gia đình (Nghiên cứu trường hợp xã Cầm Ân, </i>
huyện Yên Binh, tỉnh Yên Bái), Luận văn thạc sĩ Xã hội học, Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
5. UBND tỉnh Sơn La (2012), <i>Đề án phát triển kinh tế- xã hội xã Huôĩ Một, </i>
<i>. huyện Sông M ã giai đoạn 2 0 1 2 -2 0 1 7 .</i>
<i>6. Tống cục thơng kê (2010), Kêì quả tơng điểu tra dân sô'năm 2009.</i>
7. Đặng Anh Tuyết, "Khác biệt giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ
<i>sinh sản và k ế hoạch hố gia đình ớ Việt Nam hiện nay", Tạp chí Dân </i>