Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Skkn một số giải pháp trong dạy học môn sinh giúp phát triển năng lực cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.93 KB, 30 trang )

THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG DẠY HỌC MÔN SINH
GIÚP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước vào năm học 2014 – 2015 giáo dục phổ thơng có nhiều vấn đề đổi
mới về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa,
phương pháp nghiên cứu khoa học, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo
hướng cộng tác, có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển các năng lực xã hội cũng
như rèn kỹ năng sống cho học sinh. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ
năng riêng lẻ của môn học, giáo viên cần phải tích hợp kiến thức liên mơn nhằm
giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Thật ra, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được áp dụng trong nhiều năm gần
đây và ít nhiều đã đem lại hiệu quả cho công tác giảng dạy, đặc biệt trong việc phát
huy tính tích cực chủ động trong học tập cho một bộ phận học sinh. Tuy nhiên với
cách dạy, cách kiểm tra đánh giá hiện nay làm cho phần lớn học sinh chưa biết
cách tự học, tự giải quyết vấn đề gặp phải trong thực tế, đa số các em học thuộc
những kiến thức thầy cô giáo truyền thụ để làm bài đạt kết quả cao, còn khả năng
vận dụng, khả năng giao tiếp, kỹ năng xử lí tình huống của các em rất hạn
chế.Trong giờ học các em rất ít có cơ hội để khám phá, để đặt vấn đề và tự giải
quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế, việc truyền thụ kiến thức một chiều đã dẫn
đến học sinh rất yếu khi vận dụng tri thức tổng hợp cũng như giải quyết các tình
huống thực tiễn.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là sự gị bó trong chương
trình mơn học, giáo viên vẫn cịn đang lúng túng trước lượng kiến thức cần truyền
đạt và thời gian 45 phút của tiết dạy. Chính điều này khiến đa số giáo viên vì sợ
“cháy giáo án” nên ít giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, ít có điều kiện để quan
tâm đến việc học của học sinh vì vậy một số học sinh trong lớp trở nên thờ ơ với


1


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

việc học.Trước thực tế đó, tơi thiết nghĩ trong q trình giảng dạy cần có những
giải pháp đổi mới đồng bộ về phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo
hướng phát triển năng lực cho học sinh, giúp học sinh không những hiểu kiến thức
mà cịn biết vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Mặt khác cần phải cấu trúc lại
chương trình dạy học theo các chủ đề, để giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc
kết hợp, đa dạng các phương pháp dạy học, các hoạt động học tập, có như vậy mới
tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh.
Chúng ta, trong quá trình dạy học cần thực hiện thành công việc chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ kiến thức một chiều” sang cách dạy,
cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống để hình thành năng lực
phẩm chất cần thiết cho học sinh. Dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học
sinh là yêu cầu cấp thiết và quan trọng, địi hỏi mỗi giáo viên cần nỗ lực, cố gắng
tìm tòi học hỏi đưa ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả. Đó là lý do mà tơi chọn
đề tài này.

2


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.Một số quan điểm đổi mới giáo dục THPT
1.1. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28: “Phương pháp giáo dục phổ
thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”,[1,12]
1.2.Báo cáo chính trị Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI “Đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng
hiện đại, nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo
dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng
thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”,[1,12]
1.3. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo
quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ:
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của
người học”,[1,13]
2. Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng: Chuyển từ
chương trình định hướng nội dung sang chương trình định hướng năng lực
2.1.Chương trình định hướng nội dung
- Đặc điểm: Chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học
đã được quy định trong chương trình dạy học
- Ưu điểm: Truyền thụ cho người học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống
- Hạn chế: Chưa chú trọng đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng
tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn,[1,14]
2.2. Chương trình định hướng năng lực
2.2.1. Khái niệm năng lực

3



THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và
hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa
dạng của cuộc sống
Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức , kỹ năng , thái độ kết nối
chúng một cách hợp lý vào thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề đặt ra của
cuộc sống,[1,45]
2.2.2. Các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
2.2.2.1. Các năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ
- Năng lực tính tốn
2.2.2.2. Các năng lực chuyên biệt của môn Sinh cấp THPT
-Tri thức Sinh học: Kiến thức và kĩ năng cần thiết để đảm nhận một công việc
trong lĩnh vực Sinh học
- Năng lực nghiên cứu: Áp dụng được các phương pháp thực nghiệm để giải quyết
các vấn đề khoa học
- Năng lực thực địa: Sử dụng quy tắc và kĩ thuật an tồn để thực hiện các nghiên
cứu trong mơi trường
- Năng lực thực hiện trong phịng thí nghiệm: Sử dụng được các quy tắc và kĩ thuật
an toàn để thực hiện các nghiên cứu trong phịng thí nghiệm,[1,46-48]

2.2.3. Chương trình định hướng năng lực
- Mục tiêu: Kết quả học tập cần đạt được mơ tả chi tiết, có thể quan sát, đánh giá
được.
4


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

- Nội dung: Chỉ quy định những nội dung chính, khơng quy định chi tiết.
- Phương pháp dạy học: Giáo viên là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích
cực lĩnh hội kiến thức. Chú trọng đến khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao
tiếp.
- Hình thức dạy học: Đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa
học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, khả năng
vận dụng trong các tình huống thực tiễn,[1,16]
3. Thực trạng dạy học ở trường THPT
Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học đã được thực hiện tuy nhiên chưa đều,
chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Phần lớn giáo viên vẫn dạy học theo kiểu
truyền thụ tri thức một chiều, nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Một số giáo
viên có tâm huyết đã chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các hoạt động dạy học
cũng như áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh, tuy nhiên cũng chỉ mới thực hiện ở một số tiết do chưa có
nhiều thời gian để đầu tư cấu trúc sắp xếp lại các hoạt động dạy và học sao cho thật
hiệu quả, mặt khác cơ sở vật chất, thiết bị đã được trang bị nhưng cịn thiếu và
chưa hợp lí.
Việc tháo gỡ sự gị bó trong phân phối chương trình để xây dựng các chủ đề dạy

học, đã tạo điều kiện cho giáo viên sáng tạo hơn trong việc xây dựng các phương
pháp dạy học cũng như tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh xuyên suốt
trong chủ đề. Giáo viên mạnh dạn giao việc cho học sinh và có thời gian kiểm sốt
được việc học tập, chuẩn bị của học sinh.
Hoạt động kiểm tra đánh giá trước đâychủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái
hiện tri thức thì nay đã có nhiều đổi mới, chú trọng nhiều hơn đến khả năng vận
dụng, khả năng phán đoán và khả năng xử lý các vấn đề trong thực tiễn.

5


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của
học sinh
1.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
Một số phương pháp dạy học truyền thống như vấn đáp, thuyết trình là những
phương pháp quan trọng trong dạy học, vì vậy cần cải tiến để nâng cao hiệu quả và
hạn chế những nhược điểm của chúng. Muốn cải tiến được thì người giáo viên cần
phải nắm vững các yêu cầu và sử dụng thành thạo kĩ thuật của các phương pháp
trên, áp dụng thật hợp lí vào những khâu khác nhau trong q trình dạy học có thể
nâng lên theo quan điểm giải quyết vấn đề.
1.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
1.2.1 Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
“Giáo viên tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề
gặp phải trong học tập” ,[4,10]. Phương pháp này giúp học sinh vừa nắm được tri
thức mới vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích

cực sáng tạo, một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, khuyến khích học sinh
phát hiện và tự giải quyết vấn đề.
1.2.2 Dạy học với lý thuyết tình huống
“Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề, học sinh độc lập hoạt động để giải quyết
vấn đề, khi học sinh không thể giải quyết vấn đề, giáo viên can thiệp thông qua các
câu hỏi gợi ý”,[4,10].
1.1.3 Dạy học với hình thức hợp tác, thảo luận theo nhóm nhỏ
“Các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân cùng
nhau xây dựng nhận thức mới. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau, chứ
không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên”,[4,11].
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên,
vì vậy giáo viên phải là người biết tổ chức và biết chọn lọc ra những nội dung phù
hợp, hoạt động nhanh, tránh mang tính hình thức. Trong hoạt động nhóm, tư duy

6


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

tích cực của học sinh phải được phát huy và ý quan trọng của phương pháp này là
rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.
1.1.4 Dạy học với hình thức tổ chức hội thảo
“Người dạy tổ chức và điều khiển các thành viên trong lớp học trao đổi ý kiến và
tư tưởng của mình về nội dung học tập, qua đó đạt được mục đích dạy học”,[4,11].
1.1.5 Dạy học theo hình thức tổ chức dự án
“Là hình thức tổ chức dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập
phức hợp gắn bó với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch,
thực hiện và đánh giá kết quả”,[4,11]. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới

thiệu như bài viết, tập tranh ảnh, các đoạn phim…
1.3. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông
tin hợp lý hỗ trợ dạy học
Phương tiện dạy học có vai trị quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học,
nhằm tăng tính trực quan sinh động cho bài dạy. Việc sử dụng phương tiện dạy học
phải đảm bảo nguyên tắc khoa học và phù hợp với nội dung và phương pháp dạy
học. Công nghệ thông tin là phương tiện giúp giáo viên và học sinh tra cứu thơng
tin và cịn là cơng cụ hỗ trợ cho các em trong hoạt động nhóm, trong vai trị là báo
cáo viên.
1.4.Thiết kế giáo án đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng
lực cho học sinh
Đây là 2 ví dụ minh họa cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
triển năng lực cho học sinh
Ví dụ 1:
Bài 24 Thực hành: Lên men Êtilic và Lactic
Nội dung bài nằm trong chuyên đề “Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở vi sinh vật” thực hiện trong 3 tiết chính khóa và 2 tiết ở nhà
Lập kế hoạch thực hiện
-Tên dự án: Lên men Êtilic và Lactic
-Mục tiêu:
7


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

Kiến thức:
Tóm tắt quá trình lên men Êtilic, Lactic bằng sơ đồ
Giải thích ngun tắc và hiện tượng xảy ra trong quá trình lên men

Kĩ năng:
Thu thập và xử lí thơng tin
Làm việc nhóm
Viết báo cáo
Trình bày trước đám đơng
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Thái độ:
Tự giác, có trách nhiệm trước nhóm
Hứng thú khi tự làm ra sản phẩm
Trung thực khi thực hiện và nhận xét, đánh giá
- Điều kiện thực hiện dự án
+ Nguyên liệu: Sữa đặc, sữa chua, hũ nhựa, nếp, nấm men rượu, thịt nạt xay,tỏi,
cải dưa, đường, muối..
+ Máy tính, máy chiếu
- Địa điểm thực hiện dự án
+ Tiến hành cơng việc ở nhà theo nhóm. Viết báo cáo
+ Trình bày sản phẩm, trình chiếu và báo cáo tại lớp
- Cơng việc thực hiện
+ Tìm hiểu quy trình lên men
+ Chuẩn bị nguyên liệu
+ Viết tường trình báo cáo kết quả thực hiện
- Sản phẩm dự án: Sữa chua, dưa chua, nem chua, rượu nếp
- Chia nhóm: Lớp có 4 nhóm mỗi tổ là một nhóm, tổ trưởng là nhóm trưởng điều
hành hoạt động của nhóm
-Thời gian thực hiện: Trước báo cáo trước lớp 2 ngày
Thực hiện dự án
8


THPT Dầu Giây


GV: Bùi Thị Thúy Lam

Giai đoạn 1: Thực hiện trong 20 phút của tiết chính khóa (tiết 2 trong chun đề)
Hoạt động Thầy

Hoạt động Trị

- Chia nhóm
- Đưa ra các tiểu chủ đề
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm

-Cùng giáo viên chọn lọc nội dung thực

+Nhóm 1: Tìm hiểu quy trình, thực hiện hiện
làm sữa chua
+Nhóm 2: Tìm hiểu quy trình, thực hiện
làm dưa chua
+Nhóm 1: Tìm hiểu quy trình, thực hiện
làm nem chua
+Nhóm 1: Tìm hiểu quy trình, thực hiện
làm rượu nếp
-Hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch thực -Thảo luận xây dựng kế hoạch thực hiện
hiện

+ Cùng nhau tìm hiểu quy trình

+ Thời gian

+ Giao nhiệm vụ cho từng thành viên


+ Địa điểm

+ Thống nhất thời gian và địa điểm thực

+ Nguyên vật liệu

hiện

+ Phân cơng nhiệm vụ

- Các nhóm trưởng lần lượt báo cáo kế

-Giúp đỡ các nhóm xây dựng kế hoạch

hoạch thực hiện của nhóm

- Hỗ trợ học sinh về quy trình thực hiện,
cách viết báo cáo

Giai đoạn 2:Từng nhóm tiến hành theo kế hoạch tạo ra sản phẩm (tiến hành ở nhà)
Giáo viên theo dõi, hỗ trợ giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn trong thực hiện
Giai đoạn 3: Báo cáo kết quả dự án (Thực hiện trong một tiết chính khóa)
9


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam


Hoạt động Thầy

Hoạt động Trị

- Phát phiếu đánh giá cho các nhóm

- Các nhóm báo cáo kết quả qua trình

Hướng dẫn cho HS các nội dung cần chiếu powerpoint
đánh giá( gồm quy trình, thuyết trình, - Đại diện nhóm sẽ thuyết trình về q
sản phẩm, trả lời câu hỏi)

trình chuẩn bị, thực hiện của các thành

- Tổ chức cho từng nhóm báo cáo

viên trong nhóm, giới thiệu về các sản

+ Nhóm 1

phẩm mà nhóm làm được

+ Nhóm 2
+ Nhóm 3
+ Nhóm 4
-Tổ chức cho các nhóm nhận xét, đánh - Các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả
giá lẫn nhau

lẫn nhau


-Đưa ra một số vấn đề để các nhóm - Các nhóm tranh luận, giải quyết các
tranh luận

vấn để giáo viên đặt ra

+Vì sao sữa chua đang từ trạng thái lỏng
trở thành sệt?
+Tại sao trong quá trình muối chua rau
quả thường phơi héo trước khi làm
+Tại sao trong quá trình làm dưa chua,
sữa chua hay rượu nếp đều đậy kín?
- Giáo viên nhận xét đánh giá

sản

phẩm, báo cáo của các nhóm

Đánh giá
- Điểm làm việc nhóm: Do các thành viên trong nhóm tự đánh giá và đánh giá
chéo, nhóm trưởng có trách nhiệm tập hợp , ghi chi tiết điểm thành phần
- Điểm thuyết trình: các nhóm

học sinh đánh giá chéo N1→N2; N2→N3;

N3→N4; N4→N1;
- Điểm nội dung
10


THPT Dầu Giây


GV: Bùi Thị Thúy Lam

+ Điểm GV: (nội dung của từng cá nhân + Nội dung của cả nhóm)/2
+ Điểm HS chấm
(Điểm nội dung của giáo viên + Điểm nội dung của học sinh)/2
Kết quả: (Điểm nội dung + Điểm thuyết trình)/2
Ví dụ 2: Dạy học theo chun đề
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (Môn Sinh học 11CB)
I. Nội dung chuyên đề:
1.Mô tả chuyên đề:Chuyên đề này gồm các bài Chương III / Phần bốn. Sinh học
cơ thể – Sinh học 11 THPT
+ Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
+ Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật .
+ Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật(tt).
+ Bài 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật.
2.Nội dung của chuyên đề
2.1 Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
2.1.1.Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Khái niệm sinh trưởng ở động vật.
- Khái niệm phát triển ở động vật.
- Khái niệm biến thái.
2.2.Các kiểu phát triển.
2.2.1.Phát triển không qua biến thái.
2.2.2. Phát triển qua biến thái.
- Phát triển qua biến thái hoàn toàn.
- Phát triển qua biến thái khơng hồn tồn.
2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật.
2.3.1 Các nhân tố bên trong: Các hoocmon.

2.3.2 Các nhân tố bên ngoài:Thức ăn;nhiệt độ, ánh sá
2.4.Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và con người.
11


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

2.5. Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật.
3.Thời lượng: Số tiết học trên lớp: 4 tiết. Thời gian học ở nhà 3 tuần.
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu chuyên đề
1.1.Kiến thức
- Nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển ở động vật, khái niệm biến thái.
- Phân biệt được phát triển không qua biến thái và qua biến thái ở động vật.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái hồn tồn và khơng hồn tồn.
-Trình bày được ảnh hưởng của hoocmon đối với sự sinh trưởng và phát triển ở
động vật có xương sống và khơng xương sống.
- Nêu được cơ chế điều hòa sinh trưởng và phát triển.
- Nêu được nguyên nhân gây ra một số rối loạn nội tiết phổ biến.
- Nêu được các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động
vật.
- Trình bày được khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và
người (cải tạo giống, cải thiện chất lượng dân số và kế hoạch hóa gia đình).
- Nêu được một số ví dụ thực tế ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển
của động vật trong chăn nuôi.
1.2.Kỹ năng
- Đưa ra các định nghĩa về sinh trưởng, phát triển, biến thái ở động vật.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân biệt (phát triển không qua biến thái và qua biến

thái ở động vật,phát triển qua biến thái hoàn toàn và khơng hồn tồn).
- Kỹ năng tìm kiếm thơng tin qua đọc sách, qua mạng internet.
- Quan sát và phân tích kênh hình về tác dụng của hoocmon đối với sự sinh trưởng
và phát triển của động vật.
- Có kỹ năng ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển của động vật để điều
khiển sự sinh trưởng và phát triển của chúng phù hợp với mục tiêu sản xuất.
- Quan sát phát hiện kiến thức qua SGK, tài liệu liên quan đến sinh trưởng và phát
triển của động vật.
12


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

- Kỹ năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên.
1.3.Thái độ
- Say mê nghiên cứu khoa học về các phương pháp điều khiển sinh trưởng và phát
triển ở độngvật.
- Hứng thú và quan tâm với công tác cải tạo, chăm sóc các giống vật ni ở điạ
phương.
- Hình thành ý thức bảo vệ mơi trường và các lồi động vật q hiếm.
- Hình thành ý thức bảo vệ sức khỏe, ý thức thực hiện kế hoạch hóa gia đình trong
tương lai .
1.4. Năng lực
- Năng lực tự học nghiên cứu các tài liệu và thông tin thu thập được.
- Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc phát hiện vấn đề và giải quyết
các vấn đề ở địa phương.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ thể hiện qua việc học sinh thuyết trình và trao đổi
kiến thức với nhau và với giáo viên.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập thông tin cho
chuyên đề : SGK, internet,…
- Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm và phân cơng cơng việc cho các thành
viên trong nhóm.
- Năng lực tự quản lí khi phân chia thời lượng cho từng tiểu chủ đề.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
2.1 Chuẩn bị của giáo viên
- Các hình ảnh, video minh họa về sự sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Bảng hoạt động nhóm,phiếu học tập, máy chiếu v.v...
PHIẾU HỌC TẬP 1:
Đặc điểm phân

Phát triển không

Phát triển qua

Phát triển qua

biệt

qua biến thái

biến thái hồn

biến thái khơng

tồn

hồn tồn
13



THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

Xảy ra ở nhóm
động vật
Hình dạng, cấu
tạo, sinh lí của con
non so với con
trưởng thành
Các giai đoạn sinh
trưởng và phát
triển
Trải qua lột xác

PHIẾU HỌC TẬP 2
Động vật

Tên hoocmơn

Động vật có

Hoocmơn sinh

xương sống

trưởng (GH)


Nơi sản xuất

Tác dụng sinh lí

Tirơxin
Ơstrơgen
Testostêrơn
Động vật khơng

Ecđixơn

xương sống

Juvenin

(cơn trùng)
2.2 Chuẩn bị của học sinh
Tìm kiếm các thơng tin và hình ảnh, đoạn phim liên quan đến chuyên đề.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập:

14


THPT Dầu Giây

Thời

GV: Bùi Thị Thúy Lam

Hoạt động 1: Phát hiện vấn đề


gian
Tiết 1
Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Đưa ra hình ảnh:

u cầu Hs quan sát hình ảnh
vịng đời của ếch so sánh đặc
điểm hình thái con non với con
trưởng thành; sơ đồ phát triển ở
người so sánh đặc điểm hình thái
của người lúc mới sanh với khi
-Phát hiện
vấn đề.

trưởng thành.
GV: Tại sao có sự khác biệt giữa

Quan sát tranh, phát
hiện điểm khác biệt
giữa con non so với
con

trưởng


thành

con non với con trưởng thành
15


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

giữa 2 ví dụ trên. Để tìm hiểu vấn

trong 2 ví dụ trên.

đề này, chúng ta sẽ bắt đầu

- Xác định tên chuyên

chuyên đề hôm nay. Theo các em, đề.
chúng ta sẽ học chuyên đề gì?
- Thảo luận nhóm để
xác định tên chun
đề.

- Xây dựng

- Nhận biết mục tiêu

tên chuyên


của chuyên đề.

để

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở ĐV
Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Khái niệm

Gv yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm Nhắc lại khái niệm

sinh trưởng

sinh trưởng- phát triển. Gv cho ví

sinh trưởng- phát

và phát triển

dụ về sinh trưởng phát triển ở

triển

ở động vật

động vật


Từ đó khái niệm sinh

Hs đưa thêm một số ví dụ khác

trưởng, phát triển và

Gv thơng báo sinh trường-phát

một số ví dụ về sinh

triển của động vật có thể trải qua

trưởng và phát triển ở

biến thái hoặc không qua biến

động vật, học sinh

thái.Vậy biến thái là gì?

nêu khái niệm sinh
trưởng, khái niệm
phát triển ở động vật.

Hoạt động 3: Phân công nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu các nội
dung cịn lại của chuyên đề
Nội dung

Hoạt động của GV


-Xây dựng

Chia nhóm học sinh : 4 nhóm( 8-

các tiểu chủ

10 HS/ nhóm)

Hoạt động của HS

16


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

đề của

Gv phân công nhiệm vụ cho các

chun đề

nhóm :

- Phân cơng

-Nhóm 1, 2: Chuẩn bị đoạn phim


nhiệm vụ

về các kiểu sinh trưởng và phát

cho các

triển ở động vật; Tìm hiểu các

nhóm tìm

kiểu phát triển của động vật (kèm

hiểu

theo phiếu học tập số1); Một số

các tiểu chủ

biện pháp cải thiện chất lượng

đề.

dân số.
-Nhóm 3,4: Tìm hiểu ảnh hưởng
của nhân tố bên trong và các nhân
tố bên ngoài tới sinh trưởng và
phát triển ở động vật (kèm theo
phiếu học tập số2); một số biện
pháp điều khiển sinh trưởng và
phát triển ở động vật.

GV gợi ý HS tìm kiếm thêm các
nguồn tư liệu trên mạng, tại địa

- Các nhóm phân

phương mà học sinh có thể tham

cơng nhiệm vụ trong

khảo.

nhóm, thống nhất nội

GV thơng báo rõ:

dung, hình thức trình

-Sản phẩm hồn thành: Trình bày

bày.

dưới dạng powerpoint, bảng

- Giao nhiệm vụ về

(phiếu) học tập kèm theo bài

nhà cho các thành

thuyết trình.


viên

-Thời gian trình bày trước lớp:
tiết 2- nhóm 1, 2; tiết 3: nhóm 3,
4; tiết 4- nhóm 1, 2,3,4
17


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

-Sản phẩm sẽ được đánh giá và
chia sẻ với tất cả các nhóm.
Tiết 2

Hoạt động 4: Trình chiếu đoạn phim về các kiểu sinh trưởng và phát
triển ở động vật và trình bày nội dung tìm hiểu về các kiểu sinh
trưởng ở động vật.
Nội dung
Báo cáo kết
quả

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Tổ chức cho nhóm 1,2 báo cáo Trình bày nội dung
kết quả.


của nhóm mình phụ

- Sau mỗi phần trình bày, gợi ý trách
các nhóm nhận xét bổ sung, đặt Các nhóm nhận xét
câu hỏi thảo luận.
- Chốt nội dung của từng tiểu chủ

bổ sung, đặt câu hỏi
thảo luận

đề (phụ lục)
Hoạt động 5: Trình bày nội dung tìm hiểu về các nhân tố bên trong
và bên ngoài ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật
Tiết 3

Nội dung
Báo cáo kết
quả

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Tổ chức cho nhóm 3,4 báo cáo Trình bày nội dung
kết quả.

của nhóm mình phụ

- Sau mỗi phần trình bày, gợi ý trách

các nhóm nhận xét bổ sung, đặt Các nhóm nhận xét
câu hỏi thảo luận.

bổ sung, đặt câu hỏi

- Chốt nội dung của từng tiểu chủ thảo luận.
đề (phụ lục)
Tiết 4

Hoạt động 6: Trình bày nội dung tìm hiểu về một số biện pháp điều
khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và con người.

Báo cáo kết

- Tổ chức cho nhóm 1,2,3,4 báo Trình bày nội dung
18


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

quả

cáo kết quả.

của nhóm mình phụ

- Sau mỗi phần trình bày, gợi ý trách
các nhóm nhận xét bổ sung, đặt Các nhóm nhận xét

câu hỏi thảo luận.

bổ sung, đặt câu hỏi

- Chốt nội dung của từng tiểu chủ thảo luận
đề (phụ lục)

2. Đổi mới kiểm tra đánh giá
2.1. Đổi mới cách kiểm tra bài cũ
Việc kiểm tra bài cũ được tơi thay đổi hình thức như sau: Gọi 2 học sinh lên bảng,
các em tự đặt ra câu hỏi cho bạn trả lời và đánh giá phần trả lời của bạn ( giáo viên
có thể gọi học sinh khác nhận xét.Giáo viên nhận xét chung và cho điểm ( gồm
điểm nội dung trả lời, nội dung câu hỏi và khả năng diễn đạt)
Cách làm này dần dần giúp các em tự tin hơn khi đặt và giải quyết các vấn đề gặp
phải, đồng thời kỹ năng giao tiếp của các em sẽ ngày càng được tốt hơn.
2.2 Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực
2.2.1.Quy trình biên soạn câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá theo định hướng năng
lực của một chủ đề
Bước 1: chọn chủ đề
Bước 2: Xác định năng lực hướng tới
Bước 3: So sánh năng lực đó với chuẩn kiến thức, kĩ năng để bổ sung, điều chỉnh
Bước 4: Thiết kế ma trận
Bước 5: Thiết kế câu hỏi/ bài tập
2.2.2. Câu hỏi/ Bài tập minh họa
1. BẢNG MÔ TẢ CÂU HỎI/BÀI TẬP/ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC
SINH QUA CHUYÊN ĐỀ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
NỘI
DUNG

Mức độ nhận thức


Các năng
lực hướng
19


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

tới

1.Khái

Nhận biết

Thơng hiểu

- Trình bày

-Phân tích

được các k/n đượcdấu

Vận dụng

Vận dụng

thấp


cao

- Nêu được

-Năng lực

ví dụ về sinh

tự học, giải

niệm sinh sinh trưởng,
phát triển ở
trưởng,

hiệu của sinh trưởng, ví dụ

quyết vấn

trưởng và

về phát triển

đề, liên hệ

phát triển động vật

phát triển ở

ở động vật.


thực tế

động vật.
- Trình bày

- Phân biệt

- Xác định

- Liên hệ

-Năng lực

được khái

được kiểu

được kiểu

được những

sử dụng

niệm biến

phát triển

phát triển

ứng dụng


ngôn ngữ,

thái

không qua

của động vật của con

tri thức về

biến thái với

qua ví dụ cụ

người khi

sinh học

phát triển

thể

nắm bắt

-Năng lực

được các

thu nhận và


giai đoạn

xử lí thơng

qua biến thái -Giải thích
2.Các

Mơ tả được

kiểu phát

các giai đoạn được kiểu

tượng thực tế trong quá

tin, liên hệ

triển

chính trong

phát triển

liên quan

thực tế

quá trình


qua biến thái đến các giai

triển của một -Năng lực

phát triển

hoàn toàn

đoạn trong

số loài động

tư duy

của động

với phát

q trình

vật.

thơng qua

vật.

triển qua

phát triển


phân tích,

biến thái

của một số

so sánh

hồn tồn

lồi động

- Phân biệt

được hiện

trình phát

vật.

20


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

-Liệt kê

- Giải thích


-Xác định

được các

được sự ảnh

được nhân tố một số bệnh

sử dụng

hoocmon

hưởng của

bên trong

liên quan ở

ngôn ngữ,

ảnh hưởng

các hoocmon nào ảnh

người và

tri thức về

đến sinh


đến sinh

hưởng đến

động vật

sinh học

trưởng và

trưởng và

sinh trưởng

Dự đoán kết

-Năng lực

3. Các

phát triển

phát triển

và phát triển

quả tác động thu nhận và

nhân tố


của động vật của động vật của động vật của các nhân xử lí thơng

ảnh

có xương

- Trình bày

trong các ví

tố bên ngồi

tin, liên hệ

hưởng

sống

được tác

dụ cụ thể

đến sự sinh

thực tế

đến sinh

- Xác định


động của

Xác định

trưởng, phát

-Năng lực

trưởng ,

được các

từng loại

được các

triển ở động

tư duy

biện pháp

vật

thông qua

phát triển tuyến nội tiết hoocmon

- Giải thích


-Năng lực

tiết ra các

- Xác định

cần áp dụng

phân tích,

hoocmon

được mối

trong VD cụ

so sánh

- - Liệt kê

tương quan

thể

được các

giữa hai loại

Xác định


hoocmon

hoocmon

được nhân tố

ảnh hưởng

Ecđixơn và

bên ngồi

đến STvà PT Juvenin

nào ảnh

của ĐV

hưởng tới ST

trong ảnh

khơng xương hưởng đến

và PT trong

sống

biến thái từ


các ví dụ cụ

- Liệt kê

sâu→ nhộng thể.

được các

→bướm

nhân tố bên

Cho ví dụ

ngồi ảnh

minh họa về

hưởng tới

các nhân tố

STvà PT của bên ngoài
21


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam


đv

ảnh hưởng

- Trình bày

tới sinh

được tác

trưởng và

dụng của các phát triển ở
nhân tố bên

động vật.

ngồi đến
STvà PT của
ĐV

4.Biện

Liệt kê được Giải thích

- Phân tích

-Xác định


- Năng lực

các biện

được tình

được các

tự học, giải

động của các hình cải

biện pháp

quyết vấn

biện pháp

cần áp dụng

đề

pháp điều pháp điều

được sự tác

khiển

khiển sinh


sinh

trưởng và

lượng dân số trong VD cụ

-Năng lực

trưởng,

phát triển

của người

thể

thu nhận và

Việt Nam

-Tính tốn

xử lí thơng

hiện nay

được lượng

tin, liên hệ
thực tế


phát triển động vật và

thiện chất

ở động

người.

vật và

- Nêu được

thức ăn cần

người

một số biện

thiết cho một - Năng lực

pháp cải

lồi vật ni

thiện chất

ở các giai

lượng dân


đoạn phát

số.

triển khác

tính toán

nhau

2. BÀI TẬP/ CÂU HỎI KIỂM TRA THEO CHỦ ĐỀ
2.1. Bài tập/ câu hỏi kiểm tra chủ đề 1,2
Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc vũng nước đọng. Chúng
đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ
gậy sống trong nước một thời gian, sau đó phát triển thành nhộng, rồi biến thái
22


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.(Nguồn: http:/vi.Wikipedia.org)
Câu 1:
- Sắp xếp các giai đoạn trong vòng đời của muỗi?
- Dựa vào biến thái, phát triển của muỗi thuộc kiểu nào? Giải thích ?
Câu 2:
Dựa vào điều kiện sống và các giai đoạn trong q trình phát triển của muỗi, hãy
giải thích tại sao số lượng muỗi tăng nhanh vào mùa mưa? Muỗi là vật trung gian

truyền bệnh. Em hãy nêu một số biện pháp tiêu diệt chúng?
2.2. Bài tập/ câu hỏi kiểm tra chủ đề 3,4
Cho các thông tin sau về sinh trưởng – phát triển của heo
*Giai đoạn từ 15 - 30 kg (heo con)
Giai đoạn này heo lớn rất nhanh nên cần đầy đủ các chất dinh dưỡng ; vì vậy, cần
cho heo ăn đúng sức. Mặt khác, heo con rất nhạy cảm với các thay đổi đột ngột từ
thời tiết, thức ăn, cách cho ăn, chuyển chuồng nuôi … nên dễ bị “stress” ; khả năng
điều hòa thân nhiệt kém vì vậy, cần duy trì cách chăm sóc và sử dụng khẩu phần
thức ăn ổn định, nếu phải thay đổi thức ăn thì cần chuyển dần từ ít sang nhiều. Giai
đoạn này nên sử dụng khẩu phần thức ăn có mức năng lượng trao đổi khoảng 3.000
Kcal/kg, tỷ lệ đạm 17%.
Đề kiểm tra
Câu 1: Nêu các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng của heo sinh
trưởng ?
Câu 2: Để heo sinh trưởng phát triển tốt khi xây dựng chuồng trại cần lưu ý điều
gì? Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng
có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Việc cải tiến phương pháp dạy học truyền thống như phương pháp vấn đáp bằng
hệ thống câu hỏi vấn đề như (Tại sao?. Như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra? ) được giáo
viên thiết kế qua từng phần của bài học không những tạo được sự hứng thú học tập
cho học sinh mà cịn kích thích giúp các em phát triển tư duy.
23


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

- Đa dạng các hoạt động dạy và học giúp các em chủ động, tích cực hơn trong việc

tìm kiếm tri thức mới. Sự chú ý tập trung của các em tăng cao khi vấn đề đó khơng
phải là Thầy Cơ giáo mà là bạn của mình trình bày trước lớp. Hoạt động nhóm
trong học tập dần dần làm cho một số học sinh vốn nhút nhát, tự ti đã trở nên
mạnh dạn hơn.
- Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận,
phát triển năng lực cho học sinh thơng qua việc cấu trúc lại chương trình, xây
dựng các chuyên đề dạy học đã tạo thuận lợi cho giáo viên khi tổ chức các hoạt
động học tập cho học sinh, giúp các em biết cách nêu vấn đề, phát hiện và giải
quyết vấn đề gặp phải trong cuộc sống, thơng qua đó khả năng vận dụng kiến thức
của các em ngày càng nâng cao.
Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá sau khi thực hiện chuyên
đề sinh trưởng phát triển ở động vật đã cho kết quả ở lớp đối chứng(11B9) và lớp
thực nghiệm(11B5) là hai lớp có lực học ngang nhau như sau:

Kết quả (điểm/ bài)

Lớp thực nghiệm (36HS)

Lớp đối chứng (36HS)

˂5

4/36 = 11,1 %

8/36 = 22,2 %

5 -7,9

15/36 = 41,7 %


15/36 = 41,7 %

8 - 10

17/36 = 47,2 %

13/36 = 36,1%

- Qua hình thức dạy học theo dự án ở Bài Lên men Êtilic và Lactic đã giúp các em
biết cách lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tạo ra sản phẩm. Sự hợp tác trong quá
trình thực hiện đã tạo cho các em sự gắn kết, ý thức trách nhiệm đối với tập
thể.Quá trình thực hiện dự án đã giúp các em biết những thao tác để tạo ra một số
sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như nem chua, sữa chua, dưa cải
chua..
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
24


THPT Dầu Giây

GV: Bùi Thị Thúy Lam

-Thực hiện việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá với
mong muốn sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học của học
sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, giúp các em trở thành
người hữu ích cho xã hội. Những thay đổi trong hoạt động dạy và học theo hướng
đa dạng, tích cực sẽ rèn cho các em năng lực tự học, tự nghiên cứu để các em có
thể học tập suốt đời.
- Việc đổi mới tuy đã thực hiện nhiều năm qua, nhưng mới dừng lại ở đổi mới
phương pháp, còn đây mới là sự thay đổi lớn về phương pháp dạy học, chương

trình học và phương pháp kiểm tra đánh giá. Để sự đổi mới này có hiệu quả cao thì
các tổ chun mơn cần có sự chuẩn bị chu đáo, ngay từ đầu năm học mới, mỗi tổ,
nhóm chun mơn cần phải thống nhất việc cấu trúc lại chương trình theo các chủ
đề chính, từ chủ đề chính sẽ xây dựng nội dung, hoạt động dạy- học trong từng tiết,
- Giáo viên nên có kế hoạch làm, chuẩn bị các phương tiện dạy học từ đầu năm học
và thực hiện theo kế hoạch đáp ứng yêu cầu của từng chuyên đề, đặc biệt để dạy
tiết thực hành theo phương pháp mới giáo viên phải có sự định hướng, tuỳ vào
năng lực của từng nhóm.
Đổi mới một cách tồn diện và có hiệu quả về phương pháp dạy học để tiết dạy
thêm sinh động, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. Đề tài
này có thể đưa ra áp dụng ở các môn học khác nhau trong nhà trường, tạo sự đồng
bộ, thống nhất cao góp phần hình thành các năng lực và kĩ năng sống cho học sinh
ngày càng được tốt hơn.
Dầu Giây ngày 9/4/2015
Người viết sáng kiến

Bùi Thị Thúy Lam

25


×