Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Luận Văn Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ PHƯƠNG NHUNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ PHƯƠNG NHUNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯƠNG HỒNG QUANG

Hà Nội, 2014



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................2
3. Mục đích và nhiê êm vụ nghiên cứu......................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4
6. Bố cục luâ ên văn....................................................................................................5
7. Đóng góp của luâ ên văn........................................................................................5
NỘI DUNG...............................................................................................................6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH HÀ NAM.....................................................6
1.1 Tổng quan về Du lịch văn hóa...........................................................................6
1.1.1. Khái niệm Du lịch văn hóa.............................................................................6
1.1.2. Tài nguyên Du lịch nhân văn...........................................................................8
1.1.3. Sản phẩm Du lịch văn hóa...............................................................................8
1.1.4. Khách Du lịch..................................................................................................9
1.1.5. Điểm đến Du lịch...........................................................................................10
1.1.6. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Du lịch......................................................................10
1.1.7. Nhân lực Du lịch............................................................................................11
1.1.8. Doanh thu Du lịch..........................................................................................11
1.1.9. Tổ chức, quản lý Du lịch...............................................................................12
1.1.10. Xúc tiến Du lịch...........................................................................................12
1.2. Điều kiện phát triển Du lịch văn hóa.............................................................13
1.2.1. Điều kiê ên tự nhiên.........................................................................................13
1.2.2. Điều kiện lịch sử xã hội.................................................................................18
1.2.3. Tài nguyên Du lịch nhân văn.........................................................................22
Tiểu kết chương 1..................................................................................................28
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA
TỈNH HÀ NAM......................................................................................................29



2. 1. Thực trạng thị trường khách Du lịch...........................................................29
2.1.1 Lượng khách Du lịch......................................................................................29
2.1.2 Phân tích đặc điểm nguồn khách đến với Hà Nam.........................................32
2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Du lịch văn hóa.................................................34
2.2.1 Về công tác đầu tư phát triển.......................................................................34
2.2.2. Cơ sở kinh doanh lưu trú...............................................................................37
2.2.3. Cơ sở kinh doanh ăn uống.............................................................................38
2.2.4. Phương tiện vận chuyển khách Du lịch.........................................................39
2.2.5. Các cơ sở vui chơi, giải trí.............................................................................40
2.2.6. Các dịch vụ bổ sung.......................................................................................40
2.3. Sản phẩm Du lịch văn hóa.............................................................................40
2.3.1. Tham quan các di tích văn hóa - danh thắng..................................................41
2.3.2. Nghệ thuật biểu diễn......................................................................................44
2.3.3. Lễ hội............................................................................................................. 46
2.3.4. Làng nghề......................................................................................................51
2.3.5. Ẩm thực.........................................................................................................53
2.4. Các điểm, tuyến Du lịch văn hóa tiêu biểu....................................................54
2.4.1. Các điểm Du lịch văn hóa tiêu biểu...............................................................54
2.4.2. Các tuyến Du lịch văn hóa tiêu biểu..............................................................55
2.5. Liên kết vùng các sản phẩm Du lịch văn hóa tiêu biểu................................58
2.5.1. Các sản phẩm Du lịch trong liên kết vùng Bắc bộ.........................................58
2.5.2. Các sản phẩm Du lịch trong liên kết các tỉnh lân cận....................................58
2.6. Tuyên truyền, quảng bá Du lịch văn hóa......................................................58
2.7. Tổ chức, quản lý Du lịch văn hóa..................................................................59
2.8. Bảo tồn di sản văn hóa trong Du lịch............................................................60
2.8.1. Tác động của Du lịch đối với các di sản văn hóa.......................................60
2.8.2. Những hoạt động bảo tồn văn hóa trong Du lịch...........................................69
2.9. Hoạt động Du lịch cộng đồng.........................................................................70

2.10. Nhân lực Du lịch văn hóa.............................................................................71
2.10.1. Đô êi ngũ công chức, viên chức quản lý nhà nước về du lịch:........................72
2.10.2. Nguồn nhân lực tại các đơn vị kinh doanh du lịch:......................................72


2.10.3. Nguồn nhân lực tại các khu điểm, du lịch....................................................73
Tiểu kết chương 2..................................................................................................74
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN
HÓA TỈNH HÀ NAM............................................................................................75
3.1 Những căn cứ đề xuất giải pháp.....................................................................75
3.1.1 Quan điểm phát triển Du lịch.........................................................................75
3.1.2 Mục tiêu phát triển..........................................................................................75
3.1.3 Định hướng, chiến lược phát triển Du lịch văn hóa.......................................76
3.2. Những giải pháp góp phần phát triển Du lịch văn hóa................................78
3.2.1 Giải pháp phát triển thị trường khách Du lịch văn hóa...................................78
3.2.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật Du lịch..................................................79
3.2.3. Giải pháp phát triển sản phẩm Du lịch văn hóa đặc thù................................81
3.2.4 Xây dựng các tuyến điểm Du lịch văn hóa tiêu biểu.......................................84
3.2.5. Giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm Du lịch văn hóa...............................86
3.2.6. Giải pháp về tổ chức, quản lý Du lịch............................................................91
3.2.7. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên Du lịch văn hóa...................92
3.2.8. Giải pháp phát triển Du lịch cộng đồng.........................................................94
3.2.9. Giải pháp về nhân lực Du lịch.......................................................................95
KẾT LUẬN............................................................................................................98
TÀI LIỆUTHAM KHẢO....................................................................................101
PHỤ LỤC..............................................................................................................107


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Khu phân bố khách Du lịch và ngành Du lịch.........................................10

Bảng 1.2:Các điểm tài nguyên Du lịch nhân văn tiêu biểu của Hà Nam.................25
Bảng 1.3.: Thống kê và đánh giá độ hấp dẫn của tài nguyên Du lịch Hà Nam.................26
Bảng 2.1: Lượng khách Du lịch đến Hà Nam giai đoạn 2006 - 2012......................30
Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường khách Du lịch quốc tế đến Hà Nam phân theo thị
trường...................................................................................................................... 31
Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường khách Du lịch quốc tế đến Hà Nam phân theo mục đích
chuyến đi (Giai đoạn 2006 - 2011)..........................................................................31
Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường khách Du lịch nội địa đến Hà Nam phân theo thị
trường...................................................................................................................... 32
Bảng 2.5: Hiện trạng đầu tư Du lịch tại Hà Nam....................................................36
Bảng 2.6: Một số cơ sở lưu trú và dịch vụ tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam...................37
Bảng 2.7: Phân bố khách sạn trên địa bàn tỉnh Hà Nam..........................................38
Bảng 2.8: số liệu ô tô chở khách Hà Nam................................................................39
Bảng 2.9: Các điểm Du lịch chính của Hà Nam......................................................55
Bảng 2.10: Tổng hợp nhân lực ngành du lịch Hà Nam, giai đoạn 2001-2012 ….. 71
Bảng 3.1: Dự báo số lượng khách đến Hà Nam năm 2015-2020.............................76
Bảng 3.2: Dự báo doanh thu Du lịch Hà Nam đến năm 2020..................................77


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DLVHTL

Du lịch văn hóa tâm linh

DLST
HĐND
NGTK

Du lịch sinh thái

Hội đồng nhân dân
Niên giám thống kê
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization

UNESSCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
UBND
Ủy ban nhân dân
VH,TT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch văn hóa đang là lựa chọn mới của nhiều nước phát triển và đang
phát triển, vì loại hình này chủ yếu dựa vào sự đa dạng, độc đáo của tài nguyên
nhân văn có sẵn dựa trên sự tham gia kết hợp của người dân địa phương nhằm phát
huy giá trị và bản sắc địa phương.
Loại hình này đang là trọng điểm ưu tiên phát triển tại Thái Lan, Malaysia,
Inđônêxia, Trung Quốc và một số nước tại khu vực Nam Mỹ... Định hướng này đã
và đang mang lại những kết quả khả quan cho ngành Du lịch các nước đó.
Theo các cơng ty Du lịch phương Tây, tỷ lệ trong cơ cấu loại hình Du lịch
đang thay đổi, trong đó Du lịch văn hoá và tham quan di sản đang ngày càng tăng
tại các nước châu Âu. Các điểm tham quan tăng từ 8% đến 20% lượt khách. Hiệp
hội Công nghiệp Du lịch châu Âu khẳng định Du lịch văn hoá chiếm 30% trong việc
chọn lựa điểm đến của khách hàng và cho rằng đây là “một thị trường mang lại lợi nhuận
cao” cho các nước có các điểm Du lịch này vì các du khách văn hố có khuynh hướng
chi nhiều và lưu trú dài ngày hơn.
Như vậy, phát triển Du lịch văn hóa đang là xu hướng của nhiều nước trên
thế giới. Hịa cùng xu thế chung đó, tập trung phát triển Du lịch văn hóa đã trở

thành mục tiêu, nhiệm vụ của Du lịch Việt Nam nói chung và Du lịch Hà Nam nói
riêng.
Hà Nam có tài nguyên Du lịch nhân văn đa dạng, phong phú, lâu đời từ các
di tích nổi tiếng (khu di tích lịch sử, văn hóa chùa Long Đọi Sơn, đền Lảnh Giang,
chùa Bà Đanh, đền Trần Thương, từ đường Nguyễn Khuyến) đến các lễ hội đặc sắc
(lễ hội Tịch Điền, lễ hô êi phát lương đền Trần Thương, lễ hô êi đềm Trúc, lễ hô êi vâ êt
võ Liễu Đôi…), các làng nghề thủ công truyền thống (làng nghề gốm Quyết Thành,
mây giang đan Ngọc Đô êng, dê êt lụa Nha Xá, sừng mỹ nghê ê Đô Hai…), các hoạt
động văn nghệ, thể thao dân gian (hầu đồng, hát Dâ êm Quyển Sơn, hát trống quân,
hát Lải Lèn..) hay các giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo khác như các món ăn
(bánh cuốn Phủ Lý, cá kho Nhân Hâ êu, chuối Ngự Đại Hồng, ). Những yếu tố đó là
tiền đề để Hà Nam xây dựng các sản phẩm Du lịch văn hóa hấp dẫn và tạo điều kiện
nâng cao sức cạnh cho Du lịch Hà Nam.

1


Tuy nhiên, hiện nay Du lịch Hà Nam vẫn chưa có những bước phát triển
tương xứng với tiềm năng vốn có. Hầu hết hoạt động Du lịch tại các khu, tuyến,
điểm đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng, chỉ tập trung vào lợi ích kinh tế trước
mắt nên phần nào đã làm suy giảm các giá trị của tài nguyên. Các sản phẩm Du lịch
của tỉnh còn đơn điệu, rời rạc, dịch vụ Du lịch nghèo nàn, thiếu thốn, đặc biệt là các
dịch vụ bổ sung. Do đó chưa thể tạo ra sự thu hút với du khách quốc tế. Du khách
đến đây thường lưu trú ngắn và chi tiêu rất ít cũng vì những lý do này.
Bản thân Hà Nam ln ý thức được lợi ích của việc phát triển Du lịch văn
hóa bền vững và có khuynh hướng đầu tư chiều sâu cho loại hình Du lịch này. Tỉnh
ln hoan nghênh các ý kiến đóng góp của mọi cá nhân, tổ chức nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động Du lịch văn hóa của mình.
Với các lý do chính trên, học viên quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu phát
triển hoạt động Du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam” làm luận văn của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với lịch sử lâu đời trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước và một
vị trí địa lý đa dạng, với nhiều vùng sinh thái khác nhau, nước ta có một hệ thống đa
dạng các biểu đạt văn hóa do sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa của các dân tộc. Chính vì
các yếu tố trên đã tạo cho nước ta một hệ thống tài nguyên nhân văn phong, tạo nền
tảng cho sự phát triển Du lịch văn hóa.
Cho đến nay có rất nhiều đề tài, bài viết, sách viết về Du lịch nói chung cũng
như Du lịch văn hóa nói riêng. Năm 2011, Trần Thúy Anh chủ biên cuốn “Du lịch
văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ”. Năm 2005, trên tạp chí Du lịch Việt
Nam , số 3, tr. 22-23 Trương Quốc Bình có bài viết “Vai trị của di sản văn hóa với
sự phát triển Du lịch Việt Nam”; Trên Tạp chí Du lịch Việt Nam số ra tháng 11 năm
2010, Nguyễn Phạm Hùng có bài viết về “Đa dạng văn hóa và sự phát triển Du
lịch ở Việt Nam”. Năm 2003 ông có đề tài khoa học trọng điểm nhóm A của Đại học
Quốc gia Hà Nội có đề tài về “Nghiên cứu phát triển Du lịch văn hóa vùng đồng
bằng sơng Hồng”…
Bên cạnh đó cũng có một số đề tài về phát triển Du lịch văn hóa của một số
tỉnh như: Luận văn thạc sỹ về “Nghiên cứu phát triển Du lịch văn hóa tỉnh Thái

2


Bình” của Phạm Thị Bích Thủy năm 2011. Năm 2010, Trần Thị Thu Thủy có đề tài
luận văn thạc sỹ về “Nghiên cứu phát triển Du lịch văn hóa tỉnh Bình Định”…
Trong khi đó Hà Nam là một tỉnh có khá nhiều tài nguyên Du lịch nhưng Du
lịch nói chung cũng như Du lịch văn hóa nói riêng vẫn chưa được phát triển theo
đúng tiềm năng của nó. Cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau cùng
nghiên cứu về du lịch cũng như Du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam với tư cách là nguồn
tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy nhiên các nghiên cứu ấy chỉ dừng lại ở mức đơ ê
tìm hiểu các giá trị đơ cê đáo của các tài nguyên đó chứ chưa có sự nghiên cứu, khai
thác sâu để biến tài nguyên trở thành sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn.

Năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn “Hà Nam thế và lực
mới trong thế kỷ XXI” với nô iê dung chính giới thiê uê về lịch sử, văn hóa con người và
những thành tựu trong phát triển kinh tế xã hô iê của tỉnh Hà Nam trong tiến trình hơ iê nhâ pê
và phát triển. Năm 2003, cuốn “Hà Nam di tích và danh thắng” được xuất bản, giới
thiệu các di tích khảo cổ học, danh thắng, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh,
làm cơ sở cho các hiểu biết về tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn tỉnh.
Năm 2004 các tác giả Ngô Văn Vĩnh, Lê Văn Quyết, Nguyễn Văn Thắng, Vũ
Văn Diễn, Đồn Mạnh Phương, Nguyễn Văn Tâm có “Làng nghề Hà Nam – Tiềm
năng và triển vọng, Sở Văn hóa thông tin Hà Nam” do Sở Công nghiê êp Hà Nam và
Cơng ty Văn hóa trí t ê Viê êt, Hà Nam xuất bản. Trần Văn Tiến năm 2001, trong
Chuyên đề tốt nghiê êp cao cấp lý luâ ên chính trị, Lớp cao câp lý luâ ên Hà Nam
(1999-2001) có đề tài “Thực trạng giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Hà Nam
giai đoạn 2001-2010”. Đinh Thị Thủy năm 2010 có cuốn “Niên l ân Tìm hiểu mơ ât
sớ tài nguyên du lịch nhân văn tiêu biểu ở Hà Nam” với nô êi dung tổng quan nguồn
tài nguyên du lịch ở Hà Nam, tìm hiểu mơ êt số nguồn tài nguyên du lịch nhân văn
tiêu biểu…
Liên quan tới các tài liệu, văn bản mang tính pháp quy, năm 2013, Chính phủ
ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg về “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó xác định Hà Nam là một
tỉnh trọng điểm của vùng đồng bằng Sông Hồng, với du lịch văn hóa là một mũi
nhọn.

Trong phạm vi tỉnh, UBND tỉnh Hà Nam cũng thông qua Quyết định số

1393/QĐ-UBND tỉnh Hà Nam, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nam đến

3


năm 2020, tầm nhìn 2030”, xác định du lịch văn hóa là một mục tiêu phát triển du

lịch của tỉnh
Tiếp tục thành quả của viê êc nghiên cứu trên, người nghiên cứu hi vọng thành
cơng của đề tài sẽ góp phần nhỏ bé phát triển du lịch Hà Nam cũng như đưa hình
ảnh Hà Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Viê êt Nam.
3. Mục đích và nhiê êm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển, các yếu tố ảnh hưởng, tiềm năng
phát triển Du lịch văn hóa của tỉnh Hà Nam, trên cơ sở đó, xây dựng giải pháp
nhằm phát triển hơn nữa Du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Hà Nam, góp phần bảo
tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa cũng như tăng cường hơn nữa sức hấp dẫn
thu hút của du lịch tỉnh Hà Nam.
3.2. Nhiêm
ê vụ nghiên cứu
- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về Du lịch văn hóa.
- Đánh giá điều kiện phát triển Du lịch văn hóa ở Hà Nam.
- Phân tích thực trạng của hoạt động Du lịch văn hóa ở Hà Nam.
- Đề xuất mơ êt số giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa của tỉnh.
4. Đới tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luâ ên văn: các điều kiê ên phát triển du lịch văn hóa;
hiê ên trạng hoạt đơ êng du lịch văn hóa; Các tổ chức, quản lý, cơ sở vâ êt chất, sản
phẩm du lịch văn hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu hoạt đô êng du lịch văn hóa trên địa bàn
tỉnh Hà Nam.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu, tài liệu được thu thập từ năm 2000 đến 2012
và đặc biệt là các số liệu từ năm 2006 đến nay. Các định hướng phát triển du lịch
văn hóa của tỉnh và các giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy phát triển du lịch văn
hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu

Thực hiê nê đề tài này tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

4


- Phương pháp khảo sát thực địa.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp dự báo.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liê êu: dựa trên các tài liệu đã thu thập
được tác giả đã phân tích thành từng bộ phận, tổng hợp và liên kết lại để tạo thành
luận văn.
6. Bớ cục l ên văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về du lịch văn hóa và điều kiê ên phát triển du lịch văn
hóa tỉnh Hà Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt đơ êng Du lịch và Du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam.
Chương 3: Mơ tê số giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà
Nam.
7. Đóng góp của luâ ên văn
- Hê ê thống hóa tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam.
- Qua khảo sát thực tế về hoạt đơ êng du lịch văn hóa của tỉnh từ đó đánh giá
điểm mạnh, điểm yếu của du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất mơ êt số giải pháp góp phần nâng cao hiê êu quả hoạt đơ êng du lịch
văn hóa tỉnh Hà Nam.

5


NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH HÀ NAM
1.1 Tổng quan về Du lịch văn hóa
1.1.1. Khái niệm Du lịch văn hóa
1.1.2.1. Khái niệm Du lịch
Du lịch là một từ Hán Việt, trong đó “du” là đi chơi, rong chơi, “lịch” là trải
qua, trải nghiệm. Vậy Du lịch là “đi chơi và trải nghiệm”.
Theo từ điển tiếng Việt, Du lịch được giải thích là “đi chơi cho biết xứ
người”.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, Du lịch được hiểu theo hai nghĩa
Nghĩa thứ nhất là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người
ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thẳng cảnh, di tích
lịch sử, cơng trình văn hóa, nghệ thuật... Nghĩa thứ hai là “một ngành kinh doanh
tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền
thống lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng tình yêu đất nước, đổi với
người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế Du lịch là lĩnh
vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ tại chỗ". [67]
Theo Trần Đức Thanh, Du lịch có thể được hiểu là “1. Sự di chuyển và lưu
trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư
trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung
quanh, có hoặc khơng kèm theo việc tiêu thụ một sớ giá trị tự nhiên, kinh tế, văn
hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. 2. Một lĩnh vực kinh doanh
các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú
qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú
với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung
quanh” [55]
Như vậy, những điểm cần lưu ý nhất với Du lịch là:


6


- Du khách đi Du lịch vì muốn đến những nơi có các điều kiện khác với khu
vực sinh sống thường xun của mình..
- Du khách ln có tâm lý chuộng lạ, thích tìm hiểu, học hỏi các mới.
- Có tiêu dùng tại điểm đến.
1.1.2.2 Khái niệm về văn hóa
Theo định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, nhĩrng công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [37]
Theo tổ chức văn hóa, giáo dục và khoa học của UNESCO: “Văn hóa bao
gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân tộc kia”[68, tr.144]
Như vậy, có thể tạm hiểu về văn hóa như sau:
- Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo, tích lũy và lưu truyền từ đời này sang đời khác
- Bản chất của văn hóa là sự khác biệt, tạo nên sự đa dạng văn hóa.
1.1.2.3 Khái niệm Du lịch văn hóa
Theo Luật Du lịch 2005 (chương 1, điều 4), “Du lịch văn hóa là hình thức
Du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa địa phương".[28]
Theo Trần Đức Thanh, Du lịch văn hóa là “hoạt động Du lịch diễn ra chủ
yếu trong mơi trường nhân văn hoặc hoạt động Du lịch đó tập trung khai thác tài
nguyên Du lịch nhân văn” [55]
Theo Trần Thúy Anh, “Du lịch văn hóa là một loại hình chủ yếu hướng vào
việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các cơng trình văn
hóa cổ kim” [2]
Như vậy, Du lịch văn hóa cần lưu ý những điểm sau:

- Du lịch văn hóa dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc. Nghĩa là phải chú trọng
cái riêng, cái độc đáo của địa phương. Văn hóa càng khác lạ càng có sức hấp dẫn
với du khách.

7


- Cộng đồng địa phương có vai trị to lớn với Du lịch văn hóa. Phong tục, tập
qn, tín ngưỡng, ngôn ngữ... là một phần “thỏi nam châm” hút khách.
- Du lịch có nhiệm vụ quảng bá, bảo tồn và phát triển văn hóa địa phương
chứ khơng phải biến đổi và hủy hoại nó vì mục đích kinh tế.
1.1.2. Tài nguyên Du lịch nhân văn
Tài nguyên là tất cả những nguồn năng lượng, vật chất, thông tin và tri thức
được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển xã hội loài người. Tài nguyên Du
lịch là tất cả những yếu tố tự nhiên và nhân văn có sức hấp dẫn với du khách hoặc
được khai thác phục vụ phát triển Du lịch.
“Tài nguyên Du lịch nhân văn gồm truyền thớng văn hóa, các ́u tớ văn
hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, cơng trình
lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có
thể được sử dụng phục vụ mục đích Du lịch” [28]
Tài nguyên Du lịch nhân văn có thể phân chia thành tài nguyên Du lịch vật
thể (gồm di tích, các cơng trình kiến trúc, thư viện, bảo tàng, rạp hát, cơng viên, đồ
thủ cơng mỹ nghệ, các món ăn truyền thống...) và tài nguyên Du lịch phi vật thể
(gồm lễ hội, văn hóa nghệ thuật, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, thế ứng xử...).
Tài nguyên Du lịch nhân văn có đặc điểm khác với tài nguyên Du lịch tự
nhiên ở chỗ: nó có thể bị xuống cấp, thậm chí mất đi ngay cả khi khơng khai thác
(nhiều di tích lịch sử bị bỏ hoang hoặc trùng tu quá mức thành như xây mới...). Tài
nguyên Du lịch nhân văn thường ở gần điểm dân cư vì nó là sản phẩm của xã hội, là
tổng hợp mọi mặt cuộc sống của cư dân địa phương. Việc khai thác tài nguyên Du
lịch nhân văn ít chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh do thời tiết gây nên. Khi khai

thác tài nguyên Du lịch nhân văn, cần lưu ý đến tính gắn kết chặt chẽ của nó với
cộng đồng địa phương, phải giữ gìn được bản sắc riêng biệt của tài ngun và phát
triển Du lịch văn hóa phải đi đơi với nâng cao đời sống người dân bản địa.
1.1.3. Sản phẩm Du lịch văn hóa
Sản phẩm là “những thứ có thể cung cấp đến thị trường sự chú ý, có khả
năng sinh lời hoặc khả năng tiêu thụ” (Philip Kotler).
Chương 1, điều 4, Luật Du lịch 2005 “Sản phẩm Du lịch là tập hợp các dịch
vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách Du lịch trong chuyến đi Du lịch" [28].

8


Các dịch vụ đó bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ lưu
trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng dẫn và các
dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách Du lịch. Tuy nhiên, ngoài các sản
phẩm dịch vụ đơn thuần thì “sản phẩm cơ bản trong Du lịch là sự trải nghiệm về
điểm đến” (Ritchie và Crounch). Muốn tạo ra sự hấp dẫn và lợi thế cạnh tranh cho
sản phẩm Du lịch thì phải tạo ra cho khách những trải nghiệm đa dạng, có giá trị.
Theo lý thuyết của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), sản phẩm Du lịch
được cấu thành từ ba yếu tố chính: tài nguyên Du lịch (gồm những cảnh quan thiên
nhiên đẹp nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa, các di tích lịch sử mang đậm
nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các vùng....), cơ sở Du lịch (gồm mạng lưới
cơ sở lưu trú, ăn uống, phương tiện vận chuyển, tiện nghi phục vụ nhu cầu của du
khách) và dịch vụ Du lịch (bộ phận này là hạt nhân của sản phẩm Du lịch. Mức chi
tiêu của du khách phụ thuộc nhiều vào các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh Du lịch
cung cấp. Dịch vụ Du lịch là sự liên kết giữa các dịch vụ đơn lẻ nên cần sự phối hợp
hài hòa, đồng bộ).
Đặc điểm của sản phẩm Du lịch nói chung và sản phẩm Du lịch văn hóa nói
riêng là: vơ hình (rất dễ bị sao chép), khơng đồng nhất (khách hàng không thể kiểm
tra sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho q trình chọn lựa, nên việc quảng

cáo là có vai trị rất lớn), q trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời (không
thể đưa sản phẩm đến với khách hàng mà phải đưa khách hàng đến nơi có sản
phẩm), mau hỏng và khơng thể lưu trữ được.
1.1.4. Khách Du lịch
"Du khách là những người từ nơi khác đến với (hoặc kèm theo) mục đích
thẩm nhận chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vơ hình của thiên
nhiên hoặc cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là những người sử
dụng dịch vụ của các doanh nghiệp Du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống... [28]
Khách Du lịch gồm khách Du lịch nội địa và khách Du lịch quốc tế: (Luật Du lịch,
chương 4, điều 34)
- Khách Du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi thường trú
tại Việt Nam đi Du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

9


- Khách Du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Hà Nam cư ở nước
ngoài vào Việt Nam Du lịch; cơng dân Việt Nam, người nước ngồi thường trú tại
Việt Nam ra nước ngoài Du lịch.
1.1.5. Điểm đến Du lịch
Đây là danh từ được một số dịch giả dịch từ khái niệm gốc của Leiper
“tourism destination”
Bảng 1.1: Khu phân bố khách Du lịch và ngành Du lịch

- Vùng phát sinh khách Du lịch thường là nơi ở thường xuyên của họ, nơi các
chuyến Du lịch bắt đầu và kết thúc.
- Điểm đến Du lịch là nơi hấp dẫn khách Du lịch lưu lại tạm thời. Ở đây có
những điểm độc đáo mà khách khơng thể tìm thấy ở nơi cư trú thường xun của
mình. Ngành cơng nghiệp Du lịch hoạt động ở nơi đến gồm: dịch vụ lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, chữa bệnh...

- Vùng chuyển tiếp chính là khơng gian nơi các tour du lịch đi qua với nhiệm
vụ liên kết giữa hai nơi.
Chúng đóng vai trị then chốt trong hệ thống vì chất lượng, đặc điểm của
chúng quyết định lớn đến số lượng và phương hướng của luồng khách.
1.1.6. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Du lịch
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Du lịch bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật của riêng
ngành Du lịch (cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí...) và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một
số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ Du lịch (hệ thống giao thông, điện
nước, thông tin liên lạc...). Những yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh
hưởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên, phục vụ khách Du lịch, đồng thời
cũng góp phần quyết định độ dài thời gian lưu trú và mức độ chi tiêu của du khách.

10


Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Du lịch phải đảm bảo được ba tiêu chuẩn chính: 1) Có
những điều kiện tốt nhất cho sự nghỉ ngơi Du lịch; 2) Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu
trong quá trình xây dựng và khai thác; 3) Thuận tiện cho việc đi lại của du khách.
1.1.7. Nhân lực Du lịch
Nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực
cạnh tranh của điểm đến Du lịch. Lao động trong ngành Du lịch bao gồm lao động
trực tiếp và lao động gián tiếp. Nhân lực Du lịch trực tiếp là những người làm việc
trong các cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch (cùng các đơn vị trực thuộc), các
công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Nhân lực Du lịch
gián tiếp là những người tham gia vào các hoạt động có liên quan đến Du lịch (trơng
giữ đồ, chụp ảnh, bán hàng...tại điểm Du lịch).
Nhân lực Du lịch là một dạng nhân lực có nhiều yếu tố đặc thù và có yêu cầu
cao về kỹ năng thực hành nghiệp vụ. Họ không chỉ cần kiến thức chuyên môn vững
vàng, nghiệp vụ thành thục mà cịn cần có trình độ ngoại ngữ cao, phong cách giao
tiếp lịch sự, vốn kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa địa phương, biết phát huy nét

cá tính riêng biệt của bản thân và có hiểu biết sâu sắc về du khách. Nói cách khác,
họ chính là sứ giả quảng bá cho hình ảnh điểm đến Du lịch. Tuy nhiên, ngành Du
lịch Việt Nam hiện nay vẫn đang khan hiếm nguồn nhân lực có chất lượng cao. Và
đây cũng là hiện tượng của ngành Du lịch tỉnh Nam Định.
1.1.8. Doanh thu Du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), doanh thu Du lịch được tính bằng
tồn bộ số tiền mà khách Du lịch phải chi trả khi đi thăm một nước khác (trừ chi phí
vận chuyển hàng khơng quốc tế). Tuy nhiên, ở nước ta nói chung và ở Hà Nam nói
riêng, hệ thống thống kê chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của
khách Du lịch trong toàn bộ chương trình chưa được tập hợp đầy đủ và chính xác.
Ngược lại, trên thực tế có những doanh nghiệp Du lịch tham gia kinh doanh xuất
nhập khẩu, kinh doanh tổng hợp nhiều mảng nhưng tổng nguồn thu này lại được
tính riêng cho ngành Du lịch. Chính vì lẽ đó, số liệu thống kê doanh thu Du lịch chỉ
ở mức độ tương đối.

11


1.1.9. Tổ chức, quản lý Du lịch
Theo từ điển tiếng Việt, tổ chức là “tiến hành một công việc theo cách thức,
trình tự nhất định”, cịn quản lý là “tổ chức, điều khiển, theo dõi việc thực hiện
đường lối, chính sách mà chính quyền quy định”. Như vậy, tổ chức Du lịch là việc
thực hiện hoạt động Du lịch theo một cách thức phù hợp, và quản lý Du lịch là việc
điều khiển hoạt động Du lịch đi theo đúng quỹ đạo mà nhà nước quy định.
Luật Du lịch 2005 quy định về việc quản lý Du lịch tại điểm - khu - tuyến Du
lịch như sau:
1. Quản lý điểm Du lịch: (chương 4, điều 29)
- Bảo vệ, phát triển tài nguyên Du lịch, bảo đảm vệ sinh môi trường;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách Du lịch đến tham quan;
- Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động Du lịch;

- Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an toàn cho du khách.
2. Quản lý khu Du lịch: (chương 4, điều 28)
- Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển;
- Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ;
- Bảo vệ tài nguyên Du lịch; bảo đảm vệ sinh mơi trường, trật tự an tồn
xã hội;
- Thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Phải thành lập ban quản lý khu Du lịch và ban quản lý chuyên ngành.
3. Quản lý tuyến Du lịch: (chương 4, điều 30)
- Bảo đảm an ninh, trật tự, an tồn xã hội, cảnh quan, mơi trường dọc theo tuyến
Du lịch.
- Tạo thuận lợi cho việc tham gia giao thông của các phương tiện chuyên vận
chuyển khách Du lịch.
- Quản lý việc đầu tư, xây dựng các cơ sở dịch vụ dọc tuyến Du lịch theo quy
hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.
1.1.10. Xúc tiến Du lịch
Luật Du lịch 2005 quy định các hình thức và nội dung xúc tiến Du lịch bao gồm:
1. Các hình thức xúc tiến Du lịch là: (chương 7, điều 37)

12


- Tuyên truyền, quảng bá Du lịch trên các phương tiện thơng tin đại chúng trong
nước và nước ngồi;
- Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, quảng bá Du lịch;
- Công bố các sản phẩm Du lịch mới;
- Khảo sát điểm đến;
- Tổ chức và thực hiện các chương trình, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm,
hoạt động thông tin Du lịch (ở trong nước và nước ngoài) của quốc gia, khu vực
và địa phương;

- Hợp tác quốc tế về xúc tiến Du lịch.
- Lập văn phòng đại diện Du lịch ở nước ngồi.
- Các hình thức xúc tiến Du lịch khác.
2. Nội dung xúc tiến Du lịch là: (chương 7, điều 38)
- Tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam, về các
danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hóa, về các khu
Du lịch, tuyến Du lịch, điểm Du lịch, đô thị Du lịch, về tiềm năng, thế mạnh về Du
lịch của cả nước, nâng cao nhận thức xã hội về Du lịch, tạo môi trường Du lịch văn
minh, lành mạnh, an tồn;
- Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoài, xây dựng cơ sở
dữ liệu Du lịch quốc gia, xây dựng, quảng bá các sản phẩm Du lịch,
- Xây dựng các tiêu chí và tổ chức việc trao tặng các danh hiệu Du lịch quốc
gia cho các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh Du lịch;
- Kết hợp với xúc tiến đầu tư, thương mại, giao lưu văn hóa và các lĩnh vực
khác nhằm xúc tiến Du lịch ở trong nước và nước ngoài;
- Các nội dung xúc tiến Du lịch khác.
1.2. Điều kiện phát triển Du lịch văn hóa
1.2.1. Điều kiênê tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Hà Nam có vị trí địa kinh tế- chính trị thuận lợi, nằm kề thủ đô Hà Nội trên
trục hành lang Bắc Nam, lại là cửa ngõ quan trọng của các Tỉnh vùng đồng bằng
sơng Hồng và các Tỉnh phía Nam vào Hà Nội. Thành phố Phủ lý vừa nằm trên trục
Bắc Nam, vừa nằm trên đường vành đai của vùng Hà Nội,…Đó là lợi thế so sánh

13


rất quan trọng tạo cơ hội cho Hà Nam thu hút mạnh mẽ thị trường khách Du lịch
xuyên Việt và thị trường khách Du lịch cuối tuần của Thủ đô Hà Nội và các Tỉnh
lân cận để tạo ra những bước phát triển đột phá trong Du lịch.

1.2.1.2. Địa hình
Tuy là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, song một bộ phận diện tích tự nhiên
Hà Nam là địa hình đồi núi.
Phía Tây của tỉnh (chiếm khoảng 10 - 15% diện tích lãnh thổ tỉnh Hà Nam)
bao gồm phần lớn diện tích của hai huyện Kim Bảng, Thanh Liêm, tiếp giáp với
Hịa Bình, Hà Nội (phần Hà Tây cũ), là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá
vôi, núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình dốc. Vùng núi đá vôi ở đây là một bộ
phận của dãy núi đá vơi Hịa Bình - Ninh Bình, có mật độ chia cắt lớn tạo nên nhiều
hang động có thạch nhũ hình dáng kỳ thú với những hang động và các di tích lịch
sử-văn hóa, tiêu biểu như Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn, - Hang Luồn - Ao Dong...
Phía Đơng là vùng đồng bằng do phù sa bồi tụ từ các dịng sơng lớn (chiếm
khoảng 85 - 90% lãnh thổ tỉnh Hà Nam), đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác
lúa nước, rau màu và các loại cây cơng nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, đỗ tương,
lạc và một số loại cây ăn quả. Phần lớn đất đai ở vùng này bị chia cắt bởi hệ thống
sơng ngịi khá dày đặc. Vì vậy ở đây có diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, phá, ruộng
trũng và sơng ngịi khá lớn thuận lợi cho việc ni trồng, đánh bắt thủy sản và chăn
nuôi gia cầm dưới nước và có giá trị để khai thác phục vụ Du lịch.
1.2.1.3 Khí hậu
Hà Nam thuộc vùng khí hậu Đồng bằng Bắc Bộ, mang đặc trưng nhiệt đới
gió mùa, nắng và mưa nhiều. Một năm có 4 mùa, Xuân, Hạ, Thu, Đơng. Các hướng
gió thịnh hành: về mùa hạ gió nam, tây nam và đơng nam; mùa đơng gió bắc, đơng
và đơng bắc.
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-24oC, số giờ nắng trung bình
khoảng 1300-1500 giờ/năm. Trong năm thường có 8-9 tháng có nhiệt độ trung bình
trên 20oC (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25oC) và chỉ có 3 tháng
nhiệt độ trung bình dưói 20oC (vào mùa đơng), số bức xạ mặt trời khá phong phú:
110 120 Kcal/cm2/năm.

14



- Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, khơng có tháng nào có độ ẩm trung bình
dưới 77%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 (95,5%), tháng có
độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 (82,5%).
- Lượng mưa phân bố khá đồng đều trên lãnh thổ, trung bình 1.200 mm/năm,
tập trung chủ yếu vào mùa mưa, từ tháng 3 đến thàng 10 hàng năm.
Nhìn chung khí hậu Hà Nam khá phù hợp cho các hoạt động Du lịch, Đặc biệt
là vào mùa xuân và mùa thu, khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp với
cảnh quan sông nước hữu tình rất thuận lợi cho Du lịch phát triển.Tuy nhiên, Hà
Nam cũng phải chịu những yếu tố thời tiết bất lợi khác như: bão lụt, ngập úng. Đặc
biệt ở vùng núi Kim Bảng hàng năm về mùa hạ có gió Tây khơ nóng gây ra những
khó khăn nhất định cho các hoạt động kinh tế, trong đó có Du lịch.
1.2.1.4. Hệ thớng sơng, hồ, ao, đầm
Hà Nam có một hệ thống sơng ngịi tương đối dày với mật độ khoảng
0,7km/km2. Riêng các con sơng chính là sơng Hồng, sơng Đáy, sông Nhuệ hàng
năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m 3 nước mặt. Dòng chảy ngầm chuyển qua
lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng
khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt, đủ đáp ứng
cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các sông do con
người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, Nông Giang, v.v. phần lớn đều thuộc phần
trung và hạ lưu, nên sông rộng và không sâu lắm, tốc độ dịng chảy cũng khơng lớn
lắm, rất thuận lợi cho giao thơng đường thủy, trong đó có Du lịch.
Hệ thống sơng ngịi dày đặc cùng với đặc điểm khí hậu phân thành hai mùa
mưa và mùa khô nên đã tạo nên hiện tượng ngập lụt cục bộ. Đây là yếu tố tạo nên
đặc trưng sinh thái chiêm trũng Hà Nam, với hình ảnh đầm ao đan xen với nhà,
vườn, tiêu biểu là huyện Lý Nhân - một nét văn hóa sinh thái nơng thơn có giá trị
Du lịch cao.
1.2.1.5. Cảnh quan
Đặc điểm địa hình phong phú đa dạng xen kẽ giữa núi đá và đồng bằng đã

tạo cho Hà Nam nhiều cảnh quan đặc trưng, có sức hút lớn đối với Du lịch.

15


- Cảnh quan núi đá, hang động: Sự kết hợp điển hình giữa những dải đồi đất
thấp, xen lẫn núi đá và những thung lũng, hồ đầm xen kẽ, ruộng tạo nên vẻ đẹp lạ
lùng của hồ Tam Chúc ( Huyện Kim Bảng), được mệnh danh là Hạ Long cạn. Hiện
nay hồ Tam chúc cũng đang được chính phủ xác định là khu Du lịch quốc gia được
ưu tiên đầu tư trong giai đoạn tới. Ngoài ra, Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn, - Hang
Luồn - Ao Dong...cũng là những thắng cảnh thiên nhiên- văn hóa đẹp nổi tiếng của
Hà Nam.
- Cảnh quan sông: Là một trong những cảnh quan đặc thù có thể tạo thành
thương hiệu riêng cho vẻ đẹp của Hà Nam. Sơng Châu hiền hịa trải dài khắp đồng
quê Hà Nam, uốn quanh núi Đọi và các ngơi đền, chùa cổ kính. Sơng Đáy trong
xanh mang hơi thở của lễ hội Hương Tích, chảy qua chùa Bà Đanh, qua vùng Ngũ
Động Sơn nổi tiếng, xuôi qua Kẽm Trống và ra biển... các hồ chùa Bầu (Phủ Lý),
động Cô Đôi, ao Tiên, đầm Tiểu Lục Nhạc, các hang động Karst với những hình thù
kì vĩ rất thích hợp là nơi Du lịch tham quan, nghỉ ngơi nếu được khảo sát đầu tư và
xây dựng.
- Cảnh quan đầm ao đan xen với nhà, vườn: tiêu biểu ở huyện Lý Nhân là
nét văn hóa sinh thái nơng thơn đặc thù riêng có ở Hà Nam rất cần khai thác triệt để
cho Du lịch.
1.2.1.6. Thổ nhưỡng và sinh vật
Hà Nam nằm gọn trong vùng lòng chảo tam giác Châu Bắc Bộ địa hình vùng
đồng bằng cũng khá phì nhiêu. Đất đai là do phù sa sơng hình thành, tuy vậy do q
trình bồi tụ phù sa khơng nhiều nên nhiều nơi trở thành khu vực thấp. Tại đây thành
phần cơ giới đất từ thịt trung bình đến nặng, đất bị glây hóa mạnh, độ chua cao (PH
trung bình 5,7), năng suất cây trồng thường thấp và trước đây, khi các cơng trình
thủy lợi cịn kém phát triển thì hàng năm tại nơi này chỉ cấy được một vụ.

Vùng đồng bằng ven các sông lớn như ở Duy Tiên. Lý Nhân là đất thịt nhẹ
và cát pha, một số nơi được phù sa bồi đắp hàng năm là loại có độ phì nhiêu khá,
thành phần dinh dưỡng rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công, nông nghiệp
nhiệt đới và cây công nghiệp ngắn ngày.

16


Vùng đất bán sơn địa của Kim Bảng và Thanh Liêm ở phía Tây và Tây Nam
của tỉnh thuộc nhóm đất Feralist phát triển trên đá vôi và các loại đá trầm tích khác
như sa thạch, phiến thanh sét... thuộc loại đất phát triển mạnh có tầng đất dày. Do
điều kiện nhiệt đới mưa nhiều, thảm thực vật che phủ bị tàn phá nên qúa trình rửa
trơi rất mạnh, q trình Feralist phát triển nên hiện nay chỉ cịn tầng đất mỏng, có
nơi bị đá ong hóa hoặc trơ cả đá mẹ. Vùng đất này chỉ còn giá trị nếu khai thác mỏ,
phát triển khu công nghiệp, hoặc trồng rừng bảo vệ. So với các tỉnh đồng bằng Bắc
Bộ thì Hà Nam do cấu tạo địa hình địa chất có các loại thực vật tự nhiên khá phong
phú tập trung ở phía Tây- Tây nam của hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm.
Tuy nhiên do khai thác tự nhiên lâu đời, diện tích rừng ngun sinh hầu như
khơng cịn, thảm thực vật bị tàn phá nặng nề. Hiện nay nhân dân đã trồng các cánh
rừng mới để phủ xanh đồi trọc. Vẫn cịn những diện tích rừng thứ sinh tự nhiên cần
phải có biện pháp khoanh ni, bảo vệ phục vụ cho nghiên cứu khoa học và Du lịch.
Vùng núi Kim Bảng, Thanh Liêm... vẫn là những cái nôi của những lồi thực vật nhiều
tính đặc trưng của rừng nhiệt đới, những cây thuốc và vị thuốc quý hiếm, những loại
chim (cị, vạc, diệc) những lồi bị sát (rùa, rắn, ba ba) và những loại thú rừng ... đang
rất cần những biện pháp bảo vệ.
1.2.1.7. Môi trường tự nhiên
Do yêu cầu của phát triển kinh tế, do sức ép của dân số và các biện pháp khai
khoáng, di cư tự do, việc khai thác tài nguyên quá mức và hoàn tồn khơng có quy
hoạch đã tàn phá thảm thực vật, làm giảm sút nghiêm trọng tính đa dạng của các
lồi động vật và thực vật tự nhiên. Việc du canh du cư thiếu tổ chức của một số

đông dân cư đã tàn phá nặng nề rừng và đất rừng. Việc bảo vệ các di tích, danh lam
thắng cảnh đồi rừng và sơng ngịi cũng cịn thiếu khoa học nhiều khi chỉ nhìn vào
lợi ích trước mắt. Hiện tại dịng sơng Châu thơ mộng có nguy cơ trở thành tù đọng
vì các cửa thông với sông Hồng đỏ phù sa đều bị lấp. Hệ thống đê mỗi năm dâng cao
rất tốn kém và làm xấu đi cảnh quan của một vùng q. Hiện tượng ơ nhiễm nước ở
một số sơng ngịi bồi đắp, sạt lở và thay đổi hướng dòng chảy... Nếu không kịp thời
ngăn chặn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm giảm sút tiềm năng Du lịch.

17


1.2.2. Điều kiện lịch sử xã hội
1.2.2.1. Điều kiênâ lịch sử
Tỉnh Hà Nam được thành lập năm 1890. Là một vùng đất cổ có bề dày
truyền thống lịch sử- văn hoá. Thời Hán, vùng đất Hà Nam thuộc huyện Chu Diên,
quận Giao Chỉ. Thời kỳ thuộc Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, quận Giao Chỉ thời Hán
bị cắt một phần để lập quận mới (theo các nhà khảo cứu, Hà Nam thời đó thuộc
quận Vũ Bình).
Thời kỳ thuộc Tùy, Đường, nhà Tùy đổi quận Vũ Bình thành huyện Vũ Bình;
năm Khai Hồng 18 (598) lại đổi thành huyện Long Bình, đương thời vùng đất Hà
Nam thuộc huyện Long Bình.
Bắt đầu từ thời Đinh, Lê dựng nước, một số địa danh của Hà Nam như núi
Đọi đã được ghi chép trong sử sách [58, tr. 26].
Thời Lý, Hà Nam thuộc lộ Đại La thành. [58, tr. 26]
Thời Trần, Hà Nam thuộc châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đại La thành.
Thời Lê sơ, sau kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngơi vua
đã tiến hành cải cách hành chính, chia cả nước thành 5 đạo. Hà Nam thuộc Nam
đạo.
Thời Tây Sơn, Hà Nam vẫn là phủ Lỵ Nhân thuộc trấn Sơn Nam Thượng gồm 5
huyện: Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương, Ninh Lục, Thanh Liêm. [58, tr. 28]

Thời Nguyễn, sau khi nhà Nguyễn định đơ ở Phú Xn thì tiến hành cải cách
hành chính. Hà Nam đầu thời Nguyễn vẫn là phủ Lỵ Nhân thuộc trấn Sơn Nam
Thượng. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Hà Nam là một phủ thuộc tỉnh Hà Nội, có
tên gọi là phủ Lý Nhân, gồm 5 huyện với 33 tổng. [58, tr. 29]
Sau khi toàn bộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ của thực dân Pháp
theo Hiệp ước ngày 6 tháng 6 năm 1884 ký giữa triều đình Huế và Pháp thì về mặt
hành chính, địa bàn phủ Lý Nhân bắt đầu có sự thay đổi. Ngày 21-3-1890, Tồn
qùn Đơng Dương ra Nghị định cắt một phần đất phủ Lý Nhân để lập thêm phủ
Liêm Bình, sáp nhập vào tỉnh Nam Định. Phần bị cắt này là 3 huyện Nam Xang,
Bình Lục và Thanh Liêm. Nhưng chỉ mấy tháng sau, ngày 20/10/1890, Tồn qùn
Đơng Dương lại ra Nghị định thành lập tỉnh Hà Nam - một tỉnh mới trên cơ sở phủ
Lý Nhân được mở rộng thêm.

18


×