BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
NGHIÊN CỨU DU LỊCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã ngành : 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN MẬU DŨNG
HÀ NỘI – 2013
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc nghiên cứu đã được cảm ơn và các thông tin
chỉ dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2013
Tác giả luận văn
Ng
uyễn Thị Thanh Xuân
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều
cơ quan, nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tất cả tập thể và các
cá nhân đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Mậu
Dũng và Bộ môn Kinh tế tài nguyên môi trường đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT và Viện đào tạo sau Đại
học, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các làng nghề tỉnh Bắc Ninh
như làng nghề đúc đồng Đại Bái, gốm Phù Lãng, mây tre đan Xu
ân Lai, làng
tranh dân gian Đông Hồ…;phòng nghiệp vụ du lịch - Sở VH TT DL tỉnh Bắc
Ninh, đã cung cấp tư liệu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
iii
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1
1.
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.
2.1 Mục tiêu chung 2
1.
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.
1.1 Đối tượng cung cấp thông tin 2
1.3.
1.2 Đối tượng khảo sát 3
1.3.
2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN THỨ HAI
: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
4
2.1.
1 Tổng quan về du lịch và tài nguyên du lịch 4
2.1.
1.1 Khái niệm du lịch 4
2.1.1.2 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của du lịch: 5
2.1.1.3 Khái quát về tài nguyên du lịch, tài nguyên DLLN 6
2.
1.1.4 Nội dung khai thác, quản lý, phát triển TNDL 8
2.
1.1.5 Phát triển TNDL gắn liền với khai thác và quản lý TNDL 11
2.
1.2 Tổng quan du lịch làng nghề 13
2.
1.3 Các hoạt động phát triển du lịch làng nghề 19
2.
1.3.1 Ban hành các chính sách phát triển DLLN 19
2.
1.3.2 Hoạt động thống kê, đánh giá tài nguyên du lịch làng nghề 20
2.1.2.2 Hoạt động quảng cáo, xúc tiến DLLN 20
2.1.2.3 Hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ phát triển DLLN 23
2.1.2.4 Hoạt động xây dựng CSHT, cải tạo TNDL 25
2.1.2.5 Hoạt động liên kết, phát triển mạng lưới DLLN: 26
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề 26
2.
2 Cơ sở thực tiễn khai thác và phát triển du lịch làng nghề 29
2.
2.1 Kinh nghiệm phát triển DLLN ở các nước trên thế giới: 29
2.
2.2 Kinh nghiệm phát triển DLLN ở Việt Nam 31
2.
2.2.1 Các chính sách phát triển DLLN 32
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
iv
2.2.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở một số địa phương 34
PHẦN THỨ III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 40
3.
1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 40
3.
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Ninh 40
3.
1.1.1 Vị trí địa lý kinh tế và địa hình 40
3.
1.1.2 Khí hậu, thủy văn 43
3.
1.1.3 Dân số và lao động: 43
3.
2 Phương pháp nghiên cứu 45
3.
2.1 Chọn điểm nghiên cứu 45
3.2.3 Phương pháp thu thập tài liệu 45
3.2.3.1 Tài liệu thứ cấp: 45
3.2.
3.2 Tài liệu sơ cấp: 45
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 46
3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả 46
3.
2.4.2 Phương pháp so sánh 46
3.
2.5 Phương pháp chuyên gia 46
PHẦN THỨ TƯ: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1 Khái quát tình hình phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh 47
4.1.1 Khái quát tài nguyên du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh 47
4.1.1.1 Văn hóa, lễ hội ở các làng nghề: 47
4.1.1.2 Di tích thắng cảnh làng nghề 53
4.1.2 Kết quả phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh 57
4.1.2.1 Số lượng làng nghề phát triển dịch vụ du lịch 57
4.
1.2.2 Số lượng khách du lịch làng nghề 64
4.
1.2.3 Doanh thu du lịch làng nghề 69
4.
2 Thực trạng các hoạt động phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh 72
4.
2.1 Ban hành các chính sách nhằm phát triển du lịch làng nghề 72
4.
2.2 Hoạt động thống kê, đánh giá tài nguyên du lịch 75
4.2.3 Hoạt động phát triển tour du lịch làng nghề 75
4.2.4 Hoạt động quảng cáo, xúc tiến DLLN 77
4.2.5 Hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ phát triển DLLN 83
4.2.6 Hoạt động xây dựng CSHT và bảo tồn, phát triển tài nguyên du lịch 87
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
v
4.2.7 Hoạt động liên kết, phát triển mạng lưới DLLN 96
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLLN Bắc Ninh 96
4.3.1 Chính sách phát triển du lịch làng nghề của Nhà nước, của tỉnh 96
4.3.2 Chất lượng tài nguyên du lịch làng nghề 98
4.3.2.1 Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch làng nghề 98
4.3.2.2. Sự thích nghi của khí hậu: 98
4.3.2.3 Sự đặc sắc, độc đáo của sản phẩm: 99
4.3.2.4 Môi trường ở các làng nghề 99
4.3.3 Nguồn vốn triển khai thực hiện các hoạt động phát triển du lịch 101
4.3.4 Đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch làng nghề 103
4.3.
5 Vị trí và khả năng tiếp cận 42
4.4 Các vấn đề đặt ra trong phát triển DLLN và một số giải pháp phát triển DLLN tỉnh Bắc
Ninh 2
4.
4.1 Các vấn đề đặt ra trong phát triển DLLN 2
4.
4.1.1 Sự mai một của các làng nghề truyền thống: 2
4.
4.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn yếu kém 4
4.
4.1.3 Nguồn nhân lực cho du lịch làng nghề gần như không có 4
4.4.1.4 Ô nhiễm môi trường và giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường ở làng nghề 5
4.4.1.5 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch làng nghề chưa đồng bộ 5
4.4.
2 Một số giải pháp đề xuất để phát triển DLLN tỉnh Bắc Ninh 6
4.4.
2.1 Phục hồi, gìn giữ các nghề truyền thống, văn hóa truyền thống ở các làng
nghề; Giới thiệu sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. 6
4.4.
2.2 Thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch. Giữ gìn vệ sinh môi trường ở làng nghề 7
4.4.
2.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá 8
4.4.
2.4 Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở các làng nghề 9
4.4.2.5 Có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch làng nghề 10
PHẦNTHỨ NĂM: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 11
5.
1 Kết luận: 11
5.
2 Khuyến nghị 12
PHỤ LỤC
15
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
vi
MỤC CÁ
C CHỮ VIẾT TẮT
DLLN Du lịch làng nghề
TNDLLN Tài nguyên du lịch làng nghề
CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật
DL Du lịch
VH-TD-TT Văn hóa-thể dục-thể thao
CSHT Cơ sở hạ tầng
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Dân số tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2010 44
Bảng 3.2: Lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế của Bắc Ninh giai
đoạn 2008 - 2010 44
Bảng 4.1: Số lượng làng nghề phân bố theo thành phần kinh tế ở Bắc Ninh 58
từ 2009 - 2011 58
Bảng 4.2: Sản phẩm chủ yếu của một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh 61
Bảng 4.3: Số lượng làng nghề phát triển dịch vụ du lịch phân theo huyện từ năm 2009-
2011. 62
Bảng 4.4: Số lượng khách du lịch đến làng nghề Bắc Ninh từ 2009-2011 66
Bảng 4.5: Một số chính sách nhằm khuyến khích, góp phần phát triển DLLN 72
ở Bắc Ninh 72
Bản
g 4.6: Một số tour du lịch về làng nghề Bắc Ninh 76
Bản
g 4.7: Đánh giá của du khách về chương trình tour đến các làng nghề Bắc Ninh 76
Bản
g 4.8: Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại của sở VH-TT-DL Bắc Ninh giai
đoạn từ 2009-2011 79
Bản
g 4.9: Bảng tổng hợp kinh phí quảng bá du lịch (2002 - 2011) 80
Bảng 4.10: Nguồn thông tin biết tới các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh của du khách.81
Bảng 4.11: Đánh giá của du khách về hướng dẫn viên du lịch 86
Bảng 4.12: Hệ thống giao thông ở một số làng nghề 87
Bảng 4.13: Cơ sở vật chất kỹ thuật làng nghề đúc đồng Đại Bái 89
Bảng 4.14: Cơ sở vật chất kỹ thuật làng nghề mây tre đan Xuân Lai 89
Bảng 4.15: Cơ sở vật chất kỹ thuật làng nghề gốm Phù Lãng 90
Bảng 4.16: Đánh giá về sự phù hợp của việc phát triển du lịch làng nghề: 98
Bảng 4.17: Đánh giá sự độc đáo của sản phẩm ở các làng nghề 99
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
viii
DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 1: Tăng t rưởng lượng khách du lịch đến từ Bắc Ninh 65
Biểu đồ 2: Tăng trưởng doanh thu du lịch của tỉnh Bắc Ninh 70
Biểu đồ 3:
Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Bắc Ninh 2002-2011 71
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
1
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch làng nghề (DLLN) hiện nay đã và đang bắt đầu phát triển ở Việt
Nam. DLLN đang được Nhà nước khuyến khích phát triển vì đã góp phần khôi
phục và gìn giữ được những làng nghề truyền thống của cha ông. DLLN cũng tạo
điều kiện giới thiệu quảng cáo, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm
cho người
lao động thủ công, nâng cao mức sống thu nhập của cộng đồng dân cư.
Bắc Ninh là vùng đất văn hiến, có bề dầy truyền thống văn hóa và thường
được ví von là “vương quốc” của lễ hội dân gian, đặc biệt Bắc Ninh có di sản văn
hóa của nhân loại là dân ca Quan họ Bắc Ninh. Không những vậy, Bắc Ninh còn là
tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng cả nước như là
ng tranh Đông Hồ,
làng đồng Đại Bái, làng gốm Phù Lãng, làng gỗ Đồng Kỵ Ðây là tài nguyên du
lịch nhân văn hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của du khách và các hãng lữ hành trong
và ngoài nước.
Hiện nay Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề truyền thống
chiếm 1/10 tổng số làng nghề truyền thống của cả nước (Sở VHTTDL Bắc Ninh,
2012). Hầu hết các làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử phát triển lâu dài, thậm chí đã
tìm thấy dấu tích làng nghề từ những thế kỷ trước c
ông nguyên. Ở thiên niên kỷ sau
công nguyên, đã hình thành những trung tâm làng nghề bao quanh thủ phủ Luy Lâu
- Long Biên. Làng nghề thủ công ở đây thật sự phong phú, đa dạng từ việc chế biến
nông sản, thực phẩm làm các món ăn đặc sản, sản xuất các vật dụng gia đình, chế
biến tạo công cụ sản xuất nông nghiệp, đến làm các mặt hàng mỹ nghệ, các sản
phẩm p
hục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt lễ hội, các sản phẩm
nghệ thuật, làm các nghề xây dựng nhà cửa, đình, chùa, đền miếu
Ngoài sự đa dạng, phong phú về số lượng cũng như về loại hình làng nghề,
Bắc Ninh còn có 1 vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển kinh tế văn hóa xã hội là
cạnh thủ đô Hà Nội và nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm của m
iền Bắc
(Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). Thêm nữa, nét văn hóa, trong đời sống sinh
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
2
hoạt hàng ngày của người dân địa phương có thể được coi như là đại diện cho nét
văn hóa của người Việt vùng đồng bằng bắc bộ. Tất cả những thuận lợi trên tạo cho
Bắc Ninh có một lợi thế hết sức to lớn trong phát triển du lịch nói chung và du lịch
làng nghề nói riêng.
Tuy nhiên, đối lập với những lợi thế hiện có thì sức thu hút của sản phẩm du
lịch làng nghề đối với kh
ách du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Khách du lịch trong
nước và quốc tế đến các làng nghề còn khiêm tốn. Do đó, việc nghiên cứu và khảo
sát hiện trạng phát triển DLLN để đưa ra định hướng phát triển hợp lý, thu hút khách
du lịch là một điều rất cần thiết trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.
Vậy, hiện trạng DLLN ở Bắc Ninh hiện nay như thế nào, phát triển ra
sao? Các yếu
tố ảnh hưởng đến phát triển DLLN là gì? Nghiên cứu những vấn đề đó sẽ đưa ra
được định hướng phát triển du lịch nói chung và DLLN nói riêng ở tỉnh Bắc Ninh.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phát
triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển DLLN tỉnh Bắc
Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DLLN của tỉnh
Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLLN.
- Đánh giá thực trạng các hoạt động phát triển DLLN tỉnh
Bắc Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến DLLN tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DLLN tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
1.3.1.1 Đối tượng cung cấp thông tin
- Các cấp chính quyền ở tỉnh, huyện, xã – nơi có làng nghề truyền thống.
- Người dân ở vùng có các làng nghề truyền thống.
- Khách du lịch tới thăm quan các làng nghề.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
3
1.3.1.2 Đối tượng khảo sát
- Ngành du lịch nói chung và DLLN nói riêng ở tỉnh Bắc Ninh.
- Các nghề và làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Tìm hiểu về TNDLLN tỉnh Bắc Ninh; sự phát triển
DLLN ở các làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh.
- Phạm vi về thời gian: Các thông tin, dữ liệu về thực trạng phát triển du lịch
được thu thập từ năm 2009-2011.
Đề tài được tiến
hành nghiên cứu từ tháng 10/2011-10/2012
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành ở một số làng nghề
truyền thống tiêu biểu: Làng gốm Phù Lãng, làng tranh tre Xuân Lai, làng đúc đồng
Đại Bái và một số làng nghề khác có khách du lịch tới thăm quan.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
4
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Tổng quan về du lịch và tài nguyên du lịch
2.1.1.1 Khái niệm du lịch
Khái niệm về du lịch theo quan điểm rộng rãi hiện nay được Hội nghị quốc
tế về thống kê du lịch ở Ottawa-Canada tháng 6 năm 1991: “Du lịch là hoạt động
của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường
xuyên
của mình) trong khoảng thời gian đã được tổ chức du lịch quy định trước, mục đích
của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi của
vùng tới thăm” (Nguyễn Cao Thường, Tô Đăng Hải, 1995).
Khái niệm về du lịch được sử dụng rộng rãi hiện nay thường dựa vào sự
chuyển động của con người trên một khoảng cách nơi xuất
phát và nơi đến, thời
gian và mục đích chuyến đi. Vì vậy, thuật ngữ du lịch là chuyển động của con người
đã được Tổ chức Du lịch thế giới và các nước Mỹ, Anh, Canada, Úc, chấp thuận
[Nguyễn Cao Thường, Tô Đăng Hải (1995)]. Nhưng điều này gây ra những khó
khăn về thông tin thống kê cho các học giả khi sử dụng để phát triển cơ sở dữ liệu,
mô
tả hiện tượng du lịch và phân tích nó.
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch đã được đưa ra tại khoản 1 điều 4 Luật Du
lịch năm 2005 quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của
con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan , tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”.
Bản chất của du lịch là “ngành kinh tế dịch
vụ”, đây là một quan niệm mới
nó có ý nghĩa về nhận thức, về quản lý, về tổ chức hoạt động. Dịch vụ du lịch là
một loại hình dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cho khách hàng du lịch trong suốt
thời gian đi du lịch. Du lịch một mặt mang ý nghĩa thông thường việc đi lại của con
người với mục đích nghỉ ngơi giải trí.Mặt khá
c, du lịch là hoạt động gắn chặt với
kết quả kinh tế, sản xuất, tiêu thụ do chính nó tạo ra. Dịch vụ du lịch là giữa “sản
xuất” và “tiêu thụ” được thực hiện ở cùng một thời điểm ”sản xuất” không phải lưu
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
5
kho nên sản phẩm của du lịch vừa có đặc điểm chung của dịch vụ vừa có đặc điểm
riêng so với dịch vụ sản xuất, dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ đời sống khác
[Nguyễn Cao Thường, Tô Đăng Hải (1995)].
2.1.1.2 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của du lịch:
+ Về kinh tế: Du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế thông qua việc
tiêu dùng của
khách du lịch, góp phần làm sống động kinh tế ở nơi du lịch, từ đó
kích thích tăng cường huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân vào chu chuyển.
Hoạt động du lịch có tác động tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế
khác nhau như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, công
nghiệp gỗ, dệt, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ Ngoài ra du lịch phát triển còn tác động
đến sự ph
át triển của y tế, văn hoá, thương mại, bưu chính viễn thông, ngân hàng, giao
thông vận tải góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống,
tăng thu nhập quốc dân.
Hoạt động du lịch quốc tế là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, đồng
thời du lịch quốc tế phát triển, nhờ đó xuất khẩu tại chỗ được một số mặt hà
ng tiêu
dùng, thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm lương thực thực phẩm của ngành nông
nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản Nhiều nứơc trên thế giới có nền kinh tế phụ thuộc
phần lớn vào du lịch.
Tóm lại, về kinh tế có ý nghĩa rất lớn, phát triển du lịch đã mang lại hiệu quả
cho nền kinh tế của quốc gia, đồng thời phát triển du lịch nông thôn tạo ra sự
ch
uyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
sự phát triển của nhiều ngành, nhiều địa phương.
+ Về xã hội: Du lịch phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, tăng
thu nhập cho ngừơi lao động và dân địa phương. Thông thường tài nguyên du lịch
tự nhiên, nhân văn thường tập trung nhiều ở vùng nông thôn, vùng núi xa xôi, vùng
ven biển hay những vùng nguyên sơ khác. Khi có kế hoạch khai thác tiềm năng
tài
nguyên để phát triển du lịch, cần thiết phải đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng như giao
thông, điện nước, bưu chính viễn thông, nhờ phát triển du lịch sẽ góp phần làm thay
đổi bộ mặt vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn và làm giãn dân từ các khu dân cư
tập trung từ các đô thị ra các vùng du lịch.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
6
Phát triển du lịch quốc tế là phương tiện quảng bá hữu hiệu cho đất nước làm
du lịch và mở rộng củng cố mối quan hệ kinh tế đầu tư quốc tế. Du lịch nội địa phát
triển tạo điều kiện để tái sản xuất sức lao động. Thông qua du lịch, con người mở
mang thêm kiến thức, đáp ứng được lòng ham hiểu biết, góp phần hình thành những
ứơc mơ sá
ng tạo mới.
Phát triển du lịch còn tăng cường mở rộng giao lưu văn hoá thông qua các
cuộc giao tiếp giữa khách du lịch và người bản xứ hiểu biết lẫn nhau về lịch sử, văn
hoá, phong tục tập quán, đạo đức lối sống, chế độ xã hội.
Du lịch là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, yêu thiên nhiên từ đó người
dân nâng cao truyền thống dân tộc và giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc.
Du lịch góp phần bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường. Du
lịch nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục nâng cao hiểu biết của du
khách về môi trường tự nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch vào vịêc
bảo tồn, góp phần bảo vệ và phát triển bản sắc văn hoá.
Du lịch nông thôn là loại hình du lịch khai thác những giá trị tự nhiên và văn
hoá làng quê để hấp dẫn t
hu hút khách, vì vậy nó có ý nghĩa rất lớn.
Du lịch nông thôn luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa
phương vào các hoạt động như làm vai trò hướng dẫn viên cho khách, làm việc tại các nhà
nghỉ phục vụ du khách, sản xuất cung ứng về thực phẩm phục vụ các nhu cầu khách, sản
xuất các hàng lưu niệm bán cho khách thông qua đó tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích
cho cộng đồng địa phương
.
Phát triển du lịch nông thôn sẽ góp phần phát huy bảo tồn các giá trị tự nhiên
và văn hoá làng quê, bởi quyền lợi của cộng đồng gắn liền với du lịch và họ là
người chủ thực sự bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hoá mà dựa vào đó du lịch
nông thôn phát triển.
2.1.1.3 Khái quát về tài nguyên du lịch, tài nguyên DLLN
- Khái niệm tài nguyên du lịch
Tài nguyên là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế và
đời sống con người. Hiểu th
eo nghĩa rộng tài nguyên là bao gồm tất cả các nguồn
lực, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
7
con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và cho sự phát triển của mình [Phạm
Trung Lương (2000)].
Những tài nguyên có thể được sử dụng cho phát triển du lịch đều đựơc xem
là tài nguyên du lịch. Các học giả Trung Quốc cho rằng ”tất cả các nhân tố có thể kích
thích động cơ du lịch của du khách được ngành du lịch tận dụng và từ đó sinh ra lợi ích
kinh tế và lợi ích xã hội thì đều được gọi là tài nguyên du lịch”
[Nguyễn Cao Thường,
Tô Đăng Hải (1995)].
Theo khoản 4, Điều luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định tài nguyên du
lịch là: “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hoá, công
trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được
sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch; là các yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du
lịch” [Nguyễn Cao Thường, Tô
Đăng Hải (1995)].
Tài nguyên du lịch bao gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn đang được khai thác và chưa đựơc khai thác.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: gồm các yếu tố địa chất, địa hình địa mạo, khí
hậu thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể sử dụng phục vụ mục đích
du lịch.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá
,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể sử
dụng cho mục đích du lịch. Tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là những của cải
vật chất và của cải tinh thần do con người sáng tạo ra từ xưa đến nay, có thể xây dựng
thành các sản phẩm du lịch thì được gọi là
tài nguyên du lịch nhân văn.
- Tài nguyên du lịch làng nghề: Từ khái niệm về tài nguyên du lịch, chúng ta có
thể hiểu về tài nguyên du lịch làng nghề: thuộc tài nguyên du lịch nhân văn, gồm các
truyền thống văn hóa ở các làng nghề, các di tích lịch sử ở các làng nghề; công trình lao
động sáng tạo của con người ở các làng nghề chính là các nghề truyền thống có thể xây
dựng thành các sản phẩm du lịch.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
8
2.1.1.4 Nội dung khai thác, quản lý, phát triển TNDL
* Nội dung khai thác TNDL:
Khai thác TNDL thực chất là việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổ chức và
sử dụng có hiệu quả các giá trị của các tài nguyên phục vụ vào mục đích phát triển
du lịch bền vững không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ
mai sau. Quá trình khai thác tài nguyên phát triển du lịch phải được định hướng và
quản lý theo phương châm kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và
tương lai trên cả hai
góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, nhằm đạt tới mục đích bảo tồn, tái tạo và phát triển
được tài nguyên tự nhiên, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc.
Điều cốt lõi là khai thác TNDL nói chung TNDL trên địa bàn nông thôn nói
riêng là đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu, giữa hiện tại và tương lai, giữa số
lượng và chất lượng, giữa khai thác và bảo vệ phát triển nguồn TNDL, giữa yêu cầu
ph
át triển và khả năng quản lý, giữa hoạt động du lịch về thời gian và không gian,
giữa chi phí và lợi ích (Phạm Văn Luân, 2006).
* Nội dung của công tác quản lý TNDL:
Quản lý TNDL bao gồm kiểm kê tài nguyên, đánh giá xếp loại tài nguyên,
nghiên cứu các biến động của tài nguyên do các tác động khác nhau, cung cấp thông
tin cần thiết có định hướng cho người sử dụng để khai thác có hiệu quả tiềm năng
tài nguyên phục vụ phát triển du lịch. Để đảm bảo việc k
hai thác có hiệu quả và đạt
được các mục đích trên đòi hỏi phải có sự quản lý. Hoạt động quản lý TNDL không
thể hiểu theo nghĩa bảo vệ nghiêm ngặt, tránh mọi tác động đến tài nguyên mà cần
thực hiện sao cho việc khai thác để xây dựng các sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao,
tránh những tổn thất, lãng phí. Mặt khác hoạt động quản lý sao cho tài nguyên
không chỉ bảo vệ mà còn không ngừng được t
ôn tạo và phát triển cho mục tiêu sử
dụng lâu dài qua nhiều thế hệ. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với du lịch, một
ngành có tính chất xã hội hóa cao. Vì vậy, quản lý khai thác tài nguyên có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành kinh tế nói chung và du lịch
nói riêng. Một cơ chế quản lý khai thác phù hợp sẽ có ý nghĩa thúc đẩy tích cực cho
hoạt động kinh doanh du lịch. Chức năng quản
lý và quản lý TNDL được xác định
theo quản lý ngành và quản lý lãnh thổ (Nguyễn Văn Lưu, 1999).
Deleted: Pa
g
e Break
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
9
+ Quản lý theo ngành:
Đề xuất ra các chủ trươn, chính sách khai thác TNDL; xây dựng kế hoạch
khai thác TNDL, đề xuất các nhiệm vụ đầu tư, tôn tạo tài nguyên và giám sát thực
hiện; quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình theo quy hoạch như quy
hoạch không gian, kiến trúc, cảnh quan, vị trí tiêu chuẩn, cấp hạng, quy mô các
công trình; quản lý đầu tư bảo tồn các nguồn TNDL; quản lý các nguồn tài chính
trong khai thác sử dụng các nguồn TNDL.
Các hoạt động quản lý theo ngành cần phải có sự phối hợp liê
n ngành bảo
đảm phương hướng phát triển của ngành theo chiến lược chung, nhằm nâng cap
hiệu lực quản lý.
+ Quản lý theo lãnh thổ:
Quản lý theo lãnh thổ do chính quyền địa phương các cấp quản lý có nhiệm
vụ xây dựng quy hoạch và kế hoạch quản lý khai thác TNDL trên địa bàn lãnh thổ,
không phân biệt kinh tế trung ương và kinh tế địa phương; xây dựng và quản lý kết
cấu hạ tầng cho kinh doanh và đời sống dân cư sống trên
lãnh thổ; tổ chức điều hòa
phối hợp sự hợp tác, liên kết liên doanh giữa các đơn vị kinh tế - văn hóa xã hội trên
lãnh thổ nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên trên lãnh thổ.
* Nội dung phát triển TNDL
Phát triển TNDL là hoạt động bảo tồn, phát triển tài nguyên trong quá trình
khai thác và sử dụng phục vụ cho mục đích phát triển du lịch sao cho không những
không làm giảm giá trị vốn có của nó mà phải làm tăng giá trị của
tài nguyên phục
vụ cho mục đích phát triển du lịch hiện tại và tương lai. Nên mọi hoạt động của phát
triển tài nguyên du lịch phải đảm bảo phát triển bền vững. Việc phát triển tài
nguyên bền vững là vấn đề sống còn trong phát triển du lịch, bởi vì du lịch là ngành
kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, sự phát triển của du lịch có mối
liên hệ mật thiết với tài nguyên và môi trường du lịch. T
rên thực tế điều này đang
trở lên cấp thiết và được nhấn mạnh đến việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn
TNDL trong quá trình phát triển du lịch, bởi hiện nay trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng du lịch đang đứng trước xu thế phát triển rất mạnh mẽ. Sự lựa
chọn bắt buộc là phải sử dụng có trách nhiệm các nguồn TNDL, nhằm bảo tồn tái
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
10
tạo và phát triển được tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn
hoá dân tộc. Vì vậy, phát triển TNDL luôn gắn liền với việc khai thác, quản lý
TNDL. Nếu khai thác tài nguyên hợp lý, tài nguyên được phục hồi tái tạo, chất
lượng môi trường du lịch tăng, tăng sự hấp dẫn du lịch, khu du lịch. Ngược lại khai
thác không đồng bộ, không có biện pháp phục hồi tái tạo tài nguyên sẽ dẫn đến việc
phá vỡ cân bằng sinh thái của khu vực, gâ
y nên sự giảm sút chất lượng môi trường
dẫn đến sự suy giảm sức hút du lịch. Do vậy, TNDL phải được bảo vệ, tôn tạo và
phải được khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du
lịch bền vững, không để xảy ra tình trạng xâm phạm trái phép. Hoạt động quản lý
giám sát phải đảm bảo sao cho việc khai thác TNDL không vượt quá ngưỡng tự
phục hồi, tái tạo của
TNDL, không làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường du
lịch và sức hấp dẫn du lịch tại các điểm, khu du lịch. Hoạt động đầu tư tôn tạo và
phát triển tài nguyên (ví dụ trồng thêm rừng, thả thêm các động vật quý hiếm, bảo
tồn tôn tạo các công trình văn hoá phi vật thể có giá trị tham quan du lịch ở làng,
xã ). Phát triển du lịch bền vững phải gắn liền với phát triển tài nguyên môi trường
bền vững
nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau.
Như vậy phát triển TNDL bền vững đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ
giữa 3 yếu tố: quản lý, khai thác sử dụng và tôn tạo phát triển trên nguyên tắc
chung của phát triển du lịch bền vững. P
hát triển TNDL bền vững sẽ đảm bảo
các dạng TNDL đựơc sử dụng trong khả năng tự phục hội của tài nguyên cả về
số lượng và chất lượng, các dạng tài nguyên không tái tạo phải được sử dụng tiết
kiệm và hợp lý nhất, góp phần tích cực cho phát triển du lịch bền vững, không
làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển kh
ác (Nguyễn Cao
Thường, Tô Đăng Hải, 1995).
Hiện nay du lịch bền vững đang đứng trước thử thách là cần phát triển các
sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng thu hút cao song không làm ảnh hưởng
xấu đến môi trường tự nhiên và văn hoá bản địa, thậm chí còn phải có trách nhiệm
bảo tồn và phát triển chúng. Tổ chức Du lịch thế giới đã xác định: ”các sản phẩm du
lịch bền vững
là các sản phẩm được xây dựng phù hợp với môi trường, cộng đồng
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
11
và các nền văn hoá, nhờ đó sẽ mang lại lợi ích chắc chắn chứ không phải là hiểm
hoạ cho phát triển du lịch” (Nguyễn Cao Thường, Tô Đăng Hải, 1995).
Nơi có TNDL thường liên quan đến người dân trong vùng, nên việc duy trì
phát triển TNDL bền vững cần phải đảm bảo các yêu cầu: bảo tồn các giá trị tài
nguyên; đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân; tài nguyên đựơc phát triển hiệu
quả và bền vững.
Vì
vậy, cần có cơ chế chính sách huy động sự tham gia của nhân dân và cộng
đồng địa phương trong khai thác, quản lý và phát triển tài nguyên nơi họ sinh sống.
Các chính sách phải rõ ràng cho địa phương nơi phát triển du lịch đảm bảo hỗ trợ
cho cộng đồng địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương, tạo việc
làm cho con em địa phương. Mặt khác phải cân bằng hài hoà về lợi ích giữa doanh
nghiệp ngành du lịch, khách du lịch và cộng đồng địa p
hương, lợi nhuận thu đựơc
từ du lịch cần phải cân đối phân phối lợi ích cho cộng đồng và dành một phần cho
ngân sách địa phương.
Trọng tâm của phát triển du lịch là phải phát triển tài nguyên du lịch bền vững
và đảm bảo cho sự công bằng các mục tiêu về kinh té, văn hoá-xã hội và tự nhiên.
2.1.1.5 Phát triển TNDL gắn liền với khai thác và quản lý TNDL
Khai thác, quản lý và phát triển là quá trình tất yếu luôn có mối qua
n hệ mật
thiết với nhau. Nếu khi khai thác tài nguyên một cách hợp lý đồng thời kết hợp với
sự quản lý tốt thì tài nguyên phát triển lâu dài, bền vững và làm tăng giá trị của tài
nguyên phục vụ mục tiêu phát triển du lịch.
- Trong quá trình khai thác tài nguyên để xây dựng các sản phẩm du lịch cần
sự quản lý tránh sự tổn thất và lãng phí sẽ đem lại lợi ích nhiều mặt cho xã hội. Vì
vậy, giữa khai thác và quản lý
phải luôn thống nhất, cần tránh sự khai thác, quản lý
chồng chéo, giữa ngành với ngành và giữa ngành với địa phương.
- Khai thác tài nguyên có cơ chế chính sách quản lý phù hợp thì tài nguyên sẽ
được bảo vệ, tôn tạo và phát triển cho các thế hệ sau.
Quản lý, khai thác tài nguyên không chỉ bảo vệ tài nguyên mà còn giúp cho
các tài nguyên không ngừng được tôn tạo và phát triển cho mục tiêu sử dụng lâu dài
qua nhiều thế hệ. Như vậy, quản lý, khai thác và phát triển tài nguyên luôn có mối
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
12
quan hệ chặt chẽ với nhau theo hướng thuận nghịch, đó là: khai thác tài nguyên
muốn đạt hiệu quả không chỉ khai thác đúng hướng mà đi đôi với nó có cơ chế quản
lý phù hợp mới có ý nghĩa thúc đẩy tích cực cho việc khai thác hiệu quả và tài
nguyên phát triển bền vững, ngược lại nếu khai thác tràn lan, thiếu sự quản lý hoặc
buông lỏng quản lý thì không hiệu quả về kinh tế và tài nguyên không được bảo tồn
phát triển. Hoặc
khai thác có thể là đúng hướng nhưng cơ chế quản lý không phù
hợp thì sẽ tạo lực cản của sự phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cần phải có chiến lược khai thác quản
lý tốt nguồn tài nguyên, phát triển du lịch đúng hướng, vừa phát triển kinh tế, vừa
giữ gìn cảnh quan môi trường, lành mạnh quan hệ xã hội và đảm bảo an ninh quốc
gia, góp phần vào chiến lược p
hát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam
(Vũ Tuấn Cảnh, 1999).
Tóm lại, tác động giữa khai thác, quản lý và phát triển TNDL với phát triển
kinh tế xã hội nông thôn có mối quan hệ biện chứng. Tác động này biểu hiện rõ hơn
trong mối quan hệ giữa việc bảo vệ và phát huy các giá trị thiên nhiên, giá trị văn
hóa. Phát triển du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng tác động trực tiếp và
gián tiếp đến phát triển của các làng nghề, đó
là doanh thu từ du lịch dịch vụ được
sử dụng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội ở nông thôn, khôi phục các ngành nghề
thủ công mỹ nghệ, kéo theo sự phát triển của các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực do
phát triển du lịch mang lại đến các làng nghề. Nguyên nhân chính của những tác
động tiêu cực là do quản lý khai thác tài nguyên chưa chặt chẽ, chưa thống nhất. Do
vậy, cần q
uản lý khai thác tài nguyên hợp lý. Nếu khai thác phù hợp với khả năng
lợi thế, tài nguyên sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế xã hội nói chung và của các
làng nghề nói riêng. Nếu quản lý khai thác không phù hợp, không thống nhất sẽ có
những tác động ngược lại.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
13
2.1.2 Tổng quan du lịch làng nghề
a. Khái niệm làng nghề:
* Làng nghề:
Khái niệm làng nghề được hiểu là làng tuy vẫn diễn ra các hoạt động trồng
trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ lẻ, cũng có một số nghề phụ khác (đan lát,
làm tương, làm chiếu ) song đã nổi trội lên một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một
tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường, có hội, có
ông trùm, phó cả cùng một số thợ
chính và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình
công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Họ sản xuất ra những mặt hàng
thủ công, có tính mỹ nghệ. Những sản phẩm này trở thành sản phẩm hàng hóa có
quan hệ thông thương với thị trường trong nước và tiến tới mở rộng xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài. Những làng nghề này ít nhiều đã nổi danh
từ lâu, có quá khứ
hàng trăm năm. Tên làng cũng có khi đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ trở
thành di sản văn hóa dân gian.
Như vậy, có thể thấy, làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông
thông, được tạo nên bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý
nhấy định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống từ nguồn thu chủ yếu từ
ng
hề thủ công, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Xét về mặt định tính, làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành và phát
triển theo yêu cầu phân công lao động và chuyên môn hóa, nhắm đáp ứng nhu cầu
phát triển của nông thôn. Các làng nghề truyền thống cũng chịu sự tác động mạnh
mẽ của nền nông nghiệp và nông thôn Việt Nam với những đặc trưng của văn hóa
lúa nước, và nền kinh tế hiện vật, sản xuất n
hỏ, tự cấp tự túc.
Xét về mặt định lượng, làng nghề là những làng có đại đa số người chuyên
làm nghề thủ công nghiệp và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó. Tiêu
chí để xem một cách cụ thể đối với làng nghề điển hình là: Số hộ chuyên làm một
hoặc nhiều nghề chiếm từ 40 – 50%; thu nhập từ nghề thủ côn
g chiếm > 50% tổng
giá trị sản lượng của làng (Bùi Văn Vượng, 2002).
Tuy nhiên, những tiêu chí này chỉ có ý nghĩa tương đối về mặt định lượng.
Hiện nay, mỗi làng nghề có sự khác nhau về quuy trình công nghệ, tính chất sản
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
14
phẩm và số người tham gia vào quy trình sản xuất. Do vậy, sự phát triển của các
làng nghề thường khác nhau và có sự biến động khác nhau trong từng thời kỳ.
Hiện nay, khái niệm làng nghề đã được mở rộng hơn, cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, công nghệ và sự phân công lao động. Khái niệm làng nghề
không chỉ bó hẹp ở những làng chỉ có các hộ chuyên làm nghề thủ công. Điều này
có thể đư
ợc hiểu ở hai góc độ: Thứ nhất: Công nghệ sản xuất không hoàn toàn là
công nghệ thủ công như trước đây, mà ở nhiều làng nghề đã có áp dụng công nghệ
cơ khí và bán cơ khí. Thứ hai: trong các làng nghề, khi sản xuất phát triển ở mức
độ cao hơn thì sẽ làm nảy sinh sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhằm phục
vụ cho nó. do vậy, sẽ xuất hiện nhiều người chuyên làm dịch vụ cung cấp
nguyên
vật liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ và các cơ sở chuyên làm nghề thủ công. Từ
đó, hình thành những làng nghề mới với mô hình kết hợp nhiều nghề, điển hình là
mô hình kết hợp Nông – công – thương – dịch vụ.
Như vậy, khái niệm làng nghề có thể hiểu là những làng nông nghiệp có các
ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng thu
nhập s
o với nghề nông.
* Làng nghề thủ công truyền thống:
Khái niệm làng nghề thủ công truyền thống được khái quát dựa trên hai khái
niệm nghề thủ công truyền thống và làng nghề. Làng nghề thủ công truyền thống là
trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình
chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết, hỗ trợ trong sản
xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống
doanh nghiệp vừa và nhỏ,
có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có ý thức tuân thủ những chế ước xã hội và
gia tộc. Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các
gia đình cùng dòng tộc, cùng phường nghề, trong quá trình lịch sử hình thành và
phát triển nghề nghiệp đã hình thành ngay trên đơn vị cư trú, làng xóm truyền thống
của họ.
Trong khái niệm trên, làng nghề thủ c
ông chỉ bao hàm các nghề thủ công
nghiệp. Tuy nhiên, trong đà phát triển kinh tế hiện nay thì khu vực dịch vụ lại đóng
vai trò quan trọng và trở thành lĩnh vực chiếm ưu thế về mặt tỷ trọng ở hầu hết các
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
15
nước có nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, nghề buôn bán dịch vụ ở nông thôn cũng
được xếp vào các làng nghề. Do đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng khu vực làng nghề
sẽ có làng một nghề, làng nhiều nghề, có làng truyền thống, làng nghề mới.
Qua nghiên cứu thực tế và tìm hiểu về làng nghề, chúng ta có thể đưa ra một
số khái niệm như sau:
- Làng một nghề là làng duy nhất có một nghề xuất hiện và tồn tại hoặc c
ó
một nghề chiếm ưu thế tuyệt đối, các nghề khác chỉ có ở một vài hộ hoặc không
đáng kể.
- Làng nhiều nghề là những làng nghề xuất hiện và tồn tại nhiều nghề, có tỷ
trọng các nghề chiếm ưu thế gần tương đương nhau.
- Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch
sử và tồn tại cho đến ngày
nay, như làng gốm Bát Tràng, làng gỗ Đồng Kỵ (Bắc
Ninh)
- Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của
các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi
mới chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Như vậy, làng nghề thủ công truyển thống là một kiểu làng nghề truyền
thống, thườn
g có nhiều người dân làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họ chuyên
làm nghề lâu đời theo kiểu cha truyền con nối.
Hiện nay, trên cả nước có khoảng hơn 300 làng nghề thủ công truyền thống,
nó phát triển và phân bố rộng khắp các địa phương. Có sự phân bố này là nhằm khai
thác và phát huy các thế mạnh đặc thù của từng vùng, miền để từ đó góp phần đa
dạng hóa những sản phẩm và tạo ra những
giá trị độc đáo riêng. Do vậy, chúng có
những đặc trưng và vai trò nhất định.
b. Du lịch làng nghề
“Du lịch làng nghề” là một khái niệm mới. Tuy vậy, ít nhất cũng có một cách
hiểu thông thường về “du lịch làng nghề”rằng đó là một loại hình du lịch thuộc
nhóm các loại hình được phân loại theo môi trường tài nguyên. Vấn đề đặt ra là làng
nghề thuộc loại môi trường tài nguyên du lịch nào. Việc làm rõ vấn đề này giúp ta
xác định
du lịch làng nghề thuộc loại hình du lịch nào.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
16
Theo Phạm Quốc Sử (2007), làng nghề nhìn từ góc độ du lịch có mấy điểm
cần được lưu ý:
- Thứ nhất, làng nghề thuộc khu vực nông thôn/ thôn quê (hiển nhiên là như vậy).
- Thứ hai, nét nổi trội của làng nghề là tài nguyên nhân văn (hay văn hoá) với
những tinh hoa công nghệ truyền thống (thể hiện ở thao tác của nghệ nhân, ở các
sản phẩm thủ công được chế tác tinh khéo…), những di tích lịch sử văn
hoá như
miếu thờ tổ nghề, đình, chùa, đền…(do có điều kiện kinh tế nên thường được xây
dựng với quy mô lớn), những cảnh quan hài hoà giữa vẻ đẹp tự nhiên và nhân văn
(cánh đồng, con đê, dòng sông, những cây cổ thụ,…), những phong tục, tập quán,
sinh hoạt lễ hội…Điều đáng nói là tài nguyên nhân văn làng nghề thường mang sắc
thái đặc thù bởi truyền thống công nghệ mà làng đang nắm g
iữ. Bởi thế, khác với
những chuyến du khảo đồng quê thông thường, đến với mỗi làng nghề, du khách có
thể phát hiện thêm những điều mới mẻ trên hành trình du lịch của mình.
- Thứ ba, đến với làng nghề cũng là đến với một cảnh quan thiên nhiên như
bến nước, dòng sông (các làng nghề truyền thống thường nằm ven sông, tuyến giao
thông chủ yếu của cư dân vùng sông nước), bờ bãi, núi đồi (các làng trung du)…
- Thứ tư, đối với những
người sống ở đô thị hiện đại, đến với làng nghề cũng
là đến với một môi trường sinh thái, mà ở đó cuộc sống được cảm nhận như chậm
lại, tâm hồn trở nên thư thái hơn. Khung cảnh và nhịp sống thôn quê giúp cho du
khách “cân bằng” lại trạng tái tinh thần của mình.
Nếu phân tích làng nghề từ những khía cạnh trên, thì du lịch
làng nghề thể
hiện tính chất của ít nhất ba loại hình du lịch:
- Du lịch nông thôn (hay đồng quê, thôn quê)
- Du lịch văn hoá
- Du lịch sinh thái (Phạm Quốc Sử, 2007)
Riêng đối với du lịch sinh thái, mặc dù đã có ý kiến cho rằng đó không phải
là một loại hình du lịch, mà là một quan điểm phát triển du lịch nhằm hạn chế đến
mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của hiện tượng
này đến môi trường tự nhiên
(Phạm Quốc Sử, 2007, tr65). Song theo tôi, du lịch sinh thái vừa có thể hiểu là một
quan điểm phát triển du lịch (như ý kiến nêu trên), vừa có thể sử dụng để gọi tên