Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu ứng dụng nghệ thuật tranh kính vào trang trí nội thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT
TRANH KÍNH VÀO TRANG TRÍ NỘI THẤT
Mã số: MHN 2019 - 13

Chủ nhiệm đề tài : ThS Nguyễn Thị Bích Liễu

Hà Nội, tháng 12/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT
TRANH KÍNH VÀO TRANG TRÍ NỘI THẤT
Mã số: MHN 2019 - 13

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
TRƢỞNG KHOA

PGS.TS Nguyễn Lan Hƣơng

Chủ nhiệm đề tài



ThS Nguyễn Thị Bích Liễu

Hà Nội, tháng 12/2019


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

STT

1

2

3

4

Học hàm, học vị
Họ tên tác giả

ThS Nguyễn Thị Bích Liễu

Vai trị

Chức vụ, cơ quan công tác

Chủ

Giảng viên


nhiệm đề

Khoa Tạo dáng công nghiệp

tài

Trường Đại học Mở Hà Nội

Thành

ThS Đỗ Thị Thanh Huyền

viên

Thành

HS Đỗ Thị Kim Hiên

viên

Thành

ThS Kim Duy Văn

viên

1

Chuyên viên

Khoa Tạo dáng công nghiệp
Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên viên
Khoa Tạo dáng công nghiệp
Trường Đại học Mở Hà Nội
Giảng viên
Khoa Tạo dáng công nghiệp
Trường Đại học Mở Hà Nội


MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU…………………….1
MỤC LỤC…………………………………………………………………………..2
DANH MỤC HÌNH ẢNH …………………………………………………………4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………..…………..6
MỞ ĐẦU………………………………………………………………..…………..7
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................8
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................8
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................................8
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……………………………………………………...13
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHỆ
THUẬT KÍNH MÀU……………………………………………………………..13
1.1. Thuật ngữ kính màu ....................................................................................13
1.2. Sự hình thành và phát triển của tranh kính màu .....................................14
1.3. Tranh kính du nhập vào Việt Nam .............................................................21
Kết luận chƣơng 1 ...............................................................................................23
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TRANH KÍNH VIỆT NAM………………………25

2.1. Giới thiệu một số dịng tranh kính ở Việt Nam .........................................25
2.1.1. Tranh gương cung đình Huế……………………………………………..…25
2.1.2. Tranh kính thủ cơng ở Nam Bộ…………………………………………….29
2.2. Thực trạng tranh gƣơng cung đình Huế và nghề vẽ tranh kính thủ cơng
ở Nam Bộ .............................................................................................................39
2.2.1. Tranh gương cung đình Huế………………………………………………..39
2.2.2. Nghề vẽ tranh kính thủ cơng ở Nam Bộ…………………………………...40
Kết luận chƣơng 2 ...............................................................................................45
Chƣơng 3. ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT TRANH KÍNH VÀO SẢN PHẨM
TRANG TRÍ NỘI THẤT NHÀ Ở HIỆN NAY…………………………………46
3.1. Nhu cầu sử dụng kính màu trang trí khơng gian .....................................46
3.2. Kính màu trong khơng gian nội thất hiện nay ..........................................48
3.2.1. Cửa sổ kính màu……………………………………………………………..49
3.2.2. Trần kính màu ..........................................................................................52

2


3.3. Ứng dụng nghệ thuật tranh kính thủ cơng vào trang trí nội thất cho nhà ở
53
3.3.1. Đèn gốm kết hợp kính màu……………………………………………..54
3.3.2. Tranh kính màu hoa sen………………………………………………..57
3.3.3. Vịng trịn trang trí……………………………………………………...60
Kết luận chƣơng 3 ...............................................................................................64
KẾT LUẬN/ KHUYẾN NGHỊ……………………………………………….…..65
1. Kết luận ............................................................................................................65
2. Khuyến nghị ....................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..67

3



DANH MỤC HÌNH ẢNH
SỐ HIỆU

TÊN HÌNH

TRANG

Hình 1.1

Mẫu Obsidian, thu thập gần Monte Pilato, đảo
Lipari quần đảo Aeilian, Sicily

13

Hình 1.2

Ly Lycurgus, thế kỷ thứ 4

15

Hình 1.3

Của sổ kính màu Tu viện Thánh Paul ở Jarrow,
Anh

16

Hình 1.4


Cửa sổ nhà thờ Hồi giáo Xanh

17

Hình 1.5
Hình 1.6

Các cửa sổ kính màu trong nhà thờ Cologne, Đức,
đầu thế kỷ 14
Một trong bốn tấm kính màu cao 64 mét (210 ft),
nhà thờ Rio de Janeiro, Brazil)

18
20

Hình 2.7

Tranh gương vẽ cảnh vườn Thiệu Phương

26

Hình 2.8

Tranh gương Vườn Thường Mậu

28

Hình 2.9


Tranh kính Chuẩn Đề, Chợ Lớn đầu thế kỷ XX

20

Hình 2.10

Cửu Thiên Huyền Nữ, tranh kiếng Lái Thiêu

33

Hình 2.11

Tranh Gà đàn, Lái Thiêu, sưu tập Nguyễn Anh Kiệt

34

Hình 2.12

Tranh thờ tổ tiên, An Giang

35

Hình 2.13

Tranh kiếng Khmer, Witsơwan trấn trạch

37

Hình 2.14


Một trong các bước vẽ tranh kiếng

41

Hình 2.15

Các bước vẽ tranh kiếng

Hình 2.16

Ơng Nguyễn Thế Vinh

43

Hình 3.17

Hiệu quả của tranh kính trong trang trí trần

46

Hình 3.18

Tơ điểm cho những ơ cửa sổ

47

Hình 3.19

Những mảng tranh kính được ghép, vẽ thủ cơng


48

Hình 3.20

Cửa sổ kính màu trong nhà ở

50

Hình 3.21

Cửa sổ kính màu trong nhà ở

51

4

42,43


SỐ HIỆU
Hình 3.22
Hình 3.23
Hình 3.24

TÊN HÌNH
Trần kính màu trong khu vực cầu thang
Đèn gốm kết hợp kính màu
Đèn gốm kết hợp kính màu

TRANG

52
54
55

Hình 3.25

Tranh kính màu hoa sen

58

Hình 3.26

Tranh kính màu hoa sen trong khơng gian nội thất

59

Hình 3.27

Tranh kính màu hoa sen trong khơng gian nội thất

60

Hình 3.28

Vịng trịn trang trí

61

Hình 3.29


Vịng trịn trang trí trong khơng gian nội thất

61

Hình 3.30

Vịng trịn trang trí trong khơng gian nội thất

62

Hình 3.31

Kích thước vịng trịn trang trí trong khơng gian
nội thất

63

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nxb

Nhà xuất bản

PLA

Phụ lục ảnh

TS


Tiến sĩ

TTBTDTCĐ

Trung tâm bảo tồn di tích cố đơ

Tr

Trang

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tranh kính màu được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nhận định là một
thành tố cấu thành nên đời sống tín ngưỡng, văn hóa và thẩm mỹ của người
dân một số vùng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ngày nay, theo cùng sự phát triển xã hội hiện đại, xuất hiện
thêm vơ số loại hình nghệ thuật mới, các dịng tranh mới. Bên cạnh đó cịn có
cả sự xuất hiện của tranh kính cơng nghiệp, tranh kính lụa ra đời đã thay thế
cho nhiều dịng tranh kính thủ cơng vốn đã tồn tại hơn một thế kỷ. Kiểu dáng,
kích cỡ những dịng tranh kính cũng được thay đổi cho phù hợp. Cùng với
dòng chảy hiện đại, nghề làm tranh kính ở một số làng nghề cũng đang dần
mai một theo thời gian.
Ngày nay, những bức tranh kính thủ cơng cũng khơng cịn được ưa
chuộng như trước và chủ yếu được một số gia đình mua về làm tranh thờ.
Nhiều làng tranh kính vang danh giờ cịn lác đác vài người bám trụ với nghề.
Có thể thấy nghề vẽ tranh trên kính đang đứng trước nguy cơ thất truyền và

mai một, nếu như khơng có được các biện pháp tiêu thụ, quảng bá để các sản
phẩm truyền thống dân gian mang đậm bản sắc Việt có mặt trong và ngồi
nước, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người lao động và bảo tồn loại
hình nghệ thuật lâu đời của Việt Nam
2. Mục đích nghiên cứu
Giới thiệu sơ lược nghệ thuật tranh kính màu của phương Tây và tranh
kính thủ cơng của Việt Nam
Nêu ra những thực trạng của nghệ thuật tranh kính tại một số nơi đã và
đang sản xuất tranh kính hiện nay
Giới thiệu một số phương pháp ứng dụng nghệ thuật tranh kính vào
trang trí nội thất hiện nay
Thiết kế và thực hiện một số sản phẩm ứng dụng từ nghệ thuật tranh
kính thủ cơng ở Việt Nam vào trang trí nội thất. Đối tượng sử dụng đề tài
muốn hướng đến là những người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình và
thấp
7


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Kính màu và nghề vẽ tranh thủ cơng trên kính ở Nam Bộ, Việt Nam
- Các sản phẩm trang trí nội thất từ tranh kính màu trong nhà ở hiện nay
Phạm vi nghiên cứu
- Một số địa điểm vẽ tranh kính thủ cơng ở Việt Nam
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận
- Tiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan về kính màu và nghệ thuật tranh kính
trong và ngồi nước
- Tiếp cận từ thực tiễn, đánh giá thực trạng một số nơi đã hình thành và phát
triển nghề vẽ tranh thủ cơng trên kính

- Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu, phát triển của nghề trang trí khơng
gian nội thất nhà ở hiện nay. Từ đó đưa ra giải pháp ứng dụng trên sản phẩm
trang trí phù hợp nhất
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Tổng hợp và phân tích lý thuyết
+ Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát khoa học
+ Phân tích và tổng kết kinh nghiệm
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong nước
Cuối thế kỷ XIX, tranh kính màu du nhập vào Việt Nam. Hình thức
ban đầu là tranh gương (cung đình Huế); Tranh kính màu trong nhà thờ ở một
số vùng trên cả nước và dòng tranh kiếng thờ, tranh kiếng trang trí của người
8


dân Nam Bộ. Qua quá trình du nhập và phát triển, các họa sĩ, nghệ sĩ người
nghệ nhân Việt đã biến tranh kính thành những tác phẩm phục vụ cho người
Việt, “các họa sĩ Việt Nam đã mượn chất liệu kính màu để chuyển tải bản
sắc, tinh thần dân tộc Việt” (Huỳnh Quang Cường) vào trong các tác phẩm
phục vụ người Việt trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, các sản phẩm tranh
kính được sử dụng từ kiến trúc đến nội thất, các hình thức trang trí của nhiều
loại hình cơng trình khác nhau: từ nhà ở, nhà hàng, café, khách sạn, các cơng
trình cơng cộng...nhằm phục vụ cho nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và thị
hiếu của người dân Việt Nam
Mặc dù khơng phải là loại hình nghệ thuật cổ và lâu đời của nước
Việt. Nhưng quá trình du nhập và phát triển tại Việt Nam đã chứng minh
tranh kính nghệ thuật đã có sự đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà. Hiện

nay, tranh kính của Việt Nam đang phát triển với nhiều chủng loại tranh kính,
sử dụng trong nhiều loại hình cơng trình khác nhau và mang trong mình bản
sắc riêng của dân tộc Việt Nam.
Du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỳ XIX, song các cơng trình
nghiên cứu về đề tài nghệ thuật tranh kính của Việt Nam không nhiều, và chỉ
dừng lại là những bài viết trên các sách, báo, tạp chí, khóa luận, luận văn tốt
nghiệp, và chỉ dừng ở mức giới thiệu về nghệ thuật tranh kính nói chung,
chưa đi sâu vào ứng dụng cụ thể.
Ấn phẩm Nghệ thuật hồnh tráng, nhóm tác giả Triệu Thúc Đan,
Nguyễn Quân, Phạm Công Thành, Nguyễn Trân, Nxb Văn hóa, năm 1981.
Trong đó có nói đến tranh kính ghép màu ở các nhà thờ nước ngồi.
Bài viết giới thiệu về loại hình tranh gương cung đình Huế trong cuốn
Mỹ thuật Huế, Nguyễn Tiến Cảnh. Viện Mỹ Thuật - Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đơ Huế xuất bản, 1992, tr. 107-109
Bài viết Tranh kính trong mấy lăng vua của tác giả Chu Quang Trứ
trong cuốn Văn hóa - Mỹ thuật Huế, Nxb Thuận Hóa, năm 1998, tr. 124 - 125
đã giới thiệu sơ lược về một số bức tranh gương trong cung đình Triều nhà
Nguyễn cịn lại đến ngày nay.

9


Bài viết Tổng quan về tranh gương cung đình Huế Tạp chí Nghiên
cứu và Phát triển, năm 2001
Bài viết Tranh kính màu cuộc hành trình 1000 năm của tác giả Hoa
Nhi đăng trên Tạp chí Ngày nay, số cuối tháng 5, năm 2002, tr 38 - 42
Bài viết Nghệ thuật tranh kính của tác giả Nguyễn Hà đăng trên Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, số 12, năm 2004, tr 55-57
Bài viết Dùng tranh kính trong thiết kế và xây dựng nhà ở của tác giả
Bi Việt Hồi đăng trên Báo Tuổi trẻ, số 253, năm 2006, tr13

Khóa luận tốt nghiệp Nét đẹp của tranh kính màu trong khơng gian
kiến trúc của các nhà thờ tại Hà Nội, cử nhân Lê Mai Anh, Trường Đại học
Mỹ thuật Việt Nam, năm 2013
Luận văn thạc sỹ Tranh kính một hình thức hội họa mới, học viên Lê
Thị Yến, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, năm 2013
Khóa luận tốt nghiệp Tranh kính ghép màu, cử nhân Tạ Anh Thư,
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, năm 2013
Bài viết Nét Việt trong tranh kính màu của tác giả Huỳnh Quang
Cường đăng trong cuốn Mỹ thuật ứng dụng trên đường tìm về bản sắc Việt,
Nxb Văn hóa - Văn nghệ, năm 2015
Nguyễn Thanh (2015), “Tranh thờ Nam Bộ”, Tạp chí Văn học nghệ
thuật
Bài viết Nghệ thuật thủy tinh sớm ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Việt,
Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật, số tháng 3 năm 2016
Bài viết Đặc sắc tranh kính của tác giả Chu Mạnh Cường đăng trên
Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh, số tháng 3 năm 2017, giới thiệu chung về q
trình phát triển của tranh kính trên thế giới
Nước ngồi
Tranh kính ghép màu là loại hình nghệ thuật hình thành từ rất sớm
trên thế giới và được bắt nguồn từ các nước phương Tây. Trong tất cả các loại
hình nghệ thuật của họa sĩ, loại hình kính ghép màu có lẽ là loại hình nghệ
thuật “độc đáo, lạ mắt và có ấn tượng”. Độc đáo, lạ mắt và có ấn tượng
10


khơng chỉ bởi sự sống động khi có sự chiếu dọi từ ánh sáng, mà còn bởi chất
liệu, cấu trúc, cách thể hiện tương đối cồng kềnh, kỳ công và chiếm nhiều thời
gian của các họa sĩ.
Từ kính ghép màu là từ dùng để nói đến vật liệu thủy tinh màu và các
sản phẩm được tạo ra từ cách ghép các thủy tinh màu lại với nhau. Kính ghép

màu được người phương Tây dùng sớm nhất trong hình thức trang trí cửa sổ
của các nhà thờ, các tịa nhà tơn giáo quan trọng. Ban đầu, kính ghép màu là
những tấm thủy tinh phẳng, dùng làm cửa sổ. Về sau, bằng sự sáng tạo của
những họa sĩ, nghệ sĩ, kính ghép màu đã được sử dụng để tạo nên rất nhiều
sản phẩm nghệ thuật độc đáo, lạ mắt và ấn tượng phục vụ cho con người.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, kính ghép màu tạo nên các
tác phẩm trang trí trên cửa sổ được xem là một loại hình nghệ thuật, những
cửa sổ kính màu trong các cơng trình nhà thờ, cơng trình tơn giáo vẫn tồn tại
ngun vẹn và uy nghi đến nay. Nội dung mô tả trên các cửa sổ kính màu có
thể được kết hợp từ những câu chuyện trong Kinh thánh, lịch sử hoặc văn
học, miêu tả các thiên thần, thần thánh. Các cửa sổ kính ghép màu trong một
cơng trình thường có nội dung miêu tả theo một chủ đề, đề tài nào đó, chẳng
hạn cửa sổ kính ghép màu trong nhà thờ thường miêu tả về các điển tích trong
Kinh thánh, về cuộc đời của Chúa, của Đức Mẹ...
Theo sự phát triển của xã hội, kính ghép màu về sau được con người
sử dụng trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác. Kính ghép màu ngày càng
được sử dụng phổ biến, được ứng dụng để trang trí trong nhiều cơng trình và
trở thành những tác phẩm tranh kính . Tranh kính màu khơng chỉ có ở các tác
phẩm tranh kính nhà thờ, các bức tranh kính màu, nó cịn được sử dụng cho
các cơng trình nhà ở, khách sạn, nhà hàng....nhằm mang lại vẻ đẹp độc đáo,
sang trọng cho không gian. Chủ đề và phong cách thể hiện tranh kính màu
ngày càng đa dạng đã khiến cho tranh kính màu được yêu thích. Từ những nội
dung được mô tả trên các bức tranh kính màu, có thể thấy được những ý niệm,
những mong ước, tâm tư tình cảm của con người, thể hiện văn hóa đương thời
phản ánh trong mỗi tác phẩm. Tranh kính màu là hình thức nghệ thuật tinh tế
sử dụng ánh sáng để phóng đại và làm lung linh vẻ đẹp huyền ảo cho các tác
phẩm.
11



Các cuộc cách mạng công nghiệp đã ảnh hưởng đến sản xuất kính
màu, các họa sĩ, nghệ sĩ khơng sử dụng kính màu do mình chế tác ra, họ
chuyển sang sử dụng kính màu cơng nghiệp cho các tác phẩm của mình. Với
thành tựu của cách mạng cơng nghiệp, việc sản xuất kính màu cơng nghiệp có
sự cải thiện rõ rệt. Chất lượng, màu sắc tốt và phong phú hơn, độ trong, độ bắt
ánh sáng cao hơn
Trong suốt thế kỷ XX và đầu những năm đầu thế kỷ XXI, tranh kính
màu phụ thuộc vào xu thế phát triển của kiến trúc hiện đại. Nếu như trước
đây tranh kính là một yếu tố quan trọng không thể thiếu nhằm xác lập yếu tố
kiến trúc, thì nay vai trị đó khơng cịn nữa mà trở thành một bộ phận của
ngành kiến trúc.
Trong lịch sử phát triển của mình, tranh kính màu cũng chịu ảnh
hưởng của các trào lưu của mỹ thuật thế giới và mang đậm dấu ấn, cá tính
của từng họa sĩ, từng vùng miền. Kỹ thuật tranh kính cũng thay đổi và đa
dạng hơn về thể loại, chất liệu, ngôn ngữ tạo hình. Đây là sự thay đổi cần
thiết để tranh kính màu tồn tại và phát triển theo nhu cầu của từng thời đại.
(Huỳnh Quang Cường)

12


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
NGHỆ THUẬT KÍNH MÀU
1.1. Thuật ngữ kính màu
Kính màu là một loại vật liệu hoặc các tác phẩm được tạo ra từ kính. Ở
các nước phương Tây, trong suốt lịch sử hàng nghìn năm, thuật ngữ này đã
được áp dụng gần như duy nhất cho các cửa sổ của nhà thờ và các cơng trình
tơn giáo quan trọng trong xã hội. Mặc dù kính màu ban đầu được sử dụng
dưới dạng các tấm phẳng và được sử dụng làm cửa sổ, nhưng hiện nay, với sự

sáng tạo của các nghệ sĩ kính màu hiện đại, kính màu còn được sử dụng ở các
cấu trúc, trong kiến trúc, trang trí nội thất, và cả trong điêu khắc
Kính màu hình thành từ thủy tinh nóng chảy, được tạo màu bằng các oxit
kim loại trong quá trình sản xuất. Các màu sắc khác nhau được tạo ra từ các
chất tạo màu khác nhau. Điều đó cho phép các nghệ nhân chế tác được thủy
tinh có màu sắc theo ý muốn. Chẳng hạn, khi thêm oxit đồng vào thủy tinh
nóng cháy, sẽ cho ra thủy tinh có tơng màu xanh lá cây và xanh dương. Khi
các tấm thủy tinh nguội, các nghệ nhân đập các tấm thủy tinh với màu sắc
khác nhau, sau đó ghép lại với nhau bằng các vật liệu như chì, đá và lá đồng
để tạo ra các tác phẩm tranh kính màu rực rỡ và huy hồng khi có ánh sáng
chiếu qua.
Khởi nguồn của kính màu là từ thủy tinh, từ thời đồ đá con người đã biết
sử dụng thủy tinh tự nhiên. Obsidian1 là một dạng thủy tinh tự nhiên (hình
1.1.), nó được hình thành từ sự phun trào của núi lửa. Từ thủy tinh tự nhiên,
con người đã biết chế tác vũ khí và các vật dụng hàng ngày.

Hình 1.1. Mẫu Obsidian, thu thập gần Monte Pilato, đảo Lipari quần đảo
Aeilian, Sicily (nguồn ảnh Wikipedia)
1

Obsidian được tạo ra từ dung nham của ngọn núi lửa, sau khi nguội đi, nó cơ đặc thành dạng tinh thể. Nó

thường được tìm thấy bên trong các dịng dung nham rhyolitic được gọi là dịng obsidian, trong đó thành
phần hóa học (hàm lượng silica cao) gây ra độ nhớt cao, khi gặp khí lạnh nhanh, tạo thành thủy tinh tự nhiên
từ dung nham.

13


Kính màu được coi là một trong những phương tiện truyền thơng rực rỡ

trong các loại hình nghệ thuật thể hiện của con người. Hàng nghìn năm qua,
các nghệ nhân đã tìm thấy nét đẹp của kính màu, nét đẹp độc đáo hình thành
nên hình thức nghệ thuật tinh tế - sử dụng ánh sáng làm nổi bật vẻ đẹp của tác
phẩm
1.2. Sự hình thành và phát triển của tranh kính màu
Thời cổ đại
Dù thủy tinh đã được sử dụng từ thời cổ đại, nhưng thời kỳ đó, việc sản
xuất thủy tinh chưa được biết đến. Pliny the Elder2, nhà sử học La Mã cổ đại
cho rằng việc sản xuất thủy tinh đầu tiên diễn ra ở bờ biển Phoenician3, nơi
mà sau này phát triển thành một trong những trung tâm sản xuất thủy tinh lớn.
Và Pliny the Elder cũng cho rằng những thương nhân của Phoenician đồng
thời là những người tìm ra cách thức sản xuất thủy tinh
Bên cạnh Phoenicia, người Ai Cập cổ đại cũng biết đến việc sản xuất
thủy tinh. Những hạt thủy tinh tự nhiên nhỏ được người Ai Cập cổ đại sử
dụng chế tác thành vũ khí, dây chuyền, hoặc sau này là đồ dùng hàng ngày
như cốc, ly.
Thời cổ đại, thủy tinh được làm từ cát thạch anh, và người xưa đã sử
dụng một số chất hóa học để tạo màu cho thủy tinh. Thủy tinh lúc này chỉ là
những hạt nhỏ, hình chai, hoặc những hình dạng nhỏ, đơn giản, vì họ khơng
thể thổi các hình dạng phức tạp hơn. Thứ tạo ra màu sắc cho thủy tinh cổ
đại là những tạp chất chứa trong đó. Việc phát hiện ra sự pha trộn màu trong
thủy tinh là bước phát triển tiếp theo trong q trình tiến hóa của thủy tinh ở
Ai Cập.
Sản xuất thủy tinh có nguồn gốc từ khu vực Palestine, và được phát
triển cao thêm ở Ai Cập. Kỹ thuật cơ bản được phát triển ở cả Ai Cập và

2

Pliny the Elder (AD 23-79) là người La Mã cổ đại, một nhà tự nhiên học, nhà triết học, nhà sử học, một chỉ
huy hải quân, quân đội của đế chế La Mã, và là một người bạn của hoàng đế Vespasian .

Pliny đã viết cuốn bách khoa toàn thư Naturalis Historia (Lịch sử tự nhiên), trở thành mơ hình đầu tiên của
bách khoa toàn thư .
3
Phoenicia là nền văn minh Địa Trung Hải, thuộc khu vực ven biển của Lebanon ngày nay và bao gồm các
phần của miền bắc Israel, miền nam Syria đến tận phía bắc như Arwad.

14


Mesopotamia4 vào khoảng 1500 trước Công nguyên. Thời cổ đại, chỉ những
người rất giàu có mới có thể mua những đồ vật bằng thủy tinh, vì thời đó,
thủy tinh là vật liệu hiếm, và nó khơng có nhiều loại phong phú như ngày nay.
Phải đến thế kỷ 1 trước công nguyên, khi người Syria phát minh ra ống thổi
thủy tinh, lúc này mọi người có thể mua được các sản phẩm thủy tinh.
Thời gian sau, người La Mã đóng một vai trò quan trọng trong
việc phát triển và phổ biến sản xuất thủy tinh. Thời đó, họ xây dựng các lò
thổi thủy tinh trên tất cả các thuộc địa của họ. Từ đó, thủy tinh đã được sản
xuất nhiều hơn, chủng loại và hình dạng đồ thủy tinh được đa dạng, phong
phú hơn: ví dụ Chiếc ly Lycurgus (hình 1.2) Ly Lycurgus là một vật làm
bằng thủy tinh lưỡng sắc, gắn kết bằng đồng mạ vàng. Màu sắc của chiếc ly
sẽ thay đổi khác nhau tuỳ thuộc vào việc sử dụng ánh sáng chiếu qua nó: Ly
có màu đỏ khi thắp sáng từ phía sau và có màu xanh lá cây khi thắp sáng từ ở
phía trước. Đây là vật thể thủy tinh La Mã hoàn chỉnh duy nhất được làm từ
loại kính này, và là vật thể hiện sự thay đổi ấn tượng nhất về màu sắc; nó đã
được mô tả là “chiếc ly thủy tinh ngoạn mục nhất thời kỳ”

Màu đỏ khi nhìn ngược sáng

Chụp ảnh phía trước với đèn flash,
chiếc ly xuất hiện với màu xanh lục

Hình 1.2. Ly Lycurgus, thế kỷ thứ 4 (nguồn ảnh: Bảo tàng Anh - Phòng 41)
4

Mesopotamia là một khu vực lịch sử của Tây Á nằm trong hệ thống sông Euphrates của Tigris, ngày nay
gần tương ứng với hầu hết Iraq, Kuwait, khu vực phía đơng của Syria, Đơng Nam Thổ Nhĩ Kỳ và các khu
vực dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iran biên giới Iraq

15


Đến thế kỷ thứ 7, các nhà sản xuất thủy tinh và các nghệ nhân hạn chế
sản xuất đồ thủy tinh, đồ gốm, mà bắt đầu sáng tạo ra việc sản xuất thủy tinh
sử dụng cho cửa sổ. Những cửa sổ kính màu này đã được sử dụng để tơ điểm
cho tu viện, và các cơng trình tơn giáo khác. Tu viện Thánh Paul ở Jarrow,
Anh là ví dụ sớm nhất được biết đến sử dụng cửa sổ kính màu (hình 1.3). Tịa
nhà tu viện được thành lập vào năm 686, những mảnh vỡ của những cửa sổ
kính màu tồn tại hàng thế kỷ này đã được khai quật bởi nhà khảo cổ
Rosemary Cramp5 vào năm 1973. Màu sắc của cửa sổ kính màu này gồm màu
xanh da trời, xanh lá cây và màu vàng.

Hình 1.3. Của sổ kính màu Tu viện Thánh Paul ở Jarrow, Anh
(nguồn ảnh Wikipedia)
Đến thế kỷ thứ 8, kính màu đã phát triển và lan rộng đến Trung Đông.
Vào thời điểm này, ngành công nghiệp thủy tinh đang phát triển mạnh ở Iraq,
Syria, Ai Cập và Iran. Tại đây, các nghệ nhân đã tiếp nhận và điều chỉnh cách
thức sử dụng, sản xuất của người La Mã cổ đại. Họ sử dụng nó để tơ điểm cho
các nhà thờ Hồi giáo, cung điện và các mặt hàng chủ lực khác của kiến trúc
Hồi giáo, với các cửa sổ có màu sắc và hoa văn phức tạp (hình 1.4). Hình thức
cửa sổ kính màu này ngày càng phát triển và trở nên công phu theo thời gian.
Các nhà sử học tin rằng, phương pháp của người Hồi giáo trong việc sáng tạo

5

Dame Rosemary Jean Cramp: (sinh ngày 6 tháng 5 năm 1929) là một nhà khảo cổ học và học giả người
Anh. Bà là nữ giáo sư đầu tiên được bổ nhiệm tại Đại học Durham và là Giáo sư Khảo cổ học từ năm 1971
đến năm 1990. Bà từng là Chủ tịch Hiệp hội Cổ vật Luân Đôn từ năm 2001 đến 2004.

16


cửa sổ kính màu là nhà sáng tạo phi thường, phù hợp với sự phát triển chung
của nghệ thuật Hồi giáo. Điều này đã đưa nghệ thuật kính màu lên một tầm
cao mới về kỹ thuật, công nghệ và nghệ thuật.

Hình 1.4. Cửa sổ nhà thờ Hồi giáo Xanh
(nguồn ảnh: Stock Photos từ Artur Bogacki /Shutterstock)
Cũng trong thời kỳ Trung cổ, các cửa sổ kính màu có thể được tìm thấy
trong vô số nhà thờ Công giáo trên khắp châu Âu. Cuối thế kỷ 11, những cửa
sổ này kính màu có hình thức tương đối đơn giản, quy mơ nhỏ và được viền
bằng khung sắt dày. Sở dĩ vậy là do kiến trúc Romanesque - một phong cách
đặc trưng bởi những bức tường dày và các hình trịn được chế tạo theo phong
cách kiến trúc thống trị. Tuy nhiên, vào thế kỷ 12, phong cách này đã được
17


thay thế bằng kiến trúc Gothic. Không giống như các tịa nhà La Mã,
Romanesque, các cơng trình tơn giáo được xây dựng theo phong cách Gothic
này minh họa cho sự phát triển chiều cao và lấy ánh sáng cho các cơng
trình. Yếu tố này thể hiện rõ trong tất cả các khía cạnh của thiết kế Gothic,
bao gồm các ngọn tháp cao vút trên bầu trời, những bức tường, và đặc biệt
nhất là các cửa sổ kính màu lớn. Thời kỳ Gothic, cửa sổ kính màu rất phát

triển, cửa sổ kính màu là đặc điểm nổi bật trong các nhà thờ Gothic. Cửa sổ
kính màu khơng chỉ đem lại ánh sáng và màu sắc cho khơng gian nhà thờ, mà
cịn để minh họa các câu chuyện Kinh thánh cho những giáo dân khơng biết
chữ. Cửa sổ kính màu thời Gothic thường có hai dạng: cửa sổ lancet cao và
cong hoặc cửa sổ hoa hồng trịn. Trong cả hai hình thức cửa sổ trên, thường
có quy mơ hồnh tráng và được thể hiện rất chi tiết tỉ mỉ. Với kích thước đồ
sộ và độ phức tạp của chúng, các cửa sổ kính màu theo phong cách Gothic
cùng với ánh sáng đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật rực rỡ hơn bao giờ
hết. Có thể nói kiến trúc Gothic là nền tảng thúc đẩy và là bệ nâng đỡ cho
tranh kính màu phát triển rực rỡ (hình 1.5).

Hình 1.5. Các cửa sổ kính màu trong nhà thờ Cologne, Đức, đầu thế kỷ 14
(nguồn wikipedia.org)
18


Thế kỷ 15
Thời kỳ Phục hưng, tranh kính màu vẫn được phát triển mạnh mẽ. Bên
cạnh đó, các họa sĩ cịn “đưa nghệ thuật tạo hình vào tranh kính màu”. Thời
Phục Hưng, với sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật, các họa sĩ dùng
nhiều kỹ thuật mới để tạo ra hiệu ứng cho kính màu, như sử dụng các cơng
thức hóa học, các loại axit khác nhau trong việc tạo màu, cải thiện các khung
bằng khung kim loại để chống sự xói mịn của thời tiết. Lúc này, các họa sĩ đã
tự sản xuất được kính màu để sử dụng cho tác phẩm của riêng mình.
Năm 1600, cách làm tranh kính mới xuất hiện, cảnh vật đươc vẽ trực
tiếp lên các mảnh kính vng, giống như ngói lợp nhà. Màu sắc đươc nung để
lưu bền trên kính, sau đó các mảnh kính sẽ được lắp vào khung kim loại. Từ
giữa thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, nhiều biến đổi lịch sử ảnh hưởng đến tranh
kính màu, nhiều cơng trình bị phá bỏ. Tranh kính khơng cịn được sử dụng
trong các cơng trình kiến trúc, cơng nghệ và việc sản xuất kính màu cũng lãng

quên.
Thế kỷ XIX, trước sự phục hưng Công giáo ở Anh đã mang lại sự quan
tâm mới về tranh kính. Thời kỳ này, phong trào Phục hưng lại nền kiến trúc
Gothic diễn ra mạnh mẽ đã mang đến phong cách Công giáo thực sự trong
kiến trúc. Nhiều cơng trình tơn giáo được xây dựng ở các thị trấn lớn, nhiều
cơng trình nhà thờ cũ được phục hồi lại. Đây cũng là sự hồi sinh mạnh mẽ của
nghệ thuật kính màu. Việc sản xuất kính màu trở lên phong phú hơn, nhiều
cơng ty sản xuất kính màu được thành lập trong giai đoạn này
Thế kỷ 19
Các nghệ nhân đã đưa nghệ thuật kính màu truyền thống thành một loại
hình nghệ thuật hiện đại. Nghệ thuật hiện đại này được thể hiện rõ ràng trong
tác phẩm của Frank Lloyd Wright6, người tiên phong của phong trào Prairie
School - một phong cách kiến trúc và thiết kế nội thất nhấn mạnh đến sự khéo
léo và kết nối với thiên nhiên.
Thế kỷ 20
6

Frank Lloyd Wright (8 tháng 6 năm 1867 - 9 tháng 4 năm 1959) là một kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất,

nhà văn và nhà giáo dục người Mỹ.

19


Cách mạng công nghiệp của các nước thời điểm này đã ảnh hưởng đến
sản xuất kính màu. Các họa sĩ, nghệ sĩ khơng sử dụng kính màu do mình chế
tác ra, họ chuyển sang sử dụng kính màu cơng nghiệp cho các tác phẩm của
mình. Với thành tựu của cách mạng cơng nghiệp, việc sản xuất kính màu
cơng nghiệp có sự cải thiện rõ rệt. Chất lượng, màu sắc tốt và phong phú hơn,
độ trong, độ bắt ánh sáng cao hơn so với kính màu sản xuất thời kỳ trước đó

(hình 1.6)

Hình 1.6. Một trong bốn tấm kính màu cao 64 mét (210 ft), nhà thờ Rio de
Janeiro, Brazil) (nguồn wikipedia.org)
Ngày nay, các nghệ nhân, họa sĩ, nghệ sĩ kính màu đương đại đã và
đang giữ cho hình thức nghệ thuật lâu đời này tồn tại. Giống như những người
tiền nhiệm thế kỷ 20, những nghệ sĩ ngày nay tiếp tục đưa ra những cách sáng
tạo mới để diễn giải lại nghề thủ công cổ xưa, rực rỡ của nhân loại.
Theo sự phát triển của xã hội, kính ghép màu về sau được con người sử
dụng trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác. Kính ghép màu ngày càng được
20


sử dụng phổ biến, được ứng dụng để trang trí trong nhiều cơng trình và trở
thành những tác phẩm tranh kính. Tranh kính màu khơng chỉ có ở các tác
phẩm tranh kính nhà thờ, các bức tranh kính màu, nó cịn được sử dụng cho
các cơng trình nhà ở, khách sạn, nhà hàng....nhằm mang lại vẻ đẹp độc đáo,
sang trọng cho không gian. Chủ đề và phong cách thể hiện tranh kính màu
ngày càng đa dạng đã khiến cho tranh kính màu được u thích. Từ những nội
dung được mơ tả trên các bức tranh kính màu, có thể thấy được những ý niệm,
những mong ước, tâm tư tình cảm của con người, thể hiện văn hóa đương thời
phản ánh trong mỗi tác phẩm. Tranh kính màu là hình thức nghệ thuật tinh tế
sử dụng ánh sáng để phóng đại và làm lung linh vẻ đẹp huyền ảo cho các tác
phẩm.
Trong suốt thế kỷ XX và đầu những năm đầu thế kỷ XXI, tranh kính
màu phụ thuộc vào xu thế phát triển của kiến trúc hiện đại. Nếu như trước đây
tranh kính là một yếu tố quan trọng khơng thể thiếu nhằm xác lập yếu tố kiến
trúc, thì nay vai trị đó khơng cịn nữa mà trở thành một bộ phận của ngành
kiến trúc.
Trong lịch sử phát triển của mình, tranh kính màu cũng chịu ảnh hưởng

của các trào lưu của mỹ thuật thế giới và mang đậm dấu ấn, cá tính của từng
họa sĩ, từng vùng miền. Kỹ thuật tranh kính cũng thay đổi và đa dạng hơn về
thể loại, chất liệu, ngơn ngữ tạo hình. Đây là sự thay đổi cần thiết để tranh
kính màu tồn tại và phát triển theo nhu cầu của từng thời đại.
1.3. Tranh kính du nhập vào Việt Nam
Ở Việt Nam, thời Văn hóa Sa Huỳnh, được xác định vào khoảng năm
1000 TCN đến thế kỷ thứ 2 là thời kỳ mà người dân đã biết chế tác và sử
dụng đồ thủy tinh để làm trang sức và đồ trang trí. Trong các khu mộ táng,
các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều bộ hạt chuỗi, cườm bằng thủy tinh có
màu xanh, vàng hoặc nâu.
Thủy tinh nhân tạo là một thành tựu rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh. Các
cư dân dùng cát trắng để nấu thủy tinh làm bát lọ và đặc biệt những chuỗi hạt
trang sức bằng thủy tinh mà sử sách Trung Quốc gọi là "Lưu li" gốc từ
chữ Phạn là verulia từ đầu công nguyên. Đây là một trong những nơi làm ra
thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới. Chúng không những đa dạng về kiểu
21


dáng mà còn phong phú về màu sắc như xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám,
tím, đỏ và nâu. Sử Trung Hoa đã từng ghi chép về một chén thủy tinh xuất
phát từ vùng đất này mà họ gọi là chén lưu ly với một sự trân trọng và khâm
phục.
Nổi bật trong những vật trang sức của người Sa Huỳnh là khuyên tai
ba mấu dành cho phụ nữ và khuyên tai hai đầu thú của nam giới. Nếu khuyên
tai ba mấu dịu dàng, tinh tế và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại
thể hiện chất dũng mãnh, kiêu hãnh và cường tráng của nam giới. Những vật
trang sức chế tác từ đá, mã não và thủy tinh có thể nói là những tinh hoa đặc
sắc nhất mà nền văn minh này sáng tạo ra và được phổ biến khắp vùng Đông
Nam Á.
Thời gian về sau, mặc dù nghề chế tác thủy tinh có từ rất sớm, nhưng

khơng được phát triển. Tới thế kỷ XIX, tranh kính xuất hiện và phát triển tại
Việt Nam. Lúc này, sự xuất hiện và phát triển tranh kính được chia theo 3 khu
vực, 3 thể loại tranh kính biêu tiểu khác nhau ở nước ta
Tranh kính nhà thờ: Khi Cơng giáo đến Việt Nam, các linh mục tới
truyền giáo và cho xây dựng nhà thờ, lúc đó, tranh kính màu được sử dụng
trong một số nhà thờ Công giáo cuối thế kỷ XIX, một số nhà thờ Cơng giáo
đầu tiên có các trang trí bằng tranh kính màu như: Nhà thờ Tân Định, xây
dựng năm 1876 (Nhà thờ Thánh Tâm chúa Giêsu, Tân Định) - nhà thờ Công
giáo tại thành phố Hồ Chí Minh và thuộc giáo xứ Tân Định. Sau đó tranh kính
được sử dụng trong Nhà thờ Đức Bà (xây dựng năm 1880), Nhà thờ Lớn Hà
Nội (xây dựng năm 1887)...Nội dung trong các bức tranh kính màu ở Nhà thờ
đa phần đều nói về Chúa nhưng “những đặc điểm của nhân vật mang nét đặc
trưng của người Việt như vóc dáng, khn mặt, búi tóc đến trang phục, nón
lá, cảnh quan. Sự thay đổi về hình ảnh này đem lại cảm giác gần gũi, thân
thiện đối với giáo dân Việt Nam và cho thấy dấu hiệu Việt hóa”.
Tranh gương cung đình Huế: Theo nhà nghiên cứu Thái Văn Kiểm,
tác giả cuốn Cố đô Huế (cùng lời truyền của một số người cao tuổi ở Huế)
nhận định: Tranh gương cung đình Nguyễn đa phần được các Vua triều
Nguyễn đặt hàng vẽ từ Trung Quốc. Nguyên là vua Thiệu Trị (1841-1847) có
tập thơ Thần kinh nhị thập cảnh, vịnh 20 cảnh đẹp của đất Huế, đã gửi các bài
22


thơ này qua Trung Quốc đặt vẽ. Một bài thơ này được thể hiện thành một bức
tranh gương, sau đó mới mang trở về kinh đô Huế, treo ở tại các miến điện.
Mặc dù vậy, nhưng các tác phẩm tranh gương đó lại mang trong mình những
nội dung và các yếu tố đặc trưng riêng của nền nghệ thuật Cố đô Huế.
Tranh kiếng Nam Bộ: Tới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một bộ phận
người Quảng Đông (Trung Quốc) di dân đến mảnh đất Nam Bộ sinh sống và
lập nghiệp, họ đã mở các cửa tiệm buôn bán kiếng, với các loại kiếng tráng

thủy tinh làm gương soi, kiếng khn cửa tủ, khung cửa chớp, ơ cửa
thống...theo thời gian cùng với sự phát triển của đời sống xã hội đã ra đời
dòng tranh kiếng Nam Bộ. Tranh kiếng Nam Bộ mang trong mình những nét
đặc sắc riêng với ba dịng nổi tiếng, đó là: tranh kiếng Chợ Lớn (Sài Gòn);
tranh kiếng Lái Thêu (huyện Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), và dịng tranh
kiếng Chợ Mới (An Giang). Đời sống người dân Nam Bộ lúc đó gắn liền với
sơng nước và đa phần thờ Phật, cho nên các bức tranh kiếng lúc bấy giờ hòa
quyện được cả yếu tố dân gian và tơn giáo. Tranh kiếng có nhiều chủng loại:
Tranh thờ tổ tiên, tranh thờ Thần, Phật, tranh chúc tụng, tranh cảnh vật trang
trí nhà ở...Tranh kiếng lúc này đã đáp ứng như cầu thờ cũng, tín ngường và
thẩm mỹ của người dân và trở thành những tác phẩm nghệ thuật dân gian
khơng thể thiếu trong những gia đình Nam Bộ.
Dù đã xuất hiện và phát triển ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, nhưng do
nước ta những năm này trải qua chiến tranh, phải gánh chịu sự nghèo đói, lạc
hậu và hậu quả của chiến tranh. Tranh kính khơng được phát triển mạnh. Phải
tới sau năm 1975, khi Việt Nam thống nhất đất nước, nền kinh tế bắt đầu phục
hồi và phát triển, tranh kính được tiếp tục sử dụng, nhưng chỉ ở hình thức nhỏ.
Đến thế kỷ XX, những năm 1991, 1994, tại Việt Nam mới thành lập một số
nhà máy chế tạo kính màu để đáp ứng nhu cầu của xã hội về trang trí tranh
kính màu trong nội thất. Và tranh kính màu được sử dụng ở nhiều cơng trình
khác nhau như: khách sạn, nhà hàng, quán café, hay nhà ở...
Kết luận chƣơng 1
Tranh kính màu là loại hình nghệ thuật có từ rất sớm trên thế giới, trải
qua quá trình phát triển của xã hội, tranh kính màu đã đáp ứng nhu cầu về mặt
tinh thần và thẫm mỹ cho con người. Đến nay, loại hình tranh kính phát triển
23


×