Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CHUYEN DE VAN NGHI LUAN XA HOI - THCS SO 1 PHU NHUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.23 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHUYÊN ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI</b>
<b>A. MỤC TIÊU</b>


HS có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội.
<b>B. THỜI GIAN</b>


5 tiết


<b>C. NỘI DUNG</b>
<b> 1. Phân loại</b>


Trong chương trình Tập làm văn lớp 9, kiểu bài văn nghị luận xã hội chia
làm ba loại nhỏ: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện
tượng xã hội, nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.


<b>2. Một số điểm giống nhau</b>
<b>2.1. Loại</b>


Các dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng
đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại
bài nghị luận xã hội.


<b>2.2 Các thao tác thường áp dụng khi viết bài</b>


Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích,
phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải
thích, chứng minh, bình luận.


<i><b>2.2.1 Thứ nhất về thao tác giải thích</b></i>
- Mục đích: Nhằm để hiểu



- Các bước:


+ Bước 1: Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một
câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất,
người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái
niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề
được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa
bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết
đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu
tả, nhận diện)...Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng
vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết.


Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời
câu hỏi Là gì?


+ Bước 2: Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ
đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc
thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về
mặt lập luận, lơ gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan niệm
làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Tại sao?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế
nào.Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời
câu hỏi Như thế nào?


<i>Lưu ý khi thực hiện thao tác giải thích: Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (Là gì, tại</i>
<i>sao, như thế nào vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu</i>
<i>hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự</i>
<i>chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể khơng cần đặt trực tiếp ba</i>
<i>câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi</i>


<i>viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng</i>
<i>luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài</i>
<i>làm, bước như thế nào có khi khơng nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một</i>
<i>phần bắt buộc.</i>


<i><b>2.2.2 Thứ hai về thao tác chứng minh</b></i>
- Mục đích: Tạo sự tin tưởng.


- Các bước:


+ Bước 1: Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
+ Bước 2: Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng
tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.


<i><b>2.2.3 Thứ ba về thao tác bình luận</b></i>
- Mục đích: Tạo sự đồng tình.
- Các bước:


- Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.


- Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc
hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu
đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.


- Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm
chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn.


- Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.
<b>3. Một số điểm khác nhau cơ bản giữa các kiểu bài</b>



<i><b> Chú ý:</b><b> </b></i>


- Ranh giới giữa các dạng đề NLXH nhiều khi bị mờ nh. Ví dụ: có những hiện
tượng đời sống hàm chứa một tư tưởng, đạo lý (Cây hoa dại. Ngọn lửa…). Có nhiều
tư tưởng, đạo lí đề cập đến những hiện tượng đời sống (Cách nói năng “lời nói gói
<i>vàng”, cách ăn mặc “người đẹp vì lụa”, tệ nghiện rượu “rượu nặng màu trắng</i>
<i>nhưng làm đỏ mặt và làm đen danh dự”…).</i>


- Cần linh hoạt với mỗi vấn đề nghị luận, xác định đúng tính chất của nó để có định
hướng phù hợp, khơng cứng nhắc theo khn mẫu.


3.1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

là sự vật hiện tượng nhỏ như: thói lề mề, sự ích kỉ, ăn mặc “sành điệu”, lối sống
<i>giản dị, lịng dũng cảm, việc nói dối, ham mê internet, hút thuốc lá, quay cóp bài</i>
<i>trong giờ kiểm tra, cách sử dụng ngôn ngữ chát hay cách dùng “tiếng Việt thời</i>
<i>@”… vv.</i>


Bàn luận về những vấn đề này là định hướng nhận thức và hành động cho học sinh
trước những vấn đề mang tính thời sự, tính cấp thiết và gần gũi với đời sống tinh
thần của các em.


Cho dù được diễn đạt dưới hình thức nào, ở tính chất nào, thì bài văn vẫn cần có
những ý chính:


+ Bộc lộ nhận thức HS về vấn đề nghị luận (qua mơ tả, trình bày các biểu hiện, các
khía cạnh khác nhau…).


+ Thể hiện sự đánh giá về vấn đề nghị luận, xác định tính đúng – sai, phải – trái, lợi
- hại….



+ Bày tỏ thái độ về vấn đề nghị luận (khen – chê, đồng tình - phản đối, khâm phục –
phê phán…)


+ Lý giải nguyên nhân, dự báo hệ quả, đưa ra giải pháp và liên hệ bản thân.
<b>CÁC Ý CHÍNH CẦN CĨ</b>


<b>Thứ nhất: Giải thích khái niệm (nếu có), phản ánh thực trạng của hiện tượng, ta</b>
cần đưa ra những thơng tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ vì chính sự cụ
thể của thơng tin sẽ tạo sức thuyết phục cho những ý kiến đánh giá sau đó<i>. Chẳng</i>
<i>hạn, muốn bàn về tình trạng ơ nhiễm nguồn nước, cần tìm thơng tin về những con</i>
<i>sơng đang bị ô nhiễm nặng nhất, mức độ ô nhiễm cụ thể, các loại chất gây ơ nhiễm</i>
<i>hiện có mặt trong nguồn nước sông…Muốn bàn về nạn bạo hành với phụ nữ, cần</i>
<i>tìm hiểu xem trong xã hội hiện tại người phụ nữ phải đối mặt với những kiểu - dạng</i>
<i>bạo hành như thế nào, tỉ lệ phụ nữ phải sống chung với nạn bạo hành… Muốn bàn</i>
<i>về “tiếng Việt thời @” cần biết giới trẻ hiện nay sử dụng ngôn ngữ để “chát” trên</i>
<i>mạng và nhắn tin trên di động như thế nào…</i>


<b>Thứ 2: Sau khi xác định rõ thực trạng, cần phân tích hiện tượng ở các mặt</b>
<b>nguyên nhân, hậu quả và cố gắng tìm các giải pháp để giải quyết thực trạng</b>
<b>đó. Việc này khơng q khó. Chỉ cần chú ý một chút tới cách nói của các phóng</b>
viên, bình luận viên trên các báo, đài, chú ý quan tâm đến dư luận xã hội và chịu
khó tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình là các em sẽ làm được. Tất nhiên, khi
nghe và tiếp nhận thông tin, dư luận, cần có sự tỉnh táo để xem xét, chọn lọc và
xử lí đích đáng trên cơ sở hiểu biết và cố gắng xây dựng một lập trường tư tưởng
vững vàng, tránh chạy theo dư luận khơng chính thống mà dẫn tới chủ quan, hồ
đồ khi phân tích, đánh giá hiện tượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>thống biển báo chỉ dẫn, chất lượng của phương tiện tham gia giao thông…),</i>
<i>nguyên nhân chủ quan là người tham gia giao thông chưa ý thức đầy đủ về trách</i>


<i>nhiệm, chưa nắm vững luật pháp, chưa chú ý đúng mức tới vấn đề an toàn…</i>
<i><b>Khi đánh giá hậu quả</b><b> cần xem xét ở các phạm vi cá nhân cộng đồng, hiện tại </b></i>
-tương lai…Ví dụ:nạn bạo hành phụ nữ gây hậu quả nghiêm trọng khơng chỉ với
<i>chính người phụ nữ về mọi mặt sức khỏe cũng như tâm lý mà cịn ảnh hưởng đến</i>
<i>tồn xã hội trong cả q trình phát triển lâu dài; hiện tượng nghiện internet</i>
<i>không chỉ làm hao tổn về sức lực, tiền của, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển</i>
<i>nhân cách cá nhân mà còn tạo mầm mống cho những bất ổn trong xã hội.</i>


<i><b>Còn khi tìm giải pháp, ta cần xem lại phần nguyên nhân vì chính nó là gợi ý tốt</b></i>
nhất. Chẳng hạn một trong những nguyên nhân của nạn bạo hành phụ nữ là
<i>nhận thức về bình đẳng giới thì một trong những giải pháp khắc phục tình trạng</i>
<i>này là tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức về bình đẳng giới</i>
<i>cho cộng đồng, nguyên nhân của tai nạn giao thơng là do người tham gia giao</i>
<i>thơng chưa có ý thức trách nhiệm, chưa nắm vững luật pháp và chưa chú ý đầy</i>
<i>đủ đến sự an tồn thì một trong những giải pháp có thể thực hiện là tuyên truyền,</i>
<i>giáo dục về an tồn giao thơng, xây dựng chế tài xử phạt đối với những trường</i>
<i>hợp vi phạm an tồn giao thơng…</i>


<b>Thứ 3: Về cơ bản, bài nghị luận về hiện tượng đời sống cần là sự bộc lộ vốn</b>
<b>hiểu biết và lập trường, thái độ của người viết về hiện tượng được nêu. Phần</b>
kết bài cần có nội dung khái quát sự đánh giá của người viết về hiện tượng (đúng
– sai, lợi - hại…), thái độ của người viết (khen – chê, khâm phục – phê phán…),
liên hệ bản thân để rút ra bài học nhận thức và hành động cụ thể, thiết thực (liên
hệ: cụ thể, thiết thực những việc trước mắt, với cá nhân, và những việc lâu dài, có
sự hỗ trợ của tập thể…).


Vì vậy, bên cạnh việc nắm vững các bước cơ bản trong q trình làm bài, người
viết cịn cần thể hiện tiếng nói cá nhân và quan điểm đánh giá thật rõ ràng, sắc
sảo, bài viết mới có sức thuyết phục.



<b> Chú ý:</b>


- Học sinh nên linh hoạt gắn việc chứng minh với các khâu khác trong quá
trình viết bài. Mỗi ý kiến lí giải, đánh giá đều có thể gắn với thực tiễn đời sống để
chứng minh tính thực tế, chân xác của nó


- Để một bài nghị luận xã hội có được sự sinh động, hấp dẫn những dẫn chứng từ
thực tế đời sống,càng xác thực,cụ thể càng có sức thuyết phục cao. Nên hạn
chế việc lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học vì dù tác phẩm văn học có phản
ánh thực tế đời sống thì nó vẫn là sản phẩm của sự hư cấu, tưởng tượng. Hơn nữa
việc lấy dẫn chứng trong tác phẩm cịn có thể làm nhịe ranh giới giữa NLVH và
NLXH.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>gọn, nhấn đậm vào khía cạnh ứng dụng của dẫn chứng đối với ý cần trình bày.</b>
Đưa dẫn chứng cần đúng lúc, đúng chỗ và có tính mục đích chứ khơng nên tùy
tiện. Chẳng hạn, dẫn chứng cho thực trạng bạo hành phụ nữ là câu chuyện về em
<i>Nguyễn Thị Bình hơn mười năm bị chủ đánh đập, những vụ buôn bán phụ nữ ra</i>
<i>nước ngoài, sự kiện người chồng đánh đập rồi nhốt vợ vào lồng chó - những sự</i>
<i>kiện gây xơn xao dư luận thời gian gần đây. Dẫn chứng cho hậu quả của tình</i>
<i>trạng nghiện internet là việc một thanh niên Hàn Quốc gục chết sau 48 giờ ngồi</i>
<i>chơi điện tử, vụ giết người man rợ của một học sinh THCS vì cần tiền chơi</i>
<i>game…Đưa dẫn chứng nên kèm theo thái độ, quan điểm đánh giá rõ ràng trên cơ</i>
sở lập trường nhân văn và tinh thần vì sự tiến bộ chung để làm nổi bật tính tư
tưởng của bài viết.


- Khi liên hệ, người viết cần có thái độ chân thành và nghiêm túc, tránh cách nói
sáo mịn, gượng ép giả tạo.


<b>MỘT SỐ ĐỀ BÀI MINH HOẠ</b>



<b>Đề 1: Suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng.</b>
* Thực trạng của việc vứt rác bừa bãi hiện nay


+ Trên đường phố, sơng ngịi, ao hồ…
+ Ở trường lớp, nơi công cộng


+ Trong những dịp lễ hội tập trung đông người
* Tác hại của việc vứt rác bừa bãi:


+ Mất mĩ quan nơi công cộng


+ Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
+ Gây mâu thuẫn


+ Hình thành nếp sống thiếu ý thức…


* Nguyên nhân và giải pháp: Nguyên nhân khách quan và chủ quan? Thái độ và
việc làm cần thiết của xã hội và mỗi cá nhân?


+ Xã hội: cần có quy định và xử lý nghiêm khắc những người vi phạm. Cần tạo
điều kiện và khích lệ thói quen thu gom và xử lý rác hợp lý.


+ Cá nhân: Cần hiểu rõ tác hại của việc vứt rác bừa bãi. Cần có ý thức giữ gìn
mơi trường sống, rèn luyện tác phong văn minh nơi công cộng.


- Liên hệ: là người hs, em có thể làm gì để góp phần khắc phục hiện tượng
này?


<i>“TQ VN xanh thắm. Có sạch đẹp mãi được k, Điều đó phụ thuộc hành động của</i>
<i>bạn…”.</i>



<i> Đề 2: Bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn trong đời sống hôm nay.</i>
<b>Hãy nêu những suy nghĩ của em về hiện tượng nêu trên.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Đề 3: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra những</b>
<b>chùm hoa thật đẹp. Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng nêu trên.</b>


<b>Đề 4:</b>


<i>“Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao. Những năm tháng đằng đẵng bị</i>
<i>mặt trời nung đốt, mình tơi nứt rạn. Tơi vỡ ra và lăn xuống chân núi. Mưa, bão,</i>
<i>lũ cuốn tôi đến những con suối, con sông. Tôi đã trải qua bao va đập. Khắp</i>
<i>người tôi đầy vết thương. Nhưng chính sự va đập của mưa, bão và những dịng</i>
<i>nước lũ lại làm lành vết thương và biến tôi thành viên sỏi láng mịn, đẹp đẽ như</i>
<i>bây giờ”.</i>


(Theo Văn học và Tuổi trẻ, Số tháng 6/ 2004).
Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên.


3.2. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý:


- Đối với học sinh trong nhà trường phổ thông, do tầm tuổi, tầm nhận thức
nên những vấn đề đặt ra để các em bàn luận không phải là những vấn đề quá
<i><b>phức tạp, lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền</b></i>
với cuộc sống hàng ngày như tình cảm quờ hương, gia đình, bạn bè, ý thức
<i><b>trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp nhận thức…Những vấn đề này có</b></i>
thể được đặt ra một cách trực tiếp, cũng có thể được gợi mở qua một câu trích
dẫn.


- Để giải quyết vấn đề, cách đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời những câu hỏi.


Nếu coi vấn đề cần nghị luận là A thì một số dạng câu hỏi chính như sau:


- A là gì?


- A biêủ hiện như thế nào?


- Ý nghĩa (hoặc tác hại) của A với xã hội ? với bản thân và gia đình?
- Cần phải nhận thức về A như thế nào cho sâu sắc và thấu đáo ?
- Làm thế nào để có A (hoặc khắc phục, hạn chế A)?


Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi, có thể hình dung một bài văn nghị luận
về một tư tưởng đạo lí cần được triển khai theo ba nội dung cơ bản, ứng với các
thao tác lập luận cơ bản như sau:


<b>Thứ nhất : Giải thích, phân tích để xác định vấn đề cần nghị luận :</b>


 Gạch chân những từ quan trọng (các khái niệm, thuật ngữ, các hình ảnh,


biểu tượng, các từ chỉ mối quan hệ lơgic...).


 Giải thích các khái niệm, nêu nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ, nghĩa


tường minh và hàm ẩn của mệnh đề, câu hay đoạn...


 Xác định mối quan hệ giữa các vế, các đoạn : song song, chính phụ, nhân


quả, tăng tiến hay đối lập tương phản.


 Xác định vấn đề cần nghị luận (ngắn gọn, chính xác).



<b>Thứ 2 : Phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận :</b>


 Bày tỏ thái độ của mình với vấn đề nghị luận. Cần chia tách đối


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>thành ngữ... mà đề bài đưa ra) thành những bộ phận, yếu tố, khía cạnh để xác</i>
định mối liên hệ bên trong của đối tượng.


 Đưa ra những dẫn chứng, những tư liệu xác đáng để thuyết phục người đọc


tin tưởng vào suy nghĩ, nhận thức của mình. (Chú ý : dẫn chứng cần tiêu biểu,
<i>xác đáng, lấy từ thực tế đời sống ; cần kết hợp với lý lẽ để tăng thêm sức nặng ;</i>
<i>cần phải sắp xếp theo hệ thống mạch lạc và chặt chẽ...).</i>


<b>Thứ 3 : Bình luận (mở rộng, nâng cao) kết hợp với liên hệ bản thân :</b>


 -Phần bình luận : Cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét vấn đề nghị luận ở nhiều


khía cạnh, nhiều bối cảnh, đưa ra những quan điểm khác biệt, thậm chí đối lập để
nhận thức về vấn đề nghị luận thêm sâu sắc, toàn diện và triệt để. Chú ý : cần có
bản lĩnh, lập trường tư tưởng gắn với quan điểm đạo lí truyền thống mang tính nhân
văn của dân tộc (Vai trị của sách. Nơi nào sung sướng là Tổ Quốc của tơi...).


 -Phần liên hệ : tránh thuyết lí chung chung, sáo mịn hay «đao to búa lớn».


Cần nêu ra bài học nhận thức và hành động cụ thể, thiết thực gắn với bản thân học
sinh (ở trường ? ở nhà ? ở ngoài xã hội ? với tư cách người trong cuộc ? người
ngoài cuộc ?).


<b>MỘT SỐ ĐỀ BÀI MINH HOẠ</b>
<b>Đề 5 : </b>



<i>“Lời nói chẳng mất tiền mua</i>


<i>Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”</i>


Em hãy giải thích ý nghĩa lời khuyên trong câu trên.


 GT ý nghĩa của lời khuyên: Lời nói là thứ của cải sẵn cómà mỗi người bình


thường đều được hưởng, khơng tốn cơng sức, tiền bạc. Cần phải thận trọng cân
nhắc lựa chọn lời nói cho phù hợp, để người nghe cảm thấy thoải mái.


 CM: Đây là lời khuyên đúng đắn, vì :


+ Lời nói thể hiện vốn văn hố, tâm hồn, tính cách con người:
“Chim khơn kêu tiếng rảnh rang


<i>Người khơn ăn nói dịu dàng dễ nghe</i>
<i>”Đất xấu trồng cây khẳng khiu</i>


<i>Những người thơ tục nói điều phàm phu”</i>


+ Lời nói ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh, có thể tác động đến
cuộc sống, con người, xã hội


“Lời nói đọi máu”. “Lời nói gói vàng”.


 Mở rơng, nâng cao, liên hệ bản thân:


+ Cần thận trọng khi nói “lời nói như mũi tên, đã bay đi thì k quay lại được


<i>nữa”. “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. “Chó 3 khoanh mới nằm. Người 3 năm</i>
<i>mới nói”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

+ Im lặng nhiều khi cũng là cách nói khơn ngoan, tế nhị: « Im lặng là vàng ».
<i>« Im lặng là đồng ý ».</i>


+ Bài học nhận thức « Học ăn học nói, học gói học mở ».


<i> Đề 6: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Em</i>
<b>có suy nghĩ gì về lời khun nhủ đó?</b>


 Giải thích:


+ Nghĩa đen: Kinh nghiệm chọn đồ gỗ, nên chú trọng đến chất gỗ hơn là màu
sơn.


+ Nghĩa bóng: Gỗ là chất liệu làm nên vật dụng, gợi liên tưởng đến bản chất bên
trong. Sơn là chất liệu phủ bên ngoài giúp vật đẹp hơn, gợi liên tưởng đến vẻ hình
thức bề ngồi. Là kinh nghiệm đánh giá con người: nên nhìn vào bản chất của họ.


 Chứng mình tính đúng đắn của câu tục ngữ:


+ Gỗ tốt, đồ vật sẽ bền, giá trị sử dụng cao. Nước sơn tốt mang lại giá trị thẩm mĩ
cho đồ vật.


+ Con người có phẩm chất tốt được mọi người u mến, kính trọng.


 Bình luận:


+ Nên kết hợp hài hồ giữa nội dung và hình thức.


+ Nếu phải lựa chọn, nên chọn nội dung.


+ Phê phán thái độ sai trong quan niệm về mối quan hệ giữa nội dung và hình
thức.


- Bài học nhận thức: “Quần áo quyến rũ lúc gặp mặt. tâm hồn quyến rũ lúc
<i>chia tay”. “Bộ lông làm đẹp con công. Học vấn làm đẹp con người”.</i>


<i> Đề 7: Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu chuyện sau:</i>
<b>Xén lá</b>


Mẫu đơn là vua các lồi hoa. Có anh nhà giàu, mua được một gốc, trồng ở giữa
sân. Khi hoa nở, màu đỏ rực rỡ, lá xanh rợp mát. Người nào đi qua trông thấy
cũng thốt lên: “Hoa đẹp biết bao !”. Anh nhà giàu nghe người ta chỉ khen hoa, mà
khơng thấy nói gì đến cành lá, bèn xén trụi cành lá. Rốt cuộc ai thấy cũng lắc
đầu, nhíu mày bỏ đi. Anh nhà giàu hoang mang khơng hiểu, làu bàu: “Sao hơm
qua thì ngợi khen hoa thế, mà hôm nay thấy hoa lại lắc đầu như vậy?”.


(Theo Trần Tứ ích - Ngụ ngơn thi thoại - NXB TP Hồ Chí Minh, 2003).
<b> a. Giải thích:</b>


- Cái đẹp tuyệt đỉnh: vua lồi hoa, hoa đỏ rực rỡ, lá xanh rợp mát, ai cũng thốt lời
khen


- Cái xấu thê thảm: ai cũng lắc đầu, nhíu mày bỏ đi
- Nhanh chóng: hơm qua, hơm nay


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

+ Quan niệm về cái đẹp: Cái đẹp là sự tôn tạo lấn nhau, là kết quả của sự kết hợp
hài hoà của các yếu tố cấu thành. + Cái đẹp khơng thể tồn tại, khơng có ý nghĩa
đối với những kẻ giàu có về vật chất nhưng nghèo nàn về tâm hồn.



+ Bài học về cách sống: Cái đẹp khơng thể đi liền với sự ích kỉ, hẹp hịi, độc
đốn.


đặt mình trong tập thể, khơng tự mãn, kiêu căng. Mỗi thành tích của cá nhân đều
có sự đóng góp của tập thể, thành tích ấy chỉ có ý nghĩa khi gắn liền với tập thể.
Có như vây, vẻ đẹp con người, sự việc, sự vật mới có thể được duy trì.


<b> b. Chứng minh:</b>


Thực tế đời sống thường có những cá nhân tiêu biểu, những sự vật, sự việc điển
hình. VD: Giải Hoa hậu, Quả bóng vàng, Người ghi nhiều bàn thắng nhất, nữ
sinh tiêu biểu nhất... Nhưng không thể đề cao cá nhân một cách cực đoan, mà
phải thấy được sự đóng góp của tập thể vào vẻ đẹp đó. Nếu khơng, cái đẹp ấy sẽ
bị phủ nhận: (bệnh ngôi sao, thái độ kiêu căng, tự mãn...).


<b> c. Bình luận và liên hệ bản thân:</b>


<b> Đề 8: “Đường đời là chiếc thang không hết nấc, việc học là quyển sách khơng</b>
<i><b>có trang cuối”. (Kalinin).</b></i>


<b>Quan điểm của em về vấn đề này như thế nào ?</b>
<b> a. Giải thích:</b>


<b>- Vế 1: “Đường đời là chiếc thang không hết nấc” : Đường đời là con đường gồm</b>
vô số những chặng nhỏ mà ta không thể đưa ra hạn định cuối cùng.


- Vế 2 “Việc học là quyển sách khơng có trang cuối”: Việc học tập thu nhận tích
lũy kiến thức và tự học là vơ hạn, khơng có điểm kết thúc.



<b>b.</b> <b>Chứng minh:</b>


* Cuộc đời luôn luôn vận động và thay đổi, mọi điểm dừng và khoảng lặng (nếu
có) cũng chỉ là tương đối (Hê ra clit: “Khơng ai có thể tắm hai lần trên một dịng
sơng”). Mọi thành cơng hay thất bại đều chỉ ở hiện tại, hồn tồn có thể thay đổi
trong tương lai (sự thay đổi có thể nhiều hoặc ít, dễ thấy hoặc khó thấy, trước mắt
hoặc lâu dài).


→ Vì thế hành trình trong cuộc đời là một quá trình liên tục để con người khơng
ngừng vươn lên phát triển và hồn thiện mình.


- Việc học là cơng việc suốt đời, bởi lẽ “biển học vơ bờ”, “những gì ta biết chỉ là
giọt nước, những gì ta chưa biết là cả một đại dương”.


Dẫn chứng: “Học học nữa, học mãi” (Lênin). Ngay cả khi đã thành đạt thì “Bác
<i>học khơng có nghĩa là ngừng học” (Đácuyn). </i>


+ Những vị lãnh tụ cách mạng đã hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh
giải phóng lồi người : Hồ Chí Minh, Lê Nin…


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>d. Bình luận và liên hệ</b>


* Phải có chí tiến thủ, biết hướng về phía trước, khơng tự bằng lịng với những
gì mình đang có, hoặc bi quan vì những gì đang phải chịu đựng.


* Phải có tinh thần học hỏi không ngừng không nghỉ, không tự kiêu, tự mãn.
<b>Chú ý : Trong phần lớn đề NLXH về một tư tưởng, đạo lí, học sinh đều có thể vận</b>
dụng cách thức tư duy này để triển khai lập luận. Nhưng có một số đề bài thì việc
vận dụng các thao tác lập luận cần linh hoạt, sáng tạo ; nếu khơng thì sẽ rơi vào luẩn
quẩn, trùng lặp, rườm rà, thiếu thời gian...



<b>Đề 9 : Có người cho rằng “ Nói dối có hại cho bản thân” nhưng cũng có ý</b>
<b>kiến “ Có lúc nói dối tạo niềm tin”. Theo em, hai ý kiến này có mâu thuẫn nhau</b>
<b>hay không? Hãy viết một bài văn dài khoảng 400 từ trình bày quan điểm của</b>
<b>mình.</b>


<b> (1). Ý kiến thứ nhất : “ Nói dối có hại cho bản thân”</b>


<i>- Giải thích : Nói dối là gì? Nói dối là nói khơng đúng sự thật, khơng trung thực.</i>
<i><b>- Phân tích, chứng minh: Vì sao nói dối lại có hại cho bản thân? Nói dối có thể</b></i>
đưa mọi người vào những rắc rối nghiêm trọng. Làm mất lòng tin của mọi người,
mất danh dự của bản thân. Trở thành người bất hạnh vì bị xa lánh…


<b>(2). Ý kiến thứ hai: “ Có lúc nói dối tạo niềm tin”.</b>


<i><b>- Phân tích, chứng minh: Vì sao có thể khẳng định có lúc nói dối mang lại niềm</b></i>
<i>tin? Trong cuộc sống, cũng có khi ta phải nói dối. Bởi, nếu ta nói sự thật sẽ khiến</i>
người nghe thất vọng, bi quan. Chính những lời nói dối ấy đã tiếp thêm cho họ
sức mạnh trong cuộc sống.


Ví dụ: Người ốm nặng chưa đỡ nhưng người nhà có thể động viên. Người thân ở
<i>xa đã mất nhưng chỉ nói là đang ốm rất nặng, khó qua khỏi. Chữ viết cịn rất xấu</i>
<i>nhưng có thể nói là đã có nhiều tiến bộ…</i>


<b>(3). Quan điểm của em:</b>


- Những câu nói hồn tồn đúng nhưng khơng mâu thuẫn mà hỗ trợ, bổ sung ý
nghĩa cho nhau mang lại cách nhìn nhận đúng đắn, tồn diện về việc nói dối.
- Nói dối là thói xấu cần phê phán. Nhưng trong một số hồn cảnh đặc biệt, nói
thật lại là điều khơng nên, thậm chí là tội ác. Do đó, có thể nói dối và thơng cảm


cho lời nói dối nếu như điều đó cần thiết.


- Nói dối xấu hay tốt hồn tồn do mục đích của người sử dụng. Cần phải suy
nghĩ cân nhắc trước khi nói dối (“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho
vừa lịng nhau”).


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Đề 10 : Nói về vấn đề học tập, tục ngữ có câu: “Khơng thầy đố mày làm
<b>nên”. Nhưng cũng lại có ý kiến cho rằng: “Học thầy không tày học bạn”.</b>
<b>Cho biết ý kiến của em về lời khuyên của người xưa trong hai câu tục ngữ</b>
<b>đó.</b>


<b>a. Giải thích:</b>


* Thầy là người truyền thụ kiến thức trong nhà trường, truyền đạt phương pháp,
kinh nghiệm, kĩ năng trong cuộc sống.


* Bạn là người có mối quan hệ gần gũi trong môi trường giáo dục và làm việc.
* Câu 1: Tuyệt đối vai trò của người thầy, đề cao việc học thầy.


* Câu 2: Đề cao việc học bạn so với học thầy.


<b>b.</b> <b>Phân tích, chứng minh, bình luận:</b>


- Việc học thầy: Thầy có nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm nên giảng dạy bài
bản, dễ hiểu dễ nhớ, có thể tiếp thu kiến thức chính xác, có hệ thống. Nhưng thầy
hơn tuổi trị, có địa vị xã hội khác nên giữa thầy trị có khoảng cách. Thời gian
thầy trị tiếp xúc có hạn, cố định nên nhiều khi việc học có những trở ngại.


- Việc học bạn: Bạn cùng lứa tuổi nên dễ có sự đồng cảm, chia sẻ, sự tiếp xúc
cũng thoải mái, tự nhiên hơn. Nhiều bạn, mỗi bạn có thế mạnh riêng cũng có thể


học hỏi nhiều hơn, thuận lợi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cũng vẫn chỉ là người
học, có thể có những nhận thức sai lầm, ấu trĩ nên việc học bạn rất có thể lâm vào
tình cảnh “lợi bất cập hại”.


c) Bài học nhận thức và liên hệ bản thân:


- Do đó, 2 ý kiến này bổ sung cho nhau, giúp ta bài học nhận thức về việc học:
Học cả thầy và bạn, vì trong thực tế, việc học thầy hay học bạn đều có những thế
mạnh và hạn chế riêng.


- Quan trọng hơn cả là cần phải hiểu chữ “thầy, bạn” theo nghĩa rộng. Thầy là
người truyền đạt cho ta kiến thức, kĩ năng để sống, học tập và làm việc. Bạn là
người gần gũi, yêu mến và muốn giúp đỡ ta tiến bộ. Hiểu như vậy thì “nhất tự vi
sư, bán tự vi sư”, người bạn chân chính nào cũng có thể chính là thầy ta và ngược
lại, những người thầy chính là người bạn tốt nhất, đáng trân trọng nhất trong cuộc
đời.


<b>Dàn ý bài nghị luận tư tưởng đạo lí:</b>
a. Mở bài : Gợi – Đưa- Báo


- Gợi : Là gợi ý ra vấn đề cần nghị luận.


- Đưa : Sau khi gợi là đưa vấn đề nghị luận ra.


- Báo : Báo là phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (Có tính chuyển ý )
b. Thân bài : Giải – Phân – Bác – Đánh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Phân : Phân tích các mặt đúng của nội dung tư tưởng đạo lí (Dùng luận cứ từ
cuộc sống và xã hội để chứng minh).



- Bác : Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng đạo lí ( dùng dẫn
chứng từ trong cuộc sống và văn học để chứng minh)


- Đánh : Đánh giá ý ngĩa tư tưởng, đạo lí đã nghị luận.
3. Kết bài : Tóm – Rút – Phấn


- Tóm: Tóm tắt, khái quát vấn đề nghị luận.


- Rút : Rút ra ý nghĩa , từ bài học hiện tượng đời sống.


- Phấn : Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị
luận


<b>Dàn ý bài nghị luận hiện tượng xã hội:</b>
a. Mở bài : Gợi – Đưa - Báo


- Gợi : Là gợi ý ra vấn đề cần ngị luận.


- Đưa : Sau khi gợi là đưa vấn đề nghị luận ra.


- Báo : Là báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận ( Có tính chuyển ý ).
b. Thân bài : Thực- Nguyên – Hậu – Biện


- Thực : Nêu lên thực trạng đời sống đưa ra nghị luận.


- Nguyên : Là nguyên nhân nào xãy ra hiện tượng đời sống đó.( nguyên nhân
khách quan và nguyên nhân chủ quan).


- Hậu : Là hậu quả của hiện tượng đời sống mang lại, gồm có hậu quả tốt và hậu
quả xấu.



- Biện : Là biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặng ( nếu gây
ra hậu quả xấu) hoặc phát triển ( nếu hậu quả tốt)


c. Kết bài : Tóm- Rút- Phấn


- Tóm: Tóm tắt, khái quát vấn đề ngị luận.


- Rút : Rút ra ý nghĩa , từ bài học hiện tượng đời sống.


</div>

<!--links-->

×