I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước Việt Nam đang trên đà hội nhập, đổi mới và phát triển từng ngày .
Cùng với các lĩnh vực khác, nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng mạnh mẽ. Chất
lượng cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, cũng là lúc vấn
đề môi trường và bảo vệ môi trường được Đảng và Nhà nước ta nói riêng cũng
như thế giới nói chung hết sức quan tâm.
Là một giáo viên dạy tiểu học nhiều năm, tôi nhận thức được rằng Bậc tiểu
học là nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân. Học sinh tiểu học đang ở độ
tuổi định hướng và phát triển nhân cách. Ở nhà trường, cùng với việc tổ chức để
các em khám phá các tri thức về toán học, về tự nhiên xã hội cũng như cách ứng
xử theo các chuẩn mực đạo đức thì việc kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cũng là nền tảng cho việc đào tạo các em trở thành những cơng dân có ích
cho xã hội. Đó là trách nhiệm của giáo viên chúng ta, những người đang làm công
tác giáo dục.
Năm 2010 -2011 tiếp tục là năm học thực hiện chủ đề: “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” đang được phát triển và lan rộng khắp trong tồn
ngành giáo dục, mà tỉnh Bình Dương chúng ta là một điểm nóng về mơi trường.
Chính vì vậy giáo dục môi trường là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách hiện
nay trong nhà trường tiểu học.
Bản thân tôi là giáo viên dạy lớp 4, trực tiếp giảng dạy, gần gũi các em
hàng ngày là cơ hội tốt để tôi giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho học sinh tại
lớp của mình. Tơi mạnh dạn chọn đề tài:“Một số kinh nghiệm trong công tác
chủ nhiệm nhằm giáo dục cho học sinh lớp 4 có ý thức bảo vệ môi trường” .
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng vấn đề
Năm học 2009 – 2010 lớp 45 có sĩ số 40: 23 nam ; 17 nữ
1.1 Thuận lợi
- Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy nên có điều kiện
tiếp xúc nhiều với học sinh.
1
- Học sinh ngày nay được tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền thơng
đại chúng, hệ thống máy tính được nối mạng toàn cầu nên sự am hiểu về môi
trường ở học sinh tương đối cao.
- Tôi được sự động viên giúp đỡ của ban giám hiệu, quí thầy cô và bạn bè
đồng nghiệp ở tổ khối.
- Nhà trường tạo điều kiện cho tôi phụ trách lớp 4 bán trú, đa số các em rất
ngoan, hiền –dễ dạy, được sự quan tâm nhiều từ các bậc phụ huynh .
2.Khó khăn
- Con đường trước cổng trường đang gây ô nhiễm môi trường do bụi mù
mịt, đường hư hỏng nặng và lượng xe tải lưu thông quá nhiều .
- Việc bán hàng rong còn tập trung rất nhiều trước cổng trường dẫn đến nạn
vứt rác bừa bãi.
- Một số học sinh chưa có ý thức về việc gìn giữ vệ sinh nơi công cộng
- Địa bàn Huyện Dĩ An là một trong những huyện có số dân nhập cư cao, ý
thức bảo vệ mơi trường từ phía phụ huynh cịn thấp.
- Học sinh chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Phần đông dân cư ở đây là dân nhập cư nên ý thức về môi trường của học
sinh chưa cao. Các em chưa hiểu được tầm quan trọng của môi trường đối với
cuộc sống của con người.
2. Nội dung và biện pháp thực hiện
2.1 Kế hoạch chủ nhiệm :
Giáo viên chủ nhiệm là người có vai trị rất lớn trong việc giảng dạy cũng
như việc góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Chính vì thế, để cho việc
giáo dục môi trường đạt kết quả thì người giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch
và các biện pháp giáo dục. Cho nên ngay từ đầu năm học, tôi đã lập ra một kế
hoạch cụ thể : Tôi chia lớp ra làm 4 tổ và bầu ban cán sự lớp. Các lớp trưởng, lớp
phó và tổ trưởng, tổ phó kết hợp với nhau làm việc, giúp tơi quản lí lớp.
Tơi cịn phát sổ ghi chép cho ban cán sự lớp. Tôi hướng dẫn để các
em theo dõi và ghi nhận lại những vi phạm của từng tổ viên về các mặt chuyên
2
cần, những chuẩn mực đạo đức, những vi phạm về mơi trường…vv để tơi có hình
thức xử lí kịp thời nhằm giúp học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của người học
sinh trong nhà trường tiểu học.Sau cuối tuần có báo cáo đến GVCN kết quả của từng
cơng việc được giao.
- Đầu năm học tôi cho các em dọn dẹp và sắp xếp đồ dùng trong lớp gọn
gàng ngăn nắp (Dụng cụ học tập, chiếu, gối, giá để dép, ...), trồng cây xanh trong
lớp, chia tổ để chăm sóc và tưới cây, lau kính ở các cửa sổ, trực nhật hàng tuần.
- Tiếp theo tôi đặt 2 giỏ rác để các em thuận tiện việc bỏ rác (1 thùng rác
phân hủy và 1 thùng rác không phân hủy).
Trong từng giờ học cụ thể tôi lồng ghép ý thức bảo vệ mơi trường nhằm
giúp học sinh biết sống hịa hợp, gần gũi với thiên nhiên, biết yêu quý thiên nhiên,
gia đình, lớp học, biết quan tâm đến mơi trường xung quanh. Từ đó học sinh có
thói quen, hành vi đúng trong việc bảo vệ môi trường.
2.2 Giúp học sinh biết phân loại rác thải từ nguồn
Thực hiện việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường có thể sử dụng bằng
nhiều cách. Đây là một cơng việc nghiêm túc vì vậy tôi đặc biệt chú trọng đến
việc phân loại rác thải từ nguồn. Vậy phân loại rác thải từ nguồn là gì?
Để các em hiểu thế nào là phân rác thải từ nguồn. Chúng ta chia rác thải ra
làm 2 loại, một loại phân hủy trong môi trường tự nhiên như rác, lá, cây, rau, củ
quả, …
Một loại rác thải thứ hai không thể phân hủy trong môi trường tự nhiên
như: bịch ni-long, vỏ chai nhựa hay thủy tinh, thùng giấy carton, …
Tôi cho đặt ở lớp 2 thùng rác, thùng rác màu xanh bỏ rác có thể phân hủy.
Thùng rác màu hồng bỏ rác khó phân hủy. Học sinh trong lớp sẽ bỏ rác vào 2
thùng này. Các tổ trưởng sẽ theo dõi xem bạn nào chưa có ý thức bỏ rác đúng nơi
quy định.
Mỗi ngày vào cuối giờ học, tổ trực của hôm ấy sẽ mang giỏ rác phân hủy
được đổ vào hố rác của vườn trường để làm phân xanh bón cho vườn thuốc nam.
3
Cịn rác khơng phân hủy được, tơi cho học sinh lựa trở lại một lần nữa,
những chai nhựa, giấy vụn, thùng giấy carton (đựng quà bánh ăn của lớp bán trú)
được giữ lại nộp kế hoạch nhỏ. Riêng các loại rác cịn lại thì đem đổ vào thùng
rác lớn của trường để lấy rác mang đi.
4
Tuy nhiên hiện nay, các xe lấy rác cũng như một số lớp học chưa biết
phân loại rác thải, nên nếu 2 thùng rác đã phân loại rồi, họ đổ chung tất cả các loại
rác vào nhau, như vậy bao nhiêu cơng sức của học sinh là vơ nghĩa. Chính vì thế
tơi đã chọn giải pháp chơn rác có thể phân hủy vào vườn trường.
2 .3 Giáo dục học sinh biết giữ vệ sinh lớp học , cảnh quang sân trường
a) Lớp học
Để không gian lớp học xanh, sạch, tôi đã trồng cây xanh : dây trầu bà treo trên
cửa sổ, trên tường, các loại hoa kiểng, hoa mười giờ đặt trên bục cửa sổ. Ngồi ra
tơi cịn động viên các em tự trồng hoa ở nhà, sau đó các em mang vào lớp và tự
chăm sóc.
Mỗi tuần tơi phân công một tổ trực nhật. Tổ trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho
từng thành viên : quét lớp, chăm sóc hoa kiểng, lau kiếng ở các ô cửa sổ, sắp xếp
gối, giá để dép cho gọn gàng, ngăn nắp .
5
6
7
Lớp học xanh, sạch phần nào tạo nên một không gian thoáng đảng cho các em
khi ngồi học. Bên cạnh đó, nhằm nhắc nhở học sinh ý thức tiết kiệm điện, ngay
lối cửa vào lớp tôi dán khẩu hiệu: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”. Nhờ vậy khi
xuống sân học Thể dục, Tin học hay trong giờ ra về, lớp tơi ít xảy ra tình trạng
học sinh qn tắt điện
Việc giáo dục cho các em biết giữ gìn vệ sinh lớp học, phần nào giáo viên đã
lôi cuốn học sinh đến lớp có ý thức và u thích lao động hơn .
Ví dụ :
Em Thảo Ngun rất có ý thức giữ vệ sinh lớp học của mình: Sau mỗi buổi
tan học, bao giờ em cũng nán lại tự sắp xếp bàn ghế, quét dọn lớp học sạch sẽ rồi
mới ra về.
Em Phương luôn cùng bạn tưới cây, nhặt bỏ lá già mà khơng cần đợi đến
phiên mình trực.
Em Hồng Anh thường xuyên nhắc nhở các bạn tắt điện sau mỗi ngày tan
học .
b)Sân trường
Sân trường là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi, giải trí của các em. Nơi đây
lúc nào cũng xanh, sạch và đẹp. Xung quanh sân trường có trồng các bồn hoa,
chậu kiểng rất đẹp mắt. Ghế đá vừa được xây mới để các em ngồi nghỉ giải lao.Và
cịn có sự xuất hiện của những chú chim cánh cụt xinh xinh là nơi để các em bỏ
rác hàng ngày.Để gìn giữ cảnh quang trường học, tơi kết hợp với đội sao đỏ của
trường.Ngay đầu năm học, thầy Tổng phụ trách đội đã đưa ra bảng lượng hóa thi
đua, căn cứ vào những vi phạm: vứt rác bừa bãi, đi chân khơng, bẽ cành,nói
tục…, đội sao đỏ sẽ ghi tên và trừ điểm cụ thể. Nếu trong ngày có em vi phạm,
đội sao đỏ sẽ đến lớp để tơi kí tên. Căn cứ vào đó, tơi sẽ có hướng xử lí kịp thời.
Ví dụ:
Trong giờ chơi, em Tuấn Minh quăng bịt nước xuống tầng trệt bị bạn
sao đỏ bắt gặp và ghi tên. Tôi gọi em lại và hỏi rằng tại sao em làm thế? Em chỉ
im lặng. Tơi nói là em đã làm sai khi vứt rác bừa bãi xuống sân trường. Trò chơi
8
nghịch của em có thể làm ướt người khác.Em đã sử dụng bịt nước một cách rất
lãng phí em có biết không? Lần sau đừng làm thế nữa em nhé. Em dạ khẽ và
dường như em đã hiểu ra.
2.4Giáo dục học sinh biết giữ vệ sinh khi đi tiêu, tiểu
Trong một ngày, mỗi em đều có nhu cầu đi vệ sinh. Vậy làm thế nào để các em
hiểu rằng giữ vệ sinh cá nhân cũng chính là góp phần giữ gìn vệ sinh mơi trường ?
Tơi nhắc nhở các em nên đi dép khi đi vào nhà vệ sinh, dội nước và rửa tay sạch
sẽ sau mỗi lần đi tiêu, tiểu. Bên cạnh đó, tơi cịn phát huy vai trị của từng thành
viên trong tổ: Mỗi tổviên là một đội tự quản việc các bạn có dội nước sau mỗi lần
đi tiêu, tiểu hay khơng? Có đi dép vào nhà vệ sinh không?. Với cách làm này, chỉ
trong hai tháng đầu , lớp tơi đã khơng cịn tình trạng các em thưa gởi nhau vì
những vi phạm về vệ sinh khi tiêu, tiểu.
2.5Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn nguồn nước
Là một trường học bán trú và đạt chuẩn trong huyện nên nước uống của
trường chúng tôi đã được xử lý qua hệ thống tia cực tím. Mỗi ngày, các cơ cấp
dưỡng mang nước lên đổ đầy bình ,vì vậy học sinh lúc nào cũng có nước sạch để
uống.Để tránh sự nhằm lẫn ca khi uống nước, tôi cho mỗi em tự ghi tên mình vào
ca,. Khi uống xong các em đổ nước thừa vào xơ ở phía dưới. Cuối ngày mang xô
nước đi đổ và xúc sạch sẽ. Nếu phát hiện xô nước thừa quá nhiều, tôi sẽ hỏi lí do
và nhắc nhở các em nên lấy đủ nước để uống, nên ý thức tiết kiệm nước, không
nên dùng nước này để rửa tay
Còn hệ thống nước được bơm từ giếng dùng để tưới cây, lau nhà vệ sinh, rửa
tay, chân. Tôi khuyên các em không tự ý xả nước khi không cần thiết.
Tôi lập một đội sao đỏ riêng của lớp cùng kết hợp vối ban cán sự để thường
xuyên theo dõi những vi phạm về việc giữ vệ sinh môi trường nước.
Tuy nhiên phong trào nào cũng thế, có đưa ra thì phải có theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra và đánh giá những mặt tốt, chưa đạt. Vì thế, cứ vào ngày thứ sáu có tiết
Sinh hoạt tập thể , tôi lại mời các sao đỏ cùng ban cán sự lớp tổng kết các vi phạm
trong tuần. Nếu bạn nào có những việc làm tốt về mơi trường thì cuối tháng sẽ
9
được ghi tên vào bảng danh dự :”Những chiến sĩ của mơi trường”. Tơi cịn thưởng
cho các em có khi là quyển vở, cây bút hay tấm bảng con để khuyến khích em.
Riêng đối với trường hợp vi phạm tơi chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở và giải thích chứ
khơng la rầy hay xử phạt.
Cùng với việc giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp là việc giáo dục các
em biết giữ vệ sinh ngơi nhà của chính mình.
2.6 Giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh nhà ở.
Để các em có được những giờ phút nghỉ ngơi thoải mái bên gia đình thì ngơi
nhà thân u của các em phải gọn gàng, ngăn nắp. Ông bà ta thường nói “Nhà
sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Vì vậy tôi cũng thường xuyên gặp gỡ ba, mẹ
các em(vào đầu tháng khi thu tiền ăn) để tìm hiểu về tính tình và lối sống ở nhà
của các em. Qua đó, tơi khun các em mỗi ngày nên có lối sống ngăn nắp, vào
ngày nghỉ phải dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, bỏ rác đúng nơi .
Qua tiếp xúc và trò chuyện cùng một số em trong trong lớp, tôi được biết có
nhiều em phải ở nhà trọ, vì ba mẹ là dân nhập cư, điều kiện sống chật hẹp, không
gian sống tù túng. Tôi cũng khuyên các em nên dọn dẹp phòng ở cho gọn gàng,
ngăn nắp. Lối vào nhà trọ thường nhỏ, các em không nên phơi quần áo giữa các
lối đi chung, cùng có ý thức nhắc nhở mọi người xung quanh có những hành vi
xấu ảnh hưởng đến mơi trường, góp phần thực hiện nếp sống văn minh ở khu dân
cư, xóm ấp.
2.7 Lồng ghép giáo dục môi trường vào từng tiết học cụ thể :
Từ các nội dung cụ thể về môi trường, trên cơ sở các môn học, tôi cho các
em thảo luận, học tập, thống nhất vào từng bài cụ thể :
a) Giúp học sinh yêu cảnh đẹp của đất nước :
Qua bài tập đọc tuần 24 : “Đồn thuyền đánh cá”. Tơi cho học sinh cảm
nhận được vẻ đẹp huy hoàng của biển, đồng thời thấy được giá trị của môi trường
thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
Tôi lồng ghép môi trường cụ thể : khi được bố mẹ dẫn đi tắm biển, các em
không được xả rác bừa bãi, nếu như các em khơng có ý thức bảo vệ mơi trường,
10
tài nguyên biển sẽ cạn kiệt, môi trường biển sẽ bị ơ nhiễm nặng. Con người chúng
ta cịn phải gánh chịu những hậu quả thật nặng nề do chính con người gây ra.
b) Giúp các em hiểu rằng bầu không khí xung quanh đang bị ơ nhiễm nặng:
Tơi đã lồng ghép vào các tiết dạy khoa học, đây là môn học có tính giáo
dục mơi trường cao.
Ví dụ : Khi dạy bài : “Khơng khí bị ơ nhiễm” SHS/trang 78.
Với bài này tôi đưa ra câu hỏi để học sinh về nhà tìm hiểu khơng khí bị ơ
nhiễm do những nguyên nhân nào?
Thật bất ngờ khi tôi nhận lại câu trả lời của các em. Các em cho rằng khơng
khí bị ơ nhiễm do khói, bụi từ nhà máy, xe cộ, từ các hoạt động sản xuất của con
người ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.
Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ bầu khơng khí trong lành? Các em cho
rằng dọn dẹp vệ sinh lớp học, bỏ rác đúng nơi quy định, thu gom và xử lý phân,
rác hợp lý, giảm lượng khói bụi từ các nhà máy, xe cộ. giảm tình trạng kẹt xe ở
giờ cao điểm, bằng cách cho từng khối lớp ra về ở các giờ khác nhau.
c) Giúp học sinh biết được tình trạng mơi trường nước ta.
Ví dụ : Khi dạy bài Đạo đức : “Bảo vệ môi trường”
Tôi cung cấp cho học sinh những thơng tin về tình trạng mơi trường thế
giới hiện nay nói chung và thực tế ở nước ta nói riêng. Đó là mơi trường đất, nước
do tác hại của con người gây ra: diện tích đất trồng bị thu hẹp, các con sông bị ô
nhiểm nặng và có mùi hơi do rác thảy bừa bãi trên sơng, do lượng nước thảy chứa
hóa chất từ các nhà máy thảy ra trong quá trình sản xuất. Mạch nước ngầm có
nguy cơ bị ơ nhiểm nặng
Câu hỏi :
Mơi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?
Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ mơi trường?
Học sinh luận nhóm đơi và nói lên sự hiểu biết của mình về tác hại của mơi
trường và phần lớn các em đều có sự hiểu biết rất cao về môi trường.
2.8 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp :
11
Vấn đề môi trường diễn ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh chúng ta. Hơn
nữa không thể tách rời giáo dục môi trường ra khỏi hệ thống giáo dục hiện nay.
Học sinh cần có nhiều cơ hội thực tiễn cho nên tơi tổ chức cho em chơi trị chơi
dân gian, đố vui, vẽ tranh về đề tài môi trường.
12
Ngồi ra ở các tiết học ngoại khóa, tơi tổ chức cho các em xem môi trường thực tế
ở tại trường : Nạn vứt rác bừa bãi, xả nước uống tinh khiết, vặn vòi nước chưa kỹ,
chưa tắt điện khi ra khỏi phòng, dùng nước uống rửa tay, ...
Sau buổi học Ngoại khóa ấy, các em phần nào đã có ý thức bảo vệ mơi
trường hơn, các em có những hành vi đúng đắn và từ đó có ý thức nhắc nhở bạn
bè xung quanh trong việc bảo vệ môi trường.
.
III. KẾT LUẬN
1- Kết quả bước đầu :
Bằng công tác chủ nhiệm, kết hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào tất cả
các môn học cốt lõi; cùng với việc tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp, tơi đã
nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về ý thức của học sinh, biểu hiện cụ thể như
sau :
- Học sinh lớp tôi biết giữ vệ sinh trường lớp.
- Biết phân loại rác thải trước khi bỏ vào thùng.
- Năm học vừa qua, lớp tôi đã thu được 97 kg giấy vụn và vỏ chai từ việc
phân loại rác ở lớp (vượt kế hoạch 9kg).
- Học sinh tích cực trong việc tham gia bảo vệ và chăm sóc cây xanh tại
trường lớp.
- Có ý thức giữ gìn nhà vệ sinh chung, đi tiêu tiểu đúng nơi quy định.
- Biết tắt điện khi ra khỏi phòng, biết tiết kiệm nước.
- Có ý thức nhắc nhở những bạn có hành vi xấu ảnh hưởng đến môi trường.
2- Bài học kinh nghiệm :
Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp Bốn, cứ mỗi năm học tơi đều tích lũy cho
mình một vài kinh nghiệm để vận dụng cho năm học sau. Do đó, tơi thấy
rằng:”Muốn giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ mơi trường” thì phải có sự
kết hợp đồng bộ giữa các thành viên, ban ngành đoàn thể trong nhà trường. Mỗi
thành viên trong nhà trường phải là một tấm gương sáng về bảo vệ mơi trường.
Bên cạnh đó, giáo viên nên theo dõi, nhắc nhở kịp thời, có biện pháp khen thưởng
13
đối với những học sinh có những việc làm tốt về mơi trường, tránh hình thức la
rầy hay xử phạt các em vi phạm. Tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp: vẽ
tranh, đố vui về đề tài Môi trường thì mới mong đạt được kết quả như mong
muốn.
KẾT LUẬN
Cùng với việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, giáo viên chúng
ta đang tích cực tìm ra những bước cải tiến mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
Thực hiện tốt việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua
công tác chủ nhiệm sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo
dục tồn diện cho học sinh.
Trong khn khổ hạn hẹp của bài viết tôi đưa ra là một chút kinh nghiệm
trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4 của tôi. Đề tài
của tơi vẫn cịn nhiều khiếm khuyết, rất mong được đón nhận những ý kiến góp ý
chân thành của Quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Ngày ..... tháng ..... năm .........
Người viết
14