Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tình bạn vĩ đại của các mác và ăng ghen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.83 KB, 16 trang )

Tình bạn vĩ đại và xúc động của Các Mác và Ph.Ăng ghen
1
Tình bạn vĩ đại và xúc động của Các Mác và Ph.Ăng ghen
2
Tình bạn vĩ đại và xúc động của Các Mác và Ph.Ăng ghen
3
Tình bạn vĩ đại và xúc động của Các Mác và Ph.Ăng ghen
TÌNH BẠN VĨ ĐẠI VÀ CẢM ĐỘNG CỦA CÁC MÁC VÀ PH.ĂNG
GHEN
Phần I: Mở đầu
Người ta đã và sẽ còn tốn nhiều công sức để thảo luận, tranh luận về tầm ảnh
hưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen đối với sự phát triển của nhân loại từ thế
kỉ thứ XIX về sau. Sự đánh giá đó có thể khác nhau tuỳ theo tầm nhìn, giác
độ, chỗ đứng và tâm trạng của những người nghiên cứu. Song có một điều
hiển nhiên, không ai có thể phủ nhận được là sự đóng góp to lớn của C.Mác
và Ph.Ăngghen vào dòng chảy chung của văn hoá nhân loại nếu ta hiểu văn
hoá là sự sáng tạo, đổi mới và phát triển, là những cái thuộc về lòng nhân ái,
vị tha, sự sáng suốt và lòng dũng cảm đấu tranh cho cái thiện và cái đẹp; là
cách mạng, cách mạng không ngừng để chống lại những gì mất nhân tính,
thiết lập quan hệ ứng xử giữa con người với con người trên đỉnh cao của tình
nhân ái. Và tình bạn vĩ đại giữa Các Mác và Ăng ghen là một trong những di
sản tuyệt vời mà hai ông đã để lại cho nhân loại, là tấm gương sáng về một
tình bạn mẫu mực. Hơn thế tình bạn của hai ông đã thể hiện những đặc trưng
mà sau này đã trở thành chuẩn mực để nhận biết đâu là những tình bạn chân
chính.
Và tình bạn vĩ đại giữa Các Mác và Ăng ghen không còn từ ngữ nào có thể
diễn tả hoàn hảo hơn bằng cụm từ “tình đồng chí cộng sản”, quyết chung sức
chung lòng vì hoài bão lí tưởng lớn.
Phần II: Vài nét về Các Mác và Ăng ghen
1, Các Mác
Karl Marx (phiên âm Việt hay đọc là Các Mác) sinh ngày 15-5-1818 trong


một gia đình luật sư người Do Thái nghèo ở Trier thuộc tỉnh Rhénanie của
Vương quốc Phổ. Cha ông, Heinrich, người có nguồn gốc nhiều đời làm
Giáo sĩ Do Thái, đã cải đạo sang Kito giáo, dù ông có nhiều xu hướng thần
luận. Tên thật của cha Marx là Herschel Mordechai, nhưng luật của Vương
quốc Phổ không cho phép người Do Thái làm về luật pháp, ông đổi sang đạo
Lu thơ. Tuổi thơ của Marx được tiếp xúc với nhiều học giả, họa sĩ thường
xuyên lui tới gia đình ông. Năm 1830, Karl Marx lên 12 tuổi, ông trở thành
học sinh của trường trung học Trier. Là một học sinh có chất lượng, ông có
sở trường ở những môn học cần có tính chất độc lập sáng tạo. Ông cũng học
tốt môn Toán.
4
Tình bạn vĩ đại và xúc động của Các Mác và Ph.Ăng ghen
Sau khi tốt nghiệp trường trung học Trier vào mùa thu năm 1835, Marx
bước vào Đại học Bonn ở tuổi 17 để học về luật. Ở đây, ông tham gia nhóm
uống rượu Quán Trier và đã từng là chủ nhiệm của nó; vì thế việc học tập
của ông cũng bị ảnh hưởng. Marx quan tâm đến nghiên cứu triết học và văn
học, nhưng cha ông không cho phép điều đó vì ông không tin rằng Marx sẽ
sống sung túc trong tương lai nếu là một học giả. Những năm tiếp theo, cha
của Marx buộc ông chuyển sang Đại học Friedrich Wilhemlms ở Béc lin.
Khi đó, Marx viết nhiều thơ và tiểu luận liên quan đến cuộc sống, sử dụng
ngôn ngữ triết học nhận được từ người cha thần luận tự do của mình, chẳng
hạn tác phẩm "Thượng đế". Trong suốt giai đoạn này, ông tiếp thu triết học
vô thần của những người Hegel cánh tả (hay Hegel trẻ). Marx đạt học hàm
Tiến sĩ năm 1841 với luận án mang tiêu đề: "Sự khác biệt giữa triết học tự
nhiên của Epicurus với triết học tự nhiên của Democritus".
Ở Berlin, Marx chủ yếu quan tâm đến triết học. Ông tham gia một nhóm
sinh viên và giáo sư trẻ gọi là những “người Hegel trẻ". Đối với nhiều người
trong số họ, phương pháp biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel,
mặc dù chỉ với nội dung lí thuyết, đã cung cấp một vũ khí mạnh mẽ cho việc
phê bình nền chính trị và tôn giáo lúc đó. Một số thành viên đã thấy sự

tương tự giữa triết học Aristote và triết học Hegel Một người Hegel trẻ khác,
Max Stirner, đã áp dụng sự phê bình Hegel và cho rằng những người theo
chủ thuyết vô thần thật sự là những người "ngoan đạo" (trong cuốn Der
Einzige und sein Eigenthum). Quan điểm của ông không được đồng tình bởi
hầu hết các đồng sự; nhưng dù sao, cuốn sách của Stirner là lí do chính để
Marx từ bỏ quan điểm của Ludwig Andreas Feuerbach để phát triển các khái
niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Một trong những giáo sư của
Marx là Nam tước Westphalen, cha của Jeny Von Westphalen vợ của Marx
sau này.
Vì những điều kiện kiểm duyệt tại Phổ, Marx rút khỏi ban biên tập của tờ
Rheinische Zeitung, và dự định xuất bản, cùng với Arnold Ruge, một nhà
cách mạng Đức khác. Ông tới Pháp vào cuối tháng 10 năm 1843. Paris ở
thời điểm đó là nơi ở và hoạt động của nhiều nhà cách mạng Đức, Anh, Ba
Lan và Italia. Ở Paris, ngày 28 tháng 8 năm 1844, tại Cefe de la Regence ở
Place du Palais ông gặp Friedrich Engels, người sẽ trở thành người bạn và
đồng sự quan trọng nhất trong cả cuộc đời ông. Engels mới chỉ gặp Marx
một lần trước đó (và ngắn ngủi) tại văn phòng của Rheinische Zeitung năm
1842, ông tới Paris để giới thiệu với Marx cuốn sách mới xuất bản của mình,
Điều kiện của giai cấp lao động ở Anh quốc năm 1844. Cuốn sách này đã
thuyết phục Marx rằng giai cấp lao động sẽ là tác nhân và công cụ của cuộc
cách mạng cuối cùng trong lịch sử.
5
Tình bạn vĩ đại và xúc động của Các Mác và Ph.Ăng ghen
Marx đã đánh giá lại mối quan hệ của mình với Những người Hegel trẻ, và
trong hình thức một bức thư trả lời về chủ nghĩa vô thần của Bauer viết Vấn
đề Do thái. Tiểu luận này chủ yếu gồm một sự phê bình các ý tưởng hiện
thời về các quyền dân sự và nhân quyền cũng như giả phóng con người; nó
cũng bao gồm nhiều luận điểm chỉ trích đạo Do Thái và cả Thiên chúa giáo
từ quan điểm giải phóng xã hội. Người bạn Ăng ghen nhiệt thành, đã khơi
dậy sự quan tâm của Marx với tình hình của giai cấp lao động và hướng sự

chú ý của Marx vào kinh tế. Marx trở thành một người cộng sản và đã đặt ra
các quan điểm của mình trong một loạt các bài viết được gọi là Các bản thảo
kinh tế và triết học năm 1844 không được xuất bản cho tới tận thập niên
1930s. Trong Bản thảo, Marx vạch ra một quan niệm nhân đạo của chủ
nghĩa cộng sản bị ảnh hưởng bởi triết lý của Ludwig Andreas Feuerbach và
dựa trên sự đối lập giữa bản chất xa lạ của lao động dưới chủ nghĩa tư bản và
một xã hội cộng sản trong đó con người được tự do phát triển bản chất của
mình trong sản xuất tập thể.
Tháng 1 năm 1845, sau khi Vorwärts thể hiện sự ủng hộ nhiệt thành của
mình với nỗ lực ám sát vua nước Phổ là Frederich William IV, chính quyền
Pháp ra lệnh cho Marx, cùng nhiều người khác, rời Paris. Ông và Engels
chuyển sang Brussel Bỉ.
Marx chú tâm nghiên cứu kỹ lịch sử, và cùng với Engels đưa ra ý tưởng chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt trong một bản thảo (được xuất bản sau khi
ông mất với tên gọi là hệ tư tưởng Đức), phát biểu luận cương căn bản của
nó rằng "bản chất của các cá nhân phụ thuộc vào các điều kiện vật chất
quyết định sức sản xuất của họ ". Marx đã lần theo lịch sử nhiều mô hình sản
xuất và phán đoán sự sụp đổ của mô hình sản xuất khi đó - chủ nghĩa tư bản
công nghiệp – và sự thay thế nó bằng chủ nghĩa cộng sản. Đây là tác phẩm
lớn đầu tiên của cací các học giả coi là giai đoạn sau của ông, từ bỏ chủ
nghĩa nhân đạo bị ảnh hưởng bởi Feuerbach trong các tác phẩm thời kỳ đầu.
Sau đó, Marx viết Sự đói nghèo của triết học(1847), một câu trả lời cho triết
học của sự nghèo đói của Pierre Joseph Proudhon và một sự phê bình với tư
tưởng xã hội Pháp. Các tác phẩm này đặt ra nền tảng cho tác phẩm nổi tiếng
nhất của Marx và Engels, Tuyên ngôn đảng cộng sản được xuất bản lần đầu
ngày 21 tháng 2 năm 1848 như bản tuyên ngôn của Liên đoàn cộng sản, một
nhóm nhỏ những người Cộng sản châu Âu đã bị ảnh hưởng của Marx và
Engels. Cuối năm ấy, châu Âu xuất hiện một loạt các cuộc phản kháng, nổi
dậy và bất ổn bạo lực, Các cuộc cách mạng năm 1848. Chính quyền Bỉ trục
xuất Marx khỏi nước này.

6

×