Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SKKN xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ hoạt động tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 18 trang )

UBND QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MẦM NON 1-6

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP LẤY TRẺ LÀM
TRUNG TÂM GIÚP TRẺ MẪU GIÁO LỚN A2
HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC

Lĩnh vực/ Mơn: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học: Mầm non
Họ và tên: Đỗ Thị Minh Tân
Chức vụ: Giáo viên
ĐT: 01674069677
Email: dominhtan1275@ gmail.com
Đơn vị cơng tác: Trường mầm non 1-6
Quận Hồn Kiếm - Hà Nội

Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ………………………………………………………………………...1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………............2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………………..……3
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng
kết kinh nghiệm……………………………………………………………………3
2. Thực trạng vấn đề………………………………………………………………4


3. Các bước đã tiến hành………………………………………………………….6
4. Hiệu quả SKKN………………………………………………………………..14
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…………………………………………………...15
1. Bài học kinh nghiệm………………………………………………………….15
2. Kết luận, khuyến nghị ……………………………………………………… 15
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………..17

1|17


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, chí tuệ,
thẩm mỹ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi
dậy và phát triển tối đa các khả năng tiềm ẩn của trẻ. Trẻ không thể tiếp thu kiến
thức một cách bài bản, có hệ thống như trẻ ở phổ thơng. Vì thế cần tạo cho trẻ môi
trường để trẻ hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức
một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.
Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ thơng qua hình thức « học mà chơi, chơi
mà học » trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá một cách tích
cực về thế giới. q trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạt
động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không chỉ là
hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà cịn giúp trẻ cảm nhận thế giới xung quanh
một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả các trị chơi đều có tiềm năng hỗ
trợ cho việc học của trẻ. Đối với trẻ mầm non thì mơi trường hoạt động có vai trị
quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ hoạt động thường xuyên với môi
trường giúp trẻ phát triển tư duya, trí tưởng tượng, ngơn ngữ, tâm lý cũng như đời
sống tình cảm mà thơng qua trị chơi thì những phẩm chất ý chí của trẻ cũng được

hình thành như : Tính mục đích, tính kỷ luật, tính dũng cảm…
Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý khác nhau cha
mẹ và cô giáo đều hiểu rõ đặc điểm tâm lý phát triển của trẻ để có những phương
pháp giáo dục phù hợp, để định hướng và giúp trẻ phát triển đúng theo từng giai
đoạn. trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo thích khám phá những điều mới lạ và hay tò mò.
Trong giai đoạn này trẻ rất muốn khám phá thế giới xung quanh, tò mò và liên tục
thắc mắc đặt nhiều câu hỏi với cha mẹ và cô giáo. Trẻ giao tiếp và thích bắt trước
tập làm người lớn, trẻ thích được tự lập. Vì vậy việc xây dượng mơi trường lấy trẻ
làm trung tâm là vô cùng quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
Tạo môi trường học tập cho trẻ mầm non nói chung là việc làm đã được giáo viên
thực hiện từ lâu, nhưng nhìn chung việc tạo mơi trường mới chỉ là mang tính hình
thức để trang trí theo đúng chủ đề đang được thực hiện và việc xây đựng đó chưa
xuất phát từ trẻ, chưa kích thính tính tị mị, khám phá của trẻ, khi học và chơi trẻ
còn đang rất thụ động. Trong những năm qua, việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
đã được các cấp quản lý từ trung ương, địa phương từng bước quan tâm đặc biệt Bộ
2|17


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo dục và Đào tạo đã ban hành hướng dẫn thực hiện chuyên đề « Xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm » . Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện chuyên đề
của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồn Kiếm, Trường mầm non của chúng tơi
đã có kế hoạch cụ thể về việc triển khai chuyên đề « Xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm » Đặc biệt trong năm học 2017- 2018 Phong giáo dục và Đào
tạo quận Hoàn Kiếm phát động phong trào « Xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm » và trực tiếp chỉ đạo các trường thực hiện, Thực tế ở trường mầm
non chúng tôi hiện nay việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đã được
nhà trường chỉ đạo thực hiện ở các lớp học,hành lang, cầu thang, khu vực vui

chơi…tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn cịn khó khăn, hạn chế
như : Kinh phí, việc tạo mơi trường đang cịn do bàn tay cô làm là chủ yếu, trẻ
tham gia cịn hạn chế, các góc, mảng trang trí chưa mang tính mở, đồ dùng đồ chơi
cịn mua sẵn nhiều, ngun vật liệu, học liệu chưa phong phú, đa dạng, trẻ hoạt
động máy móc, dập khuân, nhàm chán… Phụ huynh chưa quan tâm, chưa nhận
thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng môi trường đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã
mạn dạn lựa chọn đề tài" Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm
giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực"
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng
kết kinh nghiệm
Mơi trường là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục tồn diện cho trẻ. Trong lớp học khơng thể thiếu mảng trang trí,
những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lơi cuốn trẻ giáo viên cần tạo nên
một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, đồ dùng bắt mắt…Mơi
trường có khơng gian, cách sắp xếp phù hợp, thuận tiện, gần gũi, quen thuộc với
cuộc sống hàng ngày của trẻ, phản ánh kinh nghiệm, văn hóa địa phương, ln thay
đổi để tạo sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ.
Các góc hoạt động chính được duy trì thường xun. Vì vậy chúng ta cần bố
trí, sắp xếp các góc phải rất linh hoạt để có thể di chuyển tạo khơng gian thuận lợi
cho trẻ hoạt động. Môi trường trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng
3|17


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu

cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tệ thẩm mĩ, đạo đức, xã
hội, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt
động, sáng tạo.
Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để
giáo dục trẻ mầm non đó là xây dựng mơi trường lấy trẻ làm trung tâm để thúc đẩy
sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường
thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ. Mỗi đứa
trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội,trí
tuệ,hồn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lí. Do đó mỗi trẻ em có hứng thú, cách học
và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành cơng. Trẻ học bằng chơi tốt
nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang
thực hiện. Mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung
tâm cho trẻ được trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất
quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục ở trẻ. Hiệu quả
của việc tạo mơi trường nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc
giáo dục trẻ.
Trên cơ sở đó tơi đã căn cứ vào hướng dẫn của Phịng Giáo dục và Đào tạo quận
Hoàn Kiếm, sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường tôi về việc thực hiện chuyên đề
« Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm » Căn cứ vào điều kiện và thực
tế của nhà trường, vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp
ứng yêu cầu của chương trình GDMN. Từ đó tơi lên kế hoạch và xây dựng môi
trường lấy trẻ làm trung tâm của lớp tôi phụ trách để trẻ hoạt động tích cực.
2. Thực trạng vấn đề:
Năm học 2017 – 2018 bản thân tôi trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo lớn A2 với
tổng số học sinh là 41 cháu. Bước vào thực hiện đề tài này lớp tơi có những thuận
lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
Hoạt động của lớp được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà
trường. Lớp được đầu tư trang thiết bị kiên cố, trang thiết bị đầy đủ theo thông tư
02 BGD & ĐT đảm bảo việc học tập và sinh hoạt của trẻ.

Phụ huynh ln nhiệt tình ủng hộ các ngun vật liệu dễ kiếm dễ tìm. Hai giáo
viên trong lớp nhiệt tình, năng động, sáng tạo, ham học hỏi. Được nhà trường tạo
4|17


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

điều kiện cho đi tham quan, học hỏi ở trường bạn và BGH luôn hướng dẫn chỉ bảo
trong mọi hoạt động.
b. Khó khăn:
- Buồng lớp cịn trật hẹp, khơng có sân chơi.
- Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ nhưng chủ yếu là các đồ dùng đồ chơi
mua sẵn, chất liệu chủ yếu bằng nhựa, chưa có nguyên liệu thiên nhiên, chưa đáp
ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo… của trẻ mà trẻ ln thích mới, lạ, đẹp, hấp
dẫn.
- Trẻ được tổ chức thường xuyên nhưng máy móc, dập khn, chưa tích cực,
chưa sáng tạo.
* Kết quả khảo sát thực tế trẻ lớp mẫu giáo lớn A2 tại thời điểm tháng 9/2017
Tiêu chí
TT
1

2

3

Chưa có
Thỉnh thoảng Thường xun
Số

Tỷ lệ Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ
cháu %
cháu %
cháu %

Trẻ tham gia tích cực
vào hoạt động xây 26/41
dựng mơi trường cùng

Kỹ năng sử dụng học
liệu, nguyên vật liệu 32/41
sẵn có từ thiên nhiên
của trẻ
Trẻ hứng thú tham gia 28/41
các hoạt động

64 %

11/41

26,6% 4/41

9,6 %

78%

5/41


12%

4/41

10%

24%

3/41

7,2%

68,8% 10/41

Qua khảo sát tình hình ở lớp tơi nhận thấy:
+ Số trẻ tham gia môi trường cùng cô rất ít, chủ yếu là cơ xây dựng.
+ Đa số trẻ chưa có kỹ năng chơi với các vật liệu thiên nhiên, chủ yếu chơi với đồ
chơi mua sẵn.
+ Trẻ hoạt động chưa hiệu quả, chưa tích cực.
3. Các bước đã tiến hành
Bước 1:Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm

5|17


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thì mơi trường học tập có ý nghĩa vụ cùng
quan trọng đối với việc học tập và tiếp thu kiến thức của trẻ. Trẻ em vốn rất hiếu

kỳ, chúng tò mò mong muốn được khám phá tất cả mọi vật xung quanh chúng.
Những hình ảnh, những ấn tượng mà trẻ thu nhận được trong những năm tháng tuổi
thơ sẽ hằn sâu trong trí nhớ suốt cả cuộc đời của trẻ. Những điều đó ảnh hưởng rất
nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Chính vì vậy tơi ln tâm niệm: Sẽ trang
bịcho trẻ một thế giới tự nhiên, một môi trường học tập tốt nhất ở ngay tại khu vực
lớp và trường của trẻ.
Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt
động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú,
đa dạng hơn .Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn
luyện kỹ năng.
Để "Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn
A2 hoạt động tích cực" Tơi cần xác định rõ mơi trường học tập gồm: Mơi trường
trong lớp, mơi trường ngồi lớp và môi trường xã hội.
* Môi trường trong lớp: Trước hết tôi làm đẹp môi trường lớp học từ cách bố trí,
sắp xếp nội vụ trong lớp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp mắt mà
vẫn gọn gàng ngăn nắp. Gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ.
Có sự phân chia giữa các góc rõ rệt, phù hợp. Thiết kế các góc chơi phù hợp diện
tích lớp, độ tuổi. Đảm bảo cho trẻ di chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va
chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạm vào đồ vật.
Trang trí vừa tầm mắt trẻ (khơng q cao hoặc q thấp) Hình ảnh rõ ràng, cụ
thể, khơng q nhiều hình ảnh. Quan tâm đến mơi trường chữ viết. Dùng chữ in
thường và chữ viết thường.

6|17


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình ảnh: Góc học tập lớp A2

+ Góc mở: Có sản phẩm của cô và của trẻ, phong phú về thể loại như vẽ,
nặn, xé dán, cắt dán, có nhiều nguyên vật liệu thiên nhiên phong phú,Có ngắn nhãn
mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản
phẩm từ những dồ chơi ấy. Tranh ảnh, màu sắc hài hòa, sinh động, ngộ nghĩnh,
khơng q rực rỡ, lịe loẹt .Nên có đồ dùng đã hoàn thiện và chưa hoàn thiện để trẻ
chơi.

7|17


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình ảnh:Trẻ đang sử dụng góc nghệ thuật
Các góc chơi: Trong lớp học khơng thể thiếu các góc chơi của trẻ nên cần đảm
bảo đủ số lượng góc cho trẻ chơi. Các góc hoạt động chính được duy trì thường
xun. Bố trí các góc linh hoạt để có thể sắp xếp lại theo kế hoạch hàng tháng. Bố
trí sắp xếp những hoạt động tương đồng thì ở gần nhau (hoạt động tĩnh xa hoạt
động động) .Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận
động của trẻ.Các góc có đủ đồ chơi và phương tiện đặc chưng của từng góc. Đồ
dùng, đồ chơi trong các gócphong phú về thể loại: Tự làm, mua sẵn, lá cây khô,
hột, hạt, len, vải vụn, cành khô, miếng gỗ, vỏ ngao, thìa sữa chua, que kem…để
khuyến khích trẻ trải nghiệm. Đồ dùng, đồ chơi ở các góc phải được sắp xếp gọn
gàng, khoa học, dễ lấy, tiện cho trẻ khi sử dụng. Đồ dùng mang tính mở và được bổ
sung theo giai đoạn.

8|17


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình ảnh: Trẻ đang chơi trong góc học tập
Khi trang trí lớp bao giờ tơi cũng chú ý tới những mảng tường lớn trong góc
chơi, hoặc những mảng trung tâm mà trẻ thường hoạt động để trang trí. Các mảng
này vừa được sử dụng để trang trí vừa được gắn những hình ảnh rất ngộ nghĩnh,
sinh động. Từ những nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm tôi đã cắt, vẽ dán trang trí
những hình ảnh ngộ nghĩnh, có hiệu quả giáo dục.
* Mơi trường ngồi lớp: Mơi trường ngồi lớp học là yếu tố góp phần tích cực
trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục tồn diện trẻ. Vì điều
kiện thực tế của trường lớp khơng có sân chơi, lên chúng tơi cũng sử dụng vỉa hè để
cho trẻ ra hoạt động ngồi trời, chúng tơi đã trồng nhiều cây xanh, phía ngồi để
cho trẻ ra ngồi quan sát và tập chăm sóc cây xanh. Hay trong hoạt động của đầu
năm mới có phát động chương trình “ Hội thi cây”. Lớp A2 chúng tơi phối kết hợp
cùng với các bậc phụ huynh cũng tham gia trưng bày các loại cây ở phía ngồi vỉa

9|17


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hè cùng các lớp trong trường để tạo cho trẻ có mơi trường ngồi lớp phong phú và
đẹp mắt. Với những hoạt động như vậy trẻ rất hào hứng tham gia tích cực chăm sóc
và quan sát các loại cây.Ở chính nơi này các bé được đắm mình thực sự trong thế
giới tự nhiên của trẻ, khiến cho trẻ bị hấp dẫn bị thu hút từ đó trẻ đã có thể cảm
nhận sự vật hiện tượng, được trải nghệm chúng một cách tự nhiên nhất.Khi sắp
xếp mơi trường bên ngồi tơi ln cần đảm bảo độ an tồn cho trẻ

Hình ảnh:Trẻ đang quan sát và chăm sóc cây mơi trường ngồi lớp học

Tất cả những điều đó như tạc vào tâm hồn trẻ cả một thế giới tự nhiên sống
động, tươi mát, trong trẻo. Để trẻ đắm mình trong thế giới tự nhiên để trầm trồ,
ngắm nghía, thậm chí là đưa tay để sờ, để cảm nhận. Sự vui tươi, hứng khởi đã lộ
rõ trên khn mặt trẻ. Bởi chính cô giáo chúng đã mang đến cho chúng cả một thế
giới thiên nhiên, thế giới bạn bè đầy thân thiện.
* Môi trường xã hội: Đây là môi trường trường trong nhà trường, gia đình và xã
hội nên rất cần quan tâm đến sự giao tiếp của cô với cô, cô với trẻ, trẻ với trẻ, cô
10 | 1 7


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

với phụ huynh. Cần xây dựng môi trường giao tiếp chân tình, cở mở, tơi ln
quan tâm đều đến các trẻ, yêu thương tôn trọng trẻ, đối xử công bằng với mọi trẻ,
lắng nghe ý kiến của trẻ, tôn trọng trẻ. Ở môi trường này giáo viên, người lớn cần
là tấm gương cho trẻ học tập và làm theo.
Bước2: Làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi, học liệu phong phú trong các tiết học
lấy trẻ làm trung tâm.
Đồ dùng, đồ chơi, học liệu là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi
của trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ, là những phương tiện trẻ dùng học, để vui chơi,
là những đồ vật cụ thể giúp trẻ cầm, nắm , sử dụng dễ dàng…giúp trẻ tìm hiểu
khám phá thế giới xung quanh, làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều
đồ vật khác nhau , biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao
động của con người, còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ
giữa người với người trong xã hội và dần dần biết gia nhập vào những mối quan hệ
đó. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu cịn có tác dụng thúc đẩy, hình thành và phát triển
các chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân cách ở trẻ trong đó việc phát triển
tình cảm thẩm mỹ rất quan trọng.


11 | 1 7


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình ảnh:Trẻ đang cắm hoa trong hoạt động khám phá
Vai trò và ý nghĩa của đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong xây dựng môi trường
thật to lớn và sâu sắc, là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống tinh
thần đối với mỗi đứa trẻ. Đồ dùng, đồ chơi học liệu trong các hoạt động được lựa
chọn đúng đắn sẽ thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ em. Có những đồ dùng, đồ
chơi, học liệu giúp phát triển các cơ quan thụ cảm, những đồ chơi mơ phỏng các
đồ vật giúp trẻ nắm được hình dáng, cấu tạo, công dụng và phương thức sử dụng,
làm phát triển tư duy ở trẻ thơ một cách hoàn thiện.
Chính vì thế mà đồ dùng,học liệu cần phải đẹp, phong phú, sáng tạo, mới mẻ,
đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, dễ sử dụng thì tiết học sẽ đạt được 50% hiệu quả của
sự thành công. Đặc biệt là những loại đồ dùng cho trẻ hoạt động, hay đồ dùng tự
làm, luôn thực tế, sinh động và bám sát với yêu cầu của tiết học nên chắc chắn sẽ
hấp dẫn trẻ hơn so với những loại đồ dùng mua sẵn. Hiểu được điều này nên tôi đã

12 | 1 7


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

mang hết khả năng của mình để tạo ra mơi trường có nhiều đồ dùng học tập nhiều
đồ chơi phong phú, nhiều chủng loại.

Hình ảnh:Trẻ đang sử dụng đồ dùng, học liệu trong giờ học tạo hình


Hình ảnh:Trẻ đang sử dụng đồ dùng, học liệu trong giờ học toán

13 | 1 7


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4. Hiệu quả SKKN:
Qua việc thực hiện tốt những bước xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm
trung tâm trên, trẻ ở lớp tôi phụ trách đã được nâng cao hơn hẳn so vơi kết quả
khảo sát đầu năm, mà môi trường học tập cũng tiến bộ rõ rệt. Có mơi trường học
tập tốt như vậy trẻ học hăng hái hơn, chăm chú hơn, hứng thú hơn. Trẻ được tiếp
cận với nhiều nguyện vật liệu và học liệu khác nhau,trẻ được thể hiện sự khéo léo
của mình bằng nhiều hình thức hơn và mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ.
* Kết quả đạt được của trẻ lớp mẫu giáo lớn A2 tại thời điểm cuối năm học.
Tiêu chí
TT
1

2

3

Chưa có
Thỉnh thoảng Thường xuyên
Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ Số

Tỷ lệ
cháu %
cháu %
cháu %

Trẻ tham gia tích cực
vào hoạt động xây 2/41
dựng mơi trường cùng

Kỹ năng sử dụng học
liệu, nguyên vật liệu 3/28
sẵn có từ thiên nhiên
của trẻ
Trẻ hứng thú tham gia 0/41
các hoạt động

75%

3/41

21,4% 36/41

3,6 %

82,1% 5/41

10,7% 33/41

7,1%


78,6% 2/41

14,3% 39/41

7,1%

Việc xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ lớp mẫu giáo lớn
A2 hoạt động tích cực trên tôi nhận thấy: Giáo viên chúng tôi biết cách sắp xếp và
xây dựng mơi trường học tập và các góc hoạt động hợp lý, phù hợp mục tiêu, yêu
cầu giáo dục của từng tháng và điều kiện thực tế của lớp học.Tên các góc chơi đơn
giản, dễ hiểu, gần gũi đối với trẻ. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu các góc tương đối
phong phú nhiều chủng loại, có thẩm mỹ, đảm bảo cả về chất lượng lẫn số lượng.,
sử dụng các nguyên vật liệu mở, đảm bảo an toàn đối với trẻ.
Đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong môi trường lớp phong phú, Phụ huynh hiểu được
tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm ở bậc
học mầm non nói chung. Làm cho phụ huynh tin tưởng vào chất lượng của trường
khi gửi con vào trường.

14 | 1 7


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ:
1. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các bước xây dựng môi trường
học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ lớp mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
tơi đã rút ra những bài học kinh nghiêm sau:
- Bản thân tôi phải nắm vữngđược các bước xây dựng môi trường học

tập lấy trẻ làm trung tâm để giúp trẻ hoạt động tích cực trong trường mầm non.
-Mơi trường học tập luôn dầy đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu dạy học sáng
tạo là điều kiện không thể thiếu được khi thực hiện các hoạt động.
- Ngồi năng lực của cơ giáo khi truyền đạt dạy dỗ trẻ thì người giáo viên
thực sự cần phải tâm huyết với nghể, yêu mến trẻ, có năng lực sư phạm, nắm
chắc chun mơn. Có sự hiểu biết về xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm
trung tâm,phải sáng tạo trong mỗi tiết dạy, ln có sự đổi mới trong phương
pháp dạy trẻ và trong xây dựng môi trường.
- Cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong trường cùng tham gia xây
dựng môi trường học tập sáng tạo và phong phú để chăm sóc giáo dục trẻ ngày
càng tốt hơn.
2. Kết luận, khuyến nghị:
Có thể nói việc xây dựng mơi trường giáo dục trong trường mầm non là
thực sự cần thiết và quan trọng.Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong
cơng tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt
động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển tồn
diện. Một mơi trường sạch sẽ, an tồn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong
lớp và ngồi trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát
triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết
của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở,
thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung
quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong
ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn,
hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ
yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
15 | 1 7


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Mặc dù đã thu được những kết quả đáng kể trong việc xây dựng và sử dụng
môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm nhưng bản thân tôi vẫn khơng ngừng tìm
tịi, khám phá, học hỏi ở mọi nơi và tiếp tục phát huy những gì đã đạt được, đã làm
được, những gì cịn tồn tại, cần khắc phục sớm để đưa môi trường học tập lấy trẻ
làm trung tâm trong nhà trường ngày càng tốt hơn.
Trên đây là các bước xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm mà
bản thân tôi đã thực hiện trong năm học 2017 – 2918 trong trường Mầm non.Tôi
mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp của các đồng chí lãnh đạo và chị en đồng
nghiệp giúp cho tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình góp phần vào sự nghiệp chăm
sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn.
Kính mong các cấp quản lý mầm non tổ chức nhiều chuyên đề xây dựng môi
trường học tập lấy trẻ làm trung tâm hơn nữa để góp phần nâng cao kiến thức của
đội ngũ giáo viên, giúp đội ngũ giáo viên ngày càng nắm vững hơn, sáng tạo hơn
trong xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT

TÊN TÀI LIỆU

NHÀ XUẤT BẢN

16 | 1 7

NĂM XUẤT BẢN


Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo lớn A2 hoạt động tích cực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


1

Nâng cao năng lực hiểu biết và
xây dựng môi trường giáo dục
của giáo viên

Giáo dục Việt Nam

2015

2

Hướng dẫn tổ chức thực hiện
chương trình GDMN Mẫu
giáo lớn 5-6 tuổi

Giáo dục Việt Nam

2013

3

Hướng dẫn thực hành áp dụng
quan điểm giáo dục Lấy trẻ
làm trung tâm trong trường
mầm non

Giáo dục Việt Nam


2017

4

5

Tạp chí Giáo dục Mầm non
Tham khảo trên mạng intemet
những vấn đề về xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm

17 | 1 7



×