Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN xay dung moi truong hoc tap cho hoc sinh nganh thuy san

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU GIANG
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KỸ TỈNH THUẬT HẬU GIANG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP CHO
HỌC SINH NGÀNH CNKT CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỦY SẢN
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT TỈNH HẬU GIANG

Họ và tên: Nguyễn Thị Quế Thanh
Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC 2015 – 2016
1


MỤC LỤC
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................................3
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................14

2


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

1. Trung cấp chuyên nghiệp

TCCN

2. Học sinh


HS

3. Trung học phổ thông

THPT

3


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động học tập củan người học luôn diễn ra trong môi trường học tập
nhất định. Môi trường học tập thuận lợi là điều kiện cần thiết để người học đạt
được kết quả học tập cao. Tại đó, người học lĩnh hội được bề rộng và chiều sâu
của tri thức, rèn luyện được hệ thống kĩ năng phù hợp và hình thành được hệ
thống thái độ tích cực thông qua học tập một cách chủ động và tích cực.
Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, hợp tác, an toàn và lành
mạnh, khuyến khích sáng tạo trong dạy và học đây chính tiêu chí Xây dựng môi
trường dạy học được quy định bởi Chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên Trung
cấp chuyên nghiệp (TCCN) đã được ban hành theo thông tư 08/2012/TTBGDĐT ngày 05/03/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
Trường Trung Cấp Kinh Tế Kỹ Thuật tỉnh Hậu Giang được thành lập năm
2009 tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Là một cơ sở giáo dục chuyên
nghiệp, đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn liền với nhà sử dụng lao động. Trong
nhiều năm qua trường đã thực hiện chính sách phân luồng sau Trung học cơ sở
(THCS) đối tượng tuyển sinh đầu vào là các em học sinh đã tốt nghiệp THCS,
dở dang Trung học phổ thông (THPT) nên đa số các em học sinh này tuổi còn
nhỏ nên khi chuyển từ môi trường học văn hóa sang môi trường học TCCN đa
số các em đều chưa thân thiện, chưa tích cực và hợp tác tốt. Hoạt động dạy học
và giáo dục trở nên khó khăn và việc tiếp thu kiến thức các môn TCCN bị hạn
chế, không phát huy tính tích cực của người học. Vậy để tạo lập môi trường học
tập thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh, khuyến khích sáng tạo trong dạy

và học thì đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều lực lượng giáo dục, trong đó giáo viên
là nhân tố then chốt. Nhằm giúp giáo viên xây dựng môi trường học tập thuận
lợi cho học sinh thì: “Một số giải pháp xây dựng môi trường học tập cho học
sinh ngành Chế biến và bảo quản thủy sản trường Trung cấp kinh tế kỹ
thuật Hậu Giang” là cần thiết.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1.1. Phát triển môi trường học tập

4


Phát triển môi trường học tập là việc tạo ra các điều kiện thuận lợi từ bên
ngoài để kích thích các động cơ học tập của học sinh, thúc đẩy thực hiện hoạt
động học tập của bản thân nhằm hoàn thành mục tiêu học tập đã đề ra.
2.1.2. Quan hệ thầy-trò
Quan hệ thầy-trò là nền tảng về tâm lí của môi trường học tập của học
sinh. Quan hệ thầy-trò tốt đẹp dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Học sinh tôn trọng
giáo viên bởi kĩ năng giảng dạy, phẩm chất cá nhân, kiến thức và trình độ
chuyên môn của họ. Giáo viên tôn trọng học sinh như từng cá nhân con người và
những nỗ lực học tập của học sinh.
2.1.3. Bầu không khí học tập
Môi trường học tập thuận lợi của học sinh chứa đựng một bầu không khí
học tập tích cực. Bầu không khí thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa các
thành viên của lớp học như giáo viên- học sinh, học sinh-học sinh. Hệ quả của
những mối quan hệ này là sự hài lòng hay không hài lòng, sự gắn bó hay không
gắn bó với các nhiệm vụ học tập của học sinh.
Như vậy, xây dựng bầu không khí học tập cho học sinh là một trong
những nhiệm vụ đảm bảo cho hoạt động dạy và học diễn ra một cách tốt đẹp mà
người giáo viên giữ vai trò chủ đạo, khi giáo viên tổ chức tốt các mối quan hệ

trong lớp học.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Nội dung chương trình đào tạo.
Ngành Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thủy sản được đưa vào
đào tạo từ năm 2009 theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy
nhiên qua giảng dạy, nhận thấy rằng:
- Tình trạng quá tải về mặt kiến thức do cấu trúc chương trình còn nặng.
- Chưa tích hợp kiến thức nền tảng, kiến thức văn hóa và chuyên ngành
nên tiết dạy chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức theo kiểu một chiều, chưa phát
huy sự hợp tác trong giáo dục.
2.2.2. Trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên.

5


Thực trạng đội ngũ của giáo viên ngành Công nghệ kỹ thuật chế biến và
bảo quản thủy sản theo bảng thống kê sau:
Tổng Thâm niên
số
Công tác

6

Trình độ Trình
chuyên
phạm
môn

độ


sư Kinh
nghiệm
thực tế

>10 5
<5
Thạc Đại Không Bậc ĐH
năm đến năm sĩ
học qua
1
SP
10
đào
năm
tạo
NVSP

Qua
làm
việc
thực
tế

Chưa
Qua
làm
việc
thực
tế


0

0

6

2

4

3

3

0

5

1

Ngoại Tin
ngữ
học

Ghi
chú

6 đạt 6 đạt
chuẩn chuẩn


Qua số liệu cho thấy trình độ năng lực giáo viên đều đạt chuẩn theo quy
định về năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, tin học. Tuy nhiên kinh
nghiệm thực tiễn và kỹ năng nghề nghiệp cũng như nghiệp vụ sư phạm còn
nhiều hạn chế. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên của tổ đa số là giáo viên trẻ nên khó
khăn trong việc xác định, thúc đẩy động cơ học tập của học sinh cũng như tạo
mối quan hệ thầy –trò nhằm có bầu không khí học tập tốt nhất để xây dựng môi
trường học tập thuận lợi nhất.
2.2.3. Về phương tiện dạy học, trang thiết bị thực hành
Về cơ sở vật chất đang mượn tạm chưa được đầu tư đồng bộ, thiết bị dụng
cụ phòng thực hành còn đơn giản chỉ đảm bảo giảng dạy nội dung thực hành cơ
bản. Điều này dẫn đến tình trạng giáo viên phải thiết kế và tiến hành dạy học
theo lối mòn là thuyết trình và dạy thực hành phải tiết chế bớt nội dung, thiếu
xưởng thực hành, thực nhghiệm nên môi trường học tập chưa tạo được sự hứng
thú trong giảng dạy của giáo viên, không lôi cuốn và thu hút học sinh trong quá
trình dạy thực hành, môi trường học tập chưa thực sự thuận lợi cho người học.
2.2.4. Hình thức và phương pháp tổ chức giảng dạy
Về kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học

6


Các kỳ thi và kiểm tra chủ yếu nhằm tái hiện kiến thức, học thuộc
lòng tham về trình bày kiến thức; hình thức làm bài đơn điệu dẫn đến tình
trạng học sinh làm bài mẫu, triệt tiêu sự sáng tạo.
Lấy kiến thức của bài giảng, của thầy làm chuẩn mực khi đánh giá
bài thi, bài kiểm tra hay vấn đề liên quan, giáo viên ít tôn trọng ý kiến, cá
tính sáng tạo của học sinh.
Trở ngại lối mòn tư duy và phương pháp dạy học của giáo viên
Giáo viên muốn giảng dạy thu hút học sinh đòi hỏi phải có sự cập
nhật kiến thức và đổi mới về phương pháp dạy học để tạo sự hứng thú

trong học tập. Tuy nhiên đây là công việc không dễ dàng chút nào, bởi nó
tốn nhiều thời gian và công sức bởi đổi mới bao gồm những thói quen tư
duy và thói quen dạy học.
Công tác tư vấn về nghề nghiệp của giáo viên chuyên ngành
Giáo viên giảng dạy TCCN ngoài nhiệm vụ giảng dạy các môn đã
được phân công phụ trách muốn học sinh yêu nghề, quyết tâm theo đuổi
ngành học thì cần phải có khả năng tư vấn về vị trí nghề nghiệp sau khi
học sinh tốt nghiệp chuyên ngành đó. Hiện nay công tác này ở vẫn còn
yếu do đa số giáo viên chưa kinh qua công tác làm việc thực tế ở những
cơ sở sản xuất nên khả năng tư vấn nghề nghiệp còn hạn chế.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Nhận diện và tạo dựng động cơ học tập cho
học sinh
Động cơ 1: Những gì học sinh muốn học là có lợi cho học sinh
Lựa chọn các nội dung dạy học trong mỗi môn học mà học sinh quan tâm
và thấy có lợi ích trực tiếp với học sinh
Chỉ ra tầm quan trọng, ý nghĩa của môn học mình phụ trách đối với nghề
nghiệp trong tương lai, giúp học sinh kết nối được lợi ích trước mắt với lợi ích
lâu dài khi hoàn thành mục tiêu học tập của mình.
Động cơ 2: Sự thành đạt là nhờ việc học tập và sự thành đạt đó làm tăng
lòng tự trọng của học sinh
7


Động cơ này giữ vai trò chủ đạo, được coi là đầu tàu học tập, lôi kéo, thúc
đẩy quá trình đạt mục tiêu học tập của học sinh ngay cả khi những động cơ khác
cùng tồn tại.
Hào phóng trong việc biểu dương và các hình thức ghi nhận khác với bất
kỳ thành công nào trong việc học tập của học sinh và làm việc đó một cách đều
đặn, cụ thể là vận hành tốt chiếc đầu tàu học tập.

Chiều hướng thứ nhất
Thất bại của người học

Động cơ thất bại, lòng kiên trì và cố
gắng giảm sút, học hành sa sút

Phê bình, chỉ trích, thiếu động viên
khích lệ, thiếu gia cố của giáo viên
của giáo viên

Lòng tự tin và tự trọng bị thất bại
Học sinh tin “mình không làm nổi”

Chiều hướng thứ hai:
Thành công của người học

Động cơ tăng lên, kiên trì và cố gắng,
học hành tiến bộ

Khen ngợi, biểu dương, động viên,
khích lệ của giáo viên

Học sinh tin “mình sẽ làm được”
Lòng tự tin và tự trọng tăng lên

Hình 1. Sơ đồ chiếc đầu tàu học tập
Trong quá trình học tập, nếu hoàn thành được nhiệm vụ học tập đặt ra,
được biểu dương, ghi nhận những kết quả đó từ người khác, như những gia vị
làm món ăn thêm ngon, thì học sinh sẽ tự tin trong quá trình hoàn thành nhiệm
vụ tiếp theo. Niềm tin vào khả năng thành công trong học tập của bản thân học

sinh được nuôi dưỡng, nâng cao và là động lực thúc đẩy học sinh học tập tích
cực.
Động cơ 3: Sự chấp nhận của thầy cô, bạn bè là động cơ học tập

8


Trong thực tế dạy học, có rất nhiều học sinh học tập môn học không bởi lí
do nào khác mà chính là sự tôn trọng, quý mến và muốn được giáo viên thừa
nhận đã thúc đẩy các em học tập. Sự quan tâm khích lệ, động viên thông qua các
cuộc trò chuyện, những câu hỏi thăm, những lời nhận xét tích cực trước mọi
người…nhiều khi có sức mạnh không ngờ, có khả năng thúc đẩy học sinh tích
cực học tập. Vì vậy, giáo viên cần thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với học sinh.
Học sinh còn muốn được bạn bè đồng lứa chấp nhận, thậm chí sung
sướng khi thành công đem so với bạn bè đồng lứa. Giáo viên nên tạo dựng việc
thi đua và thách thức trong lớp mình dạy sẽ có khả năng đem lại động cơ học tập
mạnh mẽ trong lớp học.
Động cơ 4: Những điều học sinh học thật lí thú và hấp dẫn óc tò mò của
học sinh, các hoạt động học tập thật là vui
Thể hiện sự quan tâm của giáo viên với các nhiệm vụ học tập của học
sinh, nhiệt tình cùng tham gia với học sinh để giải quyết các nhiệm vụ đó.
Dạy học không phải đưa ra những dữ liệu có sẵn trong bài giảng buộc học
sinh phải nhớ mà quan trọng hơn hết là cách đưa ra những gợi mở thông qua
tình huống có vấn đề, những điều tranh cãi tạo sự tò mò và mối quan tâm thực
sự của học sinh bởi nội dung giáo viên dạy
Tận dụng tối đa khả năng sáng tạo và tự biểu đạt của học sinh thông qua
thiết kế hình ảnh, video, tình huống thực tế
Tận dụng những điều ngạc nhiên và mới lạ
Sử dụng thi đua và thử thách giữa các nhóm.
2.3.2. Giải pháp thứ hai: Xây dựng bầu không khí học tập cho học sinh

2.3.2.1. Xây dựng quan hệ thầy –trò
Xây dựng mối quan hệ thầy-trò bằng việc nghiên cứu thông tin và trả lời
câu hỏi theo bảng sau:
Nội dung
Thường xuyên

Mức độ
Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Chú ý đến từng học sinh
Lắng nghe từng học sinh
Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi
Chấp nhận suy nghĩ của học sinh
Quan tâm tới công việc của học

9


sinh
Dành thời gian với học sinh
Thể hiện thái độ đánh giá cao đối
với học sinh
Cho điểm với những câu trả lời
xuất sắc của học sinh
Viết lời phê đối với bài kiểm tra
viết của học sinh
Dành nụ cười, giao tiếp bằng mắt
với học sinh

Dùng công việc và kết quả của học
sinh làm gương
Giễu cợt ý kiến đóng góp của học
sinh
Hay cáu giận đối với học sinh
Coi thường học sinh
Kiêu ngạo
Cắt ngang ý kiến đóng góp của học
sinh
Đối xử bình đẳng với tất cả học
sinh
Quan tâm đặc biệt đến những học
sinh “đặc biệt”- học sinh học kém,
học sinh có điều kiện khó khăn,
học sinh khuyết tật…

Sau khi nghiên cứu và tự trả lời các câu hỏi trên với các mức độ, điều
chỉnh và xem xét:
Ấn tượng ban đầu của bạn về học sinh đang dạy?
Những ấn tượng ban đầu của học sinh lớp bạn đang dạy về chính bản thân
bạn là gì?
Liệt kê những điều mà bạn có để học sinh quý trọng mình và những gì
mình có để học sinh yêu quý.
2.3.2.2. Ứng xử sư phạm hay xử lí tốt các tình huống sư phạm trong lớp
học
Thể hiện mối quan tâm thực sự đến công việc của mỗi học sinh và chú ý
sử dụng lời khen – đặc biệt để công nhận những đóng góp hay nổ lực học tập cá
nhân của học sinh – bất kể thành tích trước đó hay khả năng bẩm sinh của em đó
thế nào.
Có một bộ quy tắc rõ ràng và vận dụng quy tắc này một cách công bằng,

nhất quán, không mang theo ác cảm từ giờ học này sang giờ học khác.

10


Sử dụng tên gọi thân mật của học sinh (thông qua phiếu ghi thông tin học
sinh).
Tôn trọng học sinh qua phép lịch sự thông thường bằng cách nói “xin
mời”, “cám ơn”; không bao giờ miệt thị hay nhạo báng học sinh.
Xây dựng một phong cách thư thái và tự tin mà không kiểu cách, sử dụng
óc hài hước ở nơi thích hợp.
Trang phục công sở lịch sự, hợp thời trang. Lưu ý không gây phản cảm
với học sinh.
2.3.3. Giải pháp thứ ba: Đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức
giảng dạy
2.3.3.1.Đổi mới hình thức kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Giảm số lượng câu hỏi tái hiện kiến thức, tăng tỉ lệ câu hỏi tư duy tích cực
trong kiểm tra, thi học kỳ (xây dựng lại kết cấu đề)
Chú trọng nhận xét, sửa chửa các câu trả lời cho học sinh
2.3.3.2. Đổi mới tư duy và phương pháp giảng dạy của giáo viên
Giáo viên nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng dạy
học tích cực vào quá trình giảng dạy, cụ thể:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
+ Lựa chọn các tình huống có vấn đề trong các nội dung giảng dạy, tích
hợp và liên môn các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn đã đề cập;
hướng dẫn cho học sinh cách thức tự học, tự tìm hiểu để giải quyết các vấn đề
thực tiễn đó từ đó tăng cường tính chủ động sáng tạo của người học.
2.3.3.3. Rèn luyện kỹ năng tư vấn về nghề nghiệp
- Gắn việc giảng dạy với công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trên
từng tiết dạy, giáo dục thái độ học tập và ứng dụng thực tế của từng nội dung

môn học trong lao động sản xuất.
- Tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu, học tập và tiếp cận thực tế sản xuất
kinh doanh thông qua các hoạt động thực tập tốt nghiệp.
11


- Nâng cao nhận thức, động cơ học tập qua việc tạo điều kiện giúp học sinh
gặp gở, giao lưu với đơn vị sử dụng lao động.
2.3.4. Giải pháp thứ tư: Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất
và trang thiết bị sẵn có trong điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế.
- Sửa chữa, bổ sung trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, thực hành thiết yếu
đảm bảo phục vụ những môn thực hành cơ bản.
- Liên hệ với doanh nghiệp gửi học sinh thực hành môn học mang tính
công nghệ cao, giúp học sinh tiếp xúc với những dụng cụ, thiết bị tiên tiến tạo
hứng thú học tập.
- Phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc hướng dẫn thực tập tốt
nghiệp tạo điều kiện học sinh tiếp cận công việc thực tế, nâng cao kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp chuyên sâu trong quá trình học tập.
- Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng trang thiết bị, phòng thực hành,
thực nghiệm hiệu quả, thường xuyên kiểm tra và kiểm kê theo định kỳ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết quả môn thi tốt nghiệp thực hành tay nghề ngành Công nghệ kỹ thuật
chế biến và bảo quản thủy sản bản thân phụ trách giảng dạy:
Xếp
loại

Trung bình

TB - Khá


Khá

Giỏi

Xuất sắc

Năm
2014

10% (1/10)

0% (0/10)

30% (3/10)

30% (3/10)

30% (3/10)

Năm
2015

0%(0/12)

25% (3/12)

25% (3/12)

16.7% (2/12)


33.3% (4/12)

Qua bảng số liệu cho thấy kết quả thực tập tay nghề của học sinh năm
2015 không còn học sinh thực hành xếp loại trung bình. Xuất sắc tăng 13.3%.
cho thấy hiệu quả của việc xây dựng môi trường học tập hiệu quả hợp lý, học
sinh chủ động tích cực trong học tập và đạt kết quả cao.
III. KẾT LUẬN
Qua bài viết đã làm rõ thực trạng về công tác xây dựng môi trường dạy
học ngành Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thủy sản của trường Trung
cấp Kinh tế - Kỹ thuật hậu Giang. Đồng thời đề ra những giải pháp cơ bản và có
12


mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống nhất
nhằm tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, hợp tác, an toàn và lành
mạnh, khuyến khích sáng tạo trong dạy và học để xây dựng môi trường học tập
thuận lợi nhất cho học sinh nhằm cải thiện và hướng tới phát triển toàn diện cả
về tri thức, kĩ năng và thái độ học tập tích cực và chủ động nhất
Để thực hiện tốt hơn nữa đòi hỏi phải có sự đổi mới trong nhận thức của
đội ngũ giáo viên về trách nhiệm nghề nghiệp của bản thân và sự nhận thức
đúng đắn của HS về việc học và sự đam mê nghề nghiệp của các em sẽ giúp
nâng cao khả năng tiếp nhận kiến thức và tìm tòi học hỏi. Bên cạnh đó cần có sự
quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường về việc xây dựng môi trường học tập
thông qua quy hoạch bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, kỹ năng tay nghề cho đội
ngũ giáo viên của tổ bộ môn, đầu tư bổ sung trang thiết bị thực hành thực tập đối
với từng môn học.

13



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Thành Hưng, Dạy học hiện đại, lí luận, biện pháp, kĩ thuật, NXB
Đại học quốc gia Hà Nội, 2002.
2. Peter Filene, Niềm vui dạy học, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2008.Phạm

Thanh Nghị, Vũ Hoàng Ngân - Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một
số vấn đề và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội 2004.
3. Phạm Hồng Quang, Môi trường giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.

14



×