Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Pháp luật về khai thác, sử dụng nước từ thực tiễn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.44 KB, 77 trang )

VŨ HẢI THANH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
LUẬT KINH TẾ

NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

VŨ HẢI THANH

2018 – 2020
HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

VŨ HẢI THANH

NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :


PGS.TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY

HÀ NỘI – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Vũ Hải Thanh học viên lớp Luật Kinh Tế khóa 2018- 2020 xin
cam đoan đây là cơng trình độc lập của riêng tơi mà khơng sao chép từ bất kỳ
nguồn tài liệu nào đã được công bố. Các tài liệu, số liệu sử dụng phân tích
trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, có xác nhận
của cơ quan cung cấp số liệu. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là kết
quả nghiên cứu của tôi được thực hiện một cách khoa học, trung thực, khách
quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nguồn số
liệu cũng như các thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình.
Tơi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật – Trường Đại học Mở Hà
Nội xem xét để tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tơi xin trân trọng cám ơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

NGƯỜI CAM ĐOAN

Vũ Hải Thanh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TT

KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT
TẮT

DIỄN GIẢI

1

TNN

Tài nguyên nước

2

Bộ TN&MT

Bộ tài nguyên và môi trường

3

NTCN

Nước thải công nghiệp

4

NTSH

Nước thải sinh hoạt


5

DN

Doanh Nghiệp


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 7
KHÁI QUÁT VỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC VÀ ............................... 7
PHÁP LUẬT VỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC ...................................... 7
1.1.Khái quát về tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước ........................ 7
1.1.1. Khái quát về tài nguyên nước ............................................................... 7
1.1.2. Khái quát về khai thác, sử dụng nước ................................................. 11
1.2 Khái quát về pháp luật khai thác, sử dụng nước .................................... 15
1.2.1 Khái niệm và nội dung điều chỉnh của pháp luật khai thác, sử dụng
nước ............................................................................................................. 15
1.2.2. Vai trò của pháp luật khai thác, sử dụng nước ................................... 18
1.2.3. Những biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật về khai thác, sử dụng
nước ............................................................................................................. 20
1.2.4. Những yếu tố tác động đến pháp luật về khai thác, sử dụng nước....... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 26
CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 28
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC VÀ
THỰC TIỀN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................... 28
2.1 Thực trạng pháp luật về khai thác, sử dụng nước .................................... 28
2.1.1. Các quy định về quy hoạch tài nguyên nước ....................................... 28

2.1.2. Các quy định về đánh giá môi trường trước khi khai thác sử dụng nước
và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước .................................... 31
2.1.3. Các quy định về giấy phép khai thác sử dụng nước ............................ 34
2.1.4. Các quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước36
2.1.5. Các quy định xử lý vi phạm pháp luật về khai thác sử dụng nước ....... 39


2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về khai thác sử dụng nước tại thành phố Hà
nội ................................................................................................................ 44
2.2.1. Khái quát về Thành phố Hà Nội và thực trạng khai thác, sử dụng nước44
2.2.2. Những kết quả đạt được...................................................................... 46
2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân .......................................................... 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................. 53
CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 54
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ............................................. 54
VỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC .......................................................... 54
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về khai thác sử dụng nước ............. 54
3.1.1 Hoàn thiện pháp luật khai thác, sử dụng nước phải đảm bảo phát triển
bền vững, sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường. ......................... 54
3.1.2 Hoàn thiện pháp luật khai thác, sử dụng nước phải đảm bảo sự đồng bộ
của hệ thống pháp luật mơi trường. .............................................................. 55
3.1.3 Hồn thiện pháp luật khai thác, sử dụng nước phải đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế, quốc tế và hợp tác quốc tế trong bảo vệ mơi trường ................ 55
3.2. Các giải pháp hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về khai thác, sử dụng nước .................................................................... 56
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về khai thác, sử dụng nước ......... 56
3.2.2.Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về khai thác, sử
dụng nước .................................................................................................... 59
3.3. Các giải pháp cụ thể cho Thành phố Hà Nội .......................................... 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................. 64
KẾT LUẬN .................................................................................................. 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 66




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường. Nước cần cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công
nghiệp, phát triển thủy điện, giao thông đường thủy và các ngành kinh tế
khác. Nhưng tài nguyên nước lại có hạn và dễ bị tổn thương. Trong những
thập niên vừa qua, việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước
đã có những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên trong thời gian dài chúng ta chưa
nhận thức đầy đủ về ý nghĩa tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức
khỏe và môi trường chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, dẫn
đến tài nguyên nước của nước ta đã có những biểu hiện suy thối cả về số
lượng lẫn chất lượng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước khan hiếm
nước đã xuất hiện ở nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng, tình trạng sử
dụng nước lãnh phí, kém hiệu quả, thiếu quy hoạch, thiếu tình liên ngành cịn
khá phổ biến.
Trong khi đó, nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế khơng ngừng
gia tăng về số lượng và địi hỏi cao hơn về chất lượng, cân bằng nước giữa
cung và cầu nhiều lúc, nhiều nơi không bảo đảm và đã trở thành áp lực lớn
đối với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện dân
số gia tăng, biến đổi khí hậu diễn biến ngày một phức tạp. Tình hình đó địi
hỏi phải đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc công tác quản lý nhà nước về tài nguyên
nước. Tuy nhiên những văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước dù

tương đối nhiều về số lượng, nhưng chất lượng lại khơng cao. Có văn bản tuy
được ban hành khá sớm nhưng hầu như không được áp dụng trong thực tế,
nhiều văn bản hiện hành cịn chồng chéo, khơng hợp lý. Đây là một trong
những nguyên nhân khiến cho tài nguyên nước Việt Nam ngày càng bị ơ
nhiễm, suy thối, cạn kiệt. Nhận thức rõ tầm quan trọng của pháp luật tài
nguyên nước nhưng hiện vẫn chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu sâu
về vấn đề này mà chỉ một số đề tài cấp Bộ đề cập đến vấn đề này. Nhưng các
đề tài này cũng chưa đưa ra được bức tranh tổng thể về pháp luật tài nguyên
nước Việt Nam và đề xuất phương hướng hoàn thiện.
1


Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đã góp phần tăng cường hiệu
lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và mọi
tổ chức, cá nhân trong bảo vệ, khai, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống
và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Đến ngày 21/06/2012, Luật Tài
Nguyên nước đã được điều chỉnh và thông qua. Đây chính là căn cứ để điều
chỉnh và thực hiện pháp luật về khai thác và sử dụng nguồn nước. Việc thực
thi Luật trong những năm qua đã có những kết quả tích cực, góp phần phục vụ
có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Cùng với các
văn bản pháp luật khác về đất đai, khống sản, bảo vệ mơi trường, bảo vệ và
phát triển rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản... Luật TNN đã góp phần hồn
thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường ở nước ta.
Qua gần 10 năm thi hành, nhiều quy định của Luật đã được triển khai,
đem lại những kết quả tích cực, đặc biệt là đã khai thác, sử dụng tốt hơn các
nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quản lý nhà nước về
TNN đã có nhiều tiến bộ và từng bước đi vào nề nếp, nhất là sau khi Bộ
TN&MT được thành lập; hệ thống chính sách, pháp luật từng bước được hoàn

thiện; ý thức của người dân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN ngày một
nâng cao. Cùng với sự phát triển mọi mặt của đất nước, các yêu cầu về bảo vệ,
khai thác, sử dụng và phát triển TNN ngày càng phong phú và phức tạp, đòi
hỏi hoạt động quản lý phải nâng lên một bước mới, đáp ứng những yêu cầu
đó.
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm văn
hóa kinh tế xã hội chính của cả nước. Tốc độ đơ thị hóa ngày càng cao dẫn
đến những vấn đề về môi trường đặc biệt là tài nguyên nước đứng trước
những thách thức mới và phải điều chỉnh từng ngày để phù hợp với thực tiễn
cuộc sống. Tốc độ cơng nghiệp hố và đơ thị hố nhanh và sự gia tăng dân
số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh
thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày
càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn,
đông dân chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang
gây ô nhiễm môi trường nước. Ơ nhiễm nước do sản xuất cơng nghiệp là rất
2


nặng.
Đặc biệt năm 2019, nhân dân thủ đô Hà Nội đứng trước nguy cơ về an
ninh nguồn nước từ vụ đổ trộm dầu thải tại nguồn nước Sông Đà. Trong khi
tài nguyên nước bị suy thoái cả về chất và lượng thì chế tài đối với các hành
bi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước lại chưa đủ sức răn đe khiến nhiều
doanh nghiệp coi thường pháp luật, chấp nhận nộp phạt mà không thực hiện
quy định pháp luật. Những tội phạm về tài nguyên nước được quy định trong
Bộ luật Hình sự khó có thể áp dụng được trong thức tế và nhiều khi không thể
áp dụng được. Điều này càng làm cho tình trạng suy thối, cạn kiệt ô nhiễm
nguồn nước trở nên trầm trọng hơn, cạn kiệt ô nhiễm nguồn nước trở nên
trầm trọng hơn, môi sinh dần bị hủy hoại, sức khỏe của con người bị rình rập
đe dọa hàng ngày. Trong bối cảnh đó, việc đánh giá hiện trạng và tìm ra

hướng hồn thiện pháp luật về khai thác và sử dụng tài nguyên nước là vấn đề
cấp bách. Vì vậy, tơi chọn “Pháp luật về khai thác, sử dụng nước từ thực tiễn
thành phố Hà Nội “ làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nước là tài nguyên rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại
và phát triển của con người. Chính vì vậy trong những năm gần đây đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.
Dưới góc độ pháp lý, có thể kể đến một số cơng trình như: "Pháp luật
bảo vệ mơi trường nước ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn
thiện", Luận văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn Hải Âu, Trường Đại học Luật
Hà Nội, năm 2017; "Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ nước ở Việt
Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn Thanh Huyền, Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2018; "Quản lý nhà nước bằng pháp
luật trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên nước ", Luận án tiến sĩ Luật học, của
Hà Cơng Tuấn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2016; "Hồn
thiện pháp luật về quản lý và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay",
Luận án tiến sĩ Luật học, của Nguyễn Thanh Huyền, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội
Bài viết: "Một số khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định về
quản lý, khai thác và bảo vệ nước ", của Cao Anh Đức, Tạp chí Kiểm sát, số
3


22/2018; "Về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nước tại điều
175 Bộ luật hình sự", của Phạm Văn Beo, Tạp chí Tịa án nhân dân, số
1/2019; "Quyền tài sản của chủ nước đôi điều bàn luận", của Nguyễn Thanh
Huyền, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10/2018;
Các cơng trình nghiên cứu, bài viết, đề tài trên đây đã đề cập đến một
vài khía cạnh của pháp luật về tài nguyên nước nói chung. Cho đến nay, chưa
có cơng trình nào nghiên cứu tồn diện hệ thống pháp luật về khai thác, sử

dụng nước gắn với thực tiễn thực hiện tại Thành phố Hà nội dưới góc độ luận
văn thạc sĩ luật học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn
*Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng pháp luật về khai thác
sử dụng nước và thực tiễn thực hiện tại Thành phố Hà Nội. Từ đó nhận xét,
đánh giá kết quả đạt được; chỉ ra hạn chế và nguyên nhân để đưa ra giải pháp
hoàn thiện pháp luật về khai thác sử dụng nước
*Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Nghiên cứu tổng quan về khai thác, sử dụng nước và pháp luật về khai
thác, sử dụng nước
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật về khai thác sử dụng nước và thực
tiễn Thành phố Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về khai thác sử dụng nước
4. Phạm vi nghiên cứu
Khai thác và sử dụng nước là vấn đề rộng có thể được nghiên cứu dưới
nhiều góc độ như kinh tế, quản lý, kỹ thuật… Trong phạm vi Luận văn này
tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành cơ bản nhất
về khai thác, sử dụng nước (vấn đề quy hoạch, vấn đề đánh giá môi trường,
vấn đề cấp và thu hồi giấy phép cùng những nghĩa vụ pháp lý cơ bản của
người khai thác sử dụng nước và các biện pháp pháp lý được áp dụng để xử lý
vi phạm) và thực tiễn thực hiện các quy định đó tại địa bàn Thành phố Hà
Nội. Những vấn đề về kỹ thuật khai thác sử dụng nước hay khía cạnh kinh tế
của hoạt động này sẽ khơng được đề cập trong luận văn.

4


5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận
văn

Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu đề tài của luận văn là phép
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác- Lê Nin. Trong quá
trình nghiên cứu, tác giả đã tiếp thu quan điểm trong các văn kiện Đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề cơng nghiệp hố, hiện đại hố, trong đó
có vấn đề hồn thiện và đổi mới hệ thống pháp luật, củng cố, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng
phương pháp Luật học so sánh, hệ thống, phân tích, tổng hợp và mơ hình hố
để thực hiện luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đây là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện
pháp luật tài nguyên nước Việt Nam. Luận văn dự kiến đạt được :
Về lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tình hình khai
thác, sử dụng TNN đánh giá về hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật đối
với các quy định, quy phạm pháp luật về khai thác và sử dụng TNN. Luận văn
góp phần làm phong phú thêm các quan điểm, nhận thức và các luận cứ khoa
học, thực tiễn về các vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của Đề tài.
Về thực tiễn: Luận văn đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về
khai thác và sử dụng TNN nói chung và thực tiễn tại thành phố Hà Nội, xây
dựng hoàn thiện những quy định, quy phạm pháp luật cho đúng với tình hình
thực tiễn khi áp dụng luật vào cuộc sống.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có giá trị tham khảo đối với các nhà
nghiên cứu, các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách, pháp luật và
hoàn thiện các quy định hiện hành về khai thác và sử dụng TNN; nâng cao
hiệu lực và hiệu quả thực thi của các quy định này. Ngoài ra Luận văn cũng là
tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy các môn pháp luật
liên quan như Luật Môi trường, Luật Cạnh tranh ...
7. Kết cấu của Luận Văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

5


gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về khai thác, sử dụng nước và pháp luật về khai
thác, sử dụng nước
Chương 2. Thực trạng pháp luật về khai thác sử dụng nước và thực tiễn
thực hiện tại Thành phố Hà Nội
Chương 3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về khai thác sử dụng nước

6


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC VÀ
PHÁP LUẬT VỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC
1.1.Khái quát về tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước
1.1.1. Khái quát về tài nguyên nước
* Khái niệm và phân loại tài nguyên nước.
Nước là một loại tài nguyên quí giá và được coi là vĩnh cửu. Khơng có
nước thì khơng có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ
yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh, kinh tế của con người. Nước được sử
dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, giao thơng
vận tải, chăn ni thuỷ sản v.v.. Do tính chất quan trọng của nước như vậy
nên UNESCO đã lấy ngày 23/3 làm ngày nước thế giới. Tài nguyên nước là
lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đại dương và trong khí quyển,
sinh quyển. TNN được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, dưới góc độ hóa
học nước được định nghĩa là một hợp chất của Hidro và oxy tồn tại trong
thiên nhiên với cơng thức hóa học là H2O. Dưới góc độ vật lý, TNN được xác

định tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Căn cứ và đặc tính lý, hóa của nước
được phân chia thành nước mặn, nước ngọt, nước nhạt, nước lợ, nước
khoáng, nước nóng thiên nhiên….Căn cứ vào trạng thái tồn tại của nước,
nước được chia thành nước mặt, nước dưới đất, nước trong khơng khí, băng
tuyết.
Dưới góc độ pháp lý, theo quy định tại Điều 2 Luật TNN thì TNN bao
gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển trong lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam1. Theo đó, nguồn nước chỉ các
dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được bao
gồm sông, suối, kênh, rạch, biển, hồ, đầm, ao các tầng chứa nước dưới đất:
mưa, băng , tuyết và các dạng tích tụ nước khác. Nước mặt là nước tồn tại
trên mặt đất liền hoặc hải đảo; nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng
chứa nước dưới mặt đất. Cụ thể như sau:

1

Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012

7


- Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất
ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và
chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng
giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ
thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các
yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ
chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc
điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ
bốc hơi địa phương.

Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước. Sự bốc hơi
nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và động
vật..., hơi nước vào trong khơng khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng
rơi xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi
cao đến nơi thấp tạo nên các dịng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối,
sơng và được tích tụ lại ở những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc
được đưa thẳng ra biển hình thành nên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất.
Trong quá trình chảy tràn, nước hịa tan các muối khống trong các nham
thạch nơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ khơng hòa tan được cuốn theo
dòng chảy và bồi lắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khống trong
nước biển sau một thời gian dài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần
làm cho nước biển càng trở nên mặn. Có hai loại nước mặt là nước ngọt
hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước mặn hiện diện trong
biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các lục địa.
- Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa
trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các
tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta cịn phân biệt
nước ngầm nơng, nước ngầm sâu và nước chôn vùi. "Nước ngầm là một
dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn,
sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể
khai thác cho các hoạt động sống của con người".Nước ngầm cũng có
những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và
chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm
(dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung
8


lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Nguồn cung cấp
nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các nguồn thoát tự
nhiên như suối và thấm vào các đại dương.

Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm
tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả
năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dịng chảy ngầm
theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường khơng có lớp ngăn cách với địa
hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc
vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm.
Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên
trên và phía dưới bởi các lớp khơng thấm nước2.
* Vai trị của tài ngun nước
TNN có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
con người. Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước
mặn, cịn lạị là nước ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha
loãng các yếu tố gây ơ nhiễm mơi trường, nó cịn là thành phần cấu tạo chính
yếu trong cơ thể sinh vật,chiếm từ 50% - 97% trọng lượng của cơ thể, chẳng
hạn như ở người nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và ở Sứa biển nước
chiếm tới 97%. Trong 3% lượng nước ngọt có trên quả đất thì có khoảng hơn
3/4 lượng nước mà con người khơng sử dụng được vì nó nằm q sâu trong
lịng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục
điạ... chỉ có 0, 5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà conngười
đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ơ nhiễm ra thì chỉ có
khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được và nếu
tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử
dụng3.Theo hiểu biết hiện nay thì nước trên hành tinh của chúng ta phát sinh
từ 3 nguồn: bên trong lòng đất, từ các thiên thạch ngoài quả đất mang vào và
từ tầng trên của khí quyển; trong đó thì nguồn gốc từ bên trong lịng đất là
chủ yếu. Nước có nguồn gốc bên trong lịng đất được hình thành ở lớp vỏ

Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Báo cáo tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước, TP Hồ Chí
Minh 4/2013
3

Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn, Trần Thanh Xuân. Tài nguyên nước Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, 2003.
2

9


giữa của quả đất do q trình phân hóa các lớp nham thạch ở nhiệt độ cao tạo
ra, sau đó theo các khe nứt của lớp vỏ ngồi nước thốt dần qua lớp vỏ ngồi
thì biến thành thể hơi, bốc hơi và cuối cùng ngưng tụ lại thành thể lỏng và rơi
xuống mặt đất. Trên mặt đất, nước chảy tràn từ nơi cao đến nơi thấp và tràn
ngập các vùng trủng tạo nên các đại dương mênh mông và các sơng hồ
ngun thủy. Theo sự tính tốn thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên
trên trái đất khoảng 1,4 tỉ km3, nhưng so với trử lượng nước ở lớp vỏ giữa của
qủa đất ( khoảng 200 tỉ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm khơng đến
1%.
Đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vai trị của TNN cũng
khơng thể phủ nhận. Cụ thể là:
+ Sản xuất nơng nghiệp: với một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp
và nguồn lợi thủy sản phong phú như Việt Nam thì việc bảo vệ nguồn nước
có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững của các ngành này.
+ Các ngành công nghiệp: Trong công nghiệp, nước thường được dùng
để làm nguội thiết bị và hấp thụ, vận chuyển vật chất hay làm dung môi pha
trộn và nhất là sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng. Nước cịn đóng vai trị lớn
trong ngành sản xuất điện. Sản lượng điện hàng năm chiếm 55% tổng công
suất phát điện của toàn bộ hệ thống lưới điện quốc gia đã được xây dựng.
+ Giao thông vận tải đường thủy: với những quốc gia có mật độ sơng
suối dày đặc, ba mặt giáp biển như Việt Nam thì giao thơng đường thủy có ý
nghĩa quan trọng.
+ Dịch vụ, du lịch : nguồn nước có vai trị quan trọng trong phục vụ
nhu cầu nghỉ ngơi, chữa bệnh, du lịch, là điều kiện quan trọng để phát triển

các ngành du lịch- dịch vụ.
Nước là tài nguyên quý giá, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống của con
người, là sự sống của vạn vật. Nước cũng quan trọng như khơng khí, không
thể thiếu và không thể thay thế. Đối với nhiều tôn giáo, nước rất linh thiêng
và được sử dụng trong các nghi lễ khác nhau. Nước được thể hiện trong nghệ
thuật qua hàng thế kỷ như trong âm nhạc, hội họa, văn học, phim ảnh và cũng
là yếu tố trọng tâm của các nghiên cứu khoa học.

10


1.1.2. Khái quát về khai thác, sử dụng nước
Theo từ điển tiếng Việt: “khai thác là tiến hành hoạt động để thu lấy
những nguồn lợi sẵn có trong thiên nhiên. Còn sử dụng là lấy làm phương tiện
để phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó.” Như vậy, khai thác sử dụng nước
được hiểu là hoạt động thu lấy những nguồn lợi có sẵn của TNN và lấy TNN
làm phương tiện để phục cụ cho các nhu cầu, mục đích khác nhau của con
người.
TNN có thể được sử dụng cho nhiều nhu cầu, mục đích khác nhau nên
nhu cầu khai thác, sử dụng nước đang ngày càng gia tăng theo đà phát triển
của nền công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người.
Theo sự ước tính, bình qn trên tồn thế giới có chừng khoảng 40% lượng
nước cung cấp được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10%
cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự
phát triển của mỗi quốc gia. Thí dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử
dụng cho công nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và
giải trí. Ở Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp, 87% cho
công nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí. Nhu cầu về nước trong
cơng nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao của nền cơng nghiệp trên tồn
thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối với một số ngành sản

xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất..., chỉ 5
ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng lượng nước sử dụng cho cơng
nghiệp. Thí dụ: cần 1.700 lít nước để sản xuất một thùng bia chừng 120 lít,
cần 3.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần 300.000 lít
nước để sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000 lít nước để sản
xuất 1 tấn nhựa tổng hợp.
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước phát triển của nền cơng
nghiệp hiện nay trên thế giới có thể thấy năm 2000 nhu cầu nước sử dụng cho
công nghiệp tăng 1.900 km3/năm có nghĩa là tăng hơn 60 lần so với năm
1900. Phần nước tiêu hao khơng hồn lại do sản xuất công nghiệp chiếm
khoảng từ 1 - 2% tổng lượng nước tiêu hao khơng hồn lại và lượng nước còn
lại sau khi đã sử dụng được quay về sông hồ dưới dạng nước thải chứa đầy
những chất gây ô nhiễm. Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp như sự
thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi một lượng
11


nước ngày càng cao. Trong tương lai do thâm canh nơng nghiệp mà dịng
chảy cả năm của các con sơng trên tồn thế giới có thể giảm đi khoảng 700
km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí
hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc nước ngầm
bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khơ.
Ước tính mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu
được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500
tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000
tấn nước. Sở dĩ cần số lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự địi hỏi của
q trình thốt hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng
ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại
trong các sản phẩm nơng nghiệp. Theo sự ước tính thì các cư dân sinh sống
kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do sự phát

triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và
giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn,
nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo đó,
năm 2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí tăng gần 20 lần so với năm
1900, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới
Việt Nam là nước Đơng Nam Á có chi phí nhiều nhất cho thủy lợi. Cả
nước hiện nay có 75 hệ thống thủy nông với 659 hồ, đập lớn và vừa, trên
3500 hồ đập nhỏ 1000 cống tiêu, trên 2000 trạm bơm lớn nhỏ, trên 10000
máy bơm các loại có khả năng cung cấp 60-70 tỷ m3 /năm. Tuy nhiên, hệ
thống thủy nông đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng 50-60% công suất
thiêt kế. Lượng nước sử dụng hằng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3 ,
cho công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m3 , cho dịch vụ là 2 tỷ m3 , cho sinh hoạt là
3,09 tỷ m3 . Tính đến năm 2030 cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng
Nông nghiệp 75%, Công nghiệp 16%, tiêu dùng 9%. Nhu cầu dùng nước sẽ
tăng gấp đôi, chiếm khoảng 1/10 lượng nước sơng ngịi, 1/3 lượng nước nội
địa, 1/3 lượng nước chảy ổn định. Do lượng mưa lớn, địa hình dốc, nước ta là
một trong 14 nước có tiềm năng thuỷ điện lớn. Các nhà máy thủy điện hiện
nay sản xuất khoảng 11 tỷ kWh, chiếm 72 đến 75% sản lượng điện cả nước.
Với tồng chiều dài các sông và kênh khoảng 40000km, đã đưa và khai thác

12


vận tải 1500 km, trong đó quản lý trên 800km. có những sơng suối tự nhiên,
thác nước,… được sử dụng làm các điểm tham quan du lịch 4.
Về nuôi trồng thủy hải sản, nước ta có 1 triệu ha mặt nước ngọt,
400000 ha mặt nước lợ và 1470 000 ha mặt nước sơng ngịi có hơn 14 triệu ha
mặt nước nội thủy và lãnh hải. Tuy nhiên cho đến nay mới sử dụng 12,5%
diện tích mặt nước lợ, nước mặn và 31% diện tích mặt nước ngọt. Nhiều hồ
và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như Cấm Sơn (Bắc

Giang), Bến En và Cửa Đạt (Thanh Hóa), Đơ Lương (Nghệ An)… Theo số
liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 3500 hồ chứa nhỏ và khoảng 650 hồ
chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản xuất thủy điện, kiểm sốt lũ lụt, giao
thơng đường thủy thủy lợi và nuôi trồng thủy sản. Đời sống sinh hoạt hằng
ngày của con người sử dụng rất nhiều nước sinh hoạt. về mặt sinh lý mỗi
người cần 1-2 lít nước/ ngày. Và trung bình nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
của một người trong một ngày 10-15 lít cho vệ sinh cá nhân, 20-200 lít cho
tắm, 20-50 lít cho làm cơm, 40-80 lít cho giạt bằng máy….
Ở khu vực thành thị, Việt Nam có 708 đơ thị bao gồm 5 thành phố trực
thuộc trung ương, 86 thành phố và thị xã thuộc tỉnh, 617 thị trấn với 21,59
triệu người( chiếm 26,3% dân số tồn quốc . Có trên 240 nhà máy cấp nước
đô thị với tổng công suất thiết kế là 3,42 triệu m3 / ngày. Trong đó 92 nhà
máy sử dụng nguồn nước mặt với tổng công suất khoảng 1,95 triệu m3 /ngày
và 148 nhà máy sử dụng nguồn nước dưới đất với tổng công suất khoảng 1,47
triệu m3 /ngày. Một số địa phương khai thác 100% nước dưới đất để cung cấp
cho sinh hoạt sản xuất như Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…..các
tỉnh thành Hải Phịng, Hà Nam, Nam Định, Gia Lai, Thái Bình… khai thác
100% nước mặt. Nhiều địa phương dùng cả hai nguồn nước. Tổng cơng suất
nước hiện có của các nhà máy cấp nước có thể cung cấp khoảng 150 lít nước
sạch mỗi ngày. Tuy nhiên, do cơ sơ hạ tầng xuống cấp lạc hậu nên tỷ lệ thất
thoát nước sạch khá cao ( có nơi tỉ lệ lên tới 40%). Nên thực tế nhiều đơ thị
chỉ có khoảng 40-50 lít/người/ngày.
Ở khu vực nơng thơn, Việt Nam có khoảng 36.7 triệu người dân được
cấp nước sạch (trên tổng số người dân 60,44 triệu). Tỉ lệ dân số nông thôn
4

Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn, Trần Thanh Xuân. Tài nguyên nước Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, 2003.

13



được cấp nước sinh hoạt lớn nhất ở vùng Nam Bộ chiếm khoảng 66,7%, đồng
bằng sông hồng 65,1% đồng bằng sông cửu long 62,1%. Tại Hà Nội, tổng
lượng nước dưois đất được khai thác là 1 100 000 m3 /ngày đêm. Trong đó,
phía nam sơng hồng khai thác với lưu lượng 700 000m3 /ngày đêm. Trên địa
bàn hà nội hiện nay khoảng trên 100 000 giếng khoan khai thác nước kiểu
UNICEF của các hộ gia đình, hơn 200 giếng khoan của công ty nước sạch
quản lý và 500 giếng khoan khai thác nước của các trạm phát nước nông thôn.
Các tỉnh ven biển miền tây nam bộ như: Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre,
Long An do nguồn nước ngọt trên các sông rạch ao hồ không đủ phục vụ nhu
cầu của đời sống và sản xuất, vì vậy nguồn nước cung cấp chủ yếu được khai
thác từ nguồn dưới đất. Khoảng 80% dân số ở 4 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng
,Bạc Liêu, Cà Mau đang sử dụng nước ngầm mỗi ngày
Theo số liệu mới nhất trong Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia
của Bộ Tài nguyên và môi trường, tổng lượng nước đang được khai thác, sử
dụng hàng năm khoảng 80,6 tỷ m3 , chiếm xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện
có của cả nước. Trong đó, trên 80% lượng nước được sử dụng cho mục đích
nơng nghiệp (khoảng 65 tỷ m3 /năm) . Ngồi ra, nước cịn được sử dụng cho
sản xuất năng lượng, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và hoạt động sản xuất
công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Cơ cấu sử dụng nước đang có xu hướng tăng
dần cho công nghiệp, thủy sản và sinh hoạt.
Nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhiều nhất ở hai vùng ĐBSCL
và ĐBSH, chiếm tỷ lệ 70% lượng nước sử dụng. Những vùng, LVS có tỷ lệ
sử dụng nước cho thủy sản cao bao gồm: cao nhất là sông Cửu Long, sơng
Hồng - Thái Bình, nhóm sơng vùng Đơng Nam Bộ, sông Đồng Nai và sông
Mã với các tổng lượng dùng tương ứng: 5,8 tỷ m3 ; 0,7 tỷ m3 ; 0,63 tỷ m3 ;
0,4 tỷ m3 . Lưu vực sơng có tỷ lệ dùng nước cho cơng nghiệp cao nhất là LVS
Hồng - Thái Bình, chiếm gần 1/2 tổng lượng nước sử dụng cho ngành công
nghiệp của cả nước; tiếp đến là LVHTS Đồng Nai chiếm 25%; LVS Cửu
Long là 10%; cuối cùng là nhóm sơng vùng Đơng Nam Bộ là 7%. Khai thác,

sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý và thiếu bền vững gây suy giảm tài
nguyên nước trong khi hiệu quả sử dụng nước còn thấp, tình trạng lãng phí
trong sử dụng nước cịn phổ biến trên phạm vi cả nước.

14


Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, ở hạ lưu hầu hết các LVS,
tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ
cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn.
Mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước đã xuất hiện, như giữa nhu cầu cấp
thốt nước cho nơng nghiệp, thủy điện, tiêu thoát nước cho sản xuất và dân
sinh, bảo vệ nguồn lợi của các ao nuôi thủy sản. Thêm vào đó, tài nguyên
nước trên các LVS ở nước ta đang bị suy giảm do nhu cầu dùng nước tăng
cao trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy điện,
làng nghề; công tác quản lý tài nguyên nước còn hạn chế; các HST rừng đầu
nguồn các lưu vực cũng bị suy giảm trên diện rộng do nạn phá rừng, do canh
tác nơng nghiệp, khai khống và xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, BĐKH
cũng tác động mạnh mẽ lên tài nguyên nước mặt ở Việt Nam.
Theo dự báo, tác động của BĐKH sẽ làm dịng chảy trong mùa khơ ở
vùng ĐBSCL (chỉ tính riêng lượng nước phát sinh trong vùng) suy giảm
khoảng 4,8% vào năm 2020 và khoảng 14,5% vào năm 2050 5. Tài nguyên
nước của nước ta ẩn chứa nhiều yếu tố kém bền vững. Xét lượng nước vào
mùa khơ thì nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước, một
số khu vực thuộc loại khan hiếm nước. Trong khi nhu cầu nước khơng ngừng
tăng lên thì nhiều dịng sơng lại bị suy thối, ơ nhiễm, nước sạch ngày một
khan hiếm. Hạn hán, thiếu nước diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng. An ninh
về nước cho phát triển bền vững và BVMT đang không được bảo đảm ở
nhiều nơi, nhiều vùng trên cả nước.
1.2 Khái quát về pháp luật khai thác, sử dụng nước

1.2.1 Khái niệm và nội dung điều chỉnh của pháp luật khai thác, sử dụng
nước
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các
quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền
và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu Nhà nước và một kiểu
pháp luật tương ứng. Lịch sử xã hội lồi người đã có các kiểu pháp luật chủ
nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Pháp
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018: Chuyên đề nước lưu vực
sông, Hà Nội 2018
5

15


luật hồn tồn khơng phải là sản phẩm thuần túy của lý tính hay bản tính tự
nhiên phi giai cấp của con người như học thuyết pháp luật tự nhiên quan
niệm. Pháp luật, như Mác – Ăng ghen phân tích, chỉ phát sinh, tồn tại và phát
triển trong xã hội có giai cấp, có Nhà nước; bản chất của pháp luật thể hiện ở
tính giai cấp của Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật cũng mang tính xã hội, bởi
vì ở mức độ nhất định, nó phải thể hiện và bảo đảm những yêu cầu chung của
xã hội về văn hóa, phúc lợi, môi trường sống6…
Trong lĩnh vực TNN nước, pháp luật về khai thác sử dụng nước là công
cụ quan trọng để định hướng và ràng buộc các chủ thể khai thác, sử dụng
nước vào việc thực hiện các biện pháp khai thác, sử dụng nước một cách tiết
kiệm, an toàn, hiệu quả và đảm bảo an toàn nguồn nước. Pháp luật khai thác,
sử dụng nước là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng nước trên
cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách
có hiệu quả TNN. Như vậy, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về khai thác,

sử dụng nước là các nhóm quan hệ phát sinh trong hoạt động khai thác, sử
dụng nước, bao gồm:
- Quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chuyên môn trong việc áp dụng quy định về định mức
kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng TNN và khả năng khai thác,
sử dụng nước cũng như khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
- Quan hệ phát sinh trong việc cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước:
quan hệ giữa cơ quan cấp phép và cơ quan tiếp nhận, quản lý cấp phép, quan
hệ giữa các tổ chức, cá nhân khai thác và các cơ quan trên.
- Quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các chủ thể khai
thác sử dụng nước trong việc thực hiện quy định về Quy chuẩn kỹ thuật môi
trường, Đánh giá tác động môi trường. Các chủ dự án phải lập báo cáo Đánh
giá tác động môi trường trong việc khai thác sử dụng nước theo quy định của
pháp luật, đồng thời, cùng với các chủ thể khác, cũng phải đảm bảo nước thải
phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật môi trường sau khi thải vào mơi trường.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội 2017
6

16


- Quan hệ gắn với việc xử lý vi phạm pháp luật về khai thác, sử dụng
nước là quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các chủ thể có
hành vi vi phạm pháp luật về khai thác sử dụng nước.
Các nhóm quan hệ này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát,
thanh tra, kiểm tra và xử phạt các hành vi khai thác, sử dụng nước không
đúng quy định pháp luật. Để khai thác, sử dụng nước có hiêu quả thì cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cần ban hành các quy định pháp luật về khai thác, sử

dụng nước. Những nội dung cơ bản được pháp luật khai thác, sử dụng nước
điều chỉnh bao gồm:
+ Các quy định về quy hoạch TNN. Đây là nhóm quy định tạo cơ sở và
căn cứ thống nhất cho việc phân bổ quyền khai thác, sử dụng nước cho các tổ
chức, cá nhân có nhu cầu tránh nguy cơ khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt
TNN
+ Các quy định về đánh giá môi trường trước khi khai thác nước. Đây
là một trong những biện pháp phịng ngừa suy thối tài ngun nước mà tất cả
các quốc gia trên thế giới đều áp dụng để dự báo và giảm thiểu những rủi ro
đối với TNN do các hoạt động khai thác, sử dụng nước cho mọi mục đích
+ Các quy định về giấy phép khai thác, sử dụng nước. Nhóm quy định
này điều chỉnh các vấn đề liên quan đến điều kiện cấp phép, thẩm quyền cấp
và thu hồi giấy phép của các cơ quan quản lý TNN
+ Các quy định về nghĩa vụ của người khai thác sử dụng nước, bao
gồm các nghĩa vụ khai thác, sử dụng nước đúng mục đích, an tồn, tiết kiệm,
hiệu quả và các nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng
nước
+ Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật khai thác, sử dụng nước.
Các quy định này được áp dụng trong các trường hợp có hành vi vi phạm
pháp luật và việc áp dụng các biện pháp chế tài hành chính, dân sự hay hình
sự của các cơ quan có thẩm quyền đối với chủ thể vi phạm.
Tại Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khai thác, sử
dụng nước đã được hình thành và ngày càng hồn thiện. Đó là Luật Tài
nguyên nước năm 2012 và các văn bản hướng dẫn dưới luật, quy định về quản
lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng TNN và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây
17


×