Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

ÔN tập THI THPT QUỐC GIA môn NGỮ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.04 KB, 144 trang )

TÀI LIỆU ÔN TẬP
THI THPT QUỐC GIA
MÔN NGỮ VĂN
Năm 2019
******

1


KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ƠN TẬP

TT

Chun đề

Nội dung kiến thức, kĩ năng

Thời
lượng

PHẦN I: ĐỌC HIỂU
1. Kĩ năng đọc hiểu theo các cấp độ
1

Kĩ năng đọc hiểu

2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học
3. Kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng
1. Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ
láy...
2. Các kiến thức về câu: câu đơn, câu ghép...


3. Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ
thuật khác

2

Nội dung
thức

kiến 4. Các thể thơ
5. Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các
phong cách ngôn ngữ.
6. Các kiểu văn bản
7. Những phương thức biểu đạt trong văn
nghị luận.
8. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

PHẦN II. LÀM VĂN
A. KĨ NĂNG DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO NHỮNG
YÊU CẦU KHÁC NHAU
1

Nội dung kiến
thức

1. Đoạn văn có cấu trúc diễn dịch
2. Đoạn văn có cấu trúc quy nạp
3. Đoạn văn có cấu trúc tổng phân hợp
4. Đoạn văn có cấu trúc song hành

2



5. Đoạn văn có cấu trúc móc xích
6. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc
diễn dịch
7. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc
quy nạp
2

Rèn kĩ năng viết
đoạn

8. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc
tổng phân hợp
9. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc
song hành
10.Rèn kĩ năng viết đoạn văn có cấu trúc
móc xích

B. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Kĩ năng làm bài nghị luận về bài thơ, đoạn
thơ
2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về
Bài thơ, đoạn thơ trong chương trình THPT
(11, 12)
1

Nghị luận về bài - Lớp 11: Vội vàng – Xuân Diệu; Tràng giang
thơ, đoạn thơ
– Huy Cận, Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử;

Chiều tối – Hồ Chí Minh, Từ ấy – Tố Hữu.
- Lớp 12: Tây Tiến – Quang Dũng; Việt Bắc
– Tố Hữu; Đất nước – Nguyễn Khoa Điểm;
Sóng – Xuân Quỳnh; Đàn ghita của Lor-ca –
Thanh Thảo.

2

Nghị luận về một 1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tác
tác phẩm, đoạn phẩm, đoạn trích văn xi
trích văn xi
2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về
Tác phẩm, đoạn trích trong chương trình
THPT (11,12)
- Lớp 11: Hai đứa trẻ - Thạch Lam; Chữ
người tử tù – Nguyễn Tuân; Hạnh phúc của
một tang gia – Vũ Trọng Phụng; Chí phèo –
Nam Cao.
- Lớp 12: Tun ngơn độc lập – Hồ Chí
Minh; Vợ chồng A Phủ- Tơ Hồi; Vợ nhặt –

3


Kim Lân; Rừng xà nu – Nguyễn Trung
Thành; Những đứa con trong gia đình –
Nguyễn Thi; Chiếc thuyền ngồi xa – Nguyễn
Minh Châu.
1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm
kịch, kí; đoạn trích kịch, kí


3

2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về
Tác phẩm, đoạn trích Kịch, kí trong chương
Nghị luận về một
trình THPT:
tác phẩm kịch, kí;
đoạn trích kịch, kí - Kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu
Quang Vũ.
- Tùy bút, bút kí: Ai đã đặt tên cho dịng
sơng – Hồng Phủ Ngọc Tường; Người lái đó
sơng Đà – Nguyễn Tn.

4

1. Kĩ năng làm bài nghị luận về ý kiến bàn về
Nghị luận về ý văn học
kiến bàn về văn
2. Luyện tập làm bài nghị luận ý kiến bàn về
học
văn học

5

Kiểu bài so sánh 1. Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học
văn học
2. Những vấn đề so sánh trong văn học

PHẦN III: ĐỀ MINH HỌA


4


NỘI DUNG CỤ THỂ
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
I. Kĩ năng đọc hiểu
1. Kĩ năng đọc hiểu theo các cấp độ
QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIẾM TRA, ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
+ Bước 1: Lựa chọn chủ đề: Đọc hiểu văn bản, Làm văn, Tiếng Việt căn cứ vào
chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học. Mỗi chủ đề lớn có thể chia thành những chủ đề
nhỏ để xây dựng câu hỏi/ bài tập.
+ Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra, yêu cầu của kiến thức, nội dung đạt
được trong bài làm của học sinh: Chuẩn kiến thức- kỹ năng theo yêu cầu của môn học.
Chú ý kĩ năng cần hướng đến những năng lực có thể hình thành và phát triển sau mỗi
bài tập.
+ Bước 3: Lập bảng mô tả mức độ đánh giá theo định hướng năng lực. Bảng mô
tả mức độ đánh giá theo năng lực được sắp xếp theo các mức: nhận biết - thông hiểu vận dụng - vận dụng cao. Khi xác định các biểu hiện của từng mức độ, đến mức độ
vận dụng cao chính là học sinh đã có được những năng lực cần thiết theo chủ đề.
Các bậc nhận thức

Động từ mô tả

Biết: Sự nhớ lại, tái hiện kiến thức, - (Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh
tài liệu được học tập trước đó như các dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, …
sự kiện, thuật ngữ hay các ngun lí,
quy trình.
Hiểu: Khả năng hiểu biết về sự kiện, - (Hãy) biến đổi, ủng hộ, phân biệt, ước tính,
nguyên lý, giải thích tài liệu học tập, giải thích, mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự

nhưng khơng nhất thiết phải liên hệ đốn, tóm tắt.
các tư liệu
Vận dụng thấp: Khả năng vận dụng - (Hãy) xác định, khám phám tính tốn, sửa
các tài liệu đó vào tình huống mới cụ đổi, dự đốn, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập liên
thể hoặc để giải quyết các bài tập.
hệ, chứng minh, giải quyết.
- (Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh họa, suy
luận, tách biệt, chia nhỏ ra…
Vận dụng cao:

- (Hãy) phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại, thiết
Khả năng đặt các thành phần với nhau kế, lí giải, tổ chức, lập kế hoạch, sắp xếp lại,
để tạo thành một tổng thể hay hình cấu trúc lại, tóm tắt, sửa lại, viết lại, kể lại.
mẫu mới, hoặc giải các bài toán bằng - (Hãy) đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận
tư duy sáng tạo.
thỏa thuận, phê bình, mơ tả, suy xét, phân

5


Khả năng phê phán, thẩm định giá trị biệt, giải thích, đưa ra nhận định.
của tư liệu theo một mục đích nhất
định.
+ Bước 4: Xác định hình thức cơng cụ đánh giá (các dạng câu hỏi/bài tập):
Công cụ đánh giá bao gồm các câu hỏi/bài tập định tính, định lượng, nhằm cung cấp
các bằng chứng cụ thể liên quan đến chuyên đề và nội dung học tập tương ứng với các
mức độ trên. Chú ý các bài tập thực hành gắn với các tình huống trong cuộc sống, tạo
cơ hội để học sinh được trải nghiệm theo bài học.
BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
(Truyện ngắn Việt Nam 1945 đến 1975 theo định hướng năng lực)

Nhận biết
- Nêu thơng tin về
tác giả, tác phẩm,
hồn cảnh sáng tác,
thể loại

Vận dụng

Thơng hiểu

- Lý giải được mối
quan hệ, ảnh hưởng
của hồn cảnh sáng
tác với việc xây
dựng cốt truyện và
thể hiện nội dung,
tư tưởng của tác
phẩm

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

- Vận dụng hiểu
biết về tác giả, tác
phẩm để viết đoạn
văn giới thiệu về
tác giả, tác phẩm

- So sánh các

phương diện nội
dung nghệ thuật
giữa các tác phẩm
cùng đề tài, hoặc thể
loại, phong cách tác
giả.

- Hiểu, lý giải ý
nghĩa nhan đề
- Nhận diện được
ngôi kể, trình tự kể

- Phân tích giọng
kể, ngơi kể đối với
việc thể hiện nội
dung tư tưởng của
tác phẩm.

- Khái quát được
đặc điểm phong
cách của tác giả từ
tác phẩm

- Trình bày những
kiến giải riêng, phát
hiện sáng tạo về văn
bản.

- Nắm được cốt
truyện, nhận ra đề

tài, cảm hứng chủ
đạo

- Lý giải sự phát - Khái quát các đặc
triển
của
cốt điểm của thể loại
truyện, sự kiện, từ tác phẩm
mối quan hệ giữa
các sự kiện

- Biết tự đọc và
khám phá các giá trị
của một văn bản
mới cùng thể loại

- Liệt kê/chỉ ra/gọi
tên hệ thống nhân
vật (xác định nhân
vật trung tâm, nhân
vật chính, phụ)

- Giải thích, phân - Trình bày cảm
tích đặc điểm, nhận về tác phẩm
ngoại hình, tính
cách, số phận nhân
vật.

- Vận dụng tri thức
đọc – hiểu văn bản

để tạo lập văn bản
theo yêu cầu.

6

- Đưa ra những ý
kiến quan điểm


- Đánh giá khái
quát về nhân vật

riêng về tác phẩm,
vận dụng vào tình
huống, bối cảnh
thực để nâng cao giá
trị sống cho bản
thân

- Phát hiện, nêu tình - Hiểu, phân tích
huống truyện
được ý nghĩa của
tình huống truyện

Thuyết minh về
tác phẩm

- Chuyển thể văn
bản (vẽ tranh, đóng
kịch...)

- Nghiên cứu khoa
học, dự án.

- Chỉ ra/kể tên/ liệt
kê được các chi tiết
nghệ thuật đặc sắc
của
mỗi
tác
phẩm/đoạn trích và
các đặc điểm nghệ
thuật của thể loại
truyện.
CÂU HỎI
LƯỢNG

- Lý giải được ý
nghĩa và tác dụng
của các từ ngữ,
hình ảnh, chi tiết
nghệ thuật, câu
văn, các biện pháp
tu từ...

ĐỊNH

TÍNH,

ĐỊNH BÀI TẬP THỰC HÀNH
- Trình bày miệng, thuyết trình


- Trắc nghiệm khách quan

- So sánh tác phẩm, nhân vật theo chủ đề

- Câu tự luận trả lời ngắn (lý giải, nhận - Đọc diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, trao
xét, phát hiện, đánh giá...)
đổi thảo luận
- Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ, cảm - Nghiên cứu khoa học...
nhận, kiến giải riêng của cá nhân...)
- Phiếu quan sát làm việc nhóm, tao đổi,
thảo luận về các giá trị của tác phẩm
2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học
CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
Bước 1: Đọc - hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép
tu từ, hình ảnh… (đối với thơ). Đối với tác phẩm truyện phải nắm được cốt truyện và
các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc. Khi đọc văn bản cần hiểu được các diễn đạt, nắm
bắt mạch văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc
biệt phát hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế,
cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác thường, thú vị.
Bước 2: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm
chứa nhiều ý nghĩa. Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏi người
đọc phải biết tưởng tượng, biết “cụ thể hóa” các tình cảnh để hiểu những điều mà ngơn
7


từ chỉ có thể biểu đạt khái quát. Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật cịn địi hỏi phát hiện ra
những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu được sự lô gic bên trong của chúng.
Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải
phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. Tuy nhiên tư

tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học thường khơng trực tiếp nói ra bằng
lời. Chúng thường được thể hiện ở giữa lời, ngồi lời, vì thế người ta đọc – hiểu tư
tưởng tác phẩm bằng cách kết hợp ngơn từ và phương thức biểu hiện hình tượng.
Bước 4: Đọc - hiểu và thưởng thức văn học: Thưởng thức văn học là trạng thái
tinh thần vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lí đời sống trong tác phẩm, vừa rung
động với sự biểu hiện tài nghệ của nhà văn, vừa hưởng thụ ấn tượng sâu đậm đối với
các chi tiết đặc sắc của tác phẩm. Đó là đỉnh cao của đọc – hiểu văn bản văn học. Khi
đó người đọc mới đạt đến tầm cao của hưởng thụ nghệ thuật.
* Đọc hiểu văn bản thơ:
Cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tìm hiểu bố cục văn bản thơ:
+ Đọc kĩ nhan đề, nắm bắt nội dung cơ bản của các khổ thơ.
+ Từ đó xác định ý chính của các đoạn thơ và ý chính của từng đoạn. Đặc biệt, đối
với những bài thơ dài, việc chia tách đoạn và khái quát ý lớn sẽ giúp người đọc nắm
bắt được nội dung cơ bản cũng như mạch cảm xúc của toàn bài.
- Lựa chọn, khai thác hệ thống từ ngữ, hình ảnh, trạng thái cảm xúc:
+ Khi phân tích hoặc trình bày cảm nhận về tác phẩm thơ, để tránh lối diễn xuôi,
suy diễn cần biết nắm bắt, khai thác những nét đặc sắc nghệ thuật được tác giả sáng
tạo để biểu đạt cảm xúc, tâm trạng. Đó có thể là những từ ngữ độc đáo, các hình ảnh
nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, là cấu trúc đặc biệt của câu thơ, cách ngắt nhịp,
tứ thơ,...
+ Sử dụng phối hợp các thao tác phân tích, bình giảng, so sánh, đối chiếu, liên
tưởng,... để vừa khai thác sâu vừa mở rộng ý nghĩa và nêu bật được sáng tạo độc đáo
của nhà thơ.
- Khái quát giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật văn bản thơ:
+ Đọc hiểu nội dung một bài thơ trữ tình là hiểu một bức tranh tâm trạng, là tiếp
xúc trực tiếp với tâm hồn của một con người trong những khoảnh khắc rung động
mãnh liệt, sâu sắc. Vì thế, có thể tìm thấy trong đó những chân lí phổ biến nhất của
cuộc sống: tình yêu, nỗi đau, ước mơ, hạnh phúc, lí tưởng, sự sống, cái chết,... Cần
phải khái quát được giá trị của những thông điệp mà nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm.

+ Đóng góp của tác phẩm văn học nói chung và thơ trữ tình nói riêng khơng chỉ là
“nói điều gì” mà chủ yếu là “nói như thế nào”. Cho nên, cần khái quát được những
đóng góp đặc sắc về mặt nghệ thuật của tác giả. Có thể xem xét ở các phương diện cơ
bản như: sáng tạo hệ thống ngơn từ, hình ảnh; cách thức biểu đạt dịng cảm hứng trữ
tình; hình thành giọng điệu; những cách tân về thể loại;... Từ đó, thấy được cái nhìn
mới mẻ, độc đáo về thế giới mà nhà thơ mang đến qua tác phẩm của mình.

8


* Đọc hiểu văn bản tự sự:
+) Đọc hiểu tiểu thuyết và truyện ngắn:
Cần chú ý các yếu tố sau:
- Nhân vật: là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tùy theo tiêu chí, sẽ có các loại: nhân
vật chính và nhân vật phụ, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện,... Để nắm bắt,
khái quát tính cách, bản chất của nhân vật, cần căn cứ vào những phương tiện cơ bản
mà nhà văn thường sử dụng để khắc họa nhân vật như: ngoại hình, ngơn ngữ nhân vật
(bao gồm hình thức đối thoại và độc thoại), hành động, nội tâm, các mối quan hệ của
nhân vật,...
- Cốt truyện và tình huống cốt truyện
- Kết cấu
- Lời kể
+) Đọc hiểu văn bản kịch:
Cần chú ý các yếu tố sau:
- Hành động và xung đột kịch: hành động kịch thể hiện tính cách và ý chí của nhân
vật chính, gây xung đột với hoàn cảnh xung quanh; xung đột kịch là xung đột về tư
tưởng, nhân cách – được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ, tuân theo
những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch.
- Lời thoại (có thể là đối thoại hay độc thoại): lời thoại khơng chỉ bộc lộ tính cách
nhân vật mà cịn có yếu tố trần thuật, cung cấp thơng tin về các nhân vật khác, về cốt

truyện, có tác dụng thúc đẩy hành động và xung đột.
3. Kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng
CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG
1. Xác định đề tài, tìm hiểu các luận điểm, nắm bắt các nội dung thông tin, khái
quát chủ đề của văn bản.
2. Tự rút ra những bài học thiết thực nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách
nhiệm với bản thân và cộng đồng, từ đó góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết của
xã hội, tạo dựng một cuộc sống công bằng, tốt đẹp hơn.
II. Nội dung kiến thức
1. Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy...
1.1. Các lớp từ
a. Từ xét về cấu tạo: Nắm được đặc điểm các từ : từ đơn, từ láy, từ ghép.
- Từ đơn:
+ Khái niệm: là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Vai trị; dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong phú.
- Từ ghép:
+ Khái niệm: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan
9


hệ với nhau về nghĩa.
+ Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính
chất trạng thái của sự vật.
- Từ láy:
+ Khái niệm: là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
+ Vai trò: tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca... có
tác dụng gợi hình gợi cảm.
b. Từ xét về nguồn gốc
- Từ mượn: gồm từ Hán Việt ( là những từ gốc Hán được phát âm theo cách
của người Việt )và từ mượn các nước khác ( Ấn Âu ).

- Từ địa phương ( phương ngữ ): là từ dùng ở một địa phương nào đó ( có từ
tồn dân tương ứng ).
- Biệt ngữ xã hội: là từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
c. Từ xét về nghĩa
- Nghĩa của từ: là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ..) mà từ biểu thị.
- Từ nhiều nghĩa: là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
* Các loại từ xét về nghĩa:
- Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương tự nhau.
- Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
* Cấp độ khái quát nghĩa của từ: là nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái
quát hơn ) hay hẹp hơn ( cụ thể hơn ) nghĩa của từ ngữ khác.
* Trường từ vựng: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
* Từ có nghĩa gợi liên tưởng:
- Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người.
1.2. Phát triển và mở rộng vốn từ ngữ
- Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách:
+ Phát triển nghĩa của từ ngữ: trong q trình sử dụng từ ngữ người ta có thể
gán thêm cho từ một nghĩa mới làm cho một từ có thể có nhiều nghĩa, tăng khả năng
diễn đạt của ngôn ngữ.
+ Phát triển số lượng các từ ngữ: là cách thức mượn từ ngữ nước ngoài ( chủ
yếu là từ Hán Việt ) để làm tăng số lượng từ.
- Các cách phát triển và mở rộng vốn từ:

10


+ Tạo thêm từ ngữ mới bằng cách ghép các từ đã có sẵn thành những từ mang nét

nghĩa mới hồn tồn, ví dụ như: kinh tế tri thức, điên thoại di động, công viên nước...
+ Mượn từ của tiếng nước ngoài:
1.3. Trau dồi vốn từ: là cách thức bổ sung vốn từ và biết cách lựa chọn ngôn ngữ
trong giao tiếp để đạt hiệu quả cao.
1.4. Phân loại từ tiếng Việt
- Danh từ: là những từ chỉ người, vật, khái niệm; thường dùng làm chủ ngữ trong câu.
- Động từ: là những từ dùng chỉ trạng thái, hành động của sự vật, thường dùng
làm vị ngữ trong câu.
- Tính từ: là những từ chỉ đắc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái,
có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
- Đại từ: là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói
đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
- Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí cảu sự vật
trong khơng gian hoặc thời gian.
- Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so
sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn.
- Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc
biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
- Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm cảu người nói hoặc
dùng để gọi, đáp.
- Tình thái từ: là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu
khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
2. Các kiến thức về câu: câu đơn, câu ghép...
2.1. Câu và các thành phần câu
a. Các thành phần câu
- Thành phần chính:
+ Chủ ngữ:
Khái niệm: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng cso hành động
đặmc điểm trạng thái được miêu tả ở vị ngữ.

Đặc điểm và khả năng hoạt động: CN thường làm thành phần chính đứng ở vị
trí trước vị ngữ trong câu; thường có cấu tạo là một danh từ, một cụm danh từ, có khi
là một động từ hoặc 1 tính từ.
+ Vị ngữ: là thành phần chính cảu câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ
quan hệ thời gian trả lời cho câu hỏi làm gì, tại sao, như thế nào..
- Thành phần phụ:
11


+ Trạng ngữ: là thành phần nhằm xác định thêm thời gian ,nơi chốn, nguyên
nhân, mục đích, cách thức... diễn ra sự việc nêu trong câu.
+ Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự
việc của câu ( tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú ), bao gồm:
Phần phụ tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc
được nói đến trong câu
Phần phụ cảm thán: được dùgn để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn,
mừng, giận...).
Thành phần phụ chú:được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung
chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai đáu gạch ngang, hai dấu
phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi
thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
Thành phần gọi đáp: được dùng để toạ lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp.
+ Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói
đến trong câu.
2.2. Phân loại câu
a. Câu theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn, câu ghép.
b. Câu phân loại theo mục đích nói
Các kiểu câu
Câu trần thuật


Câu nghi vấn

Khái niệm

Ví dụ

được dùng để miêu tả, kể, nhận - Sau cơn mưa rào, lúa vươn lên
xét sự vật. Cuối câu trần thuật bát ngát một màu xanh mỡ
người viết đặt dấu chấm.
màng.
được dùng trước hết với mục
đích nêu lên điều chưa rõ (chưa
biết cịn hồi nghi) và cần được
giải đáp. Cuối câu nghi vấn,
người viết dùng dấu chấm ?

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre
xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

Câu cầu khiến

Là câu dùng để ra lệnh, yêu
cầu, đề nghị, khuyên bảo...đối
với người tiếp nhận lời. Câu
cầu khiến thường được dùng
như những từ ngữ: hãy, đừng,

chớ, thôi, nào....Cuối câu cầu
khiến người viết đặt dấu chấm
hay dấu chấm than.

12

- Hãy đóng cửa lại.
- Khơng được hút thuốc lá ở
những nơi công cộng
- Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh


Câu cảm thán

Dùng để bộc lộ trạng thái, cảm
xúc của người nói ...

3. Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác
- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương
đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nhân hố: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn
được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.
- Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác áo
nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Hoán dụ: là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ nhất
định.
- Nói quá: là gọi tả con vật cây cối đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được dùng
để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới lồi vật trở nên gần gũi.
- Nói giảm, nói tránh:là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển

tránh gây cảm giácquá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Liệt kê: là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả
được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình
cảm.
- Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ 9 hoặc cả câu ) để làm nổi bật ý, gây xúc
động mạnh.
- Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm,
hài hước..., làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
4. Các thể thơ:
4.1. Thể thơ Đường luật:
- Là thể thơ tiếp thu từ Trung Quốc.
- Có những quy định chặt chẽ về luật thơ:
+ Số câu trong bài: 4 câu (tứ tuyệt hoặc tuyệt cú), 8 câu (bát cú).
+ Số chữ trong câu: 5 chữ (ngũ ngôn), 7 chữ (thất ngôn).
+ Vần của thơ Đường luật là vần chân (cước vận): vần ở cuối câu thơ.
Ví dụ:
Hồng Hạc Lâu
(Thơi Hiệu)
Phiên âm:
Tích nhân dĩ thừa hồng hạc khứ
Thử địa khơng dư Hồng Hạc lâu
Hồng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải khơng du du
Tình xun lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu

13


Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Dịch thơ:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hồng Hạc riêng lầu cịn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ cịn bay.
Hán Dương sơng tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hồng hơn
Trên sơng khói sóng cho buồn lòng ai?
Thu điếu (Câu cá mùa thu)
(Nguyễn Khuyến)
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Mộ (Chiều tối)
(Hồ Chí Minh)
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hồn, lơ dĩ hồng.
Dịch thơ:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chịm mây trơi nhẹ giữa tầng khơng;
Cơ em xóm núi xay ngơ tối,

Xay hết, lị than đã rực hồng.
4.2. Thể thơ lục bát:
- Là thể thơ dân tộc.
- Luật thơ:
+ Số chữ và số câu: Một cặp 2 câu thơ, câu trên 6 chữ (lục), câu dưới 8 chữ (bát).
Một bài thơ có thể có nhiều cặp lục bát, số lượng cặp câu không hạn định.
+ Gieo vần lưng (eo vận): vần ở giữa câu thơ – chữ cuối câu 6 chữ thường bắt vần

14


với chữ thứ 6 câu 8 chữ; chữ cuối câu 8 chữ bắt vần với chữ cuối của câu 6 chữ ở cặp
tiếp theo.
Ví dụ:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trơng thay mà đau đớn lịng.
(Trích: Truyện Kiều – Nguyễn Du)
4.3. Thể thơ song thất lục bát:
- Là thể thơ dân tộc.
- Luật thơ:
+ Số chữ và số câu: Khổ thơ song thất lục bát gồm 4 câu: một cặp câu 7 chữ (song
thất), 2 câu 6 chữ và 8 chữ (lục bát). Một bài thơ có thể có nhiều khổ song thất lục bát,
số lượng khổ thơ không hạn định.
+ Gieo vần: gồm cả vần chân và vần lưng.
Ví dụ:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên

Nào ai gây dựng cho nên nỗi này
Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt khúc mây
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch đợi ngày xuất chinh
(Chinh Phụ Ngâm)
4.4. Thể thơ tự do:
- Số chữ và số câu: không hạn định về số chữ trong câu, số câu trong bài, dài ngắn
linh hoạt.
- Gieo vần: vần chân, có thể vần liền, vần cách.
Ví dụ:
Vội vàng
(Xn Diệu)
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
15


Tơi khơng chờ nắng hạ mới hồi xn.
Xn đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xn hết, nghĩa là tơi cũng mất.
Lịng tơi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xn vẫn tuần hồn,
Nếu đến nữa khơng phải rằng gặp lại.
Cịn trời đất, nhưng chẳng cịn tơi mãi,
Nên bâng khng tơi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình u,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
4.5. Một số thể thơ khác:
- Thể thơ bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, tám chữ (mỗi câu thơ có 4,5,7,8 chữ) với 2
dạng:
+ Các câu thơ nối tiếp nhau.
+ 4 câu thơ làm thành 1 khổ.

Ví dụ:
Đây thơn Vĩ Dạ
(Hàn Mặc Tử)
Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dịng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
16


Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng q nhìn khơng ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
5. Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ
5.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính
chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau truốt
- Phân loại: VB nói; VB viết
- Đặc điểm: Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc.
5.2. Phong cách ngơn ngữ nghệ thuật
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản
thuộc lĩnh vực văn chương.
- Phân loại: Tự sự; Trữ tình; Kịch
- Đặc điểm: Tính thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu ấn riêng của tác giả.
5.3. Phong cách ngơn ngữ báo chí

- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong báo chí,
thơng báo tin tức thời sự
- Phân loại: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm
- Đặc điểm: Tính thơng tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn.
5.4. Phong cách ngơn ngữ chính luận
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn
bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng
bỏng của đời sống, chính trị - xã hội.
- Phân loai: Tuyên ngơn, lời kêu gọi, bài xã luận...
- Đặc điểm:
+ Tính cơng khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị
+ Tính chặt chẽ trong lập luận
+ Tính truyền cảm mạnh mẽ
5.5. Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn
bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ
- Phân loại:
+ Văn bản khoa học chuyên sâu

17


+ Văn bản khoa học giáo khoa
+ Văn bản khoa học phổ cập
- Đặc điểm:
+ Tính khái quát, trừu tượng
+ Tính lí trí, logic
+ Tính khách quan, phi cá thể.
5.6. Phong cách ngơn ngữ hành chính
- Khái niệm và phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn

bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
- Phân loại:
+ Văn bản quy phạm pháp luật
+ Văn bản hội nghị
+ Văn bản thủ tục hành chính
- Đặc điểm:
+ Tính khn mẫu
+ Tính minh xác
+ Tính cơng vụ
6. Các kiểu văn bản
Kiểu văn bản

Văn bản tự sự

Phương thức biểu đạt

Ví dụ

- Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan - Bản tin báo chí
hệ nhân quả dẫn đến kết quả.
- Bản tường thuật,
- Mục đích: biểu hiện con người, quy luật tường trình
đời sống, bày tỏ thái độ.
- Tác phẩm văn
học nghệ
(truyện,
thuyết)

Văn bản miêu tả


Văn biểu cảm

thuật
tiểu

- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, - Văn tả cảnh, tả
hiện tượng, giúp con người cảm nhận và người, vật...
hiểu được chúng.
- Đoạn văn miêu
tả trong tác phẩm
tự sự.
- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, - Điện mừng,
cảm xúc của con người trước những vấn đề thăm hỏi, chia
tự nhiên, xã hội, sự vật...
buồn

18


- Tác phẩm văn
học: thơ trữ tình,
tuỳ bút.

Văn bản
minh

thuyết

Trình bày thuộc tính, cấu tạo, ngun
nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật

hiện tượng, để người đọc có tri thức và có
thái độ đúng đắn với chúng.

- Thuyết minh sản
phẩm
- Giới thiệu di
tích, thắng cảnh,
nhân vật
- Trình bày tri
thức và phương
pháp trong khoa
học.

- Trình bày tư tưởng, chủ trương quan
điểm của con người đối với tự nhiên, xã
hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận
thuyết phục.
Văn bản nghị luận

- Cáo, hịch, chiếu,
biểu.
- Xã luận, bình
luận, lời kêu gọi.
- Sách lí luận.
- Tranh luận về
một vấn đề trính
trị, xã hội, văn
hố.

- Trình bày theo một số mục đích nhất định - Đơn từ

nhằm truyền đạt những yêu cầu của cấp - Báo cáo
Văn bản hành
trên hoặc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của
chính – cơng vụ
cá nhân hay tập thể tới cơ quan và người - Đề nghị.
có quyền hạn giải quyết.
CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Thao
tác
Giải
thích

Phân
tích

Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng

Cách làm

Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề - Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ,
nghị luận một cách rõ ràng và giúp khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa
người khác hiểu đúng ý của mình
bóng của từ
- Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn
đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa
hàm ẩn
- Chia tách đối tượng, sự vật, hiện - Khám phá chức năng biểu hiện của các
tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố chi tiết
nhỏ; xem xét kĩ lưỡng nội dung và - Dùng phép liên tưởng để mở rộng


19


mối liên hệ.
- Tác dụng: thấy được giá trị ý nghĩa
của sự vật hiện tượng, mối quan hệ
giữa hình thức với bản chất, nội
dung. Phân tích giúp nhận thức đầy
đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá
trị của đối tượng.
- Yêu cầu: nắm vững đặc điểm cấu
trúc của đối tượng, chia tách một
cách hợp lí. Sau phân tích chi tiết
phải tổng hợp khái quát lại để nhận
thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc
Chứng Đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng
minh
xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ
một ý kiến để thuyết phục người đọc
người nghe tin tưởng vào vấn đề
Bình
luận

- Bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc,
hiện tượng … đúng hay sai, hay / dở;
tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức
đối tượng, cách ứng xử phù hợp và
có phương châm hành động đúng.
- Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối
tượng, nhìn nhận vấn đề tồn diện,

khách quan và phải có lập trường tư
tưởng đúng đắn, rõ ràng
So
- Là thao tác lập luận nhằm đối chiếu
sánh
hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc
là các mặt của một sự vật để chỉ ra
những nét giống nhau hay khác
nhau, từ đó thấy được giá trị của
từng sự vật
- Có so sánh tương đồng và so sánh
tương phản.
- Tác dụng: nhằm nhận thức nhanh
chóng đặc điểm nổi bật của đối
tượng và cùng lúc hiểu biết được hai
hay nhiều đối tượng.
Bác bỏ - Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề,
trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng
đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng
đắn của mình.
- Bác bỏ ý kiến sai là dùng lý lẽ và
dẫn chứng để phân tích, lí giải tại sao
20

nội dung ý nghĩa
- Các cách phân tích thơng dụng
+ Chia nhỏ đối tượng thành các bộ
phận để xem xét
+ Phân loại đối tượng
+ Liên hệ, đối chiếu

+ Cắt nghĩa bình giá
+ Nêu định nghĩa

- Đưa lí lẽ trước
- Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng.
Cần thiết phải phân tích dẫn chứng
để lập luận CM thuyết phục hơn. Đơi
khi thuyết minh trước rồi trích dẫn
chứng sau.
BL ln có hai phần:
- Đưa ra những nhận định về đối
tượng nghị luận.
- Đánh giá vấn đề (lập trường đúng
đắn và nhất thiết phải có tiêu chí).

- Xác định đối tượng nghị luận, tìm
một đối tượng tương đồng hay tương
phản, hoặc hai đối tượng cùng lúc
- Chỉ ra những điểm giống nhau giữa
các đối tượng.
- Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ
ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.
- Xác định giá trị cụ thể của các đối
tượng.

- Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực
hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận
điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập
luận hoặc kết hợp cả ba cách.
a. Bác bỏ luận điểm: thông thường có

hai cách bác bỏ


như thế là sai.
* Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề
nhiều khi có mặt đúng, mặt sai. Vì
vậy, khi bác bỏ hoặc khẳng định cần
cân nhắc, phân tích từng mặt để
tránh tình trạng khẳng định chung
chung hay bác bỏ, phủ nhận tất cả.

21

- Dùng thực tế
- Dùng phép suy luận
b. Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất sai
lầm, giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng
được sử dụng.
c. Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu
thuẫn, phi lơgíc trong lập luận của
đối phương.


PHẦN II. LÀM VĂN
CÁC CÁCH THỨC TRÌNH BÀY ĐOẠN VĂN
I. Các cách trình bày
1. Đoạn văn diễn dịch
Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát, đứng ở đầu đoạn, các
câu còn lại triển khai cụ thể ý của của câu chủ đề, bổ sung làm rõ cho câu chủ đề. Các
câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình

luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.
2. Đoạn văn quy nạp
Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái
quát, từ ý luận cứ cụ thể, đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này câu chủ đề
nằm ở vị trí cuối đoạn. Ở vị trí này câu chủ đề khơng làm nhiệm vụ định hướng nội
dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các
câu trên dược trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút ra nhận
xét đánh giá chung.
3. Đoạn văn tổng - phân - hợp
Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát
bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát
bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện
bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích,bình luận, nhận xét đánh giá hoặc
nêu suy nghĩ … từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, nâng
cao vấn đề.
4. Đoạn văn song hành
Là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào
bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề
đoạn văn làm rõ cho nội dung đoạn văn.
5. Đoạn văn móc xích
Là đoạn văn mà các ý gối đầu đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại
một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc khơng có
câu chủ đề.
II. Hình thành kĩ năng dựng đoạn
1.Những kiến thức cần huy động
a. Làm văn
* Phương thức biểu đạt, vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.(miêu tả, tự
sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận…)
* Các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh,
bác bỏ; sự kết hợp các thao tác lập luận.

* Bố cục đoạn văn nghị luận (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
* Diễn đạt trong văn nghị luận:

22


- Cách dùng từ ngữ:
+ Lựa chọn từ ngữ chính xác phù hợp với vấn đề nghị luận, tránh dùng từ lạc
phong cách hoặc từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.
+ Kết hợp sử dụng các phép tu từ và một số từ ngữ mang tính biểu cảm.
- Cách kết hợp các kiểu câu:
+ Kết hợp một số kiểu câu để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc
+ Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu nhấn mạnh cảm xúc.
b. Tiếng Việt
- Các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, theo mục đích nói.
- Các phương tiện, các phép liên kết câu …
- Phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu từ …
c. Kiến thức văn học và kiến thức trong đời sống.
2. Các bước tiến hành viết đoạn văn (tổng – phân – hợp)
Bước 1: Xác định cách thức triển khai đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, móc
xích, song hành, tổng- phân – hợp
Bước 2: Xác định chủ đề của đoạn văn và xây dựng kết cấu đoạn văn
* Xác định chủ đề của đoạn văn
- Căn cứ vào gợi ý từ câu hỏi
- Căn cứ vào nội dung đoạn trích phần đọc – hiểu
*Xây dựng kết cấu đoạn văn
- Phần mở đoạn: Khái quát nội dung, nêu được chủ đề.
- Phần thân đoạn: Triển khai làm rõ chủ đề
+ Giải thích
+ Bàn luận

+ Mở rộng
+ Bài học nhận thức và hành động
- Phần kết đoạn: Đánh giá về vấn đề
Bước 3: Viết đoạn văn.
Bước 4 : Đọc lại và sửa chữa.
III. Xác định các TTLL được sử dụng trong các đoạn văn bản.
Ví dụ 1:
Sự trong sáng của ngơn ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấu. - Giải thích
Trong và sáng dính liền nhau. Tuy nhiên, cũng có thể phân tích ra để - Phân tích
cho được rõ nghĩa hơn nữa. Theo tôi nghĩ, sáng là sáng sủa, dễ hiểu, - Bình luận
khái niệm được rõ ràng; thường thường khái niệm, nhận thức, suy
nghĩ được rõ ràng thì lời diễn đạt ra cũng được minh bạch. Tuy nhiên,
nhất là trong thơ, có rất nhiều trường hợp ý nghĩa sáng rồi, dễ hiểu

23


rồi, nhưng lời diễn đạt cịn thơ, chưa được trong, chưa được gọn, chưa
được chuốt. Do đó tơi muốn hiểu chữ sáng là nặng về nói nội dung,
nói tư duy, và chữ trong là nặng nói về hình thức, nói diễn đạt (và cố
nhiên là nội dung và hình thức gắn liền). Cho nên phải phấn đấu cho
được sáng nghĩa, đồng thời lại phải phấn đấu cho được trong lời, đặng
cho câu thơ, câu văn trong sáng...
(Xuân Diệu)
Ví dụ 2:
Nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về hiện tượng đời sống
là hai dạng đề cụ thể của nghị luận xã hội. Nghĩa là, bàn bạc để hiểu
một cách thấu đáo cũng như vận dụng vấn đề nghị luận vào đời sống
và bản thân.
Vấn đề đạo lí có tính chất truyền thống nhằm rèn luyện đạo

đức nhân cách. Vấn đề hiện tượng đời sống mang tính thời sự nóng
hổi nhằm mục đich rèn luyện ý thức cơng dân.
Đối tượng nghị luận có khác nhau nhưng cách làm bài giống
nhau.
Ví dụ 3:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa
cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”.
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của
nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế
giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền
sung sướng và quyền tự do.
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
Ví dụ 4:
“Sức sống” là khả năng tồn tại và phát triển một cách mạnh
mẽ, là khả năng chịu đựng, sức vươn lên trỗi dậy, phản ứng lại hồn
cảnh đang dập vùi mình để giành quyền sống. Sức sống con người
thường biểu hiện ở hai phương diện: thể chất và tinh thần; trong đó kỳ
diệu và đẹp đẽ nhất chính là sức sống tinh thần. “Sức sống tiềm tàng”
là sức sống ẩn giấu sâu kín trong tâm hồn con người đến mức người
ngồi khó nhận ra. Thậm chí, nhìn từ bên ngồi họ có vẻ mệt mỏi,
chán nản, cạn kiệt niềm ham sống song từ bên trong vẫn là những
mầm sống xanh tươi và những mầm sống ấy sẽ vươn lên mạnh mẽ khi
có điều kiện thích hợp.
Ví dụ 5:
Là một người Việt Nam, những điều tơi chia sẻ trên đây đều là
những trải nghiệm thấm đẫm mồ hôi và xương máu. Chỉ mấy mươi
năm trước, hai tiếng Việt Nam gắn liền với chiến tranh và phân ly, với
máu lửa và nước mắt. Một đất nước xa xôi với tên gọi Việt Nam đã

phải hứng chịu hơn 15 triệu tấn bom đạn, nghĩa là gấp 4 lần tổng số
bom đạn đã sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Mỗi người
24

- Giải thích
- So sánh

- Giải thích
- Bình luận
- Chứng minh

- Giải thích
- Phân tích
- Bình luận

- Bình luận
- Chứng minh


Việt Nam chúng tôi đã phải hứng chịu một lượng bom đạn gấp gần 10
lần trọng lượng cơ thể mình. Đó là chưa kể hàng trăm triệu lít hóa
chất có chứa chất dioxin – một sát thủ thầm lặng ghê gớm đối với sức
khỏe và nòi giống con người.
(Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại LHP năm
2013)
Ví dụ 6:
Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến
tranh xâm lược. Vì thế, chúng tơi ln tha thiết có hịa bình, hữu nghị
để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn
phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một

cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ…
Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế,
nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức
mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và
đổ lỗi cho Việt Nam. Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa
những gì mà Trung Quốc nói.
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của
mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng.
Việt Nam ln mong muốn có hịa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ
sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển,
và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận
lấy một thứ hịa bình, hữu nghị viển vơng, lệ thuộc nào đó.
Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các
phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo
luật pháp quốc tế.
(Trích lời TT Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn tại Phi-lip-pin về
vấn đề Biển Đơng)
Ví dụ 7:
Ra đời và phát triển trong khơng khí cao trào cách mạng và cuộc
chiến tranh ái quốc vĩ đại chống Thực dân Pháp, đế quốc Mĩ ác liệt,
kéo dài, văn học Việt Nam 1945 – 1975 trước hết là 1 nền văn học
của chủ nghĩa u nước. Đó khơng phải văn học của những số phận
cá nhân mà là tiếng nói của cả 1 cộng đồng dân tộc trước thử thách
quyết liệt: Tổ quốc còn hay mất; độc lập, tự do hay nô lệ, ngục tù!
Đây là văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của
chủ nghĩa anh hung. Nhân vật trung tâm của nó phải là những con
người gắn bó số phận mình với số phận đất nước và kết tinh những
phẩm chất cao quý của cộng đồng – trước hết, đại diện cho giai cấp,
cho dân tộc và thời đại, chứ không phải cho cá nhân mình. Và người
cầm bút cũng vậy: nhân danh cộng đồng mà ngưỡng mộ, ngợi ca

người anh hung với những chiến cơng chói lọi.
(Khái qt văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến
hết thế kỉ XX – sgk Ngữ văn lớp 12, chương trình Nâng cao)

25

- Phân tích
- Bình luận

- Phân tích
- Chứng minh
- Bình luận


×