Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

skkn Xây dựng môi trường học tập cho trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động một cách tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.34 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1-2

1. Mục đích của sáng kiến

1

2. Đóng góp của sáng kiến

2

PHẦN 2: NỘI DUNG

2 - 18

Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến

2-4

1. Cơ sở lý luận của sáng kiến

2-4

2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến


3-4

Chương 2: Thực trạng vấn đề

4–6

1. Đặc điểm tình hình

4

2. Khảo sát về mức độ nhận thức và hứng thú của trẻ

4–5

3. Nguyên nhân của thực trạng

5–6

Chương 3: Những giải pháp mang tính khả thi

6 - 14

1. Lập kế hoạch

6–8

2. Nội dung biện pháp thực hiện

6 - 14


2.1 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

8

2.2 Phối hợp với phụ huynh

8-9

2.3 Tạo môi trường trong và ngoài lớp học

9 -13

2.4 Hướng dẫn trẻ hoạt động

13 – 14

Chương 4: Kiểm trứng các giải pháp đã triển khai

14 – 18

1. Đối với lớp

14 – 15

2. Đối với cô

15

3. Đối với trẻ


15 – 18

PHẦN 3: KẾT LUẬN

18 – 20

1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của 18 - 19
sáng kiến
2. Hiệu quả của bản sáng kiến kinh nghiệm

19 – 20

3. Kiến nghị

20
1


PHẦN 4: PHỤ LỤC

20 – 28

1. Tài liệu tham khải

20

2. Tư liệu, hình ảnh minh họa

21 - 28


QUY ƯỚC VIẾT TẮT
1.Ban giám hiệu: BGH
2.

2


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Mục đích, tính mới của sáng kiến.
* Mục đích:
Tôi chọn đề tài “Xây dựng môi trường học tập cho trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động
một cách tích cực”. Điều đó nhằm mục đích giúp trẻ có một môi trường học tập, vui
chơi thoải mái, an toàn, lành mạnh để phát triển mọi mặt: Đức – trí – thể - mỹ - lao.
3


Qua đó, hình thành cho trẻ thói quen, nề nếp, cách sống tốt, hình thành cho trẻ những
hiểu biết ban đầu về môi trường sống xung quanh, có kỹ năng, hành vi, thái độ tốt với
môi trường, phát triển nhân cách trẻ và hơn nữa giúp trẻ hứng thú tham gia vào giờ
học đạt kết quả cao. Góp phần nâng cao chất lượng, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
cho trẻ giai đoạn 4 – 5 tuổi.
Hơn thế nữa tạo điều kiện cho giáo viên trong trường học tập cách tạo môi
trường học tập cho trẻ học tập, vui chơi tại lớp, tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của
địa phương, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực tới trường, tới lớp, tạo cơ hội cho trẻ
được học tập, trải nghiệm, sáng tạo và cùng cô giáo tạo ra những sản phẩm nhằm cải
thiện môi trường lớp học mọi lúc, mọi nơi góp phần xây dựng môi trường học tập
trong nhà trường trở nên khang trang, thân thiện hơn
*Tính mới của sáng kiến.
Xuất phát từ thực tiễn năm học 2014 – 2015, xuất phát từ trong chương trình
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục lứa tuổi 4 -5 tuổi thực nghiệm ở đơn vị trường mầm

non mà bản thân tôi đang dạy và các buổi tham dự chuyên đề, tiết mẫu, tham quan
cảnh quan sự phạm, môi trường dạy học cho trẻ ở trường, bản thân tôi nhận thấy
trong những năm gần đây phần lớn các giáo viên còn hạn chế về việc xây dựng môi
trường học tập cho trẻ, giáo viên còn thụ động chưa tích cực, chưa biết tận dụng
nguồn nguyên vật liệu sẵn có từ địa phương, cách trang trí còn vụn vặt, chưa làm nổi
bật được chuyên đề trọng tâm, cách sắp xếp môi trường học tập trong và ngoài lớp
còn theo cảm tính chưa khoa học dẫn đến môi trường chưa gọn gàng, ngăn nắp, chưa
tạo cơ hội cho trẻ được học tập, trải nghiệm, sáng tạo và cùng cô giáo tạo ra những
sản phẩm nhằm cải thiện môi trường lớp học mọi lúc, mọi nơi, chưa kích thích được
sự hứng thú của trẻ tham gia vào các hoạt động, trẻ trở nên nhàm chán khi chơi và
học. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, bản thân tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế
nào để xây dựng môi trường học tập phong phú và gây hứng thú cho trẻ hoạt động
tích cực, vì vậy tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Xây dựng môi trường học tập
cho trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động một cách tích cực” rất quan trọng. Điều đó sẽ mở ra
4


một hướng đi mới trong việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ 4 - 5tuổi . Một môi
trường an toàn, thân thiện, phát huy được phương pháp dạy học: “ Lấy trẻ làm trung
tâm” và phát huy được tính sáng tạo của cô và trẻ tạo ra nhiều sản phẩm làm phong
phú thêm môi trường lớp học đáp ứng được yêu cầu của giáo duc mầm non hiện nay.
* Ưu điểm nổi bật của sáng kiến.
- Dễ thực hiện dễ áp dụng đối với cô và trẻ trong trường mầm non .
- Khi áp dụng vào trong quá trình dạy trẻ thì luôn thu hút được trẻ hứng thú ,
thu hút được sự quan tâm từ phía phụ huynh trong việc kết hợp với giáo viên xây
dựng môi trường học tập cho trẻ.
- Học sinh nhanh nhẹn, mạnh dạn , tự tin, tích cực tham gia vào hoạt động, yêu
thích trường lớp, biết yêu quý cái đẹp, trân trọng sản phẩm do mình làm ra, được trau
rồi về đạo đức. Tạo cơ hội cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
- Giúp cho giáo viên có sự am hiểu về việc xây dựng môi trường học tập cho

trẻ, có cơ hội phát huy năng lực của bản thân, tự tin chủ động mỗi khi “Xây dựng
môi trường học tập cho trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động một cách tích cực”
2. Đóng góp của sáng kiên
- Đóng góp về mặt khoa học: Thực hiện và ứng dụng bản sáng kiến này sẽ góp
phần tạo môi trường học tập cho trẻ học tập và vui chơi lành mạnh, trang bị cung cấp
đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, các góc chơi, các chuyên đề phát triển trọng tâm cần giáo
dục tới trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ tham gia vào các hoạt động, góp phần nâng cao
chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Tạo cơ hội cho cô và trẻ phát triển óc
sáng tạo, năng khiếu của bản thân.
- Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội: Giảm tải nguồn kinh phí hàng năm cho việc
mua sắm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, trang thiết bị đắt tiền bằng việc tận dụng, sử
dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, các nguyên vật liệu phế thải góp
phần bảo vệ môi trường trong lành hơn.

5


PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở khoa học và sáng kiến
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Giáo dục mầm non là một khoa học và là một nghệ thuật. Khoa học này dạy trẻ
không ngừng phát triển. Do vậy đòi hỏi làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải có
năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ giao
phó, nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ dưới 06 tuổi phát triển một cách toàn diện.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của đất nước ta có sự phát triển
không ngừng, xã hội có nhiều cái mới, cơ sở vật chất đội ngũ mới, nguồn nhân lực
phát triển. Điều đó ảnh hưởng rất lớn làm cho ngành giáo dục nói chung và ngành
6



học mầm non nói riêng cũng từng bước củng cố và phát triển để đáp ứng với nhu cầu
hiện nay.
Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mục đích của của Giáo dục mần non là
phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ nhưng cơ sở ban đầu của
nhân cách con người, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hòa của về
các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm – xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến:
Năm học 2014 – 2015 thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo
dục Việt Nam, thực hiện chủ đề năm học là “Đổi mới phương pháp dạy học và cảnh
quan sư phạm trường học”. Việc tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, tạo
dựng cảnh quan môi trường sư phạm trường học đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm nổi
trội có tính đột phá của đơn vị trường mầm non tôi đang dạy trong giai đoạn hiện nay.
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ: Tuổi 4– 5 tuổi, đây là lứa tuổi kỳ
diệu, trẻ rất hiếu động, tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội.
Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo: Chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo, giữa hoạt
động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng. Khác với người lớn, trẻ
em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường
mầm non theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”.
Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các
hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát
triển khả năng, năng lực của mình. Trước những vấn đề trên, không chỉ cho trẻ hoạt
động tích cực ở giờ chơi và mọi lúc mọi nơi. Là giáo viên mầm non trực tiếp chăm
sóc và nuôi dạy trẻ tôi nhận thấy việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp cho trẻ
là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhận nhiều hơn, được tự do
khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ,
hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức và kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng môi trường học tập cho trẻ 4 – 5 tuổi
7



hoạt động một cách tích cực” góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục
mầm non của trường mầm non của tôi nói riêng và ngành học nói chung.

Chương 2: Thực trạng vấn đề
1. Đặc điểm tình hình
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường, các cấp lãnh đạo, ban ngành và hội
phụ huynh nên cơ sở vật chất có nhiều thay đổi lớn. Lớp tôi là cụm trung tâm của
trường, lớp học khang trang, sạch sẽ, phòng học kiến cố, diện tích đủ rộng, có phòng
ngủ, khu vệ sinh riêng tại lớp.
- Bản thân đã tốt nghiệp Đại học sư phạm Mầm non.
- Phụ huynh luôn quan tâm, thường xuyên kết hợp với nhà trường, lớp trong
việc ủng hộ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nguyên vật liệu sẵn có của địa
phương.
8


- Bản thân có năng khiếu hội họa tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng
môi trường học tập cho trẻ.
b. Khó khăn:
- Trường chia làm nhiều khu lẻ, chưa có tường bao.
- Trường mới, lớp mới nên môi trường học tập và vui chơi của trẻ còn gặp
nhiều hạn chế, trẻ thường xuyên phải học tập tại lớp do chưa có phòng chức năng
riêng.
* Về phía các cháu:
- Một số cháu chưa qua trường lớp mẫu giáo nên nền nếp chưa đồng đều, trẻ
còn nhút nhát, chưa chủ động tham gia các hoạt động.
2. Khảo sát về mức độ nhận thức và hứng thú của trẻ:
Kết quả tham gia vào các hoạt động trong lớp một cách tích cực còn hạn chế,

chưa hứng thú vào môi trường trong lớp. Cụ thể qua khảo sát đầu vào khi còn ở cụm
cũ như sau:

ST
T

TIÊU CHÍ

THỈNH

THƯỜN

THOẢN

G

G

XUYÊN

16/44

18/44

10/44

16/44

20/44


8/44

16/17

21/44

9/44

CHƯA


GHI
CHÚ

- Trẻ hoạt động tích cực vào
1

2
3

môi trường đã tạo trong lớp
(kiến thức được bổ sung và
củng cố phong phú).
- Kỹ năng sử dụng môi trường
trong lớp.
- Hứng thú tham gia các hoạt
động.
3. Nguyên nhân của thực trạng:

* Về việc trẻ hoạt động tích cực vào môi trường đã tạo trong lớp (kiến thực

được bổ sung và củng cố phong phú).
9


+ Số cháu chưa có hoạt động tích cực là 16 cháu, chiếm 36%.
+ Số cháu thỉnh thoảng hoạt động tích cực là 18 cháu, chiếm 41%.
+ Số cháu thường xuyên hoạt động tích cực là 10 cháu, chiếm 23%.
- Nguyên nhân do:
+ Diện tích chật hẹp.
+ Các góc chơi bố trí chưa hợp lý do kiến trúc của phòng học.
+ Đồ dùng, đồ chơi hạn chế, chưa đầy đủ.
* Về kỹ năng sử dụng mội trường trong lớp:
+ Số cháu chưa có kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp là 16 cháu, chiếm
36%.
+ Số cháu thỉnh thoảng có kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp là 20 cháu,
chiếm 40%.
+ Số cháu thường xuyên có kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp là 8 cháu,
chiếm 19%.
- Nguyên nhân do:
+ Nhận thức của trẻ không đều
+ Kỹ năng, vốn kinh nghiệm sống của trẻ hạn chế.
* Về hứng thú tham gia hoạt động:
+ Số cháu chưa có hứng thú tham gia hoạt động là 16 cháu, chiếm 36%.
+ Số cháu thỉnh thoảng có hứng thú tham gia hoạt động là 21 cháu, chiếm 48%.
+ Số cháu thường xuyên có hứng thú tham gia hoạt động là 9 cháu, chiếm
16%.
- Nguyên nhân do:
+ Đồ dùng phục vụ các hoạt động còn hạn chế.
Môi trường hoạt động còn hạn chế, chưa có phòng học chức năng nên việc tổ
chức cho trẻ học tập, phát triển còn gặp khó khăn.


10


Từ thực trạng trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp triển
khai để trẻ được hoạt động cá nhân một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung
và củng cố phong phú, giúp trẻ phát hiện ra những điều mới lạ hơn.

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI
Muốn tạo môi trường học tập cho trẻ hoạt động một cách tích cực phải đảm
bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí
tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với
từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
Muốn làm được điều này bản thân tôi đã tìm ra những giải pháp mang lại tính
khả thi như sau:
1. Giải pháp 1: Lập kế hoạch:
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến
khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ.
Muốn thực hiện các hoạt động một cách có khoa học và có hiệu quả bản thân
tôi trước hết lập ra những kế hoạch cho mình gồm có: Kế hoạch năm, kế hoạch tháng,
kế hoạch tuần và kế hoạch ngày.
11


Ví dụ: Chủ đề: “Gia đình thân yêu của bé – Ngày nhà giáo Việt Nam”.
TUẦN
Tuần 1

NỘI DUNG
- Trang trí nhánh 1 “ Gia đình bé yêu”


KẾT QUẢ

- Trang trí các mảng tường ở các góc chơi theo chủ đề
nhánh.
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh.
Tuần 2

- Vệ sinh lớp học.
- Trang trí nhánh 2 “Ngôi nhà gia đình ở”
- Trang trí các mảng tường ở các góc chơi theo chủ đề
nhánh.
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh.

Tuần 3

- Vệ sinh lớp học.
- Trang trí nhánh 3 “Nhu cầu của gia đình”
- Trang trí các mảng tường ở các góc chơi theo chủ đề
nhánh.
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh.

Tuần 4

- Vệ sinh lớp học.
- Trang trí nhánh 4 “Ngày nhà giáo Việt Nam”
- Trang trí các mảng tường ở các góc chơi theo chủ đề
nhánh.
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh.
- Vệ sinh lớp học.


Những công việc nào chưa thực hiện được bản thân tôi rút kinh nghiệm cho
tháng sau thực hiện tốt hơn.
2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
- Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cáo trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
bản thân là điều đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên. Muốn thực hiện được điều đó

12


mỗi giáo viên phải tự tìm tòi sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng để trau
dồi bản thân.
- Luôn nắm vững tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt động
cho trẻ, không để trẻ nhàm chán, im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực và các hoạt
động, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ.
- Thực hiện đầy đủ các đợt chuyên đề do Phòng GD & ĐT tổ chức, các buổi
họp chuyên môn, bồi dưỡng của nhà trường.
- Ngoài ra tôi còn tranh thủ nghiên cứu sách báo, sưu tầm các loại tranh ảnh,
nguyên vật liệu mở, xem các kênh truyền hình, truy cập mạng để thực hành làm một
số đồ dùng, đồ chơi tự tạo, tranh ảnh sáng tạo để có vốn kiến thức phong phú, có đồ
dùng để phục vụ cho việc dạy của cô, việc hộc và vui chơi của trẻ được đầy đủ và
phong phú hơn.
- Luôn có ý thức học hỏi những người đi trước, dự giờ, tham quan các lớp,
trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học những điều hay, điều mới lạ để thực hiện
dạy trẻ có hiệu quả nhất.
- Tham gia vào các hội thi do Phòng GD & ĐT, nhà trường tổ chức.
- Tham gia học Đại học để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân, đáp
ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
3. Giải pháp 3: Phối hợp với phụ huynh:
- Để phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác một cách tự giác và có hiệu quả, tôi đã

thông qua chương trình giảng dạy đổi mới cho phụ huynh nắm bắt về mục đích yêu
cầu của phương pháp dạy mới, về chương trình ứng dụng côn nghệ thông tin, sức
khỏe của trẻ, cách chăm sóc trẻ khoa học, phòng tránh các bệnh thường gặp theo
mùa…..qua bảng tuyên truyền của lớp, của trường, qua các cuộc họp phụ huynh định
kỳ, để phụ huynh hiểu được tác dụng của việc dạy đổi mới hình thức tổ chức giáo dục
trẻ 4 - 5 tuổi như thế nào.
- Tôi thông báo với phụ huynh về thời gian biểu của lớp, tuyên truyền nội dung
giảng dạy đến phụ huynh, mời phụ huynh tham quan lớp, dự giờ một số tiết dạy, tham
13


quan triển lãm đồ dùng để phụ huynh hiểu từ những khó khăn hạn chế về cơ sở vật
chất, trang thiết bị để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu dạy và học hiện nay. Qua đó vận
động phụ huynh tham gia đóng góp ủng hộ thêm các nguồn sách báo truyện tranh,
cây xanh cho trường nhằm thực hiện việc chăm sóc giáo dục các cháu.
4. Giải pháp 4: Tạo môi trường trong và ngoài lớp:
4.1. Trang trí các hình ảnh xung quanh lớp:
- Trang trí hình ảnh phù hợp với chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” thì phải dán hình các loài vật lên.
- Phải trang trí theo hình thức cuốn chiếu theo các chủ đề nhánh của từng tuần.
Ví dụ: Chủ đề: “ Thế giới thực vật xung quanh bé – Bé vui đén tết Nguyên
Đán” thì có các chủ đề nhánh là:
+ Nhánh 1: Ngày tết vui vẻ.
+ Nhánh 2: Một số loại cây bé thích.
+ Nhánh 3: Một số loại rau bé thích.
+ Nhánh 4: Hoa đẹp xung quanh bé.
+ Nhánh 5: Một số loại quả bé thích.
- Mỗi tuần phải trang trí theo 1 nhánh với hình ảnh phù hợp (Đó là sản phẩm
của cô và trẻ cùng làm). Khi trang trí 5 nhánh xong qua chủ đề khác thì bỏ hết phần
tráng trí chủ đề và chủ đề nhánh đi và lưu vào túi sản phẩm chủ đề sau đó lại tiếp tục

trang trí những chủ đề kế tiếp.
- Hình ảnh sưu tầm phải rõ ràng, màu sắc đẹp, được làm từ nhiều nguyên vật
liệu mở, có thể dán tên gọi ở mỗi bức tranh để tích hợp chữ viết vào đó. Khuyến
khích sản phẩm của bé tự làm.
- Hình ảnh dán phải vừa tầm mắt của trẻ: Không quá cao, không quá thấp.
- Hình ảnh mang tính giáo dục thẩm mỹ.
* Trang trí phải linh hoạt, hấp dẫn và thay đổi nội dung theo từng chủ đề,
không vẽ cố định lên tường, làm theo hình thức banh bóc dán để có thể thay đổi khi
cũ, nát, rách, bạc màu.
14


Ví dụ: Góc học tập dán những ô bìa gương để gắn chữ cái, số thay đổi theo chủ
đề (Chủ đề nào học đến chữ cái nào thì gắn chữ cái đó kết hợp với tranh có từ) hay ở
góc sách học đến thơ nào thì dán bài thơ đó lên.
- Có thể thay đổi các hình thức trang trí một cách sáng tạo.
Ví dụ: Các bảng hiệu, lịch học, các lĩnh vực phát triển của trẻ có thể thay đổi từ
hình thức bảng biểu cứng nhắc bằng những hình ảnh sáng tạo đẹp mắt mà vẫn thể
hiện được đầy đủ các nội dung đó.
- Không dán khít các mảng tường mà phải để dành khoảng trống để trẻ dán sản
phẩm của mình theo chủ để.
- Hình ảnh trang trí phải mang tính giao dục, phải thể hiện đặc trưng của từng
góc chơi.
Ví dụ: Góc phân vai trang trí tranh “ Phòng khám”; góc nghệ thuật trang trí ca
hát, nhạc sỹ….
4.2. Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp:
- Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ
hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong
phú, đa dạng hơn. Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn
luyện kỹ năng.

- Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào,
mang tính động.
Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai xa góc học tập, góc nghệ thuật tạo hình
gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên…
- Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động
của trẻ
- Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động
Ví dụ: Sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại thành ranh giới cho góc chơi. Ranh
giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên
15


- Thay đổi vị trí của góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích
hứng thú của trẻ
- Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù họp với nội dung từng chủ đề
đang thực hiện, có chữ viết để phát triển khả năng, hình thành các biểu tượng về chữ
cái cho trẻ.
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình thân yêu của bé” góc sách có thể đặt
“Thư viện của gia đình bé” nhưng khi sang chủ đề “Thế giới thực vật” góc sách có
thể đặt “Thư viện của các loại cây”
- Đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn, có tính thẩm mỹ cao
- Thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ.
- Các loại đồ dùng của trẻ có nhãn hoặc ký hiệu bằng hình ảnh hoặc chữ cái,
chữ số nhằm phát triển ngôn ngữ, nhận thức, hình tượng cho trẻ, giúp trẻ tự lấy đồ
dùng mà không cần sự trợ giúp của cô, trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi cá nhân của
mình, không sử dụng
4.3. Đồ chơi, đồ dùng các góc
- Mỗi đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo dục trẻ theo
từng chủ điểm, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực vận động, nhận thức, ngôn ngữ,
tình cảm và mối quan hệ xã hội

- Đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc đượ sắp xếp phải dễ thay, dễ
lựa chọn, an toàn cho trẻ.
Ví dụ: Những thiết bị đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có nhiều bộ phận
phải đặt theo bộ.
- Màu sắc, hình dáng đồ của bạn khác. Trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân
của mình.
Ví dụ: Tôi đã chuẩn bị bì đựng hồ sơ màu trong để trẻ để tất cả đồ dùng như:
sách các loại, bút, sáp màu….và ghi ký hiệu ngoài bìa. Đến giờ học trẻ chỉ tự lấy tự
mở bì hồ sơ lấy sách cần học và tự cất gọn gàng, sạch sẽ.
16


- Làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên phù hợp với từng chủ đề nhưng
có thể sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau
Ví dụ: Làm chiếc thuyền bằng xốp có thể cho trẻ học đếm, cũng có thể cho trẻ
chơi xây dựng, bán hàng, chơi trò chơi trong các môn học có chủ đích trong chủ đề
“Giao thông”, cũng có thể cho trẻ chơi thả vật chìm, nổi….
- Giáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi cùng cô nhằm
giúp trẻ hoạt động một cách tích cực, phát huy khả năng sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ.
Ví dụ: Cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi cùng cô trong những giờ hoạt động góc,
giờ tạo hình….
4.4. Các hoạt động và các góc chơi khác.
- Bàn ghế, đồ dùng trong lớp phải đặt vị trí hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt
động.
Ví dụ: Các đồ dùng vệ sinh cá nhân của trẻ như bàn chải đánh răng, khăn mặt,
khăn lau…phải để nơi mà thường ngày trẻ rửa mặt, rửa tay, đánh răng với độ cao vừa
tầm tay trẻ.
Ví dụ: máy tính được treo ở trên tường để đảm bảo an toàn cho trẻ và đảm bảo
về thẩm mĩ.
- Bên cạnh đó trong lớp tôi còn bố trí các màng trang trí chuyên đề trọng tâm

cần giáo dục trong trường mầm non ở trong và ngoài lớp học với hình ảnh trang trí
rõ, gon, đẹp mắt phù hợp với không gian lớp học, phù hợp với độ tuổi đặc biệt là chú
ý đến nội dung tuyên truyền.
Ví dụ:
+ Chuyên đề phát triển vận động
+ Chuyên đề giao thông
+ Chuyên đề bảo vệ môi trường
+ Chuyên đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
+ Chuyên đề ứng phó với biến đổi khí hậu
17


- Để tạo không khí trong lành trong lớp học bản thân tôi đã tận dụng các
khoảng không gia và vị trí phù hợp trong và ngoài lớp để bố trí trồng và chăm sóc các
chậu cây xanh như cây vạn niên thanh. Qua đó nhằm giáo dục trẻ biết lợi ích của cây
xanh, biết trồn và chăm sóc, bảo vệ cây cối, có hành vi tốt đối với môi trường ngoài
ra đã tạo cho trẻ thêm hiểu biết về thế giới xuang quanh, môi trường sống của một số
loài cây, khơi gợi niềm thích thú với thiên nhiên xung quanh.
- Việc chăm sóc giáo dục trẻ còn phải kể đến việc chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.
Bản thân tôi đã trang trí những hình ảnh đẹp mắt về khu vườn cổ tích, bố trí rèm cửa
để cho ánh sáng phù hợp với phòng ngủ của trẻ, tạo giấc ngủ ngon cho trẻ.
5. Giải pháp 5. Hướng dẫn trẻ hoạt động.
- Muốn trẻ được chơi tích cực, chơi sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi trong các
góc hoạt động ngày từ đầu tôi phải biết cách giới thiệu các góc chơi và quản lý tốt
quá trình trẻ chơi trong các góc. Biện pháp này giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ chơi
khi cần, triển khai trò chơi, thu dọn và cất đồ chơi đúng quy định, tạo cho trẻ có thói
quen giữ gìn đồ dùng đồ chơi, có cách sống ngăn nắp, khoa học, rèn tính nền nếp cho
trẻ, giúp trẻ có hành vi ứng xử đúng với đồ vật, sản phẩm của các cô chú công nhân
và cô giáo làm ra, biết bảo vệ môi trường lớp học ngăn nắp, sạch sẽ. Đặc biệt hình
thành cho trẻ kỹ năng sống, yêu lao động.

- Việc giới thiệu cho trẻ làm quen với các góc chơi tiến hành chủ yếu vào đầu
năm học, khi trẻ còn bỡ ngỡ, chưa quen với đồ dùng, đồ chơi quanh lớp, chưa biết tên
đồ vật, vị trí đồ chơi và các chỗ để chơi vì vậy tôi phải giúp trẻ biết nơi để các đồ
chơi, các góc chơi bát đầu từ đâu, kết thúc ở đâu.
- Giới thiệu góc chơi nên tiến hành ngay từ đầu giờ chơi hoặc vào giờ sinh hoạt
chiều.
- Khi trẻ đã quen dần với các góc chơi và vị trí các đồ chơi thì cứ mỗi đầu chủ
đề nên giới thiệu nội dung chơi của từng chủ đề (từng nhánh chủ để)
- Khi trẻ chơi cô phải bao quát trẻ, động viên, hướng dẫn những trẻ còn nhút
nhát. Cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ để hướng dẫn trẻ chơi sáng tạo hơn.
18


Ví dụ: Cô nhập vào vai người mua hàng: “Chào cô! Bán cho tôi bông hoa. Bao
nhiêu vậy cô?...Cho tôi xin, tôi cảm ơn”. Trẻ thấy cô làm như vậy trẻ sẽ bắt chước
cách mua hàng giống cô để giáo dục trẻ phải biết lễ phép, phải biết cách xưng hô.
- Trong giờ chơi luôn giáo dục trong khi trẻ chơi và khi trẻ chơi xong, trẻ biết
cất dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.Ngoài giờ hoạt động góc nên cho trẻ hoạt động
mọi lúc mọi nơi để trẻ khám phá hết những điều mới lạ xung quanh trẻ.
- Phải làm ký hiệu ở các góc để cho trẻ chơi tất cả các góc. Kí hiệu của trẻ bằng
số hoặc bằng chữ cái.
Chương 4: Kiểm trứng các giải pháp đã triển khai
Sau khi nghiên cứu và ứng dụng đề tài “Xây dựng môi trường học tập cho
trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động một cách tích cực” tôi đã thu được một số kết quả như sau:
1. Đối với lớp.
- Luôn được BGH nhà trường đánh giá là lớp đứng đầu trong việc tạo môi
trường học tập trong lớp cho trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực.
- Được nhà trường đánh giá là lớp sắp xếp nội vụ ngăn nắp, gọn gàng, khoa
học.
- Bố trí các góc chơi, nhóm chơi hợp lý, đảm bảo môi trường giáo dục trẻ an

toàn, sạch đẹp
- Trong lớp các góc chơi đảm bảo về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của
nhà trường, bậc học. Số lượng góc chơi là 5 (bao gồm góc xây dựng, góc phân vai,
góc học tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên)
- Số lượng đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh phục vụ việc trang trí, học tập giảng dạy
theo các chủ đề được tăng lên và ngày càng có chất, đồ dùng đồ chơi phong phú, đẹp,
bền, sáng tạo
- Tham dự các cuộc thi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo do trường tổ chức luôn
xếp loại tốt và luôn là lớp đứng tốp đầu của trường.
2. Đối với cô
19


Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu các giải pháp thích hợp, bản thân tôi thu
được một số kết quả thật tốt. Có được kết quả như vậy đó là nỗ lực phấn đấu của bản
thân tôi kết hợp với đồng nghiệp, đặc biệt là Ban giám hiệu nhà trường luôn sát cánh
cùng tôi chỉnh sửa những giải pháp, hình thức sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình
của trường, năng khiếu của bản thân và đặc điểm nhận thức của trẻ từ đó tôi thu được
những kết quả sau:
- Trình độ chuyên môn được nâng lên rõ rệt.
- Có thêm kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
- Qua các tiết dự giờ đạt kết quả khá, giỏi
- Các hội thi của trường đạt kết quả cao
- Được nhà trường và đồng nghiệp tin tưởng, đánh giá cao, học sinh yêu quý,
phụ huynh quan tâm.
3. Đối với trẻ.
- Trẻ hứng thú, tích cực vào các giờ hoạt động và các góc chơi sáng tạo mà cô
đã tạo ra ở trong lớp mỗi ngày.
- Trẻ hứng thú đi học, yêu trường lớp.
- Nâng tỷ lệ số trẻ tích cực trong các hoạt động.

- Có kỹ năng, kinh nghiệm tham gia vào các hoạt động.
- Bổ sung kiến thức khá phong phú, củng cố kiến thức vững vàng.
- Trẻ có nề nếp học tập, biết cách quan tâm, chia sẻ, lao động tích cực cùng cô
và bạn để có môi trường học tập sạch sẽ, gọn gàng trong các giờ cô tổ chức hoạt động
lao động vệ sinh.
- Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và bước đầu làm quen với phương pháp làm
việc.
Cụ thể qua khảo sát đầu vào khi còn ở cụm cũ, chưa áp dụng sáng kiến như
sau:

20


STT TIÊU CHÍ

CHƯ

THỈNH

THƯỜNG

A CÓ

THOẢNG

XUYÊN

18/44

10/44


16/44

20/44

8/44

16/17

21/44

9/44

GHI CHÚ

- Trẻ hoạt động tích cực
vào môi trường đã tạo
1

trong lớp (kiến thức 16/44
được bổ sung và củng cố

2
3

phong phú)
- Kỹ năng sử dụng môi
trường trong lớp
- Hứng thú tham gia hoạt
động


Kết quả đạt được sau khi trường chuyển ra cụm mới và đặc biệt là áp dụng các
giải phát mang tính khả thi của sáng kiến thì đạt kết quả sau:
STT TIÊU CHÍ

CHƯ

THỈNH

THƯỜNG

A CÓ

THOẢNG

XUYÊN

16/44

28/44

22/44

21/44

- Trẻ hoạt động tích cực
vào môi trường đã tạo
1

trong lớp (kiến thức 0/44

được bổ sung và củng cố

2

phong phú)
- Kỹ năng sử dụng môi 1/44

21

GHI CHÚ


3

trường trong lớp
- Hứng thú tham gia hoạt

0/17
động
Nhận xét về kết quả đạt được

5/44

39/44

Về việc trẻ hoạt động tích cực vào môi trường đã tạo trong lớp (kiến thức được
bổ sung và củng cố phong phú)
+ Số cháu chưa có hoạt động tích cực là 0 cháu chiếm 0%
+ Số cháu thỉnh thoảng hoạt động tích cực là 16 cháu chiếm 36%
+ Số cháu thường xuyên hoạt động tích cực là 24 cháu chiếm 64%

- Nguyên nhân do:
+ Diện tích đủ rộng để trẻ hoạt động
+ Các góc chơi bố trí hợp lý
+ Đồ dùng do cô tạo ra phục vụ các hoạt động đầy đủ, đẹp, phong phú
+ Nhận thức của trẻ ngày càng tăng
* Về kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp”
+ Số cháu chưa có kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp là 1 cháu chiếm 2 %
+ Số cháu thỉnh thoảng có có kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp là 22 cháu
chiếm 50 %
+ Số cháu thường xuyên có kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp là 21 cháu
chiếm 48 %
- Nguyên nhân do:
+ Nhận thức của trẻ tăng cao
+ Kỹ năng, vốn kinh nghiệm của trẻ tăng do cô luôn tạo điều kiện cho trẻ được
trải nghiệm học tập mọi lúc mọi nơi
* Về hứng thú tham gia lao động:
+ Số cháu chưa có hứng thú tham gia hoạt động là 0 cháu chiếm 0 %
+ Số cháu thường xuyên có hứng thú tham gia hoạt động là 39 cháu chiếm 89 %
- Nguyên nhân do:
22


+ Đồ dùng phục vụ các hoạt động nhiều, bền, đẹp
+ Môi trường hoạt động sạch, đẹp có nhiều bàn tay của cô giáo, tuy chưa có
phòng học chức năng nhưng cố giáo luôn tạo môi trường, điều kiện để trẻ phát triển
+ Trẻ được tham gia cùng cô trong hầu hết các hoạt động mang tính sáng tạo,
tư duy.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến
Sau khi nghiên cứu và ứng dụng bản sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy để

thực hiện tốt việc “Xây dựng môi trường học tập cho trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động một
cách tích cực” muốn đạt được hiệu quả tối đa theo tôi cần lưu ý thêm một số vấn đề
sau:
- Giáo viên nắm vững nhiệm vụ của năm học, các chuyên đề trọng tâm,
phương pháp các môn học, các hoạt động giáo dục trẻ…
- Bản thân không ngừng rèn luyện, học tập và bồi dưỡng về đạo đức cũng như
nghiệp vụ sư phạm.
- Dự giờ tham quan các lớp, trường bạn để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân
- Tổ chức tốt các hoạt động trong lớp, tạo môi trường học tập trong lớp thân
thiện, phù hợp, có khoa học
- Lên kế hoạch thực hiện đầy đủ, làm đồ dùng, đồ chơi chu đáo, cố gắng khắc
phục những mặt hạn chế
- Muốn tạo môi trường xung quanh lớp phong phú và có hiệu quả đòi hỏi phải
tìm tòi các phương pháp thích hợp có khoa học, sáng tạo linh hoạt qua các chủ đề.
- Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức và kỹ năng hoạt động
của trẻ để xây dựng môi trường và lựa chọn phương pháp thích hợp
- Đồ chơi, hình ảnh, cách bố trí trong lớp phải phù hợp với độ tuổi và khả năng
phát triển của trẻ

23


- Cải tiến đồ dùng, đồ chơi phải đẹp, hấp dẫn, sáng tạo có tác dụng thu hút, lôi
cuốn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê, hứng thú học và hoạt động. Đồ dùng nhiều loại, đa
dạng và thay đổi thường xuyên
- Cô hướng dẫn trẻ, tổ chức cho trẻ phải nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gò ép. Mặt
khác có sự phối hợp giữa cô và trẻ để phát huy khả năng sáng tạo, năng khiếu sẵn có
của trẻ.
- Cần phối kết hợp với phụ huynh để cùng xây dựng môi trường học tập cho trẻ
phát triển mọi lúc, mọi nơi.

2. Hiệu quả của bản sáng kiến kinh nghiệm
Từ bản sáng kiến này, chúng ta nhận thầy rằng việc tạo môi trường học tập cho
trẻ hoạt động một cách tích cực có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với trẻ thơ. Khi trẻ được
học tập trong một môi trường lành mạnh, khoa học… cùng dưới sự hướng dẫn, chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cô trẻ sẽ được phát triển về mọi mặt. Đây là những
điều kiện thuận lợi để phát triển, kích thích sự ham mê hiểu biết, hứng thú, niềm say
mê nhận thức ở trẻ .
Việc cùng cô tạo dựng môi trường học tập qua những giờ lao động, làm đồ
dung đồ chơi, vệ sinh đồ dùng đồ chơi, sắp xếp nội vụ lớp học giúp trẻ phát triển óc
sáng tạo, khả năng quan sát, làm việc kiên nhẫn, có chủ định và đôi tay trẻ ngày càng
trở nên sáng tạo. Trẻ sẽ có ý thức bảo vệ môi trường, yêu lao động, giữ gìn đồ dùng
đồ chơi…..
Đồng thời ứng dụng bản sáng kiến này giúp phụ huynh hiểu được tầm quan
trọng của bậc học, tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ mọi
lúc mọi nơi điều đó hết sức cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện.
Điều quan trọng là tận dụng được nguyên vật liệu phế thải trong gia đình,
ngoài xã hội, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm kinh phí và tạo ra vô số đồ chơi
phục vụ cho nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ.
3. Kiến nghị
* Đối với nhà trường.
24


- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng giáo viên cách tạo môi trường học tập cho
trẻ, mở các hội thi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để giáo viên được trang bị nhiều
kiến thức, cách làm một số đồ dùng, đồ chơi nhiều hơn nữa.
- Tổ chức các cuộc tham quan môi trường, dự giờ, học tập trong đơn vị nhà
trường và đơn vị trường bạn.
- Tham mưu các cấp lãnh đạo của địa phương, của phòng, các ban ngành đoàn
thể để tiếp tục xây dựng các phòng chức năng để việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục

trẻ của cô đến với trẻ được thuận lợi.
* Đối với phòng giáo dục
- Cung cấp đầy đủ các loại sách hướng dẫn việc xây dựng môi trường học tập,
cảnh quan trường học cho giáo viên
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi: Bé khéo tay, cô sáng tạo trong làm và sử
dụng đồ dùng đồ chơi để nâng cao khả năng sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm….
Tôi xin chân thành cảm ơn!

25


×