Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo, thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở lớp mẫu giáo ghép trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.29 KB, 18 trang )

Một số biện pháp chỉ đạo, thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở lớp
mẫu giáo ghép trường mầm non
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão về mọi mặt như: Kinh tế - Văn
hoá - Xã hội… của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong những
nước đã và đang chuyển mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Và để sánh
vai được thì nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục quả là không nhỏ. Bởi mục tiêu của giáo
dục là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”; “Giáo dục là kim
chỉ nam cho mọi hành động”. Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần
thứ sáu khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng
u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” có nêu: Đổi mới căn bản, tồn diện Giáo dục
và Đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy; đổi
mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung,
phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý;
cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm…, trong toàn hệ thống. Để đáp ứng với
thời đại mới hiện nay, giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng ln
đổi mới, hồn thiện để góp phần đào tạo “Con người mới xã hội chủ nghĩa, những
con người năng động, sáng tạo, nhanh chóng nắm bắt, hồ nhập với cái mới”.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng Giáo dục mầm non, xác định nhiệm vụ
Giáo dục mầm non là thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm giúp
trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên
của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Giáo dục mầm non có vị trí là bậc
học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy từ năm 2009 chương
trình giáo dục mầm non mới được triển khai và thực hiện với kì vọng sẽ đem đến cho
đứa trẻ một sự phát triển toàn diện về tất cả các mặt: Thể chất; Ngơn ngữ; Nhận thức;
Tình cảm xã hội và Thẩm mĩ. Chương trình quan tâm đến việc dạy trẻ như thế nào
chứ khơng phải dạy trẻ cái gì.. Chương trình hướng tới việc dạy trẻ các kĩ năng sống



chứ khơng phải nhồi nhét kiến thức. Bên cạnh đó, chương trình cũng tạo cơ hội cho
giáo viên được thể hiện sự linh hoạt sáng tạo của mình.
Khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới giáo viên có vai trị vơ cùng
quan trọng trong việc triển khai và thực hiện chương trình. Bởi suy cho cùng giáo
viên mới là người trực tiếp thực hiện chương trình, biến các tư tưởng trên sách vở của
các nhà giáo dục thành thực tiễn sinh động. Song, khi triển khai thực hiện chương
trình giáo dục mầm non mới đối với các lớp mẫu giáo ghép ở trường Mầm non Tả
Phời giáo viên còn nhiều lúng túng, còn chưa biết lựa chọn nội dung trong một hoạt
động với trẻ ở từng độ tuổi sao cho phù hợp. Lúc này, vai trò chỉ đạo, định hướng của
cán bộ quản lý nhà trường để giúp giáo viên đi đúng hướng, triển khai thực hiện tốt
chương trình, xây dựng kế hoạch phù hợp, đảm bảo mục tiêu cho trẻ ở các độ tuổi
trong một lớp là hết sức cần thiết. Vì vậy, trong quá trình thực hiện tơi ln suy nghĩ
tìm ra “Một số biện pháp chỉ đạo, thực hiện chương trình GDMN mới ở lớp mẫu giáo
ghép trường Mầm non Tả Phời” sao cho hiệu quả nhất.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đế
Giáo dục mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc
dân, nó chiếm vị trí quan trọng, có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền
móng cho việc hình thành nhân cách con người mới Xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị
những điều kiện cần thiết bước vào học phổ thông. Trong thời đại xã hội đang phát
triển và đổi mới đòi hỏi chúng ta phải đổi mới Giáo dục để đào tạo ra những con
người mới phải có tri thức khoa học tốt để vươn lên cùng với sự phát triển của xã hội.
Muốn đạt được mục tiêu giáo dục mầm non thì trước hết phải quan tâm đến chỉ đạo
chun mơn. Hoạt động chun mơn có tầm quan trọng rất lớn trong các nhà trường
nó quyết định phần lớn chất lượng chuyên môn ở trường mầm non là vấn đề quan
trọng và là mũi nhọn mà nhà trường chúng tôi đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Từ năm học 2009 - 2010 Giáo dục Mầm non cả nước triển khai thực hiện đại
trà Chương trình Giáo dục Mầm non mới theo Thông tư 17/2009 của Bộ Giáo dục
Đào tạo. Điểm mới của chương trình chính là giáo viên tự chủ động xây dựng kế

hoạch giáo dục phù hợp với đặc điểm của trẻ, với điều kiện vật chất và văn hóa của


địa phương nhằm giúp trẻ phát triển theo mục tiêu yêu cầu của nội dung chương trình
khung đã đề ra, chương trình Giáo dục Mầm non mới là chương trình dành cho các
lớp chia theo từng độ tuổi. Chương trình được ban hành là chương trình khung, có kế
thừa những ưu việt của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trước đây, được phát triển
trên các quan điểm đảm bảo, đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng
trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển. Chương trình
giáo dục mầm non là căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức chăm sóc, giáo dục
trẻ ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên đối với trường mầm non Tả Phời thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới đa số là thực hiện đối với các lớp ghép hai, ba độ tuổi. Vì Tả Phời là
một xã vùng cao mà lớp ghép là một loại hình đặc thù ở vùng cao, do dân cư phân bố
không đồng đều, nằm rải rác ở các thơn, số lượng học sinh ít không đủ để mở lớp
đơn. Dạy lớp đơn vùng dân tộc đã khó, dạy lớp ghép cịn khó hơn nhiều vì học sinh ở
đây chưa biết nhiều tiếng phổ thơng. Đặc thù của việc dạy lớp ghép, giáo viên chỉ là
người hướng dẫn tổ chức các hoạt động, học sinh tự giác học theo nhóm, theo từng
độ tuổi là chính. Do đó khi dạy chương trình giáo dục mầm non mới đối với lớp ghép
trước hết phải đảm bảo sự cân đối, hài hồ giữa các mặt chăm sóc sức khoẻ, an tồn,
ni dưỡng và giáo dục cần đảm bảo các nội dung, tác động đến trẻ phải thích hợp
đúng đắn và đúng lúc, tức là phải phù hợp với độ tuổi của trẻ trong một lớp. Căn cứ
tình hình thực tế ngay đầu năm học vấn đề nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
lớp mẫu giáo ghép đã được ban giám hiệu nhà trường chọn là nội dung tạo chuyển
biến của nhà trường, chính vì vậy tơi đã chọn đề tài này nhằm nâng cao chất lượng
chuyên môn cho giáo viên khi dạy chương trình giáo dục mầm non mới ở các lớp
ghép và tôi hy vọng chất lượng học sinh ở các lớp ghép được nâng lên, đảm bảo yêu
cầu phù hợp với trẻ theo từng độ tuổi.
2.2. Thực trạng của vấn đề
a. Thuận lợi

Bản thân được tiếp cận với chương trình ngay từ ngày đầu triển khai thực hiện.
Trực tiếp tham gia các buổi bồi dưỡng, sinh hoạt chun mơn do Sở, Phịng Giáo dục
thành phố tổ chức.


Trường được triển khai thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới sau so
với các trường trên thành phố nên bản thân được đi dự giờ học hỏi rút kinh nghiệm
nhiều.
Bản thân từng là giáo viên dạy lớp ghép ba độ tuổi ở trường vùng cao của
huyện Bát Xát.
Một số giáo viên có trình độ chun mơn, đã nhiều năm dạy ở lớp ghép, có khả
năng nắm bắt và tiếp cận nhanh với cái mới, nhiệt tình, linh hoạt trong mọi hoạt
động.
Có đầy đủ tài liệu, sách hướng dẫn thực hiện chương trình
b. Khó khăn
Trong q trình thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non, có thể nói ngồi
những khó khăn khách quan của mỗi địa phương thì khó khăn lớn nhất đối với các cơ
giáo đó chính là chưa có hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non ở các
lớp mẫu giáo ghép, trong khi đây lại là loại hình khá phổ biến đối với trường Mầm
non Tả Phời. Số lớp ghép nhiều: 7/9 lớp (trong đó 5 lớp ghép hai độ tuổi, 2 lớp ghép
ba độ tuổi)
Nhiều giáo viên mới tốt nghiệp ra trường chưa qua thực tế và giáo viên lớn tuổi
nhiều năm thực hiện chương trình cũ rất khó thay đổi tư duy… Khi thực hiện chương
trình Giáo dục Mầm non mới trong các lớp mẫu giáo ghép giáo viên thường gặp khó
khăn trong việc lựa chọn mục tiêu, nội dung để xây dựng kế hoạch cho hai, ba độ tuổi
và hình thức tổ chức một hoạt động cho trẻ lớp mẫu giáo ghép còn chưa phù hợp. Số
giáo

viên


chuyển

đi,

chuyển

đến

trong

năm

nhiều.

94% trẻ là dân tộc thiểu số, hầu hết trẻ 3 tuổi khi đến lớp chưa biết nói tiếng phổ
thơng, trẻ nhút nhát, chưa được làm quen với các thiết bị hiện đại, với đồ dùng, đồ
chơi.
Các điểm trường ở cách xa nhau, mỗi điểm trường chỉ có từ 1 đến 2 lớp, đa số
phịng học chật hẹp, phải học nhờ, thiết bị ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn thiếu,
đồ

dùng

tối

thiểu

cho

các


lớp

mẫu

giáo

3,

4

tuổi

chưa

đủ.

Điều kiện kinh tế của nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình chưa quan
tâm đến việc học tập của con.


2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Trường mầm non Tả Phời thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non mới cho
đến nay là năm thứ tư và trong các năm nhà trường đều áp dụng đối với các lớp ghép,
nhưng sau khi khảo sát chất lượng giáo viên, học sinh cho thấy chất lượng việc dạy
lớp ghép với chương trình giáo dục mầm non mới chưa được cao, hầu hết giáo viên
chỉ chú ý đến đối tượng trẻ lớn hơn, chính vì vậy ngay từ đầu năm học khi xây dựng
kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học nhà trường đã chọn nội dung tạo chuyển biến
là “Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục lớp mẫu giáo ghép” nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc, giáo dục. Từ việc nhận thức và đánh giá về chương trình, về vai trị

của cán bộ quản lý; giáo viên trong trường cũng như những thuận lợi, khó khăn của
nhà trường tôi đưa ra các biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non
mới đối với các lớp ghép ở trường Mầm non Tả Phời như sau:
a. Biện pháp 1: Chia theo vành đai chất lượng - Phân công giáo viên
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xác định chọn lớp điểm theo vành đai chất lượng
và triển khai tốt từ các điểm đó sau đó nhân rộng ra các nhóm lớp khác, cách chia đó
được căn cứ một số yếu tố như sau:
* Căn cứ để chia theo vành đai chất lượng
Yếu tố chất lượng giáo viên
Yếu tố cơ sở vật chất: (Môi trường lớp học, diện tích lớp, đồ dùng, trang thiết
bị....)
Nhận thức của phụ huynh và học sinh
* Xây dựng theo vành đai
Trước khi vào năm học Ban Giám hiệu họp đánh giá khả năng của giáo viên và
chọn một số đồng chí giáo viên tiêu biểu, giỏi về chun mơn, nhiệt tình trong cơng
tác, sẵn sàng thực hiện và linh hoạt trong việc áp dụng hình thức tổ chức đối với lớp
ghép đưa vào các lớp thuộc nhóm một, giáo viên này cũng là tổ trưởng chuyên môn
và là thành viên trong tổ cốt cán cấp trường. Trong những buổi bồi dưỡng chun
mơn chính những giáo viên đó sẽ phối hợp với Ban giám hiệu giúp đỡ, định hướng
cho các giáo viên mới ở các huyện chuyển về và giáo viên trẻ mới ra trường trong
quá trình triển khai thực hiện.


Khi chia các lớp theo vành đai tôi yêu cầu giáo viên đăng ký chất lượng theo
vành đai của nhóm mình và u cầu giáo viên trong nhóm đăng ký nội dung tạo
chuyển

biến

của


mình

sao

cho

phù

hợp

với

u

cầu

của

nhóm.

Ví dụ: Tơi chia các điểm trường thành ba nhóm theo vành đai chất lượng, nhóm vành
đai một là nhóm dẫn đầu về chất lượng và các phong trào thi đua (điểm trường Hẻo,
Cóc), nhóm vành đai hai là tập chung nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, rút
dần khoảng cách chất lượng với nhóm 1, tích cực tổ chức các hoạt động nhằm giúp
trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, phối kết hợp với gia đình tăng cường bổ sung dinh dưỡng
nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (Điểm Phời, điểm Đá Đinh), nhóm vành đai ba
nâng cao tỷ lệ huy động trẻ ra lớp và tỷ lệ chuyên cần, trẻ hiểu và nói tiếng việt thành
thạo, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, từng bước xã hội hoá giáo dục trong
nhân dân (điểm Láo Lý)

b. Biện pháp 2: Đầu tư cơ sở vật chất
Một trong những khó khăn lớn nhất của nhà trường là phịng học chật hẹp, phải
học nhờ nhà văn hố, trường Tiểu học, do ảnh hưởng của mưa lũ đã làm hỏng tồn bộ
phịng học ở điểm trường Cóc làm tăng số phòng học nhờ lê bốn phòng, 4/4 lớp Mẫu
bé, nhỡ ghép chưa đủ các thiết bị đồ dùng, đồ chơi tối thiểu 50 loại trên lớp. Để khắc
phục khó khăn này và cũng là tạo điều kiện thuận lợi để triển khai tốt chương trình,
tơi đã tích cực tham mưu với chính quyền địa phương quy hoạch đất các điểm trường,
tuyên truyền với phụ huynh và kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, cơ quan doanh
nghiệp đầu tư mua sắm bổ sung các thiết bị, đồ dùng phù hợp với yêu cầu của chương
trình. Đồng thời phát động trong phụ huynh, giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi,
sửa chữa cơ sở vật chất để đảm bảo cảnh quan sư phạm, làm phong phú hơn phương
tiện để trẻ tham gia hoạt động.
Ví dụ: Thường xuyên tham gia các buổi họp thôn, cho trẻ tham gia các tiết mục
văn nghệ ở địa phương trong các ngày lễ hội của thơn, xã, tích cực tun truyền vận
động các bậc phụ huynh tham gia ủng hộ, mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi theo
thông tư 02/BGDĐT, tham mưu với chính quyền địa phương kêu gọi các tổ chức
doanh nghiệp đóng trên địa bàn ủng hộ kinh phí nua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ
sở vật chất nhà trường.


Vào đầu năm học chúng tôi dự kiến xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị
đồ dùng cho cô và trẻ theo từng chủ đề, trước khi xây dựng chúng tôi xem xét những
đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị nào cần mua sắm trước còn đồ dùng nào sẽ mua sắm
sau, nhà trường đã chủ động mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cho trẻ theo độ
tuổi đủ cho các lớp. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi , trang thiết bị mua sắm chúng tơi
cịn phát động giáo viên làm đồ dùng tự tạo bằng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương như vải vụn, vỏ bao thuốc lá, mẩu gỗ, giấy vụn, vỏ ốc, vỏ trứng, bẹ dừa, vỏ
lạc... tạo thành những đồ dùng đồ chơi ngộ nghĩnh.
Ví dụ: Vỏ bao thuốc, vỏ diêm làm tầu - xe, bẹ chuối làm thuyền, vỏ trứng làm
con lật đật... để đưa vào các góc chơi. Những đồ dùng, đồ chơi các cơ tự tạo đều có

thẩm mỹ đẹp, đảm bảo an tồn, trẻ rất thích và hứng thú khi chơi.
c. Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên
Tôi xác định đây là một biện pháp vô cùng quan trọng, bởi như trên tơi đã trình
bày thì giáo viên mới là người trực tiếp thực hiện chương trình. Các nghiên cứu, ý
tưởng của các nhà giáo dục có biến thành thực tiễn sinh động hay không là do giáo
viên, chính vì vậy cần tăng cường cơng tác bồi dưỡng giáo viên.
* Xây dựng kế hoạch
Kế hoạch dạy học ở lớp ghép có vai trị quan trọng và thực sự cần thiết cho
giáo viên. Do đặc điểm của lớp ghép, trong một khoảng thời gian nhất định, giáo viên
phải đồng thời làm việc với hai hay nhiều nhóm trình độ trong những điều kiện cơ sở
vật chất hạn chế nên thiếu kế hoạch cụ thể, phù hợp thì giáo viên sẽ gặp nhiều khó
khăn khi lên lớp, khơng đảm bảo cơng tác dạy học có hiệu quả.
Kế hoạch xuất phát từ mục tiêu, chương trình đào tạo của cấp học, của lĩnh vực và
của từng trình độ (lớp/lứa tuổi); quán triệt được phương hướng đổi mới phương pháp
dạy học ở mầm non là “cô tổ chức trẻ hoạt động”, hoạt động dạy học ở lớp ghép
hướng

vào

trẻ,

đảm

bảo

"Cả

lớp

học


tập,

từng

trẻ

học

tập”

Kế hoạch một giờ dạy, phải thể hiện được phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp
với đặc điểm lớp ghép, đảm bảo giữa các nhóm trình độ, giữa giáo viên và trẻ có sự
hoạt động nhịp nhàng, kế hoạch có tính khả thi đơn giản, dễ thực hiện, được trình bày
rõ ràng khoa học, tiện dụng.


Ví dụ: Ngay từ đầu năm học tơi tổ chức tập huấn cho toàn bộ giáo viên trong
nhà trường các xây dựng kế hoạch bằng cách: Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu lý
thuyết, giao bài tập theo nhóm lớp ghép, cho giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục
theo tổ, kế hoạch cá nhân, sau đó từng nhóm lên trình bày kế hoạch, các nhóm khác
bổ sung.
Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, các tổ chuyên môn, các cá nhân tự
xây dựng kế hoạch giáo dục của mình sao cho phù hợp với trẻ ở lớp. Đây cũng là
hình thức bồi dưỡng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục. Bởi lẽ, người quản lý
khơng xây dựng được kế hoạch từ đầu năm, khơng kiểm tra, góp ý và giám sát việc
thực hiện kế hoạch thì giáo viên sẽ tuỳ tiện không đầu tư vào bài giảng và cũng
không chú ý đến chất lượng giáo dục... như vậy kế hoạch là hướng và là thước đo
chất lượng cơng tác chăm sóc giáo dục mà người giáo viên cần vươn tới. Người quản
lý phải trú trọng xây dựng kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ

chun mơn và giáo viên.
Ví dụ: Đối với lớp Mẫu giáo lớn ghép ba độ tuổi (3,4,5 tuổi) khi xây dựng kế
hoạch với lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, hoạt động Tạo hình: Nhóm 5 tuổi: Vẽ đàn gà;
Nhóm

4

tuổi:

vẽ

con



trống,

nhóm

3

tuổi:



màu

con

gà.


Điều quan trọng nhất khi xây dựng kế hoạch đối với lớp ghép là chọn các nội dung
phải mang tính tương đồng.
* Chỉ đạo đội ngũ tổ trưởng
Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn là lực lượng chủ yếu để tiến
hành bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ.
Qua thăm lớp dự giờ, tổ trưởng phải phân loại được chất lượng giáo viên và
nắm được tình hình vận dụng đổi mới hình thức tổ chức giảng dạy và việc tổ chức
các hoạt động của trẻ ở các độ tuổi trong một lớp để lên kế hoạch bồi dưỡng một cách
cụ thể.
Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao hình thức và nội dung sinh hoạt chun mơn, đi
sâu vào tháo gỡ từng vướng mắc của chị em giáo viên trong quá trình thực hiện
chương trình đối với các lớp ghép.


Ví dụ: Ngay từ đầu năm học tơi xây dựng kế hoach khảo sát chất lượng giáo
viên, chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo
chuyên đề, đặc biệt bồi dưỡng giáo viên theo kết quả khảo sát.
Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ trưởng kiểm tra việc xây dựng kế hoạch giáo dục
của lớp định kỳ mỗi tháng một lần và kiểm tra giám sát việc soạn bài, chuẩn bị bài
của giáo viên, tránh tình trạng dạy chay khơng có đồ dùng phù hợp với hoạt động đó.
Tơi ln coi trọng và phát huy vai trị chủ động của giáo viên, tơn trọng những ý
tưởng sáng tạo, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng. Tăng cường các buổi
giao lưu học hỏi trong và ngoài trường học, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt
chun mơn theo tổ, nhóm, có biên bản ghi chép kết quả thực hiện qua từng thời
điểm để đối chiếu so sánh rút kinh nghiệm.
Ví dụ: Trong năm học tôi tổ chức chọn 2 tiết chuyên đề mà giáo viên khi dạy
kết quả đạt không cao là tiết chữ viết, Bé làm quen với toán và một tiết mà giáo viên
dạy lớp ghép rất ít khi thực hiện là tiết Kể chuyện sáng tạo để xây dựng mời các
trường cùng có lớp ghép trong khu vực tham gia dự và thảo luận rút kinh nghiệm.

* Bồi dưỡng giáo viên
Đối với giáo viên ban giám hiệu chúng tôi chọn những giáo viên có trình độ,
có kinh nghiệm để giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới dạy
với lớp ghép có hiệu quả hơn. Bồi dưỡng giáo viên qua các lớp bồi dưỡng hè, qua dự
giờ đồng nghiệp, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua phong trào thi đua... cán bộ
quản lý cần khơi dậy nhu cầu ý thức áp dụng đổi mới phương pháp dạy học để giáo
viên tự xác định đổi mới hình thức, phương pháp, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực
chuyên mơn của mình.
Ví dụ: Để thực hiện có hiệu quả việc dạy lớp ghép với chương trình Giáo dục
mầm non mới đầu tiên tôi chú trọng chuyên đề Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc
thiểu số, qua việc dự giờ chuyên đề sẽ đánh giá được chất lượng, vốn tiếng Việt của
trẻ ở trong lớp, sau đó dự giờ, bồi dưỡng đối với giáo viên mới ra trường chưa dạy ở
lớp ghép và giáo viên mới ở huyện chuyển về trường.
Xây dựng các tiết dạy mẫu theo các chuyên đề, phân công giáo viên dạy mẫu,
trước khi dạy để tiết dạy đạt hiệu quả tôi trực tiếp hướng dẫn giáo viên từ việc lựa


chọn các hoạt động học mang tính tương đồng về tính chất động, tĩnh; về phương
pháp tổ chức, đến xác định mục đích yêu cầu của từng độ tuổi, cách sắp xếp vị trí,
đội hình của trẻ khi tổ chức hoạt động học phải phù hợp với hoạt động tổ chức chung
cả lớp hoặc hoạt động tổ chức theo nhóm độ tuổi.
Ví dụ: Nếu hoạt động tổ chức chung cả lớp thì có thể cho trẻ các độ tuổi ngồi
xen kẽ, nhưng nếu hoạt động tổ chức theo nhóm độ tuổi thì phải sắp xếp nhóm 3
tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi riêng. Sau đó ban giám hiệu duyệt lại giáo án, mời trường bạn đến
dự giờ chia sẻ kinh nghiệm.
Dự giờ có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của
mỗi giáo viên, qua dự giờ cả người dạy và người dự đều rút ra được những kinh
nghiệm về chun mơn cho mình.
Thơng qua các buổi sinh hoạt chun mơn, khuyến khích giáo viên mạnh dạn
trao đổi, chia sẻ lại những nội dung về cách xây dựng kế hoạch mà họ nắm bắt được

trong các buổi bồi dưỡng chuyên môn do các cấp tổ chức. Tổ chức cho giáo viên sinh
hoạt chia sẻ các kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cũng như gợi ý cho họ một số
hoạt động như: Hoạt động giao lưu giữa các lớp, các điểm trường (Cho trẻ thi kéo co;
Thi hát theo chủ đề…), Tổ chức ngày hội ngày lễ, Gợi ý một số hoạt động khám phá
khoa học, thí nghiệm nhỏ như: Thí nghiệm “Sự kì diệu của kính núp; Nam châm; Sự
kì diệu của màu nước (Nước đổi màu; Pha màu…)
d. Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện
Trong chỉ đạo chuyên môn từ những năm học trước, chúng tơi ln khuyến
khích giáo viên ở tất cả các tăng cường tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại
khoá; các hoạt động khám phá, trải nghiệm, tăng cường các hình thức học theo nhóm.
Ban giám hiệu: xây dựng kế hoạch giáo dục năm học. Bao gồm: Quĩ thời gian
thực hiện trên năm học (số tuần: 35 tuần); Dự kiến các chủ đề sẽ thực hiện trong năm
và thời gian thực hiện các chủ đề đó (Xây dựng theo hướng mở)
Giáo viên có thể thay đổi thời gian thực hiện các chủ đề. Bổ sung, thay thế các chủ
đề, thay đổi các chủ đề nhánh. Tuy nhiên, quĩ thời gian thực hiện các chủ đề là 35
tuần khơng được thay đổi. Khối lớp nào có bổ sung, thay đổi gì báo cáo lại cho đồng
chí Hiệu phó phụ trách chuyên môn.


Tổ chuyên môn: Từ kế hoạch năm của Ban giám hiệu tổ chuyên môn xây
dựng kế hoạch giáo dục của tổ mình theo từng chủ đề, chọn mục tiêu phù hợp với trẻ
ở từng độ tuổi sau đó hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch của cá nhân theo chủđề
Ở mỗi chủ đề chúng tơi ln khuyến khích giáo viên phối hợp với nhau trong
lớp cùng lựa chọn các chủ đề nhánh, chọn các nội dung trong một hoạt động sao cho
phù hợp với nhu cầu và nhận thức của trẻ ở lớp. Trong quá trình khám phá chủ đề
giáo viên tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động khám phá, trải nghiệm. Trong
quá trình khám phá chủ đề, Ban giám hiệu luôn quan tâm đến các hoạt động giáo viên
triển khai dưới lớp và góp ý, rút kinh nghiệm kịp thời. Cuối mỗi chủ đề chúng tôi lại
ngồi lại với nhau để rút kinh nghiệm xem các mục tiêu, nội dung và hoạt động giáo
viên lựa chọn đối với trẻ ở từng độ tuổi có phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ

không và hướng điều chỉnh. Đó là việc mà chúng tơi thường làm ở những thời gian
đầu thực hiện
Định hướng cách lựa chọn mục tiêu, nội dung và hoạt động của chủ đề cho
giáo viên: Để giúp giáo viên thực hiện tốt chương trình, chúng tơi phải dựa vào cuốn
chương trình giáo dục mầm non, cuốn hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục
mầm non dành cho giáo viên dạy vùng khó. Bên cạnh đó chúng tơi lên mạng tìm tài
liệu, thơng qua cuốn chương trình và hướng dẫn thực hiện chương trình từng độ tuổi,
chúng tôi tiến hành xây dựng mục tiêu, nội dung hoạt động của chủ đề giáo viên cho
là khó để định hướng cho giáo viên cách làm. Giúp giáo viên hiểu được khi xác định
mục tiêu cho chủ đề đối với lớp ghép cần dựa vào kết quả mong đợi ở từng lĩnh vực
phát triển của từng nội dung ở từng lĩnh vực cho từng độ tuổi trong lớp. Dựa vào đó,
cùng với việc đánh giá đúng thực tiễn kĩ năng và nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi
trong lớp cũng như điều kiện cụ thể của lớp giáo viên đưa ra mục tiêu, nội dung, hoạt
động của chủ đề 1 cách phù hợp. Với các hoạt động học Làm quen với tốn, tạo hình,
chữ cái phần thực hiện của trẻ phải sử dụng sách thì trẻ độ tuổi nào sử dụng sách của
đúng độ tuối đó.
Ví dụ: Với hoạt động chữ viết: Trẻ 5 tuổi dùng vở làm quen chữ viết dành cho
trẻ 5 tuổi, trẻ 4 tuổi dùng vở làm quen chữ viết dành cho trẻ 4 tuổi, ...
Thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn: Ban giám hiệu chúng tôi cũng xác định


phát huy tối đa đội ngũ cốt cán là các đồng chí giáo viên nắm chắc chun mơn, linh
hoạt, sánh tạo, là các đồng chí tổ trưởng tổ phó chun môn đã được cử đi học tập bồi
dưỡng trong hè, Trong quá trình triển khai thực hiện, ban giám hiệu chỉ đạo trực tiếp
với các tổ trưởng, tổ phó chuyên mơn các tổ. Các đồng chí tổ trưởng tổ phó chuyên
môn sẽ là cầu nối giúp ban giám hiệu triển khai các quan điểm chỉ đạo tới giáo viên.
Giáo viên nào chưa hiểu hoặc muốn biết sâu hơn về vấn đề nào đó có thể gặp trực
tiếp các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường. Ngồi ra, có thể trao đổi thông tin
thông qua mạng internet nội bội. Mỗi điểm trường của chúng tơi hiện nay đều có một
địa chỉ email, điạ chỉ đó được cơng khai cùng địa chỉ của đồng chí Hiệu trưởng, Hiệu

phó. Vì vậy, rất thuận tiện cho việc chỉ đạo và sinh hoạt chuyên mơn. Giáo viên có
thể gửi bài soạn hoặc các thắc mắc qua mạng nội bộ. Ban giám hiệu sẽ trả lời trực
tiếp hoặc thơng qua hịm thư.
* Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy
Đổi mới phương pháp nhằm tích cực hố các hoạt động dạy học, khuyến khích
giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát
triển mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả
năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập.
Với những hiểu biết của bản thân về phương pháp giảng dạy tôi đã đặt ra
những yêu cầu cho giáo viên khi tổ chức một hoạt động đối với lớp ghép như sau:
Tổ chức tiết dạy: Đối với giáo viên
Xây dựng kế hoạch giáo dục, xác định mục tiêu cho từng độ tuổi, nội dung
trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài học và các hình thức tổ chức hoạt động trong tiết
dạy. Quá trình thực hiện phải xây dựng và lựa chọn hệ thống câu hỏi và yêu cầu bài
tập phù hợp với từng độ tuổi.
Ví dụ: Với hoạt động Văn học: Dạy trẻ kể lại chuyện “Ba cô gái” với trẻ 5 tuổi
câu hỏi khó “Qua câu chuyện con học được ở cơ út điều gì”, trẻ 3 - 4 tuổi mức độ câu
hỏi dễ, đơn giản hơn “Trong câu chuyện con thích nhân vật nào, tại sao con thích”...
Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp
phù hợp với đề tài dạy và lĩnh vực đã chọn


Ví dụ: Với tiết “Kể chuyện sáng tạo” lớp ghép 4 + 5 tuổi, với trẻ 5 tuổi
yêu cầu trẻ sắp xếp tranh, kể chuyện theo nội dung tranh, đặt tên chuyện, với trẻ 4
tuổi yêu cầu trẻ sắp xếp tranh, đàm thoại nội dung truyện theo tranh...Nếu mục đích
của bài dạy chủ yếu rèn kỹ năng thì coi trọng cách học cá nhân của trẻ.
Đổi mới phương pháp là cách học “Lấy trẻ làm trung tâm” dựa trên sự hiểu
biết, hứng thú nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra nội dung bài dạy, kiến thức sao cho phù
hợp với trẻ ở từng độ tuổi. Hình thức tổ chức tiết học đa dạng, phong phú tuỳ vào sự
sáng tạo của giáo viên để tiết học trở lên nhẹ nhàng, khơng gị bó, áp đặt trẻ theo

đúng

tính

chất: “Học



chơi,

chơi



học” của

trẻ

mầm

non.

Qua những lần dự giờ trên lớp tôi nhận xét rất cụ thể, chỉ cho giáo viên thấy
những mặt được và những mặt hạn chế của giáo viên trong việc vận dụng phương
pháp và cách chọn nội dung để tổ chức cho trẻ ở các độ tuổi vào quá trình giảng dạy.
Qua đó giúp giáo viên hiểu sâu hơn về về đổi mới phương pháp đối với lớp ghép sao
cho hiệu quả, để 100% trẻ trong lớp đều được học kiến thức phù hợp với sự phát triển
trẻ từng độ tuổi, giúp giáo viên chủ động, mạnh dạn, tích cực, sáng tạo hơn trong hoạt
động giảng dạy.
Đối với trẻ

Khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động cùng cô, giúp trẻ tự tin
trong giao tiếp. Tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ khi bước
vào hoạt động, trẻ biết hoạt động theo nhóm độ tuổi.
Giúp trẻ chủ động, tích cực trong quả trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho
tất cả các trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức,
trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động cụ thể.
đ. Biện pháp 5: Kích cầu
Những giáo viên tiên phong đi đầu làm điểm, có sáng tạo ln nhận được sự
quan tâm động viên kịp thời của ban giám hiệu về vật chất và tinh thần. Các chế độ
khen thưởng, bồi dưỡng cho giáo viên có thành tích, đi đầu trong phong trào thi đua
giữa các điểm trường được nhà trường đưa cụ thể vào qui chế khen thưởng từ đầu các
năm học.
Nội dung khen thưởng:


Giáo viên làm lớp ghép điểm
Giáo viên lên các tiết mẫu
Lớp có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động, thực hiện có hiệu quả
các nội dung đối với lớp ghép.
Giáo viên tham gia các phong trào, hội thi có hiệu quả.
Giáo viên có SKKN hay, xây dựng các các bài giảng điện tử hiệu quả
Hình thức, khen thưởng
Thưởng tiền: Thưởng giữa kì, cuối kì, cuối năm học.
Tuyên dương, khen thưởng các cá nhân có thành tích: Tun dương trong các
buổi họp phụ huynh, sinh hoạt chuyên môn các tổ, họp hội đồng nhà trường, Sơ kết
học kì, tổng kết năm học, khen thưởng giữa kì, qua các đợt thi đua. Đưa vào đối
tượng quan tâm, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng.
2.4. Hiệu quả của SKKN
Sau một năm chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới đối với
các lớp mẫu giáo ghép của trường tơi nhận thấy nhiều giáo viên có năng lực chuyên

môn cao đã vận dụng một cách sáng tạo; Các giáo viên có năng lực khá thì biết vận
dụng linh hoạt; Giáo viên ở mức trung bình thì vận dụng phù hợp và thực hiện đúng
chương trình… Rất nhiều giáo viên đã thực hiện có hiệu quả vào cơng tác chun
mơn đảm bảo mục tiêu nội dung Chương trình giáo dục mầm non mới với trẻ ở từng
độ tuổi trong lớp.
Đối với trẻ đã trở nên tích cực, chủ động khám phá, trải nghiệm, nhanh nhẹn,
thoải mái, hoạt bát hơn trong giao tiếp. Nhất là đối với trẻ 5 - 6 tuổi, được chuẩn bị
tâm thế tốt và mạnh dạn tự tin bước vào lớp một.
Sáng kiến đã góp phần thúc đẩy thực tiễn giáo dục mầm non trong xã Tả Phời
thành phố Lào Cai, làm cho sự nghiệp giáo dục phát triển tốt hơn, chất lượng giáo
dục

nâng

cao

hơn

để

thúc

đẩy

sự

phát

triển


kinh

tế



hội.

Với sự đoàn kết nhất trí trong tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường, sự nỗ lực
phấn đấu của mỗi cá nhân. Trong năm học 2012 – 2013 đã thu được một số kết quả
sau:
* Chất lượng giáo viên


TS
ND

GV

thực

tha

hiện

m

KQ trước khi áp dụng
T


k



h

t

á

17

2

4

17

2

17

17

gia

KQ sau khi áp dụng
Y

T


k

ế



h

u

t

á

9

2

8

5

4

4

9

2


8

5

4

2

4

9

8

5

4

2

4

9

8

5

4


T
B

T
B

Y
ế
u

Xây
dựn
g kế
hoạc
h
Đổi
mới
hình
thức
Tổ
chức
hoạt
độn
g
phù
hợp
Xếp
loại
chuy


2

ên
mơn

*

Kết

quả

N
ội

S

đ
ốt

ạt %

chất
S

o vớihá

ạt %

lượng


giáo

đ

Đ

đ

o với YC

ạt %

o

dục
đ

Đ

ạt %

o


trước

dục

18


8

6,6

trướ

c khi

c khi

thực

thực

ghiệ

ghiệ

m

m

7

3

0

2,6


9,7

1

2

4

14,7

ghiệ

ghiệm

L giáo

trướ

thực

thực

C

với

khi

khi


dung

với

trước

m

2

+

4

15,9

8

3

+

19,7

1

0,4

1,8


1

,4

8

R
iêng
MG 5 5

6

4,7

4
1,3

1,6

8

0
5,6

tuổi

3. Kết luận
3.1. Ý nghĩa đề tài
Việc chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới đối với lớp ghép

cho đội ngũ giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp thiết. Vì đội ngũ giáo viên
có mạnh thì mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới mà ngành giáo dục đã đề ra. Có như
vậy mới đưa giáo dục mầm non xã Tả Phời sánh vai cùng các trường bạn ở trung tâm
thành phố. Bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng dạy học sẽ tạo ra một bước
chuyển biến trong đội ngũ. Tiếp cận được phương pháp dạy học mới kết hợp với
phương pháp dạy học truyền thống tiên tiến tạo ra một bước chuyển biến mới về chất
lượng

giảng

dạy

nhất



đối

với

chương

trình

đổi

mới

hiện


nay.

Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường người cán bộ quản lý phải phải
tập trung xây dựng và bồi dưỡng được đội ngũ giáo viên nắm chắc chuyên mơn, đồn
kết, phấn đấu khơng ngừng nâng cao chất lượng, tạo được sự tin yêu tín nhiệm của
nhân dân, của các cấp lãnh đạo. Bản thân người quản lý phải đi đầu trong công tác tự
bồi dưỡng và bồi dưỡng để vững vàng về chun mơn, là lịng cốt chun môn trong


nhà trường thì mới có đủ uy tín và sự hiểu biết để thực hiện công tác chỉ đạo thực
hiện chương trình giáo dục mới ở lớp ghép có hiệu quả ở trường.
3.2. Nhận định chung
Khi áp dụng các biện pháp để chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới đối với lớp ghép với thực tế cho thấy:
Giáo viên đã nắm chắc và thực hiện tốt các nội dung chương trình Giáo dục
mầm non mới thực hiện đối với lớp ghép trong nhà trường đạt hiệu quả cao, tuy là
lớp ghép nhưng trẻ được học đúng nội dung chương trình theo độ tuổi, phù hợp với
khả năng nhận thức của trẻ, qua việc chỉ đạo hướng dẫn sát sao của ban giám hiệu các
hoạt động tổ khối đã chủ động hơn trong công tác bồi dưỡng chuyên mơn cho giáo
viên trong tổ, thực hiện tốt có sáng tạo các buổi sinh hoạt chuyên môn, nâng cao chất
lượng chuyên môn cho đội ngũ, đặc biệt là chất lượng chăm sóc giáo dục đối với lớp
ghép.
Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng có hiệu quả ở các lớp ghép của trường
Mầm non Tả Phời và sáng kiến có thể nhân rộng và áp dụng ở các lớp mẫu giáo ghép
trong và ngoài tỉnh. .
3.3. Bài học kinh nghiệm
Người quản lý phải thực sự yêu nghề, nghiêm khắc với bản thân, gương mẫu,
tích cực trong cơng tác, tăng cường tự học và tự bồi dưỡng chuyên môn.
Phải xây dựng được kế hoạch cụ thể, rõ ràng, phải bám sát vào kế hoạch của nhà
trường, sự chỉ đạo của cấp trên để đề ra được những chỉ tiêu phù hợp với thực tế nhà

trường và thống nhất chỉ đạo từ hiệu trưởng, hiệu phó, các tổ, từng giáo viên. Ln
gần gũi giáo viên để động viên, tạo phong trào thi đua mạnh mẽ trong tập thể sư
phạm.
Làm chuyển biến nhận thức của giáo viên trong nhà trường về sự cần thiết của
việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giảng hoạt động sao cho phù hợp với
tình hình của lớp mình, với đối tượng trẻ.
Thường xuyên kiểm tra, bồi dưỡng giáo viên, đánh giá, rút kinh nghiệm phù
hợp, công bằng, khách quan, vô tư…


Thường xuyên tổ chức và nâng cao chất lượng các tiết dạy mẫu và các chuyên
đề của trường.
Giáo viên phải biết vận dụng giữa lý luận và thực tế khi thực hiện chương trình
giáo dục mầm non đối với lớp ghép, đổi mới hình thức tổ chức tiết dạy và hoạt động
góc phù hợp với điều kiện hồn cảnh của địa phương, của độ tuổi.
Giáo viên phải tạo ra môi trường học tập an toàn sạch đẹp, hấp dẫn trẻ. Phát huy được
tính tích cực của trẻ trong khi thực hiện hoạt động chung và hoạt động góc, gợi mở
cho trẻ tự khám phá tìm tịi, giao tiếp ngơn ngữ, thể hiện tình cảm, quan hệ xã hội,
tích cực tăng cường tiếng Việt cho trẻ...
Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi theo các chủ đề.
Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường.
3.4. Kiến nghị
Đối với phịng Giáo dục
Tăng cường kinh phí cho giáo dục mầm non để mua sắm trang thiết bị dạy học
phục vụ thiết thực cho việc đổi mới hình thức tổ chức giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục mầm non.




×