PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỲ HỢP
CÂU HỎI
Bước vào năm học 2010-2011, Trường thầy (cô)
đã triển khai thực hiện dạy học theo chuẩn kiến
thức – kỹ năng như thế nào?
Thầy (cô) hãy ghi những tài liệu liên quan đến
chuẩn KT,KN mà thây cô đã có?
Những yêu cầu cơ bản của chuẩn:
Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào
quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng
chuẩn;
Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời
gian áp dụng;
Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là chuẩn đó có thể đạt
được;
Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có tính định
lượng.
Đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong
cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan.
I. GIỚI THIỆU VỀ CHUẨN
Một số khái niệm về chuẩn KT-KN:
Chuẩn:
Chuẩn là những yêu cầu (hay tiêu chí) tuân
thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để
làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản
phẩm của lĩnh vực nào đó; đạt được những yêu
cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn
của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản
phẩm đó.
Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường
minh, chuẩn Chỉ ra những căn cứ để đánh giá
chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua
chỉ số thực hiện.
Chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục
Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (gọi tắt là
Chuẩn) là mức độ yêu cầu và điều kiện đối tượng giáo
dục được đánh giá phải đáp ứng để được công nhận đạt
tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Chuẩn bao gồm các tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (gọi tắt là tiêu
chuẩn); mỗi tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu, tiêu chí
đánh giá chất lượng giáo dục (gọi tắt là tiêu chí).
Đối tượng được đánh giá chất lượng giáo dục (sau
đây gọi tắt là đối tượng) chủ yếu là: Chương trình, sách
giáo khoa, giáo trình, tài liệu; Cơ sở giáo dục; Cán bộ
quản lý và Nhà giáo; Học sinh.
Chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục
Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục (sau
đây gọi tắt là tiêu chí) là mức độ yêu cầu và
điều kiện đối tượng cần đạt được ở một khía
cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí
có các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục.
Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục (sau
đây gọi tắt là chỉ số) là mức độ yêu cầu mà
đối tượng cần đạt được ở một khía cạnh cụ
thể của mỗi tiêu chí.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng của
Chương trình Giáo dục phổ thông
Trong CTGDPT, Chuẩn KT-KN được thể
hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương
trình môn học, theo từng lớp học; đồng thời
cũng được thể hiện ở phần cuối của chương
trình mỗi cấp học. Đối với mỗi môn học, mỗi
cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học
được cụ thể hóa thành Chuẩn KT-KN của
chương trình môn học, chương trình cấp học.
Chuẩn KT-KN của Chương trình môn học là các yêu
cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học
mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị
kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun).
Chuẩn KT-KN của một đơn vị kiến thức là các yêu
cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của đơn vị
kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được.
Yêu cầu về KT-KN thể hiện mức độ cần đạt về KT-KN.
Mỗi yêu cầu về KT-KN có thể được chi tiết hơn bằng
những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cụ thể, tường
minh hơn; minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được
cả nội dung KT-KN và mức độ cần đạt về KT-KN.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng của
Chương trình Giáo dục phổ thông
Chuẩn KT-KN của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối
thiểu về KT-KN của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt
được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học.
Chuẩn KT-KN là căn cứ để:
Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học,
kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm
tra, đánh giá.
Chỉ đạo, quản lí, thanh, kiểm tra thực hiện dạy học, kiểm tra,
đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản
lý và giáo viên.
Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy
học đảm bảo chất lượng giáo dục.
Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra,
bài thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp
học.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng của
Chương trình Giáo dục phổ thông
KT-KN phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ
học sinh ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội
dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức.
Các mức độ về kiến thức
Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến
thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là
nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận
thức ở cấp cao hơn.
Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6
mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích,
đánh giá và sáng tạo
Các mức độ về kiến thức, kỹ năng
Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước
đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện
thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản
đến các lý thuyết phức tạp.
Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của
các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng
minh được.
Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào
một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết
thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi
học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng
phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một
vấn đề nào đó.
Các mức độ về kiến thức, kỹ năng
Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành
các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu
trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc
lẫn nhau giữa chúng.
Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin:
bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư
tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp.
Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại
thông tin; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn
tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.
Tuy nhiên, trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến 3 mức độ
đầu. Các mức độ còn lại chú trọng phát huy năng
khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của học sinh.
Các mức độ về kiến thức, kỹ năng
Các mức độ về kỹ năng
Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các
câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kĩ năng tính toán,
vẽ hình, dựng biểu đồ,...
Thông thường kỹ năng được xác định theo 3 mức độ:
Thực hiện được
Thực hiện thành thạo
Thực hiện sáng tạo
Tuy nhiên, trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến 2 mức độ đầu;
mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở
trường, năng lực sáng tạo của học sinh.
Các mức độ về kiến thức, kỹ năng
BÀI THỰC HÀNH
Nghiên cứu các tài liệu liên quan để tìm ra
sự chênh lệch về yêu cầu chuẩn KT, KN, TĐ
và SGK, SGV.
Cách thực hiện: Theo nhóm vùng
Thời gian: 30 phút.
CÂU HỎI
Để dạy học đảm bảo chuẩn KT-KN theo thầy
(cô) phải làm gì?
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
VỚI VIỆC THỰC HIỆN
CHUẨN KT - KN
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI VIỆC
THỰC HIỆN CHUẨN KT - KN
A. PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
1. Mục tiêu giáo dục thay đổi; Đổi mới chương trình SGK;
Phương tiện phục vụ giảng dạy thay đổi;
2. Đối tượng người dạy và người học khác so với trước đây;
3. Đánh giá hiệu quả của phương pháp đang làm để tìm ra
phương pháp hiệu quả hơn;
4. Sự phát triển không ngừng của PPDH;
5. Động lực bên trong:
+ Tri thức nhân loại không ngừng tăng, nhưng số năm học PT có
hạn, do đó phải nâng cao kĩ năng tự học;
+ Áp lực cạnh tranh, sự đòi hỏi về năng lực của người học khi
bước vào cuộc sống;
+ Khuyết điểm của ngày hôm nay có thể là sự duy trì quá lâu
những ưu điểm của ngày hôm qua.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI VIỆC THỰC
HIỆN CHUẨN KT - KN
B. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
Cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động
học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,
chống lại thói quen học tập thụ động: Đổi mới nội
dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học
sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới hình
thức tương tác xã hội trong dạy học, đổi mới kỹ thuật
dạy, học với định hướng:
1. Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông;
2. Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể;
3. Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh;
4. Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của
nhà trường;
5. Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy
học;
6. Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có
hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại
với việc khai thác những yếu tố tích cực của các
phương pháp dạy học truyền thống;
7. Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị
dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của
công nghệ thông tin.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI VIỆC
THỰC HIỆN CHUẨN KT - KN
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI VIỆC
THỰC HIỆN CHUẨN KT - KN
C. Yêu cầu đối với việc đổi mới phương pháp dạy học:
Phải tạo động lực đổi mới PPDH cho giáo viên, hoạt động đổi mới
PPDH chỉ có thể thành công khi giáo viên có động lực hành động và
chuyển hóa được từ ý chí trở thành tình cảm và tinh thần trách nhiệm
đối với học sinh, đối với nghề dạy học. Về chỉ đạo, cần thực hiện tốt
một số công tác sau đây:
- Phải có sự hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục về phương
hướng và những việc cần làm để đổi mới PPDH. Hướng dẫn về đổi
mới PPDH phải thông suốt từ các cơ quan thuộc Bộ GD&ĐT đến các
Sở, Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý các trường học và từng giáo viên,
không để giáo viên phải "đơn độc" trong việc đổi mới PPDH.
- Hoạt động đổi mới PPDH của giáo viên phải có sự hỗ trợ thường
xuyên của đồng nghiệp thông qua dự giờ thăm lớp và cùng rút kinh
nghiệm.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI VIỆC
THỰC HIỆN CHUẨN KT - KN
- Trong quá trình chỉ đạo đổi mới PPDH, cần nghiên cứu
để tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của học sinh về PPDH của
thầy cô giáo với tinh thần xây dựng.
- Quá trình thực hiện đổi mới PPDH phải là quá trình
hoạt động tự giác của bản thân giáo viên và là phù hợp yêu
cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
- Cần tổ chức phong trào thi đua và có chính sách khen
thưởng nhằm động viên kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân
tích cực và đạt hiệu quả trong hoạt động đổi mới PPDH ở
các trường, tổ chức nhân rộng các điển hình tập thể, cá
nhân tiên tiến trong phong trào đổi mới PPDH.
C. Yêu cầu đối với việc đổi mới phương pháp dạy học:
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI VIỆC
THỰC HIỆN CHUẨN KT - KN
Yêu cầu chung
Căn cứ Chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy
học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ
năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào
SGK; mức độ khai thác sâu KT-KN trong SGK phải phù hợp với khả
năng tiếp thu của học sinh.
Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực,
tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư
duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu
hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.
Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh,
giữa học sinh với học sinh; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt
động học tập của học sinh, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập
hợp tác, làm việc theo nhóm.
D. Trách nhiệm của giáo viên và các cơ quan quản lí giáo
dục đối với việc đổi mới phương pháp dạy học:
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI VIỆC
THỰC HIỆN CHUẨN KT - KN
Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng, năng lực
hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn
nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện,
thiết bị dạy học được trang bị hoặc các do giáo viên, học sinh tự
làm; quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Dạy học chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự
tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập; đa dạng nội dung,
các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc
đánh giá.
D. Trách nhiệm của giáo viên và các cơ quan quản lí giáo
dục đối với việc đổi mới phương pháp dạy học:
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI VIỆC THỰC
HIỆN CHUẨN KT - KN
Trách nhiệm của cán bộ quản lí cơ sở giáo dục
Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước. Nắm vững
mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ
đạo của ngành, trong CT-SGK, PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học,
hình thức tổ chức dạy học, kĩ thuật dạy học và đánh giá kết quả giáo dục.
Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trong
CTGDPT, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, động viên, khuyến
khích giáo viên tích cực đổi mới PPDH.
Có biện pháp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong nhà
trường một cách hiệu quả; thường xuyên, kiểm tra, đánh giá các hoạt động
dạy, học theo định hướng dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng đồng
thời với tích cực đổi mới PPDH.
Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu quả
đồng thời với phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH,
dạy quá tải do không bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng.
D. Trách nhiệm của giáo viên và các cơ quan quản lí giáo
dục đối với việc đổi mới phương pháp dạy học:
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI VIỆC THỰC HIỆN
CHUẨN KT - KN
- Phải hình thành giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH.
- Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút
kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung
phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự
bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học
hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với
đồng nghiệp.
- Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo
viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH
có hiệu quả.
D. Trách nhiệm của giáo viên và các cơ quan quản lí giáo
dục đối với việc đổi mới phương pháp dạy học:
Trách nhiệm của tổ chuyên môn: