Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tài liệu tập huấn môn Lịch sử - CTGDPT 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.62 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KẾ HOẠCH BÀI DẠY</b>


<b>MÔN LỊCH SỬ LỚP 4</b>


<b>BÀI 14: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MƠNG – NGUN</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


Học xong bài này, HS có thể:
<b>Về kiến thức:</b>


- Biết được dưới thời Trần, quân Mông – Nguyên ba lần sang xâm lược nước ta.
- Nêu được ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của quân dân nhà Trần.


- Hiểu rõ kế đánh giặc của vua tôi nhà Trần.


- Kể được tấm gương yêu nước của Trần Quốc Toản.
<b>Về kĩ năng: Phát triển các kĩ năng:</b>


- Kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ và sử dụng SGK trong học tập.
- Kĩ năng mô tả, kể chuyện và trình bày các sự kiện lịch sử.


- Kĩ năng làm việc hợp tác.
<b>Định hướng thái độ:</b>


<b>- Tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của cha ơng.</b>


- Có cảm xúc sâu sắc về nhân vật lịch sử (cảm xúc về thái độ của Trần Thủ Độ,Trần
Quốc Toản, …..)


<b>Định hướng năng lực:</b>



<b>- Hình thành và phát triển năng lực tư duy lịch sử (nhận xét thái độ của một số nhân </b>
vật lịch sử), năng lực tìm tịi khám phá (Tại sao nhà Trần lại tổ chức nhân dân ba lần
đánh thắng quân xâm lược Mông – Nguyên?....)


<b>II. Thiết bị và đồ dùng dạy học:</b>
<b>a) Giáo viên:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Những mẫu truyện về người thiếu niên Trần Quốc Toản.
- Phiếu học tập.


- Máy chiếu.
<b>b) Học sinh:</b>


Sưu tầm tranh ảnh hoặc các câu chuyện về cuộc kháng chiến chống quân Mông –
Nguyên và các nhân vật Trần Quốc Toản, …..


<b>III. Gợi ý tổ chức các hoạt động dạy học:</b>
<b>1. Ổn định tổ chức lớp học.</b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ: Gv có thể sử dụng câu hỏi ở cuối bài 19 để kiểm tra.</b>
<b>3. Tổ chức các hoạt động dạy học.</b>


<b>3.1. Hoạt động khởi động</b>


- Cách 1: Giáo viên chiếu trên màn hình tranh vẽ hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát
quả cam và hình Thốt Hoan chui vào ống đồng chạy trốn, sau đó đưa ra câu hỏi để
học sinh phát hiện ra nhân vật lịch sử rồi dẫn vào bài.


- Cách 2: Giáo viên đọc các câu thơ sau của Phan Kế Bính và đố để HS nhận biết đó là
nhân vật lịch sử nào rồi dẫn vào bài.



Giỏi thay! Trần Quốc Toản
Tuổi trẻ dư can đảm


Dốc bụng báo hoàng ân
Cả gan bình quốc nạn
Cờ bay giặc hãi hùng
Giáo trơ quân tan rã
Lừng lẫy tiếng anh hùng
Giỏi thay! Trần Quốc Toản.


<i>(Theo Danh tướng Việt Nam, tập 1. NXB Giáo dục)</i>
<b>3.2. Hoạt động khám phá, hình thành kiến thức</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Hiểu được âm mưu của qn Mơng – Ngun muốn thơn tính nước ta.


- Biết ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của vua nhà Trần và nhân vật Trần Quốc Tuấn.
- Tự hào về truyền thống của thiếu niên, nhi đồng.


- Phát triển kĩ năng kể chuyện.


 <b>Hoạt động 1: Thảo luận nhóm – Tìm hiểu ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của</b>
<b>vua tôi nhà Trần.</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>


- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm và hoàn
thành phiếu học tập


- Thực hiện theo yêu cầu



<b>PHIẾU HỌC TẬP</b>


Đọc SGK từ “Lúc đó, qn Mơng- Ngun …Sát thát”, thảo luận và điền thông tin vào phiếu bài
tập.


<b>Các tầng lớp</b> <b>Thái độ</b>


Triều đình ………...


………
………


Quân,dân ………


………..
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả


làm việc.


- Tổ chức đánh giá, nhận xét và bổ sung.


- GV hỏi: Hình 1 trong SGK phản ánh điều gì?
- GV tóm tắt: Tranh vẽ cảnh hội nghị Diên
Hồng. Hội nghị này được vua Trần Thánh Tôn
tổ chức để xin ý kiến các bô lão khi quân Mông
– Nguyên sang xâm lược nước ta.


- Đại diện 2-3 nhóm trình bày.



- Các nhóm theo dõi, bổ sung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

trình chiếu kết quả trên máy chiếu.


<b>Các tầng lớp</b> <b>Thái độ</b>


Triều đình 1. Trần Thủ Độ nói:” Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”
2. Trần Hưng Đạo viết “Hịch tướng Sĩ” để khích lệ mọi người.


Quân, dân 3. Các bô lão đồng thanh hô “đánh” trong hội nghị Diên Hồng.
4. Các chiến sĩ tự thích vào tay chữ “ sát thát”.


<i><b>- GV kết luận: Cả ba lần xâm lược nước ta,quân </b></i>
Mông – Nguyên đều phải đối đầu với ý chí
quyết tâm tiêu diệt giặc của vua tôi nhà Trần.
Mọi người dân từ già đến trẻ nhỏ đều thể hiện
quyết tâm của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu tấm
gương Trần Quốc Toản.


<b></b>


- <i><b>Hoạt động 2: Kể chuyện tấm gương yêu nước “Trần Quốc Toản”</b></i>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


- Gợi ý cho HS kể chuyện về nhân vật Trần
Quốc Toản.


- Nếu HS khơng biết. GV có thể kể tóm tắt:
Bến Bình Than có Trần Quốc Toản tức


giận quân Nguyên xâm lược đến nỗi tay
cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết.
Khi về nhà đã huy động gia nơ và thân
thuộc hơn 1000 người, làm binh khí, đóng
chiến thuyền và đề 6 chữ “phá cường
<i><b>địch,báo hoàng ân” vào lá cờ.</b></i>


- Ghi bảng:


- Thực hiện theo yêu cầu.


- HS kể đôi nét về Trần Quốc Toản


- Ghi bảng: Quân Mông – Nguyên sang xâm lược
nước ta. Vua tơi nhà Trần đều đồng lịng đánh giặc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Biết kể đánh giặc của vua tôi nhà Trần.


- Hiểu được chiến thắng của quân dân nhà Trần là do tinh thần đoàn kết, quyết tâm tiêu diệt
giặc và kế sách đánh hay.


- Tự hào về truyền thống của cha ông trong công cuộc bảo vệ đất nước.


- Phát triển năng lực tư duy lịch sử (biết đưa ra nhận xét về đánh giặc của vua tôi nhà Trần)
 <b>Hoạt động 3: Mô tả cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>


- Treo lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần
thứ nhất và yêu cầu 1 HS đọc to nội dung bài từ


“Cả ba lần…..trên sông Bạch Đằng”


- GV mô tả, tường thuật đường tấn công của
quân Mông – Nguyên, phân tích sự sáng tạo
trong kế đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
<i><b>- Tổ chức trao đổi theo các gợi ý:</b></i>


+ Nhà Trần thực hiện chủ trương “vườn
khơng nhà trống” nhằm mục đích gì?


+ Kế đánh giặc của nhà Trần độc đáo ở điểm
nào? (Nhà Trần đối phó thế nào khi chúng
mạnh, chúng yếu?)


+ Kế đánh giặc nào trong lịch sử được nhà
Trần phát huy trong cuộc kháng chiến chống
Nguyên- Mông?


+ Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi
Thăng Long có tác dụng như thế nào?


- HS đọc thầm SGK


- Lắng nghe, theo dõi trên lược đồ.


- Trao đổi, dự kiến.


+ Mục đích làm cho giặc đói khát, suy sụp tinh
thần.



+ chúng mạnh thì ta rút lui để bảo tồn lực
lượng, khi chúng mệt và đói khát ta tấn công
quyết liệt và chặn đường rút lui của chúng.
+ Đóng cọc gỗ trên sơng Bạch Đằng và lợi


dụng thủy triều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

nhà Trần là thực hiện “vườn không nhà trống”
khi giặc mạnh vua tôi nhà Trần chủ động rút lui
để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, vua tôi nhà
Trần tấn công quyết liệt khiến chúng suy sụp
tinh thần và buộc phải rút lui. Với cách đánh
giặc độc đáo đó, nhà Trần đã đạt được kết quả
như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ở phần sau.


 <b>Hoạt động 4: Tìm hiểu kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến.</b>
- Tổ chức hỏi – đáp với các câu hỏi:


+ Nêu kết quả cuộc kháng chiến chống quân
Mông – Nguyên của vua tôi nhà Trần.


+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến có ý nghĩa
như thế nào đối với lịch sử dân tộc?


+ Tại sao vua tôi nhà Trần lại giành được
thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến?
<i><b> Kết luận: Với quyết tâm tiêu diệt giặc Mông –</b></i>
Nguyên của vua tôi nhà Trần và sự chỉ huy tài
tình của Trần Quốc Tuấn, quân dân nhà Trần
chiến đấu anh dũng, giành thắng lợi vẻ vang,


quét sạch quân giặc ra khỏi bờ cõi, ca khúc khải
hoàn. Nghệ thuật quân sự của nhà Trần cịn được
phát huy trong cơng cuộc bảo vệ đất nước ở
những giai đoạn lịch sử sau này.


<i><b>-</b></i> <i><b>Ghi bảng</b></i>


- Trao đổi cả lớp, dự kiến.


+ Cả ba lần quân Mơng – Ngun đều thất bại.
Từ đó chúng khơng dám sang xâm lược nước
ta nữa.


+ Đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân
tộc được giữ vững.


+ Vì vua tơi đồn kết một lịng, quyết tâm tiêu
diệt giặc và có kế đánh giặc hay.


<i><b>Ghi bài: Cả ba lần quân Mông - Nguyên bị </b></i>
quân dân nhà Trần mưu trí đánh bại. Từ đó
chúng khơng dám sang xâm lược nữa.


<b>3.3. Hoạt động củng cố, luyện tập:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>a) Mục đích:</b>


<b>-</b>Khắc sâu quyết tâm đánh giặc giữ nước của quân dân dưới thời Trần.
<b>-</b>Củng cố nội dung bài học.



<b>-</b>Tạo khơng khí thoải mái trong học tập.
<b>b) Chuẩn bị:</b>


<b>-</b>2 bộ thẻ có các chữ
<b>-</b>“Hịch tướng sĩ”;
<b>-</b>“sát thát”;


<b>-</b>“Đánh”;


<b>-</b>Bóp nát quả cam;


<b>-</b>“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”;
<b>-</b>Tướng lĩnh triều đình;


<b>-</b>Các bơ lão;
<b>-</b>Trần Quốc Toản;


<b>-</b>Chia bảng thành 2 phần ( để 2 đội chơi), mỗi phần có các nội dung:


<b>c) Cách tiến hành:</b>


<b>-</b> Chia lớp thành hai đội chơi. Mỗi đội có 8 HS tham gia.
<b>-</b> Gọi HS tham gia chơi đứng trước phần bảng của mình.
<b>-</b> Phát cho mỗi HS một thẻ chữ.


<b>-</b> Hướng dẫn cách chơi: Khi hiệu lệnh bắt đầu, mỗi người chơi sẽ gắn thẻ chữ lên cột tương
ứng với nội dung trong thẻ và tương ứng giữa nội dung 2 cột với nhau (ví dụ: thẻ có chữ
“các bô lão”phải gắn ở cột A, người tiếp theo phải gắn theo cột B chữ “Đánh” mới là đúng,
và cứ thế tiếp tục cho đến khi các thẻ chữ được gắn hết). Đội nào gần đúng nội dung 2 cột



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>-</b> Tổ chức chơi và đánh giá.


<b>3.4. Hoạt động vận dụng,mở rộng:</b>


</div>

<!--links-->

×