Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

SKKN một số kinh nghiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.1 KB, 36 trang )

UBND QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MẦM NON 1-6

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non

Lĩnh vực: Chăm sóc ni dưỡng
Cấp học: Mầm non
Họ và tên: Nguyễn Thị Huế
Chức vụ: Nhân viên
ĐT: 0974435868
Email:
Đơn vị cơng tác: Trường Mầm non 1-6
Quận Hồn Kiếm - Hà Nội

MỤC LỤC

Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

Mục lục………………………………………………… Trang1

Phần I:

Đặt vấn đề…………………………………….Trang 2 đến trang 3


Phần II:
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm………Từ trang 4 đến trang 32
bao gồm những mục sau:
I- Cơ sở lý luận…………………………………. Trang 4
II- Thực trạng vấn đề……………………….. Trang 5 đến trang 6
III- Các biện pháp đã tiến hành…………….. Từ trang 7 đến trang 29,
bao gồm những mục sau:
1. Thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hoạt động….Từ
trang 7 đến trang 17 bao gồm:
2. Thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền, giáo dục
sức khỏe trong nhà trường……. Từ trang 17 đến trang 20
3. Thực hiện tốt việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ……..Từ trang 20
đến trang 27
4. Cân đo và theo dõi sức khỏe trẻ……….Từ trang 28 đến trang 29
5. Trang bị cấp cứu……….Trang 29
IV- Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm………….Từ trang 30 đến trang 32

Phần III: Kết luận, kiến nghị……………………… Từ trang 33 đến trang 34

Phần IV: Tài liệu tham khảo………………………… Trang 35

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
2/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã định nghĩa rằng: Sức khỏe là một
trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội.
Như vậy, nói “khỏe mạnh” khơng có nghĩa đơn thuần là khơng có bệnh,
mà khỏe mạnh phải bao gồm cả 3 mặt:
- Lành mạnh về thể chất,
- Thoải mái về tinh thần,
- Đầy đủ về phúc lợi xã hội.
Sức khỏe là vốn quý báu nhất của con người, để tham gia vào các
hoạt động thì con người cần phải có sức khỏe. Đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi
mầm non thì sức khỏe lại càng quan trọng, vì ở giai đoạn này cơ thể các em
đang phát triển mạnh, các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần
được hoàn thiện. Trẻ có khỏe mạnh thì mới tham gia vào các hoạt động học tập
cũng như vui chơi một cách tích cực và đạt hiệu quả cao được.
Chúng ta cần coi trọng sức khỏe, vì bất kỳ ai cũng vậy - có sức khỏe thì
mới có thể làm việc, cơng tác tốt được. Nhất là trẻ em, có sức khỏe thì học hành
mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gửi các cháu để làm việc, công tác.
Chúng ta đều biết rằng: Học sinh là đối tượng đang ở trong giai đoạn
phát triển và lớn nhanh về mọi mặt. Do đó, muốn có một thế hệ tương lai
vừa khỏe mạnh, vừa thông minh thì tồn xã hội cần phải chú ý đến cơng tác
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các em ngay từ tuổi đến trường.
Trong cuộc đời của mỗi con người, người học sinh có khoảng 20 năm
phải ngồi trên ghế nhà trường từ bậc mầm non đến bậc trung học phổ thơng để
thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Đây chính là thời gian học sinh gặp phải
khá nhiều bệnh tật từ môi trường sống, môi trường học đường; bị ảnh hưởng bởi
các tai nạn, thương tích hoặc do chế độ dinh dưỡng khơng hợp lý… Nếu khơng
có sự chăm sóc của gia đình và xã hội nói chung, của ngành Y tế và ngành
Giáo dục - Đào tạo nói riêng thì những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
của học sinh là điều không thể tránh khỏi và trở thành vấn đề rất lớn của xã hội.
Nhiều loại bệnh tật sẽ để lại di chứng suốt cả cuộc đời của các em nếu như
không được chăm sóc bảo vệ một cách đầy đủ ngay từ bậc học mầm non.


3/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

Nhà trường là nơi tập trung nhiều học sinh, đối tượng này được sinh hoạt,
học tập trong một khoảng không gian hạn chế của trường học và phịng học.
Hiện nay, mỗi lớp học thường có từ 35 đến hơn 50 học sinh, các em phải học
từ 5 đến 7 giờ mỗi ngày và kéo dài 9 đến 10 tháng trong năm. Riêng đối với
mầm non thì các em sinh hoạt và học tập ở từ 9 đến 10 giờ mỗi ngày và kéo dài
11 đến 12 tháng trong năm. Đây chính là những yếu tố và điều kiện thuận lợi
để cho các loại tai nạn, thương tích, bệnh tật có cơ hội phát sinh, lây nhiễm cho
học sinh ở trường học.
Hơn nữa, trong điều kiện cuộc sống hiện đại như hiện nay, mơi trường
ơ nhiễm vì khói bụi, hóa chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với các
loại vi khuẩn, vi rút biến dị… Đặc biệt là các loại dịch bệnh như: SAS, cúm A
H5N1, H1N1, H7N9, dịch tả, sốt xuất huyết… Tình hình dịch bệnh rất phức tạp,
lây lan trong cả cộng đồng. Trong các trường học chúng ta thường gặp các loại
dịch bệnh như: Sởi, quai bị, thủy đậu, sốt xuất huyết, Ê bô la, sốt vi rút,
tay - chân - miệng…
Vị trí, vai trị của nhà trường vơ cùng quan trọng, trường học là nơi
giáo dục toàn diện cho cả một thế hệ trẻ và có tính liên tục từ hết thế hệ này
kế tiếp đến thế hệ khác.
Do đó vấn đề chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng nói chung và
trong trường học, nhất là trường Mầm non nói riêng là vơ cùng quan trọng.
Nó ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của trường cũng như sức khoẻ của
mọi người.

Từ những nhận thức trên, là một người nhân viên của trường Mầm non,
với vai trò là thành viên trong Ban chăm sóc sức khỏe học sinh của nhà trường,
tơi xin mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc
sức khỏe cho trẻ mầm non” mà tôi cùng các thành viên khác đã thực hiện
ở trường Mầm non 1-6 nơi tơi cơng tác, nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất,
phù hợp nhất với điều kiện của nhà trường để chăm sóc sức khỏe cho trẻ,
góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mà nhà trường đã đề ra.

PHẦN II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

I- CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Trường mầm non là nơi đặt viên gạch hồng đầu tiên, xây dựng nền móng
vững chắc cho tương lai của trẻ sau này. Nếu như trẻ được người lớn chăm sóc
ni dưỡng tốt ngay từ đầu, ngay từ khi còn nhỏ, khi trẻ mới được vào trường
mầm non thì trẻ ln được khỏe mạnh, thơng minh, hồn nhiên, ít ốm đau. Tạo
điều kiện cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cũng là tiền đề tốt cho trẻ
bước vào ngưỡng cửa của trường tiểu học.
Các nhà khoa học nghiên cứu và cho biết: nhu cầu về dinh dưỡng và
nhu cầu về hoạt động của trẻ em ở lứa tuổi mầm non là rất cao. Hơn thế nữa,
cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển, tính theo cân nặng thì ở trẻ nhỏ cần từ 100
đến 200Kcal/kg/ngày. Nhưng ở người lớn chỉ cần 100Kcal/kg/ngày. Nhu cầu về
dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các chất và tỷ lệ cân đối,
phối hợp hợp lý đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn, 6 nhóm thực phẩm

trong một ngày. Nhu cầu ngủ, nhu cầu hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻ thường
hiếu động thích chạy nhảy. Đặc biệt hoạt động vui chơi đóng vai trị rất cao, nó
là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non - với đặc thù học mà chơi, chơi mà học.
Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non là việc làm
thường xuyên và liên tục đã trải qua nhiều năm, nhiều người, nhiều thế hệ
thực hiện. Thế nhưng, qua thời gian, qua từng thế hệ, ở mỗi trường thì việc chăm
sóc sức khỏe cho các cháu có sự khác nhau, phù hợp với đặc điểm riêng của học
sinh từng trường. Đối với trường Mầm non 1-6 nơi tôi cơng tác, thì cơng tác này
ln được quan tâm và trú trọng. Năm học nào cũng vậy, công tác chăm sóc sức
khỏe cho trẻ ln được xác định và xúc tiến ngay từ những ngày đầu năm học,
tuy nhiên đâu đó một vài mảng của cơng tác này vẫn cịn chưa đạt được kết quả
như mong muốn.
Vì vậy, là một cán bộ viên chức làm việc trong trường mầm non, được
giao nhiệm vụ là ủy viên Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe của nhà trường, thì
việc đề ra những biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ ln là nhiệm vụ chủ yếu,
là nỗi băn khoăn, trăn trở trong tôi. Đây không chỉ là nhiệm vụ riêng đối với cán
bộ quản lý, cũng không phải riêng cán bộ Y tế hay những thành viên trong Ban
chỉ đạo mà còn là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cả một hệ thống: từ cô
nuôi, nhân viên cấp dưỡng cho đến giáo viên đang trực tiếp chăm sóc, ni
dưỡng và giáo dục trẻ.
II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ :
5/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

Những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta ln quan tâm đến cơng tác
chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Cụ thể là

Chính phủ đã quyết định giao cho Ủy ban chăm sóc bà mẹ trẻ em (Nay là
Ủy ban dân số gia đình và trẻ em) phối hợp với Bộ Y tế, các ban ngành
liên quan để triển khai chương trình quốc gia phịng chống suy dinh dưỡng,
thực hiện mục tiêu chương trình nêu cao khẩu hiệu «Vì sức khỏe trẻ em».
Cơng tác Y tế học đường cũng được trú trọng từ đó.
Hiện nay, Y tế học đường có vai trị rất quan trọng trong việc chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho học sinh. Để chăm sóc sức khỏe, phịng bệnh ban đầu cho
học sinh, các trường đã chú trọng đến vấn đề y tế học đường.
Để học sinh ý thức được các biện pháp phòng ngừa một số bệnh thường
gặp của lứa tuổi, vệ sinh cá nhân, vệ sinh mơi trường, phịng chống tai nạn
thương tích, hình thành kĩ năng sống… ngồi kiến thức các em được học trong
sách vở rất cần những buổi ngoại khóa, truyền thơng giáo dục sức khỏe,
thực hành phịng bệnh do nhân viên y tế hướng dẫn. Ví dụ biện pháp rửa tay
bằng xà phòng và nước sạch giúp phòng bệnh tiêu chảy, tay chân miệng,
nhiễm trùng… hướng dẫn các em thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe
thông qua ăn uống, thể dục, nghỉ ngơi và học tập hợp lý ở trường và ở nhà.
Bên cạnh đó còn giúp học sinh phòng tránh một số bệnh thường gặp trong
lứa tuổi như bệnh về răng, các tật khúc xạ, vẹo cột sống, phòng chống
giun sán… Phòng y tế trường học là nơi sơ cấp cứu đầu tiên bởi trong giờ
giải lao hoặc trong giờ học tại các trường học, nhiều trường hợp học sinh, kể cả
giáo viên bị ốm đau, tai nạn, thương tích đột ngột cần được sự chăm sóc, sơ cứu,
xử trí ban đầu trước khi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Môi trường trường học
là nơi tập chung đơng người, khi có học sinh bị bệnh, việc phát tán mầm bệnh
sang các học sinh khác là rất nhanh.
Với những yếu tố trên công tác y tế tại trường học cần được đầu tư
một cách thỏa đáng. Tại Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT,
ngày 18/6/2013 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Y tế quy định: Phịng y tế,
bảo đảm diện tích từ 12m2 trở lên. Được bố trí ở vị trí thuận lợi cho công tác
sơ cứu, cấp cứu ban đầu và vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Bảo đảm
vệ sinh khu vực xung quanh phòng y tế và trong phòng y tế. Có hệ thống thu

gom và xử lý chất thải theo quy định. Có tủ thuốc được trang bị các loại thuốc
thiết yếu; có sổ quản lý, kiểm tra và đối chiếu xuất, nhập thuốc theo quy định.
Có các trang thiết bị chuyên môn thiết yếu phục vụ sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho học sinh; có ít nhất 01 giường khám bệnh và lưu
bệnh nhân để theo dõi. Có bàn, ghế, tủ, thiết bị làm việc thông thường khác.
6/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

Nhân viên làm công tác y tế trường học có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc
biên chế chính thức của trường.
Riêng bậc học mầm non, việc chăm sóc giáo dục trẻ đã có những
bước tiến đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng về sức khỏe, vệ sinh an toàn
dinh dưỡng cũng như an tồn thực phẩm trong nhà trường. Qua đó, tạo được
niềm tin đối với phụ huynh, đồng thời khẳng định được uy tín của nhà trường.
Từ thực trạng trên, việc thực hiện cơng tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ
ở trường Mầm non 1-6 có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Phịng Giáo dục và Đào tạo
quận Hồn Kiếm, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của Tổ Giáo vụ Mầm non
trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và nhân viên.
- Sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy và chính quyền 2 phường
Hàng Bồ và Cửa Đông.
- Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Y tế phường và Quận trong công tác
chăm sóc chăm sóc sức khỏe ban đầu như: khám sức khỏe cho giáo viên và
học sinh, công tác tuyên truyền phịng chống dịch bệnh…
- Nhà trường có đội ngũ giáo viên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ,

yêu nghề, mến trẻ, có năng lực, ham học hỏi, nhiệt tình và có ý thức trách nhiệm
tốt trong cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ.
2. Khó khăn:
- Trường Mầm non 1-6 là một trường nhỏ, có 3 địa điểm: địa điểm chính
tại 42 Hàng Vải thuộc phường Hàng Bồ, 2 điểm lẻ: 1 điểm ở 23 Nguyễn Quang
Bích thuộc phường Cửa Đơng và 1 điểm ở 91 Phùng Hưng thuộc phường
Hàng Mã, các điểm lẻ của nhà trường đều ở chung với hộ dân, khơng có
sân chơi nên rất khó khăn trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ).
- Nguồn kinh phí hạn hẹp, nên việc đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất
phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ chưa được đầy đủ.
- Theo Thông tư 22 thì Phịng Y tế khơng đủ diện tích, lại nằm trên tầng 2
nên cũng khó khăn cho cơng tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
- Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc chăm sóc sức khỏe
cho trẻ.
- Nhà trường có nhiều giáo viên mới vào ngành nên kỹ năng chăm sóc
giáo dục trẻ cịn hạn chế.
III- CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH:
7/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

Từ thực tế công tác của mình, tơi xin đưa ra một số biện pháp để thực hiện
có hiệu quả cơng tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non 1-6 như sau:
1. Thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hoạt động:
1.1. Thành lập Ban chỉ đạo và phân công trách nhiệm cho từng thành
viên trong Ban chỉ đạo:
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và đào tạo quận

Hoàn Kiếm. Ban giám hiệu nhà trường đã nhận thức đúng đắn và đánh giá việc
chăm sóc sức khỏe - dinh dưỡng trẻ mầm non là rất quan trọng. Xác định được
sự nguy hại của dịch bệnh, với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Ngay từ đầu năm học, Trường Mầm non 1-6 đã thành lập Ban chăm sóc
sức khỏe học sinh và phân công nhiệm vụ Y tế học đường cho từng thành viên
cụ thể như sau:
DANH SÁCH BAN CHĂM SĨC SỨC KHỎE HỌC SINH VÀ PHÂN CƠNG
NHIỆM VỤ CÔNG TÁC Y TẾ HỌC ĐƯỜNG TRƯỜNG MẦM NON 1-6
NĂM HỌC 2017-2018

(Kèm theo Quyết định số
TT

HỌ VÀ TÊN

/QĐ- MN.1-6 ngày

CHỨC DANH

/10/2017)

PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ

- Chịu trách nhiệm chung, phân cơng
trách nhiệm về công tác Y tế học đường
cho từng thành viên trong Ban
chỉ đạo. Chỉ đạo các thành viên trong
ban chỉ đạo thực hiện các nội dung
hoạt động y tế, chương trình chăm sóc
- Hiệu trưởng

sức khoẻ ban đầu cho trẻ.
- Trưởng ban
- Triển khai thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về
công tác Y tế trường học. Xây dựng các
quy định về công tác y tế trường học
phù hợp với điều kiện thực tế của
nhà trường và của địa phương.

1

Nguyễn Thu Hà

TT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC DANH

PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ

2

Nguyễn Thị Th Hạnh

- Phó HT

- Xây dựng kế hoạch hoạt động và

8/35



SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

- CTCĐ
-Phụ trách
công tác
Chữ thập đỏ
- Phó ban

tổ chức triển khai kế hoạch trong
tồn trường, tổ chức thực hiện cuối năm
đánh giá, xếp loại, tổng kết và báo cáo
kết quả hoạt động với đồng chí
Trưởng ban chỉ đạo Trường để báo cáo
lên Ban chỉ đạo Quận.
- Chịu trách nhiệm về kế hoạch
nuôi dưỡng. Chỉ đạo tổ ni thực hiện
các nội dung hoạt động y tế, chương
trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ.

Đặng Kim Oanh

-Trạm trưởng Chịu trách nhiệm về chuyên môn Y tế,
trạm Y tế
phối kết hợp với các thành viên trong
P. Hàng Bồ Ban chỉ đạo làm tốt cơng tác chăm sóc
sức khoẻ cho học sinh trong nhà trường.

- Phó ban

4

Nguyễn Thị Nhàn

- Tổ chức triển khai thực hiện theo
kế hoạch công tác Y tế học đường,
chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Phụ trách
công tác Y tế, quản lý, lưu hồ sơ về
sức khoẻ của trẻ, phối kết hợp theo dõi
tình hình sức khoẻ hàng ngày của trẻ.
Thực hiện cân đo cho học sinh
3 lần/năm, cân đo hàng tháng với trẻ
< 24 tháng và trẻ SDD; đo huyết áp,
nhịp tim, thị lực cho học sinh > 36 tháng
tuổi. Thực hiện sơ cấp cứu, chăm sóc
sức khoẻ ban đầu theo quy định, thực
hiện các quy định về vệ sinh phòng
chống bệnh truyền nhiễm, tham mưu
đề xuất các biện pháp, có kế hoạch
khắc phục các dịch bệnh thơng tin
báo cáo kịp thời khi có dấu hiệu bệnh
truyền nhiễm xảy ra.

TT

HỌ VÀ TÊN

3


- NV Y tế
- Ủy viên

CHỨC DANH

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Xây dựng nội dung truyền thông, làm tốt
9/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

công tác tuyên truyền và phối hợp kiểm
tra giám sát các hoạt động vệ sinh trong
trường.
- Tham gia các hội thảo, các lớp
tập huấn về sơ cấp cứu ban đầu, y tế
trường học, vệ sinh an tồn thực phẩm,
các lớp đào tạo chun mơn do ngành
y tế, giáo dục và các ban ngành, cơ quan
khác tổ chức.
- NV văn thư
5

Nguyễn Thị Huế


-Trưởng ban
Thanh tra
- Ủy viên

- Giáo viên
6

Tơ Thị Thu Hà

- Bí thư
Chi đồn
- Uỷ viên

Kết hợp tuyên truyền, vận động chị em
CBGVNV, các đoàn viên thanh niên
trong trường thực hiện tốt chương trình
y tế học đường. Phối kết hợp cùng các
thành viên khác của Ban chỉ đạo
thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
Phổ biến đến các đồng chí giáo viên
thực hiện đầy đủ kế hoạch hoạt động
của Ban chỉ đạo, lồng ghép nội dung
tuyên truyền về dịch bệnh, cách phòng
chống các loại dịch bệnh theo từng mùa
vào nội dung bài giảng; và tuyên truyền,
phổ biến cho phụ huynh học sinh
để phối kết hợp chăm sóc tốt cho trẻ.

Tuyên truyền, vận động phụ huynh trong
trường thực hiện tốt chương trình Y tế

học đường. Phối kết hợp cùng các
-Trưởng Ban
thành viên khác của Ban chỉ đạo
đại diện
7
Nguyễn Thị Phượng
thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Kết hợp
CMHS trường
với nhà trường giám sát nguồn gốc,
-Uỷ viên
chất lượng, giá cả thực phẩm của các
nhà cung cấp trong công tác đảm bảo
VSATTP.
Ban chỉ đạo họp hàng tháng để nhận định tình hình cơng tác trong tháng
và triển khai cơng tác tháng tới, đồng thời triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp
trên (nếu có).
10/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

1.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo:
Sau khi có quyết định thành lập, Ban chỉ đạo họp và xây dựng kế hoạch
hoạt động của cả năm học theo từng tháng, ở mỗi tháng có nội dung trọng tâm,
các biện pháp và kết quả thực hiện (mỗi một nội dung trọng tâm ứng với một
biện pháp cụ thể). Kế hoạch được xây dựng chi tiết và đóng thành quyển để
sử dụng cho cả năm học, cụ thể như sau:
Tháng 9/2017:

Nội dung trọng tâm
Biện pháp thực hiện
Kết quả
- Thực hiện tốt thông tư - Tiếp tục thực hiện và phổ biến cho toàn thể
13/2016/TTLT-BYTCB,GV,NV tồn trường thơng tư liên tịch số
BGDĐT quy định về 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy
công tác y tế trường học. định về công tác y tế trường học.
- Thành lập các ban chỉ - Tổ chức họp, ra quyết định thành lập các Ban chỉ
đạo, Xây dựng kế hoạch đạo và xây dựng kế hoạch các cơng tác phịng
cơng tác phịng chống chống dịch bệnh, phòng chống TNTT và xây dựng
dịch bệnh, cơng tác trường học an tồn, phịng , VSATT căn cứ vào
PCTNTT và xây dựng các công văn chỉ đạo và Kế hoạch triển khai của
trường học an toàn, công các cấp.
tác VSATTP trong nhà
trường.
- Cân - đo đợt 1 cho học - Chỉ đạo nhân viên y tế và giáo viên cân đo cho
sinh.
100% học sinh, theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng
của Tổ chức Y tế Thế giới (cân nặng theo tuổi,
chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao
(trẻ 01 đến 60 tháng) hoặc BMI theo tuổi (61đến
78 tháng). Tổng hợp kết quả, có biện pháp can
thiệp kịp thời với những trẻ SDD nhẹ cân, SDD
thấp cịi, trẻ thừa cân, béo phì. Với trẻ >36 tháng
đo huyết áp, nhịp tim, thị lực
- Xây dựng môi trường - Chỉ đạo GV xây dựng môi trường học tập trong
giáo dục trong và ngoài và ngoài lớp sạch đẹp, kiểm tra, khảo sát các điều
lớp đảm bảo xanh - sạch - kiện CSVC đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi
đẹp - an tồn.
lúc mọi nơi, khơng để xảy ra TNTT, dịch bệnh

- Nhà trường, các lớp xây - Xây dựng góc tuyên truyền giáo dục sức khỏe
dựng nội dung tuyên cho trẻ về : Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết,,
truyền tới phụ huynh và bệnh tay- chân- miệng, bệnh do vi rut ZiKa. Vệ
11/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

cộng đồng bằng nhiều sinh cá nhân, vệ sinh mơi trường, phịng, chống tai
hình thức.
nạn thương tích: ATTP và hành vi có hại cho sức
khỏe.
- Tiếp tục thực hiện tốt kế - Ban chỉ đạo và đội xung kích diệt bọ gậy, phịng
hoạch cơng tác phịng chống bệnh sốt xuất huyết tiếp tục lên lịch kiểm
chống dịch bệnh sốt xuất tra VSMT, thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến
huyết
CBGVNV và phụ huynh về phòng chống dịch
bệnh sốt xuất huyết.
-Tiếp tục thực hiện - Đẩy mạnh hoạt động phịng chống tai nạn thương
Thơng

13/2010 tích học đường, kiểm tra, phát hiện, khắc phục các
/TT-BGD&ĐT về “Xây nguy cơ gây thương tích, đảm bảo mơi trường an
dựng trường học an toàn, toàn. CBGVNV được cung cấp những kiến thức
phòng chống tai nạn cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phịng,
thương tích trong các cơ chống tai nạn thương tích cho trẻ.
sở giáo dục mầm non”.
- Làm tốt công tác nuôi - Chỉ đạo KT xây dựng thực đơn chuẩn theo mùa,

dưỡng .
tính định lượng khẩu phần ăn cho trẻ hợp lý, nhân
viên bếp thực hiện đúng quy trình bếp 1 chiều,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện nghiêm túc - Thực hiện tốt sổ kiểm thực 3 bước, ghi chép đầy
việc kiểm thực 3 bước, đủ thơng tin, có đủ chữ ký của các thành viên
quy định bếp 1 chiều, trong việc giao nhận thực phẩm, kiểm tra trước khi
giao nhận thực phẩm, lưu chế biến và lưu nghiệm thức ăn đúng quy định.
nghiệm thức ăn.
- Kiểm tra, nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm
- Kiểm tra nề nếp đầu
túc việc rèn nề nếp vệ sinh cá nhân cho trẻ như rửa
năm các lớp
tay với xà phòng, lau mặt, súc miệng nước muối,
chải răng đúng cách.
- Chỉ đạo GV-NV tham - Tạo điều kiện cho giáo viên-nhân viên tham gia
gia các lớp tập huấn của lớp tập huấn về phòng chống TNTT, Phòng chống
Sở GD&ĐT, Phòng dịch bệnh, VS ATTP do Sở GD&ĐT, Phòng
GD&ĐT, TT y tế quận tổ GD&ĐT; Trung tâm y tế quận tổ chức.
chức.
- Bổ sung trang thiết bị - Trang bị, bổ sung chiếu, gối, chăn, khăn cá nhân
cho các lớp và tổ nuôi
cho các cháu; thay mới một số đồ dùng dụng cụ
nhà bếp.
- Bố trí sắp xếp phịng y - Tiếp tục duy trì việc bố trí phịng y tế , kê giường
12/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”

-------------------------------------------------------------------------

tế

- Dự hội nghị tổng kết
công tác y tế học đường
năm học 2016-2017.
- Xây dựng Kế hoạch
hoạt động phòng chống
HIV/AIDS năm học
2017-2018.

y tế, kê bàn ghế sắp xếp thuận lợi cho việc sử
dụng, treo các phác đồ cấp cứu khổ A3. Kiểm tra
danh mục thuốc, mua thuốc theo danh mục quy
định.
- Dự nghe báo cáo công tác y tế học đường năm
học 2016-2017 và kế hoạch triển khai công tác y tế
học đường năm học 2017-2018 do BCĐ y tế học
đường quận tổ chức.
- Căn cứ Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày
7/9/2017của UBND quận Hoàn Kiếm hoạt động
phịng chống HIV/AIDS trên địa bàn quận Hồn
Kiếm năm 2017 để xây dựng kế hoạch của nhà
trường.

Tháng 10/2017:
Nội dung trọng tâm
- Họp, thành lập Ban
chăm sóc sức khỏe học

sinh và xây dựng kế
hoạch công tác y tế học
đường năm học 20172018.

- Kết hợp tổ chức khám
sức khỏe cho trẻ

-Thực hiện xây dựng
thực đơn chuẩn theo mùa,
nghiêm túc thực hiện
thực đơn riêng của từng

Biện pháp thực hiện
Kết quả
- Tổ chức họp, ra quyết định thành lập Ban Chăm
sóc sức khỏe học sinh, giao nhiệm vụ cụ thể cho
từng thành viên. Xây dựng kế hoạch công tác y tế
học đường năm học 2017-2018 căn cứ vào Kế
hoạch của quận.Phổ biến cho toàn thể CB,GV,NV
toàn trường kế hoạch thực hiện và nội dung trọng
tâm của kế hoạch y tế học đường trong trường
mầm non.
- Chỉ đạo nhân viên y tế, giáo viên các lớp chuẩn
bị sổ sức khỏe , biểu đồ tăng trưởng đầy đủ, nhắc
nhở phụ huynh cho con đi học đầy đủ để được
khám đủ các chuyên khoa. Theo dõi các cháu sau
khám có bệnh điều trị, phối hợp giữa nhà trường
và gia đình, vào sổ theo dõi SK tổng hợp.
- Nghiên cứu để đưa vào thực hiện phù hợp với
điều kiện nhà trường Bữa chính tiêu chuẩn: Có

trên 10 loại thực phẩm,trong đó có từ 3 đến 5 loại
rau,củ và bao gồm các món: Cơm, món xào, mặn,
13/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

lứa tuổi nhà trẻ, mẫu
giáo. Chú trọng chế biến,
phối hợp món ăn hợp lý.
- Xây dựng kế hoạch
công tác Chữ thập đỏ của
nhà trường.
- Chỉ đạo GV cân đo cho
học sinh SDD nhẹ cân,
thấp còi, học sinh dưới
24 tháng.
- Dự hoạt động các lớp,
tổ bếp
- Tiếp tục thực hiện tốt
cơng tác phịng chống
bệnh sốt xuất huyết

canh và tráng miệng.

- Căn cứ vào các văn bản, kế hoạch năm học và
thực tế nhà trường để hoàn thiện Kế hoạch công
tác Chữ thập đỏ năm học 2017-2018.

- Tập hợp số liệu cân đo, kết hợp với GV các lớp
trao đổi với phụ huynh có biện pháp chăm sóc trẻ
phù hợp.
- Kiểm tra, đơn đóc nhắc nhở nhân viên, GV các
lớp giữ gìn đảm bảo VSMT, sạch sẽ, an tồn.
- Đội xung kích diệt bọ gậy tiếp tục KT VSMT, chỉ
đạo GV, NV dọn dẹp lớp, xịt thuốc diệt muỗi, côn
trùng ở các lớp, bếp, các khu vực của trường.

Tháng 11/2017:
Nội dung trọng tâm
- Tổ chức Hội giảng, Hội
thi nấu ăn, thi giáo viên,
nhân viên giỏi cấp
trường, thi quy chế chăm
sóc ni dưỡng trẻ nhân
ngày 20/11.
- Làm tốt cơng tác phòng
chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo GV cân đo cho
học sinh SDD, học sinh
dưới 24 tháng.
- Kết hợp chấm đánh giá
KHGD/ngày học kỳ I các
lớp, tổ chức Hội thi quy
chế chăm sóc ni dạy

Biện pháp thực hiện
Kết quả
-Chuẩn bị các điều kiện để nhân viên tổ nuôi tham

gia thi xây dựng thực đơn cho trẻ theo mùa, tính
khẩu phần ăn, dây chuyền bếp 1 chiều, chế biến
món ăn cho trẻ chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Nam, mở cửa đón phụ huynh dự.
-Thực hiện cơng tác phịng chống dịch bệnh khi
thời tiết thay đổi (Tay - chân - miệng, sốt xuất
huyết...).
- Tập hợp số liệu cân đo, kết hợp với GV các lớp
trao đổi với phụ huynh có biện pháp chăm sóc trẻ
phù hợp
-Tổ chức chấm đánh giá cơng tác CSND trẻ ở các
lớp, HĐ dây chuyền bếp 1 chiều đánh giá thực
hiện quy chế CSND trẻ, lưu ý lồng ghép các nội
dung phòng chống dịch bệnh, VS ATTP.
14/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

trẻ mầm non cấp trường.

Tháng 12/2017:
Nội dung trọng tâm
- Kết hợp tổ chức khám
sức khoẻ định kỳ cho
CBGVNV toàn trường.
- Tiếp tục thực hiện theo
kế hoạch đã xây dựng.


Biện pháp thực hiện
- Liên hệ với TT Y tế Quận để khám cho 100%
CB-GV-NV các chuyên khoa theo quy định.

Kết quả

- Rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ cá nhân, có ý thức
hoạt động cộng đồng . Chú trọng việc rèn cho trẻ
kĩ năng sống, phát triển trò chơi dân gian và các
hoạt động tập thể phù hợp.
- Liên hệ với Phòng Y tế quận để 100% CBGVNV
tham gia tập huấn kiến thức về VSATTP, làm xét
nghiệm nước, chuẩn bị hồ sơ để được cấp giấy
chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm”.

- Tổ chức cho CBGVNV
tham gia tập huấn kiến
thức VSATTP. Làm hồ sơ
xin cơng nhận “Cơ sở đủ
điều kiện an tồn thực
phẩm”.
- Chỉ đạo cân đo đợt 2 - Tập hợp số liệu cân, báo cáo kết quả trẻ tăng,
cho trẻ .
đứng, giảm cân đưa lên bảng tổng hợp của nhà
trường, kết hợp với GV các lớp trao đổi với phụ
huynh có biện pháp chăm sóc trẻ SDD, thấp cịi
phù hợp,
- Hưởng ứng tháng hành - Dự chương trình của quận và tham gia đóng góp

động quốc gia phịng ủng hộ Quỹ hỗ trợ trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ bị ảnh
chống HIV/AIDS và hưởng bởi HIV và người nhiễm HIV/AIDS
ngày Thế giới phòng
chống AIDS (1/12/2017)

Tháng 01/2018:
Nội dung trọng tâm
Biện pháp thực hiện
-Tiếp tục thực hiện theo - Tổng kết thực hiện để đánh giá - Sơ kết học kì I.
kế hoạch.
Phương hướng nhiệm vụ học kì II.
- Thực hiện tốt cơng tác - Đôn đốc, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chống
15/35

Kết quả


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

phòng chống dịch bệnh,
tai nạn thương tích trong
nhà trường.
- Đi sâu đầu tư cơ sở vật
chất.

rét cho trẻ, phịng bệnh mùa đơng, phịng, tránh tai
nạn thương tích.
-Tham mưu với BGH tiếp tục đầu tư các trang

thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc ni dưỡng trẻ

- Chỉ đạo GV cân đo cho - Tập hợp số liệu cân đo, kết hợp với GV các lớp
học sinh SDD, thấp cịi, trao đổi với phụ huynh có biện pháp chăm sóc trẻ
cao hơn so với tuổi, cân phù hợp.
cho học sinh dưới 24
tháng.

Tháng 02/2018:
Nội dung trọng tâm
Biện pháp thực hiện
Kết quả
- Đón đồn phịng Y tế - Hồn thiện hồ sơ, đón đồn phịng Y tế quận về
quận về thẩm định bếp ăn trường thẩm định bếp ăn an toàn và cấp giấy
an toàn.
chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm”.
- Tiếp tục thực hiện theo -Trao đổi với GV các lớp lồng ghép các nội dung
kế hoạch; đi sâu rèn cho GD kỹ năng sống phù hợp vào các hoạt động cho
trẻ kĩ năng sống và các trẻ.
hoạt động tập thể.
- Kiểm tra hoạt động - Có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, giám sát các
bếp.
hoạt động của bếp để đảm bảo VSATTP.

Tháng 03/2018:
Nội dung trọng tâm
Biện pháp thực hiện
- Chỉ đạo cân - đo đợt 3 - Tập hợp số liệu cân, báo cáo kết quả trẻ tăng,
cho trẻ.

đứng, giảm cân, đưa lên bảng tổng hợp của nhà
trường.
- Kiểm tra, giám sát các - Thực hiện nghiêm túc khâu giao nhận thực phẩm
hoạt động của bếp để và kiểm tra chất lượng hàng, đảm bảo phòng
16/35

Kết quả


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

đảm bảo VSATTP.
- Kết hợp tổ chức hội
giảng Mùa Xuân.Tổ chức
chấm lớp đủ điều kiện
học kỳ II ở các lớp, chấm
dây chuyền bếp, hệ thống
sổ sách nuôi.
- Tự đánh giá công tác y
tế của trường , đón đồn
kiểm tra của Quận về
cơng tác y tế học đường.

chống bệnh tiêu chảy, dịch bệnh.
- Kết hợp kiểm tra trẻ nếp ăn, nếp rửa tay bằng xà
phòng trước khi ăn, sau khi đi VS và súc miệng
nước muối sau khi ăn. Kiểm tra hệ thống sổ sách
nuôi dưỡng, dây chuyền bếp 1 chiều.


- Căn cứ vào phụ lục bảng đánh giá công tác y tế
trường học của nhà trường theo mẫu đánh giá công
tác Y tế trường học theo Thông tư 13/2016/TTLTBYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định công tác y
tế trường học của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và đào chấm điểm và tự nhận xếp
loại, đón đồn KT của Quận về đánh giá, chấm
điểm.

Tháng 04/2018:
Nội dung trọng tâm
-Đảm bảo kế hoạch thanh
kiểm tra thường xun
đột xuất kho, bếp ăn.
- Đón các đồn kiểm tra
liên ngành cuối năm.

Biện pháp thực hiện
-Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo lịch,
đột xuất, thường kỳ.

Kết quả

- Chuẩn bị đủ hồ sơ, làm báo cáo kết quả hoạt
động của cơng tác YTHĐ, chuẩn bị các điều kiện
để đón đoàn kiểm tra liên ngành của quận về chấm
đánh giá công tác y tế học đường.

Tháng 05/2018:
Nội dung trọng tâm

- Phối kết hợp chặt chẽ
với Hội cha mẹ học sinh
trong các hoạt động của
nhà trường.
- Tổng kết công tác cuối
năm.

Biện pháp thực hiện
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới cha mẹ
học sinh và cộng đồng ở địa phương về nội dung
công tác y tế học đường, giáo dục trẻ theo khoa
học.
- Tổng kết công tác cả năm học 2017-2018.
17/35

Kết quả


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

2. Thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền giáo dục sức
khỏe trong nhà trường:
Năm học 2017-2018, nhà trường đã xây dựng Kế hoạch truyền thông,
tuyên truyền giáo dục sức khỏe cụ thể theo từng tháng như sau:
Thời gian

Nội dung tuyên truyền


Tháng
9/2017

- Giới thiệu các hoạt động của trẻ và các thành tích của nhà trường trong năm
học vừa qua. Hương dẫn phụ huynh các hình thức giúp trẻ thích nghi với mơi
trường sống ở trường mầm non.
- Tuyên truyền phòng chống dịch sốt xuất huyết, não mô cầu.
- Giới thiệu tháp dinh dưỡng của lứa tuổi mầm non và 4 nhóm thực phẩm, lời
khuyên ăn uống hợp lý.
- Hướng dẫn phụ huynh xem biểu đồ cân nặng, chiều cao của trẻ theo lứa
tuổi. Cách nhận biết trẻ suy dinh dưỡng, béo phì.

Tháng
10/2017

- Thơng báo tình trạng dinh dưỡng của trẻ qua kết quả cân đo, khám sức khỏe
định kỳ. Cách phòng chống suy sinh dưỡng, béo phì cho trẻ.
- Các bệnh về răng miệng; hướng dẫn dạy trẻ cách đánh răng đúng cách, giữ
gìn vệ sinh răng miệng, phòng chống các bệnh về răng miệng cho trẻ.
- Hướng ứng ngày thị giác thế giới (08/10); tuyên truyền cách bảo vệ mắt,
cách phòng chống các bệnh về mắt, các tật về mắt.
- Hưởng ứng ngày thế giới rửa tay bằng xà phịng (15/10), lợi ích của việc
rửa tay bằng xà phòng.
- Hưởng ứng tuần lễ dinh dưỡng và phát triền (từ ngày 16-23/10).
- Tuyên truyền cách nhận biết và phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, sốt xuất
huyết, tay-chân-miệng.

Thời gian

Nội dung tuyên truyền


Tháng
11/2017

- Sự cần thiết phải tiêm chủng theo đúng lịch; giới thiệu một số loại vacxin
trong chương trình têm chủng quốc gia.
- Giới thiệu trang phục mùa đơng và phịng bệnh viêm đường hơ hấp ở trẻ
như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…
- Cách xử trí khi trẻ bị sốt.
- Tun truyền phịng chống dịch sốt xuất huyết, tay-chân-miệng.
- Sự cần thiết của việc sử dụng muối i-ốt, hậu quả của việc thiếu i-ốt.
18/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

Tháng
12/2017

- Dị vật đường thở - cách phịng ngừa và xử trí khi trẻ bị dị vật đường thở.
- Phòng chống bệnh do thiếu sắt, thiếu máu, còi xương do thiếu canxi và
vitamin D.
- Cách nhận biết dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, sởi, ho gà…
- Tuyên truyền ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS (01/12) và
Ngày dân số Việt Nam (26/12)

Tháng
01/2018


- Sơ cứu khi trẻ bị bỏng, cách sắp xếp các vận dụng trong nhà có thể gây
bỏng cho trẻ.
- Giới thiệu một số biện pháp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng.
- Phịng chống ngộ độc thực phẩm ngày Tết, cách bảo quản thực phẩm ngày
Tết hợp vệ sinh.
- Tuyên truyền phòng ngừa bệnh sởi, sốt xuất huyết, sốt phát ban…
- Giá trị dinh dưỡng tốt của rau và trái cây đối với trẻ.

Tháng
02/2018

- Hướng dẫn xử trí vết thương phần mềm.
- Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ; ni con bằng sữa mẹ hồn toàn trong 6
tháng đầu. Hướng dẫn cách cho trẻ ăn bổ sung (ăn dặm).
- Phòng ngừa các bệnh về viêm đường hơ hấp như: viêm phổi, viêm họng,
viêm amidan…
- Phịng ngừa các bệnh đau mắt đỏ, tay-chân-miệng.

Thời gian
Tháng
3/2018

Nội dung tuyên truyền
- Xử trí khi trẻ bị điện giật.
- Phịng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ em, cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy.
- Tuyên truyền về ngày Nước thế giới (22/3). Nước đối với đời sống con
người.
- Tuyên truyền ngày Thế giới phòng chống lao (24/3). Bệnh lao và cách
phịng chống.

- Hưởng ứng tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cách
lựa chọn các thực phẩm hợp vệ sinh.
19/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

Tháng
4/2018

- Cách phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa.
- Sơ cấp cứu trẻ khi bị đuối nước.
- Phịng và trị bệnh về da thơng thường cho trẻ.
- Hưởng ứng tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường (từ ngày
29/4 đến 06/5).
- Hưởng ứng ngày Sức khỏe thế giới (07/4); Kỷ niệm ngày thành lập Tổ chức
Y tế thế giới (07/4).

Tháng
5/2018

- Phòng các bệnh mùa hè cho trẻ như: say nắng, say nóng, viêm họng, ho,
sốt… Trang phục phù hợp cho trẻ vào mùa hè.
- Tiếp tục hưởng ứng tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh mơi trường.
- Phịng bệnh sốt xuất huyết, giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ để muỗi
khơng có mơi trường sống, sinh sản và phát triển.
- Hưởng ứng ngày Chữ thập đỏ thế giới (08/5); hưởng ứng các hoạt động và
hội thi sơ cấp cứu tại trường.


Tháng
6/2018

- Hưởng ứng ngày Vi chất dinh dưỡng (01-02/6). Tuyên truyền và tổ chức
cho trẻ uống Vitamin A theo kế hoạch của Quận và Phường sở tại.
- Giới thiệu các thực phẩm giàu Vitamin A, cách chế biến món ăn giàu
Vitamin A.
- Hưởng ứng ngày mơi trường thế giới (05/6).
- Hưởng ứng ngày Gia đình Việt nam (28/6).

Thời gian

Nội dung tuyên truyền

Tháng
7/2018

- Tiếp tục tuyên truyền cách phòng chống các bệnh: tay-chân-miệng, sốt xuất
huyết, tiêu chảy, cúm…
- Hưởng ứng ngày Dân số thế giới (11/7).
- Tuyên truyền giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Giới thiệu thực phẩm nên dùng và nên tránh cho trẻ béo phì.

Tháng
8/2018

- Giới thiệu các thực phẩm giàu chất sắt và kẽm. Giá trị dinh dưỡng của các
chất sắt, kẽm đối với sự phát triển của trẻ.
- Giới thiệu các giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn.

20/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

- Dạy trẻ các thói quen tốt về vệ sinh cá nhân.
- Những điều cần biết khi gửi con vào trường mầm non.

- Căn cứ vào những nội dung trên, cán bộ Y tế của nhà trường chủ động
liên hệ với Trung tâm Y tế Quận, Trạm Y tế phường để mời bách sĩ, chuyên
viên về trường hướng dẫn cho giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh.
- Ngoài ra, nhà trường tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, các cuộc hội
thảo của sở, của quận tổ chức. Cập nhật kịp thời và tìm hiểu kiến thức trong
sách, báo, tạp chí, trên mạng Internet…Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa
các bộ phận trong nhà trường và với các cơ quan hữu quan như: Sở Giáo dục,
Sở Y tế, Y tế quận, Y tế phường,…
3. Thực hiện tốt việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ:
3.1. Thực hiện tốt các quy định về: Vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định
về bếp 1 chiều, đảm bảo việc giao nhận, chế biến thực phẩm, chia thức ăn chín
và lưu nghiệm thức ăn theo đúng quy trình.
3.2. Căn cứ vào chế độ ăn, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
để đảm bảo bữa ăn cho trẻ:
Năm học này, nhà trường thực hiện theo Thông tư (sửa đổi) 28/2016/TT BGDĐT ngày 30/12/2016 , quy định chế độ ăn và nhu cầu khuyến nghị năng
lượng tại cơ sở giáo dục mầm non như sau:

*/ Đối với trẻ nhà trẻ:
+ Chế độ ăn và nhu cầu khuyến nghị năng lượng:
Nhóm tuổi


Chế độ ăn

Nhu cầu
khuyến nghị năng
lượng/ngày/trẻ

3 - 6 tháng

Sữa mẹ

500 - 550 kcal
21/35

Nhu cầu khuyến nghị
năng lượng tại cơ sở
giáo dục
mầm non/ngày/trẻ
(chiếm 60-70%
nhu cầu cả ngày)
330 - 350 kcal


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

6 - 12 tháng

Sữa mẹ + Bột


600 - 700 kcal

12 - 18 tháng

Cháo + Sữa mẹ

930 - 1000 kcal

18 - 24 tháng

Cơm nát + Sữa mẹ

24 - 36 tháng

Cơm thường

420 kcal

600 - 651 kcal

+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục
mầm non: Hai bữa chính và một bữa phụ, cụ thể là:
- Bữa ăn buổi trưa: cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày.
- Bữa ăn buổi chiều: cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày.
- Bữa phụ: cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Trong điều kiện cho phép (về
nhu cầu của phụ huynh, điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất…) cơ sở có thể tổ
chức bữa ăn sáng cho trẻ. Tuy nhiên, khi tổ chức phải được sự thống nhất của
Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và phụ huynh. Bữa sáng cung cấp khoảng 10%

đến 15% nhu cầu năng lượng cả ngày.
+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
- Chất đạm (Protein): cung cấp khoảng 15% - 20% năng lượng khẩu phần.
- Chất béo (Lipit): cung cấp khoảng 30% - 40 % năng lượng khẩu phần.
- Chất bột (Gluxid): cung cấp khoảng 47% - 50 % năng lượng khẩu phần.

*/ Đối với trẻ mầu giáo:
+ Chế độ ăn và nhu cầu khuyến nghị năng lượng:
Nhóm tuổi

Chế độ ăn

Nhu cầu
khuyến nghị
năng lượng/ngày/trẻ

Nhu cầu khuyến nghị
năng lượng tại cơ sở giáo
dục mầm non/ngày/trẻ
(chiếm 60-70% nhu cầu
cả ngày)

36 - 72 tháng

Cơm thường

1230 - 1320 kcal

615 - 723 kcal


+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục
mầm non: Một bữa chính và một bữa phụ, cụ thể là:
22/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

- Bữa chính buổi trưa: cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày.
- Bữa chiều: cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Trong điều kiện cho phép (về
nhu cầu của phụ huynh, điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất…) cơ sở có thể tổ
chức bữa ăn sáng cho trẻ. Tuy nhiên, khi tổ chức phải được sự thống nhất của
Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và phụ huynh. Bữa sáng cung cấp khoảng 10%
đến 15% nhu cầu năng lượng cả ngày.
+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
- Chất đạm (Protein): cung cấp khoảng 15% - 20% năng lượng khẩu phần.
- Chất béo (Lipit): cung cấp khoảng 25% - 35 % năng lượng khẩu phần.
- Chất bột (Gluxid): cung cấp khoảng 52% - 60 % năng lượng khẩu phần.

3.3. Ngoài nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng trên, chúng ta
cũng cần chú ý đến các nhu cầu sau:
Nhu cầu Canxi:
Tuổi

Nhu cầu canxi (mg/ngày)

1 - 2 tuổi


500

3 - 5 tuổi

600

Nhu cầu Sắt:
Tuổi

Nhu cầu sắt (mg/ngày) theo giá trị sinh học của khẩu phần
Nam
Nữ
10%**
15%***
10%**
15%***
1 - 2 tuổi
5,4
3,6
5,1
3,5
3 - 5 tuổi
5,5
3,6
5,4
3,6
10%** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt
được hấp thu): Khẩu phần có lượng thịt hoặc cá 30g-90g/ngày hoặc lượng
15%***: Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp
thu): Khẩu phần có lượng thịt hoặc cá >90g/ngày hoặc lượng vitamin C

>75mg/ngày.
Nhu cầu Kẽm:
23/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

Tuổi

Nhu cầu kẽm (mg/ngày)

1 - 2 tuổi
3 - 5 tuổi

Nam
Nữ
Mức hấp Mức hấp Mức hấp Mức hấp Mức hấp Mức hấp
thu kém thu vừa
thu tốt
thu kém thu vừa
thu tốt
8,3
4,1
2,4
8,3
4,1
2,4
9,6

4,8
2,9
9,6
4,8
2,9

Nhu cầu vitamin A:
Tuổi
1 - 2 tuổi
3 - 5 tuổi

Nhu cầu vitamin A (mg/ngày)
Nam
Nữ
400
350
500
400

Nhu cầu vitamin D:
Tuổi
1 - 2 tuổi
3 - 5 tuổi

Nhu cầu vitamin D (mg/ngày)
15
15

Nguồn thực phẩm đáp ứng 10-15% nhu cầu khuyến nghị.
Nhu cầu Vitamin C:

Tuổi
1 - 2 tuổi
3 - 5 tuổi

Nhu cầu vitamin C (mg/ngày)
Nam
Nữ
35
35
40
40

Nhu cầu Vitamin B1:
Tuổi

Nhu cầu vitamin B1(thiamin) (mg/ngày)
Nam

Nữ

1 - 2 tuổi

0,5

0,7

3 - 5 tuổi

0,7


0,7

Nhu cầu Vitamin B2:
Tuổi

Nhu cầu vitamin B2(riboflamin) (mg/ngày)
Nam

Nữ

1 - 2 tuổi

0,6

0,5

3 - 5 tuổi

0,8

0,8

24/35


SKKN: “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”
-------------------------------------------------------------------------

Nhu cầu Vitamin PP:

Tuổi

Nhu cầu vitamin PP (mg/ngày)
Nam

Nữ

1 - 2 tuổi

6

6

3 - 5 tuổi

8

8

Nhu cầu I-ốt:
Cần 0,14mg/ngày, phụ nữ có thai cao hơn 1,5 lần
Nhu cầu về nước: Trẻ < 6 tháng: Chỉ cần bú mẹ và ăn sữa pha theo đúng
công thức, trẻ 6 – 12 tháng: 300ml/ngày; trẻ 1 – 3 tuổi: 500ml/ngày; trẻ 4 – 6
tuổi: 700 – 800ml/ngày; trẻ 7 – 12 tuổi: 1000 – 1200ml, từ 12 tuổi và người lớn:
1500 – 2000ml/ngày.
*/ Ngoài ra, cần chú ý tăng cường chăm sóc trong phịng chống nóng,
phịng chống rét, phịng chống dịch như:
- Bổ sung năng lượng cần thiết cho trẻ trong những đợt trời rét đậm, rét
hại trong năm.
- Bổ sung nước uống vào những đợt trời nắng nóng (nước chanh, nước

cam…).
- Quan tâm đến đặc điểm của từng trẻ như: trẻ mới chuyển chế độ ăn, trẻ
ăn chậm, trẻ mới đi nhà trẻ, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy, trẻ kém ăn và phối hợp
với phụ huynh để chăm sóc trẻ tốt hơn.
- Rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng, thói quen trong ăn uống: Hướng dẫn
hoặc nhắc trẻ lau miệng và lau tay. Tập cho trẻ tự bưng cốc, uống nước, hướng
dẫn trẻ uống từ từ, từng ngụm để không sặc hoặc làm đổ, ướt áo.
3.4. Xây dựng khẩu phần, thực đơn cho trẻ:
Để việc chăm sóc sức khỏe đạt kết quả tốt, cần chú trọng tới việc nâng
cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ. Đặc biệt là xây dựng thực đơn, tính khẩu phần
dinh dưỡng cân đối phù hợp.
Năm học 2017-2018 Trường Mầm non 1-6 áp dụng xây dựng thực đơn và
tính khẩu phần ăn cho trẻ đáp ứng nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
đã được ban hành theo thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau :
3.4.1. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần, thực đơn cho trẻ:
25/35


×