Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

skkn giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học hướng phùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.5 KB, 22 trang )

Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng

MỤC LỤC
I. TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.......... 2
II. MỞ ĐẦU................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài..............................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................3
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm............................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................3
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu............................................................3
III. NỘI DUNG..........................................................................................4
1. Cơ sở lí luận............................................................................................4
2. Thực trạng ..............................................................................................5
3. Đề xuất giải pháp khắc phục...................................................................6
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................9
1. Kết luận…………....……….............................…................................9
2. Kiến nghị…………………………...……......................................…..10

1
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
I.TÊN ĐỀ TÀI: Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học
Hướng Phùng.
II. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn dề tài
a. Lý do về mặt lý luận
Những năm đầu thế kỷ XXI, cả đất nước đang trong thời kỳ tiến hành sự
nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hoá và hội nhập với thế giới, Đảng ta đã khẳng


định trong nghị quyết VI khoá VII "Muốn tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại
hố thắng lợi phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con
người, yếu tố cơ bản của sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững". Với tư tưởng
chỉ đạo này thì mục tiêu đào tạo của nhà trường cũng phải điều chỉnh, kéo theo
sự thay đổi tất yếu của nội dung và phương pháp dạy học. Hiện nay, đổi mới
phương pháp dạy học là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong văn kiện
Đại hội VIII của Đảng nêu rõ phương hướng phát triển của giáo dục và đào tạo
trong những năm tới là "Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội
dung, phương pháp dạy và học …".
Phương pháp dạy học chính là cách thức diễn ra hoạt động dạy và hoạt
động học. Trong các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học thì phương pháp
dạy học là thành tố quan trọng, thể hiện rõ nét nhất sự sáng tạo của người giáo
viên trong việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy, đổi mới phương
pháp dạy học được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và chủ yếu trong tiến trình
đổi mới nội dung và chương trình sách giáo khoa. Việc quản lý hoạt động đổi
mới phương pháp dạy học của người cán bộ quản lý là một nội dung quản lý cơ
bản trong trường Tiểu học và nó có tính chất quyết định đến việc nâng cao chất
lượng và hiệu quả dạy học. Phương pháp là thành tố cơ bản nhất của q trình
dạy học và nhờ nó mà nội dung dạy học mới được hiện thực hố, nó quyết định
đến hiệu quả cũng như chất lượng dạy học. Bởi vậy việc đổi mới phuơng pháp
dạy học là hết sức cần thiết và cần được sự quan tâm thích đáng của mọi người
mọi cấp có trách nhiệm.
b. Lý do thực tiễn
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội, việc
đổi mới phương pháp dạy học trong Trường Tiểu học là rất cần thiết. Năm 2000,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện việc biên soạn chương trình và sách giáo
khoa mới và đã thực hiện việc áp dụng chương trình này trên tồn quốc. Song
song với việc thực hiện đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa là việc
đổi mới phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay nhằm để phát huy

tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bồi dưỡng cho các em
năng lực tự học và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Để thực hiện được việc đổi
mới phương pháp dạy học một cách triệt để trong nhà trường thì người hiệu
trưởng có vai trị hết sức quan trọng trong việc lãnh đạo, quản lí đội ngũ giáo
viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học.
2
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
Trường Tiểu học Hướng Phùng có địa bàn rộng, dân cư phân bố không
đều, các điểm trường lẻ đóng cách xa trung tâm, đường sá đi lại khó khăn đặc
biệt về mùa mưa.
Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để giúp các em học tốt các
môn học là việc làm hết sức cần thiết. Giúp các em học tốt là việc làm của mỗi
giáo viên đứng trên bục giảng. Để thực hiện tốt vấn đề này thì trước hết phải
thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, tìm ra được những phương pháp
dạy học phù hợp với các em.
Trong năm qua, thực hiện theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hướng Hóa, Trường
Tiểu học Hướng Phùng đã thực hiện việc đổi mới nội dung, chương trình và
phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc thực hiện cịn gặp khơng ít khó khăn. Để
thực hiện triệt để và có hiệu quả thì cần có sự chỉ đạo, quản lí sát sao của lãnh
đạo nhà trường.
Với những lý do đã trình bày ở trên, đặc biệt sau khi đã được trang bị lý
luận quản lý tôi nhận thức được nhiều điều cả trên bình diện lý luận và thực tiễn.
Tơi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài "Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở
Trường Tiểu học Hướng Phùng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích xác định các nội dung quản lí

việc đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Tiểu học và đề xuất các giải pháp
để giúp cho mỗi một giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học
ở trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Bản chất của sự đổi mới phương pháp trong q trình dạy học mơn học
Tốn, Tiếng Việt từ khối 1 đến Khối 5 ở Nhà trường.
Học sinh trong toàn trường.
Một số giải pháp trong quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Giáo viên đứng lớp và học sinh trong toàn trường.
5. Các phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Các phương pháp hỗ trợ
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp
dạy học bằng phương pháp điều tra giáo dục. Đánh giá thực trạng công tác chỉ
đạo đổi mới phương pháp dạy học trên các bình diện nhận thức của cán bộ quản
lý về nội dung, các biện pháp chỉ đạo, những ưu điểm và hạn chế, những yếu tố
ảnh hưởng đến việc chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy học.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2016 đến tháng 3 năm học 2016 – 2017.
3
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
III. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
a. Định hướng đổi mới PPDH:
Nghị quyết Trung ương 2- khoá VII nhận định: “Đổi mới mạnh mẽ

phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp
tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”.
Luật Giáo dục- Điều 24.2 có nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh” .
b. Dạy học tích cực:
Dạy học tích cực là một quan điểm dạy học với luận điểm bao trùm là dạy
học phải phát huy được tính tự giác, tích cực, sáng tạo của người học.
Phương pháp tích cực: PPTC là một khái niệm làm việc, nhằm hướng vào
việc tích cực hố hoạt động học tập và phát huy tính sáng tạo của người học.
Trong đó các hoạt động học tập được thực hiện và điều khiển, người học không
thụ động mà tự lực lĩnh hội nội dung học tập.
Hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở sự hợp tác và giao tiếp trong
học tập ở mức độ cao.
Đặc trưng của dạy học tích cực là: Chuyển từ dạy học truyền thụ một
chiều sang việc tổ chức cho học sinh học trong hành động và bằng hành động
tích cực, chủ động sáng tạo chú trọng hình thành năng lực, phương pháp tự học.
Chuyển từ dạy học đồng loạt, đơn phương sang việc tổ chức dạy học theo
hình thức tương tác xã hội, đảm bảo sự phân hoá về mặt nội dung và cá thể hoá
về mặt tổ chức.
Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học theo hướng đa dạng hoá và đổi
mới cách học của học sinh.
c. Một số PPDH tích cực ở trường Tiểu học.
Nhóm phương pháp thực hành: Là phương pháp tổ chức cho học sinh vận
dụng các quy tắc, công thức lý thuyết để làm bài tập.
Phương pháp thảo luận nhóm: Là phương pháp giáo viên chia lớp thành
nhiều nhóm nhỏ. Các thành viên trong nhóm trao đổi tự do về vấn đề giáo viên

yêu cầu nhằm tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ quan điểm và ý kiến riêng, đồng
thời lắng nghe ý kiến, quan điểm của các bạn học khác.
Phương pháp động não: Là phương pháp tạo ra một số lượng lớn ý tưởng
sáng tạo theo một quy tắc.
PPDH đặt và giải quyết vấn đề: Là PPDH đưa học sinh vào chính sự tìm
tịi có hiệu quả của bài học.
Đặc trưng của dạy học nêu và giải quyết vấn đề thể hiện ở hai yếu tố
thành phần: Tình huống có vấn đề và giả thuyết để giải quyết vấn đề.
4
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
Nhóm phương pháp trị chơi: Là một dạng trò chơi được tổ chức dưới
dạng tranh tài giữa các nhóm hoặc cá nhân.
2. Thực trạng.
2.1. Nhận thức của GV về những nội dung cơ bản của đổi mới PPDH
ở cấp Tiểu học
Để nghiên cứu thực trạng việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH. Trước
hết, chúng tơi tìm hiểu nhận thức GV trong nhà trường về đổi mới PPDH ở Tiểu
học vì chúng tơi cho rằng tất cả mọi hoạt động đều bắt đầu từ nhận thức. Nhận
thức đúng thì hoạt động đạt kết quả tốt. Nhận thức chưa đúng hoặc sai thì kết
quả hoạt động kém thậm chí cịn gây ra hậu quả xấu.
Như vậy có thể thấy rằng, các GV đều nhận thức đúng đắn và nắm vững
những quan niệm, nội dung cơ bản về đổi mới PPDH ở bậc Tiểu học. Đây là một
thuận lợi lớn cho cơng cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói
riêng.
2.2. Thực trạng đổi mới PPDH
Qua thực trạng ở trường Tiểu học Hướng Phùng chúng tôi thấy có những
thành tựu và hạn chế sau :

a.Những thành tựu :
Xác định được tầm quan trọng của việc thực hiện đổi mới nội dung,
sách giáo khoa và phương pháp dạy học trong nhà trường Tiểu học, BGH Nhà
trường đã quan tâm tạo điều kiện để giáo viên được học tập và thực hiện việc
đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả.
BGH Nhà trường đã chủ động lên kế hoạch để nhà trường mua sắm thêm
một số thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu tham khảo giúp giáo viên có thêm
nguồn thơng tin cần thiết để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp. Bên cạnh
đó, BGH nhà trường đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh,
các đơn vị kết nghĩa, các tổ chức hỗ trợ, mua sắm sách giáo khoa và đồ dùng
học tập cho học sinh.
Tổ chức cho giáo viên thực hiện các tiết dạy chuyên đề, dạy mẫu để áp
dụng đại trà. Có sự kiểm tra, đánh giá cụ thể, thường xuyên về việc thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học của nhà trường nói chung và của mỗi giáo viên
đứng lớp.
b. Những hạn chế.
Đầu tư cho việc đổi mới phương pháp mặc dù đã có song vẫn chưa đáp
ứng yêu cầu. Tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm
chưa nhiều.
Chất lượng học sinh chưa cao, còn tồn tại một số học sinh đọc – viết còn
chậm.

5
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động đổi
mới PPDH ở nhà trường.
3.1. Nâng cao hơn nữa nhận thức và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về

đổi mới PPDH ở Trường:
Để tiếp tục đưa, đổi mới PPDH ở bậc Tiểu học đi vào thực chất và chiều
sâu là việc làm cần thiết và là giải pháp có tính khả thi cao, góp phần nâng cao
hơn nữa chất lượng và hiệu quả quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu Học trong
thời gian tới. Chúng tôi cho rằng để thực hiện tốt giải pháp này cần thực hiện tốt
những bước sau:
Ngay từ đầu năm học tổng kết những ưu điểm, nhược điểm trong việc
thực hiện đổi mới PPDH ở những năm trước để phát huy ưu điểm, khắc phục
nhược điểm.
Hướng dẫn giáo viên học tập các tài liệu về đổi mới nội dung chương
trình, đổi mới PPDH bậc Tiểu học .
Tổ chức hội thảo và đổi mới PPDH, trao đổi cách xác định mục tiêu, cách
soạn giáo án, cách ra đề kiểm tra, trao đổi về các bài khó dạy...trong từng tuần,
từng tháng trong những chuyên đề cấp tổ và sinh hoạt chuyên môn định kỳ .
Làm tốt công tác đổi mới chào cờ hàng tuần, thực hiện cơng tác ngoại
khóa ở các mơ hình có trong nhà trường.
Tổ chức đổi mới SHCM, thường xuyên theo tuần, theo tháng, chú
trọng vào những mơn khó, những mơn Khoa học, Lịch sử - Địa lý của khối 4,
khối 5 và môn TNXH đối với khối 1,2,3 vì những mơn này thường xun phải
sử dụng phương tiện thiết bị dạy học.
Tổ chức thi viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH, tổng kết và phổ
biến rộng rãi trong nhà trường những sáng kiến hay.
3.2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các điều kiện để đổi mới PPDH
Để có thể thực hiện giải pháp này một cách tốt nhất theo tình hình cụ thể
của nhà trường, chúng tôi cho rằng cần phải tiến hành như sau:
Về đội ngũ: Trước khi khai giảng phải kiến nghị cấp trên bổ sung cho nhà
trường đủ đội ngũ giáo viên:
Đủ về số lượng theo tỷ lệ giáo viên/ lớp như quy định của Bộ GD- ĐT.
Đảm bảo về chất lượng: Giáo viên đạt trình độ chun mơn chuẩn và trên
chuẩn.

Về cơ sở vật chất:
Ngay trước khi khai giảng, phải nắm vững về tình hình cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học hiện có của nhà trường.
Động viên khuyến khích giáo viên tự làm thiết bị dạy học, phát động
phong trào tự làm những thiết bị dạy học đơn giản, tiện dụng và đem lại hiệu
quả sử dụng cao.
Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ thường xuyên việc sử dụng phương tiện thiết
bị dạy học của giáo viên.
Tổ chức hướng dẫn học tập, hội thảo trong giáo viên về cách sử dụng
6
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
những phương tiện thiết bị dạy học mới và hiện đại.
3.3.Tiến hành tổng kết đánh giá trên những quy mô khác nhau để rút
kinh nghiệm công tác quản lý đổi mới PPDH:
Trong mọi hoạt động thì tổng kết đánh giá là khâu rất quan trọng. Nó giúp
ta nhìn nhận được những ưu điểm, hạn chế, tìm ra được nguyên nhân từ đó có
các giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế để có kinh nghiệm triển khai
tiếp.
Tổng kết đánh giá trên những quy mô khác nhau để rút kinh nghiệm công
tác quản lý đổi mới PPDH là cần thiết và rất khả thi nhất là trong bối cảnh hiện
nay là chúng ta đã thực hiện xong một vịng chương trình, sách giáo khoa mới.
Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại, đánh giá lại kết quả đổi mới chương trình giáo
dục phổ thơng nói chung và đổi mới PPDH nói riêng để điều chỉnh và tạo động
lực cho những bứơc tiếp theo.
Để giải pháp này mang lại hiệu quả theo chúng tôi cần thực hiện như sau:
Tổ chức hội giảng, hội thảo một cách thường xuyên liên tục để phát hiện
giáo viên giỏi để chỉ đạo điểm và rút kinh nghiệm ngay sau đó để nhân điển

hình, mở rộng đại trà.
Phát động phong trào thi đua đổi mới PPDH rộng rãi trong giáo viên.
Tích cực kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học
của học sinh để khẳng định kết quả, ý nghĩa, vai trò của đổi mới PPDH.
Tổng kết đánh giá thông qua các đợt hội giảng của giáo viên, thông qua
kết quả kiểm tra dự giờ thường xuyên.
Tổng kết đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các kỳ kiểm tra, qua
kiểm tra trắc nghiệm sau dự giờ.
Tổng kết đánh giá sau mỗi đợt hội giảng: Cấp Trường, Cụm, Huyện đặc
biệt là các chuyên đề cấp Huyện.
Tổng kết đánh giá sau mỗi học kỳ, sau mỗi năm học.
Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi những sáng kiến
kinh nghiệm xuất sắc.
3.4. Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh theo tinh thần thông tư
22/2016 của BGD&ĐT.
Trong đổi mới giáo dục thì đổi mới cách kiểm tra đánh giá là một nội
dung quan trọng nhưng trên thực tế thì đó cịn là một cản trở đối với việc đổi
mới PPDH. Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển trí thơng
minh, sáng tạo, chú trọng kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh
là việc làm rất cấp thiết và rất khả thi.
Việc kiểm tra đánh giá kết quả bài học cần được tính đến ngay từ khi xác
định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp học sinh và giáo viên kịp thời nắm
được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Để đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh cần:
Tăng cường chấm, chữa bài và trong lời phê phải chỉ rõ ưu - khuyết điểm
về kiến thức, kỹ năng cho học sinh.
7
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng



Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
Sau khi kiểm tra phải có những quyết định điều chỉnh hoạt động dạy và
học, bổ sung những lỗ hổng trong kiến thức của học sinh, giúp đỡ học sinh chưa
hoàn thành kết quả giáo dục, bồi dưỡng học sinh giỏi và hướng dẫn học sinh
phát triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
Nâng cao chất lượng các hình thức kiểm tra, tích cực áp dụng thử và phát
triển các phương pháp trắc nghiệm khách quan, nhận rõ ưu điểm, nhược điểm
của phương pháp này và sử dụng phối hợp hợp lý với phương pháp tự luận.
3.5. Nâng cao chất lượng các hoạt động chun mơn.
Tăng cường biện pháp quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy: Để quản
lý việc thực hiện chương trình giảng dạy phải triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ
đạo của Bộ GD&ĐT về giảng dạy các môn học và bộ môn của từng năm học,
đặc biệt là những nội dung mới bổ sung hoặc điều chỉnh trong chương trình
giảng dạy. Trên cơ sở chương trình các mơn học và bộ môn và hướng dẫn của
cấp trên hàng năm, từng giáo viên lập kế hoạch giảng dạy của mình một cách chi
tiết cho năm học, kế hoạch giảng dạy của giáo viên phải được thông qua tổ
chuyên môn để bàn bạc và kiểm tra.
Tổ chức hoạt động thăm lớp dự giờ của các tổ chuyên môn để kiểm tra
việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chun mơn, nghiệp
vụ của giáo viên.
Chỉ đạo thi GVDG cấp trường để đánh giá năng lực chuyên môn của GV
đồng thời lựa chọn GV đảm bảo các điều kiện tham gia thi GVDG các cấp.
Đẩy mạnh tổ chức dạy chuyên đề, phân công người phụ trách các chuyên
đề và tổ chức thực hiện trên cơ sở nhân rộng các điển hình, các mơ hình, ứng
dụng các phương pháp dạy học tích cực, cũng như rút kinh nghiệm cho cấc giáo
viên tay nghề còn hạn chế.
Nâng cao năng lực của đội ngũ tổ chuyên môn thông qua các đợt tập
huấn, mạnh dạn giao việc cho đội ngũ cốt cán để tạo sự chủ động trong hoạt
động.
Đẩy mạnh hoạt động trao đổi chuyên môn của các tổ, tránh nặng về hình

thức. Nội dung trao đổi chun mơn phải phù hợp, chú trọng bồi dưỡng, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ.
3.6. Hoàn thiện nhân cách người quản lý:
CBQL là tấm gương cho mọi cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh
trong nhà trường soi vào để học tập và công tác do đó người CBQL phải khơng
ngừng hồn thiện nhân cách của bản thân.
Để thực hiện giải pháp này một cách hiệu quả, chúng tôi cho rằng mỗi
CBQL cần thực hiện tốt những điều sau:
Rèn luyện phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực trong hành vi lối sống
ở xã hội, nhà trường và gia đình.
Nắm vững đường lối quan điểm giáo dục của Đảng và vận dụng sáng tạo
trong công tác quản lý.
Không ngừng tự học tự bồi dưỡng để có trình độ lý luận chính trị, trình độ
8
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
chun mơn nghiệp vụ, trình độ quản lý vững vàng.
Làm việc có kế hoạch, khoa học, sáng tạo.
Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh toàn trường:
Các mơn học và hoạt động GD
Tổng số
T
H
C
SL
%
SL
%

SL
%
622
237
38,1
295
47,4
90
14,5
Đầu năm
622
247
39,7
315
50,6
60
9,7
Giữa kì I
622
247
39,7
325
52,3
50
8,0
Cuối kì I
622
254
40,8
329

52,9
39
6,3
Giữa kì II
Năng lực
Tổn
T
Đ
C
g số SL % SL % SL %
622 237 38,1 295 47,4 90 14,5

Đầu
năm
Giữa 622
kì I
Cuối 622
kì I
Giữa 622
kì II

Phẩm chất
T
Đ
C
SL % SL % SL %
327 52,6 255 41 40 6,4

247 39,7 315 50,6 60


9,7

250 40,2 342 52,1 30

4,7

247 39,7 325 52,3 50

8,0

255

347 55,8 20

3,2

254 40,8 329 52,9 39

6,3

269 43,2 343 55,1 10

1,7

41

IV. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dạy học là hoạt động chủ yếu và đặc trưng nhất của mỗi nhà trường do đó
chất lượng giáo dục phụ thuộc trước hết vào chất lượng dạy học. Trong hoạt

động dạy học thì phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặc biệt, là nhân tố cơ
bản nhất, “động” nhất, “sáng tạo” nhất của q trình dạy học và nhờ đó nội dung
dạy học mới được thực hiện, nó quyết định chất lượng và hiệu quả dạy học. Để
công cuộc đổi mới PPDH đạt được thành cơng thì cơng tác chỉ đạo hoạt động
đổi mới PPDH ở nhà trường cần lưu ý:
Thứ nhất, cần nâng cao hơn nữa nhận thức và bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên về đổi mới PPDH ở Bậc Tiểu học: Nắm vững nội dung, thành thạo trong
việc sử dụng các phương pháp mới, làm chủ các phương tiện dạy học hiện đại...
Thứ hai, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, thiết
bị, phương tiện dạy học, đội ngũ giáo viên.
Thứ ba, tiến hành tổng kết đánh giá trên những quy mô khác nhau để rút
kinh nghiệm công tác quản lý đổi mới PPDH.
Thứ tư là đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh.
Thứ năm, công tác chỉ đạo đổi mới PPDH cần được tiến hành bài bản,
khoa học hơn và như vậy người quản lý phải ln ln hồn thiện nhân cách của
9
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
bản thân, thay đổi cách quản lý để quản lý sự thay đổi.
2. Kiến nghị
Đối với phòng giáo dục
Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chỉ đạo đổi mới PPDH
cho CBQL, GV các nhà trường.
Tổng kết đánh giá công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng theo từng học kỳ để rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời
những hạn chế.
Tạo điều kiện hỗ trợ nhà trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,
phương tiện thiết bị dạy học để nhà trường thực hiện tốt hơn nữa việc đổi mới

PPDH.
Quan tâm hơn nữa đến đời sống giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên tập
trung thời gian và trí tuệ cho việc đổi mới PPDH nói riêng và đổi mới giáo dục
nói chung.
Đối với Ban giám hiệu
Nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa, quan niệm và nội dung đổi mới
PPDH và làm cho mỗi giáo viên hiểu đúng về những điều này .
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH
một cách khoa học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên
nhà trường.
Thực hiện bố trí phân cơng nhiệm vụ cho giáo viên, nhân viên một cách
phù hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho họ làm việc và cống hiến.
Quan tâm đến đời sống của cán bộ giáo viên, nhân viên, tạo điều kiện để
mọi giáo viên được học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ
chính trị của bản thân.
Đối với giáo viên
Nhận thức đúng về quan niệm nội dung đổi mới PPDH, tích cực tham gia
đổi mới PPDH.
Nắm vững nội dung chương trình SGK, kế hoạch giảng dạy các mơn, lớp
mình phụ trách.
Nắm vững các PPDH tích cực, vận dụng linh hoạt sáng tạo trong quá trình
dạy học của bản thân.
Mạnh dạn sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại
trong giảng dạy.
Trên đây là những kết luận chung của đề tài nghiên cứu và một số đề xuất
của chúng tôi với các cấp quản lý, với đội ngũ giáo viên. Chúng tôi hy vọng kết
quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần đưa việc chỉ đạo đổi mới PPDH của Nhà
trường đi vào thực chất và chiều sâu.

10

Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

HướngPhùng, ngày 30 tháng 3 năm2017
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác .
Người viết
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Quang Minh

11
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS- TS Trần Bá Hoành- Đổi mới PPDH ở TH- Viện Khoa học Giáo dục
2002
2. PGS- PTS Trần Kiều- Đổi mới PPDH ở trường PT - Viện khoa học giáo
dục 1999
3. Luật GD- NXB Chính trị Quốc gia- Hà Nội 2005
4. Văn kiện hội nghị lần thứ 4- Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VII
5. Văn kiện hội nghị lần thứ 2- Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII
6. Tiến sĩ Phạm Viết Vượng- Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

NXB GD Hà Nội 1998

12
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
I. TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
II. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
a. Lí do lí luận:
Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người, là công cụ
đắc lực trong việc ghi lại và truyền bá toàn bộ kho tàng tri thức văn hoá của
nhân loại.
Giáo dục Tiểu học là nền tảng của giáo dục quốc dân. Lớp 1 là nền móng
của bậc Tiểu học. Tập viết là một trong trong những việc có tầm quan trọng đặc
biệt ở bậc Tiểu học. Đối với lớp 1, Việc Tập viết khơng những có mối quan hệ
mật thiết tới chất lượng học tập ở các mơn học khác mà cịn góp phần rèn luyện
một trong những kĩ năng quan trọng của việc học Tiếng Việt trong nhà trường.
Việc dạy Viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khố để mở
ra những cánh cửa tri thức bước vào tương lai. Chữ viết là công cụ để các em
vận dụng suốt đời. Viết đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh, giúp học sinh có điều
kiện ghi chép bài học tốt, kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu tốc độ chậm sẽ
ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng học tập. Vì vậy dạy học sinh viết đúng, viết
đẹp là rèn luyện cho các em những phẩm chất đạo đức tốt như: Tính kỉ luật, tính
cẩn thận, óc thẩm mỹ và sáng tạo.
b. Lí do thực tiễn:
Qua việc giảng dạy mơn Tiếng Việt 1 - CGD ở Việc Viết, tôi nhận thấy
rằng đối với học sinh lớp 1, nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đẹp ngay là
một điều khó có thể thực hiện được. Do vậy đối với từng lớp, giáo viên cần lựa

chọn mục tiêu trọng tâm của Việc Viết thật phù hợp với đối tượng học sinh. Hơn
nữa, thực tế ở các lớp trong trường chúng ta, tôi nhận thấy: Các lớp đạt chỉ tiêu
"Vở sạch chữ đẹp" chưa cao. Chữ viết không đúng độ cao, độ rộng, thiếu nét,
thừa nét, khoảng cách giữa các chữ chưa đều, chữ chưa chuẩn,...
Đó là những lí do mà tơi chọn sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số
biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 ”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Tìm ra các biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Học sinh lớp 1A năm học 2016 - 2017 Trường Tiểu học Hướng Phùng.
5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng
những phương pháp sau :
Phương pháp điều tra.
Phương pháp trực quan.
Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
Phương pháp luyện tập.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
13
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017.

III. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
a. Cơ sở tâm sinh lí của trẻ

Cơ sở tâm lý của trẻ: Học sinh Tiểu học chủ yếu ở độ tuổi từ 6- 11 tuổi. Ở
độ tuổi này, học sinh ngây thơ hay bắt chước. Nếu như không biết rèn chữ cho
các em ngay từ buổi đầu thì quả là điều thiêú sót lớn.
Cơ sở sinh lý của trẻ: So sánh bàn tay của người lớn với bàn tay trẻ em.
Có thể thấy những chỗ khác nhau rõ rệt. Các cơ và xương tay người lớn đã hồn
chỉnh nên có thể cử động rõ ràng linh hoạt. Ngược lại, cơ và xương bàn tay của
trẻ đang ở độ phát triển, nhiều chỗ cịn là sụn nên cử động của các ngón tay còn
vụng về nhanh mệt mỏi. Khi cầm bút ( nhất là trẻ lớp 1) các em có tâm lý sợ.
Điều này gây một phản ứng tự nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay căng
nên rất khó di chuyển. Do vậy, dường như các em viết bằng toàn thân chứ khơng
chỉ bằng tay ( khi viết mím mơi, trịn mặt, ...)
b. Đặc điểm đơi mắt của trẻ khi viết
Trẻ tiếp thu hình ảnh của chữ viết qua việc nhìn. Các em phải tái hiện lại
hình ảnh chữ viết đã thu được qua mắt để ghi lại hình dạng của nó trên mặt giấy.
Vì vậy, nếu nét chữ được trình bày với kích thước q nhỏ hoặc ánh sáng kém
thì các em phải cúi sát xuống để nhìn cho rõ chữ khi tập viết.
Ngồi chức năng ghi nhận hình chữ, mắt cịn có nhiệm vụ hướng dẫn tác
động để tái hiện các đường nét của chữ viết. Trong thời gian đầu có thể các em
nhận ra đúng hình dạng của mẫu chữ. Chỉ sau một số lần luyện tập, số lần nhắc
đi nhắc lại nhiều hay ít tuỳ theo từng em thì các em mới chép lại đúng mẫu.
c. Khả năng tập trung chú ý của các em:
Khả năng tập trung của các em còn chưa cao, tư duy phát triển chưa đều,
các thao tác trí tuệ của các em chưa hồn chỉnh. Vì thế trong q trình giảng bài,
phân tích chữ mẫu, Giáo viên phải phân tích rõ ràng, dễ hiểu, chính xác.
Nắm được các đặc điểm trên, trong q trình hướng dẫn học sinh tập viết,
tơi thường quan tâm tư thế ngồi học, tốc độ viết và số lượng bài viết vừa sức với
các em.
2. Thực trạng
2.1. Qua thực tế giảng dạy lớp 1 nhiều năm tôi thấy:
Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.

Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất: Bộ chữ mẫu của Giáo viên, những bảng
chữ mẫu (với nhiều kiểu chữ) cho học sinh quan sát.
Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng chữ viết của các em
ngay từ lớp 1.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế:
Các em từ mẫu giáo (cịn có cả các em không qua mẫu giáo) vào lớp 1
chữ viết chưa đồng đều, thống nhất. Có em chưa biết cách cầm bút, có em khơng
14
Người thực hiện: Hồng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
biết viết hoặc chỉ viết chữ in, viết không đúng mẫu chữ, ngồi viết chưa đúng tư
thế.
Các em chưa xác định được đường kẻ, điểm đặt bút, điểm dùng bút khi
viết chữ.
Các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nên dễ mệt mỏi
khi viết.
Phụ huynh chưa nắm được mẫu chữ để hướng dẫn con em mình luyện
viết đúng viết, đẹp ở nhà.
2.2. Kết quả khảo sát điều tra:
Lớp 1A năm học 2016 - 2017 Trường Tiểu học Hướng Phùng:
Kết quả khảo sát chất lượng chữ viết như sau:
S
Viết đẹp
Viết
Viết chưa
ĩ số
đúng
đúng

S
%
S
%
SL
%
L
L
Đầu
3
2
5
8
2
26
7
năm học
6
,6
2,2
2,2
3. Đề xuất giải pháp khắc phục
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của việc " Rèn chữ viết
cho học sinh lớp 1", thì tình hình hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu
dạy học ở Tiểu học. Do vậy để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu
điểm hiện có ở thực tế, tơi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp:
3.1. Chuẩn bị điều kiện vật chất để học sinh tập viết
a) Phòng học
Nhân tố quan trọng đầu tiên là phòng học đúng quy định, có hệ thống cửa
sổ thống mát, đủ ánh sáng. Được sự quan tâm của nhà trường, học sinh đã có

phịng học đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp mùa đơng và thống mát vào mùa hè.
b) Bàn ghế học sinh
Vào đầu năm học, tôi đã kết hợp với nhà trường làm công tác xã hội giáo
dục trang bị cho học sinh lớp mình những bộ bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học
sinh lớp 1. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế
và thoải mái.
c) Bảng lớp
Bảng lớp là phương tiện rất cần thiết đối với giáo viên. Việc trình bày
bảng là bài mẫu cho học sinh học tập. Bảng lớp là bảng từ có những đường kẻ ơ
vng chuẩn sẽ giúp cho giáo viên trình bày bài viết trên bảng lớp được đúng
đẹp và dễ dàng. Đồng thời cũng là để giúp học sinh dễ theo dõi nội dung bài
viết.
d) Bảng con của học sinh
Trong lớp, tôi yêu cầu thống nhất 1 loại bảng nhựa cùng kích thước và
bảng dùng cho học Tiếng Việt – CGD.
Dùng khăn ẩm giặt sạch, để lau bảng
15
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
e) Phấn và bút viết
Phấn viết
Tôi yêu cầu học sinh dùng phấn trắng, mềm. Đồng thời tôi hướng dẫn
cách trình bày bảng sao cho khi viết khơng phải xoá đi nhiều lần để đỡ mất thời
gian.
Bút viết
Giai đoạn viết bút chì: Chọn bút chì đốt loại mềm để thuận tiện khi sử
dụng và đỡ mất thời gian vót chì, dành thời gian đó để cho luyện viết.
Giai đoạn viết bút mực: Tôi cho các em viết bằng bút kim.

3.2. Rèn tư thế ngồi viết - cách cầm bút
Hoạt động viết thuận lợi phụ thuộc rất nhiều vào tư thế và cách cầm bút.
Muốn rèn chữ cho học sinh trước hết giáo viên phải rèn cho các em tư thế
ngồi viết đúng: Lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở
khoảng 25 đến 30cm. Hai chân đặt vng góc dưới bàn, tay trái tì nhẹ nhàng
mép vở để giữ vở.
Cầm bút bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay
phải. Khi viết di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải.
Cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại thoải mái.
Việc giúp học sinh ngồi viết đúng tư thế và cầm bút đúng sẽ giúp các em
viết đúng và viết nhanh được.
3.3. Rèn cách để vở khi viết
Ở lớp 1, học sinh chủ yếu rèn viết chữ đứng nên học sinh cần để vở ngay
ngắn trước mặt.
Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở, cần xê dịch vở sang trái để mắt
nhìn thẳng nét chữ, tránh nhồi người về bên phải để viết tiếp.
3.4. Giáo viên cần nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu chữ quy định để
dạy học sinh.
Mẫu chữ cái viết thường cỡ nhỡ:
Các chữ cái được viết với độ cao 5 li: b, l, h, k, g, y.
Các chữ cái được viết với độ cao 4 li: d, đ, q, p.
Các chữ cái được viết với độ cao 3 li: t
Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 li: r, s.
Các chữ cái được viết với độ cao 2 li: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m.
Mẫu chữ cái viết thường cỡ nhỏ:
Các chữ cái được viết với độ cao 1 li: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m.
Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 li: b, l, h, k, g, y.
Các chữ cái được viết với độ cao 2 li: d, đ, q, p.
Các chữ cái được viết với độ cao 1,5 li: t.
Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 li: r, s.

Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ơ vng có cạnh 0,5 đơn vị.
Mẫu chữ cái viết hoa cỡ nhỡ: Các chữ cái được viết với độ cao 5 li,
riêng hai chữ cái được viết với độ cao 8 li là: Y, G.
16
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
Mẫu chữ cái viết hoa cỡ nhỏ: Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 li,
riêng hai chữ cái được viết với độ cao 4 li là: Y, G.
Mẫu chữ số được viết với độ cao 2 li.
3.5. Rèn học sinh kỹ thuật viết đúng, viết đẹp:
a. Rèn học sinh viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản
Trước tiên tôi hướng dẫn học sinh nắm được các thuật ngữ đường
kẻ:“Đường kẻ 1, đường kẻ 2, đường kẻ 3, đường kẻ 4, đường kẻ 5”trong vở ô li,
Vở Em Tập viết, trên bảng con, bảng lớp. Tiếp theo tôi hướng dẫn cho học sinh
nắm chắc và viết tốt các nét cơ bản của chữ. Nắm được tên gọi và cấu tạo của
từng nét cơ bản bao gồm: Nét thẳng, nét ngang, nét xiên, nét móc ngược, nét
móc xi , nét móc hai đầu, nét cong phải, nét cong trái, nét cong kín, nét khuyết
trên, nét khuyết dưới, nét khuyết kép. Việc nắm chắc cách viết, viết đúng, viết
đẹp thành thạo các nét cơ bản sẽ nắm được cấu tạo của từng chữ cái giúp cho
việc nối các nét thành chữ cái sẽ dễ dàng hơn. Sau đó tơi dạy học sinh cách xác
định toạ độ của điểm đặt bút và điểm dừng bút phải dựa trên khung chữ làm
chuẩn.
Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét tôi nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nhắc
các em viết đều nét, liền mạch đúng kĩ thuật.
b. Rèn cách rê bút: Là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy
theo đường nét viết trước hoặc tạo ra việt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên.
c. Rèn cách lia bút: Là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm
đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy. Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa

nhanh sang điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh về quy trình viết một chữ cái, rèn kĩ
thuật nối chữ, viết liền mạch, người giáo viên cần lưu ý sử dụng các thuật ngữ
trên cho chính xác.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ m tôi hướng dẫn như sau:
Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 2 ( ĐK 2) và đường kẻ 3 ( ĐK 3), viết nét
móc xi trái chạm ĐK3, dừng bút ở ĐK 1.
Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét móc
xi thứ hai có độ rộng bằng một ơ li rưỡi; dừng bút ở ĐK 1.
Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét
móc hai đầu ( độ rộng bằng nét 2); dừng bút ở ĐK2.
3.6. Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái,
để học sinh viết đúng kĩ thuật, viết đẹp, nắm chắc mẫu chữ. Tơi chia chữ viết
thành các nhóm và xác định trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ gồm những
nét nào, những nét chữ nào học sinh hay viết sai, học sinh gặp khó khăn gì khi
viết các nhóm chữ đó để khắc phục nhược điểm giúp học sinh viết đúng và đẹp
mẫu chữ trong trường Tiểu học cỡ nhỡ như sau:
Nhóm 1: Gồm các chữ: m, n, u, ư, i, t, v, r, p.
17
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
Các lỗi học sinh hay mắc: Viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc
thường hay bị đổ nghiêng, nét hất lên thường bị choãi chân ra không đúng.
Cách khắc phục: Tôi cho học sinh luyện viết nét thẳng có độ cao 2 ơ li,
sau đó mới viết nét móc xi, nét móc ngược, nét móc hai đầu có độ cao 2 ơ li
thật đúng, thật thẳng. Khi học sinh viết thành thạo các nét đó, tơi mới cho học
sinh ghép các nét thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý điểm đặt bút, điểm

dừng bút, độ cao, độ rộng của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k, y.
Các lỗi học sinh hay mắc: Học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét,
chữ viết còn cong vẹo.
Cách khắc phục: Trước tiên tôi cho học sinh viết nét thẳng có độ cao 5 ơ li
một cách ngay ngắn, thành thạo để rèn tư thế cầm bút chắc chắn cho học sinh,
sau đó tơi dạy học sinh viết nét khuyết trên có độ cao 5 ơ li, độ rộng trong lịng 1
ơ li. Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết, tôi hướng
dẫn học sinh đặt một dấu chấm nhỏ vào sát đường kẻ dọc, trên đường kẻ 2 của li
thứ tư và rèn cho học sinh luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới
đưa bút lên tiếp viết nét khuyết trên có độ rộng bằng 1 li. Tương tự như vậy tôi
dạy học sinh viết nét khuyết dưới có độ cao 5 ơ li, độ rộng 1 ơ li.
Khi dạy viết chữ h, tôi hướng dẫn Viết nét khuyết trên trước, từ điểm
dừng bút của nét khuyết trên ở ĐK 1 rê bút viết tiếp nét móc hai đầu có độ cao 2
li, độ rộng 1 li dừng bút ở ĐK 2. Tương tự như vậy với các chữ cịn lại.
Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ơ, ơ,a, ă, â, c, x, d, đ, q, g, e, ê, s.
Các lỗi học sinh hay mắc: Viết chữ o chiều ngang q rộng hoặc q hẹp,
nét chữ khơng trịn đều đầu to, đầu bé, chữ o méo. Hầu hết các em viết chữ o
xấu.
Cách khắc phục: Để viết được đúng và đẹp nhóm chữ này thì cần phải
viết chữ o đúng và đẹp trịn theo quy định. Tơi cho học sinh chấm 4 điểm vng
góc đều nhau như điểm giữa 4 cạnh của hình chữ nhật và từ điểm đặt bút của
con chữ o viết một nét cong tròn đều đi qua 4 chấm thì sẽ được chữ o trịn đều
và đẹp. Sau đó tơi hướng dẫn học sinh ghép với các nét cơ bản khác để tạo thành
chữ.
3.7. Rèn chữ trong Việc Viết Chính tả
Việc viết chính tả rèn cho học sinh nắm chắc Luật chính tả và có thói
quen viết chữ ghi tiếng Việt đúng với chuẩn. Chính tả cùng với tập viết, tập đọc
giúp cho người học chiếm lĩnh được tiếng Việt văn hóa, là cơng cụ để giao tiếp,
tư duy và học tập.Viết đúng chính tả giúp cho học sinh có điều kiện để sử dụng

tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ mơn văn hóa. Việc luyện
viết chính tả liên tục kết hợp với ơn tập các Luật chính tả, học sinh sẽ có khả
năng viết đúng các chữ ghi tiếng Việt, rèn luyện cho học sinh tính kỷ luật, tính
cẩn thận, óc thẩm mĩ đồng thời bồi dưỡng lịng u quý tiếng Việt, chữ Việt,
biểu thị tình cảm qua chữ viết.
18
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
Để thực hiện tốt việc luyện chữ trong giờ Chính tả trước hết giáo viên
phải nắm rõ các lỗi chính tả cụ thể của từng học sinh. Qua kiểm tra, tơi thấy học
sinh thường phạm các lỗi chính tả sau:
Nhầm lẫn giữa dấu hỏi và dấu ngã.
Nhầm lẫn giữa i, y
Viết sai các phụ âm đầu như c, q với k, ng với ngh, g với gh, d, r với gi.
Để học sinh khắc phục được những lỗi trên trước hết giáo viên phải
hướng dẫn học sinh phát âm đúng các từ đó; nắm chắc Luật chính tả e, ê ,i; luật
chính tả âm đệm, ...
Rút ra các tiếng, các từ khó mà học sinh dễ viết sai trong bài chính tả để
phân tích cụ thể về cấu tạo chính tả và hướng dẫn học sinh viết đúng.
Chọn bài chính tả theo khu vực: Ở mỗi địa phương, học sinh do ảnh
hưởng của phương ngôn nên thường mắc một số lỗi đặc trưng. Do đó trước khi
dạy giáo viên cần phải tiến hành điều tra để nắm lỗi chính tả phổ biến của học
sinh. Từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy cho phù hợp .
Một nhiệm vụ nữa trong giờ chính tả là việc đánh giá nhận xét kết quả bài
viết của học sinh. Giáo viên phải thường xuyên chấm chữa bài, nhận xét sửa
chữa ngay các lỗi chính tả cụ thể, tỉ mỉ của từng học sinh. Đồng thời lưu ý cho
các học sinh khác.
Hướng dẫn cho các em tự đánh giá lẫn nhau để tìm ra lỗi sai của bạn và

cùng nhau sửa lỗi.
Nh- vËy, việc luyện viết thụng qua tit chính tả sẽ là một mắt xích quan
trọng trong quá trình rèn chữ cho học sinh nhằm đạt hiệu quả cao.
3.8. Rốn ch vit trong Tiết Luyện viết Buổi chiều:
Trong quá trình dạy Luyện viết, tơi định hướng tiết học này cần luyện
nhóm nét cơ bản nào? Cần luyện chữ hoa nào? Dựa vào tiết học trước để định
hướng cách chọn chữ hoa, chọn nét cơ bản dạy cho phù hợp với tiết học sau.
Đồng thời chỉnh sửa ngay những lỗi cơ bản mà tiết trước các em còn sai nhiều.
Sau khi luyện tốt phần trên, tôi mới chọn một đoạn văn hoặc bài thơ tương đồng
với nội dung luyện trên cho học sinh vận dụng để luyện viết vào vở. Sau một tiết
luyện viết, tôi thu vở chấm – chữa bài cẩn thận để nhận ra bài viết của các em
sai những lỗi gì? Từ đó, học sinh mới nhận ra những lỗi của mình để sửa chữa
và giáo viên cũng biết được mức tiến bộ của học sinh, định hướng cho tiết học
sau.
3.9. Tổ chức các trò chơi và phong trào thi đua “ Giữ vở sạch - Viết
chữ đẹp”.
Cần thường xuyên tổ chức các trò chơi thi viết chữ đẹp trong mỗi tiết học.
Tổ chức thi “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong từng tháng. Động viên khen
ngợi kịp thời những tổ hay cá nhân thực hiện tốt, đặc biệt những tổ hay cá nhân
có tiến bộ tạo cho học sinh sự hứng khởi hăng hái thi đua rèn luyện.

19
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
Trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần tôi thường dành khoảng 10 phút để
tổng kết đánh giá việc rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch của học sinh và tun
dương những em có tiến bộ.
Ngồi việc phát động phong trào thi đua tơi cịn giới thiệu các bài viết

đẹp, các trang viết đẹp của học sinh trong buổi họp cha mẹ học sinh để cha mẹ
các em cùng thi đua rèn luyện cho con em mình.
Kết quả đạt được:
Lớp 1A năm học 2016- 2017 đạt kết quả như sau:
S
Viết đẹp
Viết
Viết chưa
ĩ số
đúng
đúng
S
%
S
%
SL
%
L
L
Đầu
3
2
5
8
2
26
7
năm học
6
,6

2,2
2,2
Cuối kì I
3
5
1
1
4
16
4
6
3,9
5
1,7
4,4
Giữa kì
3
1
3
2
5
4
1
II
6
2
3,3
0
5,6
1,1

IV. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Rèn chữ không những đơn thuần để chữ viết chuẩn, đúng, đẹp mà còn là
để rèn người nữa. Giáo viên giúp học sinh rèn chữ viết cũng chính là để rèn
nhân cách cho các em, giúp các em giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Vì
vậy, để việc rèn luyện chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao, trước hết người
giáo viên phải có lịng nhiệt tình, sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm. Đồng thời
trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh, giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:
Rèn luyện chữ viết cho học sinh là một q trình lâu dài, khơng nên nóng
vội. Cần tơn trọng cá tính của học sinh, đi từ cái dễ đến cái khó, từ cái chưa đạt
đến cái đạt được, khơng đốt cháy giai đoạn dễ gây cho học sinh tính cẩu thả sau
này.
Trong quá trình rèn luyện chữ viết phải quan tâm tới việc bảo vệ sức khỏe
cho học sinh, gây hứng thú, tránh ép buộc làm cho học sinh nhàm chán.
Tìm hiểu ngơn ngữ địa phương là một việc làm cần thiết nhằm rút ra
những lỗi phương ngôn phổ biến để điều chỉnh cho học sinh viết đúng chính tả.
Việc rèn luyện chữ viết cần phải được thực hiện ở tất cả các môn học.
Kết hợp với phụ huynh học sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc rèn
luyện chữ viết khi học sinh học ở nhà.
Chữ viết của giáo viên phải đẹp, đúng mẫu, đúng chuẩn để học sinh học
tập theo theo.
Thường xuyên rèn luyện để học sinh ln có ý thức đẩy mạnh nâng cao
và duy trì phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
2. Kiến nghị
20
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng
Để chữ viết học sinh lớp 1 đúng hơn, đẹp hơn, tơi có một số kiến nghị

sau:
Đối với Tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt
chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên.
Đối với Nhà trường: Đẩy mạnh phong trào giữ “ Vở sạch chữ đẹp”. Tăng
cường tổ chức các hình thức ngoại khóa thi viết đẹp, viết nhanh để động viên,
khuyến khích học sinh luyện viết.
Trên đây là đề xuất sáng kiến của tơi. Tơi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các đồng nghiệp, của BGH nhà trường và của cấp trên.
Hướng Phùng, ngày 29 tháng 3 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
THỦ
TRƯỞNG không sao chép nội dung của người khác.
ĐƠN VỊ
Người viết

Nguyễn Thị Thuý Phụng

21
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Giải pháp quản lý đổi mới PPDH ở Trường Tiểu học Hướng Phùng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - CGD
2. Sách thiết kế Tiếng Việt 1 - CGD
3. Sách Tâm lý học Tiểu học- NXBGD- 1999
4. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – NXB Đại học Đà Nẵng
1999

5. Bộ mẫu chữ cái Tiếng Việt.
6. Nguồn tài liệu Internet

22
Người thực hiện: Hoàng Quang Minh – Trường Tiểu học Hướng Phùng



×