Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại viện đại học mở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.52 KB, 71 trang )

Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 8
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM .............................................................................................. 8
1. Đào tạo từ xa ........................................................................................................ 8
2. Đào tạotrực tuyến (E-learning) ............................................................................ 10
3. Quản lý ............................................................................................................... 13
4. Quản lý đào tạo trực tuyến ................................................................................... 18
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HỒN THIỆN MƠ HÌNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
TRỰC TUYẾN TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI.................................................... 19
1. Các điều kiện thuận lợi để phát triển đào tạo từ xa trực tuyến ............................... 19
2. Yêu cầu phát triển đào tạo từ xa phương thức E-learning ......................................... 20
3. Sự cần thiết và yêu cầu đối với việc quản lý đào tạo trực tuyến ................................ 21

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI VIỆN ĐẠI
HỌC MỞ HÀ NỘI .......................................................................................................... 23
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÀO TẠO E-LEARNING CỦA VIỆN ĐẠI HỌC MỞ
HÀ NỘI....................................................................................................................... 23
1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................... 23
2. Triển khai đào tạo E-learning tại Viện Đại học Mở Hà Nội .................................. 25
3. Thực trạng hệ thống quản lý đào tạo e-learning ................................................... 32
CHƯƠNG III: THAM KHẢO MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ VỀ MƠ HÌNH QUẢN
LÝ ĐÀO TẠO E-LEARNING ........................................................................................ 41
1. Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................... 41
2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội .............................................................. 43
3. Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông ............................................................ 46
4. Đại học Mở Sukhothai Thammathirat Thái Lan ...................................................... 49
CHƯƠNG IV: HỒN THIỆN MƠ HÌNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO .................................. 54
E-LEARNINGTẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI ......................................................... 54


1. Những căn cứ đề xuất hồn thiện mơ hình quản lý đào tạo E-learning tại Viện Đại học
Mở Hà Nội .................................................................................................................. 54
2. Đề xuất mơ hình quản lý đào tạo E-learning............................................................. 56
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 66
1. Kết luận .................................................................................................................. 66
2. Kiến nghị ................................................................................................................. 68

1


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 69
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hiện trạng mơ hình quản lý đào tạoe-learning ………..…………………...76
Phụ lục 2. Đề xuất mơ hình quản lý đào tạo e-learning (chương trình sử dụng cơng nghệ
của đối tác ................................................................................................................... 77
Phụ lục 1. Đề xuất mơ hình quản lý đào tạo e-learning – EHOU (đề xuất 1) ............... 78
Phụ lục 1. Đề xuất mơ hình quản lý đào tạo e-learning – EHOU (đề xuất 2) ............... 79

2


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

TT

VIẾT TẮT


VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

VĐHMHN

Viện Đại học Mở Hà Nội

2

ĐTTX

Đào tạo từ xa

3

GDTX

Giáo dục từ xa

4

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

5

LKĐT


Liên kết đào tạo

6

PTĐT

Phát triển đào tạo

7

STOU

Sukhothai Thammathirat Open University

3


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục từ xa ngày nay đã phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới và ở
Việt Nam và đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống giáo
dục Việt Nam. Giáo dục từ xa đóng vai trị quan trọng trong việc tạo điều kiện cho
nhiều tầng lớp dân cư tham gia học tập, nâng cao trình độ, góp phần đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội.
Với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục từ xa, qui mô
ĐTTX hiện nay ngày càng tăng cao, yêu cầu của giáo dục từ xa là nhằm đáp ứng
qui mô đào tạo và các nhu cầu và điều kiện học tập ngày càng đa dạng của người
dân.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin truyền thông ngày nay đã
góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện cho giáo dục từ xa phát triển, hình thành một
phương thức đào tạo mới, phương thức đào tạo trực tuyến (e-learning). Đào tạo Elearning ngày nay đã trở thành xu thế phát triển của thế giới và đã bắt đầu phát triển
mạnh mẽ trong những năm gần đây ở Việt Nam.
Viện Đại học Mở Hà Nội đã bắt đầu triển khai đào tạo E-learning từ năm
2008, có thể nói là đơn vị đi đầu ở Việt Nam về đào tạo trực tuyến, nhằm thực hiện
sứ mạng của nhà trường là mở cơ hội học tập cho nhiều người.
Là một phương thức của đào tạo từ xa nhưng đào tạo E-learning có những
đặc thù riêng địi hỏi mơ hình quản lý phù hợp. Mặc dù triển khai E-learning hơn 5
năm nhưng giai đoạn đầu Viện phải thuê công nghệ từ đối tác cung cấp, tới năm
2012 mới hoàn thành hệ thống công nghệ riêng và bắt đầu triển khai đào tạo chương
trình EHOU từ cuối năm 2013. Tuy nhiên trong giai đoạn ban đầu triển khai hệ
thống EHOU, Viện Đại học Mở Hà Nội đang thực hiện cùng lúc hai chương trình
trên hai cơng nghệ khác nhau. Do vậy, hệ thống quản lý đào tạo e-learning hiện tại
của hai chương trình cũng có những điểm khơng như nhau. Mơ hình quản lý đào tạo
E-learning hiện tại có sự phối hợp với đối tác cung cấp cơng nghệ cịn bộc lộ những
điểm khơng phù hợp, cần được hồn thiện cho phù hợp với điều kiện hiện tại của
Viện Đại học Mở Hà Nội, đồng thời cần hồn thiện mơ hình theo hệ thống quản lý
đào tạo e-learning dựa trên công nghệ EHOU, đưa ra mơ hình quản lý phù hợp với

4


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

đặc thù của phương thức đào tạo E-learning,đảm bảo hiệu quả, chất lượng về đào
tạo và quản lý.
Hơn nữa, việc đề xuất mơ hình quản lý đào tạo e-learning tại Viện Đại học
Mở Hà Nội mang tính tích cực, đổi mới và thiết thực, có thể được xem như là các
biện pháp quản lý chiến lược đề phát triển đào tạo e-learning của nhà trường, mặt

khác có thể giúp cho lãnh đạo Viện, các nhà quản lý trong Viện tham khảo, ứng
dụng vào thực tiễn công tác quản lý.
Việc nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo từ xa đã có nhiều
nghiên cứu, tuy nhiên đối với việc nghiên cứu hồn thiện mơ hình đào tạo trực
tuyến thì chưa có nghiên cứu cụ thể phù hợp với tình hình, điều kiện ở Việt Nam.
Vì vậy, đề tài này cần được nghiên cứu để trên cơ sở đó ứng dụng vào thực tiễn đào
tạo trực tuyến của Viện Đại học Mở Hà Nội nhằm đạt mục tiêu của nhà trường.
Với lý do trên, tôi chọn và thực hiện nghiên cứu đề tại khoa học “Hồn thiện
mơ hình quản lý đào tạo trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở mơ hình đào tạo e-learning hiện tại và mục tiêu, yêu cầu, hướng
phát triển của Viện Đại học Mở Hà Nội trong thời gian tới để đưa ra mơ hình hệ
thống quản lý đào tạo trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội phù hợp với đặc thù
của phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng quản lý đào tạo e-learning, đáp
ứng mục tiêu phát triển đào tạo e-learning của nhà trường trước mắt và lâu dài.
Đề tài nhằm mục đích đề xuất hồn thiện mơ hình quản lý đào tạo trực tuyến
trên cơ sở mơ hình hiện tại áp dụng cho chương trình đào tạo phối hợp với đối tác
cung cấp cơng nghệ, đồng thời đề xuất mơ hình quản lý đào tạo trực tuyến áp dụng
cho chương trình đào tạo được sử dụng công nghệ e-learning của Viện.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình tổ chức và quản lý đào tạo, các
yếu tố đặc thù của phương thức đào tạo e-learning ảnh hưởng đến quá trình quản lý
đào tạo, Đề tài cũng nghiên cứu về mơ hình quản lý đã triển khai và đưa ra mơ hình
quản lý mới phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu phát triển của nhà trường.

5


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.


4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu thực trạng quá trình quản lý đào tạo e-learning tại Viện
Đại học Mở Hà Nội, đưa ra những điểm còn hạn chế hoặc những bất cập và đề xuất
mơ hình quản lý đào tạo trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội. Đề tài có tham
khảo mơ hình quản lý đào tạo trực tuyến của một số trường đại học có đào tạo từ xa
theo phương thức trực tuyến trong nước và nước ngoài.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, mơ hình đưa ra được xác định cho hai
chương trình đào tạo hệ đại học: chương trình hiện tại Viện Đại học Mở Hà Nội sử
dụng công nghệ đi thuê và chương trình sử dụng cơng nghệ e-learning của Viện xây
dựng. Đối với chương trình sử dụng cơng nghệ đào tạo của Viện, đề tài đề xuất mơ
hình áp dụng cho các đối tượng sinh viên học đại học trực tuyến, sinh viên học đại
học từ xa được hỗ trợ học trực tuyến và sinh viên hệ chính qui học hỗ trợ với
phương thức trực tuyến.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, phân tích, tổng hợp, khái qt hố, phân tích các tư liệu để tổng
quan cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn (thông qua báo cáo tổng kết về giáo dục
đào tạo của ngành, báo cáo của hội nghị tổng kết về đào tạo từ xa, e-learning của
Viện Đại học Mở Hà Nội, tham khảo kinh nghiệm các trường đại học có đào tạo elearning trong nước và quốc tế).
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm đưa ra mơ hình quản lý đào tạo từ xa theo phương thức Elearning với các đối tượng, nội dung quản lý đảm bảo qui chế và các qui định về
đào tạo từ xa, phù hợp với đặc thù của phương thức đào tạo, giúp cho việc quản lý
và đào tạo đạt chất lượng và hiệu quả hơn. Với mô hình này là mơ hình quản lý đào
tạo hệ đại học, đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu của qui chế đào tạo, là mơ hình dễ dàng

6



Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

có thể áp dụng cho các hệ đào tạo khác như đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ, hỗ trợ
đào tạo đại học chính qui, từ xa… với một số chi tiết điều chỉnh. Việc đề xuất mơ
hình quản lý đào tạo trực tuyến áp dụng cho chương trình đào tạo ứng dụng công
nghệ e-learning của Viện thể hiện các hướng phát triển mới của đào tạo trực tuyến
phù hợp với yêu cầu phát triển của Viện Đại học Mở Hà Nội.
Kết quả của đề tài là mơ hình quản lý đào tạo trực tuyến phù hợp với tình
hình thực tế của Viện Đại học Mở Hà Nội và đáp ứng mục tiêu phát triển đào tạo Elearning một cách hiệu quả nhất. Đề tài cũng góp phần cung cấp cho nhà trường các
thông tin phục vụ công tác điều hành, quản lý nhằm phát triển chung về đào tạo từ
xa.

7


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Đào tạo từ xa
Khác với phương thức giáo dục truyền thống yêu cầu phải có lớp học, giảng
đường với những qui định chặt chẽ về số học sinh trên lớp, về tỷ lệ giáo viên trên
sinh viên v.v…, phương thức ĐTTX dựa vào các phương tiện như giáo trình, tài
liệu in, băng tiếng, băng hình, phát thanh, truyền hình, điện thoại, internet v.v… để
tổ chức đào tạo tại chỗ (chỗ ở và chỗ làm việc), người học không cần phải tập trung
đến lớp nghe giảng mà tự học tại chỗ dựa vào các phương tiện nêu trên.
Sự khác nhau cơ bản giữa ĐTTX và đào tạo mặt giáp mặt (face to face) là tần
suấtgiáp mặt giữa thày và trò trong giáo dục từ xa thấp hơn nhiều so với giáo dục
mặt giáp mặt. Hơn nữa, thơng thường các khố ĐTTX học viên rất đa dạng về thành

phần và tham gia với số lượng lớn hơn nhiều so với các khoá giáo dục mặt giáp
mặt. Đặc điểm nổi trội trong ĐTTX, phương pháp học tập chủ yếu là phương pháp
tự học và học trong nhóm. Cơng nghệ thơng tin và truyền thơng là các phương tiện
hỗ trợ tăng cường khả năng và tần suất giao tiếp giữa thày và trò qua mạng.
Từ trước tới nay đã có nhiều định nghĩa về ĐTTX:
Theo các chuyên gia của Hiệp hội Giáo dục từ xa Hoa Kỳ (The United States
Distance Learning Association) cho rằng: “Đào tạo từ xa là q trình đào tạo mà
trong đó người dạy và người học cách xa nhau về địa lý; bởi vậy, dựa vào các
phương tiện điện tử và giáo trình in ấn để tổ chức quá trình học tập”.
Định nghĩa theo tài liệu của Trung tâm Đổi mới và Phát triển công nghệ thuộc
tổ chức SEAMEO INNOTECH, Philippines, 1997 nêu: “Đào tạo từ xa là quá trình
giáo dục mà trong đó phần lớn hoặc tồn bộ q trình có sự tách biệt giữa người
dạy và người học về khơng gian hoặc/và thời gian”.
Nhóm tác giả Bộ Giáo dục Liên bang Nga (2004) đưa ra định nghĩa về đào tạo
từ xa: “Là hoạt động đào tạo mà trong đó toàn bộ hay phần lớn các thao tác dạy-

8


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

học thực hiện với sự sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại
trong điều kiện người dạy và người học cách xa nhau về không gian”
Định nghĩa của Geneviève Jacquinot (Pháp): “Giáo dục từ xa là giáo dục khắc
phục mọi trở ngại về khoảng cách giữa người dạy và người học và giữa người học
với nhau”. Các trở ngại đó là:
- Khoảng cách về khơng gian (người học ở các vùng miền khác nhau)
- Khoảng cách về thời gian (người học ở mọi lứa tuổi, học vào bất cứ thời
gian, thời điểm nào)
- Khoảng cách tâm sinh lý (khoẻ mạnh, yếu đuối, tàn tật về tinh thần và thể

lực)
- Khoảng cách về kinh tế và kỹ thuật (giàu, nghèo, nhiều ít phương tiện hiện
đại)
- Khoảng cách về vị trí trong xã hội (mọi thành phần, học sinh, cán bộ, nhân
viên, lãnh đạo, nhà quản lý, nhà kinh doanh...)
...
Theo Qui chế hiện hành, “Giáo dục từ xa là một q trình giáo dục, trong đó
phần lớn có sự gián cách giữa người dạy và người học về mặt khơng gian và thời
gian. Người học theo hình thức giáo dục từ xa chủ yếu tự học qua học liệu như giáo
trình, băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, phần mềm vi tính, bằng việc sử dụng
các phương tiện nghe-nhìn cá nhân, phát thanh, truyền hình, các tổ hợp truyền
thơng đa phương tiện, mạng Internet dưới sự tổ chức, trợ giúp của Nhà trường”
(Điều 1, Qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về loại hình giáo dục từ xa ban hành
theo Quyết định số 40/2003QĐ-BGD&ĐT ngày 8/8/2003).
Như vậy có thể hiểu: Đào tạo từ xa là một quá trình đào tạo nhằm khắc
phục mọi trở ngại về khoảng cách giữa người dạy và người học, giữa người học
với nhau, người học chủ yếu tự học qua các học liệu bằng việc sử dụng các
phương tiện thông tin-truyền thông dưới sự tổ chức, trợ giúp của Nhà trường.

Các đặc trưng cơ bản của ĐTTX:
-

Sự gián cách giữa thày và trị

-

Có vai trị của cơ sở đào tạo
9



Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

-

Ứng dụng các phương tiện truyền tải thông tin

-

Đảm bảo thơng tin hai chiều giữa thày và trị

-

Thường xun học độc lập

-

Mang tính cơng nghiệp.

2. Đào tạo trực tuyến (E-learning)
Đào tạo trực tuyến (E-learning) là một phương thức của đào tạo từ xa.
E-learning là viết tắt của từ Electronic learning, nghĩa là học tập điện tử, chỉ
việc học tập có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Theo các tài liệu của UNESCO (2010), e-learning là một quá trình học tập sử
dụng các thiết bị điện tử, công nghệ thơng tin và truyền thơng. E-learning làm cho
q trình giáo dục được cung cấp bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu cho bất cứ ai
tham gia học. E-learning sử dụng công nghệ truyền thông thông tin để mở rộng việc
học tập, khắc phục hạn chế về thời gian và khơng gian để bất cứ ai cũng có cơ hội
học tập và học tập theo nhu cầu cá nhân.
E-learning bao hàm nhiều ứng dụng như học trên công nghệ web, học trên
máy tính, học trên lớp học ảo, ứng dụng kỹ thuật số. Nội dung học tập được cung

cấp thơng qua Internet, mạng intranet/extranet (LAN/WAN), audio và video, truyền
hình, vệ tinh, CD-ROM (Kaplan-Leiserson, 2001).
Theo một số tài liệu khác thì E-learning là một quá trình học tập hiệu quả dựa
trên sự kết hợp giữa việc truyền tải nội dung với hỗ trợ, dịch vụ (European Distance
Education Network, 2001).
Mặc dù e-learning là một phương thức của đào tạo từ xa nhưng E-learning
cũng có những điểm khác biệt với phương thức đào tạo từ xa nói chung ở chỗ, với
E-learning thì việc đưa nội dung giảng dạy lên lớp học sẽ được thực hiện trên
website, qua internet và cho phép việc học tập trên máy vi tính diễn ra bên ngồi
trường học chữ không nhất thiết thực hiện tập trung giáp mặt trên lớp học.
Theo Desmond Keegan (2003), có hai hình thức thực hiện e-learning: đồng
bộ và không đồng bộ. Môi trường học tập truyền thống dựa trên giao tiếp đồng bộ,
giảng viên và học viên giao tiếp cùng thời điểm, cùng mục đích và nội dung học
tập. Với cách tổ chức E-learning khơng đồng bộ, học viên có thể học tập vào bất cứ

10


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

thời gian nào, địa điểm nào tuỳ theo điều kiện của mỗi người, việc liên lạc hỏi đáp
với giảng viên và nhà trường cũng được linh hoạt tuỳ theo nhu cầu cá nhân. Công
nghệ e-learning mới cho phép thực hiện cả hai hình thức e-learning đồng bộ và
khơng đồng bộ. Hệ thống không đồng bộ được cung cấp bới hệ thống Quản lý học
tập (Learning Management Systems). Hệ thống không đồng bộ được thực hiện tại
thời điểm ấn định và được thực hiện như một lớp học điện tử mặt giáp mặt. Giảng
viên sẽ cung cấp bài giảng trực tuyến theo thời gian thực và vẫn có thể sử dụng
thuyết trình trên Powerpoint, các bài audio, các cơng cụ trên lớp học trực tuyến
cũng cho phép người học giơ tay phát biểu và thực hiện việc chia nhóm học tập.
E-learning ngày nay đã trở thành một hình thức học tập mới phát triển mạnh

mẽ trên thế giới để thực hiện các khoá đào tạo trong phạm vi nhà trường cũng như
các hình thức đào tạo khác.
Như vậy, E-learning là một hình thức học tập dựa trên ứng dụng cơng
nghệ thơng tin và truyền thông, giúp mở rộng cơ hội học tập từ xa cho mọi
người, mọi lúc, mọi nơi.
Bên cạnh khái niệm E-learning, một khái niệm mang nội dung rộng hơn đó là
“đào tạo qua mạng” (online education). Theo Paulsen (2003), việc ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra khái niệm “đào tạo qua mạng” và là một
phương thức của đào tạo từ xa.
Đặc trưng của “E-learning” và “đào tạo qua mạng” là:
• Có sự cách biệt giữa người dạy và người học
• Có sự hỗ trợ của nhà trường, phụ đạo
• Sử dụng mạng máy tính để tạo ra các nội dung học tập
• Giao tiếp hai chiều thơng qua mạng máy tính giúp cho sinh viên có thể
trao đổi với nhau, với giảng viên và cán bộ.
Theo con số thống kê của nhiều trường đại học, từ năm 2005, số lượng người
học từ xa tăng lên đáng kể. Năm 2007, khi đào tạo từ xa chuyển hướng sang đào tạo
qua mạng, số người theo học cịn tăng cao hơn. Các khóa đào tạo qua mạng đã thu
hút nhiều người theo học hơn các khóa đào tạo truyền thống. Theo Rekkedal and
Eriksen (2003), đào tạo qua mạng có nhiều cách thức: đào tạo ảo, đào tạo dựa trên
mạng máy tính, đào tạo dựa trên web, đào tạo thơng qua giao tiếp bằng máy vi tính.

11


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

Ưu điểm đối với người học E-learning
1. Học tập mọi lúc, mọi nơi: Việc trao đổi thông tin, truyền đạt kiến thức theo
yêu cầu. Sinh viên có thể truy cập các khố học bất kỳ nơi đâu như văn phịng

làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày
trong tuần, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
2. Tiết kiệm chi phí đi lại do không phải thường xuyên tập trung tại trường
3. Tiết kiệm thời gian so với phương thức giảng dạy truyền thống: do rút giảm
sự phân tán và thời gian đi lại.
4. Linh hoạt: Sinh viên có thể đăng ký bao nhiêu khóa học mà việc học cần,
có thể tự điều chỉnh thời gian, tốc độ học theo khả năng và có thể chủ động
học tập với nội dung mình cần, tự tham khảo, nghiên cứu thêm thông qua các
nguồn tài liệu được hướng dẫn tham khảo.
5. Được hỗ trợ: Với hệ thống công nghệ eLearning, sinh viên dễ dàng theo dõi
tiến độ học tập, kết quả học tập, được hỗ trợ giải đáp thông tin kịp thời…

Đặc thù về đối tượng người học
Sự gián cách của người học
Người học theo phương thức từ xa trực tuyến gián cách về mặt địa lý với nhà
trường, với giảng viên và với các sinh viên khác. Học từ xa hạn chế cơ hội giao tiếp
đối thoại trực tiếp trong học tập.
Điều kiện của người học
Những người học từ xa phần lớn là những người ít có điều kiện học tập trung
tại cơ sở của nhà trường, nhiều người đã có gia đình, bận rộn với công việc.
Nhu cầu cá nhân của người học
Người học từ xa có nhiều hồn cảnh và điều kiện khác nhau, ở nhiều nơi khác
nhau, có nghề nghiệp khác nhau và có nhiều độ tuổi khác nhau. Vì vậy, nhu cầu học
tập của họ không như nhau và giáo dục từ xa mang đến cho họ có sự chi phối bởi
các tài liệu được cung cấp, sự phù hợp về thời gian cho việc tự học, sự kết nối với
giảng viên.

12



Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

Vấn đề bỏ học/nghỉ học
Vấn đề bỏ học/nghỉ học là tiêu điểm nghiên cứu trong đào tạo từ xa. Theo Tait
(2003), trường Đại học Mở Anh quốc, việc giảm tỷ lệ bỏ học/nghỉ học luôn là mục
tiêu của các hệ thống đào tạo từ xa so với các hình thức học chính qui truyền thống,
mặc dù thực tế người học từ xa thường là người lớn tuổi hơn, có gia đình và đang
làm việc.
Một số lý do có thể khiến người học bỏ học/nghỉ học: khơng có thời gian (do
bận cơng việc, đi cơng tác, bận việc gia đình); lý do về sức khỏe, về tài chính, về
thay đổi nghề nghiệp, khơng được sự ủng hộ của gia đình; gặp khó khăn trong học
tập, thời gian khóa học quá dài và mong đợi sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía nhà trường.
3. Quản lý
Quản lý là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống và sự phát triển của xã
hội lồi người. Quản lý có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển xã hội tuỳ
theo trình độ quản lý cao hay thấp. Xã hội sẽ không thể phát triển nếu khơng nâng
tính tổ chức, khơng sử dụng đòn bảy là quản lý. Đến nay, cùng với sự phát triển của
xã hội hiện đại, vai trò quản lý ngày càng quan trọng vì các nhân tố như: tính chất
và qui mơ của nền sản xuất hiện đại; vai trò của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
và cơng nghệ; tính chất xã hội và chính trị của sự phát triển xã hội.
Có nhiều cách định nghĩa khái niệm quản lý dựa trên cơ sở những cách tiếp
cận khác nhau. Dưới đây là một số định nghĩa về quản lý lấy từ một số tài liệu:
-

“Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái gì
đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” (theo F.W. Taylor, nhà thực
hành quản lý lao động và nghiên cứu quá trình lao động trong từng bộ phận
của nó)

-


“Quản lý là đưa xí nghiệp tới đích, cố gắng sử dụng tốt nhất các nguồn lực
(nhân, tài, vật lực) của nó” (theo A. Fayon, nhà lý luận quản lý kinh tế).

-

“Quản lý là thiết kế và duy trì một mơi trường mà trong đó các cá nhân
làm việc trong nhóm có thể hồn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định”
(theo Harold Koontz và Cyrilodonnel Heinweihrich).

13


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

Ở Việt Nam, bên cạnh các tác giả trong lĩnh vực khoa học quản lý cũng có một
số tác giả trong lĩnh vực khoa học giáo dục đưa ra các định nghĩa về quản lý như:
-

“Quản lý là vận dụng khai thác các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng), kể
cả nguồn nhân lực để đạt đến những kết quả kỳ vọng”.

-

“Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn hành vi, quá trình
xã hội để chúng phát triển hợp qui luật, đạt được mục đích đề ra và đúng ý
chí của người quản lý”.

-


“Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc
của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn
lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định”.

Vậy,Quản lý là một q trình tác động có định hướng (có chủ đích), có tổ
chức, có lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thơng tin về tình
trạng của đối tượng và mơi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng
được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định.
Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến các khách
thể quản lý trong lĩnh vực hoạt động/công tác giáo dục. Hệ thống giáo dục là một hệ
thống xã hội. Quản lý giáo dục cũng chịu sự chi phối của các qui luật xã hội và tác
động của quản lý xã hội. Quản lý giáo dục có những đặc trưng chủ yếu sau đây:
-

Sản phẩm giáo dục là nhân cách, là sản phẩm có tính đặc thù

-

Quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trường nói riêng phải chú ý đến sự
khác biệt giữa đặc điểm lao động sư phạm so với lao động nói chung

-

Trong quản lý giáo dục, các hoạt động quản lý hành chính nhà nước và
quản lý sự nghiệp chuyên môn đan xen vào nhau, thâm nhập lẫn nhau
không thể tách rời, tạo thành hoạt động quản lý giáo dục thống nhất.

-


Quản lý giáo dục đòi hỏi những u cầu cao về tính tồn diện, tính thống
nhất, tính kế thừa, tính phát triển,…

-

Quản lý giáo dục phải quán triệt quan điểm quần chúng vì giáo dục là sự
nghiệp của quần chúng.

14


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

Bản chất của quản lý
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý
(chủ thể quản lý) đến người bị quản lý (khách thể quản lý) nhằm đạt mục tiêu
chung. Bản chất đó được thể hiện ở hình sau:
Sơ đồ 1.1 Bản chất của quản lý
Chủ thể quản lý

Đối tượng quản lý
Mục tiêu quản lý

Nội dung quản lý

Công cụ, phương pháp quản lý

Trong đó:
Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức.
Đối tượng quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên các

mối quan hệ giữa những con người, giữa những nhóm người,…
Nội dung quản lý bao gồm các yếu tố cần quản lý của đối tượng quản lý.
Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách thể
quản lý như: mệnh lệnh, quyệt định, luật lệ, chính sách,…
Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý tới khách thể
quản lý.
Mục tiêu của tổ chức được xác định theo nhiều cách khác nhau, nó có thể do
chủ thể quản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể và khách thể quản lý.
Mục tiêu quản lý
Trước tiên, mục tiêu quản lý là đích phải đạt đến của q trình quản lý, nó định
hướng và chi phối sự vận động của toàn bộ hệ thống quản lý.Mục tiêu quản lý phải
được xác định từ trước, chi phối dẫn dắt cả chủ thể lẫn đối tượng quản lý trong tồn
bộ q trình hoạt động; nếu xác định mục tiêu đúng và thực hiện mục tiêu đạt hiệu
quả thì hệ thống phát triển, ngược lại nếu xác định và thực hiện mục tiêu sai, thì dù

15


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

có đạt được mục tiêu thì tồn bộ hệ thống cũng không phát triển được. Việc xác
định mục tiêu quản lý phải chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau:
- Tính hệ thống: Mỗi mục tiêu đều phải đặt trong mối quan hệ với các mục tiêu
khác sao cho khơng mâu thuẫn, khơng loại trừ nhau. Bảo đảm tính hệ thống cịn địi
hỏi các mục tiêu phải có mối quan hệ ưu tiên.
- Tính chuyên biệt: Mục tiêu của tổ chức nào, của hệ thống quản lý nào phải
đặc trưng cho tổ chức, hệ thống quản lý đó, thể hiện được chức năng của tổ chức, hệ
thống đó.
- Tính xác định và định lượng được: Các mục tiêu phải rõ ràng, đối với các
mục tiêu định tính cũng cần xác định được kết quả, các mục tiêu cụ thể.

- Tính thời hạn: Các mục tiêu phải có thời hạn thực hiện để làm cơ sở cho việc
tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá…
- Tính hướng đích: Các mục tiêu phải hàm chứa trong đó sự cố gắng, sự nỗ lực
phấn đấu của cả hệ thống quản lý, đó phải là mức cao hơn, tốt đẹp hơn so với trạng
thái tái hiện.
- Tính khả thi: Mục tiêu quản lý có khả năng hiện thực để thực hiện.
Chức năng quản lý
Quản lý có bốn chức năng cơ bản đó là: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm tra.Trong tác phẩm Management (1995), Stoner và Freemance đã nêu:
“Chức năng quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra
các công việc của các thành viên trong tổ chức và việc sử dụng tất cả các khả năng,
cách tổ chức để đạt mục tiêu mà tổ chức đề ra”.
- Chức năng lập kế hoạch: trong bốn chức năng quản lý vừa nêu thì lập kế
hoạch là nền tảng của quản lý. Bởi vì đó là việc xây dựng các định hướng và đề ra
quyết định tổ chức thực hiện trong thời gian nhất định của tổ chức. Lập kế hoạch
bao gồm việc xác định sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ, dự báo tương lai của tổ chức
trên cơ sở thu thập thông tin về thực trạng của tổ chức, từ đó xác định mục tiêu (xa
và gần) dựa trên việc tính tốn các nguồn lực, các giải pháp. Mục đích của việc lập

16


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

kế hoạch là lựa chọn một đường lối hành động mà một tổ chức nào đó và mọi bộ
phận của nó phải tn theo nhằm hồn thành các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu
của tổ chức.
- Chức năng tổ chức: Tổ chức chính là việc sắp xếp, tuyển chọn xác định một
cơ cấu định trước về các vai trò cho từng con người đảm đương trong một cơ sở
thơng qua việc phân tích cơng việc, đề ra nhiệm vụ để lựa chọn người vào việc và

cả việc tính toán phân bổ nguồn lực khác để xây dựng cơ chế làm việc thích hợp.
- Chức năng lãnh đạo: Để tổ chức cơ sở hoạt động có hiệu quả, người quản lý
cần thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo. Lãnh đạo là quá trình tác động điều
hành/ điều khiển con người làm cho họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu đạt được
các mục tiêu của tổ chức. Người quản lý phải ra quyết định, có thơng báo, hướng
dẫn để động viên mọi thành viên trong tập thể hăng hái làm việc.
- Chức năng kiểm tra: đây là việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động của
các bộ phận trong tổ chức. Kiểm tra là đánh giá kết quả của việc thực hiện các mục
tiêu của tổ chức nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, hạn chế để điều chỉnh việc lập kế
hoạch, tổ chức và lãnh đạo. Để cơng tác kiểm tra, đánh giá chính xác, sử dụng kết
quả đánh giá sao cho có lợi cần xây dựng các tiêu chí (chuẩn) để thực hiện kiểm tra
đánh giá, sử dụng các phương pháp phù hợp, thu thập thơng tin đầy đủ sau đó phân
tích thơng tin để đánh giá. Nếu có sự chênh lệch giữa thực tế và chuẩn thực hiện thì
cần điều chỉnh hoạt động, nếu thật cần thiết phải điều chỉnh cả mục tiêu.
Trong bốn chức năng trên thì chức năng tổ chức là quan trọng nhất. Tuy nhiên
bốn chức năng này có liên quan mật thiết với nhau. Chức năng quản lý có thể mô tả
theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2Các chức năng cơ bản của quản lý

Lập kế hoạch

Tổ chức

Kiểm tra

Lãnh đạo
17


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.


4. Quản lý đào tạo trực tuyến
Tổ chức đào tạo trực tuyến
Nội dung của quá trình đào tạo trực tuyến bao gồm:
-

Tổ chức xét tuyển, công nhận sinh viên đầu vào

-

Xác định nội dung chương trình đào tạo

-

Xác định học liệu phục vụ giảng dạy và học tập

-

Xác định đội ngũ giảng dạy

-

Chuẩn bị về công nghệ đào tạo, môi trường đào tạo trực tuyến

-

Lên kế hoạch đào tạo, thiết kế khoá học

-


Tổ chức giảng dạy

-

Tổ chức lớp học và các hoạt động học tập

-

Tổ chức kiểm tra, đánh giá

-

Tổ chức công nhận tốt nghiệp và cấp phát văn bằng.

Quản lý đào tạo trực tuyến
Từ các khái niệm về quản lý, về đào tạo trực tuyến, trong phạm vi đề tài nghiên
cứu, khái niệm Quản lý đào tạo trực tuyến là sự tác động thông qua việc thực hiện
các chức năng của quản lý đến quá trình đào tạo trực tuyến nhằm thực hiện các mục
tiêu đã đề ra.
Nói cách khác, Quản lý đào tạo trực tuyến là sự tác động thông qua việc lập kế
hoạch, tổ chức, kiểm tra và lãnh đạo đối với quá trình đào tạo trực tuyến nhằm thực
hiện các mục tiêu giáo dục đề ra về phía nhà trường và về phía người học.
Nội dung của quản lý đào tạo trực tuyến
Nội dung của quản lý đào tạo trực tuyến bao gồm:
-

Quản lý sinh viên đầu vào

-


Quản lý nội dung chương trình đào tạo

-

Quản lý giáo trình, tài liệu

18


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

-

Quản lý học liệu phục vụ giảng dạy và học tập gồm học liệu điện tử và phát
triển học liệu e-learning

-

Quản lý đội ngũ giảng viên

-

Quản lý kế hoạch đào tạo

-

Quản lý giảng dạy

-


Quản lý công nghệ đào tạo e-learning

-

Quản lý q trình học tập của sinh viên

-

Quản lý cơng tác kiểm tra, đánh giá

-

Quản lý công tác tốt nghiệp và cấp phát văn bằng.

Mơ hình quản lý đào tạo trực tuyến
Mơ hình quản lý đào tạo trực tuyến được xây dựng đểthể hiện mối quan hệ có
tính hệ thống giữa các nhân tố là đối tượng quản lý và nội dung quản lý. Mơ hình
được xây dựng trong đề tài nghiên cứu thể hiện qua hai hình thức: mơ hình tổng thể
và mơ hình chi tiết và được thể hiện bằng hình vẽ.

II. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HỒN THIỆN MƠ HÌNH QUẢN LÝ
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
1. Các điều kiện thuận lợi để phát triển đào tạo từ xa trực tuyến
Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách về phát triển ĐTTX,
xây dựng xã hội học tập. Ngày 09/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định
số 89/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”.
Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2014-2020” là một trong 7 đề án thành
phần có sự tham gia của Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần

thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khố XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

19


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

- Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”;
- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”;
- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020”;
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và
truyền thông”.
- Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát triển đào tạo từ xa rộng khắp trong cả
nước, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, tập trung cho hai đại học mở
là đơn vị đi đầu phát triển đào tạo từ xa. Mục tiêu của đào tạo từ xa đáp ứng các nhu
cầu đa dạng của người dân: đào tạo cấp bằng tốt nghiệp của hệ thống giáo dục quốc
dân, đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, đào tạo các chương trình nâng cao
dân trí, phổ biến, cập nhật kiến thức.

2. Yêu cầu phát triển đào tạo từ xa phương thức E-learning
Trong xu thế của thế giới phát triển e-learning, từ năm 2005, Viện Đại học Mở
Hà Nội đã bắt đầu cử cán bộ nghiên cứu tìm hiểu, tham khảo các mơ hình đào tạo
E-learning trên thế giới, tham gia các khóa tập huấn tại một số trường đại học quốc
tế; thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu cấp Bộ về ứng dụng công nghệ trong đào

tạo từ xa và đã xây dựng được mơ hình cơng nghệ đào tạo E-learning phù hợp với
môi trường Việt Nam.
Để triển khai đào tạo e-learning trong giai đoạn đầu, từ năm 2008 Viện đã ký
hợp đồng hợp tác với một đơn vị bên ngoài cung cấp dịch vụ và phát triển hệ thống
công nghệ. Trong những năm đầu triển khai, số người học còn hạn chế. Tuy nhiên
từ năm 2010 đến nay, phương thức đào tạo từ xa đã ngày càng được lan rộng và
nhiều người biết đến. Đào tạo trực tuyến đã bộc lộ nhiều ưu điểm và phù hợp với
nhiều đối tượng người theo học. Đến nay đã có nhiều đơn vị bắt đầu triển khai đào
tạo trực tuyến với nhiều hình thức.

20


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

Viện Đại học Mở Hà Nội là đơn vị tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực đào
tạo trực tuyến với hệ thống cơng nghệ triển khai theo mơ hình đào tạo trực tuyến
toàn phần. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương đẩy
mạnh phát triển đào tạo từ xa, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã
triển khai một số Đề án, Dự án về phát triển đào tạo từ xa, xây dựng xã hội học tập
và học suốt đời,… và định hướng cho các trường đại học Mở là đơn vị chủ chốt để
thực hiện.
Với chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Viện Đại học Mở Hà Nội là đào tạo từ
xa, với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển đào tạo từ xa, đào tạo bằng
các hình thức qua mạng, với kinh nghiệm 5 năm nghiên cứu triển khai đào tạo trực
tuyến, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay thì việc phát triển
đào tạo trực tuyến là nhiệm vụ cần thiết đối với sự phát triển đào tạo từ xa của Viện
Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Với tôn chỉ mục đích: Mở cơ hội học
tập cho mọi người, việc phát triển đào tạo e-learning của Viện Đại học Mở Hà Nội

nhằm đáp ứng tất cả các đối tượng người học: học cấp bằng đại học, học e-learning
hỗ trợ cho các hệ đào tạo, học cấp chứng chỉ ngắn hạn, đào tạo theo nhu cầu xã hội:
cho cá nhân, cơ quan, đơn vị.

3. Sự cần thiết và yêu cầu đối với việc quản lý đào tạo trực tuyến
Với chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Viện Đại học Mở Hà Nội là đào tạo từ xa,
đáp ứng nhu cầu học tập đông đảo của nhiều người, với qui mô đào tạo rộng lớn, đa
dạng đối tượng, ngành nghề, mục tiêu học tập; việc quản lý đào tạo trực tuyến có
vai trị cần thiết để phát triển phương thức đào tạo này đáp ứng các yêu cầu ngày
càng cao về chất lượng đào tạo và nhu cầu đào tạo của xã hội.
Việc quản lý đào tạo trực tuyến cần phải thể hiện được chủ thể quản lý, đối
tượng quản lý, nội dung quản lý, công cụ quản lý, phương pháp quản lý, đồng thời
đảm bảo các mục tiêu của quản lý và các yêu cầu:
-

Đảm bảo qui chế đào tạo

21


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

-

Đảm bảo q trình đào tạo diễn ra thơng suốt, các khâu phối hợp chặt chẽ,
hiệu quả

-

Đảm bảo qui mô phát triển


-

Đảm bảo chất lượng đào tạo

-

Phù hợp với phương thức đào tạo trực tuyến và các đặc thù của đối tượng
người học

-

Đạt được hiệu quả về kinh tế.

Với mô hình cơng nghệ đào tạo trực tuyến như hiện nay, để tổ chức các lớp học
trên hệ thống học tập và lớp học trực tuyến cũng như việc hỗ trợ cho q trình học
tập và giảng dạy được thành cơng, đảm bảo tính đặc thù của phương thức đào tạo
trực tuyến thì cần thiết phải xây dựng mơ hình quản lý đào tạo trực tuyến. Mơ hình
đào tạo trực tuyến được xây dựng cần đáp ứng các yêu cầu:
-

Phù hợp với chủ trương, mục tiêu phát triển của Viện Đại học Mở Hà Nội

-

Phù hợp với tình hình thực tế của Viện Đại học Mở Hà Nội

-

Phù hợp với đặc thù của phương thức đào tạo trực tuyến về đối tượng

người học, về quá trình tổ chức đào tạo

-

Đảm bảo qui chế, qui định về đào tạo từ xa, đào tạo e-learning của Bộ Giáo
dục và Đào tạo và Viện Đại học Mở Hà Nội

-

Dựa trên những kinh nghiệm trong thời gian qua

-

Đáp ứng các mục tiêu đặt ra của việc quản lý.

22


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾNTẠI
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÀO TẠO E-LEARNING CỦA VIỆN ĐẠI
HỌC MỞ HÀ NỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển
Viện Đại học Mở Hà Nội là trường đại học công lập thành lập năm 1993 với
chức năng nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của
mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho đất nước.
Trong công cuộc đào tạo từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội, nhà trường luôn

không ngừng đổi mới, cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng quản lý
để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của
nhà trường. Đào tạo từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội đã trải qua nhiều thế hệ
công nghệ. Thế kỷ 21, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền
thông, đào tạo trực tuyến đã trở thành xu thế phát triển của nhiều nước trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Trong xu thế đó,, Viện Đại học Mở Hà Nội là đơn vị đi đầu
trong phát triển đào tạo E-learning.
Đào tạo e-learning tại Viện Đại học Mở Hà Nội trải qua các giai đoạn phát
triển sau:
Giai đoạn 2005-2007: Viện Đại học Mở Hà Nội bắt đầu nghiên cứu về cơng
nghệ và mơ hình đào tạo E-Learning. Viện Đại học Mở Hà Nội đã bắt đầu nghiên
cứu để tìm ra mơ hình E-Learning và cơng nghệ phù hợp với môi trường Việt Nam;
đã thực hiện các đề tài, dự án được nghiên cứu và triển khai để phát triển loại hình
đào tạo từ xa và trực tuyến.
Giai đoạn 2008-2009: Viện Đại học Mở Hà Nội bước đầu triển khai Chương
trình đào tạo E-Learning và tuyển sinh Khóa 1 đào tạo cấp bằng đại học. Tuy nhiên,
trong khi giai đoạn này đào tạo từ xa đang phát triển mạnh thì người học e-learning
cịn e ngại, chưa hiểu về E-Learning nói chung và đặc biệt về chất lượng đào tạo

23


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

của các khóa học E-Learning. Viện Đại học Mở Hà Nội đã xây dựng Đề án Đào tạo
E-Learning. Viện đã thành lập Chương trình đào tạo E-Learning trực thuộc nhà
trường. Chương trình đào tạo E-learning được thực hiện phối hợp với Công ty Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Đào tạo Edutop64 tuyển sinh và vận hành chương trình.
Từ tháng 02 năm 2009, Chương trình Đào tạo E-learning đã triển khai đào tạo đại
học hệ từ xa theo phương thức trực tuyến với 04 ngành: Quản trị Kinh doanh, Kế

toán, Tài chính Ngân hàng, Tin học ứng dụng. Tháng 7/2009, Trung tâm Đào tạo Elearning được thành lập. Giai đoạn này, Trung tâm đã bắt đầu tuyển sinh được gần
1000 sinh viên và phát triển 01 đối tác liên kết tại TP HCM là Trường Cao đẳng
Nguyễn Tất Thành. Hình thức đào tạo E-Learning bước đầu quảng bá được đến
nhiều người qua các phương tiện thông tin tuyên truyền.
Giai đoạn 2010-2012: Mở rộng quy mô, địa điểm đào tạo và phát triển đội
ngũ, nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng quản lý. Trong điều kiện tình hình
phát triển ICT của Việt Nam, hạ tầng công nghệ cho E-Learning đã phát triển ở
nhiều nơi là cơ hội để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Số lượng
sinh viên tham gia học e-learning đã tăng lên, cuối năm 2010 có 2000 sinh viên theo
học. Năm 2012 có 6400 sinh viên. Trung tâm đã phối hợp với 03 đơn vị địa phương
đào tạo E-learning là: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. Hồ Chí Minh),
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phịng (TP. Hải Phịng), Trung tâm GDTX Tơn
Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh).
Giai đoạn 2013-2014: Viện Đại học Mở Hà Nội xây dựng và triển khai công
nghệ đào tạo trực tuyến mới EHOU và đã bắt đầu triển khai đào tạo các lớp đại học
hệ từ xa phương thức e-learning và đã tổ chứcmột số khoá đào tạo ngắn hạn. Các
lớp đào tạo đại học từ xa được thực hiện với 5 chuyên ngành đào tạo: Quản trị Kinh
doanh, Kế tốn, Tài chính Ngân hàng, Cơng nghệ thơng tin và Luật Kinh tế. Qui
trình quản lý đào tạo được rà soát điều chỉnh đảm bảo các qui định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, của Viện và đảm bảo chất lượng đào tạo. Công tác hỗ trợ sinh viên
được tăng cường. Tổng số sinh viên theo học là 7500 sinh viên. Kết quả học tập của
sinh viên ngày càng cải thiện, thể hiện tính khách quan. Đến năm 2014 đã có 2.301

24


Đề tài: Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo từ xa trực tuyến tại Viện Đại học Mở Hà Nội.

sinh viên tốt nghiệp. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung bình hàng năm vào khoảng 75%, số
sinh viên có kết quả điểm thi tốt nghiệp đạt loại Giỏi tăng lên, đạt 3-4%.

2. Triển khai đào tạo E-learning tại Viện Đại học Mở Hà Nội
Để triển khai đào tạo E-learning, Viện Đại học Mở Hà Nội thực hiện mơ hình
các bốn thành phần cơ bản: công nghệ kỹ thuật, học liệu, giảng viên và công tác tổ
chức, quản lý.
Công nghệ
Hệ thống công nghệ phục vụ đào tạo bao gồm các phân hệ chính phục vụ việc
học tập, giảng dạy và quản lý như sau:
- Hệ thống quản lý học tập (LMS) được phát triển trên nền tảng moodle
- Quản lý đào tạo và quản lý sinh viên (School Management System)
- Lớp học ảo (Virtual Classroom) Vclass
- Hệ thống helpdesk để hỗ trợ giải đáp sinh viên H113
- Diễn đàn thảo luận môn học (Forum)
-

Trang web thông tin (Portal)

Hệ thống công nghệ thường xuyên, liên tục được nâng cấp theo thời gian và
phát triển thêm các chức năng cung cấp cho người học và những người sử dụng,
ứng dụng tính năng cơng nghệ mới, phù hợp với sự phát triển liên tục của công
nghệ thông tin và truyền thông.
Học liệu
Học liệu phục vụ cho đào tạo trực tuyến được xây dựng trên cơ sở sách, giáo
trình mơn học bao gồm các thành phần chính sau:
− Sách, giáo trình in ấn, tài liệu dạng text
− Bài giảng đa phương tiện (video, audio, slide)
− MP3 ghi toàn bộ bài giảng trên lớp học trực tuyến
− Đề cương học liệu
− Hướng dẫn học tập môn học (chi tiết đến nhiệm vụ của sinh viên và giảng
viên từng tuần theo khóa học chuẩn 8 tuần)


25


×