Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

skkn một số biện pháp trong việc duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.08 KB, 11 trang )

"Một số biện pháp trong việc duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm"
SKKN "MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ
LỚP CHỦ NHIỆM''

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ khi ra trường đến nay tôi đã công tác tại xã Hướng Phùng 20 năm. Tôi sống với
đồng bào và cũng là người Vân Kiều ở trong làng bản ,đồng bào và cũng phần nào
hiểu được tục lệ, tập quán, lối sống của người dân nơi đây. Bản thân lại là giáo viên
giảng dạy tại điểm trung tâm có đa số học sinh ở thơn Xa Ry ở khu vực trung tâm xã
và là một điểm nóng của tình trạng vắng học của học sinh. Trăn trở trước thực trạng
vắng học của học sinh thôn Xa Ry nói riêng và của các lớp học sinh dân tộc thiểu số
nói chung đã thơi thúc tơi thực hiện đề tài này.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tơi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
1. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành
kinh nghiệm của bản thân.
2. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành cơng trong cơng tác
chủ nhiệm lớp.
3. Tìm ra ngun nhân học sinh vắng học, bỏ học.
4. Đề ra biện pháp khắc phục tình trạng học sinh dân tộc vắng học, bỏ học.
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Ở lớp các lớp học sinh dân tộc thiểu
số nhất là các lớp có học sinh cư trú tại thơn Xa Ry, góp phần làm cho giáo dục xã
nhà ngày càng tiến lên.
5. Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự
cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:Thực trạng về duy trì sĩ số học sinh
lớp chủ nhiệm 4H.
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM: Tất cả Học sinh
lớp 4H trường Tiểu học Hướng Phùng -Hướng Hóa -Tỉnh Quảng Trị.



V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
2. Phương pháp quan sát:
3. Phương pháp điều tra:
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
5. Phương pháp thử nghiệm:

VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
1. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tơi chỉ hướng vào:
- Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm, nơi nhà
trường đang hoạt động.
- Tìm ra nguyên nhân tình trạng học sinh dân tộc thiểu số vắng học, bỏ học.
- Đưa ra các giải pháp để đảm bảo tỉ lệ chuyên cần trên lớp, đảm bảo duy trì sĩ số đến
cuối năm đối với các lớp học sinh dân tộc ở lớp chủ nhiệm
GV: Hồ Thị Tư-Trường Tiểu học Hướng Phùng 1


"Một số biện pháp trong việc duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm"
2. Kế hoạch nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Trong thời gian 7 tháng . Bắt đầu từ tháng 9 năm 2015 cho
tới tháng 3 năm 2016.
- Kế hoạch nghiên cứu:
+ Tháng 9 và tháng 10 năm 2015: Thu thập số liệu.
+ Tháng 11 và tháng 12 năm 2015: Hình thành đề cương.
+ Tháng 1 và tháng 2 năm 2016: Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh thơng qua
phiếu kháo sát.
+ Tháng 3 năm 2016: Hồn thành sáng kiến kinh nghiệm.

B. PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 .Cơ sở lí luận:
“Q trình giáo dục diễn ra sự tác động qua lại tích cực giữa nhà giáo dục và
người được giáo dục. Nếu khơng có sự tác động qua lại này thì sẽ khơng có bản chất
của q trình giáo dục theo đúng nghĩa của nó, trích “Giáo dục học đại cương” Trang
139 của Đặng Vũ Hoạt nhà xuất bản giáo dục.
Nếu không có người học thì sẽ khơng xảy ra q trình giáo dục. Mà một khi q
trình giáo dục khơng được thực hiện thì: mục đích, nhiệm vụ, nội dung giáo dục cũng
sẽ khơng thực hiện được. Tóm lại người học đóng vai trị rất quan trọng trong q
trình giáo dục, và không thể thiếu được .
2.Cơ sở thực tiễn:
Thực tế việc duy trì sĩ số tại điểm trung tâm trong những năm qua cho thấy đây
là một vấn đề mà các cấp rất quan tâm. Học sinh vắng học nhiều dẫn đến chất lượng
chưa cao .

II. THỰC TRẠNG DUY TRÌ SĨ SỐ Ở LỚP 4 H QUA NĂM
HỌC:
1. Thuận lợi: - Đa số các em đều ngoan hiền thật thà.
- Học sinh có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
- Ban Giám Hiệu quan tâm sâu sát vè cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ thiết bị dạy học
phù hợp cho lớp.
2. Khó khăn: - Một số em lười biếng, khơng thích học.
- Vài em học yếu, sợ thầy cô.
- Một vài em cha mẹ nghèo, mồ côi cha, mẹ, thiếu đồ dùng học tập, không người đơn
đốc, chăm sóc học tập
. - Gia đình khơng quan tâm, giáo dục cho các em thấy được lợi ích của việc đi học
và đi học đều.
- Lớp sĩ số khá đơng : 19 học sinh, trong đó có 6 học ở xa trường học.Qua thăm hởi
tìm hiểu gia đình các em thì có đến 80% là gia đình hộ nghèo , 20% gia đình đủ ăn
Năm học

Số HS đầu năm
Số HS không
Số HS vân
chuyên cần
động
Tổng số Tỉ lệ
2015-2016 19
8
42,1
GV: Hồ Thị Tư-Trường Tiểu học Hướng Phùng 2


"Một số biện pháp trong việc duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm"
1. Thực trạng chung của các lớp điểm trung tâm năm học 2015-2016:
- Điểm trường trung tâm có tất cả 13 lớp nhưng trong đó có 6 lớp 100% dân tộc. Có
4 lớp có cả học sinh Vân kiều và kinh.
-Tỉ lệ HS bỏ học và không chuyên cần là vấn đề mà giáo viên chủ nhiệm với nhà
trường đang trăn trở.
- Theo tôi biết là lớp 5A có một em bỏ học,lớp 4B khơng chun cần có nguy cơ bỏ
học 2
4.Thực trạng của lớp 4H năm học 2015-2016:
- Tổng số học sinh đầu năm: 19 em; nữ: 10 em; Dân tộc: 19 em
- Tổng số học sinh cuối kì 1: 19em; nữ: 10 em ; Dân tộc: 19 em
-Tổng số học sinh bỏ học: 0 em.
-Tổng số học sinh khơng chun cần 8 em.
Trong đó những em học sinh khơng chun cần 5, có 2 em nghỉ học dài ngày.
Đó là em :Hồ Văn Thâng , Hồ Thị Vải ,Hồ Thị Hằng
Lí do : Em Vải nhà ở xa , nhà có hồn cảnh khó khăn về kinh tế bố mẹ thường xuyên
đánh nhau . Em Thâng mẹ đau bênh động kinh 6 năm nhà hộ nghèo ba bận đi làm ít
quan tâm , chăm sóc đến em. Em Hằng Xa Ry dưới học yếu thích đi chơi theo ba mẹ

đi rẫy nhặt cà phê có tiền ăn quà.

Nhà em Hồ Văn Thâng (Thôn Xa Ry)

GV: Hồ Thị Tư-Trường Tiểu học Hướng Phùng 3


"Một số biện pháp trong việc duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm"

Em Hồ Thị Vải ( Xa Ry-Hướng Phú)

III. NGUYÊN NHÂN KHÔNG CHUYÊN CẦN CỦA HỌC SINH
LỚP 4H:
Nguyên nhân thứ 1.Ngun nhân do hồn cảnh kinh tế khó khăn:
Xã Hướng Phùng là một xã thuộc khu vực khó khăn biên giới với trên
80 % là người đồng bào dân tộc thiểu số. Ngành nghề chính của xã là sản xuất nông
nghiệp cây trồng chủ yếu là cây cà phê mất mùa ,lại mất giá ,có sắn nhưng cho thu
nhập rất thấp chăn ni ít . Cho nên kinh tế của các gia đình ttrong thơn gặp rất nhiều
khó khăn. Do kinh tế khó khăn nên các em phải ở nhà phụ giúp cha mẹ cơng việc
nhà. Dẫn đến tình trạng vắng học vào ngày mùa, nhất là vào mùa thu hoạch cà phê,
sắn ,mùa đót .
Nguyên nhân thứ 2. Nguyên nhân do nhận thức của cha mẹ học sinh:
Do nhận thức của cha mẹ học sinh còn thấp họ chưa nhận thấy được ích lợi lâu dài
của việc học tập của con em mình.Đa số các bậc phụ huynh chưa nắm rõ "Quyền trẻ
em" họ cho rằng học chẳng ra được đồng tiền nào cả. Mà họ chỉ nhìn thấy cái trước
mắt là mót cà, bẻ đót chổi ,làm cỏ th …mới có tiền. Chính vì vậycó một số gia đình
họ để con em mình tự do ở nhà để đi làm. Nhất là các em ở các lớp lớn và ở đây là
lớp 4 H
Nguyên nhân thứ 3.Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi:
GV: Hồ Thị Tư-Trường Tiểu học Hướng Phùng 4



"Một số biện pháp trong việc duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm"
Do các em học sinh tiểu học còn nhỏ, đang tuổi ăn tuổi chơi các em chưa ý thức
được mục đích học của mình để làm gì, các em dễ bị bạn bè lơi kéo vào những trị
chơi như game ,xem đĩa lượm ve chai,trộm cắp , hơn nữa gia đình các em ít quan
tâm nhắc nhở nên thỉnh thoảng cũng vắng học đi chơi .
Các em học sinh yếu thường hay nhút nhát , không tự tin ngại đến lớp khi thấy
mình thua các bạn .
Nguyên nhân thứ 4. Do giáo viên:
- Do giáo viên: giáo viên chưa nhẹ nhàng, mềm dẻo với học sinh , chưa hiểu biết về
tập quán thói quen của người đồng bào.
- Do phương pháp dạy- học chưa phù hợp : một số giáo viên chưa tích cực đổi mới
phương pháp dạy học cho học sinh dân tộc .Dẫn đến tiết học chưa sinh động, nhàm
chán, làm cho các em khơng thích học dẫn đến học sinh vắng học.
Nguyên nhân thứ 5. Do chương trình học:
- Chương trình quá tải đối với học sinh dân tộc thiểu số: Các em học sinh dân tộc
thiểu số khi bước vào lớp một vốn Tiếng Viêt của các em cịn rất hạn chế. Khi cơ
giáo giảng bài bằng Tiếng Việt các em không hiểu hết những tiếng cơ nói khó khăn
cho việc tiếp thu bài của các em. Các em chưa hiểu được bài này thì phải học sang
bài khác mơn khác.Phải tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực " Học sinh tự giải
quyết các nội dung của bài học" Còn giáo viên chỉ có giả đáp một số thắc mắc,trong
khi đó rất nhiều em yếu khơng hiểu và xử lí được nội dung mà giáo viên yêu cầu .
Giáo viên thì phải dạy theo chương trình đã quy định.Tuy nhiên giáo viên đã được
phép tăng giảm thời lượng một số tiết học. Nhưng không thể dạy cho học sinh hiểu
bằng hết bài này mới dạy sang bài khác. Khi dạy phụ đạo thì các em học sinh yếu lại
khơng tham gia, ở nhà thì khơng có ai kèm cặp dẫn đến một số học sinh theo khơng
kịp chương trình ,làm các em chán nản, xấu hổ ngại đến lớp. Dẫn đến các em bỏ học.
Nguyên nhân thứ 6. Do thiếu sự quan tâm của trưởng - già làng chi bộ , các ban
ngành đoàn thể trong xã:

- Do sự thiếu quan tâm đơn đốc của thơn - bản: Thơn chưa nhiệt tình trong công tác
vận động học sinh đến lớp, chưa phê bình nhắc nhở thường xuyên trước cộng đồng,
chưa nghiêm khắc đối với những gia đình có con em vắng, bỏ học.
- Do sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể đóng chân trên địa bàn cịn ít và chưa
thực vào cuộc để vận động học sinh ra lớp và đi học chuyên cần.
Nguyên nhân thứ 7.Cơ sở vật chất nhà trường:
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn hàng rào bảo vệ chưa đhồn
thiện, sân chơi,các phịng chức năng....

IV.GIẢI PHÁP DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH .
Giải pháp thứ 1.Đối với gia đình:
- Cha mẹ học sinh phải nhận thức được ích lợi của việc học tập của con em mình và
tự giác nhắc nhở .quan tâm, đưa con em tới trường.
- Không được bắt con em mình ở nhà đi làm , chăn bị, trơng em...
- Bố trí thời gian và lao động hợp lí để tạo điều kiện cho tất cả các con đều được đi
học.
- Cần xây dựng góc học tập cho con em mình ở nhà.
- Đồng thời gia đình giúp các em nhận thấy quyền và trách nhiệm của mình.
GV: Hồ Thị Tư-Trường Tiểu học Hướng Phùng 5


"Một số biện pháp trong việc duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm"
Giải pháp thứ 2: Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh để nắm bắt tâm tư tình cảm của học
sinh, nắm bắt hồn cảnh gia đình học sinh để động viên giúp đỡ các em kịp thời đồng
thời vận động cha mẹ học sinh quan tâm tạo mọi điều kiện cho con em mình học tập.
- Nắm bắt nguyên nhân tại sao học sinh vắng học hàng ngày trên lớp trực tiếp đến
nhà học sinh vắng học tìm hiểu nguyên nhân và thông báo việc vắng học trong ngày
của con em họ cho họ biết.
- Phối hợp chặt chẽ với các đồn thể đóng chân trên địa bàn, thơn trong cơng tác vận

động học sinh đến lớp.
- Gần gũi với đồng bào đi sâu đi sát vào quần chúng để tìm hiểu phong tục tập quán,
lối sống của đồng bào.
- Tích cực đổi mới phương pháp hình thức dạy học cho phù hợp với học sinh dân
tộc ở địa bàn.
- Tăng cường sử dụng đồ dùng trong dạy học để thu hút học sinh trong quá trình
dạy học.
- Thương yêu quan tâm gần gũi với học sinh coi học sinh như con của mình, ln
động viên khuyến kích các em trong q trình học tập.
- Tích cực học tập ,tìm hiểu kinh nghiệm anh chị ,em ,đồng nghiệp có kinh nghiệm
để thuận lợi cho vận động học sinh.
Giải pháp thứ 3. Đối với các đoàn thể trong nhà trường
-Đoàn, Đội tổ chức các phong trào văn nghệ, thể thao, các sinh hoạt tập thể để thu hút
học sinh tới trường.
-Tổ chức các buổi đến nhà vận động học sinh .
- Thành lập đội tun truyền măng non.
- Cơng đồn phối hợp với nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức các buổi vận động học
sinh đến lớp. Liên đội tổ chức các buổi nói chuyện giao lưu của em học sinh giỏi tạo
sự đoàn kết cho học sinh hai miền trong trường học.
-Tuyên dương những cá nhân có cơng tác vận động và duy trì sĩ số học sinh tốt.
Giải pháp thứ 4. Đối với nhà trường:
- Nắm bắt kịp thời tình hình vắng học hàng ngày của các lớp để có biện pháp chỉ đạo
kịp thời.
- Tham mưu với chính quyền, đồn thể, thơn làng các biện pháp duy trì sĩ số học sinh.
- Kiểm tra đôn đốc thường xuyên công tác dạy và học của từng lớp, tư vấn giúp đỡ
giáo viên chủ nhiệm đưa ra các phương pháp dạy và học phù hợp với từng đối tượng
học sinh.
- Quan tâm hỗ trợ về vật chất đối với học sinh có hồn cảnh khó khăn.
- Tạo cảnh quan trường học: xanh, sạch, đẹp.
Giải pháp thứ 5. Đối với chính quyền ,các đồn thể ,các đội cơng tác đóng chân

trên địa bàn:
- Quan tâm đến công tác giáo dục trên địa bàn.
- Phối hợp với nhà trường trong công tác vận động học sinh đến lớp.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động để bà con ý thức hơn về việc học tập của con em
mình.

GV: Hồ Thị Tư-Trường Tiểu học Hướng Phùng 6


"Một số biện pháp trong việc duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm"
- Thành lập một hội đồng giáo dục ở địa phương. Hội đồng này chịu trách nhiệm
chính trong cơng tác vận động học sinh đếnlớp.
- Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những gia đình khơng cho con em đị học.
- Xây dựng quỹ khuyến học, hội khuyến học để động viên tinh thần cho học sinh
- Tun dương những gia đình có con em học giỏi, chuyên cần trong học tập, nhắc
nhở những gia đình có con nghỉ học trên loa đài thơng tin của xã.
Giải pháp thứ 6. Đối với thôn bản:
- Thường xuyên vận động nhắc nhở học sinh .
- Tổ chức họp thơn phê bình những hộ gia đình có con em vắng nghỉ học.
- Lập quy ước,quy định xử lí những hộ gia đình khơng cho con em đến lớp ,và những
hộ có con em hay vắng học .

V. KẾT QUẢ
Căn cứ vào thực trạng vắng học ở các lớp tiểu học Hướng Phùng trong những năm
qua Bản thân đưa ra một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh như trên và đã áp dụng
vào thực tiễn của lớp 4H và thu được một số kết quả đáng kể. Mong BGH và đồng
nghiệp áp dụng và cùng tìm ra những giải pháp tối ưu khác góp phần duy trì tốt hơn
sĩ số học sinh ở các lớp có học sinh dân tộc thiểu số, và nhất là lớp 4H . Góp phần
vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Vì thực tế mấy năm học trước cơng tác vận động và duy trì sĩ số học sinh chưa tốt

dẫn đến chất lượng học sinh còn rất thấp ở các lớp .Năm học này bản thân đã áp
dụng một số biện pháp duy trì sĩ số trong đề tài vào thực tế lớp 4H, tình hình sĩ số đã
có chuyển biến tốt và tỉ lệ chuyên cần của HS được nâng cao.chất lượng học sinh
củng được nâng lên đáng kể.
Học kì 1 tơi đã vận động được 7 em chun cần .
Dưới đây là bảng so sánh đối chiếu kết quả cơng tác duy trì sĩ số học kì I và
học kì II của lớp 4H .
Bảng so sánh đối chiếu kết quả lớp 4H như sau:
Số HS vân động
Năm học
Số HS đầu năm Số HS cuối năm
Số HS không
chuyên cần
Tổng số Tỉ lệ
2015-2016 19
7
3,68
1
.

C.PHẦN KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để duy trì sĩ số đạt kết quả 100%, mỗi giáo viên phải tìm tịi biện pháp thích hợp
mang lại hiệu quả cao nhất cho từng năm học. Bản thân tơi ln coi trọng những biện
pháp đã trình bày ở trên. Qua bao năm tận tụy với nghề nghiệp, hết lòng yêu nghề,
mến trẻ thực hiện phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Kết hợp với kinh
nghiệm bao năm gắn bó với nghề tơi đã hồn thành tốt tỉ lệ duy trì sĩ số do lớp mình
chủ nhiệm. Đây là một trong những tác động lớn đã đưa tôi đến việc nghiên cứu đề
tài thiết thực hơn nhằm thực hiện đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm đạt kết quả cao
nhất. Tôi tin rằng những phương pháp đã thực hiện trong hiện tại và tương lai tỉ lệ

duy trì sĩ số của trường Tiểu học Hướng Phùng ngày càng được nâng cao .

II. KIẾN NGHỊ
GV: Hồ Thị Tư-Trường Tiểu học Hướng Phùng 7


"Một số biện pháp trong việc duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm"
a. Đối với chính quyền địa phương- thơn -bản:
Kính mong UBND xã và các thơn - bản quan tâm hơn nữa đối với công tác vận
động học sinh .
Có các biện pháp mạnh hơn nữa đối với những gia đình khơng cho con em ra
lớp.
Hổ trợ về vật chất đối những em học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn.
b. Đối với nhà trường :
- Quan tâm tạo mọi điều kiện để để bản thân thực hiên tốt vân động và duy trì tốt sĩ
số học sinh cũng như việc nâng cao chất lượng.
c. Đối với phòng giáo dục :
- Hỗ trợ nhiều hơn nữa các đồ dùng dạy –hoc,dụng cụ thể thao.
- Tạo cảnh quan môi trường tốt hơn nữa : Xây hàng rào,sân chơi cho học sinh.
Trên đây là đề tài: “ Duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm” của bản thân. Đề tài
đã được nghiên cứu trên thực tiễn tại trường Tiểu học Hướng Phùng và đã áp dụng
vào công tác vận động ,duy trì sĩ số học sinh bước đầu có hiệu quả.Kính mong BGH,
ban giám khảo và đồng nghiệp góp ý để đề tài được thực hiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hướng Phùng, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
của mình viết, khơng sao chép nội dung của

người khác.
Người viết

Hồ Thị Tư

GV: Hồ Thị Tư-Trường Tiểu học Hướng Phùng 8


"Một số biện pháp trong việc duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm"

PHỤ LỤC TÊN ĐỀ TÀI
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:..................................................................................Trang1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU........................................................................Trang1
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : ……….....................................................Trang1
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM:.........................................Trang1
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:…
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:...........................................Trang1
1.Phạm vi nghiên cứu đề tài
2.Kế hoạch nghiên cứu: .....................................................................................Trang 2

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỠ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:...........................................................Trang 2
1. Cơ sở lý luận:.................................................................................................Trang2
2. Cơ sở thực tiễn:.............................................................................................Trang 2
II. THỰC TRẠNG…………………………………………………. ..............Trang 2
1.Thực trạng chung:...........................................................................................Trang 3
2.Thực trạng lớp 4H :..........................................................................................Trang 3
III. NGUYÊN NHÂN:………………………………………………..............Trang 4
IV. BIỆN PHÁP :..............................................................................................Trang 5

V. KẾT QUẢ………………………………………………………...............Trang7
C: PHẦN KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM……………………………….....…. ......……Trang 7
II. KIẾN NGHỊ………………………………………… ……………...........Trang 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục học đại cương -Nhà xuất bản giáo dục 1998 - Đặng Vũ Hoạt
2. Tâm lí học Tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục 2003 - Bùi Văn Huệ
3. Đề tài có sử dụng thơng tin hai chiều giữa giáo viên và học .

GV: Hồ Thị Tư-Trường Tiểu học Hướng Phùng 9


"Một số biện pháp trong việc duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm"

GV: Hồ Thị Tư-Trường Tiểu học Hướng Phùng 10


"Một số biện pháp trong việc duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm"

GV: Hồ Thị Tư-Trường Tiểu học Hướng Phùng 11



×